Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rạch Ông Chưởng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 25: Dòng 25:


=== Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) ngày nay ===
=== Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) ngày nay ===
Ngày nay cả một [[đảo]] rất rộng lớn được bao bọc xung quanh bởi bốn con sôngː [[sông Tiền]] (phía đông bắc), [[sông Vàm Nao]] (phía tây bắc), [[sông Hậu]] (phía tây) và rạch Ông Chưởng (phía đông và nam) được gọi là cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới). Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) là vùng đất bờ hữu ngạn rạch Ông Chưởng gồm địa bàn 5 xã: [[Kiến An (xã)|Kiến An]], [[Kiến Thành, Chợ Mới (An Giang)|Kiến Thành]], [[Mỹ Hội Đông]], [[Nhơn Mỹ, Chợ Mới (An Giang)|Nhơn Mỹ]] và [[Long Giang, Chợ Mới (An Giang)|Long Giang]] của huyện [[Chợ Mới, An Giang|Chợ Mới]] tỉnh An Gianɡ.<ref>[http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=c%C3%B9+lao+%C3%94ng+Ch%C6%B0%E1%BB%9Fng&type=A0 Cù lao Ông Chưởng, trên Cồ Việt.]</ref><ref name= BaoCanTho1/><ref name= BaoCanTho2/>
Ngày nay cả một [[đảo]] rất rộng lớn được bao bọc xung quanh bởi bốn con sôngː [[sông Tiền]] (phía đông bắc), [[sông Vàm Nao]] (phía tây bắc), [[sông Hậu]] (phía tây) và rạch Ông Chưởng (phía đông và nam) được gọi là cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới). Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) là vùng đất bờ hữu ngạn rạch Ông Chưởng gồm địa bàn 5 xã: [[Kiến An (xã)|Kiến An]], [[Kiến Thành, Chợ Mới (An Giang)|Kiến Thành]], [[Mỹ Hội Đông]], [[Nhơn Mỹ, Chợ Mới (An Giang)|Nhơn Mỹ]] và [[Long Giang, Chợ Mới (An Giang)|Long Giang]] của huyện [[Chợ Mới, An Giang|Chợ Mới]] tỉnh An Gianɡ.<ref name= BaoCanTho1/><ref name= BaoCanTho2/><ref>[http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=c%C3%B9+lao+%C3%94ng+Ch%C6%B0%E1%BB%9Fng&type=A0 Cù lao Ông Chưởng, trên Cồ Việt.]</ref>


==Lợi ích, di tích==
==Lợi ích, di tích==

Phiên bản lúc 17:35, ngày 29 tháng 6 năm 2020

Đầu vàm rạch Ông Chưởng tại thị trấn Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Rạch Ông Chưởng, còn được gọi là sông Ông Chưởng, Lòng Ông Chưởng[1], Lễ Công Giang, Ngư Ông Đà (tên chữ), Péam prêk chaufay (người Khmer gọi) [2]; là một con rạch tự nhiên tại tỉnh An Giang, Việt Nam.

Giới thiệu

Rạch Ông Chưởng là một phân lưu của sông Tiền, đưa một phần nước từ sông Tiền qua sông Hậu. Rạch có hình dạng uốn khúc, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, dài 23 km, rộng chừng từ 80 m đến 100 m (dao động theo mùa), sâu chừng 8 m, khả năng tải nước mùa lũ ở mức 800 m³/s với tốc độ trên 1 m/s. Rạch lấy nước Sông Tiền ở đầu thị trấn Chợ Mới qua 6 xã là Long Điền A, Long Điền B, Long Kiến (đều thuộc tả Ngạn, bên phải bản đồ) và xã Kiến An, Kiến Thành, Long Giang (đều thuộc hữu ngạn, bên trái bản đồ) rồi đổ nước vào sông Hậu tại đỉnh cua cong của cù lao Mỹ Hòa Hưng, thuộc thành phố Long Xuyên, chia huyện Chợ Mới thành hai khu vực.

