Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ý thức xã hội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Dòng 27: Dòng 27:
* ''Tính giai cấp'', trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn mang tính giai cấp, nó thể hiện chủ yếu ở hệ tư tưởng.
* ''Tính giai cấp'', trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn mang tính giai cấp, nó thể hiện chủ yếu ở hệ tư tưởng.
*''Tính dân tộc, c''ác giai cấp trong cùng một dân tộc luôn chịu sự tác động của một số yếu tố chung (điều kiện tự nhiên, lịch sử…), do đó thể hiện tập trung ở tâm lý xã hội.
*''Tính dân tộc, c''ác giai cấp trong cùng một dân tộc luôn chịu sự tác động của một số yếu tố chung (điều kiện tự nhiên, lịch sử…), do đó thể hiện tập trung ở tâm lý xã hội.
*''Tính nhân loại, n''hững giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại và những nội dung, những vấn đề đòi hỏi mối quan tâm chung của cả nhân loại.

Phiên bản lúc 07:26, ngày 14 tháng 11 năm 2020

Ý thức xã hội (Triết học Mác-Lênin) thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống… của cộng đồng xã hội được nảy sinh từ Tồn tại xã hội và phản ánh Tồn tại xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ý thức xã hội chỉ là một bộ phận của đời sống tinh thần.

Tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội; có kết cấu bao gồm: Hoàn cảnh địa lý (điều kiện tự nhiên), điều kiện dân số và Phương thức sản xuất.

Kết cấu của ý thức xã hội

Ý thức xã hội thông thường

Ý thức xã hội thông thường hay tâm lý xã hội bao gồm toàn bộ những tình cảm, tâm trạng, thói quen, tập quán, truyền thống... của cộng đồng xã hội được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của cuộc sống hàng ngày. Tâm lý xã hội có đặc điểm:

  • Có sức ỳ, nhất là đối với các phong tục, tập quán lạc hậu, lệ làng...
  • Do bản thân cuộc sống hàng ngày là đa dạng và phức tạp và sự phức tạp của tâm lý con người nên tâm lý xã hội có tính phức tạp và đa dạng.
  • Chịu ảnh hưởng của một số quy luật tâm lý chung.
  • Phản ánh bề ngoài.

Ý thức lý luận

Ý thức lý luận hay hệ tư tưởng là những quan điểm, tư tưởng đã được khái quát hóa, hệ thống hóa dưới dạng các học thuyết về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và khoa học. Ý thức lý luận phản ánh gián tiếp , mang tính tự giác, có khả năng chỉ ra được bản chất và mang tính giai cấp sâu sắc.

Quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng

Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sự xâm nhập và phát huy ảnh hưởng của hệ tư tưởng và ngược lại, hệ tư tưởng gia tăng tính trí tuệ, định hướng cho sự hình thành của tâm lý xã hội.

Ý thức cá nhân

Ý thức cá nhân là ý thức của từng con người cụ thể phản ánh tồn tại xã hội thông qua quan điểm, lập trường, lợi ích… của người đó. Ý thức xã hội chỉ tồn tại và biểu hiện sự tồn tại của nó thông qua ý thức của từng cá nhân, là sự tổng hợp ý thức của từng cá nhân; luôn mang dấu ấn của ý thức xã hội chung nhưng cũng luôn mang tính phong phú, đa dạng. Trong một số trường hợp, ý thức cá nhân có thể vượt lên trở thành ý thức xã hội chung và ý thức xã hội có thể tác động trở lại, chi phối tới ý thức cá nhân.

Tính chất của ý thức xã hội

  • Tính giai cấp, trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội luôn mang tính giai cấp, nó thể hiện chủ yếu ở hệ tư tưởng.
  • Tính dân tộc, các giai cấp trong cùng một dân tộc luôn chịu sự tác động của một số yếu tố chung (điều kiện tự nhiên, lịch sử…), do đó thể hiện tập trung ở tâm lý xã hội.
  • Tính nhân loại, những giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại và những nội dung, những vấn đề đòi hỏi mối quan tâm chung của cả nhân loại.