Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 107: Dòng 107:
#{{ok}} Đồng ý thay đổi cơ cấu. [[Thành viên:Nguyentrongphu|Nguyentrongphu]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|thảo luận]]) 09:42, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)
#{{ok}} Đồng ý thay đổi cơ cấu. [[Thành viên:Nguyentrongphu|Nguyentrongphu]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|thảo luận]]) 09:42, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)
#{{ok}} Như ý kiến Alphama: biểu quyết bất tín nhiệm ở vị trí "cao nhất": ví dụ theo thứ tự KĐV > HCV > BQV / ĐPV nếu thành viên giữ nhiều vị trí. [[Thành viên:Caruri|Caruri]] ([[Thảo luận Thành viên:Caruri|thảo luận]]) 17:07, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)
#{{ok}} Như ý kiến Alphama: biểu quyết bất tín nhiệm ở vị trí "cao nhất": ví dụ theo thứ tự KĐV > HCV > BQV / ĐPV nếu thành viên giữ nhiều vị trí. [[Thành viên:Caruri|Caruri]] ([[Thảo luận Thành viên:Caruri|thảo luận]]) 17:07, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)
#{{OK}} Hoàn toàn đồng ý. [[User:AFKHaiDang|<b style="color:#6699CC">Ą₣长</b><b style="color:#66FFFF">ℌąเᗪąйǥ</b>]] [[User talk:AFKHaiDang|<span style="color:#0d0">ッ</span>]] 14:13, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)


===Phản đối===
===Phản đối===

Phiên bản lúc 14:13, ngày 26 tháng 9 năm 2020

Chào các bạn! Nhân dịp không gian biểu quyết đang nhộn nhịp. Tôi mở biểu quyết này và nêu ra một số vấn đề để cộng đồng cùng bàn bạc, thảo luận và đi đến thống nhất.

1. Thực trạng
2. Nguyên nhân
  • Do bất cập trong quy định, lỗ hổng trong quy chế. Sự thay đổi liên tục của tình hình thực tế khiến các quy định trở nên lỗi thời, không theo kịp.
3. Đề xuất giải pháp (xem ở dưới)

Mời các bạn cho ý kiến để cộng đồng ta đi đến thống nhất vấn đề, giải quyết những lỗ hổng còn tồn đọng của quy chế.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:28, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thống nhất chung

Danh mục viết tắt

Một số cụm từ giúp thành viên hiểu rõ nội dung biểu quyết hơn:

  • BQ: biểu quyết
  • BVT: Bài viết tốt
  • BVCL: Bài viết chất lượng
  • DSCL: Danh sách chất lượng
  • ĐPV: Điều phối viên
  • BQV: Bảo quản viên
  • HCV: Hành chính viên
  • KĐV: Kiểm định viên

Quy định bỏ phiếu

Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu cần đảm bảo các điều kiện sau:

  1. Là thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn có thể ý kiến.
  2. Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã: ~~~~ .

60% số phiếu cần thiết để kết luận sau 30 ngày

   

Có 3 đề xuất sửa đổi quy chế này. Người bỏ phiếu đồng ý cách nào thì bỏ phiếu vào cách đó.

Cách 1

Để thể hiện tinh thần nghiêm túc, không nên cho phép người mở biểu quyết đóng biểu quyết bất kỳ lúc nào, trừ trường hợp các biểu quyết thuộc nhóm gắn sao, giáng, rút sao (BVT, BVCL, DSCL) hoặc khi và chỉ khi biểu quyết đó chưa có bất kỳ ai bỏ phiếu. Cụ thể:

Thay
thành:

-- ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:48, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cách 2
  • Các BQ liên quan đến gắn/rút sao: người đề cử có toàn quyền đóng BQ.
  • Các BQ bầu nhân sự: người tự ứng cử hoặc người được đề cử có toàn quyền đóng BQ. Nếu người đề cử muốn rút thì tuân theo điều kiện các BQ khác bên dưới.
  • Các BQ khác: người đề cử được phép đóng với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Thời gian phản đối đề xuất là 48h. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cộng đồng nếu người đề cử phát hiện mình có điều sai sót. ~ Violet (talk) ~ 11:57, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cách 3
  • BQ liên quan đến đề cử/rút sao nội dung chất lượng (BVT, BVCL, DSCL,...). Người đề cử có thể đóng bất cứ lúc nào.
  • BQ liên quan đến nhân sự (ĐPV, BQV, HCV, KĐV). Người đề cử lẫn người ứng cử chỉ được phép rút trong vòng 48h khi biểu quyết bắt đầu. Việc này hạn chế việc đóng biểu quyết lung tung, cũng như tạo điều kiện cho người đề cử/ứng cử rút sớm biểu quyết nếu thấy sai sót hay chưa đủ năng lực.
  • Tất cả BQ khác đều không được phép đóng biểu quyết trừ một số lý do hết sức đặc biệt như nhầm không gian biểu quyết, người đề cử/ứng cử không đủ tư cách mở biểu quyết theo quy định.

