Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trợ giúp:Chỗ thử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n nhờ phép tiên mà khỏi bệnh
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
| ngày sinh = {{ngày sinh và tuổi|1983|04|26}}
| ngày sinh = {{ngày sinh và tuổi|1983|04|26}}
| nơi sinh = [[Thừa Thiên Huế]], [[Việt Nam]]
| nơi sinh = [[Thừa Thiên Huế]], [[Việt Nam]]
| tên khác =
| tên khác = Trần Văn Núi
| công việc = CEO VinaEnter<br />IT<br />Chuyên gia đào tạo IT và Digital Marketing
| công việc = CEO VinaEnter<br />IT<br />Chuyên gia đào tạo IT và Digital Marketing
| năm hoạt động = 2009 - nay
| năm hoạt động = 2009 - nay
| giải thưởng =
| giải thưởng = Nhà leo núi số 1 Đông Lào
| cư trú = [[Thành phố Đà Nẵng]]
| cư trú = [[Thành phố Đà Nẵng]]
| dân tộc = [[Kinh]]
| dân tộc = [[Kinh]]

Phiên bản lúc 07:32, ngày 29 tháng 5 năm 2020

Trần Văn Sơn
Tập tin:Hoi doanh nhan tre da nang.jpg
Trần Văn Sơn tham dự lễ tổng kết hội Doanh nhân trẻ thành phố Đà Nẵng năm 2016
SinhTrần Văn Sơn
26 tháng 4, 1983 (40 tuổi)
Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Tên khácTrần Văn Núi
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpCEO VinaEnter
IT
Chuyên gia đào tạo IT và Digital Marketing
Năm hoạt động2009 - nay
Phối ngẫu
Giải thưởngNhà leo núi số 1 Đông Lào
Trang webhttp://vinaenter.edu.vn/

Trần Văn Sơn (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1983) là CEO của Công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ VinaEnter, là một IT, là chuyên gia đào tạo lập trình, digital marketing tại Đà Nẵng.

Tiểu sử

Trần Văn Sơn sinh ra và lớn lên tại thị trấn Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình thuần nông. Ngoài tiếng Việt, anh còn có thể nói tiếng Anh. Theo học khoa công nghệ thông tin thuộc trường đại học Bách Khóa Đà Nẵng.

Sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trần Văn Sơn là con cả trong một gia đình có 5 anh chị em.

Khi mới 2 tuổi, Sơn bị ốm mà gia đình lại quá nghèo, không có điều kiện chạy chữa, nhiều lúc tưởng chỉ còn chờ chết. Trải qua nhiều cơn đau quằn quại, nhờ một phép tiên mà Sơn đã vượt qua bàn tay tử thần, nhưng di chứng để lại thật quá lớn, anh bị liệt cả hai chân và ảnh hưởng khá nhiều đến hai tay.

Khi bắt đầu biết suy nghĩ, biết cảm nhận thấy mình khác mọi người, nhìn bạn bè chạy nhảy vui chơi trong khi mình chỉ biết ngồi một chỗ, Sơn buồn lắm. Nhưng Sơn biết, còn sống đã là một điều rất may mắn, và với niềm tin đó anh đã có ý thức vươn lên từ khi còn rất nhỏ.

Năm 1995, các em gái đi học, Sơn thích thú và mong muốn cũng được đi học, nhưng gia đình nghèo, đông con, ba mẹ làm nông rất bận rộn nên anh không có điều kiện đi học. Nhìn bạn bè cắp sách đến trường, Sơn cũng rất thèm được học, được viết. Những người thầy đầu tiên của anh lại là những đứa em bé nhỏ. Sau mỗi lần các em đi học về, lại cho anh mượn sách vở để học. Em biết gì dạy nấy. Sơn cũng tự mày mò học thêm.

Năm 1997, khi Sơn 15 tuổi, cậu ruột của anh xin được chiếc xe lăn và xin cho anh vào học lớp 5 tại trường Tiểu học thị trấn Phú Lộc.

Mùa hè năm 1997, Sơn háo hức ngồi trên chiếc xe lăn đến trường xin học hè, nhưng các thầy cô đều lắc đầu, do anh chưa được học lớp 1 đến lớp 4 và không có học bạ. Trong lúc Sơn tuyệt vọng thì có cô giáo Đinh Thị Vẽ, giáo viên dạy hè lớp 5, biết hoàn cảnh Sơn qua đứa học trò cùng xóm, nên đã xin nhà trường cho Sơn học thử hè lớp 5.

