Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đề mục mới: →‎Tech News: 2020-47
Thẻ: Thông báo gửi rộng rãi
Dòng 2.199: Dòng 2.199:
</div></div> <section end="technews-2020-W47"/> 15:37, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)
</div></div> <section end="technews-2020-W47"/> 15:37, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)
<!-- Tin nhắn của Thành viên:Johan (WMF)@metawiki gửi cho mọi người trong danh sách tại https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=Global_message_delivery/Targets/Tech_ambassadors&oldid=20669023 -->
<!-- Tin nhắn của Thành viên:Johan (WMF)@metawiki gửi cho mọi người trong danh sách tại https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=Global_message_delivery/Targets/Tech_ambassadors&oldid=20669023 -->

== Xin ý kiến cộng đồng ==

Xin chào, nhóm [[mw:Growth/vi|Tăng trưởng]] muốn xin ý kiến cộng đồng về bản thiết kế cho nhiệm vụ "[[mw:Growth/Personalized_first_day/Structured_tasks/Add_a_link|Thêm liên kết]]" mà chúng tôi đang phát triển. Thêm liên kết là một trong những dạng [[mw:Growth/Personalized_first_day/Structured_tasks/vi|nhiệm vụ có cấu trúc]] mà nhóm đang xây dựng cho dự án "[[mw:Growth/Personalized_first_day/Newcomer_tasks/vi|Nhiệm vụ người mới]]" (bạn có thể tìm thấy NVNM tại Trang nhà - click vào tên người dùng của bạn ở thanh công cụ trên cùng trang thì sẽ tới trang nhà). Tóm tắt qua thì nhiệm vụ "Thêm liên kết" sẽ giúp người dùng thêm liên kết trên wiki (wikilink) được nhanh và chính xác hơn chứ không phải làm thủ công như hiện nay nữa. Các liên kết sẽ được AI gợi ý và sau đó người dùng sẽ đánh giá xem gợi ý đó có chính xác không và lựa chọn thêm liên kết đó vào bài hay không.

Dưới đây là bản thiết kế:
*Desktop: https://koy5jv.axshare.com/
*Mobile: https://m5g0r0.axshare.com/

Chúng tôi mong muốn cộng đồng có thể thử qua các bản thiết kế này (dự kiến mất 5 phút) và phản hồi cho nhóm một số thông tin sau để giúp nhóm có thể cải thiện chất lượng bản thiết kế hơn:
#Bạn nghĩ bản thiết kế này tốt ở điểm gì?
#Bạn nghĩ nó nên được cải thiện thêm điều gì?
#Bạn nghĩ có khả năng có thể xuất hiện vấn đề gì không ổn với thiêt kế này trên wiki của bạn?

Xin lưu ý là bản thiết kế này là bằng Tiếng Anh, và không phải tất cả các nút trong nó đều click được (chỉ có các nút liên quan mới click được thôi nha). Xin hãy đăng phản hồi tại trong đầu thảo luận này luôn nhé~ Xin cảm ơn. [[Thành viên:Bluetpp (WMF)|Bluetpp (WMF)]] ([[Thảo luận Thành viên:Bluetpp (WMF)|thảo luận]]) 01:51, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Phiên bản lúc 01:54, ngày 17 tháng 11 năm 2020

Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


BQV giao diện

Tôi nghĩ rằng wiki tiếng Việt nên cập nhật hoặc bổ sung quy định với BQV giao diện riêng biệt và độc lập, tôi nghĩ rằng với trường hợp của @Tuanminh01: hay @Thienhau2003: thì chức danh chuyên biệt "BQV giao diện" là vô cùng hợp lý. Xin nhấn mạnh như vậy, vì những đóng góp giao diện của Tuanminh01 hay Thienhau2003 là đáng ghi nhận và nên được công nhận rạch ròi, việc này chỉ có tốt chứ không có hại. Hy vọng cộng đồng thảo luận thêm về tính độc lập của nhóm quyền BQV giao diện, nhằm tránh trường hợp muốn thành BQV giao diện nhưng lại ép buộc phải trở thành một BQV đa năng như trường hợp Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Thienhau2003.--Nacdanh (thảo luận) 10:03, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

BQV giao diện thì không cần biểu quyết, nhớ không lầm Mxn hay DHN cấp cho tôi quyền này là do phải là BQV mới xin thêm công cụ này. Xem [1].  A l p h a m a   Talk  11:25, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Một điểm khá thú vị: nếu cấp quyền này cho thành viên ngoài nhóm BQV thì phải thay đổi tên gọi cho phù hợp: người quản lý giao diện chẳng hạn :)  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 11:27, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quyền này có tên là "interface-admin" còn BQV là "sysop" hay "administrator", dịch là admin giao diện thì hợp lý hơn.  A l p h a m a   Talk  11:31, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thì tôi chỉ nêu về trường hợp Thienhau2003 muốn trở thành BQV giao diện là chính đáng với những đóng góp của cậu ta, nhưng ngặt lỗi là chỉ BQV mới xin được. Nếu có thể thì Wikipedia tiếng Việt nên lập thêm một nhóm chuyên biệt về giao diện, tránh trường hợp như Thienhau2003 hiện tại, tương lai có thể xuất hiện rất nhiều.--Nacdanh (thảo luận) 11:36, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ở bên enwiki có Template editor mà anh Trung có từng đề xuất trong BQ của Thienhau2003. Không rõ cộng đồng có muốn nhập quyền này về viwiki không? BăngTỏa (thảo luận) 11:38, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thứ lỗi đã gắn tên các bạn Baoothersks — Băng Tỏa — GDAE — Kateru Zakuro — Langtucodoc — Mongrangvebet — NguoiDungKhongDinhDanh — NhacNy2412 — NgocAnMaster — Nguyenquanghai19Pminh141 — Ryder1992 — Hide on Rosé@Nhóm điều phối viên: Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestPrenn — Quenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên:, nhưng tôi cho rằng nhóm lên thảo luận kỹ vấn đề này, tránh tình trạng như Thienhau2003, tương lai có thể xuất hiện nhiều hơn nữa. Nếu cần lập một nhóm mới về giao diện, có thể xúc tiến một biểu quyết cộng đồng về vấn đề này, nhằm tránh những trường hợp mong muốn đóng góp lại không có cơ hội. Mong cân nhắc một biểu quyết.--Nacdanh (thảo luận) 13:20, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ ý kiến của bạn Nacdanh và Băng Tỏa (và cũng là ý kiến mình đã từng nêu ra) về việc thiết lập nhóm người dùng có thể sửa các giao diện bị khóa mà không đòi hỏi công cụ Bảo quản viên đầy đủ, có thể với quy trình chọn người vào nhóm này bằng bầu cử / đạt đồng thuận của cộng đồng. -Trần Thế Trungthảo luận 13:43, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tham khảo bên Commons thì "Interface administrator" không cần phải là "Sysop", nhưng cũng cần đòi hỏi phải có quy trình bầu cử tương tự như "sysop" (Commons:Administrators/Requests/Lucas Werkmeister (interface administrator), Commons:Administrators/Requests/FDMS4 (interface administrator)) -- 14:29, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có cầu thì có cung, ủng hộ thêm cờ này thành một cờ riêng biệt với cờ BQV. Bầu cử thì chắc sẽ không có nhiều phản đối nếu thành viên thực tâm muốn làm, như trường hợp Thienhau2003. Én bạc (thảo luận) 14:38, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Đồng thuận ý kiến mở việc bầu chọn BQV giao diện riêng biệt với BQV. Cần xây dựng khung quy định bầu cử cách kỹ càng, như khung quy định bầu kiểm định viên. ✠ Tân-Vương  17:08, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tổng kết: Đã có một số giải pháp cho vấn đề này

  • 1. @Băng Tỏa:@Tttrung: ủng hộ en:Wikipedia:Template editor, đồng thời muốn nhập khẩu món hàng này về vi.wiki (chắc sẽ có một cuộc biểu quyết nhập khẩu nếu đồng thuận)
  • 2. @A: gợi ý nhóm mới hoạt động giốn như "bên Commons với quyền "Interface administrator" (không cần phải là "Sysop", nhưng cũng cần đòi hỏi phải có quy trình bầu cử tương tự như "sysop")". Link tham khảo [2]. (@Tttrung: kiểu gì cũng theo, như lời tựu bạch bên dưới)
  • 3. @Trần Nguyễn Minh Huy: đề xuất nhóm thành viên mong muốn sửa đổi sâu về bảng mẫu được phép yêu cầu cấp quyền Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền. Sau đó, "một bảo quản viên sẽ phong cấp cho người dùng có quyền sửa giao diện sau khi đã xem xét kỹ những đóng góp của người này" và "Bảo quản viên cũng sẽ rút quyền của người này khi nhận thấy có sự sai phạm hay lâu ngày không thực hiện tác vụ nào liên quan đến giao diện". "Có điều như vậy thì phải tác động lên một số yếu tố kỹ thuật để cho phép bảo quản viên cấp cũng như rút quyền này (hiện vốn chỉ có hành chính viên mới làm được), và không rõ các chính sách toàn cục có cho phép không." ====>>> Không rõ mọi người có muốn theo cách này. Tất nhiên, cách này vẫn chưa xảy ra và mới ở dạng ý tưởng. Alphama và @Nguyentrongphu: cũng khoái cách này. Nguyên văn tại [3]. Nhìn chung cách cấp quyền của Minh Huy khá giống với nhóm 1 của Băng Tỏa và Ttrung. (@Tttrung: kiểu gì cũng theo, như lời tựu bạch bên dưới).

Nhìn chung là tất cả đều ủng hộ một nhóm mới này xuất hiện tuy cách thức khác nhau. Danh sách ủng hộ vượt trội @Alphama: (đối chứng [4]), @Trần Nguyễn Minh Huy: (đối chứng [5]), @Nguyenhai314:, @Nacdanh:, @Băng Tỏa:, @Tttrung:, @A:, @Én bạc:, @ThiênĐế98:. Vấn đề còn lại, mong các thành viên thảo luận xem cách nào tối ưu hơn. Hiện tại kết luận, nhóm mới chuyên về giao diện đã được thông qua ☑Y. Đề xuất nếu theo nhóm 1 thì sẽ là Bản mẫu viên :D.--Nacdanh (thảo luận) 01:20, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyện tin tưởng tuyệt đối một thành viên để trao công cụ là rất khó xảy ra. Hơn nữa, mức độ tin tưởng luôn luôn là mơ hồ. Tại một cộng đồng ảo nơi người với người tiếp xúc qua thiết bị điện tử thì niềm tin này luôn phải được đặt dấu hỏi. Tôi nghĩ nếu ý tưởng "cấp quyền" này được thông qua, ta có thể cân nhắc áp dụng tương tự như quyền bot giả, cấp cho một cá nhân trong một khoảng thời gian được đề xuất, đủ để thành viên đó hoạt động với giao diện. Cần xét đến mức độ lo ngại đối với cá nhân nắm giữ công cụ này dựa theo tác động tiêu cực, "vô ý" phá hoại (nếu có), mức độ ảnh hưởng nếu thành viên dùng công cụ cho ý đồ "lao máy bay vào tòa tháp đôi".  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 01:03, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: thân mến, nếu nói về không tin tưởng thì thú thật đến cả BQV nhiều khi cũng không được tin tưởng. Việc cấp quyền này đều được đa phần đồng ý vì tính thực tế nảy sinh, cũng như các wikipedia ngôn ngữ khác đã đưa vào hoạt động (ví dụ như en.wiki) và commons đã có. Việc thành viên có quyền này hoạt đọng ra sao đều có cơ chế giám sát, ngay cả BQV cũng có biểu quyết bất tín nhiệm. Bnạ không cần quá lo lắng. Nếu có bất kỳ thiếu sót nào trong cơ chế hoạt động của nhóm này thì bạn có thể đề xuất để siết chặt lỗ hổng. Hiện tại, chúng ta mới chỉ thông qua việc lắp móng.--Nacdanh (thảo luận) 02:57, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Một đồng thuận được tính là khi tất cả mọi người cùng đồng lòng 1 phương án chung, cái này cần đưa ra biểu quyết, vì không đồng nhất về ý tưởng và cách làm. Có lẽ việc này làm là 1 cái biểu quyết.  A l p h a m a   Talk  06:48, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: ☑Y, biểu quyết là hợp lý. Tôi nghĩ BQV giao diện nên như hiện tại để những BQV nào cần thì xin. Còn nhóm mới này (Bản mẫu viên) thì có lẽ nên theo wikipedia tiếng Anh vì họ đã đưa vào dự án từ lâu, cũng như có một loạt quy chế hoạt động giám sát rất tiện, chỉ việc dịch lại. Ngoài ra, "nhóm đó" đâu chỉ có mỗi trên wikipedia tiếng Anh.--Nacdanh (thảo luận) 06:56, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
OK vậy cũng hợp lý.  A l p h a m a   Talk  07:14, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý không phản đối :D  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 07:16, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với mọi cách làm, @Nacdanh: xếp mình vào cả 3 nhóm nha :D Có thể bạn xếp mình thành 1 nhóm khiến người ta tưởng là "không đồng nhất về ý tưởng và cách làm". Nguyên văn của mình là việc chọn người vào nhóm có thể theo đồng thuận / bầu cử , thế nào cũng được. -Trần Thế Trungthảo luận 07:28, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Rồi cuối cùng ai thi hành và thực hiện cái này, thảo luận xong đã đời nhưng chưa thấy kết quả?  A l p h a m a  Talk 12:43, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đề xuất dự án các mục từ về Giáo dục