 A l p h a m a  Talk 23:24, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý cách 1

  1.  Đồng ý Tôi ủng hộ việc này, các thành viên không nên tự ý đóng biểu quyết của mình (trừ những trường hợp như giáng sao, rút sao, gắn sao BVT, BVCL, DSCL). Thân mến - B.T.D (talk) 10:06, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Như đề xuất. Việc một thành viên có thể đóng biểu quyết (trừ nhóm bài viết chất lượng) khi chưa có thành viên bỏ phiếu là một sự tự do tương đối lớn. Không cần thiết phải thông qua ý kiến cộng đồng để gây thêm phức tạp không cần thiết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:43, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đồng ý 2 tay, nên làm thế này để mọi người khi mở bq phải có trách nhiệm. Hơn nữa, với cách làm này người có ý định mở biểu quyết sẽ suy nghĩ kĩ hơn để có những quyết định chính xác nhất có thể. Ą₣长ℌąเᗪąйǥ 13:06, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Đồng ý với việc này.NNTAI319 (thảo luận) 03:15, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý cách 2

  1.  Đồng ý Như đề xuất trên. ~ Violet (talk) ~ 11:57, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Violet Cách của Violet khá ổn nhưng có một thắc mắc là làm sao để biết không có ai phản đối? Chả lẽ phải đi hỏi từng người? Ví dụ 20 người đã bỏ phiếu thì phải hỏi hết 20 người xem có ai phản đối không? Rồi lỡ có người bỏ phiếu xong rồi off hơn 1 tháng mới quay lại thì sao? Tôi nghĩ chỉ cần thêm đặc cách cho những người tự ra ứng cử có quyền tự đóng BQ là đủ (giống như BVT/BVCL). Nguyentrongphu (thảo luận) 14:27, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Không cần hỏi, cứ đóng BQ lại thôi. Sau 48h nếu không có người bỏ phiếu nào phản đối thì coi như đóng thành công. Còn có người phản đối thì mở lại tiếp (những trường hợp này thật ra cực kỳ hy hữu, bạn không cần quá lo). Còn ai bỏ phiếu đi luôn 1 tháng thì họ tự bỏ quyền lợi của mình thôi. ~ Violet (talk) ~ 14:51, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Cách của Violet có vẻ chu toàn hơn cách 1. Cách 1 còn một số bất cập. Ví dụ nếu ai lỡ tự ứng cử để nhận "chổi" (rồi có 1 ai đó bỏ phiếu) thì phải chịu dư luận, hứng đạn suốt 1 tháng mà không có quyền đóng BQ mặc dù người ứng cử muốn đóng để được yên thân. Nguyentrongphu (thảo luận) 17:01, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý cách 3

Ý kiến

  1.  Ý kiến Nếu người tự đề cử mình vào vị trí "cầm chổi" của Wikipedia thì nên có thể rút biểu quyết nếu cảm thấy bản thân mình chưa đủ năng lực hay chưa đáp ứng được tiêu chí theo ý kiến của thành viên. Việc này tránh thành viên tự đề cử cảm thấy bị công kích hay có những ý kiến chỉ trích không cần thiết.  A l p h a m a  Talk 10:28, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Alphama: Nếu trong cuộc thăm dò của tôi tuần trước bạn đưa ra ý kiến thì hay quá. Cộng đồng ta hình như thích đợi đến BQ mới cho ý kiến, rốt cuộc BQ chẳng đi đến đâu cả :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:42, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Do bạn không tham khảo cuộc thăm dò trước đó, tôi đã có đưa liên kết [1][2].  A l p h a m a  Talk 12:05, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Đề nghị bổ sung chọn lựa cho ý kiến trước đó của tôi về việc vẫn cho đóng BQ với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cộng đồng nếu người ứng cử, đề cử nhân sự nhận thấy mình còn sai sót, hoặc người đưa bài ra BQXB nhận thấy lý do đặt biển dnb cuả mình ngớ ngẩn, mất thời gian cộng đồng. Nếu ý này không được bổ sung tôi chỉ có thể phản đối vì điều mới quá cứng nhắc, còn thiếu sự linh hoạt tình huống. Nên tổng hợp ý kiến rồi đưa ra nhiều chọn lựa cho mỗi đề xuất chứ không nên cứng nhắc chỉ có đồng ý hoặc phản đối. ~ Violet (talk) ~ 10:29, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến @Violetbonmua: Bạn bổ sung quan điểm của bạn vào đây để thuận tiện cho người bỏ phiếu nhé. Tôi không giỏi diễn giải quan điểm người khác. Nên để bạn tự viết sẽ hay hơn. Vì hiện không có thảo luận nào gần đây nên chỉ có thể tổng hợp 2 ý kiến. Nếu bạn thấy có ý kiến nào nữa thì cứ ghi tương tự cách 3, cách 4...  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:36, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Nhóm gắn sao/giáng, rút sao bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL) được đặc cách có thể tự đóng thì tại sao không đặc cách cho những thành viên tự ứng cử vào các vị trí khác nhau? Nguyentrongphu (thảo luận) 14:29, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đa phần các trường hợp cấp quyền đều do bên thứ ba đề bạt, ít khi người muốn có công cụ tự đề bạt mình. Tôi giả sử nếu A đề bạt B làm ĐPV, B đồng ý. A mở BQ rồi hứng lên đóng lại. Khi đó mọi chuyện chẳng phải rắc rối hơn chăng? Theo tôi ngoại trừ các biểu quyết thuộc nhóm BVCL ra thì nhóm BQ quy chế, xóa bài, cấp/gỡ quyền phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, nghiêm túc chứ không phải là nơi "giỡn chơi". Theo cách 1 tôi đề xuất, điều kiện ràng buộc là nếu chưa ai bỏ phiếu thì có thể rút, còn nếu đã có người bỏ phiếu thì có nghĩa biểu quyết đó được công nhận một cách nghiêm túc. Thế mới đảm bảo tinh thần của Wikipedia, tự do nhưng phải có nguyên tắc.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  15:01, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã nói rõ là "những thành viên tự ứng cử." Còn những thành viên được người khác ứng cử dùm thì không tính, không được đặc cách. Rồi lỡ nếu BQ đã có 1 phiếu thì người tự ứng cử phải gánh chịu dư luận (và công kích cá nhân) suốt 1 tháng mặc dù đã muốn đóng BQ để được yên thân từ lâu? Nguyentrongphu (thảo luận) 16:44, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Cách của Alphama tương đối ổn, nhưng trường hợp thứ hai hơi khiên cưỡng. 48h là thời gian quá dài để tự do đóng biểu quyết. Ví như trường hợp bất tín nhiệm Tuanminh01, mới chưa đầy 24h mà cãi nhau chí chóe tóe lửa, bỏ phiếu nườm nượp. Nên giới hạn cho BQ giáng cấp hoặc đưa điều kiện ràng buộc (các thành viên không ai phản đối) như của Violet.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:36, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

