Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính trị cánh tả”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 2: Dòng 2:


==Nguồn gốc==
==Nguồn gốc==
Các từ mang tính chất chính trị "Cánh tả" và "Cánh hữu" được đặt ra trong thời kì [[Cách mạng Pháp]] (1789–1799), chỉ sự sắp xếp chỗ ngồi trong [[Quốc hội Pháp]]: những người ngồi bên trái thường phản đối [[chế độ quân chủ]] và ủng hộ cách mạng, bao gồm sự thiết lập của [[Chế độ cộng hòa|chế độ cộng hoà]] và [[sự tục hoá]] (phi tôn giáo)<ref name="Knapp">{{chú thích sách|author=Andrew Knapp and Vincent Wright|url=http://books.google.com/books?id=67ttjXHhT3wC&dq=the+government+and+politics+of+france&printsec=frontcover#v=onepage&q=&f=false|title=The Government and Politics of France|year=2006|publisher=Routledge | isbn=978-0-415-35732-6}}</ref> trong khi những người ngồi bên phải ủng hộ các thể chế truyền thống của [[Chế độ Cũ]]. Việc dùng từ "Cánh tả" trở nên phổ biến hơn sau sự phục hồi của chế độ quân chủ Pháp vào năm 1815.<ref>''Realms of memory: conflicts and divisions'' (1996), ed. Pierre Nora, "Right and Left" by Marcel Gauchet, p. 248</ref>
Các từ mang tính chất chính trị "Cánh tả" và "Cánh hữu" được đặt ra trong thời kì [[Cách mạng Pháp]] (1789–1799), chỉ sự sắp xếp chỗ ngồi trong [[Quốc hội Pháp]]: những người ngồi bên trái thường có ý thức phản đối [[chế độ quân chủ]] và ủng hộ phong trào cách mạng, bao gồm sự thiết lập của [[Chế độ cộng hòa|chế độ cộng hoà]] và [[sự tục hoá]] (phi tôn giáo)<ref name="Knapp">{{chú thích sách|author=Andrew Knapp and Vincent Wright|url=http://books.google.com/books?id=67ttjXHhT3wC&dq=the+government+and+politics+of+france&printsec=frontcover#v=onepage&q=&f=false|title=The Government and Politics of France|year=2006|publisher=Routledge | isbn=978-0-415-35732-6}}</ref> trong khi những người ngồi bên phải ủng hộ cho các thể chế truyền thống của [[Chế độ Cũ]]. Việc dùng từ "Cánh tả" trở nên phổ biến hơn sau sự phục hồi của 1 chế độ quân chủ cũng như hình thái cũ Pháp vào năm 1815.<ref>''Realms of memory: conflicts and divisions'' (1996), ed. Pierre Nora, "Right and Left" by Marcel Gauchet, p. 248</ref>Cánh tả từng cực rất phổ biến và nở rộ ầm trong 1 thời điểm quá khứ nhưng đang siêu suy thoái nghiêm trọng và bị cánh hữu lấn át.


==Quan điểm==
==Quan điểm==

Phiên bản lúc 08:13, ngày 8 tháng 9 năm 2020

Trong hệ thống chính trị tả-hữu, chính trị cánh tả dùng để chỉ khuynh hướng chính trị trái ngược với cánh hữu, bao gồm các lập trường hay hoạt động chính trị chấp nhận hoặc hỗ trợ Công bằng xã hội, thường phản đối sự phân tầng xã hộibất bình đẳng xã hội, thường gắn với Nhà nước phúc lợi, chủ nghĩa tự do đương đại (tự do xã hội), dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội và cộng sản, chủ nghĩa vô chính phủ, các hoạt động đánh thuế thu nhập cao, giảm hoặc loại bỏ sự bảo vệ sở hữu tư nhân;phản đối tôn giáo và tâm linh mà đặt nặng giáo điều,duy ý chí,tính"duy vật",thậm chí là bảo thủ.[1][2][3][4] Chính trị cánh tả thường bao gồm việc quan tâm đến những người trong xã hội được coi là có hoàn cảnh bất lợi khi so sánh với những người khác, đồng thời cũng bao gồm lòng tin là có những bất công trong xã hội cần bị giảm thiểu hay bãi bỏ.[3]Cánh tả thường đặt nặng vai trò của Chính phủ và Nhà nước để ảnh hưởng và chi phối đời sống xã hội của con người.

Nguồn gốc

Các từ mang tính chất chính trị "Cánh tả" và "Cánh hữu" được đặt ra trong thời kì Cách mạng Pháp (1789–1799), chỉ sự sắp xếp chỗ ngồi trong Quốc hội Pháp: những người ngồi bên trái thường có ý thức phản đối chế độ quân chủ và ủng hộ phong trào cách mạng, bao gồm sự thiết lập của chế độ cộng hoàsự tục hoá (phi tôn giáo)[5] trong khi những người ngồi bên phải ủng hộ cho các thể chế truyền thống của Chế độ Cũ. Việc dùng từ "Cánh tả" trở nên phổ biến hơn sau sự phục hồi của 1 chế độ quân chủ cũng như hình thái cũ Pháp vào năm 1815.[6]Cánh tả từng cực rất phổ biến và nở rộ ầm trong 1 thời điểm quá khứ nhưng đang siêu suy thoái nghiêm trọng và bị cánh hữu lấn át.

Quan điểm

Các hệ tư tưởng thường được xem là cánh tả: chủ nghĩa tự do xã hội, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa vô chính phủ, v.v. Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức, ví dụ tư hữu hóa biểu hiện chính trị cánh hữu, quốc hữu hóa là biểu hiện chính trị cánh tả, nhấn mạnh văn hóa tôn giáo là chính trị cánh hữu, văn hóa thế tục hay vô thần là chính trị cánh tả, mở rộng quyền nhiều hơn xuống tầng lớp dưới là biểu hiện chính trị cánh tả và ngược lại là cánh hữu, cắt giảm an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh hữu, tăng an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh tả, cấm nhập cư hay cấm kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, thông thoáng nhập cư hay cho kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh tả, thông thoáng đầu tư nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, chú trọng bảo vệ kinh tế nội là biểu hiện chính trị cánh tả, gia tăng nhà nước kiểm soát kinh tế là chính trị cánh tả, ngược lại là cánh hữu.v.v...

Ở những nước đa nguyên đa đảng, cánh tả hay được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu lớp dưới và tầng lớp thấp trong xã hội, vì các chính sách của cánh tả thường có lợi cho họ, tuy nhiên điều này không phải là nhất quán, vì nhiều chính phủ cánh tả không thực hiện đúng lời hứa, chính sách kinh tế vấp phải thất bại, tham nhũng...Những người sùng đạo (có thể ở tầng lớp dưới) cũng không hay nghiêng về cánh tả. Trong chính sách quốc tế, cánh tả (ở các nước đa đảng) thường có xu hướng quốc tế hơn, "mềm mại" hơn, ít có tính dân tộc chủ nghĩa hơn so với cánh hữu và do đó ít có nguy cơ xảy ra chiến tranh hơn.

Trong thời kỳ thuộc địa, các đảng cánh tả ở chính quốc và thuộc địa thường muốn mở rộng quyền tự trị hay chấp nhận quyền tự quyết dân tộc hay đấu tranh cho phi thực dân hóa, chống chiến tranh. Năm 1974-1975 khi cánh tả lật đổ độc tài cánh hữu nắm quyền ở Bồ Đào Nha cũng trao trả độc lập cho một số nước châu Phi nhưng các đảng nắm quyền ở đó có ý thức hệ giống họ. Thời gian chiến tranh Việt Nam, hầu hết các phong trào phản chiến, chống chiến tranh, chống quân dịch ở Mỹ và nhiều nước phương Tây do những người vô chính phủ, xã hội, cộng sản, Maoist phát động vì họ ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa quốc tế.Ngày nay còn 5 nước cộng sản,11 nước xã hội chủ nghĩa,vài chính quyền cánh tả(Trung Quốc đại lục dẫn đầu);cánh hữu dường như đang chiếm ưu thế,cánh hữu(Mỹ dẫn đầu) đang phát triển siêu lớn mạnh.

Chú thích

  1. ^ Smith, T. Alexander; Tatalovich, Raymond (2003). Cultures at War: Moral Conflicts in Western Democracies. Toronto, Canada: Broadview Press. tr. 30.
  2. ^ Bobbio, Norberto; Cameron, Allan (1997). Left and Right: The Significance of a Political Distinction. University of Chicago Press. tr. 37.
  3. ^ a b Lukes, Steven. 'Epilogue: The Grand Dichotomy of the Twentieth Century': concluding chapter to T. Ball and R. Bellamy (eds.), The Cambridge History of Twentieth-Century Political Thought.
  4. ^ Thompson, Willie (1997). The left in history: revolution and reform in twentieth-century politics. Pluto Press.
  5. ^ Andrew Knapp and Vincent Wright (2006). The Government and Politics of France. Routledge. ISBN 978-0-415-35732-6.
  6. ^ Realms of memory: conflicts and divisions (1996), ed. Pierre Nora, "Right and Left" by Marcel Gauchet, p. 248