Hiện trên wiki Việt đã có các mục từ về giáo dục song còn khá phân tán, thiếu hệ thống. Tôi đề xuất anh em có thể hình thành dự án rất ichs nước lợi nhà và tốt cho thế hệ trẻ này. Nếu được anh em cùng (1) điểm danh ở đây (2) cùng liệt kê các mục từ giáo dục còn thiếu để cùng bắt tay vào làm. Thân:Ngocnb.

Mời các bạn thảo luận về tên bài này.  A l p h a m a   Talk  00:17, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lời mời tham gia vào cuộc đối thoại

Chào mọi người. Chúng tôi rất vui được chia sẻ bản dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử Chung (Universal Code of Conduct, UCoC) mà Ban Quản trị của Wikimedia Foundation đã ủy nhiệm vào đầu năm nay, để bạn xem xét và phản hồi. Ủy ban Soạn thảo UCoC muốn tìm hiểu xem những phần nào của bản dự thảo sẽ gây ra khó khăn cho bạn hoặc công việc của bạn. Bản dự thảo này còn thiếu gì? Vui lòng tham gia vào cuộc đối thoại này và mời những người khác có thể quan tâm cùng tham gia.

--AMtavangu (WMF) (thảo luận) 06:53, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@AMtavangu (WMF): Thank you. We will fix and update it later.  A l p h a m a   Talk  07:27, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thêm bản mẫu mới

Gần đây mình mới du nhập thêm 2 bản mẫu mới từ enwiki dùng để xử lý tập tin gồm Bản mẫu:Non-free reduceBản mẫu:Orphaned non-free revisions

  • Bản mẫu:Non-free reduce: dùng để cảnh báo các tập tin không tự do có kích thước quá lớn so với tuyên bố sử dụng hợp lý, cần được giảm tải.
  • Bản mẫu:Orphaned non-free revisions dùng để lưu ý thành viên về các phiên bản cũ trước đó của tập tin do không còn được sử dụng nữa sẽ bị xóa sau 1 tuần.

Mong là các thành viên Wikipedia tiếng Việt sẽ dùng đến & các thành viên có quyền hạn về xử lý tập tin cũng sẽ lưu tâm tuần tra xử lý luôn mảng này.DoraMoon (thảo luận) 07:32, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn đã tạo thêm 2 bản mẫu để dùng cho công tác hình ảnh. Mặt hạn chế là mấy bản mẫu này của bạn chỉ có thể gắn thủ công. Hiện tại những hình không tự do có kích thước lớn khi mới tải lên đều được dùng TW để đặt biển thông báo sử dụng hợp lý không hợp lý (vì sai miêu tả sử dụng hợp lý về độ phân giải), tác dụng tương tự như Non-free reduce mà bạn tạo, chỉ là giải thích không rõ bằng. Các phiên bản cũ không đủ tự do có thể được gắn thẻ và xóa luôn vì rõ ràng là không đủ cơ sở sử dụng (đã có phiên bản hợp lý hơn thay thế). ~ Violet (talk) ~ 08:17, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Trang này gần đây đã được nhập về dịch lại từ WP TA, bổ sung nhiều chi tiết kỹ lưỡng hơn (moi người được hoan nghênh hỗ trợ hoàn thiện bản dịch hiện tại). Một thay đổi lớn nhất so với phiên bản trước đây là:

  • Bản trước: Các tin nhắn liên quan đến việc vi phạm quy định Wikipedia như: nhắc nhở vi phạm, cảnh cáo, thông báo cấm... thì nhất thiết phải được lưu trong trang thảo luận hiện hành hoặc trong các trang lưu.
  • Bản hiện tại: Không cần phải giữ chúng trên trang và thông thường thành viên không nên bị buộc phải làm như vậy (ngoại trừ khi thời hạn cấm còn hiệu lực thì cần giữ nội dung yêu cầu bỏ cấm bị từ chối).

