Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Đình Khoa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41: Dòng 41:
[[Thể loại:Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân]]
[[Thể loại:Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân]]
[[Thể loại:Anh hùng Lao động]]
[[Thể loại:Anh hùng Lao động]]
[[Thể loại:Huân chương Lenin]]
[[Thể loại:Huân chương Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Huân chương Hồ Chí Minh]]

Phiên bản lúc 10:28, ngày 18 tháng 5 năm 2020

Nguyễn Đình Khoa sinh năm 1940 tại làng Vân Tụ, huyện Quỳnh Lưu, nay là phường Quỳnh Xuân,Hoàng Mai,Nghệ An trong 1 gia đình nông dân. Về thế thứ, Ông là hậu duệ đời thứ 19 của Cương Quốc Công Nguyễn Xí, thuộc Đại chi 13 của nhị thế tổ Nguyễn Đồng Dần,Ông đảm nhận nhiều chức vụ như Tư lệnh Sân bay Hoà Lạc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân, Phó giám đốc Tổng công ty bay Miền Bắc, sau đó nghỉ hưu vào năm 2000.

Nguyễn Đình Khoa
Sinh1940
Quỳnh Xuân , Hoàng Mai, Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1957–2000
Quân hàmTư lệnh Sân Bay Hòa Lạc

Tiểu sử

Nguyễn Đình Khoa sinh năm 1940 tại làng Vân Tụ, huyện Quỳnh Lưu, nay là phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, Nghệ An trong 1 gia đình nông dân. Về thế thứ, Ông là hậu duệ đời thứ 19 của Cương Quốc Công Nguyễn Xí, thuộc Đại chi 13 của nhị thế tổ Nguyễn Đồng Dần..

Sự nghiệp

Do nhà nghèo nên Ông chưa học xong cấp tiểu học, nhập ngũ vào năm 1957. Sau 6 năm học tập và chiến đấu trong nước, Ông được tuyển lựa và gửi sang Liên Xô học khoá đào tạo phi công chiến đấu đầu tiên của Việt Nam từ năm 1963.

Sau khi tốt nghiệp khoá học 4 năm liên tục tại Liên Xô, ông được điều động về nước phục vụ, trong biên chế Quân chủng Phòng không - Không quân của từ lệnh Phùng Thế Tài, cùng các huyền thoại không quân Việt Nam như: Phạm Tuân, Trần Sâm, Lê Thanh Ngân...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và sau này là cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, chiến tranh Việt - Trung, ông lập chiến công đặc biệt xuất sắc. Ở tuổi 49, ông được Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng ký quyết định phong là "Anh hùng quân đội nhân dân" vào và thăng vuợt cấp từ Thiếu tá lên Thượng tá năm 1979, rồi Đại tá năm 1982.

Sau chiến tranh, Ông đảm nhận nhiều chức vụ như Tư lệnh Sân bay Hoà Lạc, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân, Phó giám đốc Tổng công ty bay Miền Bắc, sau đó nghỉ hưu vào năm 2000.

Có lần tôi hỏi ông: "Sao chú giữ chức đại tá đến 18 năm mà không chịu lên tướng?" Ông thực thà: " Thời chú xã mình chưa có trường học, học leo ngheo được ít năm rồi bỏ. Sau này đi chiến trường liên miên, chỉ học kỹ thuật, không được học văn hóa. Trình độ văn hoá như chú, không đủ tiêu chuẩn lên tướng".

Là anh hùng không quân oai phong trong thời chiến, nhưng tại quán trà đá vỉa hè phố Lê Trọng Tấn, ta bắt gặp hình ảnh 1 ông già tóc bạc, ánh mắt hiền từ với bao nỗi niềm ưu tư của một người lính cụ Hồ còn lại, khi mà những đồng đội của ông, người quên mình nơi chiến tuyến, kẻ lạc nẻo chốn phù hoa.

Giải thưởng

Ông được Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam tặng thưởng những danh hiệu sau: Ở tuổi 49, ông được Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng ký quyết định phong là "Anh hùng quân đội nhân dân"

Chú thích

1^ “Máy bay MIG21 trong kháng chiến chống Mỹ - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.

2^ Nguyễn Minh Tâm (chủ biên). Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2008. trang 172.

3^ Thông tin điện tử Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam _ Tin Tức Quân đội Nhân Dân Việt Nam.