50% số phiếu cần thiết để kết luận sau 30 ngày

   

Để tránh tình trạng người mở biểu quyết muốn bất tín nhiệm nhiều công cụ một quản lý nhưng không hợp quy vì quy định hiện hành không cho phép. Tôi đề xuất sửa đổi nội dung BQ5, Đề mục Các hình thức biểu quyết như sau (các thành viên nhấn "Hiện" để xem đề xuất). Theo đó, được phép mở bất tín nhiệm nhiều vị trí ở Wikipedia tiếng Việt và chỉ cần nêu trong không gian Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm nhiều vị trí.

Nhấn Hiện để xem đề xuất sửa đổi
Nội dung BQ5 hiện hành
  1. Là các cuộc biểu quyết để cộng đồng nhằm lấy lại những công cụ đã trao cho các thành viên khi bầu chọn các vị trí bảo quản ở điều 7.
  2. Các trang biểu quyết phải được đưa ra ở các trang sau:
    a) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên - đối với những đề nghị cho vị trí Bảo quản viên.
    b) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm điều phối viên - đối với những đề nghị cho vị trí Điều phối viên.
    c) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm hành chính viên - đối với những đề nghị cho vị trí Hành chính viên.
    d) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm kiểm định viên - đối với những đề nghị cho vị trí Kiểm định viên.
  3. Với những bảo trì viên (hành chính viên, bảo quản viên, kiểm định viên, điều phối viên và các công cụ bầu chọn thành viên trong tương lai) nằm trong khoản quy định đã thông qua: Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt, không cần phải đưa ra bất tín nhiệm.
Nội dung đề xuất chỉnh sửa
  1. Là các cuộc biểu quyết để cộng đồng nhằm lấy lại những công cụ đã trao cho các thành viên khi bầu chọn các vị trí bảo quản ở điều 7.
  2. Các cuộc biểu quyết dạng này có thể được đưa ra ở các trang sau (theo từng trường hợp cụ thể):
    a) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên - đối với những đề nghị cho vị trí Bảo quản viên.
    b) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm điều phối viên - đối với những đề nghị cho vị trí Điều phối viên.
    c) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm hành chính viên - đối với những đề nghị cho vị trí Hành chính viên.
    d) Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm kiểm định viên - đối với những đề nghị cho vị trí Kiểm định viên.
  3. Tuy nhiên, nếu một thành viên muốn bất tín nhiệm nhiều công cụ của một thành viên khác thì phải đưa biểu quyết đó vào Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm nhiều vị trí.
  4. Với những bảo trì viên (hành chính viên, bảo quản viên, kiểm định viên, điều phối viên và các công cụ bầu chọn thành viên trong tương lai) nằm trong khoản quy định đã thông qua: Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt, không cần phải đưa ra bất tín nhiệm.

Đồng ý

  1.  Đồng ý Tôi ủng hộ, như vậy thì đỡ phải đưa ra tận hai cuộc biểu quyết. Thân mến - B.T.D (talk) 10:09, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Như vậy, Wikipedia cho phép bất tín nhiệm nhiều vị trí cùng lúc và khi đó chỉ cần mở biểu quyết thêm một không gian mới Wikipedia:Biểu quyết tín nhiệm nhiều vị trí (bản thân tên gọi không gian mới này có thể bàn sau cho hợp lý).  A l p h a m a  Talk 23:40, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Nội dung mới đã được hiệu chỉnh sao cho tiếp cận số đông người đọc hiểu. Đồng ý như đã thảo luận.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:45, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Đồng ý thay đổi cơ cấu. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:42, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Như ý kiến Alphama: biểu quyết bất tín nhiệm ở vị trí "cao nhất": ví dụ theo thứ tự KĐV > HCV > BQV / ĐPV nếu thành viên giữ nhiều vị trí. Caruri (thảo luận) 17:07, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Hoàn toàn đồng ý. Ą₣长ℌąเᗪąйǥ 14:13, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phản đối

Ý kiến

  1.  Ý kiến Việc kết hợp vị trí biểu quyết (ĐPV, BQV, HCV, KĐV) thì sẽ gây ra nhiều không gian mới phức tạp không cần thiết, ví dụ "Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm kiểm định viên, hành chính viên, bảo quản viên, điều phối viên/X" --> gây phức tạp không cần thiết. Một biểu quyết chỉ cần vào bỏ không gian cao nhất, ví dụ 1 người vừa là HCV, BQV thì bỏ vào mục "biểu quyết bãi nhiệm HCV" và kèm theo chú thích sẽ bãi nhiệm luôn BQV, HCV, là ổn.  A l p h a m a  Talk 10:26, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

20% số phiếu cần thiết để kết luận sau 30 ngày

   

Trong trường hợp đề xuất ở nội dung 2 của biểu quyết này được thông qua, một vấn đề khác lại nảy sinh: Nếu người bỏ phiếu chỉ đồng ý/phản đối bất tín nhiệm ít hơn số công cụ được đề xuất bởi cuộc biểu quyết thì sao? Lá phiếu sẽ được tính như thế nào? Để ngăn ngừa tình trạng trên, đề xuất thêm câu:

vào tiểu mục Lá phiếu của thành viên.

Trong trường hợp người bỏ phiếu không có ý kiến cụ thể (tức đồng ý/phản đối bất tín nhiệm ít hơn số công cụ đề xuất) thì lá phiếu của thành viên được tính theo yêu cầu đã nêu của người mở biểu quyết.

Đồng ý

Phản đối

  1.  Phản đối Việc này gây nên sự phức tạp không cần thiết ở các biểu quyết. Ví dụ: Biểu quyết bãi nhiệm của Tuanminh01, người đề cử chỉ nêu là bãi nhiệm BQV và HCV, tuy nhiên Việt Hà yêu cầu bãi nhiệm luôn cả chức ĐPV. Điều này dẫn đến độ vênh của biểu quyết, sự phức tạp tính phiếu và tranh cãi bất đồng không đáng có.  A l p h a m a  Talk 23:36, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Trường hợp ta đang xét đến là yêu cầu bất tín nhiệm ít hơn số công cụ được đề xuất bởi cuộc biểu quyết. Còn trường hợp của Việt Hà mang tính "câu nói cửa miệng" nhiều hơn. Quyền mà Việt Hà nêu nằm ngoài phạm vi các công cụ được đề xuất. Do đó, ta không xét đến trường hợp này (tức lá phiếu vẫn tính tương tự như bình thường). Có thể liên lạc thành viên để xác nhận vấn đề.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:53, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Phản đối Quá rắc rối và sẽ dẫn tới nhiều tranh cãi không cần thiết. Những ai còn đang lưỡng lự thì tốt nhất nên khỏi bỏ phiếu. Bỏ phiếu thì phải quyết đoán. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:05, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến "Riêng ở dạng BQ5, khi bất tín nhiệm nhiều công cụ, nếu người bỏ phiếu chỉ đồng ý bất tín nhiệm ít hơn tổng số công cụ được đề xuất bởi cuộc biểu quyết, thì lá phiếu sẽ được tính dựa trên yêu cầu cụ thể của thành viên đó." Làm phức tạp hóa vấn đề. Nếu người bỏ phiếu không đồng ý bất tín nhiệm tất cả những công cụ được đề xuất bởi cuộc biểu quyết thì tốt nhất nên khỏi bỏ phiếu. Lá phiếu chỉ được tính dựa trên yêu cầu cụ thể của thành viên đó? Vậy phiếu chống tính sao? Ví dụ bãi nhiệm HCV và BQV 1 người, có 10 phiếu đồng ý bãi nhiệm BQV, có 11 phiếu đồng ý bãi nhiệm HCV, có 10 phiếu không đồng ý bãi nhiệm. Vậy tính tỉ lệ thuận bãi nhiệm là bao nhiêu? Trên 2/3 chưa? Thường thì khi bãi nhiệm, thành viên phải làm gì nghiêm trọng lắm người ta mới đem ra bãi nhiệm nên không có chuyện người bỏ phiếu đồng ý bãi nhiệm 1 thứ nhưng lại muốn người đó giữ quyền khác (còn chuyện từ BQV xuống làm ĐPV lại là chuyện khác; cái này là giáng quyền chứ không có giữ quyền). Nguyentrongphu (thảo luận) 10:38, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Đã bổ sung trường hợp dành cho phản đối. Nội dung này được đưa ra nhằm mở rộng cho nội dung 2 trong cuộc biểu quyết, không làm phức tạp hóa vấn đề mà trái lại, làm chặt chẽ thêm cho nội dung đang đề cập. Lấy ví dụ, thành viên X đồng ý/phản đối bất tín nhiệm công cụ 1, 2 của thành viên Y nhưng không đồng ý/phản đối bất tín nhiệm công cụ 3 của thành viên đó. Người đề xuất được tự do lựa chọn số lượng công cụ để đưa ra BTN thì người bỏ phiếu cũng phải được tự do lựa chọn một cách tương tự với người mà họ bỏ phiếu. Trong trường hợp họ không nói gì thêm thì mặc định lá phiếu là "bất tín nhiệm/không bất tín nhiệm tất cả công cụ". Nội dung này mang tính mở rộng, nhằm tránh những dạng phiếu như "Tôi đồng ý bất tín nhiệm X chức vụ BQV, nhưng xét thấy anh ta có công lớn nên giữ lại chức HCV" mà không được tính. Khi đếm phiếu thì căn cứ theo quy chế, số phiếu để ra kết luận. Nếu đủ số phiếu cho 2 (n) trường hợp thì sẽ bất tín nhiệm số công cụ tương ứng. Lưu ý là nội dung này không làm phức tạp vấn đề, mà mở rộng thêm cho những trường hợp khác có thể khiến cuộc BQ trở nên phức tạp. Bạn suy nghĩ một cách đơn giản thì nó sẽ là đơn giản. Riêng tôi thấy nó đơn giản.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:02, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Quá rắc rối. Không có chuyện một thành viên đồng ý bãi nhiệm BQV nhưng lại muốn người đó giữ HCV vì công lớn. Nếu muốn người đó giữ HCV và chỉ bãi nhiễm BQV thì tốt nhất nên khỏi bỏ phiếu luôn. Phương án rất dễ gây ra nhiều rắc rối dẫn tới nhiều kiện tụng khi đếm phiếu. Rồi lỡ khi đếm phiếu, một số người bỏ phiếu thấy kết quả không được như ý thì lại kiếm cớ nói là ý của tôi là bla bla chứ không phải là bla bla rồi đổ thừa cho người đếm phiếu hiểu sai ý và đưa ra kết quả sai. Phương án của bạn quá rắc rối và không nên thực thi. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:10, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Khi xây dựng luật, quy chế phải tính đến những trường hợp có thể xảy ra. Bạn lấy gì bảo đảm trong một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm nhiều công cụ của 1 quản lý, người bỏ phiếu không bao giờ yêu cầu ít hơn số công cụ đề xuất. Nếu bạn đảm bảo 100% khả năng đó là không thể xảy ra, tôi sẽ không còn ý kiến. Các biểu quyết gỡ quyền quản lý từ trước đến nay đều chỉ tập trung vào 1 công cụ, nên nếu nội dung 2 của biểu quyết này được thông qua, tức cho phép bất tín nhiệm từ 2 công cụ trở lên thì khả năng như đề cập trong nội dung 3 sẽ xảy ra (về mặt lý thuyết). Khi biểu quyết thì câu chữ của người bỏ phiếu cũng sẽ được tính đến, không có chuyện người bỏ phiếu yêu cầu "rút 2 quyền", xong khi đếm phiếu lại nói "tôi nói rút 3 quyền" được. Câu chữ rõ ràng như nó vốn thế, và được lưu vết vào nhật trình. Tôi tái khẳng định ta đang tính đến khả năng có thể xảy ra, chứ không phải sự phức tạp của nó. Nếu lá phiếu của thành viên không nêu số công cụ cụ thể thì ta tiến hành như bình thường. Ở đây nhấn mạnh, ta xét đến trường hợp "có thể xảy ra".  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:53, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu trường hợp đó xảy ra thì những thành viên đó khỏi cần bỏ phiếu, nêu ý kiến là đủ. Còn những phiếu bỏ phiếu thuận nhưng lại không ghi rõ rút mấy quyền nhưng sau này khi đếm phiếu thấy kết quả không được như ý lại kiện thì bạn tính sao?
    Luật gì cũng nên có sự linh hoạt dựa vào "common sense" (tùy cơ ứng biến). Bạn đâu thể nào tưởng tượng ra hết 100% tất cả những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai để đặt ra quy định để "đề phòng" cho tất cả các trường hợp hy hữu. Cuộc đời vốn dĩ nó đã thiên biến vạn hóa lắm rồi. Có nhiều điều mình không nghĩ ra mà nó vẫn xảy ra. Lúc đó thì cần sự linh hoạt chứ không phải cái gì cũng phải ghi ra thành quy định mới được. Dĩ nhiên sự linh hoạt của các quy định cũng phải hợp tình hợp lý và được nhiều người ủng hộ. Nếu ai cứ vinh danh sự linh hoạt để làm càn thì sẽ bị đưa ra BQ bãi nhiệm giống Tuanminh. Nguyentrongphu (thảo luận) 16:57, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thứ nhất, miễn là thành viên bỏ phiếu  Đồng ý hoặc  Chưa đồng ý vào biểu quyết thì lá phiếu của họ sẽ được tính. Không thể có chuyện họ đòi hỏi ít hơn tổng số quyền mà "khỏi cần bỏ phiếu". Rồi giả dụ như trường hợp đó xảy ra thì lá phiếu đó được tính như thế nào? Nếu họ yêu cầu gỡ 1 quyền mà khi kết luận lại là tất cả các quyền thì có không tôn trọng lá phiếu đó không? Thứ hai, những lá phiếu chung chung, đồng ý gỡ quyền mà không nói gì thêm thì như tôi đã nói, ta tính như bình thường. Ta chỉ việc ghim lên đầu biểu quyết nội dung này là đủ. Nếu họ không ghi gì thêm, đến khi kiện tụng là lỗi của họ, họ tự đánh mất quyền lợi của mình. Đơn giản thế thôi. Còn về chuyện "thiên biến vạn hóa", tôi cho rằng đây là khả năng khả dĩ nhất có thể xảy ra nếu dạng thức bất tín nhiệm nhiều công cụ được thông qua. Bạn cứ tìm cho tôi một khả năng khác có thể xảy ra xem nào. Thứ nữa, tôi thừa nhận việc đếm phiếu có thể gây phức tạp (nếu xảy ra nhiều trường hợp cùng lúc), nhưng không phải khó đến mức không thể đếm được.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:20, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn nói thì dễ nhưng khi có kiện tụng không phải nói "do bạn không ghi rõ trong lá phiếu nên bạn tự đánh mất quyền lợi của bạn" là xong đâu. Nếu thành viên kiện là BQV hoặc thành viên có uy tín lâu năm thì có thể gây tranh cãi kéo dài cả tháng. Vấn đề không đơn giản.
    Ví dụ như trong 1 BQ bãi nhiệm HCV và BQV. 1 thành viên bỏ phiếu chỉ ghi là "tôi chỉ đồng ý bãi nhiệm BQV" thì phiếu đó vẫn được tính là bãi nhiệm cho cả hai. Ai biểu bỏ phiếu đồng ý bãi nhiệm thì ráng chịu. Nếu muốn người đó giữ quyền HCV thì nên bỏ phiếu chống hoặc khỏi bỏ phiếu.
    Ví dụ như trong BQXB đi: một thành viên nửa muốn xóa, nửa muốn giữ thì tính sao? Thành viên đó 3 quyền chọn lựa: bỏ phiếu xóa, giữ, hoặc không bỏ phiếu. Nếu thấy nửa không muốn xóa nửa muốn xóa thì không bỏ phiếu là cách tốt nhất. Nếu bỏ phiếu xóa mà nói "tôi nửa muốn xóa nửa muốn giữ" thì phiếu đó vẫn được tính là phiếu xóa chứ không phải tách ra tính thành 0,5 phiếu xóa và 0,5 phiếu giữ.
