Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Bưu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{wikify}}
{{thiếu nguồn gốc}}
{{Thông tin viên chức
{{Thông tin viên chức
| tên = Lâm Bưu <br> 林彪
| tên = Lâm Bưu <br> 林彪

Phiên bản lúc 03:29, ngày 25 tháng 5 năm 2020

Lâm Bưu
林彪
Nguyên soái Lâm Bưu
Chức vụ
Phó Chủ tịch thứ nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhiệm kỳ1 tháng 8 năm 1966 – 13 tháng 9 năm 1971
5 năm, 43 ngày
Chủ tịchMao Trạch Đông
Tiền nhiệmLưu Thiếu Kì
Kế nhiệmChu Ân Lai (1973)
Nhiệm kỳ21 tháng 12 năm 1964 – 13 tháng 9 năm 1971
6 năm, 266 ngày
Thủ tướngChu Ân Lai
Tiền nhiệmTrần Vân
Kế nhiệmĐặng Tiểu Bình
Nhiệm kỳ17 tháng 9 năm 1959 – 13 tháng 9 năm 1971
11 năm, 361 ngày
Tiền nhiệmBành Đức Hoài
Kế nhiệmDiệp Kiếm Anh (1975)
Nhiệm kỳ15 tháng 9 năm 1959 – 13 tháng 9 năm 1971
11 năm, 363 ngày
Thủ tướngChu Ân Lai
Nhiệm kỳ25 tháng 5 năm 1958 – 13 tháng 9 năm 1971
13 năm, 111 ngày
Chủ tịchMao Trạch Đông
Thông tin chung
Sinh5 tháng 12, 1907
Hoàng Cương, Hồ Bắc
Mất13 tháng 9, 1971(1971-09-13) (63 tuổi)
Öndörkhaan, Mông Cổ
Dân tộcHán
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản
VợDiệp Quần (叶群)
Trường lớpTrường quân sự Hoàng Phố

Lâm Bưu (林彪, bính âm: Lín Biāo; Wade-Giles: Lin Piao; tên khai sinh: 林育蓉 Lâm Dục Dung; 1907-1971) là một nhà hoạt động chính trị và quân sự Trung Quốc, Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.

Tham gia cách mạng

Lâm Bưu sinh năm 1907, trong một gia đình địa chủ ở Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc. Năm 1925 ông gia nhập Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đang theo học Trường Quân sự Hoàng Phố. Trong cuộc Vạn Lý trường chinh Lâm Bưu giữ chức Sư trưởng Bát lộ quân.

Đến năm 1937, Lâm Bưu tạo được một chiến thắng lẫy lừng khi sư đoàn 115 của Lâm Bưu đánh bại quân Nhật tại Bình Hình Quan. Đây là lần đầu tiên quân Trung Hoa chiến thắng quân Nhật tại chiến trường. Năm 1938, Lâm Bưu bị thương nặng và được đưa sang Liên Xô điều trị. Trong thời gian điều trị, Lâm Bưu đảm nhiệm chức vụ đại diện cho Trung Quốc tại tổ chức cộng sản quốc tế tại đây. Lâm Bưu được Stalin rất kính trọng và biệt đãi. Năm 1942 Lâm Bưu trở về Trung Hoa và đến năm 1945 thì Lâm Bưu dẫn hồng quân tiến vào Mãn Châu, thành lập đệ tứ lộ quân, một lộ quân mạnh nhất của Trung Quốc.

Trong cuộc nội chiến, Lâm Bưu đã tiến quân khắp nước Trung Hoa, từ bắc xuống nam, thắng những trận danh tiếng như trận Liễu Ninh và trận Bắc Kinh-Thiên Tân. Chính Lâm Bưu đã dẫn hồng quân vượt sông Dương Tử, chiếm trọn vẹn miền trung và nam Trung Hoa, và tiến tới mỏm cực nam của Trung Hoa là đảo Hải Nam. Lâm Bưu đã góp phần đánh bại đạo quân hai triệu bảy trăm ngàn quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.

Lâm Bưu được coi là một chiến lược gia và là một tư lệnh chiến trường bách chiến bách thắng. Ưu điểm lớn nhất của Lâm Bưu là lòng tự tin. Lâm Bưu là một người có tinh thần tuyệt đối độc lập và chỉ trông cậy vào chính mình, như lời Lâm Bưu thường căn dặn viên tướng tham mưu trưởng, “Trong hoàn cảnh sinh tử, người khác chỉ là phụ; chỉ chính ta mới thực là quan trọng. Đó là bí quyết của chiến thắng.” Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra Lâm Bưu đã cả gan cưỡng lại lệnh của Mao Trạch Đông, không chịu nhận chức tư lệnh hồng quân tại Triều Tiên. Lâm Bưu đưa lý do sức khoẻ để từ chối, nhưng về sau Lâm Bưu tâm sự phải từ chối chức tổng tư lệnh là vì không hiểu rõ quân đội Mỹ, và không cảm thấy thoải mái với những điều kiện chiến đấu tại Triều Tiên. Khi Lâm Bưu từ chối thì Bành Đức Hoài được chỉ định vào chức tổng tư lệnh hồng quân tại Triều Tiên thay Lâm Bưu.

Trong quân sự, chính Lâm Bưu đã từng nêu ra nguyên tắc “Tam Tiên”, có nghĩa là ba việc ưu tiên phải làm trước tại chiến trường: phải chiếm đỉnh cao trước, nổ súng trước và xung phong trước.

Mao Trạch Đông từng gọi Lâm Bưu là “thống chế vô song” hoặc “thống chế bất bại.” Stalin ca ngợi Lâm Bưu là “một tư lệnh hàng đầu của Trung Hoa mà sự thông minh và can đảm vượt hẳn mọi người.” Tưởng Giới Thạch thì nguyền rủa Lâm Bưu là “một con quỷ chiến tranh nắm được chìa khoá bí mật của quân sự.”

Đỉnh cao quyền lực

Từ trái qua: Lâm Bưu và Mao Trạch Đông

Năm 1955, ông được phong nguyên soái và thường xuất hiện bên cạnh Mao Trạch Đông như nhân vật số hai trong quân đội.

Năm 1955, Lâm Bưu vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng lúc với Đặng Tiểu Bình và đến năm 1958, Lâm Bưu là một trong 5 Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 1966, Lâm Bưu nhảy từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 khi trở thành Phó Chủ tịch Đảng duy nhất.


Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX (1969) Lâm Bưu là Phó Chủ tịch Đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là "Phó Thống soái".

Lâm Bưu còn là Phó Thủ tướng từ năm 1954 cho đến lúc mất (1971).

Năm 1959, Lâm Bưu giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng thay Bành Đức Hoài đang bị đình chỉ mọi chức vụ và quản chế tại nhà riêng. Lâm Bưu cũng được coi là kiến trúc sư của Cách mạng Văn hóa.

Kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông

Với mục tiêu nắm lấy quyền làm chủ đất nước, Lâm Bưu cùng vây cánh của mình đã xây dựng kế hoạch mang mã số 571 để mưu sát Mao Trạch Đông và đảo chính.

Được Phó thống soái Lâm Bưu hứa hẹn, kích động, những sĩ quan có trách nhiệm theo dõi chuyến thị sát phương nam của Mao Trạch Đông đã không rời mắt khỏi đường tàu cũng như những nơi Mao Trạch Đông dừng nghỉ. Họ thu thập tin tức mới nhất gởi về “bộ tư lệnh tối cao” của Lâm Bưu đang đặt tại một biệt thự ở Bắc Đới Hà. Qua đó, Lâm Bưu và phu nhân Diệp Quần, cùng con trai Lâm Lập Quả và các tham mưu lọc ra những điều cần thiết giúp họ đi đến các quyết định cơ mật của cuộc đảo chính và mưu sát Mao.

Trong Hội nghị Lư Sơn tháng 9/1970, Lâm Bưu cùng đồng đảng đã bí mật tiến hành các kế hoạch của mình với lộ trình là trước tiên là hoạt động trong bí mật sau đó sẽ thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ.

Trong thời gian này, Mao Trạch Đông đã tăng cường giáo dục tư tưởng với mong muốn giúp đỡ các cán bộ ở một số địa phương nâng cao nhận thức đối với mâu thuẫn đấu tranh chính trị, tăng cường sự đoàn kết nội bộ. Đồng thời hết sức giúp đỡ các cán bộ đã bị nêu ra trong Hội nghị Lư Sơn mà cụ thể ở đây là trường hợp của Lâm Bưu và Hoàng Vĩnh Thắng để họ có thể sửa chữa sai lầm.

Tuy nhiên sau khi Hội nghị Lư Sơn kết thúc, rất nhanh chóng Lâm Bưu đã bắt đầu kế hoạch sát hại Mao Trạch Đông và tiến hành các hoạt động đảo chính vũ trang phản cách mạng. Tháng 10/1970, một nhóm mang mật danh là “hạm đội liên hợp” chính thức được thành lập do Lâm Lập Quả (con trai của Lâm Bưu) làm Tư lệnh, Chu Vũ Trì làm Chính uỷ. Các thành viên nòng cốt của hạm đội được bí mật lựa chọn kỹ từ Bộ Tư lệnh Không quân, các Quân đoàn không quân ở Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Nam Kinh, Hàng Châu. Và đây sẽ là vũ khí chính để Lâm có thể sát hại Mao cũng như thực hiện các hoạt động chính biến vũ trang phản cách mạng của mình.

Trong công văn khởi tố tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu của viện kiểm sát nhân dân tối cao có đoạn ghi lại rằng: “ Tháng 2/1971, Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả bàn kín với nhau ở Tô Châu, và sau đó đã cử Lâm Lập Quả tới Thượng Hải để triệu tập các thành viên chủ yếu của “hạm đội liên hiệp” như Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vỹ Tín...Từ ngày 21-24/3 chúng tiến hành xây dựng “ kế hoạch 571” – kế hoạch đảo chính vũ trang phản cách mạng.”

Ngày 31/3/1971 Lâm Lập Quả đã dựa vào “kế hoạch 571” xây dựng một kế hoạch khác dùng để chỉ huy quân đội đồng thời triệu tập các nhân vật: Giang Đằng Giao, Vương Vi Quốc, Trần Lệ Vân và Châu Kiến Bình,.. và bí mật họp bàn kế hoạch tại Thượng Hải. Theo kế hoạch thì Chu Kiến Quốc sẽ tiến hành thực hiện đảo chính ở Nam Kinh, ở Thượng Hải là Vương Vi Quốc, Trần Lệ Vân sẽ chịu trách nhiệm khu vực Hàng Châu còn Giang Đằng Giao thì giữ vai trò là sợi dây liên kết, phối hợp và hiệp đồng tác chiến của ba địa điểm để tạo thành một sức mạnh tổng hợp.

Trong quá trình thực hiện “kế hoạch 571”, Lâm Lập Quả luôn nhấn mạnh rằng: “Bằng mọi giá chúng ta phải lật đổ được B-52 (chỉ Mao Trạch Đông với mục đích bôi nhọ) và tạo đà tiến tới thực hiện đảo chính vũ trang”. Con trai của Lâm Bưu cũng chỉ ra rằng: “So với Cách mạng tháng 10 (Nga) thì lực lượng hiện tại của chúng ta không thua kém là bao nhiêu mà hơn nữa năng lực tác chiến không quân lại rất mạnh, nên nếu không quân thực hiện “kế hoạch 571” thì khả năng thành công và lấy được quyền lãnh đạo đất nước là nằm trong tầm tay.”