  • Sơn gây bất ngờ vì kết quả học hè rất tốt, điểm trung bình toán là 10 và văn là 9.5 và kết quả là anh đã được nhận vào học lớp đầu tiên là lớp 5 tại trường Tiểu học thị trấn Phú Lộc.
  • Sơn kết thúc năm học với vị trí top 2 của trường năm học 1997-1998.

Con đường học hành của một cậu bé nghèo liệt hai chân và một phần tay thật khó khăn. Trường xa nhà, anh được người em kế đẩy đến trường trên chiếc xe lăn cọc cạch, dưới ánh nắng chói chang của mảnh đất miền Trung. Vì là đường đất đỏ nên những hôm trời mưa, hai anh em bì bõm lội trên những vũng bùn, đến được trường tay chân lấm lem, đỏ ngầu màu đất.

Ai cũng tưởng những khó khăn ấy cùng với thân hình ốm yếu, đôi chân không nhấc lên được, đôi tay cầm vật nặng run run sẽ làm anh gục ngã. Nhưng không, bằng tình thương của ba mẹ nghèo, cùng quyết tâm học để tự nuôi được mình, để không thành gánh nặng của ba mẹ, anh vẫn đến lớp. Không những vậy, hết cấp 2 rồi cấp 3, Sơn luôn là một học sinh xuất sắc, điểm trung bình của Sơn luôn nhất nhì trường.

Lên lớp 11, bước ngoặc của cuộc đời đến với Sơn, nhà trường nơi Sơn theo học có tổ chức dạy Công nghệ thông tin cho học sinh. Lần đầu tiên tiếp xúc với chiếc máy tính, Sơn rất thích thú. Càng học Sơn càng đam mê. Bất kỳ lúc nào rảnh, anh đều lên phòng máy của trường để xin được học, thầy cô thấy thương cậu học trò khuyết tật cũng đồng ý chỉ dạy.

Và rồi, với tình yêu và sự cầu tiến, Sơn đã thi đỗ vào khóa 5 ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, với số điểm khá cao 24 điểm. 5 năm đại học cũng là biết bao gian khó mà một chàng trai tàn tật học xa nhà phải trải qua. Sơn phải xin đi làm thêm, dạy học, làm các dự án cho các công ty chuyên về Công nghệ thông tin để trang trải học phí, đỡ đần cho ba mẹ. Cuối cùng, Sơn cũng tốt nghiệp loại giỏi và nằm trong top 10 của khoa năm đó.

Các tư liệu về anh Trần Văn Sơn

https://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/tu-cau-be-khuyet-tat-den-ong-chu-dao-tao-cntt-c64a627430.html

https://baodanang.vn/channel/5411/201903/nghi-luc-cua-chang-trai-khuyet-tat-3170004/index.htm

https://www.youtube.com/watch?v=kLKKRuJsoJE&feature=youtu.be

Sự nghiệp

Năm 2007 Trần Văn Sơn và nhóm bạn của mình nghiên cứu và phát triển dự án Bán Vé Xe Khách Qua Mạng được lập trình trên nền tảng ASP.net. Với kiến thức về công nghệ học tại trường, kế hoạch kinh doanh bài bản và áp dụng kiến thức Digital Marketing vào dự án - Dự án đã đạt giải nhất cuộc thi Ý Tưởng Kinh Doanh Sáng Tạo 2007.

Bước ngoặc đến từ năm 2009, sau khi tham gia nhiều sân chơi lập trình, marketing và kinh doanh, anh Trần Văn Sơn cùng team của mình đã tìm được nhà đâu tư tiềm năng. Anh đã thành lập công ty Cổ phần Phú Hải Sơn (tiền thân của Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ VinaEnter bây giờ) với số vốn đầu tư ban đầu 450.000.000 VNĐ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, nhận thấy dịch vụ Online chưa phù hợp vì internet lúc bấy giờ tại Đà Nẵng nói riêng và ở Việt Nam nói chung chưa phát triển, anh Trần Văn Sơn đã dừng dự án bán vé xe qua mạng và quyết định đi làm tại các doanh nghiệp để phát triển chuyên môn, học hỏi thêm kinh nghiệm.

Đến năm 2011, sau khi trải qua nhiều vị trí khác nhau: Lập trình viên, trưởng phòng công nghệ, trưởng bộ phận marketing online, phó phòng phụ trách seo, chuyên viên phát triển các sản phẩm phần mềm Bitrix - Nga..., anh Trần Văn Sơn quyết định khởi động lại dự án công ty và lấy tên là: Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ Vinaenter với sứ mệnh là công ty phát triển công nghệ cũng như cung cấp các giải pháp marketing online số 1 tại Việt Nam.