    Ví dụ nữa là ví dụ BQ 1 quy định mới: một thành viên đồng ý một nửa quy định, không đồng ý một nửa quy định (giả sử không tách quy định ra được) thì bỏ phiếu sao?
    Người bỏ phiếu luôn có sự lựa chọn. Không phải lúc nào BQ đưa ra cũng trắng đen để mọi người đều có thể có 2 sự lựa chọn. Không bỏ phiếu là sự lựa chọn thứ 3 đấy nhé. Ví dụ như BQ bãi nhiệm Tuanminh cũng có một số thành viên nửa ok, nửa không ok thì họ không bỏ phiếu mà chỉ đưa ra ý kiến. Nếu họ bỏ phiếu ok mà lại ghi "thật lòng thì tôi không muốn bãi nhiệm Tuanminh đâu" thì phiếu của họ vẫn được tính là 1 phiếu đồng ý bãi nhiệm. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:04, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Việc kiện tụng mà thiếu bằng chứng thì cũng không có tác dụng. Uy tín chả có vai trò gì trong việc xét đoán cái đúng sai đã rõ ràng. Tôi hỏi bạn câu này: Một quản lý lâu năm, uy tín đầy mình, xúc phạm một thành viên khác. Sau đó quản lý này bị xử lý. Xin hỏi anh này lấy cớ gì để thoái thác hành vi của mình. Nhật trình và nội dung luôn là nơi cần thiết để các thành viên có thể truy cập, đánh giá. Tôi tin họ đủ khả năng để xác định những lời lẽ đó có vi phạm hay không. Trường hợp như vừa nêu đã từng xảy ra nhiều hơn 1 lần trong lịch sử của Wikipedia tiếng Việt, tôi không muốn nói thêm. Về những ví dụ của bạn, hầu hết đều là những trường hợp có hai lựa chọn rõ ràng. Do đó, họ chỉ có thể  Đồng ý,  Chưa đồng ý hoặc  Ý kiến . Lá phiếu họ viết thế nào không quan trọng, miễn bỏ vào 1 trong 2 trường hợp là được. Còn trong 1 cuộc biểu quyết bất tín nhiệm nhiều công cụ, từ "nhiều" này ràng buộc với lá phiếu của thành viên. Lẽ dĩ nhiên họ có thể bỏ phiếu như bình thường, nhưng họ vẫn có quyền bỏ phiếu đồng ý/phản đối ít hơn số công cụ được đề xuất. Đúng là người biểu quyết luôn có nhiều lựa chọn, nhưng người đề cử không tạo ra nhiều lựa chọn thì cái "nhiều" ở đây nó có nghĩa không? Bạn mở BQ BTN BQV, chỉ 1 quyền BQV, xin hỏi những lời lẽ đằng sau của lá phiếu (đồng ý/phản đối) có còn nhiều ý nghĩa không, hay người ta chỉ tập trung vào vị trí, lá phiếu mà thành viên ấy bỏ? Ngược lại, bạn mở BQ BTN HCV, BQV, người bỏ phiếu (giả sử đồng ý) không muốn BTN tất cả các công cụ bạn nêu mà chỉ chọn 1 hoặc 2 trong số đó. Lúc này ý nghĩa của lá phiếu có còn đơn thuần trắng đen nữa hay không? Ngoài ra, việc đa lựa chọn cũng từng diễn ra tại nhiều biểu quyết. Mới đây nhất là BQ: thời gian biểu quyết của Alphama, có rất nhiều lựa chọn: M3, M4, M5... Tóm lại, những ví dụ bạn nêu quá sức khập khiễng, chúng đa phần đều là các BQ chỉ có hai lựa chọn. Còn 1 BQ nhiều lựa chọn (như BTN nhiều công cụ) há chẳng phải nên tạo ra sự đa dạng trong lá phiếu hay sao?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  10:49, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Uy tín chả có vai trò gì trong việc xét đoán cái đúng sai đã rõ ràng." Rất tiếc là cộng đồng ta không có công tâm phân minh như bạn nghĩ. Ví dụ điển hình là Tuanminh. Sai phạm suốt 1-2 năm trời không ai dám nói gì (nhiều thành viên đã giúp la liếm dùm tội suốt 1-2 năm). Đến bây giờ chứng cứ rành rành vẫn có gần 20 phiếu không đồng ý bãi nhiệm là đủ hiểu sự dung túng cho những thành viên uy tín có nhiều đóng góp.
    Ủa nếu bây giờ tôi mở bãi nhiệm thành viên nào đó quyền BQV và HCV thì cũng chỉ có 3 sự lựa chọn rõ ràng thôi (chả có gì khập khiễng). 1 là bạn đồng ý bãi nhiệm cả hai quyền, 2 là phản đối bãi nhiệm, 3 là khỏi bỏ phiếu. Khác gì với BQXB (xóa, giữ, không bỏ phiếu)? Nửa xóa nửa giữ cũng giống như muốn bãi nhiệm BQV nhưng muốn giữ quyền HCV. Đó là ý kiến cá nhân của mỗi thành viên chứ không phải là lá phiếu. Đã bỏ phiếu đồng ý thì ý kiến là gì cũng được tính là đồng ý.