Xem thêm thảo luận tại đây. Mời mọi người cho ý kiến về việc thay đổi nội dung này và thống nhất làm theo để tránh mâu thuẫn lùi sửa khi tuần tra đối với việc xóa nhắc nhở, cảnh báo (một việc diễn ra tương đối thường xuyên từ trước tới nay và thường dẫn tới cấm/khóa trang thảo luận mà theo tôi không thực sự cần thiết). ~ Violet (talk) ~ 13:03, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Quan điểm của tôi là cải tiến, thay đổi. Mọi thứ luôn phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Cập nhật là vá víu những lỗ hổng, những quan điểm lỗi thời để Wikipedia ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi không lý do gì phản đối sự thay đổi mới này cả.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 03:27, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu đã có hai dòng chủ lưu, việc thảo luận (nếu có) về điều gì nên lưu giữ lại và điều gì nên bỏ đi thì thật tốt, nếu không thì dùng phương pháp (có lẽ cũng không hay nhưng không còn cách nào khác) biểu quyết số đông. Việc dịch thuật theo tôi trong trường hợp này chỉ là thứ yếu, cái quan trọng nhất là mâu thuẫn quy định cũ-mới, sự chấp thuận đến đâu giữa các bên. Có lẽ biểu quyết cũng là ý không tồi nếu có nút thắt.--Nacdanh (thảo luận) 14:55, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ có thể ThiênĐế98 chưa xem qua điều này, mời bạn cho ý kiến. ~ Violet (talk) ~ 18:23, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thiên về ý kiến cập nhật hoàn toàn, biểu quyết theo hình thức: chấp nhận toàn bộ những gì dịch từ Enwiki, tuy hơi quá cực đoan nhưng phù hợp với sự tiến bộ. Tuy vậy, các định nghĩa sâu về thế nào là dịch đầy đủ, tính địa phương, sự lược bỏ và tính chuẩn xác của bản dịch cần phải làm rõ. Không thể cứ biểu quyết liên tục, quanh năm khi dịch mới được bộ quy định được. Điều này làm tôi liên tưởng đến một cơ quan của Giáo triều Rôma, đó là Hội đồng Giải thích các Văn bản Luật, chúng ta có thể thiết lập quy chế tương đồng bao gồm các nhóm DPV, BQV, KDV, HCV và một số thành viên giàu kinh nghiêm, giỏi dịch thuật,... để nhanh chóng cập nhật, dịch thuật các văn bản quy định mới. Các thảo luận xa hơn cần thời gian suy xét, sự đóng góp ý kiến của cộng đồng. Về quy định tại đây, tôi tôn trọng quyền "xóa bỏ quá khứ" của tài khoản khi họ muốn làm lại, tất nhiên, khi cần, vẫn có thể truy xuất toàn bộ vụ cấm trong nhật trình. ✠ Tân-Vương  18:31, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đã hơi giữ kẽ, Tôi bắt đầu "kết" ThiênĐế98 rồi đấy, ^___< Tôi vẫn mong muốn wikipedia tiếng Việt có một tính mở thuở sở khai của nó (mở về quan điểm, mở về tự do ngôn luận, mở về tự do học thuật). BQV và ĐPV luôn có công cụ để biết rõ về lý do cấm để áp mức gia tăng, trong khi thành viên thường lại không quá quan tâm đến vấn đề đó. Hãy cho họ quyền "xóa bỏ quá khứ".--Nacdanh (thảo luận) 18:53, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chỉ là một đề xuất nhỏ, các bạn có thể tạo ra hai phần: quy định toàn cục và quy định địa phương; quy định toàn cục sẽ dựa hoàn toàn từ tiếng Anh, cứ một thời gian lại cập nhật (4 năm? 5 năm? vài tháng? - vấn đề sẽ chỉ là dịch thuật); quy định địa phương sẽ là một số ít những bổ sung/thay đổi tùy theo nhu cầu của viwiki, giữ lại và cải tiến tùy theo cộng đồng (đầu tiên có lẽ sẽ phải xem xét trong những quy định sẵn có, quy định nào là địa phương và quy định nào là toàn cục). Cũng có thể đề xuất này chỉ làm rắc rối vấn đề; các bạn tùy nghi phớt lờ/xem xét. :D. B nhắn gửi 18:46, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xã hội luôn luôn phát triển thì dĩ nhiên Wikipedia cũng phải thay đổi để phù hợp với xã hội hơn theo thời gian. Ở một thế giới luôn thay đổi và phát triển liên tục thì những tư tưởng bảo thủ, không muốn thay đổi thì không thể chấp nhận được. Ủng hộ quyền "xóa bỏ quá khứ" của mọi thành viên. Không cho người ta xóa bỏ quá khứ, người ta tạo acc mới thì cũng đâu có khác gì. Nguyentrongphu (thảo luận) 19:20, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là khúc mắc chỗ nào thì giải quyết chỗ đó, nếu BQV Vi thấy chỗ nào chưa hợp lý thì có thể đem ra thảo luận.  A l p h a m a   Talk  00:56, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nói một cách ngắn gọn là sau một thời gian lấy ý kiến không phát sinh bất cứ phản đối nào với thay đổi mới này ở WP:TTV. Trừ khi có thêm nhiều ý kiến trái chiều tại thảo luận này, có thể xem như việc này đã thông qua. Từ nay thành viên có quyền xóa các cảnh cáo, nhắc nhở (ngoại trừ khi thời hạn cấm còn hiệu lực thì cần giữ nội dung yêu cầu bỏ cấm bị từ chối), các cuộc chiến lùi sửa, cấm, khóa, ở trang thảo luận thành viên cũng có thể chấm dứt. Thảo luận này mở ra như thông báo chung cho cộng đồng về sự thay đổi này. ~ Violet (talk) ~ 04:28, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi góp ý hơi muộn, nhưng nếu cho phép thành viên tự do xóa các thông báo nhắc nhở hay cảnh báo, thậm chí là thông báo cấm, thì sẽ gây trở ngại cho những người quản lý khác trong việc xem xét tác vụ áp dụng cho các sai phạm trong tương lai của thành viên đó. Một bảo quản viên khi quyết định cấm sẽ xem xét người dùng đã từng được cảnh báo, nhắc nhở nhiều lần hay chưa. Tuy bảo quản viên có thể kiểm tra lịch sử sửa đổi trang thảo luận, nhưng điều đó tạo ra thêm khối lượng công việc và có thể dẫn đến những sai sót hay hiểu lầm không đáng có. --minhhuy (thảo luận) 06:12, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vốn dĩ Wikipedia:Trang thành viên không phải là một quy định. Vì thế nó khuyến khích các bên đi đến đồng thuận vì lợi ích chung hơn là ép buộc bất kỳ cá nhân nào phải tuân theo. Ở đây không có "cho phép" hay không "cho phép", mà chỉ có "nên" hay "không nên".  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 06:20, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái mà chúng ta đang bàn ở đây chẳng phải là tìm kiếm một sự đồng thuận sao? Và ngoại trừ các chính sách pháp lý, mọi quy định của Wikipedia đều có thể được bỏ qua trong những hoàn cảnh cụ thể với sự đồng thuận, chứ không riêng gì các trang hướng dẫn. "Cho phép" hay "Nên" chẳng qua là một cách nói. --minhhuy (thảo luận) 07:21, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ở Wikipedia, ranh giới giữa "quy định" và "hướng dẫn" là một đường ranh rạch ròi. "Đồng thuận" cũng chính là một "quy định chính thức", nên một "đồng thuận" hoàn toàn có thể thay thế một quy định vì kết quả của một đồng thuận là một quy định mới. Trong khi đó, trang thành viên là một "hướng dẫn", nó không nên và chắc chắn không được sử dụng như một "quy định" nhằm áp chế hành vi của thành viên. Với trang thành viên, bạn "nên" làm điều này, điều kia vì hầu hết thành viên đều làm vậy, nhưng việc bạn xóa nội dung trên trang thảo luận của mình chắc chắn không phải là một nguyên nhân để dẫn đến án cấm (trừ phi hành vi đó vi phạm một quy định khác). Cố tình lập lờ, đánh tráo hai khái niệm "cho phép" và "nên" chính là cố tình hiểu sai lệch nội dung của "hướng dẫn" và "quy định", từ đó dẫn đến áp đặt khiên cưỡng một hướng dẫn vốn không có hiệu lực pháp lý là một thái độ không tốt, qua mặt người không hiểu luật, buộc họ miễn cưỡng tuân theo trò tô vẽ của mình.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 08:59, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lưu ý là trong bản mẫu {{Quy định Wikipedia}} cũng chỉ ghi là "tất cả các thành viên nên tuân thủ". ~ Violet (talk) ~ 09:15, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Khi chúng ta đã có Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc thì ranh giới giữa "quy định" và "hướng dẫn" gần như bị xóa nhòa, tôi cũng không thấy ở bất cứ đâu có định nghĩa "rạch ròi" như bạn đang miêu tả. Việc phá vỡ các "hướng dẫn" đã đạt được sự đồng thuận cao vẫn dẫn đến một án cấm như thường nếu trong Wikipedia:Quy định cấm thành viên có đề cập đến việc phá vỡ này (và vâng, trang đó là một trang quy định). Nếu "hướng dẫn" được thông qua, và trong một trường hợp cụ thể ngoại lệ cũng được xác định là cần tuân theo "hướng dẫn", thì khi một thành viên cố tình đi ngược lại tất cả những sự đồng thuận này, chẳng lẽ không có biện pháp để bảo vệ "hướng dẫn"? Quy định và Hướng dẫn luôn có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau chứ không rạch ròi, bởi vậy chúng ta mới có một trang duy nhất là Wikipedia:Quy định và hướng dẫn chứ không phải hai trang riêng lẽ. Hướng dẫn giúp đỡ thành viên không làm sai các quy định, hay không vướng vào những vấn đề được quy định chỉ ra là không được phép. Nói theo cách của bạn thì "Hướng dẫn" sinh ra chẳng để làm gì, chỉ là các lời khuyên chung chung, và cuối cùng thì mọi thứ chẳng đi đến đâu. Ngay đến thảo luận này cũng sẽ chẳng đi đến đâu và cần đóng lại ngay chứ chưa nói gì đến biểu quyết hay tìm đồng thuận, vì đồng thuận rồi để đạt được điều gì khi mọi người không cần phải tuân theo? Không nên như vậy: đồng thuận mới chính là nền tảng cho mọi quy định và hướng dẫn. Tôi không khỏi có cảm giác Nguyenhai314 đang quá gay gắt và xem nặng tính lý thuyết mà không quan trọng thực tế hoạt động của dự án (như tôi đã có cùng nhận xét ở một đề mục bên trên). --minhhuy (thảo luận) 09:21, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng cảm thấy cần làm rõ thêm về các Hướng dẫn, cũng như Hướng dẫn biên tập bài viết. Hướng dẫn không phải là một "quy định cứng" (dù thực tế Wikipedia không có "quy định cứng", ngoại trừ các chính sách pháp lý tối quan trọng), mà nó đặc biệt khuyến khích các thành viên tuân theo để tránh những tranh cãi mà có thể dẫn đến việc bị cấm trong quá trình hoạt động ở Wikipedia. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn biên tập, thì các thành viên sẽ căn cứ theo các Hướng dẫn đã được đồng thuận từ trước để dùng làm lập luận vững chắc bảo vệ quan điểm của mình, nếu người có mâu thuẫn với hướng dẫn này tiếp tục bỏ qua các Hướng dẫn đã được đồng thuận, ví dụ như tiếp tục lùi sửa hay sửa theo ý thích, thì khi đó một số quy định bắt đầu có hiệu lực chính là Wikipedia:3RR hay Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn sẽ được áp dụng và cho phép bảo quản viên chế tài người đã vi phạm các quy định này (dù đã được "hướng dẫn") như được chỉ rõ tại Wikipedia:Quy định cấm thành viên#Tổn hại: liên tục vi phạm các quy định hoặc hướng dẫn khác, nơi đã có sự đồng thuận giữa các thành viên vô tội mà sự vi phạm đó đang làm ảnh hưởng. (nhấn mạnh lại: vi phạm các quy định hoặc hướng dẫn) Đó chính là mối tương quan và gắn kết chặt chẽ giữa Quy định và Hướng dẫn. --minhhuy (thảo luận) 09:35, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc là một cột trụ của Wikipedia. Nó cho phép các thành viên bỏ qua mọi quy tắc trong trường hợp quy tắc đó làm cản trở sự phát triển của Wikipedia, tuyệt nhiên không dùng làm nhòa đi ranh giới giữa "quy định" và "hướng dẫn" như bạn đã dẫn. "Quy định" và "hướng dẫn" rạch ròi như tên gọi của nó, như nội dung mà nó muốn truyền tải (chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ (quy định); tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo (hướng dẫn)). Cũng như tôi đã nói, xóa nội dung trên trang thảo luận của mình chắc chắn không phải là một nguyên nhân để dẫn đến án cấm (trừ phi hành vi đó vi phạm một quy định khác) và được Minh Huy khẳng định bằng lập luận nếu người có mâu thuẫn với hướng dẫn này tiếp tục bỏ qua các Hướng dẫn đã được đồng thuận, ví dụ như tiếp tục lùi sửa hay sửa theo ý thích, thì khi đó một số quy định bắt đầu có hiệu lực chính là Wikipedia:3RR hay Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn sẽ được áp dụng. Thông thường, vi phạm hướng dẫn không bao giờ dẫn đến chế tài, chỉ khi người vi phạm hướng dẫn vi phạm một quy định nào đó thì chế tài mới được thực thi. Đây là cách hướng dẫn hoạt động. Nó không phải là một lý do để cấm vì nó tồn tại tách rời với quy định. Nếu nói như Minh Huy thì ta nên gộp "quy định" và "hướng dẫn" vào thành "luật", để khi ai vi phạm hướng dẫn cũng sẽ bị chế tài theo kiểu "bạn đã bị cấm abc giờ vì vi phạm hướng dẫn xyz..." Hẳn là Minh Huy thấy rõ sự khiên cưỡng này. Thảo luận ở đây không hề vô nghĩa, nhưng tôi cho rằng chúng ta nên tập trung vào nội dung của nó, xem chúng ta đang xây dựng cái gì (quy định hay hướng dẫn). Nếu đã khẳng định nó là hướng dẫn thì không thể dùng đó làm cái cớ cho chế tài pháp lý, còn nếu cho rằng chúng ta đang xây dựng quy định thì tôi hoan nghênh xử lý mọi trường hợp vi phạm đúng theo quy định, vì cá nhân tôi rất thích giữ lại trang TLTV (bằng chứng hiện tại trang TLTV của tôi đã lên đến gần 350.000 bytes). Mọi việc phải được rạch ròi, không thể có chuyện "râu ông này cắm cằm bà nọ" được.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 10:58, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bất kể bạn cho rằng việc này là "râu ông này cắm cằm bà nọ" thì nó vốn vẫn đang diễn ra như thế, và không chỉ ở Wikipedia tiếng Việt. Tôi nói vậy là tôi đang bảo vệ cho sự đồng thuận của Hướng dẫn, nghĩa là một khi đã đồng thuận thì nó được xem là quyết định của cộng đồng và đáng được tôn trọng, đáng được tuân theo, đồng nghĩa với việc nếu không tuân theo mà không có một lý do đủ sức thuyết phục thì bị xem là cố tình đi ngược lại sự đồng thuận và cần có chế tài. Không rõ bạn đã đọc phần in đâm và in nghiêng mà tôi trích từ Wikipedia:Quy định cấm thành viên#Tổn hại ra chưa, vì trong các điều khoản cấm còn áp dụng với sự cố ý đi ngược lại các hướng dẫn chứ không phải chỉ có quy định. Tôi không cho rằng việc giữ lại trang thảo luận nên là một kiểu Quy định, mà là Hướng dẫn như nó vốn dĩ. Nhưng sự đi ngược lại Hướng dẫn này một cách cố ý và gây hại, sẽ bị cấm tài khoản theo Wikipedia:Quy định cấm thành viên#Tổn hại. --minhhuy (thảo luận) 11:58, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy:@Nguyenhai314: không nên đi quá xa mục đích ban đầu của tiểu mục thảo luận này, chúng ta đang thảo luận về những quy định mâu thuẫn cũ-mới của Wikipedia:Trang thành viên. Việc nhiều thành viên trong tiểu mục này đồng thuận thêm quy định "lưu thông báo cấm" từ nội quy cũ vào nội quy mới này, nếu nhìn nhận thực tế thì mới chỉ có một số người đồng ý, số khác chưa thật đồng ý như ThiênĐế98 - Nguyentrongphu - Nguyenhai314. Thực tế là mới có số ít thảo luận, việc tranh cãi là không thể tránh khỏi. Nên có thêm nhiều ý kiến hơn nữa. Có lẽ đồng thuận ở đây mới chỉ ở dạng số ít cá thể. Có lẽ thực tế đang là vậy, và mục đích chúng ta đang ở đây là nhằm có một hướng dẫn đống thuận rồi mới có cái để phạt ai đó phải không? Nên tiếp tục mở rộng thảo luận với sự góp mặt của nhiều thành viên hơn, hướng đến góc nhìn toàn diện về những hướng dẫn/ quy định mới toàn diện hơn.--Nacdanh (thảo luận) 12:10, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi sa vào tranh luận đơn giản vì tôi lo ngại cho một viễn cảnh khi mà các Hướng dẫn không được ai xem ra gì mặc dù chúng đại diện cho sự đồng thuận của cộng đồng và khiến cho các bảo quản viên thêm gánh nặng khi thực hiện các tác vụ vốn đã chẳng vui vẻ gì. Tôi từng nói ở nơi khác với tư cách một bảo quản viên rằng tôi không đồng tình việc trao chổi cùn cho lao công. Còn vấn đề đang được bàn luận, tất nhiên vẫn chưa qua đồng thuận và vẫn còn tranh cãi diễn ra phía dưới, nên không thể dùng các nội dung đang có ở WP:TTV làm lý do để ràng buộc ai được. --minhhuy (thảo luận) 12:19, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Minh Huy đi thẳng vào nội dung, luận điểm chắc chắn, vững vàng. Tôi chấp nhận hoàn toàn lập luận luận cho rằng thành viên vi phạm hướng dẫn sẽ bị cấm tương tự như quy định dựa vào quy định cụ thể mà bạn viện dẫn. Tôi thừa nhận mình thất bại trong cuộc tranh luận này :D  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 12:22, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đính chính lại: tôi không phản đối việc "lưu giữ các thông báo cấm vào trang lưu trữ". Suy cho cùng ai cũng đóng góp tự nguyện, một con dao sắc và một cây chổi dài là điều nên làm.--Nacdanh (thảo luận) 13:15, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: (^____^), tôi tưởng BQV - ĐPV luôn có công cụ gì đó đặc biệt để xem ai đã bị cấm và bị cấm bao lâu rồi chứ nhỉ. Chẳng lẽ không có một công cụ đặc biệt nào đó hơn thành viên thông thường sao. Đúng là giữ lại thông báo cấm sẽ có lợi cho người bảo quản, những làm thành viên bị cấm không mấy hào hứng với trang thảo luận như vậy. Cân bằng lợi ích giữa hai phía, điều này thật khó khăn. Tôi nghĩ "tính mở" hiện nay thật khó định nghĩa, không rõ khởi thủy wikipedia muốn điều gì, nhưng có lẽ hiện tại nó đã có thêm những quy định chỉ nhằm "mang tính thuận tiện" hơn là một điều gì đó ta mong muốn thở ban đầu.--Nacdanh (thảo luận) 07:41, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Nacdanh: Có, và trong một số trường hợp (như với tôi) còn có thể nhìn thấy ở trang Thay đổi gần đây một biển cảnh báo màu đỏ bên cạnh tên của thành viên nào "có vẻ có vấn đề" và đang được theo dõi toàn cục (tức là bị cấm ở dự án nào đó không phải Wikipedia tiếng Việt, hay từng bị cấm ở Wikipedia tiếng Việt), nhưng đó là "bị cấm", không phải "bị nhắc nhở". Tôi sẽ tốn nhiều thời gian hơn để biết thành viên sai phạm đó có bị nhắc nhở nhiều lần hay chưa để mà ra quyết định cấm hay bỏ cấm người dùng. Tôi kể một ví dụ có phần hơi ngược: chính vì không hề nhận thấy có thông báo nhắc nhở nào trong trang thảo luận của một người dùng đã thực hiện phá hoại tinh vi (do người đó xóa béng nó đi rồi), tôi lỡ trao quyền tự đánh dấu tuần tra cho người đó với đinh ninh rằng anh/chị ta đáng tin cậy (tất nhiên tôi đã phải xem xét lịch sử sửa đổi rồi), xem bối cảnh vụ việc. Tôi kể ra không phải để chỉ trích người dùng này nếu anh/chị ta đã không còn tái phạm, mà để cho các bạn thấy vai trò không nhỏ của các thông báo nhắc nhở. Ở Commons, các thành viên không được xóa các cảnh báo tải hình có vấn đề, mà phải đưa chúng vào một trang lưu (ví dụ xem danh sách tiền án tiền sự của tôi). Tôi cho rằng dự án này cũng nên yêu cầu như vậy, không bắt buộc thành viên phải trưng các cảnh báo nhắc nhở ra, nhưng cũng không xóa trắng chúng đi. --minhhuy (thảo luận) 07:54, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý là không được xóa cảnh báo, thông báo cấm,... nhưng thành viên được phép lưu lại vào trang Lưu. Nếu xóa mà không lưu vào trang Lưu là không thể được. Nếu quy định mới có vấn đề chỗ này thì cần thêm/sửa thông tin này cho phù hợp.  A l p h a m a   Talk  08:05, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu đã có nhiều ý kiến trái chiều vậy chưa thể gọi là thông qua, tương lai có thể mở BQ cho vụ này. ~ Violet (talk) ~ 08:09, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu đạt được đồng thuận ở đây thì thực hiện được, không phải cái gì cũng mang ra biểu quyết kiểu dân chủ được. Tôi nghĩ các bạn khác cũng nên xem xét lại ý kiến của Violetbonmua, nếu chúng ta đạt đồng thuận thì không phải mất công biểu quyết.  A l p h a m a   Talk  08:13, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cân nhắc thêm ý kiến của Minh Huy thì tôi thấy tuy cải thiện tính mở là điều cần thiết, nhưng các nhắc nhở và cảnh cáo vẫn nên được lưu vì nó cũng đóng một vai trò hữu ích riêng. Tôi cũng có tiền án tiền sự tải hình và vẫn lưu như thường. ~ Violet (talk) ~ 08:31, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
^___^ Một "hữu ích" đầy gượng ép gò cổ thành viên, nhưng cũng đầy hợp lý đến mức vô lý. Lợi ích mà nó mang lại có vẻ lớn hơn "những tác hại" nếu xem xét công bằng. Có lẽ nên "cởi mở đôi chút" như các thành viên đã nói bên trên là "thành viên có quyền giấu đi những lệnh cấm, nhắc nhở trong một trang lưu trữ". Lợi nhiều hơn hại. Đồng ý là các thảo luận vẩn vơ có thể xóa, các thông báo cấm được phép giấu trong một trang lưu trữ ===>>> Hãy coi như đây là cách giải quyết thỏa hiệp giữa hai bên, không quá phương hại lợi ích của những thành viên muốn xóa thông tin vẩn vơ, cũng như đảm bảo tính thuận tiện khi BQV muốn tra các thông báo cấm. Quy định này sẽ kéo dài ít nhất 10 năm tới, tác động quả thật lớn. Chốt lại, tôi đồng ý phiên bản mới với việc xóa đi những thứ vẩn vơ, nhưng kèm theo đó sửa lại đôi chút là "thông báo cấm được phép giấu trong trang lưu trữ". Tôi không còn ý kiến thêm. Nhân đây, tôi cũng kêu gọi các thành viên cập nhật lại nhiều quy định vốn đã lỗi thời tại wikipedia tiếng Việt, đã quá lâu rồi không buồn cập nhật. Nếu có những mâu thuẫn cũ-mới xuất hiện thì xây dựng một cơ chế thảo luận cũng là hợp lẽ.--Nacdanh (thảo luận) 09:45, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mạn phép gắn tên bạn @J. Smile (Love & V.A.V.I): vào thảo luận này. Không rõ bạn J. Smile (Love & V.A.V.I) có muốn nói điều gì đó với vấn đề này, nếu tôi không nhầm thì bạn là người có một số rắc rối liên quan đến trang cá nhân. Không rõ bạn có muốn cải tiến hoặc phản đối điều gì không? Những quy tắc này có thể áp dụng trong thời gian tới. Bạn có thể xem xét thêm về nội dung này. Cảm ơn sự quan tâm của bạn.--Nacdanh (thảo luận) 11:26, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"và trong một số trường hợp (như với tôi) còn có thể nhìn thấy ở trang Thay đổi gần đây một biển cảnh báo màu đỏ bên cạnh tên của thành viên nào "có vẻ có vấn đề" và đang được theo dõi toàn cục" Minh Huy có tool đắc lực thế mà giấu nha :D 2402:800:6344:5289:55F5:B9F1:28FE:156E (thảo luận) 13:07, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cài đặt đã lâu qua một script gadget nào đó không nhớ được, nhưng giao diện của nó trông như thế này: File:CVN Screenshot viwiki.png. Công cụ chỉ ra thành viên đang sửa đổi đó có đang hoặc từng bị cấm ở dự án nào không và với lý do gì để chúng ta chú ý xem xét kỹ sửa đổi. Nếu có ai cần tôi có thể cố gắng tìm lại trong đống trang tiện ích hổ lốn của mình :^) --minhhuy (thảo luận) 13:25, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thiết nghĩ cần công cụ mà Trần Nguyễn Minh Huy đã nêu trẻn để có thể tìm nhanh các tài khoản rối đã bị cấm tại enwiki, do không thể theo dõi liên tục tại dự án này, xin bạn lục lại và cho biết công cụ đang dùng nhé, cảm ơn bạn. ✠ Tân-Vương  16:49, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@ThiênĐế98: Tôi đã tìm ra, bạn hãy chép toàn bộ dòng mã sau vào Đặc biệt:Trang tôi/common.js rồi tẩy bộ nhớ đệm để thay đổi hiện ra.

