Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biểu tình George Floyd”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Droning (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Droning (thảo luận | đóng góp)
Không cần thiết
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
{{short description|Biểu tình tháng 5 năm 2020 tại Hoa Kỳ sau cái chết của George Floyd}}
{{short description|Biểu tình tháng 5 năm 2020 tại Hoa Kỳ sau cái chết của George Floyd}}
{{redirect|Biểu tình Thành phố Đôi|Vụ bắn chết Philando Castile|bất ổn dân sự Thành phố Đôi 2016}}
{{current}}
{{current}}
{{Infobox civil conflict
{{Infobox civil conflict

Phiên bản lúc 07:12, ngày 1 tháng 6 năm 2020

Biểu tình George Floyd
Một phần của Tệ nạn cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ
Một số cảnh biểu tình tại Minneapolis–Saint Paul
Từ góc trên, trái xuống dưới, phải: Một người biểu tình đứng trên một chiếc xe cảnh sát bị hư hại, người biểu tình giơ nắm tay ngoài Khuôn viên Cảnh sát Minneapolis thứ 3, người biểu tình chiếm và phóng hỏa khuôn viên, người biểu tình đối diện với cảnh sát, cảnh sát vũ trang và quân đội hỗ trợ, người biểu tình trên một con đường bốc cháy với lính cứu hỏa làm việc ở đằng xa.
Ngày26 tháng 5 năm 2020 – nay
(3 năm, 10 tháng, 3 tuần và 3 ngày)
Địa điểm
Khắp Hoa Kỳ (bắt đầu tại Minneapolis–Saint Paul, Minnesota)
Các thành phố khác trên toàn thế giới[1]
Nguyên nhân
Hình thứcBiểu tình, bất tuân dân sự, chống đối dân sự, cướp bóc, công kích, đốt pháphá hoại tài sản
Tình trạngĐang diễn ra
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Người biểu tình
(không có lãnh đạo)

Chết, bị thương và bắt giữ
Người chết
Bị thươngChưa biết
Bắt giữ1.383+[13][14][15][16]

Biểu tình George Floyd[17][18] là một loạt các cuộc biểu tình đang diễn ra bắt đầu tại thành phố đôi Minneapolis–Saint Paul tại bang Minnesota, Hoa Kỳ, trước khi lan rộng ra toàn nước Mỹ. Cuộc biểu tình xuất phát tại Minneapolis ngày 26 tháng 5 năm 2020, sau George Floyd chết do viên sĩ quan Sở Cảnh sát Minneapolis (MPD) Derek Chauvin quỳ lên cổ anh trong 8 phút 46 giây trong một cuộc bắt giữ đêm hôm trước.

Biểu tình tại Khuôn viên MPD thứ ba[19] xảy ra đụng độ giữa một số người biểu tình với cảnh sát, dẫn đến phun hơi cayđạn cao su.[20][21] Ngày 27 tháng 5, một người đàn ông bị bắn chết bởi một chủ tiệm cầm đồ tưởng anh đang trộm cướp. Nhiều cửa hàng bị cướp bóc, nhiều tòa nhà bị phá hoại và phóng hỏa, bao gồm Khuôn viên thứ ba.[5]

Những ngày sau cái chết của Floyd, hàng trăm người biểu tình tụ tập tại lối xe tại nhà Chauvin, khiến cảnh sát phải phản ứng.[22] Ngày 28 tháng 5, Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey ban bố tình trạng khẩn cấp, và 500 Vệ binh Quốc gia Minnesota được điều đến bởi Thống đốc bang Minnesota Tim Walz.[23] Đến sáng ngày 29, nhiều cửa hàng khắp Thành phố Đôi đã bị phá hoại và cướp bóc. MPD tại tòa nhà Khuôn viên thứ ba cố ngăn chặn người biểu tình bằng hơi cay, nhưng đến 11:00 giờ tối, người biểu tình tràn vào bên trong và phóng hỏa tòa nhà sau khi nó được sơ tán.[24] Cuộc biểu tình tiếp tục kéo dài sang ngày 31 tháng 5. Tim Walz, Jacob Frey, và Thị trưởng Saint Paul Melvin Carter ra lệnh giới nghiêm.[25] Tổng thống Mỹ Donald Trump trấn an Walz và sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự nếu cần.[26]

Tính đến ngày 30 tháng 5, có nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại hơn 100 thành phố trên toàn nước Mỹ và thế giới ủng hộ những người đòi lại công lý cho Floyd và phong trào Black Lives Matter và chống lại bạo hành từ phía cảnh sát. Những thành phố lớn với biểu tình bao gồm Atlanta; Charlotte; Chicago; Columbus; Dallas; Denver; Fort Lauderdale; Indianapolis; Jacksonville; Los Angeles; Miami; Thành phố New York; Phoenix; Portland, Oregon; Richmond, Virginia; San Francisco; Seattle; và Washington, D.C. Ngày 30 tháng 5, ít nhất 12 thành phố lớn đã ra lệnh giới nghiêm vào tối ngày thứ bảy,[27] và thống đốc của 12 bang (bao gồm Minnesota) đã triệu tập Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ.[28]

Bối cảnh

Lịch sử cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ

Nhiều trường hợp sử dụng bạo lực gây chết người bởi sĩ quan cảnh sát, đặc biệt với người Mỹ gốc Phi, đã trở thành tâm điểm tranh cãi về tình trạng phân biệt chủng tộccảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ. Nhiều phong trào chống lại sự thiếu trách nhiệm cảnh sát trong những vụ việc sử dụng bạo lực đã diễn ra. Cuộc bạo động Watts năm 1965, khiến 34 người chết, là một lời đáp lại cho cảnh sát bạo hành trong phong trào quyền công dân tại Hoa Kỳ.[29] Trong số nhiều vụ bạo loạn có Bạo loạn Newark 1967, bạo loạn Detroit 1967, bạo loạn Wynwood 1990, bạo loạn Los Angeles 1992, vụ bắn chết Michael Brown tại Ferguson, Missouri năm 2014, vụ bắn chết Philando Castile tại Minnesota 2016[30]cái chết của Eric Garner tại Thành phố New York, người đã nói "Tôi không thể thở" trước khi chết giống George Flouyd.[31] Đầu năm 2020, những ví dụ nổi tiếng bao gồm vụ bắn chết Breonna Taylor tại Kentucky vào tháng 3[32]vụ bắn chết Ahmaud Arbery tại bang Georgia vào tháng 2, tuy nhiên không ai bị khởi tố trong vụ của Arbery cho đến khi video cái chết của anh được đăng tải vào tháng 5.[33]

Đại dịch COVID-19

Các biện pháp trước đại dịch COVID-19 lây lan, bao gồm việc đóng cửa những cửa hàng không thiết yếu[34]lệnh ở nhà,[35] đã có tác động kinh tế và xã hội lớn lên người dân Hoa Kỳ khi mà hàng triệu người thất nghiệp và dễ tổn thương về mặt kinh tế.[36] Keith Ellison, Tổng Chưởng lý Minnesota, cho rằng mọi người "đã bị giam cầm suốt hai tháng, và giờ họ được một nơi khác. Họ không biết mệt. Một số đã thất nghiệp, một số không có tiền thuê nhà, và họ đang tức giận, họ đang thất vọng".[37]

Vào tháng 4 biểu tình chống phong tỏa diễn ra tại một số bang ở Hoa Kỳ, bao gồm Minnesota, khiến một số thống đốc bang dỡ bỏ hạn chết và bắt đầu "mở cửa lại đất nước".

Cái chết của George Floyd

Tưởng niệm tại nơi Floyd chết

Ngày 25 tháng 5 năm 2020, vào lúc 8:08 tối CDT,[38] sĩ quan MPD phản ứng trước một cuộc gọi 9-1-1 về một "vụ làm giả đang diễn ra" tại Đại lộ Chicago Nam tại khu vực Powderhorn của Minneapolis. Theo lời cảnh sát, George Floyd, một người Mỹ gốc Phi 46, đang ngồi trong một chiếc xe gần đó và "có vẻ như đang say". Một người phát ngôn cho sở cảnh sát nói rằng các viên sĩ quan yêu cầu anh rời chiếc xe, lúc đó anh ta đã "chống cự vật lý". Một video quay bởi một người qua đường cho thấy Floyd rời xe mà không có sự kháng cự nào.[39]