    BQ quy định thì sẽ có nhiều sự lựa chọn nhưng BQXB và BQ bãi nhiệm thì chỉ có 3. Người mở BQ có quyền đặt ra cơ cấu của cuộc BQ. Nếu bạn không đồng ý bãi nhiệm hết tất cả các quyền được nêu thì bạn có thể không bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu chống. Ai bắt phải bỏ phiếu thuận? Nguyentrongphu (thảo luận) 11:51, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu nói về như vậy thì 22 lá phiếu ủng hộ gỡ quyền Tuanminh01 đều dựa vào uy tín của bạn, hoặc Thiên Đế? Ngoài ra, từng có một thành viên tên DangTungDuong, quản lý của Wikipedia từng bị cấm vĩnh viễn vì vi phạm thái độ văn minh, dẫn đến bị tứoc quyền không cần thông qua biểu quyết (xin lỗi nếu khơi lại chuyện cũ có thể gây ảnh hưởng đến cá nhân cụ thể). Bạn đang hiểu lệch ý của tôi, hướng vấn đề lời lẽ, câu chữ sang hành vi riêng. "Đúng, sai" mà tôi nói chỉ giới hạn trong phạm vi lời lẽ, câu chữ. Bạn đưa ra ví dụ về "đúng, sai" quá rộng. Ở đây ta xét lời lẽ, câu chữ thì ví dụ tương quan phải là lời lẽ, câu chữ. Ví dụ tôi đưa ra hết sức đơn giản: Anh A nói "Tôi muốn bất tín nhiệm quyền X của B" thì lá phiếu đó là "bất tín nhiệm quyền X", không thể có chuyện đếm phiếu xong vặn lại thành "quyền Y" được, đúng không? Đúng sai ở đây là lời nói, nhấn mạnh là lời nói. Giả sử Tuanminh01 xúc phạm một thành viên khác bằng lời lẽ thô tục xem, anh ta có bị cấm không? Uy tín nào có thể biện hộ cho lời lẽ rành rành, bá quan văn võ nhìn vào có thể minh định được?
    Dĩ nhiên trường hợp đó thì rõ ràng rồi nhưng trường hợp "tôi đồng ý bãi nhiệm" (không ghi rõ bãi nhiệm mấy quyền) thì nó không có trắng đen như bạn nghĩ đâu, họ vẫn có thể kiện. Bạn lại sai nữa. Thiên Đế có ghi ra một số dẫn chứng chứng minh Tuanminh có những lời lẽ xúc phạm những thành viên khác nhưng Tuanminh có bị xử phạt? DTD bị cấm vì vi phạm thái độ văn minh trong "một thời gian dài" nhé. Thành viên không có uy tín thì đã bị cấm vĩnh viễn lâu rồi chứ không có được kéo dài như trường hợp DTD. Việt Hà có lần còn than là sao bao che cho DTD quá vậy? Thành viên uy tín lâu năm và có đóng góp lớn luôn được cộng đồng dung dưỡng rất lâu cho đến khi nào vấn đề quá nghiêm trọng dẫn đến tự bể thì thôi. Còn thành viên không uy tín thì chỉ cần vi phạm vài lần là đủ bị cấm rồi. Cộng đồng này không có công tâm phân minh như bạn nghĩ đâu nhé. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:48, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cái khập khiễng của bạn là đem so sánh một cuộc biểu quyết 2 lựa chọn với cuộc biểu quyết nhiều lựa chọn, so sáng bất tín nhiệm 1 công cụ với nhiều công cụ. Tiếp tục nhấn mạnh lại, trong cuộc biểu quyét BTN 1 quyền, chỉ có hai lựa chọn  Đồng ý hoặc  Chưa đồng ý (trừ ý kiến) thì người muốn bỏ phiếu chỉ có thể chọn một trong hai, không chọn thì ý kiến. Đã chọn thì nói gì ngoài lề, bla bla cũng không liên quan. Người mở BQ, đề nghị chỉ có 1 quyền mà người bỏ phiếu muốn vòi thêm cũng đâu có được (đâu còn quyền "available" để họ lựa chọn), nhưng còn trong biểu quyết BTN nhiều quyền, người muốn bỏ phiếu có thể lựa chọn ít hơn số quyền đã được định trước, vì số quyền "available" lớn hơn một, nên về nguyên tắc họ hoàn toàn có thể được lựa chọn tự do. Lúc này vấn đề mới xuất hiện. Ta tính theo yêu cầu cụ thể hay mạc định xem đó chỉ là ý kiến ngoài lề. Tôi không cho rằng bỏ mặc ý kiến của người bỏ phiếu (trong trường hợp này) là một ý hay.
    "Người muốn bỏ phiếu có thể lựa chọn ít hơn số quyền đã được định trước?" Ai mặc định cho người bỏ phiếu có quyền lựa chọn đó? Ví dụ tôi là người mở BQ bãi nhiệm tôi "có quyền" đặt ra cơ cấu của BQ mà tôi mở. Bây giờ ví dụ tôi yêu cầu nếu bạn đồng ý bãi nhiệm thì bạn bắt buộc phải đồng ý bãi nhiệm cả hai quyền. Những phiếu đồng ý bãi nhiệm 1 quyền vẫn được tính là bãi nhiệm 2 quyền. Còn ai không đồng ý với cơ cấu này thì có thể bỏ phiếu phản đối. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:56, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Quả thực là việc xây dựng quy tắc một cách gấp gáp như thế này vô tình tạo nên sự phức tạp không đáng có. Nhưng thiết nghĩ nếu đã BQ BTN nhiều quyền thì thành viên có quyền chọn lựa số quyền mình muốn để bỏ phiếu. Ta có thể xây dựng theo dạng biểu quyết tự do lựa chọn như kiểu Alphama, không cần bó hẹp trong phạm vi  Đồng ý hoặc  Chưa đồng ý. Có thể mặc định M1 là BQV, M2 là HCV, M3 là ĐPV đi chẳng hạn. Tôi chọn M1, M3; anh kia chọn M2, M3; chị kia chọn M1; chị nọ chọn M1, M2. Còn lại là phiếu phản đối. Lúc ấy việc đếm phiếu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hoặc cách 2, chia ra 3 đề mục khác nhau: Đề mục 1 BQV, Đề mục 2 HCV, Đề mục 3 ĐPV rồi phân ra các lựa chọn  Đồng ý,  Chưa đồng ý,  Ý kiến như bình thường. Nôm na một cuộc biểu quyết 3 trong 1, giống như chính biểu quyết này vậy, đề mục nào đủ số phiếu thì ta kết luận theo đề mục đó. Việc này sẽ tạo nên tính đa dạng cần thiết cho biểu quyết, vừa không gây phức tạp trong việc đếm phiếu. Tôi thấy phương án mới này khá ổn và sớm sẽ đưa ra thảo luận.