// [[File:Krinkle_CVNSimpleOverlay_wiki.js]]
mw.loader.load('//meta.wikimedia.org/w/index.php?title=User:Krinkle/Scripts/CVNSimpleOverlay_wiki.js&action=raw&ctype=text/javascript');

--minhhuy (thảo luận) 03:49, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tổng kết

Về việc bắt buộc lưu thông báo cấm/vi phạm vào trang lưu trữ thành viên. Điểm lợi của việc lưu trực tiếp thông báo cấm/vi phạm đã được Minh Huy nêu ra như sau "trong một số trường hợp (như với tôi) còn có thể nhìn thấy ở trang Thay đổi gần đây một biển cảnh báo màu đỏ bên cạnh tên của thành viên nào "có vẻ có vấn đề" và đang được theo dõi toàn cục (tức là bị cấm ở dự án nào đó không phải Wikipedia tiếng Việt, hay từng bị cấm ở Wikipedia tiếng Việt), nhưng đó là "bị cấm", không phải "bị nhắc nhở". Tôi sẽ tốn nhiều thời gian hơn để biết thành viên sai phạm đó có bị nhắc nhở nhiều lần hay chưa để mà ra quyết định cấm hay bỏ cấm người dùng. Tôi kể một ví dụ có phần hơi ngược: chính vì không hề nhận thấy có thông báo nhắc nhở nào trong trang thảo luận của một người dùng đã thực hiện phá hoại tinh vi (do người đó xóa béng nó đi rồi), tôi lỡ trao quyền tự đánh dấu tuần tra cho người đó với đinh ninh rằng anh/chị ta đáng tin cậy (tất nhiên tôi đã phải xem xét lịch sử sửa đổi rồi), xem bối cảnh vụ việc. Tôi kể ra không phải để chỉ trích người dùng này nếu anh/chị ta đã không còn tái phạm, mà để cho các bạn thấy vai trò không nhỏ của các thông báo nhắc nhở. Ở Commons, các thành viên không được xóa các cảnh báo tải hình có vấn đề, mà phải đưa chúng vào một trang lưu (ví dụ xem danh sách tiền án tiền sự của tôi). Tôi cho rằng dự án này cũng nên yêu cầu như vậy, không bắt buộc thành viên phải trưng các cảnh báo nhắc nhở ra, nhưng cũng không xóa trắng chúng đi."

