Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thomas More”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28: Dòng 28:
|signature = Thomas More Signature.svg
|signature = Thomas More Signature.svg
}}
}}
'''Sir Thomas More''' ([[tiếng Latinh]]: ''Thomas Morus''; [[7 tháng 2]], [[1478]] - [[6 tháng 7]], [[1535]]), hay còn gọi '''Thánh Tôma Morô''' trong [[Công giáo]]<ref>[http://savior.org/saints/more.htm St. Thomas More, 1478–1535] at Savior.org</ref><ref>[http://www.thomasmorestudies.org/rep_canonization.html Homily at the Canonization of St. Thomas More] at The Center for Thomas More Studies at the University of Dallas, 2010, citing text "Recorded in The Tablet, June 1, 1935, pp. 694–695"</ref>, là một [[luật sư]], [[Triết học xã hội|nhà triết học xã hội]], [[chính khách]] và là một người phái [[chủ nghĩa nhân văn]] [[thời Phục hưng]] nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Ông là một cố vấn quan trọng cho Quốc vương [[Henry VIII của Anh]] và từng đảm nhận chức vụ [[Đại Chưởng ấn]] của nước Anh trong ba năm, từ [[tháng 10]] năm [[1529]] đến [[tháng 5]] năm [[1532]]<ref>Linder, Douglas O. [http://law2.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/more/morechrono.html The Trial of Sir Thomas More: A Chronology] at University Of Missouri-Kansas City (UMKC) School Of Law</ref>.
'''Sir Thomas More''' ([[tiếng Latinh]]: ''Thomas Morus''; [[7 tháng 2]], [[1478]] - [[6 tháng 7]], [[1535]]), hay còn gọi '''Thánh Tôma Môrô''' trong [[Công giáo]]<ref>[http://savior.org/saints/more.htm St. Thomas More, 1478–1535] at Savior.org</ref><ref>[http://www.thomasmorestudies.org/rep_canonization.html Homily at the Canonization of St. Thomas More] at The Center for Thomas More Studies at the University of Dallas, 2010, citing text "Recorded in The Tablet, June 1, 1935, pp. 694–695"</ref>, là một [[luật sư]], [[Triết học xã hội|nhà triết học xã hội]], [[chính khách]] và là một người phái [[chủ nghĩa nhân văn]] [[thời Phục hưng]] nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Ông là một cố vấn quan trọng cho Quốc vương [[Henry VIII của Anh]] và từng đảm nhận chức vụ [[Đại Chưởng ấn]] của nước Anh trong ba năm, từ [[tháng 10]] năm [[1529]] đến [[tháng 5]] năm [[1532]]<ref>Linder, Douglas O. [http://law2.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/more/morechrono.html The Trial of Sir Thomas More: A Chronology] at University Of Missouri-Kansas City (UMKC) School Of Law</ref>.


Nổi tiếng là một tín đồ Công giáo, Thomas More là người chủ trương chống đối cuộc [[Cải cách Tin Lành]], đặc biệt là những học thuyết cùng tư tưởng của [[Martin Luther]] và [[William Tyndale]]. Trong vấn đề này, Thomas More phản đối Henry VIII ly khai Giáo hội La Mã, từ chối thừa nhận Quốc vương trở thành người Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh, và đặc biệt là gay gắt phản đối ý tưởng nhà vua ly hôn với [[Catherine xứ Aragon]] để cưới [[Anne Boleyn]]. Sau cùng, khi Thomas More từ chối tham gia [[Lời tuyên thệ tối cao]] (''Oath of Supremacy''), ông bị Henry VIII xét vào tội phản quốc và bị tử hình. Trong buổi hành hình, ông ngay thẳng tuyên bố:''"Ta chết như là một đầy tớ trung thành của nhà vua. Nhưng trước tiên, ta là tôi tớ của chúa!"''.
Nổi tiếng là một tín đồ Công giáo, Thomas More là người chủ trương chống đối cuộc [[Cải cách Tin Lành]], đặc biệt là những học thuyết cùng tư tưởng của [[Martin Luther]] và [[William Tyndale]]. Trong vấn đề này, Thomas More phản đối Henry VIII ly khai Giáo hội La Mã, từ chối thừa nhận Quốc vương trở thành người Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh, và đặc biệt là gay gắt phản đối ý tưởng nhà vua ly hôn với [[Catherine xứ Aragon]] để cưới [[Anne Boleyn]]. Sau cùng, khi Thomas More từ chối tham gia [[Lời tuyên thệ tối cao]] (''Oath of Supremacy''), ông bị Henry VIII xét vào tội phản quốc và bị tử hình. Trong buổi hành hình, ông ngay thẳng tuyên bố:''"Ta chết như là một đầy tớ trung thành của nhà vua. Nhưng trước tiên, ta là tôi tớ của chúa!"''.

