Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Chu Thái Tổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thêm Hậu Lương vào danh sách 4 triều đại của người rợ Sa Đa
Dòng 48: Dòng 48:
Khi Hậu Chu mới thành lập, em của Lưu Tri Viễn là [[Lưu Mân|Lưu Sùng]] không phục tùng sự thống trị của Hậu Chu, liền chiếm cứ Thái Nguyên, trở thành 1 chính quyền cát cứ. Lịch sử gọi chính quyền này là [[Bắc Hán]] (một trong Thập Quốc). Để đối kháng với Hậu Chu, Lưu Sùng liền nương tựa vào nước Liêu, tôn vua Liêu làm ''"hoàng đế chú"'', nhiều lần nhờ sự giúp đỡ của quân Liêu, đem quân đánh Hậu Chu nhưng đều bị Chu Thái Tổ đánh bại.
Khi Hậu Chu mới thành lập, em của Lưu Tri Viễn là [[Lưu Mân|Lưu Sùng]] không phục tùng sự thống trị của Hậu Chu, liền chiếm cứ Thái Nguyên, trở thành 1 chính quyền cát cứ. Lịch sử gọi chính quyền này là [[Bắc Hán]] (một trong Thập Quốc). Để đối kháng với Hậu Chu, Lưu Sùng liền nương tựa vào nước Liêu, tôn vua Liêu làm ''"hoàng đế chú"'', nhiều lần nhờ sự giúp đỡ của quân Liêu, đem quân đánh Hậu Chu nhưng đều bị Chu Thái Tổ đánh bại.


Trong suốt 30 năm thời Ngũ Đại, dân tộc Hán ở phía Bắc đã phải chịu sự cai trị của rợ Sa Đà qua 4 triều đại: [[Hậu Đường]], [[Hậu Tấn]] và [[Hậu Hán]], lại bị người [[Khiết Đan]] nhà Liêu cướp bóc. Đến đời vua Hậu Chu Thái Tổ, dân tộc Hán miền Bắc mới đứng lên làm chủ được, vì nhà Hậu Chu là triều đại của người Hán.
Trong suốt 30 năm thời Ngũ Đại, dân tộc Hán ở phía Bắc đã phải chịu sự cai trị của rợ Sa Đà qua 4 triều đại: [[Nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], [[Hậu Đường]], [[Hậu Tấn]] và [[Hậu Hán]], lại bị người [[Khiết Đan]] nhà Liêu cướp bóc. Đến đời vua Hậu Chu Thái Tổ, dân tộc Hán miền Bắc mới đứng lên làm chủ được, vì nhà Hậu Chu là triều đại của người Hán.


Trong suốt thời thống trị của nhà Hậu Hán, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo bóc lột của dân, thuế khóa nặng nề, kinh tế suy sụp, ''"dùng thịt người làm lương thực cho quân lính"'' (theo [[Lữ Chấn Vũ]]).
Trong suốt thời thống trị của nhà Hậu Hán, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo bóc lột của dân, thuế khóa nặng nề, kinh tế suy sụp, ''"dùng thịt người làm lương thực cho quân lính"'' (theo [[Lữ Chấn Vũ]]).

Phiên bản lúc 15:31, ngày 11 tháng 7 năm 2020

Hậu Chu Thái Tổ
後周太祖
Hoàng đế Trung Hoa
Chân dung Thái Tổ Vũ Hiếu Hoàng đế của nhà Hậu Chu trích từ họa phẩm Tam tài đồ hội
Hoàng đế nhà Hậu Chu
Trị vì951954
Tiền nhiệm Sáng lập triều đại
Kế nhiệmHậu Chu Thế Tông
Thông tin chung
Sinh904
Mất954
Trung Quốc - Hậu Chu triều
An tángTung Lăng 嵩陵
Hoàng HậuThánh Mục Sài Hoàng Hậu
聖穆柴皇后
Tên thật
Quách Uy (郭威)
biểu tự: Văn Trọng 文仲
Niên hiệu
Quảng Thuận (広順: 951-953)
Hiển Đức (顕徳: 954)
Thụy hiệu
Thánh Thần Cung Túc Văn Vũ Hiếu Hoàng đế
(聖神恭粛文武孝皇帝)
Miếu hiệu
Thái Tổ (太祖)
Triều đạiHậu Chu
Thân phụQuách Giản 郭簡
Thân mẫuVương thị 王氏

Hậu Chu Thái Tổ (chữ Hán: 後周太祖), tên thật là Quách Uy (郭威) (904 - 954), thụy là Thánh Thần Cung Túc Văn Vũ Hiếu Hoàng Đế, là một trong những vị Hoàng đế thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vốn là 1 viên tướng của nhà Hậu Hán, đã lật đổ vua Hậu Hán Ẩn Đế, lập ra nhà Hậu Chu năm 951.

