Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Krông Ana”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29: Dòng 29:
==Địa lý==
==Địa lý==
Huyện Krông Ana nằm gần trung tâm tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:
Huyện Krông Ana nằm gần trung tâm tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:
*Phía đông giáp huyện [[Cư Kuin]]
*Phía đông giáp các huyện [[Cư Kuin]] và [[Krông Bông]]
*Phía tây giáp huyện [[Krông Nô]] tỉnh [[Đắk Nông]]
*Phía tây giáp huyện [[Krông Nô]], tỉnh [[Đắk Nông]]
*Phía nam giáp huyện [[Lắk]]
*Phía nam giáp huyện [[Lắk]]
*Phía bắc giáp thành phố [[Buôn Ma Thuột]].
*Phía bắc giáp thành phố [[Buôn Ma Thuột]].

Phiên bản lúc 06:25, ngày 29 tháng 6 năm 2020

Krông Ana
Huyện
Huyện Krông Ana
Thác Đray Nur ở huyện Krông Ana
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Lắk
Huyện lỵthị trấn Buôn Trấp
Phân chia hành chính1 thị trấn, 7 xã
Thành lập19/9/1981
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVõ Đại Huế
Chủ tịch HĐNDY Nem Buôn Krông
Địa lý
Tọa độ: 12°29′05″B 108°01′46″Đ / 12,4848°B 108,0295°Đ / 12.4848; 108.0295
Krông Ana trên bản đồ Việt Nam
Krông Ana
Krông Ana
Vị trí huyện Krông Ana trên bản đồ Việt Nam
Diện tích356,09 km2
Dân số (2019)
Tổng cộng95.210 người
Mật độ241 người/km2
Dân tộcNgười Kinh, người Ê Đê, người Tày, người Nùng, người Gia Rai, người Mường...
Khác
Biển số xe47-L1
Số điện thoại0262.3637026

Krông Ana (đọc là /cờ-rông-a-na/) là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Krông Ana nằm gần trung tâm tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:

Địa hình của Krông Ana tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 400 m, đất có màu xám sáng và xám đen, độ phì khác cao. Chế độ mưa ẩm ở đây có phần giống vùng Buôn Ma Thuột, khí hậu mang tính chất nhiệt đới hơi ẩm. Sông chính chảy qua: Krông Ana, Krông Nô...

Lịch sử

Trước 1975 đến năm 2007

Theo kết quả khảo sát thuộc viện Khảo cổ học Việt Nam, tại vùng Quảng Điền hiện nay cho thấy đây là một điểm dân cư vừa lại là một xưởng chế tạo công cụ, đồ trang sức bằng đá.. Về niên đại của các di chỉ trên được xác định là từ 3000 năm đến 4000 năm cách ngày nay. Vùng này người dân tộc tại chỗ sống du canh du cư, làm nương phát rẩy. Năm 1904 tỉnh Đắk Lắk (Dac Lac) thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm thủ phủ của tỉnh thay cho Bản Đôn trước đó. Địa bàn huyện Krông Ana hiện nay là một phần của thị xã Buôn Ma Thuột và huyện Lắk. Ngày 05 tháng 06 năm 1930 Khâm sứ Trung Kỳ ra nghi định thành lập thị xã. Cho tới đầu những năm 1950 vẫn chỉ có người Êđê nhóm Bih sinh sống. Dọc theo sông Krông Ana, từ địa phận Dur Kmăl qua vùng Buôn Trấp đến xã Ea Na có khoảng trên dưới 30 buôn của người Êđê nhóm Bih, các sắc tộc khác chưa được phép đến đây. Từ 1950 trở đi bắt đầu có một số đồn điền cà phê của người Kinh và người Hoa. Diện tích của huyện Krông Ana sau năm 2007 bằng Xã Ea Bông thuộc thị xã Buôn Ma Thuột (có trụ sở của xã nằm gần ngã 3 xí nghiệp). Sau đó chính quyền Việt Nam cộng hòa dồn dân lập ấp, di cư lên trung tâm Buôn Mê Thuột.

