Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trực thăng vận”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sai, nó đã sử dụng thế giới
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:UH_60_Black_Hawk_helicopters_from_5th_Battalion,_101st_Combat_Aviation_Brigade.jpg|thumb|[[Trực thăng Sikorsky UH-60 | UH-60 Black Hawk]], trong quá trình vận chuyển quân đội, trong một cuộc tập trận tấn công trên không.]]
'''Trực thăng vận''' là sự chiến thuật của các lực lượng vũ trang bằng trực thăng hoặc [[Máy bay trực thăng|máy bay để chiến đấu]] và tiêu diệt lực lượng của kẻ thù hoặc để chiếm và duy trì các vị trí quan trọng. Các hoạt động của chiến thuật này theo lối tác chiến phản ứng nhanh, sử dụng phương tiện [[trực thăng]] lên thẳng, đổ quân triển khai chiến đấu từ khoảng cách xa. [[Chiến thuật]] này về sau mất dần hiệu quả bởi các lực lượng quân Giải phóng dần tìm cách thích nghi và họ cũng dần được trang bị các loại vũ khí mạnh hơn, có thể bắn hạ trực thăng.
'''Trực thăng vận''' là sự chiến thuật của các lực lượng vũ trang bằng trực thăng hoặc [[Máy bay trực thăng|máy bay để chiến đấu]] và tiêu diệt lực lượng của kẻ thù hoặc để chiếm và duy trì các vị trí quan trọng. Các hoạt động của chiến thuật này theo lối tác chiến phản ứng nhanh, sử dụng phương tiện [[trực thăng]] lên thẳng, đổ quân triển khai chiến đấu từ khoảng cách xa. [[Chiến thuật]] này về sau mất dần hiệu quả bởi các lực lượng quân Giải phóng dần tìm cách thích nghi và họ cũng dần được trang bị các loại vũ khí mạnh hơn, có thể bắn hạ trực thăng.



Phiên bản lúc 17:11, ngày 2 tháng 5 năm 2020

UH-60 Black Hawk, trong quá trình vận chuyển quân đội, trong một cuộc tập trận tấn công trên không.

Trực thăng vận là sự chiến thuật của các lực lượng vũ trang bằng trực thăng hoặc máy bay để chiến đấu và tiêu diệt lực lượng của kẻ thù hoặc để chiếm và duy trì các vị trí quan trọng. Các hoạt động của chiến thuật này theo lối tác chiến phản ứng nhanh, sử dụng phương tiện trực thăng lên thẳng, đổ quân triển khai chiến đấu từ khoảng cách xa. Chiến thuật này về sau mất dần hiệu quả bởi các lực lượng quân Giải phóng dần tìm cách thích nghi và họ cũng dần được trang bị các loại vũ khí mạnh hơn, có thể bắn hạ trực thăng.

Nguyên nhân

Cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn đầu (1955-1960) nổi bật chủ yếu bởi hình thái chiến tranh du kích. Quân Giải phóng thường tấn công theo nhóm nhỏ lẻ sau đó rút lui rất nhanh trước khi quân đội Mỹ - Sài Gòn có thể phản ứng. Nhiều khu vực địa hình khó triển khai xe quân sự, lầy lội vào mùa mưa, nhiều cuộc chạm trán với quân Giải phóng diễn ra trong những khu rừng rậm.

Vì vậy, đòi hỏi một lực lượng tấn công nhanh, cơ động là nhu cầu bức thiết của quân đội Mỹ - Sài Gòn để có thể chống lại chiến tranh du kích và nhanh chóng bình định, kiểm soát lãnh thổ.

Quá trình hình thành

Chiến thuật trực thăng vận được sử dụng lần đầu bởi Biệt đội 57 của quân Mỹ. Ngày 5 tháng 7 năm 1961, tại căn cứ không quân Kadena đặt trên đảo Okinawa theo đề xuất của Phái bộ cố vấn quân sự Mỹ (MACV) tại miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ đã thành lập "Biệt đội 57 vận tải chiến thuật" với 15 máy bay trực thăng UH-1A. Quan điểm "nhanh chóng phát triển hình thái tác chiến bằng trực thăng" của Paul D. Harkins được sự ủng hộ nhiệt liệt của tướng William Childs Westmoreland.[1]

Đến tháng 8-1964, Westmoreland thay Paul D. Harkins, trở thành Tư lệnh MACV, quân hàm Đại tướng. Trong một báo cáo gửi Bộ Quốc phòng Mỹ, Paul D. Harkins nhận định địa hình miền Nam Việt Nam và những hình thức mà Quân Giải phóng tiến hành chiến tranh du kích, hoàn toàn phù hợp với chiến thuật trực thăng vận, ông đề xuất Lầu Năm Góc chấp thuận cho thành lập một đơn vị thí điểm chiến thuật này.