Trước đây, tên rạch có thể được gọi là "rạch Cây Sao" (hay "rạch cồn Cây Sao"), bởi chảy cạnh bên cồn Cây Sao[3], theo thói quen của người dân Nam Bộ. Đến khi con rạch được gọi là rạch Ông Chưởng (gọi tên theo chức danh của Chưởng Binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) khi ông đến đất này vào khoảng năm 1700), thì tên cồn cũng thay đổi theo.

Đề cập đến con rạch này, sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có đoạn:

Tục gọi là vàm [4] Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...[5]

Cù lao Ông Chưởng

Cù lao Ông Chưởng - Mỹ Hòa Hưng (Cây Sao)

Cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là Ông Chưởng trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1901

Cù lao Mỹ Hòa Hưng là một trong những vùng đất sớm mà người Việt "mang gươm đi mở cõi" ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1700, người Việt đã đến vùng cù lao nằm giữa sông Hậu này sinh sống. Thời các chúa Nguyễn và thời nhà Nguyễn độc lập cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là bãi Cây Sao, rồi khi Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào xác lập chủ quyền tại vùng đất phương nam sau này là Nam Kỳ, đi đánh Cao Miên về đóng quân và mất tại đây năm 1700, nên có tên là cù lao Ông Chưởng hay bãi Ông Chưởng, hoặc bãi Lễ Công.

Theo Đại Nam nhất thống chí: "Bãi Lễ-công (bãi Ông Chưởng): ở cửa dưới rạch Ông Chưởng (sông Lễ-công) và tên cũ là bãi Cây-sao, xưa chưởng cơ Lễ Thành-hầu Nguyễn Hữu Kính đánh Cao-miên, khi thắng trận trở về đóng quân ở đây, sau khi chết dân địa phương lập đền thờ."[6] Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo còn thêmː "Bãi Lễ công ở trung lưu sông Hậu Giang (giữa dòng sông Hậu), hạ khẩu sông Lễ công, nguyên tên là bãi Cây-sao (Sao mộc)..."[7] Sách Gia Định thành thông chí chú thích rõ: "Cù lao này lúc trước có nhiều cây sao, tức là cù lao Ông Chưởng ngày nay"[8]. Sử nhà Nguyễn gọi cồn Cây Sao là Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc. Về sông Hậu Giang, Đại Nam nhất thống chí chépː "... Sông từ sông Châu-đốc chảy về phía đông-nam qua các sông Cần-chông, sông Khúc, giữa có các bãi Thảo-mãng, Cần-chông, Thị-bông gồm 51 dặm, đến cửa dưới kênh Thuận, lại phía tâyː qua rạch Dầu, sông Cần-đăng, bãi Cây-sao gồm 37 dặm đến cửa dưới sông Lễ-công; đến sông Qua, làm thành bãi Qua, bờ phía tây qua kênh Đông-xuyên, rạch Lao, bờ phía đông qua Trường-tiền, gồm 27 dặm đến sông Cường-thành,..."[9] Trong bản đồ tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc năm 1901, cù lao Mỹ Hòa Hưng có tên là C. Ông Chưởng.

