Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Anselmô thành Canterbury”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Q.Khải đã đổi Anselm thành Canterbury thành Anselmô thành Canterbury: Dùng phiên âm đối với thánh Kitô giáo
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
{{Thông tin thánh
{{Thông tin thánh
|name=Thánh Anselmô thành Canterbury
|name=Thánh Ansenmô thành Canterbury
|birth_date=khoảng [[1033]]
|birth_date=khoảng [[1033]]
|death_date=[[21 tháng 4]] năm [[1109]]
|death_date=[[21 tháng 4]] năm [[1109]]
Dòng 7: Dòng 7:
|image= Anselmstatuecanterburycathedraloutside.jpg
|image= Anselmstatuecanterburycathedraloutside.jpg
|imagesize= 200
|imagesize= 200
|caption=Tượng thánh Anselmô, tường ngoài [[Nhà thờ chính tòa Canterbury]]
|caption=Tượng thánh Ansenmô, tường ngoài [[Nhà thờ chính tòa Canterbury]]
|birth_place=[[Aosta]], [[Vương quốc Bourgogne]]
|birth_place=[[Aosta]], [[Vương quốc Bourgogne]]
|death_place=[[Canterbury]], [[Kent]], [[Anh]]
|death_place=[[Canterbury]], [[Kent]], [[Anh]]
Dòng 22: Dòng 22:
}}
}}


'''Anselmô của Canterbury''' (khoảng 1033-21 tháng 4 năm 1109), còn gọi là '''Anselmô thành [[Aosta]]''' theo nơi sinh của ông, hay '''Anselmô xứ [[Le Bec-Hellouin|Bec]]''' theo tu viện, là một tu sỹ, nhà triết học, giám chức giáo hội [[dòng Biển Đức]]. Ông là tổng giám mục Canterbury từ năm 1093 đến năm 1109. Được coi là người sáng lập [[triết học kinh viện]], ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền thần học phương Tây. Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Anselmô còn để ý và lo lắng cho người nghèo. Ông là người đầu tiên trong Giáo hội chống đối việc [[buôn bán nô lệ]].
'''Ansenmô của Canterbury''' (khoảng 1033-21 tháng 4 năm 1109), còn gọi là '''Ansenmô thành [[Aosta]]''' theo nơi sinh của ông, hay '''Ansenmô xứ [[Le Bec-Hellouin|Bec]]''' theo tu viện, là một tu sỹ, nhà triết học, giám chức giáo hội [[dòng Biển Đức]]. Ông là tổng giám mục Canterbury từ năm 1093 đến năm 1109. Được coi là người sáng lập [[triết học kinh viện]], ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền thần học phương Tây. Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Ansenmô còn để ý và lo lắng cho người nghèo. Ông là người đầu tiên trong Giáo hội chống đối việc [[buôn bán nô lệ]].

==Cuộc đời==
==Cuộc đời==
Anselmô thành Canterbury ra đời tại [[thành phố]] [[Aosta]] thuộc [[Vương quốc Burgundy]]. Khi được 20 tuổi, Anselmô rời đến [[thủ đô]] [[Paris]] của [[Pháp]]. Vào năm [[1059]], ông đến [[Normandy]] vì danh tiếng của [[Lanfranc]]. Năm sau, Anselmô trở thành tu sĩ.
Anselmô thành Canterbury ra đời tại [[thành phố]] [[Aosta]] thuộc [[Vương quốc Burgundy]]. Khi được 20 tuổi, Anselmô rời đến [[thủ đô]] [[Paris]] của [[Pháp]]. Vào năm [[1059]], ông đến [[Normandy]] vì danh tiếng của [[Lanfranc]]. Năm sau, Anselmô trở thành tu sĩ.

Phiên bản lúc 17:03, ngày 7 tháng 10 năm 2020

Thánh Ansenmô thành Canterbury
Tượng thánh Ansenmô, tường ngoài Nhà thờ chính tòa Canterbury
Tổng giám mục, Tiến sĩ Hội thánh
Sinhkhoảng 1033
Aosta, Vương quốc Bourgogne
Mất21 tháng 4 năm 1109
Canterbury, Kent, Anh
Tôn kínhCông giáo Rôma
Anh giáo
Lutheran giáo
Lễ kính21 tháng 4

Ansenmô của Canterbury (khoảng 1033-21 tháng 4 năm 1109), còn gọi là Ansenmô thành Aosta theo nơi sinh của ông, hay Ansenmô xứ Bec theo tu viện, là một tu sỹ, nhà triết học, giám chức giáo hội dòng Biển Đức. Ông là tổng giám mục Canterbury từ năm 1093 đến năm 1109. Được coi là người sáng lập triết học kinh viện, ông đã có ảnh hưởng lớn đến nền thần học phương Tây. Không chỉ lưu tâm đến hàng quý tộc, Ansenmô còn để ý và lo lắng cho người nghèo. Ông là người đầu tiên trong Giáo hội chống đối việc buôn bán nô lệ.