Biệt đội 57 ra đời, trang bị loại UH-1A Iroquois, bay lần đầu vào tháng 3-1960. Được trang bị một động cơ piston công suất 670 mã lực, tốc độ tối đa 198 km/giờ, bay cao tối đa 3.600 mét, hoạt động trong phạm vi 450 km, UH-1A có thể chở được 10 lính. Quân đội Mỹ xây dựng một phương án chuẩn trong việc sử dụng máy bay UH-1A phục vụ chiến thuật "trực thăng vận": mỗi phi vụ đổ quân có 1 trực thăng chỉ huy và tùy theo số lượng binh lính tham gia, có thể có từ 10 đến 50 chiếc UH-1A chở lính, 5 hoặc 15 trực thăng vũ trang UH-1A bay theo yểm trợ. Ngoài ra còn có vài chiếc UH khác làm nhiệm vụ cấp cứu, tải thương. Đến năm 1964, quân Mỹ được bổ sung thêm loại UH-1B rồi sau đó là UH-1D, mỗi chiếc chở được 12 lính hoặc 6 cáng cứu thương, tốc độ bay tăng lên 215 km/giờ. Từ đó cho đến giữa năm 1972, vào những lúc cao điểm, có hơn 3.900 trực thăng Mỹ hoạt động ở chiến trường Việt Nam, 2/3 trong số đó là UH-1B và UH-1D.[2].

Ưu điểm

Chiến thuật này có thể đưa binh lính đến những vùng giao chiến với tốc độ tới trên 300 km/h, di chuyển linh hoạt theo các hướng mà không bị địa hình đồi núi cản trở. Trực thăng có thể bất ngờ đổ quân bủa vây, gây bất ngờ cho quân đối phương, đồng thời tấn công các mục tiêu trên mặt đất và yểm trợ các loại trực thăng vận tải khác. Khả năng khác là vận chuyển nhanh lính bị thương về bệnh viện, cung ứng đạn dược, hậu cần khi chiến sự kéo dài, cũng như có thể đưa quân rút lui nhanh.

"Chiến thắng ở tỉnh Hậu Nghĩa (nay là hai huyện Đức Hòa Đức Huệ, tỉnh Long An) là một điển hình cho sự thành công của việc vận chuyển binh lính bằng máy bay trực thăng. Việt Cộng chỉ có hai bàn chân, họ không thể chạy nhanh nên cần thiết phải mau chóng phát triển hình thái tác chiến ấy" - Đại tướng Paul D. Harkins nói trước một cuộc họp tổ chức vào tháng 6-1961 ở Sài Gòn.

Danh sách trận đánh

Thiệt hại

Quân giải phóng dần phát triển những chiến thuật mới nhằm đánh bại chiến thuật trực thăng vận của Mỹ. Trong trận Ấp Bắc diễn ra vào ngày 2/1/1963, quân giải phóng Việt Nam đã dùng chiến thuật phục kích chờ trực thăng tới gần mới nổ súng, và đã bắn rơi 5 máy bay UH-1 chỉ bằng súng trường và súng máy 7,62mm.

Quân Việt Nam thường dùng chiến thuật ẩn nấp dưới hầm hoặc tán cây, đợi trực thăng Mỹ sà thấp tìm mục tiêu hoặc đổ quân thì sẽ nổ súng bắn trực thăng. Các trọng liên phòng không DShK 12,7mm và KPV 14,5mm là một mối nguy hiểm lớn với trực thăng Mỹ, bởi đây là loại vũ khí gọn nhẹ, rẻ tiền và dễ ngụy trang, thích hợp với chiến thuật phục kích mà các đơn vị phòng không Việt Nam thường sử dụng. Ví dụ như ngày 13/9/1968, Đại đội 18 với 2 khẩu DShK và 40 viên đạn đã bắn rơi tại chỗ 2 chiếc trực thăng UH-1, trong đó 1 chiếc đang chở ban chỉ huy Mỹ, giết chết thiếu tướng Mỹ Keith Lincoln Ware (Tư lệnh Sư đoàn 1 "Anh Cả Đỏ" của Mỹ)[4] Đặc biệt trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971, hàng trăm súng máy phòng không 12,7mm được quân Việt Nam ngụy trang để phục kích các trực thăng UH-1 tại bãi đổ quân. Trong chiến dịch này, 168 trực thăng Mỹ đã bị phá hủy và 618 chiếc khác bị bắn hỏng, trong đó phần lớn là trực thăng UH-1, là thất bại nặng nề của chiến thuật trực thăng vận.

Từ năm 1972, tên lửa vác vai 9K32 Strela-2 được trang bị cho Quân đội Nhân dân Việt Nam và được gọi với cái tên A-72. Tên lửa Strela 2 với đặc điểm gọn nhẹ, dễ cơ động, khả năng sát thương cao đã trở thành hiểm họa của máy bay tầm thấp của Mỹ, đặc biệt là máy bay trực thăng. Theo thống kê của Nga, đã có 589 quả SA-7 được phóng tại Việt Nam trong giai đoạn 1972-1975, trong đó 204 quả đã bắn trúng đích (tỷ lệ trúng đích 29,5%)[5] Sự xuất hiện của A-72 đã gây một áp lực tâm lý nặng nề cho phi công Mỹ, nhất là phi công trực thăng. Tại miền Nam trước năm 1972, quân Việt Nam chỉ có thể bắn máy bay Mỹ bằng súng máy, phi công Mỹ chỉ cần bay cao hơn 800 mét là khá an toàn. Chỉ những lúc trực thăng Mỹ bay thấp thì mới dễ bị bắn, nhưng trực thăng bị trúng một vài phát đạn súng máy thì cũng chưa chắc đã rơi, và nếu có rơi thì phi công Mỹ vẫn có tỷ lệ sống sót khá cao. Nhưng khi tên lửa A-72 xuất hiện thì tình thế khác hẳn: A-72 có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao tới 2.300 mét (tức là có thể bắn tới đa số trực thăng thời đó), và chỉ cần 1 quả đánh trúng trực thăng thì sức nổ của nó sẽ ngay lập tức giết chết phi công hoặc khiến trực thăng bốc cháy dữ dội, khiến tỷ lệ sống sót của phi công là rất thấp. Theo 1 thống kê đối với 9 trực thăng Mỹ trúng tên lửa vào năm 1972, chỉ có 2 tổ phi công (lái loại AH-1 Cobra) là may mắn thoát chết.

Trung úy Kennmore, phi công trực thăng thuộc Sư đoàn Kỵ binh không vận số 1 kể: "Những chuyến bay lên vùng ba biên giới Việt Nam, Campuchia, Lào rất kinh hoàng. Đối phương lúc này ngoài súng phòng không 12,7mm thì họ còn có tên lửa vác vai. Để tránh hỏa lực của họ, chúng tôi thường phải bay thật cao nhưng lúc xuống, trực thăng không thể xuống nhanh như những loại máy bay khác, và thế là dính đạn. Có lần hạ cánh ở sân bay Pleiku, tôi đếm được 14 vết đạn trên thân máy bay, may mà không trúng những bộ phận hiểm yếu…"[6].

Theo thống kê của "Hội Phi công trực thăng Mỹ ở Việt Nam - Vietnam Helicopter Pilots Association":

  • Quân đội Mỹ huy động khoảng 12.000 máy bay trực thăng phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, trong số đó 5.607 chiếc bị bắn rơi hoặc phá hủy, tỷ lệ tổn thất lên tới 47%. Tổng số phi công trực thăng Mỹ thiệt mạng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là 2.165, cùng với số thành viên phi hành đoàn thiệt mạng là 2.712[7].
  • Trong số trực thăng Mỹ huy động, nhiều nhất là UH-1. Đã có ít nhất 6.994 chiếc UH-1 tham chiến, chiếm 59,3% tổng số các loại trực thăng được Mỹ sử dụng trong chiến tranh. 3.305 chiếc UH-1 - nghĩa là gần một nửa, bị bắn rơi hoặc bị phá hủy vì những trận pháo kích, tập kích.[8] 1.151 phi công và 1.231 thành viên phi hành đoàn đã thiệt mạng khi bay trên loại UH-1[9]

Ngoài ra, 1.076 chiếc trực thăng (bao gồm 914 chiếc UH-1) được viện trợ cho không quân Sài Gòn, chiếm hơn 38% tổng số máy bay Mỹ viện trợ, và hầu hết đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị thu giữ[10].

Tổng cộng trong chiến tranh ở Việt Nam, đã có hơn 5.600 trực thăng trong biên chế quân đội Mỹ và hơn 1.000 trực thăng trong biên chế quân đội Sài Gòn (toàn bộ là do Mỹ cung cấp) đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị thu giữ, tổng cộng là hơn 6.600 trực thăng các loại.

Tham khảo

  1. ^ Báo An ninh thế giới, Chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đăng ngày 19/12/2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/55-nam-sau-ngay-nguoi-My-su-dung-chien-thuat-truc-thang-van-trong-chien-tranh-Viet-Nam-421756/
  3. ^ “Chiến thắng Ấp Bắc - đánh dấu thất bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận" của Mỹ, ngụy”. Nhân dân. 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập 12 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/gap-nguoi-ban-trung-tuong-my-keith-lincoln-ware-ky-2-n20090825085742273.htm
  5. ^ “«Стрела”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Chien-thuat-truc-thang-van-cua-My-trong-chien-tranh-Viet-Nam-bai-cuoi-422247/
  7. ^ https://www.vhpa.org/heliloss.pdf
  8. ^ “Vì sao chiến thuật "trực thăng vận" của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam bị phá sản?”. http://antg.cand.com.vn. Truy cập 26 tháng 08 năm 2018.
  9. ^ https://www.vhpa.org/heliloss.pdf
  10. ^ https://www.globalsecurity.org/military/world/vietnam/rvn-vnaf-equipment.htm