Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Độc Cô Cầu Bại”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã lùi lại sửa đổi 62306372 của Nguyenquocda (thảo luận)Huyền thiết không rèn ra Ỷ thiên đâu bạn, bạn có thể đọc lại bộ tân tu để có thêm thông tin
Thẻ: Lùi sửa Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 15: Dòng 15:
| organisations =
| organisations =
| teachers =
| teachers =
| students = Phong Thanh Dương,<br>Lệnh Hồ Xung (đệ tôn),<br>Dương Quá
| students = Phong Thanh Dương,<br>Lệnh Hồ Xung,<br>Dương Quá
| qinggong =
| qinggong =
| neigong =
| neigong =
Dòng 22: Dòng 22:
| weapons = Cương kiếm,<br>Tử vi nhuyễn kiếm,<br>Huyền thiết trọng kiếm,<br>Mộc kiếm, <br>Vô kiếm
| weapons = Cương kiếm,<br>Tử vi nhuyễn kiếm,<br>Huyền thiết trọng kiếm,<br>Mộc kiếm, <br>Vô kiếm
}}
}}
'''Độc Cô Cầu Bại''' ([[tiếng Hán phồn thể|phồn thể]]:獨孤求敗, [[Trung văn giản thể|giản thể]]:独孤求败, [[bính âm]]:''Dugu Qiubai''), hiệu là '''Kiếm Ma''', là một nhân vật hư cấu trong các [[tiểu thuyết võ hiệp]] của [[nhà văn]] [[Kim Dung]], được xem là một trong những nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, là thiên hạ vô địch vời thời mà ông sống. Tên của Độc cô cầu bại có nghĩa là "Cô độc một mình mong được bại trận", biểu thị khả năng kiếm thuật thần thông của nhân vật này.
'''Độc Cô Cầu Bại''' ([[tiếng Hán phồn thể|phồn thể]]:獨孤求敗, [[Trung văn giản thể|giản thể]]:独孤求败, [[bính âm]]:''Dugu Qiubai''), hiệu là '''Kiếm Ma''', là một nhân vật hư cấu trong các [[tiểu thuyết võ hiệp]] của [[nhà văn]] [[Kim Dung]], được xem là một trong những nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Tên của Độc cô cầu bại có nghĩa là "Cô độc một mình mong được bại trận".


Độc cô cầu bại được đề cập đến trong hai bộ tiểu thuyết [[Thần điêu hiệp lữ]], [[Tiếu ngạo giang hồ]] và rất ngắn gọn trong bộ [[Lộc đỉnh ký]]. Độc Cô Cầu Bại chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết Kim Dung mà chỉ để lại những triết lý đặc sắc về kiếm thuật. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc cô cầu bại là [[Dương Quá]] (trong [[Thần điêu hiệp lữ]]), [[Phong Thanh Dương]] và [[Lệnh Hồ Xung]] (trong [[Tiếu ngạo giang hồ]]). Kim Dung không mô tả nhân vật này sống vào giai đoạn nào, nhưng dựa trên các chi tiết được nói tới thì có thể xác định nhân vật này sống trong giai đoạn đầu thế kỷ 12 (sau các sự kiện trong [[Thiên long bát bộ]] và trước các sự kiện trong [[Anh hùng xạ điêu]])
Độc cô cầu bại được đề cập đến trong hai bộ tiểu thuyết [[Thần điêu hiệp lữ]], [[Tiếu ngạo giang hồ]] và rất ngắn gọn trong bộ [[Lộc đỉnh ký]]. Độc Cô Cầu Bại chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết Kim Dung mà chỉ để lại những triết lý đặc sắc về kiếm thuật. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc cô cầu bại là [[Dương Quá]] (trong [[Thần điêu hiệp lữ]]), [[Phong Thanh Dương]] và [[Lệnh Hồ Xung]] (trong [[Tiếu ngạo giang hồ]]). Kim Dung không mô tả nhân vật này sống vào giai đoạn nào, nhưng dựa trên các chi tiết được nói tới thì có thể xác định nhân vật này sống trong giai đoạn đầu thế kỷ 12 (sau các sự kiện trong [[Thiên long bát bộ]] và trước các sự kiện trong [[Anh hùng xạ điêu]])
Dòng 80: Dòng 80:
- Triết lý về vô kiếm: Vô kiếm thắng hữu kiếm (không dùng kiếm cũng thắng người dùng kiếm).
- Triết lý về vô kiếm: Vô kiếm thắng hữu kiếm (không dùng kiếm cũng thắng người dùng kiếm).


Sau này Dương Quá đã ngộ ra được chân lý này, và dùng thanh Huyền thiết trọng kiếm nặng nề để luyện nội công dưới thác nước dưới sự trợ giúp của thần điêu, qua đó trở thành một đại cao thủ dù một tay đã bị cụt. Đến cuối truyện, thanh Huyền thiết trọng kiếm được Dương Quá tặng cho Quách Tĩnh, về sau được nấu chảy để đúc thành Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao, 2 thanh binh khí trong [[Ỷ thiên đồ long ký]].
Sau này Dương Quá đã ngộ ra được chân lý này, và dùng thanh Huyền thiết trọng kiếm nặng nề để luyện nội công dưới thác nước dưới sự trợ giúp của thần điêu, qua đó trở thành một đại cao thủ dù một tay đã bị cụt.


== Độc Cô Cầu Bại trong [[Tiếu ngạo giang hồ]] - Đệ nhất kiếm pháp [[Độc cô cửu kiếm]] ==
== Độc Cô Cầu Bại trong [[Tiếu ngạo giang hồ]] - Đệ nhất kiếm pháp [[Độc cô cửu kiếm]] ==

Phiên bản lúc 16:46, ngày 12 tháng 6 năm 2020

Độc Cô Cầu Bại
Sáng tạo ra bởi Kim Dung
Xuất hiện trong Thần điêu hiệp lữ
Tiếu ngạo giang hồ
Lộc đỉnh ký
Thông tin cá nhân
Ngoại hiệu "Kiếm Ma" (劍魔)
Giới Nam
Kết giao
Đệ tử Phong Thanh Dương,
Lệnh Hồ Xung,
Dương Quá
Võ công
Phép quyền, cước, trảo, chỉ, chưởng Vô kiếm
Phép sử binh khí Độc Cô Cửu Kiếm
Binh khí Cương kiếm,
Tử vi nhuyễn kiếm,
Huyền thiết trọng kiếm,
Mộc kiếm,
Vô kiếm

Độc Cô Cầu Bại (phồn thể:獨孤求敗, giản thể:独孤求败, bính âm:Dugu Qiubai), hiệu là Kiếm Ma, là một nhân vật hư cấu trong các tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được xem là một trong những nhân vật có võ công cao nhất trong các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Tên của Độc cô cầu bại có nghĩa là "Cô độc một mình mong được bại trận".

Độc cô cầu bại được đề cập đến trong hai bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ và rất ngắn gọn trong bộ Lộc đỉnh ký. Độc Cô Cầu Bại chưa từng xuất hiện trong các tình tiết của tiểu thuyết Kim Dung mà chỉ để lại những triết lý đặc sắc về kiếm thuật. Các nhân vật có thể coi là truyền nhân của Độc cô cầu bại là Dương Quá (trong Thần điêu hiệp lữ), Phong Thanh DươngLệnh Hồ Xung (trong Tiếu ngạo giang hồ). Kim Dung không mô tả nhân vật này sống vào giai đoạn nào, nhưng dựa trên các chi tiết được nói tới thì có thể xác định nhân vật này sống trong giai đoạn đầu thế kỷ 12 (sau các sự kiện trong Thiên long bát bộ và trước các sự kiện trong Anh hùng xạ điêu)

Độc Cô Cầu Bại trong Thần điêu hiệp lữ

Nhân vật Độc Cô Cầu Bại xuất hiện trong Thần điêu hiệp lữ theo sự hồi tưởng của Dương Quá khi được con chim điêu, con vật được cho là người bạn cuối đời của Độc Cô, dẫn Dương Quá đến mộ của ông ta. Dương Quá đã hồi tưởng về một con người Độc Cô Cầu Bại kiếm thuật vô song, tung hoành thiên hạ, cuối đời cô quạnh sống với chim điêu, chết trong buồn bã vì không thể tìm được một người có thể địch nổi kiếm thuật của ông ta, mong một lần thất bại mà không được. Ông ta đã chôn các thanh kiếm của mình tại nơi gọi là kiếm mộ cùng với các chú giải về triết lý dùng kiếm.

Phát hiện kiếm mộ:

Dương Quá thấy trên phiến đá lớn, bên cạnh hai chữ "Kiếm mộ", còn có hai hàng chữ khắc vào đá:

"Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại vô địch thiên hạ, chôn kiếm chốn này.
Ô hô! Quần hùng thúc thủ, trường kiếm dẫu sắc, còn có ích chi!"

Phát hiện ba thanh kiếm và một tảng đá ở trong Mộ kiếm cùng năm triết lý kiếm thuật:

Thần điêu lại kêu khẽ vài tiếng, dùng hai chân bới các tảng đá trên mộ kiếm sang một bên. Dương Quá chợt nghĩ: "Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại võ công tuyệt thế, không chừng lưu lại kiếm kinh kiếm phổ gì chăng?". Chỉ thấy thần điêu hai chân chuyển đá không ngừng, để lộ ra một dãy ba thanh kiếm, giữa thanh kiếm thứ nhất và thanh kiếm thứ hai có một phiến đá dài. Ba thanh kiếm và phiến đá được đặt trên một tảng đá lớn màu xanh.

  • Vị trí thứ nhất: Cương kiếm

Dương Quá nhấc thanh kiếm thứ nhất lên, thấy dưới bề mặt tảng đá có khắc hai hàng chữ nhỏ:

"Cương mãnh lợi hại, cứng mấy cũng xuyên,
Thời trẻ dùng để tranh đấu với quần hùng"

Nhìn lại thanh kiếm, thấy dài chừng bốn thước, thanh quang lấp loáng, đích thị là kiếm sắc.

  • Vị trí thứ hai: Tảng đá (thay cho Tử vi nhuyễn kiếm)

Chàng đặt thanh kiếm ấy xuống chỗ cũ, cầm phiến đá lên, thấy dưới bề mặt tảng đá xanh cũng có khắc hai hàng chữ nhỏ:

"Tử Vi nhuyễn kiếm, dùng trước ba mươi tuổi
Lỡ tay đả thương nghĩa sĩ, bèn vứt xuống vực sâu"

Dương Quá nghĩ: "Chỗ này thiếu một thanh kiếm, thì ra đã bị lão tiền bối ném xuống vực, không hiểu đã lỡ tay đả thương nghĩa sĩ như thế nào, chuyện đó chắc là vĩnh viễn không ai biết được".

  • Vị trí thứ ba: Huyền thiết trọng kiếm

Chàng xuất thần một hồi, nhấc thanh kiếm thứ hai lên, được vài thước thì "keng" một tiếng, thanh kiếm tuột tay rơi xuống đá, lửa bắn tung toé, bất giác chàng giật mình. Nguyên thanh kiếm đen trũi này trông không có gì lạ, song cực nặng, đốc kiếm dài hơn ba thước, nặng không dưới bảy, tám chục cân, gấp vài lần thứ binh khí nặng nhất trong chiến trận. Dương Quá lúc cầm lên không ngờ nó nặng đến thế, nên đánh rơi nó xuống. Chàng cúi nhấc nó lên, lần này có phòng bị, dĩ nhiên cũng nhấc được, không mấy khó khăn. Chàng thấy kiếm không có lưỡi sắc, mũi kiếm thì tròn như hình bán cầu, nghĩ bụng: "Thanh kiếm đã nặng, sử dụng bất tiện, lại không có lưỡi sắc và mũi nhọn, kỳ lạ thật!" Nhìn dưới bề mặt tảng đá, thấy có khắc hai hàng chữ nhỏ:

"Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công
Trước bốn mươi tuổi, tung hoành thiên hạ"

Dương Quá lẩm bẩm tám chữ "Trọng kiếm thô sơ, không hề gia công", tựa hồ đã hiểu ra, nhưng nghĩ kiếm thuật trên thế gian, bất kể các môn phái biến hóa như thế nào, trước hết cũng phải coi trọng việc sử dụng linh hoạt thuận tiện, còn thanh kiếm này quá nặng, không biết sử dụng ra sao, chàng cứ ngẩn người suy nghĩ.

  • Vị trí thứ tư: Mộc kiếm

Một hồi sau, chàng mới đặt thanh kiếm nặng đó xuống, nhấc thanh kiếm thứ ba lên, lần này chàng lại bị lầm. Chàng cứ tưởng thanh kiếm này phải nặng hơn thanh kiếm vừa rồi, nên vận lực ra cánh tay. Nào ngờ nó nhẹ tênh như không, chàng ngưng thần xem kỹ, hóa ra đó là một thanh kiếm gỗ, chôn dưới đá lâu năm, thân và cán kiếm đều đã bị mục, đọc dưới mặt đá có khắc dòng chữ:

"Sau bốn mươi tuổi, không mang binh khí,
Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.
Cứ thế tinh tu, đạt tới cảnh giới vô kiếm thắng hữu kiếm"

Đây chính là hai triết lý cuối cùng về kiếm thuật:

- Triết lý về mộc kiếm: Thảo mộc trúc thạch đều có thể dùng làm kiếm.

- Triết lý về vô kiếm: Vô kiếm thắng hữu kiếm (không dùng kiếm cũng thắng người dùng kiếm).

Sau này Dương Quá đã ngộ ra được chân lý này, và dùng thanh Huyền thiết trọng kiếm nặng nề để luyện nội công dưới thác nước dưới sự trợ giúp của thần điêu, qua đó trở thành một đại cao thủ dù một tay đã bị cụt.

Độc Cô Cầu Bại trong Tiếu ngạo giang hồ - Đệ nhất kiếm pháp Độc cô cửu kiếm

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Độc cô cầu bại chỉ xuất hiện qua lời kể của Phong Thanh Dương khi truyền thụ Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung. Theo lời kể của Phong Thanh Dương, Độc cô cầu bại là một người thông minh tuyệt đỉnh, là người đã sáng tạo ra Độc cô cửu kiếm, và nhờ kiếm pháp vô địch thiên hạ này, Độc cô cầu bại cũng không có địch thủ và ông ta thậm chí còn vui mừng biết bao khi có một người có khả năng khiến cho ông ta phải quay kiếm trở lại phòng thủ. Nguyên lý chung của Độc cô cửu kiếm là "con người là sống, chiêu số là chết, bất kỳ chiêu số nào hình thành, thì dù cao thâm đến đâu cũng có sơ hở, muốn đánh bại chỉ cần tấn công vào chỗ sơ hở đó". Người sử dụng kiếm không có chiêu số sẽ không có sơ hở, phải biết sử dụng kiếm biến hóa, linh hoạt như nước chảy mây bay, tiện thế nào dùng như thế, không bị ép vào khuôn phép. Độc cô cửu kiếm không có phòng thủ, mà dùng chính tấn công làm phòng thủ. Triết lý của Độc cô cửu kiếm chính là sự linh hoạt, không ép mình vào những quy tắc cứng nhắc, dựa trên các triết lý của triết học Lão giáo, dạy con người sống linh hoạt theo các quy luật của thiên nhiên.

Độc cô cửu kiếm có tất cả chín chiêu:[1]

  • Tổng quát thức: Là các quy luật chung, các quy tắc biến hóa trong kiếm thuật: di chuyển, quan sát, tấn công... Các biến hóa trong tổng quát thức dựa trên các quy luật biến hóa của bát quái trong Kinh Dịch với 360 cách biến hóa.
  • Phá kiếm thức: Là các quy tắc phá giải tất cả các loại kiếm pháp.
  • Phá đao thức: Các quy tắc phá tất cả các loại đao pháp, từ đơn đao, song đao, đại đao, liễu diệp đao, quỷ đầu đao, trảm mã đao...
  • Phá thương thức: Quy tắc tấn công các đối thủ sử dụng thương, kích, côn, bổng, trượng, gậy...
  • Phá tiên thức: Hóa giải cương tiên, cương thích, trủy thủ, thiết bài, thiết giản, điểm huyệt...
  • Phá sách thức: Phá trường sách, nhuyễn tiên, tam thiết côn, thiết liễn, lưu tinh trùy...
  • Phá chưởng thức: Hóa giải các loại võ công sử dụng trực tiếp chân, tay, công lực. Bao gồm các loại quyền, cước, đoản đả, cầm nã, trảo thủ, chỉ pháp, chưởng pháp... "Ðối phương dám để tay không địch với trường kiếm thì dĩ nhiên võ công họ đã cao thâm ghê gớm. Ðại phàm những tay cao thủ võ học, võ công đến mực thượng thặng thì trong tay có binh khí hay không cũng chẳng xa nhau là mấy."
  • Phá tiễn thức: Dùng để phá các loại mũi tên, ám khí... "Muốn luyện thức này thì trước hết phải học nghe tiếng gió để phân biệt là ám khí gì ở phương nào bắn tới. Chẳng những chỉ dùng trường kiếm để gạt mọi thứ ám khí của địch nhân bắn tới mà còn mượn sức của đối phương để phản kích lại, tức là dùng món ám khí của địch nhân bắn tới để bắn ngược lại địch nhân." Một minh họa điển hình của chiêu thức này là Lệnh Hồ Xung dù mất hết nội lực vẫn sử dụng một chiêu kiếm xuất thần đâm mù mắt 15 đại cao thủ vây quanh.
  • Phá khí thức: Dùng để hóa giải các đối thủ có nội công đã đến mức thượng thừa. Theo Phong Thanh Dương thì thức này rất trừu tượng và khó luyện. Lúc dạy cho Lệnh Hồ Xung thì Phong Thanh Dương chỉ truyền thụ khẩu quyết, ông cũng nói rằng Lệnh Hồ Xung cần phải rèn luyện thức này thêm 20 năm nữa mới có thể sử dụng và tranh hùng với cao thủ trong thiên hạ. Trong suốt những lần giao tranh của bộ tiểu thuyết, Lệnh Hồ Xung chỉ sử dụng được 8 chiêu đầu của "Độc Cô Cửu Kiếm", "Phá Khí Thức" chưa được dùng lần nào.

9 chiêu kiếm thuật Độc cô cửu kiếm bao hàm một nguyên lý duy nhất: "Dĩ vô chiêu địch hữu chiêu". Phong Thanh Dương đã dạy Lệnh Hồ Xung rằng Kiếm Ma là người thông minh tuyệt đỉnh, học kiếm pháp của Kiếm Ma thì chỉ có thể dùng một chữ "ngộ", không thể học theo cách nhớ chay. Phong Thanh Dương nhiều lần mạt sát Nhạc Bất Quần dạy hư học trò, không cho học trò không gian phát triển, cứ ép buộc phải chính xác từng chiêu từng thức, chẳng khác gì biến học trò thành ngựa gỗ trâu đá.

Phong Thanh Dương nói rằng: "Học thuộc được 300 bài thơ Đường thì cứ cho là mình biết ngâm thơ, nhưng bảo tự sáng tác lấy một bài thơ thì vị tất đã làm nổi". Ông chủ trương rằng: "Chiêu thức là chết, người là sống. Học kiếm thì phải luôn linh hoạt sáng tạo, dùng chiêu thức thì phải như nước chảy mây trôi, không cần chính xác từng tí nhưng phải quán triệt với nhau từ đầu đến cuối. Sau đó thì quên đi những gì đã học, cứ theo bản năng mà sử dụng. Càng quên đi những gì đã học thì ra tay càng không có chiêu số, kẻ địch không sao phá được. Đó chính là cảnh giới vô chiêu."

Độc Cô Cầu Bại trong Lộc Đỉnh ký

Trong tác phẩm Lộc Đỉnh ký, Độc Cô Cầu Bại (và cả nhân vật Lệnh Hồ Xung) được nhắc đến ngắn gọn qua lời của nhân vật Trừng Quan đại sư: "Cổ nhân nói võ công luyện tới mức xuất thần nhập hóa thì như linh dương móc sừng lên cây để ngủ, không có dấu vết nào mà tìm được. Nghe nói ngày trước có vị Độc Cô Cầu Bại đại hiệp và Lệnh Hồ Xung đại hiệp dùng vô chiêu thắng hữu chiêu, vô địch trên đời..." [2]

Độc Cô Cầu Bại trên phim ảnh

Năm 1990, TVB Hồng Kông đã trình chiếu bộ phim Kiếm ma Độc Cô Cầu Bại (劍魔獨孤求敗) với nhân vật Độc Cô Cầu Bại do Huỳnh Nhật Hoa thủ vai. Nội dung phim bắt đầu từ một người có sức mạnh tàn ác trên giang hồ là Độc Cô Thiên Phong. Độc Cô Thiên Phong là kỳ tài của võ học, tuy nhiên tính tình khác người. Vì muốn độc chiếm các bí cấp võ công nên ra tay tàn sát võ lâm. Sau khi bị các phái tiêu diệt, Thiên Phong bị bắt giam hơn 20 năm, đứa con mới sinh và người vợ cũng bị thất lạc. 20 năm sau, Lâm Khang từ 1 thiếu niên tốt bụng, trở thành 1 thiếu hiệp hành hiệp trượng nghĩa. Anh cùng với thiếu chủ Bạch Gia Bảo trở thành đệ tử phái Thiên Sơn, nhưng tính tình của Bạch Thành Trung nham hiểm nên đã hại cả nhà Lâm Khang. Và sau cùng, khi quyết đấu với Độc Cô Thiên Phong, sau khi đánh bại được Độc Cô, Lâm Khang mới biết mình là đứa con thất lạc hơn 20 năm. Sau cùng, khi sáng chế ra môn kiếm pháp: Độc cô cửu kiếm lừng danh giang hồ, Lâm Khang tiêu diệt Bạch Thành Trung và đổi tên là: Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại. Sau này truyền nhân của ông là Dương Quá, Phong Thanh DươngLệnh Hồ Xung.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Hồi 60, Tiếu ngạo giang hồ.
  2. ^ Trích tác phẩm Lộc đỉnh ký