Vào thời nhà Nguyễn độc lập cũng có một cù lao nhỏ, nằm ở cửa trên rạch Ông Chưởng cũng mang tên là vàm Ông Chưởng hoặc cù lao Ông Chưởng hay bãi Lễ Công, nằm ở vị trí rạch Ông Chưởng nhận nước từ sông Tiền ở phần phía bắc của xã Kiến An huyện Chợ Mới tỉnh An Giang ngày nay (dấu vết là một doi đất nhỏ hình con hến nằm kẹp giữa sông Tiền, cửa trên rạch Ông Chưởng và kênh Chăn Cà Na ở phần phía bắc xã Kiến An). Gia Định thành thông chí chép rằngː "Lễ Công giang thượng khẩuː Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy (cù lao Ông Chưởng), ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ, ... Việc lấy tên của ông đem đặt tên sông là muốn người sau muôn đời không quên ơn đức của ông vậy. Đến như huân nghiệp rực rỡ của ông đã được ghi rõ trên lá cờ đặt ở đền thờ chính ở Biên Hòa. Nơi đền chính này đều có lễ cúng cấp quốc gia xuân thu hai lần và lễ này đã được ghi vào Hội điển của triều đình."[10] Cù lao Ông Chưởng (thượng khẩu) này được Đại Nam nhất thống chí chép trong mục về "Lễ-công giang" (rạch Ông Chưởng): "...Thượng khẩu rộng 4 trượng, sâu 8 thước, phía trước có bãi cát nhỏ cũng gọi là bãi Lễ-công." Tuy nhiên, vàm Ông Chưởng này và cả vùng đất bên bờ phải rạch ông Chưởng trong đó có vùng thuộc huyện Chợ Mới ngày nay được cho là cù lao Ông Chưởnɡ[11][12] nơi có nhiều đền thờ Hữu Cảnh cũng đều không phải là nơi Nguyễn Hữu Cảnh đóng quân và mắc bệnh mà chết. Đại Nam nhất thống chí khẳng định chỉ có một bãi Lễ Công (cù lao nằm ở giữa sông Hậu, nơi rạch Ông Chưởng đổ nước vào sông Hậu, tức cù lao Mỹ Hòa Hưng ngày nay), là nơi duy nhất mà Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (Hữu Kính) đóng quân và bị bệnh nặng dẫn tới tử vong trên đường về.[7], (trên đó cũng từng có đền thờ ông).[7][13] Và cũng chỉ duy nhất một cù lao Ông Chưởng (Mỹ Hòa Hưng) là từng mang tên cù lao Cây Sao hay cồn Sao Mộc.