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:16, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi sẽ dừng thảo luận tại đây vì tôi với bạn có thảo luận thêm mấy tháng thì cũng vậy thôi. Quan điểm cá nhân tôi thì thấy nó quá rắc rối nên không ủng hộ. Bạn muốn quy định của bạn được thông qua thì bạn cần thuyết phục cộng đồng là quy định của bạn hợp lý chứ thuyết phục mình tôi thôi thì vẫn chưa đủ. Nguyentrongphu (thảo luận) 10:52, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Quá phức tạp và khó hiểu, nên tinh giảm để thành viên dễ hiểu mình đang làm gì. Việc tính phiếu gây tranh cãi rất lớn. Bây giờ nên bỏ phiếu giải quyết là có chấp nhận bãi nhiệm nhiều chức vụ 1 một lúc hay không, sau đó mới giải được trường hợp này.  A l p h a m a  Talk 12:29, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vấn đề trên đã được nói tới ở nội dung 2, bạn có thể xem lại.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:37, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sửa lại theo quy chế mới phù hợp hơn, với lại xem ý kiến của tôi về không gian biểu quyết, có lẽ biểu quyết ở một không gian có quyền nhiều nhất là được, chứ tạo thêm không gian thì sẽ hơi rối. Hoặc là chỉ tạo thêm một không gian mới "Biểu quyết nhiều vị trí" là ổn.  A l p h a m a  Talk 12:44, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy hơi dài chứ không rối lắm. Tuy nhiên, cách bạn nêu cũng hay. Bạn sửa lại nội dung 2 giúp tôi. Tôi không giỏi diễn giải lời người khác sao cho hay, e rằng sẽ lại khiến câu từ phức tạp hơn một cách không cần thiết ;)  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:59, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thường những gì dài dòng thì sẽ rối hơn cái gì ngắn. 1 trang không gian là được rồi, "Biểu quyết nhiều vị trí" (như cách của Alphama). Bãi nhiệm BQV + HCV 1 trang và bãi nhiệm ĐPV + HCV 1 trang và bãi nhiệm KĐV + BQV 1 trang và bãi nhiệm KĐV + ĐPV 1 trang và bãi nhiệm KĐV + HCV 1 trang? Đó là chưa tính tới tổ hợp bãi nhiệm 3 chức vị 1 lúc (trên 4 quyền ĐPV, BQV, HCV, KĐV), phải tạo ra bao nhiêu trang nữa? Bạn chưa suy nghĩ ra những quy định kỹ càng để vá những lỗ hỏng mà đã đưa ra BQ rồi. Quy định bạn đưa ra còn nhiều bất cập. Vá lỗ hổng nhưng lại mang lại quá nhiều rắc rối thì tôi không biết có đáng không nữa. Nguyentrongphu (thảo luận) 14:23, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Có vẻ bạn đang hiểu nhầm thì phải. Đề xuất của tôi là bất tín nhiệm bao nhiêu công cụ thì sẽ đưa vào 1 không gian trang thích hợp. Ai bảo tạo nhiều trang khác nhau? Trường hợp tổ hợp nhiều quyền thì có thể theo ví dụ đã nêu: Biểu quyết bất tín nhiệm BQV, HCV, KĐV, ĐPV/X. Nó hơi dài (như đã nói ở trên) nhưng không phức tạp. Vì về cơ bản vẫn tương tự như ý kiến của Alphama. Tôi đã nhờ Alphama sửa lại sao cho phù hợp. Bạn cũng có thể sửa lại nếu muốn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:40, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn bảo chứ ai? Chỉ tính tổ hợp bãi nhiệm 2 quyền khác nhau thôi đã phải tạo thêm 5 trang không gian nữa (BQV + ĐPV không được tính vì đã làm BQV thì không thể còn giữ quyền ĐPV). Chưa tính tổ hợp 3 quyền khác nhau (tổ hợp 4 quyền khác nhau thì dĩ nhiên chỉ cần 1 trang). Vậy để tôi sửa theo ý của Alphama. Nguyentrongphu (thảo luận) 16:48, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

  1.  Ý kiến Quy chế đã có đồng thuận sửa đổi và bỏ chương điều theo đồng thuận của cộng đồng, vì vậy không nên lấy bản cũ Quy chế làm tham chiếu [3].  A l p h a m a  Talk 10:20, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa lại.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 
  2.  Ý kiến Câu "...số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày" có vấn đề về logic, như câu đấy thì trong 30 ngày thì có kết luận, còn sau 30 ngày thì không có kết luận? Đề nghị sửa thành "...số phiếu cần thiết để kết luận sau 30 ngày". Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:28, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ☑Y Đã sửa. Những thanh trạng thái này chủ yếu mang tính trang trí. Được lấy từ Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶 

Tham khảo