Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đảng Cần lao Nhân vị”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 103.7.37.33 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 103.7.37.34
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công
Dòng 49: Dòng 49:
</td></tr>
</td></tr>
</table></big>}}
</table></big>}}
'''Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng'''<ref>[http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=5707:dang-can-lao&catid=102:khao-cuu&Itemid=4 Về Đảng Cần lao]</ref> - hay '''Đảng Cần lao Nhân vị''' - là một [[chính đảng]] tồn tại và hoạt động tại [[Việt Nam Cộng hòa]] từ năm [[1954]] đến tháng 11 năm [[1963]] do hai anh em [[Ngô Đình Diệm]] và [[Ngô Đình Nhu]] thành lập vào cuối năm [[1954]] tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] dựa trên sự kết hợp của chủ thuyết chính trị [[thuyết Nhân vị|Nhân vị]] (Personalism) của triết gia người [[Pháp]] [[Emmanuel Mounier]] và đạo Nho xưa của [[Khổng Tử]]<ref>[http://www.viettidemagazine.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1114&Itemid=50 Thuyết Nhân vị]</ref>
'''Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng'''<ref>[http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=5707:dang-can-lao&catid=102:khao-cuu&Itemid=4 Về Đảng Cần lao]</ref> - hay '''Đảng Cần lao Nhân vị''' - là một [[chính đảng]] tồn tại và hoạt động tại [[Việt Nam Cộng hòa]] từ năm [[1954]] đến tháng 11 năm [[1963]] do hai anh em [[Ngô Đình Diệm]] và [[Ngô Đình Nhu]] thành lập vào cuối năm [[1954]] tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] dựa trên chủ thuyết chính trị [[thuyết Nhân vị|Nhân vị]] (Personalism) của triết gia người [[Pháp]] [[Emmanuel Mounier]].<ref>[http://www.viettidemagazine.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1114&Itemid=50 Thuyết Nhân vị]</ref>


* Đảng ca: ''[[Nhân dân Cách mạng Việt Nam]]''.<ref>[http://www.quoctoan.com/ngodinhdiem-nhandancachmang.htm Sáng tác của Hùng Lân]</ref>
* Đảng ca: ''[[Nhân dân Cách mạng Việt Nam]]''.<ref>[http://www.quoctoan.com/ngodinhdiem-nhandancachmang.htm Sáng tác của Hùng Lân]</ref>

Phiên bản lúc 15:16, ngày 29 tháng 8 năm 2020

Đảng Cần lao Nhân vị
Công Nông Chánh đảng
Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng
Lãnh tụNgô Đình Diệm
Chủ tịchNgô Đình Cẩn
Phạm Ngọc Chi
Bùi Kiến Tín
Tổng bí thưNgô Đình Nhu
Ngô Đình Nhu
Trần Quốc Bửu
Huỳnh Hữu Nghĩa
Thành lập8 tháng 8 năm 1954
Giải tán1963
Trụ sở chínhSài Gòn,  Việt Nam Cộng hòa
Báo chíXã hội
Tổ chức thanh niênĐoàn Thanh niên Cách mạng
Tổ chức phụ nữPhong trào Liên đới Phụ nữ
Tổ chức ngoại viPhong trào Cách mạng Quốc gia
Thành viên  (1962)1.386.757
Ý thức hệThuyết Nhân vị
Thuộc quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Màu sắc chính thức         
Khẩu hiệuCần lao - Cách mạng - Nhân vị

Tôn chỉ
  • Cần lao
  • Cách mạng
  • Nhân vị
Nhiệm vụ Nhân vị + cộng đồng = đồng tiến.
Ý nghĩa đảng kỳ
  • Màu đỏ tượng trưng cho Cách mạng.
  • Màu lục tượng trưng cho Cần lao.
  • Ba ngôi sao đỏ tượng trưng cho thuyết Nhân vị.
Lời thề đảng viên

Trung thành với Tổ quốc, trung thành với lãnh tụ Ngô Đình Diệm và trung thành với Đảng Cần lao Nhân vị.

Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng[1] - hay Đảng Cần lao Nhân vị - là một chính đảng tồn tại và hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1954 đến tháng 11 năm 1963 do hai anh em Ngô Đình DiệmNgô Đình Nhu thành lập vào cuối năm 1954 tại Sài Gòn dựa trên chủ thuyết chính trị Nhân vị (Personalism) của triết gia người Pháp Emmanuel Mounier.[2]

Chủ thuyết

Đảng Cần lao Nhân vị theo dẫn giải của Ngô Đình Nhu đã được đề ra để làm ý thức hệ trung dung giữa tập thể chủ nghĩa của cộng sản và cá nhân chủ nghĩa của tư bản. Căn cứ theo nhận xét của Joseph Dusserre trong cuốn Les deux fronts thì trong xã hội tư bản, con người là mối tiêu thụ cần chiếu cố, còn xã hội cộng sản thì coi con người như công cụ sản xuất. Cả hai đều bất cập dựa trên chủ nghĩa duy vật trong khi thuyết Nhân vị cho rằng con người có cả thể xác lẫn tâm linh nên phải có vị trí riêng. Ngoài nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất, con người có ý hướng thượng cao siêu.[4]

Theo chủ nghĩa Nhân vị đó thì mục đích là đạt đến "Tam Nhân", gồm:

  • Tương quan cá nhân và nội tại
  • Cá nhân và cộng đồng
  • Cá nhân và siêu nhiên

Nội tại là đào tạo bề sâu của con người gồm có tự do và trách nhiệm. Cộng đồng là phát triển bề rộng của con người gồm gia đình, xã hội, quốc gia, nhân loại, và thiên nhiên. Siêu nhiên là củng cố bề cao của con người về tín ngưỡng để đạt "Chân, Thiện, Mỹ".

Để đạt mục đích "Tam Nhân" thì cần "Tam Giác" gồm cảnh giác về sức khỏe, cảnh giác về đạo đức và tác phong, và cảnh giác về trí tuệ.

Từ "Tam Giác", phương thức thì dùng "Tam Túc". "Tam Túc" gồm có tự túc về tư tưởng để suy luận tìm chính nghĩa, tự túc về kỹ thuật để khai thác khả năng, và tự túc về tổ chức để phát huy sáng kiến. Có chính nghĩa thì mới thu dụng được khả năng; có khả năng thì mới đóng góp sáng kiến để xây dựng và tổ chức.

Phương trình là lấy "Tam Giác" làm nền, "Tam Túc" làm phương tiện hầu thực hiện "Tam Nhân". Vì lấy con người làm gốc nên chủ nghĩa này có tên là "Nhân vị"[5].

Chủ thuyết của Đảng này chi phối nhiều chính sách và các đạo luật ban hành trong thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam. Hệ tư tưởng nhân vị là hệ tư tưởng pha trộn chủ nghĩa duy linh gắn với tôn giáo và chủ nghĩa cá nhân trên một số khía cạnh, nhưng tùy theo đường lối cụ thể và pha trộn với lý tưởng khác để phân thuộc cánh tả hay cánh hữu (cực tả đến cực hữu), từng có ảnh hưởng ở Afghanistan (Daud 1973-78, Rabbani 1992-95), Argentina (Péron, 1949-55), Bangladesh (Mujib, 1971-75), Burkina Faso (Lamizana, 1966-80), Cambodia (Sihanouk, 1953-67, Lon Nol, 1967-75), Chile (Pinoche, 1973-89), Cuba (Batista, 1952-59), Dominican (Trujillo, 1930-61, Balague 1966-78), Gabon (Bongo, 1960-), Guatemala (Castillo Armas 1954-58), Haiti (Magloire 1950-56, Duvalier 1957-86), Indonesia (Sukarno, 1949-65, Suharto 1967-98), Malawi (Banda, 1964-94), Nicaragua (Somoza 1936-79), Panama (Torrijos, 1968-81, Noriega 1981-89), Paraguay (Morínigo, 1940-47), Philippines (Marcos, 1972-86), Bồ Đào Nha (1932-74, Salazar/Caetano), Tây Ban Nha (Franco, 1939-79), Sudan (Numeiri, 1969-85), Syria (Asad, 1979-), Uganda (Obote, 1966-71, Amin 1971-79, Museveni, 1986-)...

Lịch sử

Từ 1950 Ngô Đình Nhu đã cho tập hợp một số nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia, lập ra nhóm Tinh thần để bàn luận về chính sự. Trong số những thành viên phải kể Trần Quốc Bửu, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Tăng Nguyên. Nhóm này còn cho xuất bản tờ Xã hội, mỗi tuần một số. Thành viên cũng tổ chức những buổi họp ở Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội, và Hải Phòng.

Nghị định cho phép thành lập đảng Cần Lao thời Quốc gia Việt Nam

Năm 1953 nhóm Tinh thần chính thức gia nhập chính trường, lấy tên là Công nông Chánh Đảng. Cùng tham gia là Huỳnh Hữu Nghĩa, Ngô Đình Cẩn, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, và Nguyễn Đình Thuần. Sang đầu năm 1954 thì danh xưng Cần lao Nhân vị Cách mạng ra đời. Đảng cũng được sự ủng hộ của một số tổ chức như Phong trào Dân chúng Liên hiệp và Hội Cựu chiến binh Cứu quốc.[6]

Đảng chính thức ra mắt ngày 8 tháng 8 năm 1954 khi đảng viên ra tranh cử với tôn chỉ "Nhân vị + cộng đồng = đồng tiến".