Trên thực tế tất cả những điều này đương thời Mao Trạch Đông đều không hề hay biết. Còn với Lâm Bưu và tập đoàn phản động của mình thì mục tiêu hàng đầu là cần phải mưu sát bằng được người đứng đầu nước Trung Hoa lúc bấy giờ để tạo đà tiến hành đảo chính vũ trang và đi tới nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Nhờ sự tiết lộ của Lâm Đậu Đậu, con gái của Lâm Bưu, Chu Ân Lai biết được dự định của Lâm Bưu nên đã ra lệnh kiểm soát gắt gao các sân bay, không cho phép bất cứ một phi cơ nào được cất cánh. Trong lúc đó, Lâm Bưu đang nghỉ tại Bắc Đới Hà trong vịnh Bắc Hải, cách xa Bắc Kinh khoảng hai trăm cây số. Lâm Bưu cảm thấy thất bại bèn quyết định trốn sang Liên xô.

Nửa đêm ngày 12-9-1971, một chiềc xe hơi sang trọng, cắm cờ đỏ tiến vào phi trường của hải quân tại Sơn Hải Quan trong vùng Bắc Đới Hà. Tại đây một chiếc phản lực cơ Trident do Anh Quốc chế tạo mang số 256 đang chờ sẵn. Lâm Lập Quả là người đầu tiên bước xuống xe và la to: “Lẹ lên!” Theo sau Lâm Lập Quả là Lâm Bưu và bà vợ Diệp Quần. Tất cả chạy vội lên chiếc phi cơ mang số 256. Chiếc Trident cất cánh ngay tức khắc, mặc dù không đủ phi hành đoàn và bất tuân lệnh ngăn chặn của giới chức quân sự tại phi trường. Thủ tướng Chu Ân Lai được tin Lâm Bưu chạy trốn và lập tức báo cáo cho Mao Trạch Đông. Mao Trạch Đông vẫn để mặc Lâm Bưu chạy trốn mà không ra lệnh đuổi bắt. Mao nói với Chu Ân Lai, “Trời có lúc đổ mưa. Vợ có lúc cải giá. Thôi, cứ để hắn đi!”

Máy bay Lâm Bưu thoát về hướng Tây Bắc nhưng vẫn bị các trạm radar dưới đất theo dõi “ra khỏi biên giới quốc gia lúc 2 giờ sáng, bay vào địa phận nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, trên màn hình radar của ta mất mục tiêu. Đây là thời gian chúng ta lo lắng nhất. Chiều hôm đó đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ báo tin về một chiếc máy bay hàng không dân dụng chở khách bị rơi tại khu vực miền Đông Mông Cổ, trên máy bay có 8 nam một nữ, tất cả đều thiệt mạng, máy bay mang số hiệu 256”

Ở Bắc Kinh, gần sáng 13.9, đã có lệnh bắt giữ các thành viên trong tổ chức đối kháng của Lâm Bưu như: Hoàng Vĩnh Thắng (Tổng tham mưu trưởng Quân đội), Ngô Pháp Hiến (Tư lệnh Không quân), Lý Tác Bằng (Chính ủy Hải quân) giam lỏng tại Đại lễ đường - yêu cầu tất cả không ai được ra ngoài, không gọi điện thoại, chờ xử trí. Một số khác tìm cách trốn đi “Bộ Tư lệnh Không quân báo cáo: chiếc máy bay lên thẳng số 3685 bay khỏi sân bay Sa Hà, trên máy bay có Chu Vũ Trì (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Không quân), Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín, lái chính Trần Văn Tu, lái phụ Trần Sĩ Ấn. Trần Văn Tu không làm theo lệnh của các thành viên Hạm đội liên hợp, cho máy bay vòng lại, hạ cánh xuống một hẻm núi ở ngoại thành Bắc Kinh. Chu Vũ Trì nổ súng bắn chết Trần Văn Tu, Trần Sĩ Ấn nằm im vờ chết. Ba thành viên còn lại của Hạm đội liên hợp hẹn nhau cùng tự sát. Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã chết ngay. Lý Vĩ Tín bắn chỉ thiên, bị bắt”.

Sáng sớm 13.9, Thủ tướng Chu Ân Lai thực hiện ủy thác của Mao Trạch Đông triệu tập Bộ chính trị thông báo việc Lâm Bưu chạy trốn và đích thân gọi điện tới lãnh đạo các đại quân khu, thành phố, khu tự trị, yêu cầu họ báo cáo tình hình, bố trí lực lượng đề phòng những biến cố đột phát. Chiều 14.9, Chu Ân Lai mặc áo trắng quần xám vào phòng 118 ở Đại lễ đường, trình Mao Trạch Đông báo cáo chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mông Cổ về “kết thúc bi thảm của nhà họ Lâm”.

Năm 1973, Lâm Bưu bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1981, ông bị Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kết tội phản cách mạng.

Sinh thời Lâm Bưu được coi là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của Hồng quân Trung Quốc. Tuy nhiên theo sử gia Philip Short, một chuyên gia về Mao Trạch Đông thì Lâm Bưu không phải là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc và cũng không phải là một tên phản loạn như tuyên truyền[1]

Nghi vấn

Tập tin:Gia đình Lâm Bưu.jpg
Gia đình Lâm Bưu

Sự giải thích về cái chết của vợ chồng Lâm Bưu trong “Hồ Sơ Lâm Bưu” có nhiều điểm rất đáng nghi ngờ. Trước hết hồ sơ không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào về tội tạo phản của Lâm Bưu. Tuy trong hồ sơ có những lời thú tội của các tướng thuộc hạ của Lâm Bưu, nhưng những lời thú tội hoặc tố cáo Lâm Bưu này có thể do sự tra khảo hoặc mua chuộc mà có. Hơn nữa lời buộc tội chỉ căn cứ vào những dự định của phe Lâm Bưu mà thôi.

Điều đáng ngạc nhiên là trong hồ sơ chỉ nói đến các hoạt động của Lâm Lập Quả và phe nhóm. Theo hồ sơ này thì Lâm Bưu dường như giao phó tất cả trách nhiệm đảo chánh và ám sát Mao Trạch Đông cho cậu con trai còn ít tuổi, không có kinh nghiệm về quân sự và chính trị. Đây là một điều trái hẳn với bản chất rất thận trọng cố hữu của Lâm Bưu. Lâm Bưu là một thiên tài về quân sự, và đặc tính của Lâm Bưu là chỉ ra quân khi đã nắm chắc phần thắng.

Một nghi vấn nữa là Lâm Bưu có vẻ chấp nhận chiến bại một cách quá dễ dàng. Việc Mao Trạch Đông trở về Bắc Kinh chưa phải là một sự hăm doạ cho Lâm Bưu. Theo hồ sơ thì Lâm Bưu còn có kế hoạch dùng Quảng Châu làm căn cứ chống lại Mao. Tại sao Lâm Bưu bỏ chạy trước khi thi hành kế hoạch này trong lúc chưa bị nguy hiểm?

Những cái chết lấp lửng trong vụ Lâm Bưu

Chiếc chuyên cơ Trident 256 chở Lâm Bưu chạy trốn gồm cả thảy chín người. Trong đó, gia đình Lâm Bưu gồm Lâm Bưu cùng vợ và con trai. Cùng đi với họ có hai thủ hạ đắc lực. Tổ lái gồm bốn nhân viên: cơ trưởng Phan Cảnh Diễn và ba thợ máy Lý Bình, Đài Khởi Lương và Trương Diên Khuê. Chín người trên chuyến bay này đều chết không sót một mống. Sự kiện ngày 13/9 khiến dư luận thắc mắc liệu các nhân viên tổ lái có phải là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu, hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội?

Sự kiện 13/9 dù bất ngờ hay không thì vẫn gây cú sốc chính trị đặc biệt lớn cho đất nước Trung Hoa. Thời kỳ đó, đất nước này đang bước vào thời kỳ “vĩ thanh” của 10 năm động loạn “đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông thân chinh phát động.

So sánh địa vị xã hội, Lâm Bưu thuộc đẳng cấp cao, còn nhóm Phan Cảnh Diễn chỉ thuộc hàng chót bẹt. Dù cùng ngồi trên một chiếc máy bay và cùng chết khi máy bay rơi trên đất khách quê người, nhưng tên tuổi của họ được ghi nhận khác nhau trong văn kiện Đảng và nhà nước.

