Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Cơ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10: Dòng 10:
|cha = Thái thú Đinh công
|cha = Thái thú Đinh công
|sinh = ?
|sinh = ?
|nơi sinh = [[Hà Khâu]], quận [[Sơn Dương]] (nay là [[Duyện Châu]], tỉnh [[Sơn Đông]])
|nơi sinh = [[Hà Khâu]], [[Sơn Dương]]
|mất = [[5 TCN]]
|mất = [[5 TCN]]
|nơi mất = [[Trường An]]
|nơi mất = [[Trường An]]
|nơi an táng = Cung Hoàng chi viên<br>(nay là [[Định Đào]], [[Hà Trạch]], tỉnh [[Sơn Đông]])
|nơi an táng = Cung Hoàng chi viên<br>(nay là [[Định Đào]], tỉnh Sơn Đông)
}}
}}



Phiên bản lúc 19:15, ngày 28 tháng 10 năm 2020

Đinh Cơ
丁姬
Hán Ai Đế sinh mẫu
Đế Thái hậu nhà Hán
Tại vịtháng 4, 5 TCN
- tháng 6, 5 TCN
Thông tin chung
Sinh?
Hà Khâu, Sơn Dương
Mất5 TCN
Trường An
An tángCung Hoàng chi viên
(nay là Định Đào, tỉnh Sơn Đông)
Phu quânHán Cung hoàng Lưu Khang
Hậu duệHán Ai Đế Lưu Hân
Tước hiệu[Sơn Dương vương cơ;
山陽王姬]
[Định Đào vương cơ;
定陶王姬]
[Cung Hoàng hậu; 恭皇后]
[Đế thái hậu; 帝太后]
Thân phụThái thú Đinh công

Đinh Cơ (chữ Hán: 丁姬; ? - 5 TCN), nguyên là một người thiếp của Định Đào Cung vương Lưu Khang, đồng thời còn là mẹ đẻ của Hán Ai Đế Lưu Hân.

Tiểu sử

Đinh thị người Hà Khâu, quận Sơn Dương (nay là Duyện Châu, tỉnh Sơn Đông), huyền tôn nữ của Đại tổ sư Kinh DịchĐinh Khoan (丁宽), con gái của Thái thú quận Lư Giang[1]. Bà làm thiếp của Lưu Khang khi còn là Sơn Dương vương. Lúc đó, chính thất của Lưu Khang là Vương hậu Trương thị do là thân thích của Phó Thái hậu (mẹ của thị là Trịnh thị, em gái cùng mẹ khác cha của Phó Thái hậu) nhưng mãi không có con, nên Đinh Cơ được nạp vào làm thiếp. Khoảng năm Hà Bình thứ 4 (25 TCN), bà sinh ra Thế tử của Lưu Khang là Lưu Hân[2].

Năm Dương Sóc thứ 2 (23 TCN), Lưu Khang qua đời, thụy hiệu Cung, Lưu Hân khi đó 3 tuổi kế thừa Vương vị[3].

Năm Nguyên Diên thứ 4 (9 TCN), Hán Thành Đế do tuyệt tự, bèn triệu Định Đào vương Lưu Hân cùng Trung Sơn vương Lưu Hưng, con của Phùng Vương thái hậu; cùng về Trường An để chọn người làm Trữ quân kế vị. Phó Thái hậu cũng theo cháu nội Lưu Hân vào triều, và bà đã lén vào hậu cung dùng vàng bạc châu báu hối lộ cho Triệu Hoàng hậuVương Căn là cậu của Hán Thành Đế, nhờ cậy họ nói tốt cho Lưu Hân. Năm Tuy Hòa nguyên niên (8 TCN), Lưu Hân được lập làm Hoàng thái tử. Thành Đế chọn người cháu của Sở Hiếu vương là Lưu Cảnh đổi sang làm Định Đào vương để kế thừa tước vị này[4][5].

Đế mẫu

Năm thứ 2 (7 TCN), ngày 4 tháng 4 (âm lịch), Thái tử Lưu Hân tức vị, sử gọi Hán Ai Đế[6]. Hán Ai Đế Lưu Hân kế vị với tư cách làm con của Hán Thành Đế, nên xem Thái hậu Vương Chính QuânThái hoàng thái hậu, Triệu hoàng hậu là mẫu hậu nên tôn làm Hoàng thái hậu, còn mẹ ruột Đinh Cơ cùng tổ mẫu ruột là Phó Thái hậu không được đề cập.

Khoảng 10 ngày sau khi đăng cơ, Hán Ai Đế đón tổ mẫu cùng thân mẫu đến Vị Ương cung. Nhưng do đích-thứ khác biệt, Phó Thái hậu cùng mẹ ruột Ai Đế là Đinh Cơ ngoài đãi ngộ ra thì vẫn chỉ giữ vị hiệu khi còn ở Định Đào, do Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu chỉ có một mà không thể thêm người khác, chính điều này đã dấy lên nỗi bính bình của Hán Ai Đế, cũng như là đề tài tranh luận trong triều đình. Khi đó Cao Xương hầu Đổng Hoành (董宏) tấu lên, lấy "Mẫu dĩ Tử quý" (母以子贵) làm lý lẽ, cẩn tôn Đinh Cơ làm Đế Thái hậu. Dưới áp lực của Đại tư mã Vương Mãng, cùng Khổng QuangSử Đan, Đổng Hoành bị cắt chức lưu đày, nhưng Hán Ai Đế sau đó liền đến Trường Tín cung, xin dâng thụy hiệu cho Lưu Khang làm Cung Hoàng. Rồi cuối cùng, vào ngày 19 tháng 5 (âm lịch) cùng năm đó, Hán Ai Đế Lưu Hân dựa vào đó mà ra chỉ phong cho Phó Thái hậu tước hiệu Cung Hoàng thái hậu (恭皇太后), còn Đinh Cơ mẹ của Ai Đế được phong làm Cung Hoàng hậu (恭皇后), đều lấy thụy hiệu của Định Đào Cung vương Lưu Khang làm hiệu, để tỏ rõ phân biệt. Trong chiếu có viết:「"Kinh Xuân Thu nói 'Mẫu dĩ tử quý', ứng nên tôn kính Phó Thái hậu làm Cung Hoàng thái hậu, Đinh Cơ làm Cung Hoàng hậu, lấy tả hữu Chiêm sự, phong ấp và bày biện đều án theo Trường Tín cung cùng Trung cung đãi ngộ"」. Ngoài ra, Hán Ai Đế còn truy tôn cha của Phó Thái hậu làm Sùng Tổ hầu (崇祖侯), cha của Đinh Cơ làm Bao Đức hầu (褒德侯)[7].

Năm Kiến Bình thứ 2 (5 TCN), tháng 4, Đinh Cơ được cải hiệu thành Đế thái hậu (帝太后), chỗ ở tôn gọi là Trung An cung (中安宮), chiếu viết:「"Hán gia chế pháp, thân thuộc vì hiển quý mà được gia tôn, huy hiệu của Định Đào Cung hoàng nay không nên tiếp tục dùng chữ Định Đào nữa. Nên tôn Cung Hoàng thái hậu làm Đế thái thái hậu, Cung Hoàng hậu làm Đế thái hậu"」. Hai người anh trai; Đinh Trung (丁忠) mất sớm nên truy tặng làm Bình Chu Hoài hầu (平周怀侯), lấy con trai là Đinh Mãn (丁满) tập tước; Đinh Minh (丁明) phong tước Dương An hầu (阳安侯), làm quan đến Đại tư mã kiêm Phiêu Kị tướng quân. Hai người chú của bà là Đinh Vọng (丁望) làm đến Tả tướng quân (左将军), Đinh Hiến (丁宪) nhậm Thái bộc (太仆)[8][9][10].

Cùng năm ấy, ngày 5 tháng 6 (âm lịch), Đế thái hậu Đinh thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Hán Ai Đế ra chỉ:「"Trẫm nghe phu thê là một thể. Kinh Thi viết: Cốc tắc dị thất, Tử tắc đồng huyệt. Quý Vũ tử nước Lỗ ngày xưa táng ở tẩm lăng, nhưng mộ của chính thê Đỗ thị lại ở bậc dưới, nên con cháu cẩn xin hợp táng. Lễ phụ táng, từ thời Chu triều đã có. Khổng Tử nói: Chu triều điển nghi đã rất hoàn bị! Ta chỉ cần nên tuân theo. Là con có hiếu, thì đối đãi người chết và người khi sống là như nhau. Nay Đế Thái hậu nên cùng một lăng với Cung hoàng"[11]. Do đó, Ai Đế làm lễ hợp táng rất long trọng cho Đinh Thái hậu, phái cữu cữ Đinh Minh lo liệu tất cả.

Truy phế

Năm Nguyên Thọ thứ 2 (1 TCN), Hán Ai Đế qua đời, Vương Mãng lấy danh nghĩa Thái hậu Vương Chính Quân trừ bỏ toàn bộ quan tước của họ Đinh và họ Phó, tiếm hết tôn hiệu của Phó Thái hậu và Đinh Thái hậu. Phó Thái hậu được gọi là Cung vương mẫu, còn Đinh Thái hậu được gọi Đinh Cơ[12].

Năm Nguyên Thủy thứ 5 (năm 5 công nguyên), Vương Mãng lại tấu xin Phó Thái hậu cùng Đinh Thái hậu không tuân thủ lễ của cơ thiếp, mộ phần và biệt đãi có ý tiếm vượt, nên phải cải táng[13]. Mộ của Đinh Cơ từ hàng chính thê trở thành cơ thiếp[14].

Tham khảo

  1. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:定陶丁姬,哀帝母也,《易》祖师丁将军之玄孙。家在山阳瑕丘,父至庐江太守。
  2. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:始,定陶恭王先为山阳王,而丁氏内其女为姬。王后姓张氏,其母郑礼,即傅太后同母弟也。太后以亲戚故,欲其有子,然终无有。唯丁姬河平四年生哀帝。
  3. ^ 《汉书·卷十一·哀帝纪第十一》:孝哀皇帝,元帝庶孙,定陶恭王子也。母曰丁姬。年三岁嗣立为王,长好文辞法律。
  4. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:后十年,恭王薨,子代为王。王母曰丁姬。傅太后躬自养视,既壮大,成帝无继嗣。时中山孝王在。元延四年,孝王及定陶王皆入朝。傅太后多以珍宝赂遗赵昭仪及帝舅票骑将军王根,阴为王求汉嗣。昭仪及根皆见上无子,欲豫自结为久长计,更称誉定陶王。上亦自器之,明年,遂征定陶王立为太子………
  5. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:月余,天子立楚孝王孙景为定陶王,奉恭王后。太子议欲谢,少傅阎崇以为:“《春秋》不以父命废王父命,为人后之礼不得顾私亲,不当谢。”太傅赵玄以为当谢,太子从之。诏问所以谢状,尚书劾奏玄,左迁少府,以光禄勋师丹为太傅。诏傅太后与太子母丁姬自居定陶国邸,下有司议皇太子得与傅太后、丁姬相见不,有司秦议不得相见。顷之,成帝母王太后欲令傅太后、丁姬十日一至太子家,成帝曰:“太子丞正统,当共养陛下,不得复顾私亲。”王太后曰:“太子小,而傅太后抱养之。今至太子家,以乳母恩耳,不足有所妨。”于是令傅太后得至太子家。丁姬以不安养太子,独不得。
  6. ^ 《汉书·卷十一·哀帝纪第十一》:绥和二年三月,成帝崩。四月丙午,太子即皇帝位,谒高庙。
  7. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:成帝崩,哀帝即位。王太后诏令傅太后、丁姬十日一至未央宫。高昌侯董宏希指,上书言宜立丁姬为帝太后。师丹劾奏:“宏怀邪误朝,不道。”上初即位,谦让,从师丹言止。后乃白令王太后下诏,尊定陶恭王为恭皇。哀帝因是曰:“《春秋》‘母以子贵’,尊傅太后为恭皇太后,丁姬为恭皇后,各置左右詹事,食邑如长信宫、中宫。追尊恭皇太后父为崇祖侯,恭皇后父为褒德侯。”
  8. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:丁姬为帝太后,两兄忠、明。明以帝舅封阳安侯。忠蚤死,封忠子满为平周侯。太后叔父宪、望,望为左将军,宪为太仆。明为大司马票骑将军,辅政。丁氏侯者凡二人,大司马一人,将军、九卿、二千石六人,侍中、诸曹亦十余人。丁、傅以一二年间暴兴尤盛。然哀帝不甚假以权势,权势不如王氏在成帝世也。
  9. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:後歲餘,遂下詔曰:「漢家之制,推親親以顯尊尊,定陶恭皇之號不宜復稱定陶。其尊恭皇太后為帝太太后,丁后為帝太后。」後又更號帝太太后為皇太太后,稱永信宮,帝太后稱中安宮,而成帝母太皇太后本稱長信宮,成帝趙后為皇太后,並四太后,各置少府、太僕,秩皆中二千石。為恭皇立寢廟於京師,比宣帝父悼皇考制度,序昭穆於前殿。
  10. ^ 《汉书·卷十一·哀帝紀·第十一》: 二年春三月,罷大司空,復御史大夫。夏四月,詔曰:「漢家之制,推親親以顯尊尊。定陶恭皇之號不宜復稱定陶。尊恭皇太后曰帝太太后,稱永信宮;恭皇后曰帝太后,稱中安宮。立恭皇廟于京師。赦天下徒。」
  11. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:建平二年,丁太后崩。上曰:“《诗》云‘谷则异室,死则同穴’。昔季武子成寝,杜氏之墓在西阶下,请合葬而许之。附葬之礼,自周兴焉。孝子事亡如事存,帝太后宜起陵恭皇之园。”遣大司马票骑将军明,东送葬于定陶,贵震山东。
  12. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:哀帝崩,王莽秉政,使有司举奏丁、傅罪恶。莽以太皇太后诏皆免官爵,丁氏徙归故郡。莽奏贬傅太后号为定陶共王母,丁太后号曰丁姬。
  13. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:元始五年,莽复言:“共王母、丁姬前不臣妾,至葬渭陵,冢高与元帝山齐,怀帝太后、皇太太后玺绶以葬,不应礼。礼有改葬,请发共王母及丁姬冢,取其玺绶消灭,徙共王母及丁姬归定陶,葬共王冢次,而葬丁姬复其故。”太后以为既已之事,不须复发。莽固争之,太后诏曰:“因故棺为致椁作冢,祠以太牢。”谒者护既发傅太后冢,崩压杀数百人;开丁姬椁户,火出炎四五丈,吏卒以水沃灭乃得入,烧燔椁中器物。
  14. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:莽复奏言:“前共王母生,僣居桂宫,皇天震怒,灾其正殿;丁姬死,葬逾制度,今火焚其椁,此天见变以告,当改如媵妾也。臣前奏请葬丁姬复故,非是。共王母及丁姬棺皆名梓宫,珠玉之衣非藩妾服,请更以木棺代,去珠玉衣,葬丁姬媵妾之次。”奏可。