Năm 1955 Ngô Đình Nhu lên làm thủ lĩnh của Đảng Cần lao Nhân vị.[7]

Tổ chức

Đây là một đảng có danh nghĩa công khai nhưng lại có tổ chức gần như bí mật do vướng phải 1 nền tảng dân chủ và tự do theo hiến pháp nước Việt Nam Cộng hòa.Các đảng viên nắm các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan chính quyền, đặc biệt là các cơ quan an ninh và quân đội trong thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm giữ chức vụ tổng thống của nền cộng hòa tại Việt Nam.

Cùng với đảng Cần lao Nhân vị là tổ chức Phong trào Cách mạng Quốc gia của phía đảng này dùng để điều khiển nhiều đoàn thể khác như Liên đoàn Công chức Cách mạng Quốc gia. Phong trào Cách mạng Quốc gia ở Nam phần do Ngô Đình Nhu chủ tọa trong khi Phong trào ở Trung phần thuộc sự điều khiển của Ngô Đình Cẩn.[8] Năm 1958 thì thành lập Đoàn Thanh niên Cách mạng để đào tạo nhân sự thêm sâu rộng, nhất là ở các vùng nông thôn.[8] Tính đến năm 1955 thì Đảng Cần lao Nhân vị có 10.000 đảng viên. Bốn năm sau thì con số đảng viên tăng lên thành 1.500.000[8] và đến năm 1962 là 1.386.757.[9] Nhận xét của một số chuyên gia là Đảng Cần lao Nhân vị dùng chung một mẫu với Đảng Cộng sản Việt Nam tại Miền Bắc Việt Nam và Phong trào Cách mạng Quốc gia của phe Quốc gia ở Việt Nam (Cộng hòa) được tổ chức như mặt trận Việt Minh của Đảng Lao động Việt Nam (hoặc ngày này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam) để củng cố địa vị của đảng.[10]

Ngoài ra bên phụ nữ thì Đảng có Phong trào Liên đới Phụ nữ do dân biểu Trần Lệ Xuân lãnh đạo, mở lớp huấn luyện quân sự cho các thiếu nữ.[11] Tổ chức này hình thành năm 1961 còn có các chức năng nhân văn từ thiện và ủy lạo như kêu gọi hiến máu, giao thuốc men đến dân quê, thăm viếng bệnh nhân trong nhà thương, viết thư thăm hỏi binh lính tiền tuyến.[12]

Sau cuộc đảo chính do lực lượng tướng lĩnh thuộc Quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành, lật đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa và giết chết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vào tháng 11 năm 1963, đảng này đã tan rã.Hiện thì nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn được coi là cách mạng và quốc gia theo định hướng tự do và dân chủ gắn với kỷ cương xã hội dân tộc thật nhân bản,khai phóng mà đáng nên nhân rộng và thật sự đang nhân rộng sâu sắc trong cả xã hội công dân người Việt Nam hiện nay (Đặc biệt là tại Miền Nam Việt Nam hiện nay);nó vẫn đang đi phát triển mạnh mẽ từ bên ý thức đến hành động của người Việt ở hôm nay.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Về Đảng Cần lao
  2. ^ Thuyết Nhân vị
  3. ^ Sáng tác của Hùng Lân
  4. ^ Huỳnh Văn Lang. Ký ức Huỳnh Văn Lang, Tập I. ?, Hoa Kỳ, 2011. tr 312-20.
  5. ^ Nguyễn Văn Minh. tr 417-30
  6. ^ Nguyễn Văn Minh. tr 428-9
  7. ^ Nguyễn Kỳ Phong. Từ điển Chiến tranh Việt Nam 1954-1975. Garden Grove, CA: Tự Lực, 2009.
  8. ^ a b c Đảng Cần lao theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
  9. ^ Demery. Tr 129
  10. ^ Penniman, Howard R. tr 167
  11. ^ Duncanson, Dennis J. Government and Revolution in Vietnam. New York: Oxford University Press, 1968. tr 232
  12. ^ Demery. Tr 125

Thư mục

  • Demery, Monique Brinson. Finding the Dragon Lady. New York: Public Affairs, 2013.
  • Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington, IN: Đại học Indiana Press, 2001.
  • Nguyễn Văn Minh. Dòng họ Ngô-Đình: Ước mơ chưa đạt. Garden Grove, CA: Hoàng Nguyên Xuất-bản, 2003.
  • Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972.
  • http://www.viettidemagazine.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1114&Itemid=50