Sau năm 1975, vùng này vẫn thuộc thuộc thị xã Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pắc (thuộc quận Phước An). Sau đó di cư dân kinh tế mới ở tỉnh Quảng Nam, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Thừa Thiên-Huế.v.v.. và thành lập các thêm đơn vị hành chính mới.

Hồ Sen ở huyện lỵ

Năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ Việt Nam) ban hành Quyết định số 75/HĐBT ngày 19 tháng 09 năm 1981 về việc phân vạch địa giới của huyện và thị xã Buôn Ma Thuột, trên cơ sở đó thành lập huyện Krông Ana với các xã Ea Bông, Ea Na, Ea Tiêu, Quảng Điền của thị xã Buôn Ma Thuột và các xã Hòa Hiệp, Ea Bhốk, Ea Ktur của huyện Krông Pắk cùng tỉnh đưa sang[1]. Địa hình của huyện được chia thành hai cánh là cánh Nam và cánh Bắc, ranh giới hai cánh được tách bởi đèo Ea Bông đi lại trao đổi khó khăn, diện tích tự nhiên hơn 644,85 km², dân số 48.453 người. Khi mới thành lập, huyện gặp nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng không đồng bộ; nạn đói dịch bệnh xảy ra thường xuyên; an ninh trật tự phức tạp lực lượng Fulrô hoạt động mạnh.

Khi mới thành lập, huyện có 7 xã: Ea Bhốk, Ea Bông, Ea Ktur, Ea Na, Ea Tiêu, Hòa Hiệp, Quảng Điền, trụ sở huyện lị đóng tại xã Ea Bông.

Ngày 6-3-1984, chia xã Ea Bông thành 3 đơn vị hành chính lấy tên là xã Ea Bông, xã Dur Kmăl và thị trấn Buôn Trấp; chia xã Quảng Điền thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Điền và xã Bình Hòa.

Năm 1993, thành lập 2 xã Cư Ê Wi và xã Ea Hu trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Ea Bhốk.

Ngày 31-12-2002, thành lập xã Băng A Drênh trên cơ sở 4.390 ha diện tích tự nhiên và 3.459 nhân khẩu của xã Dur Kmăl.

Ngày 29-8-2003, thành lập xã Dray Sáp trên cơ sở 3.950 ha diện tích tự nhiên và 8.049 nhân khẩu của xã Ea Na.

Ngày 23-3-2005, thành lập xã Dray Bhăng trên cơ sở trên cơ sở 4.159 ha diện tích tự nhiên và 9.294 nhân khẩu của xã Hòa Hiệp.

Sự nghiệp giáo dục vào năm (1981-1982) huyện có 16 trường tiểu học (cấp 1) và trung học cơ sở (cấp 2) chủ yếu là nứa lá, có 14 nghìn học sinh.

Về y tế vào năm 1976 thành lập bệnh xá 2 Buôn Trấp, thị xã Buôn Mê Thuột. Sau khi huyện nhận bàn giao lại, vừa thiếu thốn về phương tiện kỹ thuật, đội ngũ cán bộ y tế 43 người (không có bác sĩ). Cánh Bắc có 02 trạm xá là trạm xá Ea Tiêu thuộc Nông trường cà phê Ea Tiêu và trạm xá xã Hòa Hiệp, khám chữa bệnh cho dân đi kinh tế mới và các làng di cư miền Bắc 1954-1956 thuộc cánh này, điều kiện vật chất cũng thiếu thốn.

Đến năm 2007 huyện có 14 xã: Băng A Drênh, Bình Hòa, Cư Ê Wi, Dray Bhăng, Dray Sáp, Dur Kmăl, Ea Bhốk, Ea Bông, Ea Hu, Ea Ktur, Ea Na, Ea Tiêu, Hòa Hiệp, Quảng Điền và 01 thị trấn Buôn Trấp, dân số 196.823 người với 118 thôn, 47 buôn người dân tộc thiểu số với 23 dân tộc. Giáo dục có 93 trường với 56.883 học sinh từ bậc mầm non đến Trung hoc phổ thông. Y tế có 02 bệnh viện đa khoa, một bệnh viện huyện và một bệnh viện Việt Đức ở cánh Bắc thuộc Bộ NN-CN-TP, 170 giường bệnh. 01 Trung tâm y tế dự phòng (Trung tâm y tế), 100% thôn, buôn, tổ dân phố có nhân viên y tế thôn buôn.

Từ năm 2007 đến nay

Tháng 8 năm 2007 theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Krông Ana thành hai huyện Krông Ana và Cư Kuin, tách phần phía Bắc (cánh Bắc) huyện ra thành lập một huyện mới tên là Cư Kuin. Phần phía Nam (cánh Nam) còn lại vẫn giữ nguyên tên gọi Krông Ana, diện tích còn lại 356,09 km², với 8 xã thị trấn.

Ngày 30-12-2014, thị trấn Buôn Trấp được công nhận là đô thị loại IV.

Hành chính

Huyện Krông Ana có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Buôn Trấp (huyện lỵ) và 7 xã: Băng Adrênh, Bình Hòa, Dray Sáp, Dur Kmăl, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền.

Các xã, thị trấn lại được chia thành 73 thôn, buôn, trong đó có 26 thôn, buôn của người dân tộc thiểu số.

Kinh tế - xã hội

Có 2 doanh nghiệp quốc doanh và 91 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (số liệu 2010). Đối với 2 doanh nghiệp quốc doanh do hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên đã được chuyển đổi tên gọi thành Công ty TNHH MTV cà phê - ca cao Krông Ana và Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tổng hợp Krông Ana. Đến năm 2016, Công ty TNHH MTV cà phê - ca cao Krông Ana đã tuyên bố phá sản do hoạt động thua lỗ quá lớn.

Nông nghiệp

Krông Ana là huyện thuần nông, một số cây trồng: Cà phê, lúa nước, bắp lai, điều ghép, ca cao, hồ tiêu.. đã hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh tăng năng suất, hiệu quả cây trồng. Theo số liệu 2010: Tổng diện tích gieo trồng 27.530 ha; trong đó diện tích trồng lúa nước đạt 10.127 ha, diện tích trồng cà phê 8.224 ha. Bình quân lương thực đầu người đạt 1.063 kg/người/năm. Tổng sản lượng cây có hạt 87.693 tấn, sản lượng cà phê nhân xô là 23.360 tấn.

Ngành chế biến nông lâm sản phát triển, giao đất giao rừng cho người dân

Công nghiệp gồm cơ khí sửa chữa, sản xuất gạch ngói phát triển theo phương thức thủ công. Có 98,8% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, thay đổi mô hình quản lý điện. Một nhà máy thủy điện buôn Kuốp tại xã Dray Sáp.

Khai thác tài nguyên môi trường: Khai thác cát Ea Na

Thương mại

Năm 2010 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ 631.418 triệu đồng. Bưu chính viễn thông tính theo mật độ trung bình 13 máy/100 dân.

Xã hội

Về du lịch có thác nước thác nước Drai NurThác nước Gia Long, hàng năm vào các dịp Tết, lễ hội, người dân từ nhiều nơi trong tỉnh đến đây dạo chơi ngắm cảnh, câu cá thưởng ngoạn khung cảnh, đua thuyền. Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở các buôn làng có 26/26, dùng cho hội họp buôn, làm ban tự quản buôn.

Huyện có khoảng 17 dân tộc kể cả dân tộc di cư từ nơi khác đến. Tôn giáo: Tin Lành, Phật giáo, Thiên Chúa giáo...

Chú thích

  1. ^ Huyện Krông Ana kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (19-9-1981 – 19-9-2011) http://www.moitruongdothidaklak.com.vn/t.aspx?id=619

Liên kết ngoài