Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 13: Dòng 13:
| mật độ dân số = 40 người/km²
| mật độ dân số = 40 người/km²
| thời điểm dân số = 2013
| thời điểm dân số = 2013
| dân tộc = [[Người Tày|Tày]], [[Người Dao|Dao]], [[Người Việt|Kinh]], [[Người H'mông|H'Mông]], [[Người Pà Thẻn|Pà Thẻn]]
| dân tộc =
| vùng = [[Đông Bắc Bộ]]
| vùng = [[Đông Bắc Bộ]]
| vùng = [[Đông Bắc Bộ]]
| vùng = [[Đông Bắc Bộ]]

Phiên bản lúc 07:01, ngày 6 tháng 4 năm 2020

Lâm Bình
Huyện
Huyện Lâm Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhTuyên Quang
Huyện lỵLăng Can
Phân chia hành chính8 xã
Thành lập2011[1]
Địa lý
Tọa độ: 22°27′10″B 105°13′18″Đ / 22,45278°B 105,22167°Đ / 22.45278; 105.22167
Lâm Bình trên bản đồ Việt Nam
Lâm Bình
Lâm Bình
Vị trí huyện Lâm Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích781,52 km²
Dân số (2013)
Tổng cộng31.468 người
Mật độ40 người/km²
Dân tộcTày, Dao, Kinh, H'Mông, Pà Thẻn
Khác
Mã hành chính071
WebsiteHuyện Lâm Bình

Lâm Bình là một huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.

Địa lý

Lâm Bình là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Na Hang
  • Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
  • Phía nam giáp huyện Chiêm Hóa
  • Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang.

Huyện Lâm Bình có diện tích 78.152,17 ha, dân số năm 2011 là 29.459 người.

Địa hình

Lâm Bình có địa hình hiểm trở, có nhiều núi đá vôi, thấp dần từ bắc xuống nam; bị chia cắt rất lớn, nhiều vùng gần như biệt lập, sự gắn kết giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hạn chế. Nằm trên vòng cung sông Gâm, Lâm Bình có nhiều dãy núi lớn. Núi đất và núi đá xen kẽ lẫn nhau, tạo thành nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Huyện có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m, tập trung chủ yếu ở các xã Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên, dãy núi có đỉnh cao nhất là núi Phia Choóng (thuộc địa phận xã Bình An, cao 1.229m).

Đây cũng là những nơi có địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, độ che phủ của rừng còn khá lớn, đó cũng là vùng giàu tài nguyên nhất của huyện.

Khí hậu

Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu của Lâm Bình phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30°. Vùng thấp dưới 800m mang sắc thái khí hậu á nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm là 22độ, độ ẩm không khí khoảng 85%, lượng mưa trung bình 1.800mm.

Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Lâm Bình thường hay có gió xoáy, gió lốc thất thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá, mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.

Sông ngòi

Sông, suối có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ trong mùa mưa; tuy có gây một số khó khăn trong phát triển KT-XH, song cũng có những tiềm năng kinh tế. Đặc biệt, huyện có diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Tuyên Quang trên 3.500ha, ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sông suối còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú với nhiều loại cá ngon và thuận lợi trong phát triển du lịch, là đường giao thông quan trọng giữa các vùng, đồng thời có thể phát triển thuỷ điện nhỏ và các công trình thuỷ điện lớn. Nhiều thác nước tạo nên những thắng cảnh hấp dẫn.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.495,51ha; trong đó: Đất nông nghiệp: 71.214,65 ha, chiếm 90,72%, trong đó đất lâm nghiệp: 68.969,78 ha, chiếm 87,86%; đất sản xuất nông nghiệp 2.180,47ha, chiếm 2,78%; Các loại đất khác: 7.280,86 ha, chiếm 9,28%. Diện tích đất nông nghiệp của huyện không lớn, thích hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai, khí hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới và phát triển nghề rừng.

Tài nguyên rừng

Rừng Lâm Bình có nhiều loại gỗ, dược thảo và muông thú quý, hiếm; đó là thế mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, rừng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác dụng của lũ, lụt đối với vùng hạ lưu.

Lịch sử

Địa bàn huyện Lâm Bình trước đây vốn thuộc hai huyện Na Hang và Chiêm Hóa. Theo Đại Nam nhất thống chí và các sách địa lý học lịch sử khác: Các đời Đinh (968 - 980), Tiền Lê (980 - 1009), Lý (1010 - 1225), Trần (1225 - 1400) địa bàn các huyện trên thuộc châu Vị Long. Thời thuộc Minh (1414 - 1427) là châu Đại Man. Từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn, châu Đại Man thuộc phủ Yên Bình. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) đổi gọi châu Đại Man là châu Chiêm Hóa, thuộc phủ Yên Ninh (sau đổi là phủ Tương Yên).

Trong thời kỳ Pháp thống trị, châu Chiêm Hóa thuộc Tiểu quân khu Hà Giang (1891 - 1895), rồi thuộc Tiểu quân khu Tuyên Quang (1895 - 1900) nằm trong Đạo quan binh 3, rồi thuộc tỉnh Tuyên Quang tái lập ngày 11 tháng 4 năm 1900.

Tháng 11 năm 1944, châu Chiêm Hóa được chia làm hai châu Chiêm Hóa và Nà Hang:

  1. Châu Chiêm Hóa gồm 4 tổng: Cổ Linh, Đài Quan, Vĩnh Gia và Thổ Bình
  2. Châu Nà Hang gồm 3 tổng: Vĩnh Yên, Thượng Lâm và Côn Lôn.

Ngày 26 tháng 2 năm 2011, tại xã Lăng Can, huyện Nà Hang, Tỉnh ủy và UBND Tuyên Quang tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ[1] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nà Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở:

  1. Tách 5 xã: Lăng Can, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Phúc Yên, Xuân Lập thuộc huyện Na Hang
  2. Tách 3 xã: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang thuộc huyện Chiêm Hóa.

Huyện lỵ đặt tại xã Lăng Can.

Hành chính

Huyện Lâm Bình có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 xã: Bình An, Hồng Quang, Khuôn Hà, Lăng Can (huyện lỵ), Phúc Yên, Thổ Bình, Thượng Lâm, Xuân Lập.

Giao thông

Từ tỉnh lỵ Tuyên Quang đến trung tâm huyện đi theo hai tuyến:

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị quyết số 07/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Na Hang và huyện Chiêm Hóa để thành lập huyện Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ [DetailView/2756/4/Gioi-thieu-ve-Lam-Binh.html/ Du lịch Lâm Bình]

Tham khảo