Phiên bản lúc 17:15, ngày 7 tháng 10 năm 2020

Sir Thomas More
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1529 – tháng 5 năm 1532
Tiền nhiệmThomas Wolsey
Kế nhiệmThomas Audley
Nhiệm kỳ31 tháng 12 năm 1525 – 3 tháng 11 năm 1529
Tiền nhiệmRichard Wingfield
Kế nhiệmWilliam FitzWilliam
Nhiệm kỳ16 tháng 4 năm 1523 – 13 tháng 8 năm 1523
Tiền nhiệmThomas Neville
Kế nhiệmThomas Audley
Thông tin chung
Sinh7 tháng 2 năm 1478
Thành phố London, London
Vương quốc Anh
Mất6 tháng 7 năm 1535(1535-07-06) (57 tuổi)
Tower Hill,
Stepney, London
Vương quốc Anh
VợJane Colt
Alice, Lady More
Chữ ký

Sir Thomas More (tiếng Latinh: Thomas Morus; 7 tháng 2, 1478 - 6 tháng 7, 1535), hay còn gọi Thánh Tôma Môrô trong Công giáo[1][2], là một luật sư, nhà triết học xã hội, chính khách và là một người phái chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng nổi tiếng trong lịch sử nước Anh. Ông là một cố vấn quan trọng cho Quốc vương Henry VIII của Anh và từng đảm nhận chức vụ Đại Chưởng ấn của nước Anh trong ba năm, từ tháng 10 năm 1529 đến tháng 5 năm 1532[3].

Nổi tiếng là một tín đồ Công giáo, Thomas More là người chủ trương chống đối cuộc Cải cách Tin Lành, đặc biệt là những học thuyết cùng tư tưởng của Martin LutherWilliam Tyndale. Trong vấn đề này, Thomas More phản đối Henry VIII ly khai Giáo hội La Mã, từ chối thừa nhận Quốc vương trở thành người Lãnh đạo tối cao của Giáo hội Anh, và đặc biệt là gay gắt phản đối ý tưởng nhà vua ly hôn với Catherine xứ Aragon để cưới Anne Boleyn. Sau cùng, khi Thomas More từ chối tham gia Lời tuyên thệ tối cao (Oath of Supremacy), ông bị Henry VIII xét vào tội phản quốc và bị tử hình. Trong buổi hành hình, ông ngay thẳng tuyên bố:"Ta chết như là một đầy tớ trung thành của nhà vua. Nhưng trước tiên, ta là tôi tớ của chúa!".

Ông được tôn kính là một vị thánh trong Giáo hội Công giáo và trong Cộng đồng Anh giáo. Giáo hoàng Piô XI đã phong Thánh cho ông vào năm 1935 với tư cách là một người tử vì đạo. Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000 tuyên bố Thánh Thomas More là vị Thánh bảo hộ cho các chính khách và chính trị gia trong đạo[4]. Danh tiếng vượt xa khỏi phạm vi nước Anh, Thomas More được Liên Xô đề cao do quan điểm về tư hữu trong sách Utopia, một cuốn tiểu thuyết giả tưởng mà ông viết về một đảo quốc đáng mơ ước được viết vào năm 1516.

Tiểu sử

Thomas More sinh năm 1478 tại Milk Street, trong một gia đình trí thức ở Luân Đôn, Anh. Cha ông là John More, một nhà làm luật nổi tiếng[5], và mẹ ông là Agnes Graunger. Trong một gia đình có 6 anh chị em, Thomas là người con thứ hai. Khi còn nhỏ, Thomas được cho học ở Trường thánh AnthonyHampstead, một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất vào thời điểm ấy.

Ông đã được hưởng một nền giáo dục tốt, và tự rèn luyện trở thành một nhà trí thức xuất sắc. Khi trưởng thành, Thomas phục vụ cho John Morton, Giám mục của Canterbury và Đại Chưởng ấn của nước Anh trong thời gian từ năm 1490 đến 1492[6][7]. Vào thời điểm ấy, Morton chủ trương tư tưởng tân học (về sau được biết đến là chủ nghĩa nhân văn của London), và do đó ông đặt nhiều kì vọng vào một Thomas More trẻ tuổi và đầy học thức bên cạnh mình. Tin tưởng tài năng của More, Morton liền cho ông theo học trong Đại học Oxford (một trong hai ngôi trường thuộc khu St Mary Hall hay Đại học Canterbury, hiện tại đều đã không còn).

Từ năm 1492, Thomas More bắt đầu sự nghiệp học vấn của mình tại Oxford, dưới sự giảng dạy của Thomas LinacreWilliam Grocyn, ông trở nên cực kỳ giỏi trong tiếng Latinhtiếng Hy Lạp. Sau đó 2 năm, Thomas More rời Oxford theo nguyện vọng của cha mình, mà đến tại khu nội trú Hospida Cancellarie tại London để học về luật. Đến năm 1496, Thomas More học dưới Trường nội trú Lincoln, một trong Inns of Court - nơi đào tạo luật sư chính quy của nước Anh. Đến năm 1506, Thomas More hoàn thành nghiệp học luật của mình mà được nhận lệnh ["Call to the bar"], tức chính thức bước vào sự nghiệp làm luật của mình trong triều.

Dựa theo ghi nhận của bạn ông, Erasmus, Thomas More từng có ý định trở thành tu sĩ[8][9]. Khoảng năm 1503 đến 1504, Thomas More ở tại khu vực Nhà tế bần bên ngoài thành London, nơi mà ông đã tham gia nhiều hoạt động tôn giáo cùng các tu giáo sĩ tại đấy. Và dù thật sự tận tâm và ngưỡng mộ đạo đức của các tu sĩ, Thomas More cuối cùng tiếp tục sự nghiệp luật sư, dự tuyển vào Nghị viện và kết hôn vào năm tiếp theo.

Gia đình

Alice, Lady More - vợ kế của Thomas More.

Thomas More kết hôn với Jane Colt vào năm 1505. Erasmus ghi nhận chính Thomas More đã dạy và hướng dẫn nhiều tri thức cho cô vợ trẻ, cả hai người cùng có 4 đứa con, trước khi Jane qua đời vào năm 1511. Các con của hai người là:

  • Margaret Roper (1505 – 1544), kết hôn với William Roper và sinh ra 5 người con.
  • Elizabeth Dauncey (1506 – 1564), không rõ thông tin.
  • Cecily Heron (1507 - ?), không rõ thông tin.
  • John More (1510 – 1547), kết hôn với Anne Cresacre, sinh ra Thomas More II (1531 – 1606).

Sau đó trong vòng 30 ngày, sau nhiều lời đề nghị và khuyên nhủ của bạn bè, Thomas More tái hôn với Alice, Lady More, một góa phụ, vốn là con gái của Sir Richard Harpur và Elizabeth Adern. Một phụ nữ có tri thức cao, Thomas More tái hôn với bà nhằm hi vọng bà sẽ chăm sóc cho 4 đứa con nhỏ của mình[10]. Thomas More không có con với Lady Alice, song ông nuôi con gái riêng của vợ mình y hệt con ruột. Ngoài ra, More còn nhận nhiệm vụ bảo trợ cho 2 cô gái: Anne Cresacre, về sau cưới con trai ông là John; người kia là Margaret Clement, một trong những người phụ nữ có học vấn cao nhất thời Tudor, là thành viên duy nhất trong gia đình chứng kiến ông bị tử hình.

Trong việc giáo dục con cái, ông không phân biệt gái trai, tất cả đều học chương trình giáo dục như nhau. Đây được xem là một tư duy khá khác biệt của một người đàn ông vào thời điểm ấy[11]. Người con lớn nhất của ông, Margaret, về sau nổi danh trong giới trí thức Anh vì là người phụ nữ có kiến thức (có thể xem là) uyên bác nhất trong thế hệ của bà.

Tham khảo

  1. ^ St. Thomas More, 1478–1535 at Savior.org
  2. ^ Homily at the Canonization of St. Thomas More at The Center for Thomas More Studies at the University of Dallas, 2010, citing text "Recorded in The Tablet, June 1, 1935, pp. 694–695"
  3. ^ Linder, Douglas O. The Trial of Sir Thomas More: A Chronology at University Of Missouri-Kansas City (UMKC) School Of Law
  4. ^ “Holy Days”. Worship – The Calendar. Church of England. 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011.
  5. ^ Jokinen, A. (June 13, 2009). "The Life of Sir Thomas More." Luminarium. Retrieved on: 19 September 2011.
  6. ^ “Sir Thomas More”. The Biography Channel website. 2014. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ Rebhorn, Wayne A biên tập (2005). “Introduction”. Utopia. Classics. New York: Barnes & Noble.
  8. ^ Erasmus, Desiderius. “Letter to Ulrich von Hutten”. Trong Adams, Robert M. (biên tập). Utopia. New York: WW Norton & Co. tr. 125.
  9. ^ “Erasmus to Ulrich von Hutten” (PDF). The Center for Thomas More Studies. Biographical Accounts: Erasmus' Letters about More. Thomasmorestudies.org. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  10. ^ Maddison, the Rev. Canon, A.R., M.A., F.S.A., editor, Lincolnshire Pedigrees, Harleian Society, London, 1903, p.5.
  11. ^ Ackroyd, Peter (1999). The Life of Thomas More. New York: Anchor Books..
(Note: Brémond is frequently cited in Berglar (2009))

Sử liệu

Nguồn tư nhân

Liên kết ngoài