Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phùng Tiến Minh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Beyond234 đã đổi Phùng Tiến Minh thành Tiến Minh
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 19:36, ngày 15 tháng 4 năm 2020

Phùng Tiến Minh
SinhPhùng Tiến Minh
1978 (45–46 tuổi)
Việt Nam Hà Nội, Việt Nam
Nghề nghiệp
Năm hoạt độngThập niên 1990 - nay
Nổi tiếng vìTất cả các thể loại nhạc
Phối ngẫuĐã kết hôn

Phùng Tiến Minh (sinh 1978) là một nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên phim truyền hình và diễn viên kịch Việt Nam. Anh được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 2019 sau những đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà

Tiểu sử

Phùng Tiến Minh là con trai cả trong gia đình có hai anh em trai. Cha anh là một diễn viên chèo, sau chuyển sang làm diễn viên kịch[1]. Mẹ anh cũng là một diễn viên chèo[2].

Tiến Minh học khoa Kịch nói của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Ra trường anh trở thành diễn viên kịch của Nhà hát Kịch Hà Nội[1].

Sự nghiệp

Diễn viên

Là một diễn viên kịch của Nhà hát Kịch Hà Nội, Tiến Minh đặt công việc ở nhà hát lên hàng đầu. Vai diễn anh ấn tượng nhất là Chúa Trịnh trong vở kịch Trạng Quỳnh[3].

Ngoài là diễn viên kịch, Tiến Minh còn đóng phim. Anh đóng các vai chính diện trong Tình thắm Sapa, Nhọc nhằn cửu vạn, Hoa cúc trắng. Thời gian sau, ngoại hình thay đổi do béo lên nên Tiến Minh được giao các vai phản diện như trong Con đường hạnh phúc, Đi qua bóng tối[4].

Nhạc sĩ

Ca khúc đầu tiên Phùng Tiến Minh sáng tác vào năm 1992[5]. Phần nhiều ca khúc anh sáng tác là nhạc cho phim và kịch. Tính đến cuối năm 2013, Phùng Tiến Minh viết ca khúc và nhạc cho hơn 40 phim truyền hình và gần 20 vở kịch[2].

Lần đầu tiên Tiến Minh viết ca khúc cho phim vào năm 1999 cho bộ phim Nhọc nhằn cửu vạn. Anh khi đó là diễn viên trong phim. Khi đạo diễn chưa ưng ý bài hát cho phim, Tiến Minh đã đưa bài hát do mình sáng tác và được chấp nhận[4]. Sau này, anh có nhiều bài hát nổi tiếng cho các bộ phim như Đi qua bóng tối, Vệt nắng cuối trời, Con đường hạnh phúc...

Ca khúc đầu tiên cho kịch Tiến Minh viết vào năm 2003 cho vở Con yêu. Tiếp theo là những vở như 2000 ngày oan trái, Hà My của tôi cho Nhà hát kịch Hà Nội. Sau đó nhiều vở của nhà hát anh được mời viết nhạc. Với anh, viết nhạc cho phim đơn giản hơn về kĩ thuật so với nhạc cho sân khấu[2].

Tuy sáng tác nhiều bài hát nhưng Tiến Minh chưa qua trường lớp đào tạo sáng tác bài bản nào[5]. Vì vậy anh không cho rằng mình là nhạc sĩ. Anh cho rằng mình thiếu chuyên nghiệp và viết nhạc chỉ để kiếm tiền đóng phim[6].

Ca sĩ

Một số bài hát của anh không dễ hát nên nhiều lúc anh thể hiện luôn tác phẩm của mình. Ngoài tên thật, Tiến Minh còn sử dụng một số nghệ danh khi trình bày tác phẩm như Minh Tiến (tên em trai), Minh Hiếu (tên con trai)[5].

Tác phẩm

  • Nơi tình yêu bắt đầu
  • Trở về cát bụi (Ost Ngôi biệt thự màu tro lạnh)
  • Nơi tình yêu kết thúc
  • Nơi tình yêu trở lại
  • Khúc ca cho tình nhân (Ost Khúc ca cho tình nhân)
  • Chỉ có thể là yêu
  • Thầm yêu
  • Chỉ còn lại tình yêu (Ost Chỉ còn lại tình yêu)
  • Con đường hạnh phúc (Ost Con đường hạnh phúc)
  • Như những phút ban đầu
  • Để mãi có nhau
  • Dòng đời (Ost Chủ tịch tỉnh (phim truyền hình))
  • Đi qua bóng tối (Ost Đi qua bóng tối)
  • Hà Nội của tôi (kịch Hà My của tôi)
  • Nỗi nhớ vô hình
  • Vệt nắng cuối trời (Ost Vệt nắng cuối trời)
  • Đàn trời (Ost Đàn trời)
  • Em Yêu
  • Đường lên phía trước (Ost Đường lên Điện Biên)
  • Nói với em rằng
  • Hối tiếc muộn màng (Kịch Đường chân trời)
  • Ngơ ngác cỏ may (Ost Hoa Cỏ May 3)
  • Cơn mưa ngang qua (Ost Những cô gái trong thành phố)
  • Màu của ngày không em[7]

Gia đình

Tiến Minh đã lập gia đình và có hai con: một gái một trai[1].

Chú thích

  1. ^ a b c Vivi (29 tháng 9 năm 2013). “Hát ca khúc của tôi mà chẳng ai cátsê cho một cái kẹo”. Báo An ninh Thủ đô online. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b c Lưu Nguyễn (27 tháng 11 năm 2013). “Nghệ sĩ Tiến Minh - Viết nhạc từ bên trong tác phẩm”. Báo Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ Đặng Trung (20 tháng 10 năm 2011). “Nghệ sĩ Tiến Minh: Âm nhạc và phim là đam mê của tôi”. Tạp chí Thời Trang Trẻ online. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ a b Minh Anh (2 tháng 5 năm 2012). “Tiến Minh: Trưởng thành từ nghề diễn đến nhạc sĩ”. Báo điện tử Tổ quốc. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ a b c Ngọc Trần (16 tháng 9 năm 2010). “Tác giả 'Vệt nắng cuối trời' không muốn làm nhạc sĩ”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Đỗ Thêu (29 tháng 3 năm 2014). “Phùng Tiến Minh: Viết nhạc chỉ là để kiếm tiền đóng phim”. Báo điện tử Một Thế giới. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ “Màu của ngày không em - Đông Hùng (MV Lyric)”.

Liên kết ngoài