  • 1. Ủng hộ quy định mới cho phép xóa thảo luận vẩn vơ, nhưng bắt buộc phải lưu trữ lại thông báo cấm/vi phạm: @Violetbonmua:, @Alphama:, @Trần Nguyễn Minh Huy:, @Nacdanh:, @Buiquangtu:
  • 2, Ủng hộ quy định mới cho phép xóa thảo luận vẩn vơ, và không bắt buộc phải lưu trữ lại thông báo cấm/vi phạm: @Nguyenhai314:, @ThiênĐế98:, @Nguyentrongphu:, J. Smile (Love & V.A.V.I
  • Ngoài ra, không rõ @Buiquangtu: quyết định ra sao, mong bạn cho ý kiến. Nếu thành viên nào cảm thấy mục tổng kết này không đúng có thể sửa lại vị trí của mình, hoặc muốn tranh luận thêm.
    Cám ơn sự nhiệt tình của bác Nacdanh. Tôi thấy thảo luận nào thì cũng nên được lưu trữ lại, dù là án cấm hay thảo luận vẩn vơ. Xin phép không đưa ra ý kiến về quy định. Gần đây tôi hơi bội thực quy định rồi, phải đổi món một thời gian. B nhắn gửi 01:12, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi nhận thấy rằng, đây là một nhóm nhỏ thảo luận, sẽ cần nhiều thêm những ý kiến từ nhũng thành viên khác để thảo luận có đúc kết toàn diện. Những ý kiến của các bạn là rất quan trọng cho hướng dẫn mới này. Nếu sau này không ai có ý kiến thêm nữa thì, coi như mọi người đã dồng thuận với những ý kiến tại đây và không cần phải mở biểu quyết về vấn đề này. Mong chờ ý kiến của những người đang trực tiếp sử dụng công cụ có liên quan đến vấn đề này Baoothersks — Băng Tỏa — GDAE — Kateru Zakuro — Langtucodoc — Mongrangvebet — NguoiDungKhongDinhDanh — NhacNy2412 — NgocAnMaster — Nguyenquanghai19Pminh141 — Ryder1992 — Hide on Rosé@Nhóm điều phối viên: Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestPrenn — Quenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên:, hy vọng vấn đề sớm đạt đồng thuận để hướng dẫn này tiến vào giai đoạn mới đơn giản hơn (đó là sửa lỗi dịch thuật), tránh tình trạng biểu quyết phiền hà mất thời gian. Nếu số đông chọn thì chính thức thông qua. Xin hết.--Nacdanh (thảo luận) 00:50, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sau khi tranh luận với Minh Huy về vấn đề quy định/hướng dẫn và biết được hành vi xóa thảo luận cảnh báo nhắc nhở trên trang thảo luận có thể dẫn đến án cấm (tương tự như quy định), tôi càng có lý do quan ngại sâu sắc cho tính mở và tự do học thuật của dự án này và càng xác quyết hơn với sự cách tân mà Wikipedia tiếng Anh đã thông qua. Tôi nghĩ cộng đồng họ có lý do để làm vậy. Như nhiều thành viên đã chỉ ra, việc thành viên xóa các thảo luận cảnh báo nhắc nhở trên trang thảo luận cá nhân của mình hoàn toàn có thể truy xuất lại được nhờ lịch sử sửa đổi, mặc dù bất tiện hơn cho những người muốn tra cứu, nhưng cũng không hẳn tiện lợi cho chủ nhân. Vì phiên bản không bị "ẩn hoàn toàn" và những kẻ móc máy tò mò có thể khai thác. Đó là một sự thỏa hiệp tương đối công bằng cho hai phía: những người không muốn phô bày những thứ "dơ bẩn" có thể tạm ẩn đi và những người muốn tìm kiếm "sai phạm", moi móc "đời tư" có thể đào bới lên thông qua lịch sử phiên bản. Trong trường hợp không còn phương cách truy xuất khác thì mới không được phép ẩn đi. Có lẽ đó là cách dự án họ suy nghĩ. Bên cạnh đó, việc đem "giấu" vào các kho lưu cũng không đảm bảo tính nhất quán của từng người. Họ có thể không cho hiện kho lưu, rồi ẩn vào đường những đường link quái lạ như "abc/Chiếc rương thánh tích" hoặc "xyz/Phòng chứa bí mật" (miễn là đáp ứng "kho lưu") hoặc trộn vào hàng trăm kho lưu khác nhau. Khi đó muốn truy xuất lại càng khó hơn gấp vạn lần so với lịch sử phiên bản. Cá nhân tôi nghĩ đây là một dạng đề xuất có phần máy móc, có phần "quan liêu", "cứng nhắc". Tôi nghĩ sự thay đổi mới của Wikipedia tiếng Anh là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với bối cảnh cũng như đảm bảo được sự công bằng cho cánh "phóng viên" cũng như "gia chủ" :D  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 02:07, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mình lại được kêu vào đây cho ý kiến (cám ơn {{ping nhóm BQV}} :D ) : mình đánh giá hoạt động của thành viên qua lịch sử sửa đổi và nhật trình, không tham khảo trang thành viên hoặc trang thảo luận thành viên một cách đặc biệt (các đóng góp của thành viên đó ở trang thành viên và trang thảo luận thành viên được đánh giá chung với các đóng góp khác) nên không quan trọng lắm quy định này. Quy định thế nào mình cũng hoạt động như mọi khi :) -Trần Thế Trungthảo luận 02:22, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không đồng thuận thì chúng ta làm 1 cái biểu quyết sau. Vậy là được, coi đây là nơi tham khảo.  A l p h a m a   Talk  06:50, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Về việc xóa thảo luận thì cũng thực sự phải nói là vì lý do LSSĐ nên các thành viên được khuyến khích lưu trữ. Tuy nhiên, khuyến khích không có nghĩa là "bắt buộc". Cho nên việc mình xóa không lưu trữ là chuyện hết sức bình thường, nhắm "dọn dẹp" thông báo bình thường. Bill Cipher, Stan, Twins, Dipper - Gravity falls and J.Smile 13:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation ở đây để thiết lập một tiêu chuẩn cho công cụ CT được phép hoạt động ở Wikipedia Tiếng Việt. Hiện thời, chúng ta chưa có tiêu chuẩn nào cả.  A l p h a m a   Talk  01:42, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi mở thêm cuộc biểu quyết về vấn đề này.  A l p h a m a   Talk  03:08, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Dự thảo sửa đổi quy chế biểu quyết: bổ sung tiêu chí cấm người mở biểu quyết rút lui và cho phép biểu quyết bất tín nhiệm nhiều công cụ

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Sau 7 ngày thảo luận không có ý kiến phản đối. Mở biểu quyết như trên.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:49, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn! Nhân dịp không gian biểu quyết cộng đồng đang nhộn nhịp và sự bức thiết cần có nhằm vá một số lỗ hổng khá nguy ngại của quy chế biểu quyết thời gian vừa qua. Tôi mở thảo luận này để thăm dò ý kiến, mục đích làm tiền đề cho cuộc biểu quyết chính thức sắp tới. Nội dung sẽ ngắn gọn trong ba ý chính:

  • Nội dung thứ nhất: Tại tiểu mục Trách nhiệm của thành viên tham gia bỏ phiếu, sửa Nếu cảm thấy rằng vấn đề mình đem ra biểu quyết còn nhiều sai sót hay rút lui, thành viên mở nó có thể đóng biểu quyết bất cứ lúc nào. thành Thành viên mở biểu quyết không được tự ý đóng biểu quyết trừ trường hợp biểu quyết vẫn chưa có người tham gia bỏ phiếu. Trong trường hợp biểu quyết do thành viên mở là một biểu quyết bài viết chất lượng (BVT, BVCL), nếu cảm thấy rằng vấn đề mình đem ra biểu quyết còn nhiều sai sót hay rút lui, thành viên mở nó có thể đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.
  • Nội dung thứ hai: Tại đề mục Các hình thức biểu quyết, mục BQ5, sửa Các cuộc biểu quyết dạng này phải được đưa ra ở các trang sau: thành Các cuộc biểu quyết dạng này có thể được đưa ra ở các trang sau (theo từng trường hợp cụ thể). Tuy nhiên, nếu một thành viên muốn bất tín nhiệm nhiều công cụ của một thành viên khác thì phải đưa biểu quyết đó vào không gian tên thích hợp. (Ví dụ, thành viên X bị bất tín nhiệm hành chính viên và bảo quản viên, ta có thể đưa vào không gian sau: Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm hành chính viên, bảo quản viên/X).
  • Nội dung thứ ba: Nếu hình thức ND2 được thông qua, phải tính đến vấn đề lá phiếu. Có nhiều thành viên khi bỏ phiếu chỉ đồng ý bất tín nhiệm 1 trong 2 (nhiều) công cụ trong một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm đa công cụ. Đề xuất bổ sung thêm nội dung: Riêng ở dạng BQ5, khi bất tín nhiệm nhiều công cụ, nếu người bỏ phiếu chỉ đồng ý bất tín nhiệm ít hơn tổng số công cụ được đề xuất bởi cuộc biểu quyết, thì lá phiếu sẽ được tính dựa trên yêu cầu cụ thể của thành viên đó. vào tiểu mục Lá phiếu của thành viên.

Trên đây là ba nội dung chính cần được chỉnh lý, bổ sung kịp thời nhằm tránh khỏi những rắc rối không cần thiết (như vụ Buiquangtu đóng biểu quyết BTN Tuanminh01 gây ra làn sóng "ký tên lại" hoặc trường hợp Nguyentrongphu yêu cầu BTN 2 công cụ của Tuanminh01 nhưng không thể đáp ứng vì sự thiếu sót của quy định). Thời gian thảo luận là 7-10 ngày (theo đúng quy trình) trước khi đưa ra biểu quyết nên mong tất cả các thành viên góp ý nhiệt tình vì trong quá trình xây dựng dự thảo chắc chắn còn nhiều thiếu sót do ngôn từ, sự khúc chiết của nội dung. Xin trân trọng cảm ơn!  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 04:12, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mọi người tham khảo thêm [6] về cùng vấn đề để có thêm ý kiến mới.  A l p h a m a   Talk  07:35, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Cái này tôi đã làm khảo sát rồi, bạn không cần làm khảo sát nữa, tôi sẽ đưa thẳng ra biểu quyết bỏ phiếu luôn.  A l p h a m a   Talk  04:55, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Alphama: Biểu quyết của bạn vẫn còn đang thiếu nội dung. Một số vẫn chưa đưa ra bàn thảo.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 05:04, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC).[trả lời]
    Ok bạn. A l p h a m a   Talk  05:06, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ngoài ra, Alphama này, tôi nghĩ bạn nên đóng biểu quyết về thời gian biểu quyết hiện đang mở, để 7-10 ngày cho nội dung này được thảo luận xong xuôi sau đó mở lại biểu quyết và gộp chung vấn đề tôi nêu ở đây và vấn đề bạn nêu ở thảo luận trước đó cho tiện. Giờ không gian biểu quyết thì nhiều mà cồng kềnh nặng nề hổ lốn đủ loại thập cẩm. Nhất là sau khi thảo luận này kết thúc lại thêm một biểu quyết nữa, mà nội dung cũng chỉ xoay quanh quy chế biểu quyết e rằng không ổn. Nên để 1 tuần nữa rồi gộp cả hai lại. Ý bạn thế nào?  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 05:10, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Không bạn nhé, tôi phản đối mạnh nhé. Vì chuyện nào ra chuyện đó, không nên gộp chung với nhau, biểu quyết của tôi chỉ là về thời gian biểu quyết xuyên suốt tất cả các loại biểu quyết. Việc gom chung khiến người bối rối vì nhiều chủ đề, quy tắc dài lê thê, mất tập trung, từ đó gây ra tâm lý chán nản, ngại bỏ phiếu. Đây là một Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt về việc gom chung và nó không thành công.  A l p h a m a   Talk  07:19, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok. Vậy tôi sẽ chờ đến đủ thời hạn 7-10 ngày. Dự đoán là sẽ khá lộn xộn đây nhưng đàng chịu vậy :D  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 08:31, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Ý kiến của Nacdanh và các thành viên khác

  1.  Ý kiến một vấn đề khác cần @Nguyenhai314: nên đưa thêm vào thảo luận hoặc bắt đầu xây dựng luật:
    1, Quản trị viên biệt tích hoặc lách luật bằng vài ba sửa đổi mỗi năm
    1.1, Quản trị viên biệt tích: đã có Wikipedia:Biểu quyết/Mở rộng đối tượng Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt ===>>> thời gian thời gian 1 năm được xem là vắng mặt lâu ngày làm mốc. Xác nhận Wikipedia:Quy định gỡ công cụ bảo quản viên vắng mặt.
    1.2, Quản trị viên lách luật bằng vài ba sửa đổi mỗi năm để duy trì công cụ, luật hiện hành chấp nhận: Nên có một biểu quyết về hình thức xử lý. Nhắn tin hỏi thăm bao giớ quay lại (có vẻ không khả thi và vi phạm cuộc sống đời tư thành viên), một quy định bổ sung về số lượng thao tác quản trị tối thiểu mỗi năm (tránh tình trạng một năm hai ba sửa đổi) hoặc hạn định một năm hoạt động tối thiểu mấy tháng hoặc một tháng bao nhiêu sửa đổi. Nên chấm dứt trò cười "công cụ có nhưng mặt mũi không thấy đâu mà vẫn giữ quyền".
    2, vấn đề BQV giao diện nên bắt đầu được xây dựng nội quy biểu quyết trong thời gian tời vì cộng đồng đã thống nhất tách riêng (theo tình hình hiện tại), hướng tới những thành viên giống với Thienhau2003 mà có khả năng trong tương lai sẽ xuất hiện rất nhiều. --Nacdanh (thảo luận) 05:04, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chỉ có mỗi trường hợp Thienhau2003 mà khiến Wikipedia tiếng Việt phải bỏ phiếu và thảo luận, liệu có chính đáng? Rồi sau khi thành công thì bao nhiêu thành viên làm việc này?  A l p h a m a   Talk  07:20, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ là đáng, wikipedia tiếng Việt có thể tạo song song hai kiểu bầu cho BQV giao diện, một dạng đã là BQV rồi xin cũng được vì phù hợp với công việc, hai là những người không muốn giải quyết vấn đề quản lý nội dung mà chỉ muốn lo mảng kỹ thuật bảng mẫu. Việc tách BQV giao diện cũng không tồi, nếu một ai đó được tín nhiệm BQV thì biểu quyết BQV giao diện lại càng không phải điều gì đó to tát. Phá băng vẫn luôn là công việc đầu tiên trong công cuộc xây dựng một thương cảng hải vận.--Nacdanh (thảo luận) 07:27, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi lại thấy không cần thiết phải mở biểu quyết riêng cho nhóm này để mà rườm rà. Hãy cứ theo quy trình tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền, một bảo quản viên sẽ phong cấp cho người dùng có quyền sửa giao diện sau khi đã xem xét kỹ những đóng góp của người này. Bảo quản viên cũng sẽ rút quyền của người này khi nhận thấy có sự sai phạm hay lâu ngày không thực hiện tác vụ nào liên quan đến giao diện. Có điều như vậy thì phải tác động lên một số yếu tố kỹ thuật để cho phép bảo quản viên cấp cũng như rút quyền này (hiện vốn chỉ có hành chính viên mới làm được), và không rõ các chính sách toàn cục có cho phép không. Tôi cũng nhận thức rằng quyền sửa giao diện nếu được trao tùy tiện có thể dẫn đến hậu quả khó lường, và người dùng có quyền này cần được yêu cầu tăng cường bảo mật cho tài khoản (có thể qua xác thực 2 yếu tố), bởi chỉ cần một sự vô ý cũng sẽ gây ảnh hưởng lên toàn bộ người dùng. --minhhuy (thảo luận) 07:35, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy:, tất nhiên những người muốn cấp quyền BQV giao diện thông thường phải thông thạo mã rồi, cái wikipedia tiếng Việt cần quan tâm là có những cá nhân rất thông thạo mã bảng mẫu nhưng lại không mấy mặn mà với quản lý nội dung (bài viết/thành viên vi phạm/tuần tra). Liệu wikipedia tiếng Việt có nên xét thêm những trường hợp đó hay không ^___^. Thứ nữa, với trường hợp thành viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ HCV - BQV - BQV giao diện bất chợt nếu không may bị bất tín nhiệm thì cơ chế hiện tại (BQV xin cấp BQV giao diện) sẽ rất rắc rối. BQV giao diện hiện tại yêu cầu bắt buộc là BQV, nếu vậy lại tước quyền BQV giao diện hay sao? Sau đó ba tháng lại xin cấp quyền lại, có thấy quan liêu quá không? Nếu BQV giao diện độc lập thì có vẻ cũng không có gì quá to tát nếu đã được tín nhiệm từ đầu. Giải pháp là nếu có kiểu cấp quyền sửa đổi giao diện cho một nhóm mới thì wikipedia nên thành lập sớm để những thành viên rất thông thạo mã (nhưng không khoái quản lý nội dung) được thỏa ý.--Nacdanh (thảo luận) 08:08, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Một khi đã cấp quyền BQV giao diện theo cách Minh Huy nói thì khi một người mất quyền BQV/HCV thì một BQV/HCV khác có thể rút quyền các liên quan với lý do không tin cậy. Tôi cho rằng cách của Minh Huy là cách tốt và tiện lợi nhất.  A l p h a m a   Talk  08:12, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    thứ lỗi tôi có chút việc nên hồi đáp trễ, ☑Y đồng ý với cách của @Trần Nguyễn Minh Huy: và không rõ bao giờ nhóm thành viên này được xúc tiến. Cảm ơn @Alphama: đã giải thích cơ chế.--Nacdanh (thảo luận) 10:32, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ủng hộ phương án của Minh Huy cho BQV giao diện. Wikipedia tiếng Việt chúng ta nhân lực đã quá ít ỏi rồi mà cứ bầu bán, biểu quyết quanh năm suốt tháng thì có mấy ai quan tâm? Đã có rất nhiều các cuộc BQ đã bị đóng sau 1 tháng vì không có ai quan tâm hoặc quá ít người bỏ phiếu. Cứ dùng phương án của Minh Huy, ai lạm dụng quyền thì có thể nhờ 1 BQV nào đó rút quyền lại là xong, việc này không khó. Dĩ nhiên từ đầu chỉ nên cấp quyền BQV giao diện cho những thành viên am hiểu nhiều về các bản mẫu và mã Wikipedia. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:35, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi có hơi mông lung trước các ý kiến ở đây vì dường như chúng ta đang nhập nhằng giữa nhóm "Bảo quản viên giao diện" và nhóm "Người sửa bản mẫu". "Bảo quản viên giao diện" là nhóm có sẵn, chỉ có khả năng can thiệp vào các trang thuộc không gian MediaWiki và trang skin hệ thống của MediaWiki hoặc của bất kỳ ai, ví dụ MediaWiki:Common.js. Còn "Người sửa bản mẫu" chưa tồn tại, nếu theo mô hình của en.wp thì chỉ có khả năng sửa các trang thuộc không gian Bản mẫu đã được đặt mức "Khóa bản mẫu" (cũng chưa tồn tại mức này). Hai nhóm này không liên quan gì với nhau và mức độ nhạy cảm cũng rất khác nhau (Bảo quản viên giao diện được yêu cầu dùng Xác thực 2 yếu tố để bảo đảm không xảy ra rủi ro làm "sập đổ" mã nguồn Wikipedia). Các bạn nên xem xét lại để tách biệt các phương án ủng hộ ra cho hai nhóm này. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:56, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cái cộng đồng ta cần là BQV giao diện chứ không phải template editor. Ủng hộ cách cấp quyền BQV giao diện của Minh Huy là qua trang "yêu cầu cấp quyền". Nguyentrongphu (thảo luận) 06:30, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với Minh Huy, 2 nhóm này hoàn toàn khác nhau và quyền truy cập cũng khác nhau. BQV giao diện có trách nhiệm hơn nhiều so với Template Editor.  A l p h a m a   Talk  08:24, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Là em nhầm đó ạ. Em xin lỗi. Em dịch một nửa trang BQV giao diện của enwiki sang tiếng Việt rồi đây ạ - Wikipedia:Bảo quản viên giao diện. Nửa còn lại là thuật ngữ IT nên em chịu, và em không muốn dịch máy, xin nhường bạn nào khác. Cơ mà anh Alphama xúc tiến Dự án thư viện điện tử giúp em nhé. Em và một số thành viên khác cần tài liệu hàn lâm tiếng Việt để dịch các thuật ngữ chuyên ngành sang tiếng Việt cho chuẩn. BăngTỏa (thảo luận) 15:27, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hôm nay vào thì tôi thấy tự nhiên bản mẫu trên không hiển thị các đơn vị lớn nữa (ví dụ bài Sư tử, chỉ hiển thị tới Craniata chứ không phải Animalia). Kiểm tra các bản mẫu và module liên quan tôi không thấy có ai sửa đổi gì gần đây. Không biết là lỗi gì. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:57, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhân đây cũng nhờ BQV giảm khóa bản mẫu trên cùng các bản mẫu liên quan xuống khóa 30/500 để tôi có thể sửa được. Tôi là người nhập về cũng như cập nhật các bản mẫu trên. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 10:01, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có thể là một trong các module thay đổi hoặc là dữ liệu phân cấp trên Wikidata thay đổi.  A l p h a m a   Talk  11:38, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Khủng Long: sửa nha, mình giảm mức khóa rồi. -Trần Thế Trungthảo luận 15:27, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã sửa Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 13:25, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chương trình phát sóng

Mong mọi người cho ý kiến tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Danh sách chương trình phim truyện trên VTV về việc giải quyết các bài có danh sách chương trình phát sóng trên các đài để sớm kết thúc triệt để vụ việc. DoraMoon (thảo luận) 08:02, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:19, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Quy định biểu quyết của Bảo quản viên, Hành chính viên

Chào các bạn, tôi sẽ tiếp thăm dò ý kiến cộng đồng 7 ngày về quy định biểu quyết của BQV và HCV. Cụ thể tham khảo:

Một số bất cập:

  • Bầu cử BQV có điều lệ "tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải ít nhất là 10 phiếu". Đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho dự án, bất cứ ai cũng có thể tạo rối nằm vùng, rối thịt, rối hội đoàn, hội hóng để hợp thức hóa việc bầu cử. Tôi đề nghị quay trở về như trước đây, tức trên tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 20 phiếu. Nhân tiện sửa luôn tại Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Điều lệ vắn tắt câu chữ dòng này "tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải ít nhất là 10 phiếu" thành tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 10 phiếu.
  • Quy định của Hành chính viên bắt buộc yêu cầu với các thành viên ứng cử/đề cử quyền hành chính viên thường cao hơn và sự đồng thuận của cộng đồng phải rõ ràng hơn. (đây là quy định do BQV thế hệ đầu @Viethavvh: xây dựng). Vì quy định ứng cử HCV chưa có quy định cụ thể, tôi đề nghị áp toàn bộ điều lệ của bảo quản viên sang, tức Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ vắn tắt. Để thể hiện đúng tinh thần yêu cầu cao hơn, tôi chỉ đề nghị sửa duy nhất dòng tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 25 phiếu. Bản nháp: Wikipedia:Biểu quyết chọn hành chính viên/Điều lệ vắn tắt (nháp).
  • Điểm thứ 3, điều lệ ứng cử BQV/ĐPV/HCV/KĐV thế nào thì bãi nhiệm hay bất tín nhiệm cũng phải tương tự, đây là nguyên tắc công bằng bình đẳng. Tôi đề nghị áp toàn bộ điều lệ ứng cử BQV/ĐPV/HCV/KĐV sang để thay đổi hoàn toàn cho các quy định bãi nhiệm/bất tín nhiệm.

Mời các bạn cho ý kiến ngắn gọn, vắn tắt, tránh các cuộc thăm dò ở trên dài dòng, lạc đề. Mọi ý kiến lan man, không đúng trọng tâm xin phép đặt bản mẫu Diễn đàn. Cảm ơn các bạn!  A l p h a m a   Talk  22:48, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận

  1.  Ý kiến Tôi xin có ý kiến như sau:
    1. Tỷ lệ số phiếu thấp, lý do để các thành viên năng động, tích cực tham gia biểu quyết. Tuy vậy, một sự cố trong hiệu đính bản nháp và nhầm lẫn trong biểu quyết Quy chế biểu quyết đã đẩy số phiếu đi quá thấp. Tôi một phần đồng tình với BQV Alphama, cần tăng số phiếu này lên. Con số tôi cho là phù hợp là 15, cho cả bảo quản viên và điều phối viên, hành chính viên. Giải thích: Cộng đồng hiện để ý và thắt chặt quy định bầu cử, khi mở biểu quyết, các tài khoản phụ khó kịp trở tay, khi quy định bầu cử là (3000 sửa đổi và tài khoản ba tháng HOẶC 50 sửa đổi trong tháng gần đây nhất (trước thời hạn biểu quyết) mở tài khoản trọn 90 ngày VÀ có trên 300 sửa đổi. Bằng chứng rõ nét nhất về sự siết chăt quy định và nghiêm minh của quy định là hàng loạt phiếu đã bị gạch bỏ trong biểu quyết bất tín nhiệm Tuanminh. Một bảng dẫn chứng về số lượng thành viên đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu giảm mạnh đã được trình bày trong biểu quyết Quy chế năm 2019. Lý do đưa ra con số trên là (1) Quy định biểu quyết siết rất chặt, (2) Nạn rối biểu quyết, rối chính trị phần nào được kiểm soát, (3) không mong muốn có sự phân biệt thứ bậc trong việc cùng dọn dẹp dự án, tạo bình đẳng, khách quan giữa các thành viên (một cách hình thức), (4) lo ngại ứng viên không đủ số phiếu cần thiết, khi đã hủy bỏ thời gian gia hạn gây tốn kém thời gian của rất nhiều thành viên (đã bầu cử thì nên có kết quả: đắc cử/ thất cử; vô cùng kỳ quặc với việc không giải quyết và không có kết quả như hai BQ Bất tín nhiệm Vietbio và Jspeed của BQV Việt Hà).
    2. Đồng ý một nửa với ý thứ ba. Tôi cho rằng với một nửa số thành viên tham gia biểu quyết đã quyết định không tín nhiệm thành viên đó tiếp tục giữ công cụ, thì không còn lý do gì thành viên đó nên tiếp tục giữ công cụ. Tôi viết nên điều này với tư cách là một thành viên Wikipedia, không phải một thành viên đang được cộng đồng cho phép/ cho mượn giữ các công cụ của dự án. Tôi cho rằng tỷ lệ 2/3 là quá an toàn cho các thành viên có công cụ đang tại nhiệm, gây bất bình, chia rẽ và âm ỉ nội bộ trong các thành viên Wikipedia tiếng Việt. Tính chất ưa "hòa bình", ngại thay đổi sẽ là lực cản lớn nhất cho sự phát triển của dự án. Tôi đặc biệt quan ngại ý này thông qua sẽ là căn cứ cho việc bất tín nhiệm rộng rãi vào năm nay hoặc năm sau đó nếu quy trình/dự luật "lấy phiếu tín nhiệm BQV" được thông qua.
    3. Cần siết chặt hơn nữa quy định đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu, đó là không tính sửa đổi trang thảo luận, sửa đổi trang thành viên, vì có một số thành viên mắc chứng Wikipedia:Viêm đếm số lần sửa đổi rất thích đua tranh số lượng bằng các sửa đổi kỳ quặc: sửa đi sửa lại trang cá nhân, thảo luận thành viên (chuyên trò chuyện) và đi "rải" bảng chào mừng thành viên.
     ✠ Tân-Vương  00:27, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Tôi rất đồng tình với quan điểm thứ hai của Thiên Đế, cho rằng một nửa số thành viên tham gia biểu quyết đã quyết định không tín nhiệm thành viên đó tiếp tục giữ công cụ, thì không còn lý do gì thành viên đó nên tiếp tục giữ công cụ. Đây là trường hợp "không công bằng" duy nhất mà tôi thấy hợp lý trong các cuộc biểu quyết có tính tương quan bầu-bãi/gắn sao-rút sao... Các thành viên thường có xu hướng dựa vào cảm tính, cả nể, dựa vào uy tín, đóng góp của đối tượng để đưa ra lá phiếu (BQ BTN Tuanminh01), đặc biệt nhóm BQV/ĐPV thường hay bỏ phiếu cho nhau, hoặc có khả năng sẽ liên lạc "xin phiếu" qua thư điện tử/tài khoản cá nhân, mạng xã hội, vân vân... 1/2 trên tổng số phiếu là tỉ lệ hoàn toàn phù hợp, vì cơ chế bãi vốn dĩ đã khó hơn cơ chế bầu (thành viên bị cấm/dưới 600 sửa đổi đáng kể trong không gian chính) không thể đưa một quản lý ra bất tín nhiệm.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 01:21, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]


  1.  Ý kiến Hoàn tòan nhất trí với các ý kiến rằng việc bãi nhiệm, một nửa (tương đương gần quá bán) đã thấy có vấn đề, tức đa số đã không còn tín nhiệm và trí ngược với đa số tín nhiệm. Tín nhiệm 50% không còn là tín nhiệm của số đông. Một thành viên có công cụ dựa vào sự tín nhiệm của phần đa, khi phần đa đó vơi bớt xuống còn 50% mà vẫn giữ thì sẽ không hay. Góc nhìn là quá đa dạng, nếu không muốn nói là toàn diện với lá phiều của cả BQV/ĐPV - những lá phiếu này không bị phân biệt.--Nacdanh (thảo luận) 03:39, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Điều 1: chả có gì nguy hiểm khi dạo này có nhiều BQ bị đóng do thiếu người bỏ phiếu (có BQ ngay cả 1 phiếu còn không có ai tham gia). Nếu thấy không ổn thì sao các thành viên kỳ cựu không tham gia bỏ phiếu? Cứ im im không làm gì rồi tới lúc đụng chuyện lại la làng? 10 phiếu chỉ là mức tối thiểu, trên thực tế nếu vấn đề gì được cộng đồng quan tâm thì có thể gom được mấy chục phiếu. Ai không tham gia bỏ phiếu coi như mất quyền lợi, ngoài đời cũng vậy thôi. Còn vụ rối thì tôi thấy đã được kiểm soát khi siết chặt quy định bỏ phiếu (bằng chứng là nhiều acc rối nằm vùng đã bị gạch phiếu ở vụ bãi nhiệm Tuanminh).
    Điều 2: 25 phiếu lấy đâu ra? Một số BQ 15 phiếu còn thiếu.
    Điều 3: 2/3 thì quá an toàn, nếu vậy thì chắc sẽ chả có BQV nào bị bãi nhiệm. Nếu không được ít nhất 50% cộng đồng tín nhiệm thì tôi thấy không có lý do gì thành viên đó được tín nhiệm để tiếp tục cầm chổi. Nguyentrongphu (thảo luận) 06:51, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Trước đây cộng đồng ít thành viên hơn nhưng vẫn áp dụng được tiêu chí tối thiểu 20 phiếu chỉ bằng hình thức treo thông báo. Hiện nay cộng đồng đông hơn, chạy bot mời hàng trăm người mà tiêu chí chỉ có 10 phiếu hợp lệ là quá vô lý. Tôi đồng ý với đề xuất trở lại tối thiểu 20 phiếu. HCV là vị trí cần được tín nhiệm cao hơn (vì họ cấp quyền cho BQV) nên tiêu chí phải cao hơn ít nhất 5 phiêu là hợp lý, huống hồ cũng đâu cần nhiều HCV. ~ Violet (talk) ~ 07:03, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cộng đồng bây giờ đông hơn hồi xưa nhưng đại đa số không ai thèm bỏ phiếu cả. Ví dụ như đợt bãi nhiệm Vietbio năm 2017, thất bại do thiếu phiếu (12 phiếu thuận 0 phiếu chống). Mấy cuộc BQ quy định mới do Thiên Đế mở cách đây mấy tháng cũng không đủ 10 phiếu nổi để có kết quả. Violet lâu rồi chưa vô Wikipedia nên chưa biết tình hình hiện tại rồi. Bây giờ 10 phiếu còn khó lấy chứ đừng nói 20-25 phiếu. Vụ Tuanminh đã làm thức tỉnh cộng đồng, còn sau này cộng đồng có đi ngủ lại hay không thì tôi không biết. Nguyentrongphu (thảo luận) 18:25, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4.  Ý kiến Xin phép được nêu vắt tắt một vài ý kiến về 3 vấn đề mà BQV Alphama đưa ra thảo luận:
    Về tổng số lượng phiếu bầu: Tổng số phiếu của cuộc bầu chọn để đo mức ủng hộ/tín nhiệm/tin tưởng của cộng đồng với thành viên được bầu. Tôi hoàn toàn ủng hộ với "Biểu quyết chọn bảo quản viên" là tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 20 phiếu như trước đây (Khá ngạc nhiên khi giai đoạn vừa rồi áp dụng quy định 10 phiếu. Ngay cả đây là một sơ suất của cộng đồng khi thảo luận khiến sau này bị xét lại và điều chỉnh xuống còn 10 phiếu, thì thực tế các biểu quyết chọn bảo quản viên "lớn hơn 20 phiếu" bao nhiêu năm qua không hề bị đặt vấn đề về tính bất hợp lý, cho thấy mức "lớn hơn 20 phiếu" là có lý để đo mức tín nhiệm của cộng đồng với thành viên). Riêng với "Biểu quyết chọn điều phối viên" tôi đề nghị nâng số phiếu lên 15 phiếu, và ghi tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải lớn hơn 15 phiếu (thực tế toàn bộ các biểu quyết chọn điều phối viên thành công từ 2015 trở lại đây thấp nhất cũng đã quy tụ được 17 phiếu).
    Về Biểu quyết chọn hành chính viên, tôi cũng đồng ý ý kiến Alphama về việc xây dựng quy định trên cơ sở Biểu quyết chọn bảo quản viên có nâng mức phiếu lên 25 để thể hiện đúng tinh thần yêu cầu cao hơn (cũng xin giải thích thêm đây là quy định do BQV thế hệ đầu xây dựng là đúng nhưng ko phải là viethavvh đâu ạ. Viethavvh thuộc thế hệ BQV tiếp theo :). Hồi 2015 tôi tạo trang và cắt đưa nội dung có trước này sang trang tôi mới tạo mà thôi, nhưng tôi có lỗi sơ suất đã ko ghi chú thích nội dung đó cắt từ chỗ nào sang).
    Về sửa đổi các quy định bất tín nhiệm, dù rất hiểu ý kiến của Alphama về nguyên lý "công bằng bình đẳng", tuy nhiên trước mắt tôi thấy chưa thực sự cần thiết sửa đổi, thay thế các quy định trước kia, nếu quá trình vận dụng chưa phát sinh vấn đề nghiêm trọng. Thực sự cộng đồng hiện nay quá sa vào biểu quyết, thảo luận trong khi đích quan trọng nhất và đáng nhất của chúng ta tại Bách khoa thư này là bài viết - viết bài. Việt Hà (thảo luận) 06:16, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ghi nhận ý kiến xác đáng của BQV Việt Hà. Sau 2 cuộc thăm dò này xin phép đóng lại và chờ 45 ngày mới mở biểu quyết để cộng đồng nghỉ ngơi, ăn chơi và viết những gì mình thích.  A l p h a m a   Talk  08:31, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Phản đối 45 ngày quá lâu, đã làm thì làm cho trót để xong luôn tập trung qua việc khác. ~ Violet (talk) ~ 08:45, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    OK, ok, để tôi tính toán sau.  A l p h a m a   Talk  09:05, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5.  Ý kiến Em nghĩ anh Alphama chúng ta nên tạo một quy định bỏ phiếu và biểu quyết chung tại một trang duy nhất (Wikipedia:Biểu quyết cấp quyền quản lý nhu Wikipedia Tiếng Anh (tham khảo en:Wikipedia:Requests for adminship) để tránh tạo 4 trang như hiện nay, mỗi nơi một chỗ rất khó quản lý. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:29, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok bạn sẽ nghiên cứu thêm không gian này.  A l p h a m a   Talk  14:31, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Thienhau2003: Đã thêm Thể loại:Biểu quyết chỉnh sửa quy định Wikipedia để quản lý dễ hơn.  A l p h a m a   Talk  15:18, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi tiếp tục với 1 thăm dò 7 ngày của quy trình vô hiệu lá phiếu (VHLP) được sử dụng ở các không gian Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt, Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc, Wikipedia:Ứng cử viên danh sách chọn lọc. Quy định này có 1 số điểm cần phải sửa gấp, cụ thể ở phần "Phương thức tuyên bố vô hiệu một lá phiếu".