Không một dòng chữ nào nhắc tới tên tuổi của bất cứ ai trong nhân viên tổ bay. Thế là họ hoàn toàn bị quên lãng. Người ta mặc sức quy chụp họ, bảo họ bị Lâm Bưu lừa gạt, hãm hại cũng đúng, mà lên án họ “phản đảng, chống ông Mao” thì cũng không sai.

Ngoài bốn người trong tổ lái đã chết theo máy bay rơi, tổ bay của chiếc chuyên cơ Trident 256 còn có năm người khác. Những người này chưa kịp lên cùng máy bay nên may mắn sống sót. Khốn nỗi, họ liền bị quy là liên đới trực tiếp với sự kiện 13/9 và đều bị “cách ly điều tra” vô thời hạn vì là nghi can số một.

Năm người bị lôi đi hỏi cung liên miên. Họ phải viết các bản trần tình chứng minh rằng bốn chiến hữu xấu số của họ không hề biểu hiện dấu vết nào chứng tỏ có sự dính dáng tới âm mưu phản loạn và ý đồ chạy trốn của Lâm Bưu, trong lời nói lẫn việc làm lúc sinh thời. Thói đời người có thân phận thấp hèn, tiếng nói nhẹ bỗng ai thèm lắng nghe. Lời làm chứng của họ trước công lý chẳng qua chỉ như gió thoảng!

Máy bay chở Lâm Bưu rơi tan xác, không một ai sống sót. Đến nay, kết quả giải mã hộp đen âm thanh tìm thấy trong đống xác máy bay cũng chẳng được nói tới. Người ta có thu được tài liệu nào khả dĩ chứng minh giữa Lâm Bưu và các nhân viên tổ bay có bàn bạc trao đổi ngầm, hoặc có đấu tranh, giằng co vật lộn giữa chạy trốn và chống chạy trốn trên không trung hay không?

Ngày 11/9/1980, tức chín năm sau sự kiện 13/9, ông Đặng Tiểu Bình đã trả lời thẳng thắn về nguyên nhân dẫn tới tai họa đối với chiếc máy bay Trident 256. Tiếp El Fer, Tổng biên tập tờ Tạp chí Châm ngôn khoa học Cơ đốc giáo của Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói: "Theo phán đoán của riêng tôi thì phi công (điều khiển chiếc chuyên cơ Trident 256) là một người tử tế, một đảng viên cộng sản tốt”.

Lời khai cung của năm thợ máy còn sống đều nhấn mạnh: Trước khi xảy ra sự kiện 13/9, mối quan hệ giữa phi hành đoàn và tập đoàn Lâm Bưu chỉ thuần túy là hành vi thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của quân chủng. Họ chỉ có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng và vận hành tốt chuyên cơ.

Mà sự thật là vậy. Nhưng thật trớ trêu, suốt chín năm trời sau sự kiện 13/9, không có bất kỳ một cá nhân hay một lãnh đạo nào dám công khai bày tỏ quan điểm thừa nhận và chỉ ra bản chất về sự hy sinh của bốn nhân viên tổ lái. Báo chí hay tài liệu lưu hành nội bộ cũng không hề có lấy một dòng một chữ nào liên quan đến sự kiện. Họ né tránh “vấn đề nhạy cảm” trong cái thời đại bị chụp mũ phản cách mạng đồng nghĩa với lãnh án tử hình. Cũng có thể do họ vô cảm.

Cho tới khi ông Đặng Tiểu Bình dũng cảm nói lên sự thật, họ mới thở phào và bắt đầu “ăn theo nói leo”, đại loại: “Biết ngay mà, nhân báo như thần bảo”.

Chú thích

  1. ^ Short, Philip. Mao: A Life (ấn bản 2001). Holt Paperbacks. ISBN 0805066381.

Liên kết ngoài

Tiếng Anh: