Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dầu Giây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 105: Dòng 105:
[[Thể loại:Thị trấn Việt Nam]]
[[Thể loại:Thị trấn Việt Nam]]
[[Thể loại:Đô thị Việt Nam loại V]]
[[Thể loại:Đô thị Việt Nam loại V]]
[[Thể loại:Huyện lỵ Việt Nam]]

Phiên bản lúc 02:36, ngày 25 tháng 6 năm 2020

Dầu Giây
Thị trấn
Thị trấn Dầu Giây
Ngã tư Dầu Giây
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhĐồng Nai
HuyệnThống Nhất
Thành lập10/5/2019[1]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2008
Địa lý
Tọa độ: 10°56′29″B 107°08′23″Đ / 10,941446°B 107,139795°Đ / 10.941446; 107.139795
Dầu Giây trên bản đồ Việt Nam
Dầu Giây
Dầu Giây
Vị trí thị trấn Dầu Giây trên bản đồ Việt Nam
Diện tích14,14 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng23.309 người
Mật độ1.648 người/km²
Khác
Mã hành chính26326[2]

Dầu Giâythị trấn huyện lỵ của huyện Thống Nhất, huyện Đồng Nai, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Dầu Giây nằm ở trung tâm huyện Thống Nhất, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 14,14 km², dân số năm 2018 là 23.309 người[1], mật độ dân số đạt 1.648 người/km².

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi

Trước đây Dầu Giây vốn là tên của một số địa danh thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Có 2 giả thuyết phổ biến về tên gọi Dầu Giây:[3]

  1. Xưa kia, vùng này có rất nhiều cây Dầu, trên thân của nó có nhiều dây leo chằng chịt. Người địa phương theo thời gian phát âm trại đi "Dây" thành "Giây", lâu ngày thành tên.
  2. Năm 1954, một số giáo dân theo hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm di cư vào khu vực miền Nam, đã an cư lạc nghiệp ở nơi này, họ đem theo mình những tập tục, thói quen trồng cây trầu tại khu mình sống. Vì thế ở đây xuất hiện rất nhiều cây trầu dây nhưng người Hà Nam Ninh phát âm "tr" thành "d, gi", do vậy trầu dây đọc thành Dầu Giây.

Lịch sử hành chính

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập xã Dầu Giây thuộc quận Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh. Chính quyền cách mạng cũng lập xã Bàu Hàm có địa giới tương ứng với xã Dầu Giây của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, về sau chia thành 2 xã Bàu Hàm 1 và Bàu Hàm 2, thuộc huyện Thống Nhất.

Năm 2003, huyện Thống Nhất chia tách thành 2 huyện: Thống Nhất và Trảng Bom. Đồng thời, xã Xuân Thạnh thuộc huyện Long Khánh vừa giải thể được sáp nhập vào huyện Thống Nhất và là trung tâm huyện lỵ mới của huyện Thống Nhất.

Địa bàn thị trấn Dầu Giây trước đây là 2 ấp Lập Thành, Trần Hưng Đạo của Xuân Thạnh cũ và 2 ấp Phan Bội Châu, Trần Cao Vân của xã Bàu Hàm 2.

Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 694/NQ-UBTVQH14[1]. Theo đó:

  • Điều chỉnh 4,69 km² diện tích tự nhiên và 13.692 người của xã Bàu Hàm 2 vào xã Xuân Thạnh
  • Điều chỉnh 14,07 km² diện tích tự nhiên và 42 người của xã Xuân Thạnh vào xã Bàu Hàm 2
  • Điều chỉnh 8,79 km² diện tích tự nhiên và 4.266 người của xã Xuân Thạnh vào xã Hưng Lộc
  • Thành lập thị trấn Dầu Giây trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Thạnh sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.

Thị trấn Dầu Giây có diện tích 14,14 km², dân số là 23.309 người.

Hành chính

Thị trấn Dầu Giây được chia thành 4 khu phố: Lập Thành, Phan Bội Châu, Trần Cao Vân, Trần Hưng Đạo.

Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Trên địa bàn thị trấn đang triển khai xây dựng nhiều công trình để phát triển kinh tế - xã hội như:

  • Xây dựng khu dân cư xóm hố A, B theo mô hình nhà phố biệt thự
  • Khu chợ và khu phố chợ huyện Thống Nhất
  • Khu tái định cư xã Bàu Hàm 2.
  • Khu dân cư A1-C1 nằm ngay gần ngã tư do Công ty Cổ Phần Việt Tín hợp tác với 2 công ty của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và công ty CP KCN và Đô thị Đức Hòa 3 và thành lập Công ty CP Phú Việt Tín để thực hiện dự án "Khu dân cư A1-C1 thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai"
  • Chợ đầu mối nông sản và thực phẩm sạch Dầu Giây, được khởi công xây dựng vào tháng 11/2016
  • Khu công nghiệp Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai. Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực. Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc - Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bệnh viện Đa khoa Dầu Giây

Xã hội

Giáo dục

Các trường học trên đìa bàn thị trấn:

  • Trường MN: Hoa Hướng Dương, nông trường Dầu Giây, Tuổi Ngọc,...
  • Có 2 trường TH: Phan Bội Châu, Xuân Thạnh
  • Có 2 trường THCS Ngô Quyền và Lương Thế Vinh
  • Trên địa bàn có trường THPT Dầu Giây có quy mô lớn so với những trường lân cận, có thể đáp ứng nhu cầu học tập cho toàn huyện
  • Đại học Lạc Hồng (phân hiệu Dầu Giây)
  • Trường Đại học Công nghệ Miền Đông được thành lập theo quyết định số 2168/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động đào tạo theo Quyết định số 727/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 3 năm 2014.

Y tế

Trên địa bàn thị trấn có Bệnh viện đa khoa Dầu Giây với quy mô lớn và những trung tâm y tế của xã, nhìn chung có thể đáp ứng được việc khám và chữa bệnh cho huyện.

Văn hóa

Đình Dầu Giây hiện tọa lạc tại khu phố Trần Cao Vân được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh theo Quyết định 3969/QĐ-UBND ngày 04/12/2013.Đình Dầu Giây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương đặc biệt là đội ngũ công nhân cao su mà trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nơi đây còn là địa điểm tập kết lương thực, thuốc men, đạn dược, trao đổi thư từ phục vụ cách mạng, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hàng năm, vào ngày 19, 20/12 âm lịch, đình Dầu Giây tổ chức lễ Kỳ yên, có đông đảo nhân dân đến tham dự.

Ngoài ra, trên địa bàn còn có nhiều địa điểm tín ngưỡng khác như: Đền mẫu Đông Cuông, Đền Cờn, Miếu Âm Hồn,...

Giao thông

Nhìn chung Dầu Giây có được thế mạnh về giao thông dễ tạo đà phát triển kinh tế trên địa bàn. Trên địa bàn thị trấn có 2 tuyến quốc lộ huyết mạch đi qua, đó là Quốc lộ 1AQuốc lộ 20. Quốc lộ 20 có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Tỉnh lộ DT769 cũng có điểm khởi đầu tại ngã tư Dầu Giây. Ngoài ra, thị trấn còn có có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua.

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, được thông xe toàn tuyến vào ngày 8 tháng 2 năm 2015. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Hiện tại, có các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng sau đây đang được xây dựng:

Chú thích

  1. ^ a b c d “Nghị quyết 694/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị cấp xã thuộc tỉnh Đồng Nai”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Dầu Giây - Một thời oanh liệt, một thời vàng son

Tham khảo