Về đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh trên cù lao Cây Sao Gia Định thành thông chí chépː "Đền Lễ Côngː Ở trên cù lao lớn sông Hậu Giang, tháng 7 năm Kỷ Mão (1699) đời Hiển Tông thứ 9 (Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu), (năm thứ 20 niên hiệu Chính Hòa đời Lê Hy Tông, năm thứ 36 Đại Thanh Càn Long), Nặc Thu người nước Cao Miên đắp lũy Gò Vách, Nam Vang và Cầu Nôm, rồi cướp bóc dân buôn. Tướng Long Môn là Thống binh Thắng Tài hầu Trần Thượng Xuyên đang giữ Doanh Châu đem việc ấy báo lên. Tháng 11, Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn công và Tham mưu Cẩm Long hầu Phạm công điều động Lưu thủ dinh Trấn Biên là Nguyễn Hữu Khánh và biền binh 2 dinh Quảng Nam, Bình Khang cùng tướng sĩ Long Môn đến đóng ở Tân Châu để dò xem tình hình giặc hư thật thế nào, rồi tháng 3 năm Canh Thìn (1700) kéo quân thẳng đến lũy Nam Vang. Quân địch bày trận chờ đợi, Lễ công đứng đầu thuyền rút gươm chỉ huy ba quân tiến vào, tiếng súng đại bác nổ vang như sấm. Do Nặc Thu lui trước nên quân Cao Miên không đánh mà tự tan, quan quân phá luôn lũy Gò Vách, Nặc Yêm ra đầu hàng. Lễ công vào đồn vỗ yên nhân dân. Tháng 4, Nặc Thu đến trước quân dinh xin chịu tội, Lễ công lấy lời thành thực an ủi, lịnh cho Thu về lại La Vách chiêu tập dân lưu tán, Lễ công kéo quân về cù lao Cây Sao (cù lao này xưa có nhiều cây sao, tức nay là cù lao Ông Chưởng) làm tờ báo tiệp và chờ lệnh. Đêm 26 tháng ấy bỗng có gió mưa tầm tã, đất đầu cù lao bị sụt lở, tiếng vang như sấm lớn. Đêm ấy Lễ công nằm mộng thấy một người cao lớn mặc áo gấm, tay cầm cái búa Việt màu vàng, mặt đỏ như son, mày râu bạc trắng, đến trước ông bảo rằng: Tướng quân hãy kéo quân về sớm, không nên ở lâu nơi ác địa nầy. Công thức dậy, cảm thấy dã dượi nhưng vì việc ngoài biên chưa xong, bọn yêu nghiệt còn ẩn núp chốn núi rừng. Công đang trù trừ chưa quyết định thì ba quân bỗng bị phát bệnh dịch mà chính Công cũng bị nhiễm nhẹ, dần dần hai chân mất hẳn cảm giác, không ăn uống được. Gặp ngày Đoan ngọ (ngày 5 tháng 5), Công miễn cưỡng ra dự tiệc để khen lao tướng sĩ, rồi bị trúng gió mà thổ huyết, bệnh tình càng trầm trọng. Ngày 14, Công kéo binh về, ngày 16 đến Sầm Giang (Rạch Gầm) thì than ôi! Công từ trần. Quan quân chở quan tài về dinh Trấn Biên tạm quàn ở đấy, tâu trình sự việc lên vua. Vua nghe tin lấy làm thương tiếc than thở hồi lâu sắc tặng là Hiệp tán Công thần đặc tiến Chưởng dinh, thụy là Trung Cần, thọ được 51 tuổi. Người Cao Miên lập miếu thờ Công ở đầu cù lao Nam Vang. Cù lao nơi Công dừng binh, nhân dân cũng lập đền thờ và gọi tên cù lao ấy là cù lao Ông Lễ, còn chỗ dừng quan tài ở dinh Trấn Biên cũng lập miếu thờ, các miếu ấy đều rất linh ứng. Phải chăng do lòng trung thành chính khí của Công cùng trời đất bàng bạc khắp nơi vậy."[8] Một điều tồn nghi là trên đất cù lao Mỹ Hòa Hưng cũng là xã Mỹ Hòa Hưng, nguyên là cồn Cây Sao nằm giữa sông Hậu đối diện cửa dưới rạch Ông Chưởng, hiện nay lại không có đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên, trong bài "Cù lao Ông Chưởng" báo Cần Thơ có viếtː "Trên đất cù lao Ông Chưởng có không biết “cơ man” miếu thờ Nguyễn Hữu Cảnh mà người dân trân trọng gọi là “Dinh thờ Ông Lớn” hoặc “Dinh Ông”, còn tên chính thức thì tùy theo từng “dinh”... Dinh thờ Quan Thượng đẳng đại thần Nguyễn Hữu Cảnh ở Vàm Sau dời về Long Kiến.... Để tưởng nhớ công ơn mở cõi đất phương Nam của ông, nhân dân nhiều nơi khu vực này đã lập đền thờ ông. Ở cù lao Ông Chưởng có hai dinh quan trọng: Dinh Ông Long Kiến và Dinh Ông Kiến An. Dinh Ông Kiến An về sau vì đất lở nên chia hai, thêm Dinh Ông thị trấn (Chợ Mới)." Như vậy các đền thờ chính thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, chủ yếu tập trung tại cửa trên (Dinh Ông Kiến An) và cửa dưới (Dinh Ông Long Kiến) của rạch Ông Chưởng và đều từng bị chuyển rời khỏi vị trí ban đầu do đất bãi sạt lở. Dinh Ông Long Kiến nằm tại cửa dưới rạch Ông Chưởng, trên địa bàn xã Long Kiến huyện Chợ Mới tỉnh An Giang (bên bờ tả ngạn cửa dưới rạch Ông Chưởng), từng bị chuyển dời từ Vàm Sau (theo Sơn Nam Vàm là từ tiếng Việt mượn phiên âm của Tiếng Khmer để chỉ nơi cửa sông) vào tới vị trí ngày nay.[11]

Tên Mỹ Hòa Hưng xuất hiện tại vị trí nguyên là cù lao Cây Sao (Ông Chưởng) giữa sông Hậu, trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1920