Năm 2013, với nhiều kiến thức lập trình, marketing và am hiểu về kinh doanh, anh Trần Văn Sơn được nhiều trường học, doanh nghiệp mời làm diễn giả chia sẽ những trải nghiệm trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình. Anh nhận thấy hầu hết sinh viên, nhất là sinh viên Công nghệ thông tin chưa có định hướng về tương lai ngành học của mình: "Ra trường em sẽ làm gì? Chuyên môn của em là gì?". Còn với doanh nghiệp thì đang thiếu rất nhiều chuyên môn trong lĩnh vực marketing online để làm bệ phóng mà do đó doanh nghiệp chưa thể phát triển nhanh như mong đợi. Với trăn trở đó, anh cùng ban lãnh đạo công ty Vinaenter quyết định thành lập Trung tâm đào tạo cao cấp Vinaenter vào cuối năm 2013.

Qua hơn 5 năm phát triển, VinaEnter hiện có 2 chi nhánh, hoạt động ổn định với 21 lao động. “Chúng tôi hoạt động ở 2 mảng là cung cấp dịch vụ và đào tạo. Công ty cung cấp dịch vụ thiết kế phần mềm, trang web, tư vấn triển khai marketing online cho doanh nghiệp; đào tạo về công nghệ thông tin và bán hàng online cho học viên”, anh Sơn nói.

Tính đến hiện tại, Công ty VinaEnter đã tổ chức đào tạo và trao chứng nhận cho hàng nghìn người. Anh Sơn là người trực tiếp đứng lớp, giảng dạy về lập trình viên cho khoảng 1.200 học viên; đào tạo marketing online cho khoảng 1.000 người, được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.

Với tiêu chí “Đã học là làm được”, các học viên từng theo học tại VinaEnter được nhiều công ty lớn tại Đà Nẵng và trên cả nước đánh giá cao về trình độ chuyên môn.

“Hiện nay tại Đà Nẵng, hầu như công ty nào hoạt động về công nghệ thông tin cũng đều có học viên của VinaEnter làm việc. Chúng tôi tự hào là một trong những công ty dẫn đầu về đào tạo Digital Marketing tại Đà Nẵng; cung cấp giải pháp và phần mềm cho các công ty, khẳng định được chỗ đứng tại Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung”, anh Sơn chia sẻ.

Đời tư

Anh Trần Văn Sơn kết hôn với chị Nguyễn Thị Tuyết Vân vào năm 2016.

Tập tin:Ảnh đời tư.jpg
Trần Văn Sơn và vợ của anh, chị Nguyễn Thị Tuyết Vân

Công Việc

Sự nghiệp

Năm Tựa Vai trò Chú thích
2007 Tham gia cuộc thi “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo” Đạt giải nhất
2008 Tham gia cuộc thi "Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ" Đạt giải ba
2009 Thành lập công ty Phú Hải Sơn Giám đốc điều hành
2011-2013 Làm việc tại công ty Vivicorp Nhân viên IT
Làm việc tại công ty MBV Trưởng phòng công nghệ
Làm việc tại công ty CP LAPOO Cổ đông sáng lập
2014 Thành lập công ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ VinaEnter CEO Chuyên thiết kế website, phần mềm, đào tạo tin học ngắn hạn
2014-nay Duy trì và phát triển công ty VinaEnter CEO Chuyên thiết kế website, phần mềm, đào tạo tin học ngắn hạn, đào tạo digital marketing

Giải thưởng

  • Giải nhất “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo” (2007)
  • Giải ba "Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ" (2008)
  • Tập tin:Lễ trao giải.jpg.jpg
    Top 100 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016
    Doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc (2016

Thành tích

Giải thưởng

  • Giải nhất Ý tưởng kinh doanh sáng tạo
  • Giải ba Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ
  • Top 100 Doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016

Giải thưởng

Ý tưởng kinh doanh sáng tạo

Lần Năm Hạng mục Đề cử cho Kết quả Chú thích
1 2007 Ý tưởng kinh doanh sáng tạo Bản thân Đoạt giải

Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ

Lần Năm Hạng mục Đề cử cho Kết quả Chú thích
1 2008 Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ Bản thân Đoạt giải

Doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc

Lần Năm Hạng mục Đề cử cho Kết quả Chú thích
1 2016 Top 100 Doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2016 Bản thân Đoạt giải

Tranh cãi, sự cố

Năm 2011, do tình hình kinh tế và khách hàng chưa quen với việc đặt vé qua mạng, công ty Phú Hải Sơn kinh doanh thua lỗ và tuyên bố phá sản sau 2 năm hoạt động.

Liên kết ngoài