Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diêm vương”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Trong Phật giáo: Thêm thiếu sót
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4: Dòng 4:
== Trong Đạo giáo ==
== Trong Đạo giáo ==
Cõi U Minh do [[Địa Mẫu]] cai quản. Ngài ngự ở [[cung Thúy Vân,]] dưới ngài là Phong Đô đại đế cai quản [[Thập Điện Diêm vương|Thập điện Diêm vương]]:
Cõi U Minh do [[Địa Mẫu]] cai quản. Ngài ngự ở [[cung Thúy Vân,]] dưới ngài là Phong Đô đại đế cai quản [[Thập Điện Diêm vương|Thập điện Diêm vương]]:
* Nhất điện Tần Quãng vương
* Nhất điện: Tần Quảng Vương
* Nhị điện Sở Giang vương
* Nhị điện: Sở Giang Vương
* Tam điện Tống Đế vương
* Tam điện: Tống Đế Vương
* Tứ điện Ngô Quang vương
* Tứ điện: Ngũ Quan Vương
* Ngũ điện Diêm La vương hay Diêm La thiên tử
* Ngũ điện: Diêm La Vương (Diêm La Thiên Tử
* Lục điện Biện Thành vương
* Lục điện: Biện Thành Vương
* Thất điện Thái Sơn vương
* Thất điện: Thái Sơn Vương
* Bát điện Đô thị vương
* Bát điện: Đô Thị Vương
* Cửu điện Bình Đẳng vương
* Cửu điện: Bình Đẳng Vương
* Thập điện Chuyển Luân vương
* Thập điện: Chuyển Luân Vương


== Trong Phật giáo ==
== Trong Phật giáo ==

Phiên bản lúc 06:40, ngày 31 tháng 8 năm 2020

Tranh tường miêu tả diêm vương vào thời kỳ Azuchi-Momoyama, được tìm thấy ở Nara, Nhật Bản.

Diêm Ma La Già (chữ Hán: 閻魔羅闍, dịch âm từ tiếng Phạn "यमराज" Yamarāja-Quả ma nhật hạ), gọi tắt là Diêm La vương (閻羅王) hoặc Diêm vương (閻王) là chúa tể của địa ngục. Mô tả về Diêm vương thay đổi tùy theo nền văn hóa.

Trong Đạo giáo

Cõi U Minh do Địa Mẫu cai quản. Ngài ngự ở cung Thúy Vân, dưới ngài là Phong Đô đại đế cai quản Thập điện Diêm vương:

  • Nhất điện: Tần Quảng Vương
  • Nhị điện: Sở Giang Vương
  • Tam điện: Tống Đế Vương
  • Tứ điện: Ngũ Quan Vương
  • Ngũ điện: Diêm La Vương (Diêm La Thiên Tử
  • Lục điện: Biện Thành Vương
  • Thất điện: Thái Sơn Vương
  • Bát điện: Đô Thị Vương
  • Cửu điện: Bình Đẳng Vương
  • Thập điện: Chuyển Luân Vương

Trong Phật giáo

Tượng Diêm-la vương chế tác theo quan điểm của Phật giáo Tây Tạng.

Trong huyền thoại Phật giáo, Diêm-la vương nguyên là vua của xứ Vệ-xá-li (Vaiśālī). Trong một trận chiến tranh đẫm máu, ông ước nguyện làm vua địa ngục và quả nhiên được tái sinh làm Diêm-la vương. Diêm vương có 8 tướng quân và 80.000 binh sĩ. Mỗi ngày ba lần Diêm-la vương và các tướng sĩ phải chịu hình phạt bị đổ đồng sôi vào miệng cho đến khi tội ác của họ được tha thứ. Diêm vương là người phái cái già, cái chết đến cho con người, nhắc nhở họ đừng làm gì trái với đạo lý. Diêm-la vương có người em gái là Yami, nữ chúa cai trị nữ nhân ở địa ngục.

Diêm-la vương tuy cai trị Địa ngục nhưng vẫn sống có đạo lý, có quy y Phật, khác với Ma vương là kẻ phỉ báng thánh thần, gieo rắc tội ác.

Trong Truyện ngạ quỷ (Petakkatha) của tỳ-kheo Nagà Mahà Thera (tỳ-kheo Bửu Chơn) viết rằng Diêm Vương là loài ngạ quỷ thứ 11 trong 24 loài ngạ quỷ: "Ngạ quỉ nầy tên Vemanika thân hình mập mạp cao lớn, bụng ngay như bí đao, lông lá mọc xồm xoàm, phủ kín cả mình, khi thọ vui, khi thọ khổ không đều, tâm tánh hung tợn, tay cầm khí giới. Ngạ quỉ nầy thường gọi là Yamaràja - Diêm Vương. Diêm Vương nầy có khi thọ vui trong nửa tháng, thọ khổ nửa tháng, thay đổi mãi mãi như vậy cho đến khi hết nghiệp. Khi thọ khổ thì tánh nết hung hăng nóng nảy như lửa, chém giết tra khảo và hành tội chúng sanh trong địa ngục, từ sớm đến chiều máu lấm đầy mình, sân hận luôn luôn, lại nhịn đói nhịn khát, đau khổ vô cùng. Khi nào thọ vui thì những cảnh khổ ấy tiêu tan mất hết, trở thành một vị Chư thiên an vui thơ thới, sắc đẹp tốt tươi, hưởng sự khoái lạc nơi cảnh trời, có rất nhiều tiên nữ hầu hạ.

Ngạ quỉ nầy vì kiếp trước là người si mê, ai rủ làm chi cũng làm theo. Khi làm tội, khi làm phước, làm theo thói quen. Sát hại sanh vật cũng có, mà làm phước cũng có. Khi làm phước mà vẫn uống rượu, không giữ gìn giới hạnh."

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài