Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Đức Đam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Tập tin Mr._Vu_Duc_Dam.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Sealle vì lý do: Copyright violation: sourced from a copyvio image.
Dòng 2: Dòng 2:
{{Thông tin viên chức
{{Thông tin viên chức
| tên = Vũ Đức Đam
| tên = Vũ Đức Đam
| hình = Mr. Vu Duc Dam.jpg
| hình =
| cỡ hình =
| cỡ hình =
| miêu tả =
| miêu tả =

Phiên bản lúc 02:05, ngày 4 tháng 11 năm 2020

Vũ Đức Đam
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 11 năm 2013 – nay
10 năm, 158 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Thiện Nhân
Kế nhiệm Đương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ5 tháng 11 năm 2019 – 7 tháng 7 năm 2020
245 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Kim Tiến
Kế nhiệmNguyễn Thanh Long (quyền)
Vị trí Việt Nam
Thứ trưởng
Bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bộ Y tế
Nhiệm kỳ14 tháng 10 năm 2019 – 7 tháng 7 năm 2020
267 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Thị Kim Tiến
Kế nhiệmNguyễn Thanh Long
Chủ tịch Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS
Nhiệm kỳ02 tháng 4 năm 2014 – nay
10 năm, 17 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệm Đương nhiệm
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 14 tháng 11 năm 2013
2 năm, 103 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmNguyễn Văn Nên
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2010 – 15 tháng 8 năm 2011
1 năm, 151 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Duy Hưng
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Nhiệm kỳ5 tháng 5 năm 2008 – 6 tháng 8 năm 2010
2 năm, 93 ngày
Kế nhiệmNguyễn Văn Đọc
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2007 – 17 tháng 3 năm 2010
2 năm, 129 ngày
Nhiệm kỳTháng 8 năm 2005 – Tháng 11 năm 2007
Nhiệm kỳTháng 3 năm 2003 – Tháng 8 năm 2005
Trợ lý Cố vấn Trung ương Võ Văn Kiệt
Nhiệm kỳTháng 8 năm 1998 – Tháng 3 năm 2003
Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Nhiệm kỳTháng 8 năm 1996 – Tháng 8 năm 1998
Thông tin chung
Quốc tịchViệt Nam
Sinh3 tháng 2, 1963 (61 tuổi)
Thanh Miện, Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnPhó Tiến sỹ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Websitehttp://vuducdam.chinhphu.vn/

Vũ Đức Đam (sinh năm 1963) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (nhiệm kì 2016-2021) theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ, Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội, Thông tin và truyền thông, Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, Y tế, dân số, gia đình và trẻ em, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII[1], Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ Việt Nam.

Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế và là thành viên trẻ nhất trong Chính phủ mới năm 2011. Hai năm sau, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ trẻ nhất tại thời điểm bổ nhiệm trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963 tại làng Cụ Trì xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương[1][2].

Ông có vợ và 2 con. Vợ ông là TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ, giảng viên Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Giáo dục

Từ năm 1982 đến 1988: ông được nhà nước cử đi du học tại Université Libre de Bruxelles, Vương quốc Bỉ.[3]

Năm 1994: ông bảo vệ Phó Tiến sĩ (nay tương đương Tiến sĩ) Kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh Tế Thế giới [4]. Tên luận văn là "Xu hướng, kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam"[5], người hướng dẫn PGS.PTS. Bùi Huy Khoát.

Ông có bằng cao cấp lí luận chính trị.[6][7]

Ông thông thạo tiếng Anhtiếng Pháp.[7]

Sự nghiệp

Sau khi trở về nước, tháng 10 năm 1988, ông được phân công công tác với vai trò kĩ sư tại Công ty Xuất nhập khẩuDịch vụ kỹ thuật Bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện.[6]

Đến tháng 10 năm 1990, ông trở thành Chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.

Tháng 3 năm 1992, ông là Chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện[6][8]

Ngày 19/2/1993, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng viên chính thức ngày 19/2/1994.[6]

Tháng 4 năm 1993, ông được Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện, khi vừa mới 30 tuổi.[6]

Tháng 10 năm 1994, ông là Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.[6]

Từ tháng 11 năm 1995 đến tháng 8 năm 1996, ông là Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.[6]

Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Tháng 8 năm 1996, ông được phân công làm Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt.[6] Sau khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt rút lui khỏi chính trường, từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 3 năm 2003, ông là Trợ lý Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Võ Văn Kiệt.[6]

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Những năm sau đó, ông được chuyển sang công tác chính quyền. Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 8 năm 2005, ông được phân công tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh, được bầu làm Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 4 năm 2004, ông là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh.[1][6]

Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Từ tháng 8 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007, ông được điều chuyển công tác, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông.[6]

Từ tháng 4 năm 2006 (43 tuổi), ông là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 10 nhiệm kì 2006-2011.[6]

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh

Sau đó, từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008, ông được điều chuyển sang công tác tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.[6]

Tại kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) sáng 5 tháng 5 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa 11 đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thay cho người tiền nhiệm Vũ Nguyên Nhiệm nghỉ hưu. Ông đồng thời giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Ninh.[9][10]

Ngày 17 tháng 3 năm 2010, tại Hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Vũ Đức Đam được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh với số phiếu tuyệt đối.[11], thay thế ông Nguyễn Duy Hưng [12]. Ông đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 8 năm 2010.[6]

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11.[6]

Ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh cho đến ngày 03 tháng 8 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.[1]

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam

Ông giữ chức vụ Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến ngày 13 tháng 11 năm 2013 thì được Quốc hội Việt Nam khóa 13 phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ sáu với tỉ lệ tán thành 84,54%.[6]

Tháng 2 năm 2015, Vũ Đức Đam được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.[13]

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016-2021.

Ngày 28 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa 14, ông tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ với tỉ lệ tán thành 95,75%.[14]

Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế

Ngày 14 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trao quyết định nêu trên cho Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và giao tân Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ này.

Phụ trách Bộ Y tế

Ngày 5 tháng 11 năm 2019, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam có quyết định phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế[15].Tháng 1 năm 2020, ông được phân công chỉ đạo phòng, chống dịch COVID- 19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngày 7 tháng 7 năm 2020, ông thôi giữ chức vụ này và trao quyền lại cho Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.[16]

Chú thích

  1. ^ a b c d Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, theo website chính phủ.
  2. ^ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam làm Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ, 24/8/2011
  3. ^ “Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất”. Zing News. 13 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ “Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Vũ Đức Đam. Xu hướng kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam. Luận Văn Tiến Sĩ, 1994”.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam”. Chính phủ Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  7. ^ a b K.L (13 tháng 11 năm 2013). “Hành trình trở thành Phó Thủ tướng của ông Vũ Đức Đam”. Báo Đời sống và Pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  8. ^ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với “Chú Ba Thân” 15/01/2014 Lê Phương Đông VietnamNet
  9. ^ “Ông Vũ Đức Đam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh”. Báo Tiền Phong online. 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Ông Vũ Đức Đam được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Trang tin Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, 5/5/2008
  11. ^ Minh Châu (18 tháng 3 năm 2010). “Đồng chí Vũ Đức Đam được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  12. ^ “Bầu ông Vũ Đức Đam là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh”. Báo Hà nội mới điện tử. 18 tháng 3 năm 2010. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  13. ^ Thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam Phương Nhi, Báo điện tử Chính phủ cập nhật 14:43, 24/02/2015
  14. ^ “5 Phó Thủ tướng, 17 Bộ trưởng được Quốc hội phê chuẩn”.
  15. ^ Quang Phong. “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế”. Dân trí. 2019-11-05. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi trực tiếp điều hành Bộ Y tế”. Lao Động Online. 7 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.

Liên kết ngoài