Theo Sở Cảnh sát Minneapolis, các viên sĩ quan "đã có thể còng tay nghi phạm và nhận thấy anh ta đang chịu đau. Các viên sĩ quan gọi cứu thương". Tuy nhiên, một livestream Facebook Live quay bởi một người đi đường cho thấy Derek Chauvin, một viên cảnh sát da trắng 46 tuổi, đã đè Floyd trên mặt đất và quỳ lên cổ anh.[40][41] Floyd liên tục kêu Chauvin "Làm ơn" và "Tôi không thể thở", trong khi một người qua đường bảo viên cảnh sát "Anh giữ được anh ta rồi. Cho anh ta thở đi".[42] Sau một lúc, một người qua đường chỉ ra Floyd đang chảy máy từ mũi trong khi một người khác bảo Floyd "thậm chí còn không kháng cự nữa", rồi viên cảnh sát đáp Floyd vừa "nói, anh ta vẫn ổn". Một người khác phản đối cảnh sát ngăn không cho Floyd thở, giục họ "để anh ta yên... Anh có thể đưa anh ta vào xe. Anh ta chẳng kháng cự hay gì cả".[41] Floyd sau đó im lặng và bất động. Một xe cứu thương đến và Chauvin không rời đùi anh cho đến khi dịch vụ y tế khẩn cấp đưa Floyd lên cáng. Chauvin quỳ lên cổ của Floyd trong khoảng bảy phút (bao gồm bốn phút sau khi Floyd ngừng cử động) nhưng một video khác cho thấy hai viên cảnh sát khác quỳ lên Floyd còn một người đứng nhìn.[43][44]

Các bác sĩ không thấy mạch, và Floyd được tuyên bố qua đời tại bệnh viện.[45] Khám nghiệm tử thi của Floyd được thực hiện ngày 26 tháng 5, và ngày hôm sau, kết quả sơ bộ do Văn phòng Giám định Y tế Quận Hennepin được ban hành, khẳng định "không có bằng chứng cụ thể cho thấy chấn thương do ngạt thở hay thắt cổ". Bệnh lý nền của Floyd bao gồm bệnh động mạch vànhcao huyết áp. Bản báo cáo nói rằng "việc Mr. Floyd khống chế bởi cảnh sát, bệnh lý nền và bất kỳ chất gây say nào trong cơ thể có thể đã gây nên cái chết của anh".[46]

Đoạn video của vụ việc đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn Hoa Kỳ và dấy lên câu hỏi về việc sử dụng vũ lực phù hợp bởi các cơ quan và lực lượng cảnh sát.

Biểu tình Minneapolis–Saint Paul

Ngày 1: 26 tháng 5

Người biểu tình Minneapolis diễu hành ngày 26 tháng 5, một ngày sau cái chết của Floyd

Biểu tình bắt đầu từ giữa trưa ngày 26 tháng 5, một ngày sau cái chết của Floyd.[47] Hằng trăm người diễu hành tiến về đồn cảnh sát Khuôn viên thứ ba MPD để thể hiện sự phản đối với cảnh sát Minneapolis.[48][49] Khuôn viên thứ ba bị phun sơn phá hoại,[50] và cuộc biểu tình trở nên bạo lực khi đoàn người ném đá vào xe cảnh sát the protest turned violent as rocks were thrown at police squad cars.[51] Tối hôm đó vào khoảng 8:00  giờ miền Trung, trong tình thế bế tắc, cảnh sát trong đồ bảo hộ bắn đạn túi đậu và chất hóa học vào người biểu tình, những người đang ném chai nước lại cảnh sát.[52]

Ngày 2: 27 tháng 5

Cứu thương đường phố chăm sóc một người biểu tình bị phun chất hóa học

Cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ngày 27 tháng 5. Khoảng 6:00 tối, cảnh sát bắn đạn cao su và chất hóa học gần Đại lộ Hiawatha và Lake Street vào những người biểu tình đang phá cửa sổ tại khuôn viên cảnh sát.[53] Buổi tối hôm đó, một người đàn ông da trắng mặc đồ bảo hộ đen và một mặt nạ dưỡng khí, bước đến một cửa hàng xe hơi Autozone kế bên sở cảnh sát và phá cửa sổ với một cây búa trong khi người đi ngang bảo anh dừng lại. Một số suy đoán cho rằng người đàn ông là một tác nhân khiêu khích.[54] Người dùng mạng xã hội cho rằng người đàn ông này là một cảnh sát Saint Paul giấu mặt; Sở Cảnh sát Saint Paul thông báo qua Twitter từ chối cáo buộc này.[55][56]

Sau đó, những video lan truyền trên Twitter, Facebook, và những mạng xã hội hác cho thấy cửa hàng Autozone trên Đường East Lake bốc chấy. Một cửa hàng Target gần đó bị cướp bóc bởi một đám đông ít nhất 100 người.[57] Một người đàn ông bị bắn chết bởi một chủ tiệm cầm đồ, người tưởng anh ta đang đột nhập vào cửa hàng của mình. Người chủ, một người đàn ông 59 tuổi, đã bị bắt giữ để điều tra vụ án mạng.[58]

Xem thêm

Đọc thêm

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ Porterfield, Carlie (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “Global Protests Sparked By George Floyd's Death Spread To Toronto, London And Berlin”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Robertson, Nicky (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “US surgeon general says "there is no easy prescription to heal our nation". CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ a b “Gov. Kemp to deploy up to 1,500 National Guardsmen in Atlanta Saturday night”. WSB-TV. ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ a b c Sands, Geneva (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “Customs and Border Protection drone flew over Minneapolis to provide live video to law enforcement”. CNN. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ a b Ryan Faircloth; Liz Navratil; Liz Sawyer; Matt McKinney (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “Looting and flames erupt in Minneapolis amid growing protests over George Floyd's death”. Star Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “Woman Found Dead Inside Car In North Minneapolis Amid 2nd Night Of Looting, Fires”. CBS Minnesota. CBS Minnesota. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Loomes, Phoebe (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “Officer killed in US protests as law enforcement struggle to contain violence”. News.com.au (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “Police: Man killed in shooting near Detroit protests was 21-year-old Eastpointe man”. Detroit Free Press.
  9. ^ “Man fatally struck by FedEx truck during George Floyd protests in St. Louis”. NBC News.
  10. ^ “Indianapolis riots: One person killed, multiple shootings in Downtown violence, IMPD says”. Indystar.
  11. ^ Bản mẫu:Cite Youtube
  12. ^ Spelbring, Meredith (30 tháng 5 năm 2020). “Police release photo of suspect in killing near Detroit protests”. Detroit Free Press. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Vives, Ruben; Winton, Richard; Rector, Kevin; Wigglesworth, Alex. “More than 500 arrests after looting and vandalism sweep downtown L.A.”. LA Times. LA Times. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “George Floyd rally: Nearly 200 arrests, 4 officers injured during Houston protest, HPD says”. KHOUS1. KHOU11. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “200 Arrested in 2nd Day of Violent NYC Protests Against Police Brutality Over George Floyd Death”. NBC New York. NBC New York. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “George Floyd: US protests over police brutality intensify - Live”. Al Jazeera. Al Jazeera. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Pengelly, Martin (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “George Floyd protests: Trump threatens protesters with 'vicious dogs' and 'ominous weapons' – live”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ Mettler, Katie; Kornfield, Meryl; Kim, Seung Min; Itkowitz, Colby; Knowles, Hannah; Horton, Alex; Hernández, Arelis R.; du Lac, J. Freedom; Fritz, Angels. “America braces for another night of chaos after police, protesters clash in dozens of cities”. The Washington Post. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ AP (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “Violent protests rock Minneapolis for 2nd straight night over in-custody death”. ABC7 Los Angeles (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ Jimenez, Omar; Chavez, Nicole; Hanna, Jason (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “As heated protests over George Floyd's death continue, Minnesota governor warns of 'extremely dangerous situation'. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ DeMarche, Edmund (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “Deadly shooting near George Floyd protest as looting, arson grip Minneapolis”. Fox News. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020. Some protesters skirmished with officers, who fired rubber bullets and tear gas in a repeat of Tuesday night's confrontation.
  22. ^ Divine, Mary (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “More George Floyd protesters arrested in Oakdale; chief says police must 'protect life and property' in city”. St. Paul Pioneer Press.
  23. ^ Sullivan, Tim; Forliti, Amy (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “George Floyd death: Protesters enter Minneapolis police station, set fires”. ABC7 Los Angeles (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ Wilkinson, Joseph (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Angry crowds set fire to Minneapolis police station as George Floyd protest turns violent”. New York Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  25. ^ “Dakota County, Anoka County, suburbs join Minneapolis, St. Paul in ordering weekend curfews”. Star Tribune.
  26. ^ Romm, Tony; Chiu, Allyson (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Twitter flags Trump for 'glorifying violence' after he says Minneapolis looting will lead to 'shooting'. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ “Curfews go into effect in cities around the country”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  28. ^ “National Guard Called up in 11 States to Handle Protests | Voice of America - English”. www.voanews.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ Hinton, Elizabeth (2016). From the War on Poverty to the War on Crime: The Making of Mass Incarceration in America. Harvard University Press. tr. 68–72. ISBN 9780674737235.
  30. ^ Ellis, Ralph; Kirkos, Bill (ngày 16 tháng 6 năm 2017). “Officer who shot Philando Castile found not guilty”. CNN. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ Luibrand, Shannon (ngày 7 tháng 8 năm 2015). “Black Lives Matter: How the events in Ferguson sparked a movement in America”. CBS News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2016.
  32. ^ Haines, Errin (ngày 11 tháng 5 năm 2020). “Family seeks answers in fatal police shooting of Louisville woman in her apartment”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ Ellis, Nicquel Terry (ngày 7 tháng 5 năm 2020). “Why it took more than 2 months for murder charges and arrests in the death of Ahmaud Arbery”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ: |8= (trợ giúp)
  34. ^ “Emergency Executive Order 20-04” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  35. ^ “Emergency Executive Order 20-20” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  36. ^ Richmond, Todd (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “George Floyd had started a new life in Minnesota before he was killed by police”. Boston Globe. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  37. ^ Goldberg, Michelle (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Opinion - America Is a Tinderbox”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  38. ^ Ries, Brian. “8 notable details in the criminal complaint against ex-Minneapolis Police Officer Derek Chauvin”. cnn.com. Cable News Network. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  39. ^ Owen, Tess (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “New Videos Appear to Undermine Police Account That George Floyd 'Resisted' Officers”. Vice. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
  40. ^ Hauser, Christine (26 tháng 5 năm 2020). “F.B.I. to Investigate Arrest of Black Man Who Died After Being Pinned by Officer”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ a b Dakss, Brian (26 tháng 5 năm 2020). “Video shows Minneapolis cop with knee on neck of motionless, moaning man who later died”. CBS News. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ Nawaz, Amna (26 tháng 5 năm 2020). “What we know about George Floyd's death in Minneapolis police custody”. PBS Newshour. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ Montgomery, Blake (27 tháng 5 năm 2020). “Black Lives Matter Protests Over George Floyd's Death Spread Across the Country”. The Daily Beast. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020. Floyd, 46, died after a white Minneapolis police officer, Derek Chauvin, kneeled on his neck for at least seven minutes while handcuffing him.
  44. ^ “New video appears to show three police officers kneeling on George Floyd”. CNN (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  45. ^ Steinbuch, Yaron (ngày 28 tháng 5 năm 2020). “First responders tried to save George Floyd's life for almost an hour”. New York Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  46. ^ Soellner, Mica (ngày 29 tháng 5 năm 2020). “Medical examiner concludes George Floyd didn't die of asphyxia”. Washington Examiner (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  47. ^ “In pictures: Protesting the death of George Floyd”. CNN. ngày 27 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  48. ^ “Demonstrators gather around Minneapolis to protest death of George Floyd”. KSTP (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  49. ^ “Family and Friends Mourn Minneapolis Police Killing Victim George Floyd”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  50. ^ “Minneapolis Protestors Trash Police Precinct During Clash over George Floyd's Death”. nypost.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  51. ^ 'It's Real Ugly': Protesters Clash With Minneapolis Police After George Floyd's Death” (bằng tiếng Anh Mỹ). ngày 26 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  52. ^ Star Tribune [@StarTribune] (ngày 26 tháng 5 năm 2020). “Shortly before 8 p.m. outside the 3rd Precinct headquarters, Minneapolis police in riot gear were firing chemical agents and sandbags at the protesters, who were throwing water bottles at them in what appeared to be a standoff” (Tweet). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020 – qua Twitter.
  53. ^ “Protestors Gather Where George Floyd Was Killed, As well as MPD 3rd Precinct”. minnesota.cbslocal.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020. Starting at about 6 p.m., police began firing chemical irritant and firing rubber bullets at the precinct, located near the intersection of Lake Street and Hiawatha Avenue, as video on social media shows some protesters once again began breaking the precinct's windows. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  54. ^ “Questions arise over masked white man with umbrella seen calmly smashing windows before Minneapolis riots”. The Independent (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020.
  55. ^ “Did an undercover cop really vandalize a Minnesota AutoZone?”. The Daily Dot (bằng tiếng Anh Mỹ). ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  56. ^ 'Not Our Officer': St. Paul PD Says Social Media Post Claiming One Of Its Officers Incited Mpls. Riots Is False”. CBS Minnesota (bằng tiếng Anh Mỹ). ngày 28 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  57. ^ “Looting and fires break out after protests in Minneapolis”. fox9.com. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2020.
  58. ^ “As Mayor Frey calls for officer's arrest, violence intensifies in Minneapolis”. Star Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)

Liên kết ngoài