Đầu thế kỷ 20, khoảng những năm sau 1901 đến 1920, vùng đất cù lao tại ngã ba sông Hậu - rạch Ông Chưởng được đổi thành cù lao Mỹ Hòa Hưng. Trong bản đồ tỉnh Long Xuyên của Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1920, cái tên Mỹ Hòa Hưng xuất hiện tại vị trí nguyên là cù lao Cây Sao (Ông Chưởng) giữa sông Hậu, nơi cửa dưới đổ nước vào sông Hậu của rạch Ông Chưởng. Theo báo Cần Thơ thì tới năm 1919, 3 làng xã nằm trọn vẹn trên cù lao giữa sông Hậu này của tổng Định Thành quận Châu Thành tỉnh Long Xuyên làː Mỹ Hội Tiểu, An Hòa và Hưng Châu sáp nhập thành làng xã Mỹ Hòa Hưng thuộc tổng Định Thành. Từ đó cù lao có tên là Mỹ Hòa Hưng.[12] Nhưng cũng từ đây (năm 1919), cái tên cù lao Ông Chưởng bị loại dần ra khỏi lịch sử của xã cù lao này và dần rơi vào quên lãng trong ký ức của người dân địa phương cũng như toàn bộ xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, thay thế vào đó lại là cái tên dân gian theo truyền thuyết không biết có từ bao giờ là cù lao Ông Hổ để gọi vùng đất cù lao này[12]. Trong lịch sử tỉnh An Giang nhà Nguyễn (vùng đất rộng lớn chiếm non nửa diện tích đồng bằng sông Cửu Long ngày nay), cái tên cù lao Ông Hổ chưa bao giờ là tên gọi cho cù lao nguyên là cù lao Cây Sao nằm giữa sông Hậu tại cửa dưới rạch Ông Chưởng này. Tỉnh An Giang xưa, cũng như trên toàn bộ Nam Kỳ Lục tỉnh cũng chỉ có hai bãi Hổ-châu, trong đó: một tên chính thức bãi Hổ châu (tức bãi Hổ, theo Gia Định thành thông chí từ "châu" trong "bãi Hổ châu" là để chỉ các xứ "cù lao") nhưng lại nằm ở phần đất phía đông sông Tiền Giang của tỉnh An Giang nhà Nguyễn [14], tên còn lại là tên không chính thức để gọi bãi Hoàng Dung (phần phía bắc của Cù Lao Dung ngày nay, cũng gọi là bãi Hổ-châu, do trên bãi này thời chúa Nguyễn có nhiều hổ). Đại Nam nhất thóng chí chép về tỉnh An Giang có viếtː "... Bãi Hổ-châu ở phía đông sông Tiền Giang và sông Tân Đông, có hai thôn Tĩnh-thái và Tân-tịnh. Năm Kỉ Dậu, quân ta đánh tan được quân thái bảo của giặc Phạm Văn Tham ở Hổ-châu, tức là bãi này."[15]

Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) ngày nay

Ngày nay cả một đảo rất rộng lớn được bao bọc xung quanh bởi bốn con sôngː sông Tiền (phía đông bắc), sông Vàm Nao (phía tây bắc), sông Hậu (phía tây) và rạch Ông Chưởng (phía đông và nam) được gọi là cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới). Cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới) là vùng đất bờ hữu ngạn rạch Ông Chưởng gồm địa bàn 5 xã: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn MỹLong Giang của huyện Chợ Mới tỉnh An Gianɡ.[11][12][16]

Lợi ích, di tích

Bản đồ mô tả rạch Ông Chưởng (được in màu xanh đậm)

Nhờ rạch nằm trong, ít chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và không bao giờ cạn, nên tàu thuyền trọng tải vừa và nhỏ có thể đi lại ở cả hai mùa. Do tầm quan trọng về mặt giao thông đường thủy, rạch Ông Chưởng được đưa vào danh sách sông, kênh do chính quyền trung ương của Việt Nam quản lý.

Ngoài ra, lượng phù sa mà con rạch đem lại, đã biến hai bên bờ mà nó chảy qua thành những vùng đất màu mở, với nhiều ruộng vườn tươi tốt, xum xuê. Do vậy, vào lối năm 1875, thời vua Tự Đức, nơi đây đã đặt một trạm để thu thuế thủy lợi.