Cuộc đời

Anselmô thành Canterbury ra đời tại thành phố Aosta thuộc Vương quốc Burgundy. Khi được 20 tuổi, Anselmô rời đến thủ đô Paris của Pháp. Vào năm 1059, ông đến Normandy vì danh tiếng của Lanfranc. Năm sau, Anselmô trở thành tu sĩ.

Năm 1063, Anselmô được lựa chọn là phó bề trên của Tu viện Caen. 15 năm sau, khi tu viện trưởng của Tu viện BecHerluin qua đời, ông lại được chọn là tu viện trưởng. Trong khoảng thời gian Anselmô cầm quyền, Bec là trung tâm học tập nổi tiếng, dù cho ông không quan tâm nhiều đến việc thu hút sinh viên từ bên ngoài vào.

Khi 60 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám mục của Canterbury vào năm 1093. Lúc đầu việc bổ nhiệm ông bị vua Anh là William Rufus chống đối nhưng sau đó phải chấp nhận. Sau cùng Anselmô phải đi lưu đày cho đến khi Rufus từ trần năm 1100. Henry I của Anh, là em và là người kế vị Rufus gọi về nước Anh. Tuy nhiên, Anselmô lại bất đồng với Henry về việc nhà vua nhúng tay vào các vấn đề của hàng giám mục, do đó ông lại phải đi lưu đày 3 năm ở Roma.

Và ngài đã được Hội đồng quốc gia Westminster thông qua đạo luật cấm buôn bán con người. Ông qua đời ở Canterbury, Anh quốc năm 1109, và được phong thánh năm 1494.

Sự nghiệp

Tóm tắt chung

Nói chung, tư tưởng của Anselmô đậm chất tính thần thánh. Đặc điểm nổi bật nhất trong triết học của Anselmô thành Cantubury đó là chủ nghĩa kinh viện. Anselmô nổi tiếng với nghiên cứu về chứng lý hữu thể luận về sự hiện hữu của Thượng đế. Về thần học, nói chúng Anselmô luôn ca ngợi Thượng đế như một sự hoàn hảo, vĩnh hằng, một chân lý bất diệt; toàn thể mọi sự vật đều phải tuân theo Ngài.

Các tư tưởng

Suy nghĩ về triết học

Chứng lý hữu thể luận

Đây là nhận thức có xuất phát từ kinh nghiệm tôn giáo của Anselm. Theo ý của Anselm, bất kỳ một hữu thể nào nếu muốn hoàn hảo thì phải có sự hiện hữu. Suy ra, Thượng đế phải có sự hiện hữu vì Ngài là một sự hoàn hảo. Trọng tâm của luận cứ nằm trong câu nói nổi tiếng sau đây: "Không thể quan niệm một cái gì đó lớn hơn nó được". Diễn giải câu này, ta có thể nói là không có một ý niệm nào có thể cao hơn Thượng đếcon người có thể nghĩ ra được. Đây cũng là một cách kết luận rằng sự hiện hữu phải xuất phát từ yếu tính. Chúng ta có thể hiểu hơn về hữu thể luận trong suy nghĩ của Anselm qua hai đoạn trích sau.

Khác

Ngoài những nghiên cứu về hữu thể luận, Anselm là tác giả của chứng lý vũ trụ luậncứu cánh luận về sự hiện hữu của Thượng đế.

Suy nghĩ về thần học

Đồng quan điểm với Augustine về Plato

Ở điểm này, Anselm chịu ảnh hưởng không hề nhỏ từ Augustine xứ Hippo. Ảnh hưởng này còn lớn đến nỗi Anselm được gọi là một "Augustine thứ hai". Danh xưng mà người đời dành cho ông này quả là không sai, bởi vì cũng giống như Augustine, Anselm tin rằng những ý tưởng biệt lập của Plato có hiện hữu. Chưa hết, khởi điểm tư tưởng của cả Augustine và Anselm đều cùng chung những nguyên tắc. Giải thích ra có nghĩa là các tín lý Cơ đốc giáo phải tin đã, rồi mới được giải thích và tranh luận. Tuy chịu ảnh hưởng từ Augustine và mượn tư tưởng của Augustine, Anselm đã dùng một phép biện chứng sắc bén và mang tinh thần đạo đức để nói về tư tưởng trên.

Tội lỗi của con người và sự công chính của Thượng đế

Anselm đã nói rằng tội lỗi của con người đã xúc phạm sự công chính của Thượng đế. Và chừng nào sự công chính của Ngài chưa trở lại, chừng đó Ngài sẽ không cứu rỗi con người. Thế nên, Jesus được phái xuống, chết đi và sống lại là sự chuộc lại sự công chính của Thượng đế. Đến đây, Anselm đã xây dựng một trong những lý thuyết về sự đền tội đáng chú ý nhất lịch sử.

Ảnh hưởng

Các tác phẩm

Chú thích