Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Hán thượng cổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 13: Dòng 13:
|imagesize=
|imagesize=
|imagealt=
|imagealt=
|imagecaption=Kim văn thời nhà Chu (khoảng &nbsp;825 TCN<ref>{{citation |surname = Shaughnessy |given = Edward L. |chapter = Western Zhou History |page = 298 |title = The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC |editor-given1 = Loewe |editor-surname1 = Michael |editor-given2 = Shaughnessy |editor-surname2 = Edward L. |publisher = Cambridge University Press |location = Cambridge |year = 1999 |isbn = 978-0-521-47030-8}}</ref>
|imagecaption=Kim văn thời nhà Chu (khoảng 825 TCN)<ref>{{citation |surname = Shaughnessy |given = Edward L. |chapter = Western Zhou History |page = 298 |title = The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC |editor-given1 = Loewe |editor-surname1 = Michael |editor-given2 = Shaughnessy |editor-surname2 = Edward L. |publisher = Cambridge University Press |location = Cambridge |year = 1999 |isbn = 978-0-521-47030-8}}</ref>
|module={{Chinese|child=yes|headercolor={{Infobox language/family-color|Sino-Tibetan}}|
|module={{Chinese|child=yes|headercolor={{Infobox language/family-color|Sino-Tibetan}}|
|t=上古漢語
|t=上古漢語

Phiên bản lúc 13:07, ngày 17 tháng 10 năm 2020

Tiếng Hán thượng cổ
Kim văn thời nhà Chu (khoảng 825 TCN)[1]
Sử dụng tạiTrung Quốc cổ đại
Phân loạiHán-Tạng
  • Hán
    • Tiếng Hán thượng cổ
Hệ chữ viếtgiáp cốt văn, kim văn, triện thư
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3och
Glottologshan1294
Linguasphere79-AAA-a

Tiếng Hán thượng cổ (tiếng Hán: 上古漢語; âm Hán Việt: thượng cổ Hán ngữ) là tiếng Hán giai đoạn cổ nhất được ghi nhận, là tiền thân của tất cả các phương ngữ tiếng Hán ngày nay. Ngữ liệu cổ nhất ta có được là những bản khắc giáp cốt văn niên đại khoảng 1250 TCN, cuối nhà Thương. Sau đó, thời nhà Chu, Kim văn trở nên phổ biến. Nửa cuối nhà Chu, nền văn học phát triển vượt bậc, với các tác phẩm kinh điển như Luận ngữ, Mạnh Tử, Tả truyện. Những tác phẩm này là hình mẫu cho văn ngôn, dạng tiếng Hán viết chuẩn cho đến đầu thế kỷ XX, qua đó giúp lưu giữ phần từ vựng-ngữ pháp thời cuối tiếng Hán thượng cổ.

Mỗi học giả nhìn nhận giai đoạn tiếng Hán thượng cổ theo một cách khác nhau. Một số cho rằng thời kỳ này dừng ở đầu nhà Chu, dựa trên bằng chứng hình thái học hiện có. Số khác cho rằng thời kỳ này gồm toàn bộ thời nhà Chu, thêm cả thời cuối nhà Thương dựa trên ngữ liệu cổ có được. Số khác nữa gộp cả thời nhà Tần, Hán, đôi lúc cả những thời kỳ sau nữa. Thời tiếng Hán trung cổ được cho là bắt đầu sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, trước khi nhà Tuỳ sụp đổ và trước khi Thiết Vận hoàn thành.[2] Tiền thân của lớp từ vựng cổ nhất trong các phương ngữ tiếng Mân được cho là tách khỏi phần còn lại vào nhà Hán, cuối thời kỳ tiếng Hán thượng cổ.[3]

Chữ Hán trải qua nhiều biến đổi trong thời kỳ tiếng Hán thượng cổ, từ giáp cốt văn, kim văn đến triện thư. Suốt thời kỳ này, có sự đối ứng chặt chẽ theo công thức một chữ ứng với một từ đơn âm tiết/đơn hình vị. Dù chữ Hán không phải bảng chữ cái, đa số chữ Hán có yếu tố ký âm nhất định. Ban đầu, từ khó biểu thị bằng chữ tượng hình có thể được biểu thị bằng cách "mượn" chữ có âm đọc tương tự. Về sau, để tránh sự mơ hồ, chữ mới được tạo nên bằng cách thêm bộ thủ, kết quả là những chữ Hán hình thanh. Với giai đoạn cổ nhất của tiếng Hán thượng cổ (cuối nhà Thương), thông tin ngữ âm trong những chữ Hán hình thanh này là nguồn dữ liệu trực tiếp duy nhất giúp đỡ việc phục dựng. Số lượng chữ hình thanh tăng mạnh vào thời nhà Chu. Thêm nữa, cách gieo vần trong những bài thơ chữ Hán cổ nhất (chủ yếu trong Kinh Thi), là nguồn thông tin âm vị học quan trọng về phần vần âm tiết trong các phương ngữ vùng Trung Nguyên vào thời Tây ChuXuân Thu. Tương tự như vậy, Sở từ cho thêm dữ liệu về phần vần của phương ngữ nói ở nước Sở thời Chiến Quốc. Những tác phẩm này, cùng với manh mối từ yếu tố ngữ âm trong những chữ hình thanh, cho phép các học giả xếp hầu hết chữ Hán thời tiếng Hán thượng cổ vào 30-31 nhóm vần. Đối với tiếng Hán thượng cổ vào thời nhà Hán, lớp từ vựng cổ nhất trong tiếng Mân Nam, lớp từ vựng gốc Hán cổ nhất trong tiếng Việt, một số tên riêng nguồn gốc ngoại lai, tên một số động-thực vật phi bản địa, cũng cung cấp thông tin giúp việc phục dựng thêm hoàn chỉnh.

Tham khảo

  1. ^ Shaughnessy, Edward L. (1999), “Western Zhou History”, trong Michael, Loewe; Edward L., Shaughnessy (biên tập), The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 298, ISBN 978-0-521-47030-8
  2. ^ * Tai, James H-Y.; Chan, Marjorie K.M. (1999), “Some reflections on the periodization of the Chinese language” (PDF), trong Peyraube, Alain; Sun, Chaofen (biên tập), In Honor of Mei Tsu-Lin: Studies on Chinese Historical Syntax and Morphology, Paris: Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales, tr. 225–233, ISBN 978-2-910216-02-3
  3. ^ Baxter, William H.; Sagart, Laurent (2014), Old Chinese: A New Reconstruction, Oxford University Press, tr. 33, ISBN 978-0-19-994537-5