Và trước kia, mỗi khi nói đến vùng đất này, người ta hay thường hay nhắc đến 2 câu ca dao:

Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.

Nhưng do buông lỏng quản lý cùng việc đánh bắt thiếu cân nhắc của người dân, nên nguồn lợi thủy sản giàu có mà thiên nhiên ban tặng nơi này, giờ đây đã gần như cạn kiệt.

Dọc theo hai bên bờ rạch, có nhiều đình chùa, nhưng nổi tiếng hơn cả là Tây An cổ tự, đền thờ Nguyễn Trung Trực (xưa cả hai đều thuộc Long Kiến, nay thuộc xã Long Giang) và bốn đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc tại Chưng Đùng, Long Kiến, Kiến An, Long Điền A.

Thơ

Rạch Ông Chưởng, đoạn trước Dinh Long Kiến thờ Nguyễn Hữu Cảnh.
Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca
Trích:
Sông Lễ Công chỗ cù lao,
Miếu quan Chưởng Lễ thuở nào lưu lai.
Đồng Nai cũng có miễu ngài,
Nam Vang, Châu Đốc lại hai chỗ thờ.
Coi ra hiển hách bây giờ,
Cù lao ông Chưởng tư cơ đứng đầu.
(Nguyễn Liên Phong, 1909)
Và bài thơ luật Đường của T.T.T:
Cù lao Ông Chưởng
Noi dấu tôi công tự thuở giờ,
Cù lao ông Chưởng đó trơ trơ.
Xanh om mấy cụm bần theo bãi,
Trắng xóa đôi bên sóng phủ bờ.
Người chết nhang đèn chong vẫn tỏ,
Tên còn tre lụa nét không mờ.
Ngàn thu trở xuống nhuần ơn sót,
Châu Đốc, Nam Vang có miếu thờ.

Chú thích

  1. ^ Còn được gọi tắt là Lòng Ông, Địa chí An Giang (Tập 2) giải thích lòng là một trong những danh từ chỉ sông.
  2. ^ Tên Khmer ghi theo Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng nói miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1999.
  3. ^ Sách Gia Định Thành thông chí chú thích rõ: "Cù lao này lúc trước có nhiều cây sao, tức là cù lao Ông Chưởng ngày nay". Sử nhà Nguyễn gọi cồn Cây Sao là Cù lao Sao Mộc hay Tiêu Mộc hoặc châu Sao Mộc.
  4. ^ Vàm do chữ Pãm của Khmer biến ra, có nghĩa cửa biển, cửa sông. (Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nhà xuất bản. Trẻ, tr. 626). Địa chí An Giang (tập 2) giải thích "vàm" là nơi sông nhỏ giao nhau với sông lớn (UBND tỉnh An Giang ấn hành năm 2007)
  5. ^ Theo Gia Định thành thông chí [1].
  6. ^ Đại Nam nhất thống chí, tỉnh An Giang, trang 177.
  7. ^ a b c Bãi Lễ công, bản Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Kỳ, quyển hạ tỉnh An Giang, bản của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 63.
  8. ^ a b Gia Định thành thông chí, Đền Lễ Công, trang 119.
  9. ^ Đại Nam nhất thống chí, tỉnh An Giang, trang 169.
  10. ^ Lễ Công giang thượng khẩu, Gia Định thành thông chí, trang 40.
  11. ^ a b c Cù lao Ông Chưởng, báo Cần Thơ, đăng ngày 27/08/2011.
  12. ^ a b c d Cù lao Ông Hổ, báo Cần Thơ, đăng ngày 08/10/2017.
  13. ^ Đền thờ Lễ công, Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Kỳ, quyển hạ tỉnh An Giang, bản của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 72.
  14. ^ Bãi Hổ châu, bản Đại Nam nhất thống chí, Lục tỉnh Nam Kỳ, quyển hạ tỉnh An Giang, bản của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 62.
  15. ^ Đại Nam nhất thống chí, tỉnh An Giang, trang 176.
  16. ^ Cù lao Ông Chưởng, trên Cồ Việt.

Tham khảo