Ông trị vì trong 4 năm (951 - 954) với niên hiệu là: Quảng Thuận (951-953) và Hiển Đức (954). Năm 954, Hậu Chu Thái Tổ mất, thọ 51 tuổi.

Bối cảnh lịch sử

Khi quân Liêu do Da Luật Đức Quang chỉ huy xâm chiếm Trung Nguyên, diệt nhà Hậu Tấn, đã đàn áp và cướp bóc nhân dân vô cùng dã man. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, quân Liêu hoảng sợ phải rút về nước.

Năm 947, sau khi quân Liêu rút lui khỏi Biện Kinh, Lưu Tri Viễn liền xưng đế ở Thái Nguyên rồi dẫn quân đánh đuổi tàn dư quân Liêu khỏi Trung Nguyên. Tháng 6 năm đó, Lưu Tri Viễn định đô ở Biện Kinh, đổi quốc hiệu là Hán. Đó là Hậu Hán Cao Tổ. 10 tháng sau, Lưu Tri Viễn chết, con là Lưu Thừa Hựu nối ngôi, tức là Hậu Hán Ẩn Đế. Lúc này, nội bộ triều Hậu Hán xảy ra biến loạn.

Ẩn Đế sợ các tướng có quyền lực quá lớn, nên bí mật sai người đến Nghiệp Thành ám sát đại tướng là Quách Uy, bị Quách Uy phát hiện, đem quân nổi dậy chống lại. Quách Uy vốn là người Hán chứ không phải người Sa Đà như vua nhà Hậu Hán, ông làm tướng dưới triều Hậu Hán vào năm 19 tuổi.[1]

Làm hoàng đế

Năm 950, Quách Uy lật đổ triều Hậu Hán, được các tướng sĩ tôn lên làm hoàng đế. Năm 951, Quách Uy lên ngôi tại Biện Kinh, đổi quốc hiệu là Chu, tức Hậu Chu Thái Tổ. Vì xuất thân nghèo khổ nên Hậu Chu Thái Tổ Quách Uy hiểu được nỗi khổ của dân. Ông cũng được học hành chút ít, nên chú ý trọng dụng nhân tài và quan tâm cải cách chính trị. Dưới sự cai trị của Quách Uy, tình hình hỗn loạn của thời Ngũ Đại bắt đầu được an định lại.

Khi Hậu Chu mới thành lập, em của Lưu Tri Viễn là Lưu Sùng không phục tùng sự thống trị của Hậu Chu, liền chiếm cứ Thái Nguyên, trở thành 1 chính quyền cát cứ. Lịch sử gọi chính quyền này là Bắc Hán (một trong Thập Quốc). Để đối kháng với Hậu Chu, Lưu Sùng liền nương tựa vào nước Liêu, tôn vua Liêu làm "hoàng đế chú", nhiều lần nhờ sự giúp đỡ của quân Liêu, đem quân đánh Hậu Chu nhưng đều bị Chu Thái Tổ đánh bại.

Trong suốt 30 năm thời Ngũ Đại, dân tộc Hán ở phía Bắc đã phải chịu sự cai trị của rợ Sa Đà qua 4 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu TấnHậu Hán, lại bị người Khiết Đan nhà Liêu cướp bóc. Đến đời vua Hậu Chu Thái Tổ, dân tộc Hán miền Bắc mới đứng lên làm chủ được, vì nhà Hậu Chu là triều đại của người Hán.

Trong suốt thời thống trị của nhà Hậu Hán, không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ lo bóc lột của dân, thuế khóa nặng nề, kinh tế suy sụp, "dùng thịt người làm lương thực cho quân lính" (theo Lữ Chấn Vũ).

Đến khi vua Hậu Chu Thái Tổ lên ngôi, đã xóa bỏ sức ép của sự bóc lột đang đè nặng lên vai nông dân. Ông giảm nhẹ thuế khóa, thủ tiêu đặc quyền miễn thuế, chấn hưng lại kinh tế. Nhờ đó, dân Bắc Trung Quốc mới được yên ổn, đất nước hưng vượng trở lên.[1]

Cuối đời và băng hà

Năm 954, Chu Thái Tổ đổ bệnh mất, thọ 51 tuổi. Ông không có con trai, Sài hoàng hậu có người cháu là Sài Vinh, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, lại giỏi giang võ nghệ, được Chu Thái Tổ nhận làm con. Khi Chu Thái Tổ mất, Sài Vinh kế thừa ngôi hoàng đế. Đó là Hậu Chu Thế Tông.

  • Niên hiệu: Chu Thái Tổ trị vì trong 4 năm (951 - 954) với 2 niên hiệu:

- Quảng Thuận (951-953),

- Hiển Đức (954).

  • Thụy hiệu: Thánh Thần Cung Túc Văn Vũ Hiếu Hoàng Đế.[1]

Tham khảo

  1. ^ a b c "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm". Nguồn: Đài Phát Thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI). Tác giả: Lâm Hán Đạt - Tào Dư Chương.