  • Điểm 1. Xử lý thành viên Ứng cử lạm dụng quy trình khiếu nại tuyên bố vô hiệu phiếu và thành viên có phiếu bị tuyên bố vô hiệu: Cấm lần đầu tiên 1 tuần và tăng tiến. Ở Wikipedia các mức cấm đều phải xuất phát từ thấp nhất và tăng dần, trừ 1 số trường hợp như phá hoại hàng loại, lùi sửa/xóa nội dung lớn liên tục, spam hàng loạt,... với nguy cơ rõ ràng, lưu ý nguy cơ rất rõ ràng, vào Wikipedia chỉ để phá hoại. Những trường hợp đó chỉ cần báo cho Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên để BQV xử lý ngay sự việc mà không cần quy trình này. Đồng thời, việc xử lý thành viên phạm phải các lỗi không có nguy cơ rõ ràng hoặc mức độ tinh vi thông qua quy trình VHLP thì mức cấm phải từ nhẹ nhất, do khi áp dụng VHLP thì thành viên đang bị điều tra đã được nhắc nhở thông qua các thông báo. Theo tôi là bỏ "Cấm lần đầu tiên 1 tuần và tăng tiến.", thay bằng BQV nhắc nhở lần cuối về lá phiếu cố ý, nếu thành viên đang bị điều tra không hợp tác, cấm từ 24h.
  • Điểm 2. Không có quyền khiếu nại kết quả thẩm định "tuyên bố vô hiệu" lá phiếu. Đây là quy tắc có khả năng dẫn đến sự "độc tài". Bất kể tài khoản nào, kể cả rối đều có quyền được Wikipedia:Chống lại quyết định cấm. Nếu điều tra đúng thì bị cấm, vậy điều tra sai thì thế nào? Liệu mấy ông "bồi thẩm đoàn" hay "quan tòa" có nên cho vào tù?
  • Điểm 3. Quy trình VHLP vô tình làm một số thành viên có thể lạm dụng quy trình VHLP để đe dọa và gây áp lực lên thành viên bỏ phiếu chống, trong khi người bỏ phiếu chưa kịp ghi lý do rõ ràng hoặc là "có nội dung lá phiếu hợp lệ" nhưng các thành viên khác muốn đề cử thành công gây áp lực bỏ phiếu. Việc này ảnh hưởng tiêu cực, không ai dám bỏ phiếu, nhất là các bạn trẻ hoặc người mới hoặc người chưa có kinh nghiệm. Theo tôi, phải kẹp 1 quy định Quy trình VHLP chỉ là phương án cuối cùng, bất đắc dĩ để xử lý lá phiếu cố ý hoặc 1 câu tương tự.
  • Điểm 4. Điểm này cần bàn thêm không riêng gì biểu quyết BVT/BVCL này, một thành viên bị cấm thì có được phép bỏ phiếu, bị cấm bao lâu được phép bỏ phiếu trở lại. Lâu quá, tôi không theo dõi điều này, các bạn có thông tin xem xét giúp, tôi cũng sẽ tìm hiểu thêm.

Thảo luận

Mời các bạn cho ý kiến, lưu ý ngắn gọn, súc tích, vào trọng tâm, tránh lan man, dài dòng. Mọi ý kiến ngoài lề xin phép chuyển phần khác hoặc đặt biển diễn đàn.  A l p h a m a   Talk  04:39, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  1. Tôi đồng ý với điểm 3. Không nên lạm dụng việc sử dụng quy trình vô hiệu lá phiếu; tốt nhất là để dành cho những trường hợp rõ ràng phá hoại biểu quyết. B nhắn gửi 05:01, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Điểm 1: Khu vực biểu quyết BVT, BVCL là nơi xây dựng đánh giá chất lượng bài viết cho dự án, thành viên không nên bị cấm vì tham gia vào quá trình này. Một lá phiếu vô lý sau khi bị vô hiệu không có tác dụng ảnh hưởng đến kết quả biểu quyết. Tương tự như những nơi bầu cử khác, phiếu không đủ điều kiện thì bị gạch chứ có ai bị cấm vì bỏ phiếu sai đâu? Theo tôi lần 1 bị vô hiệu có thể nhắc nhở cảnh cáo, lần 2 có thể hủy quyền bỏ phiếu của thành viên tại không gian bị vô hiệu lá phiếu trong 1 tuần, nếu tiếp tục tái phạm có thể tăng dần. Bằng cách này, họ vẫn có thể đóng góp ở những không gian khác cho WP mà không ảnh hưởng gì tới khu vực bầu cử bài.
    Điểm 2: Hoàn toàn đồng ý.
    Điểm 3: Thêm vào là hợp lý, nhưng quy định cần đi kèm chế tài nếu không sẽ không phát huy tác dụng. Có thể giải quyết nhẹ nhàng theo đề xuất ở điểm 1 tôi đã đưa ra.
    Điểm 4: Tôi cho rằng quyền bỏ phiếu của thành viên nên bị hủy từ khi hành vi chính thức dẫn đến án cấm diễn ra. ~ Violet (talk) ~ 06:06, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Sau đây là ý kiến của tôi:
    Điểm 1:  Đồng ý Đề xuất nhắc nhở thành viên 1 lần trước khi cấm. Tuy nhiên án cấm 1 tuần là hợp lý vì đã có chủ ý phá hoại rõ ràng, phá hoại chất lượng bài viết thì không nên nhân nhượng. Trong một vài trường hợp phá hoại không rõ ràng, có thể hỏi ý kiến của 3 giám sát viên. Nếu 2/3 người này đồng ý cấm thì sẽ thực hiện mà không cần nhắc nhở.
    Điểm 2: Theo tôi vấn đề không phải ở quyền khiếu nại, mà nằm ở quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định hiện tại còn khá nhập nhằng, thậm chí khá bất cập khi người yêu cầu vô hiệu có thể tùy ý lựa chọn "bạn" cho mình. Tuy nhiên có thể thông cảm vì hiện những giám sát viên công tâm ở dự án, có vai trò giám sát tốt, lý lẽ rõ ràng (như Nacdanh) rất hiếm hoặc không có. Tôi  Đồng ý việc thành viên có quyền khiếu nại kết quả tuyên vô hiệu.
    Điểm 3: Ở vị trí người đề cử/viết chính chắc chắn sẽ bị "áp lực" lớn hơn nhiều so với người bỏ phiếu chống. Quy trình vô hiệu lá phiếu là cứu cánh duy nhất cho họ để thu hút những thành viên khác vào "tái thẩm" lá phiếu dựa trên những lý lẽ khách quan, công tâm của đôi bên. Trong khi một bên trưng ra vô vàn các lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm thì bên kia một mực phản bác dựa vào những lập luận kiểu như "tôi thấy dở ẹc thì là dở ẹc, miễn bàn", "bài này xàm quá, chống, phản bác ư, tôi không quan tâm, cứ chống đấy, khỏi phản biện". Quy trình này góp phần hạn chế tối đa những dạng bỏ phiếu "phá hoại" như vậy. Như một thành viên từng nói, "tôi thà bị ba thành viên tuyên bố bài viết của tôi không đạt hơn là một thành viên". Mọi người đều phải được lắng nghe. Do đó, tôi  Phản đối đề xuất này.
    Điểm 4: Thành viên bị cấm thì không bỏ phiếu được (trừ sửa trang thảo luận của mình). Bỏ phiếu cũng là một dạng sửa đổi. Cấm sửa đổi tức là cấm bỏ phiếu. Chuyện này đơn giản, không cần luật. Khi hết hạn thì họ có quyền bỏ phiếu tiếp, không nên hạn chế họ về lĩnh vực này trừ khi thành viên bị đưa ra kiểm định vì dùng rối bỏ phiếu. Ngoài ra, lá phiếu của thành viên trước khi bị cấm vẫn là hợp lệ.  ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽   ♛ The King In The North ♛ 09:25, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. Tôi hơi ngạc nhiên là có nhiều lỗ hổng hồi đó, một số phần tôi cũng bỏ và không tham gia biểu quyết, ngay cả Alphama khi đó có tham gia mà không chỉ ra? Quay lại vấn đề:
    1, (người yêu cầu vô hiệu sai hoặc người chống sai) lần đầu chỉ lên nhắc nhỏ, cấm 24h lần 2,... Thú thực khi bỏ phiếu chống thì tôi cũng không khoái bị cấm 1 tuần cho lắm. (như tôi đã từng tự bạch ở biểu quyết đó là "Đồng ý với những trường hợp quá rõ ràng, đối với trường hợp mập mờ có thể được xét thẩm định lần 2". Ở đây là liên hệ BQV.)
    2, Như tôi đã nói trong biểu quyết trước đó "tôi nghĩ cần một lần nữa đối với trường hợp mập mờ, có thể thay đổi người thẩm định mới hoặc mở rộng thêm số lượng người thẩm định". Nhưng không rõ vì sao lại thành ra Không có quyền khiếu nại kết quả thẩm định "tuyên bố vô hiệu" lá phiếu? Chung quy là cộng đồng lười bỏ phiếu.
    3, Tôi thấy chả áp lực gì, có quy trình thì cứ sài, sai đúng là do 3 người rồi một nhóm nào đó xúm vào nhận xét thêm chứ có một thành viên nào quyết? Tiếp đó, như ý 1 về quyền liên hệ BQV. Dấu hỏi đe dọa và gây áp lực?
    4, Thời điểm bỏ phiếu trước khi bị cấm thì anh chị ta vẫn đủ quyền thì không lý gì lại tự cho mình quyền xóa bỏ phiếu đủ tiêu chuẩn. Anh chị ta hét lệnh cấm thì anh chị ta nghiễm nhiêm lại có đầy đủ quyền mà tài khoản anh chị ta thỏa mãn, sao lại xóa bỏ quyền hợp pháp của anh chị ta? Phiếu chỉ không có giá trị khi trong thời gian cấm mà anh chị ta vẫn bỏ phiếu.--Nacdanh (thảo luận) 21:20, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

[THÔNG BÁO] Tính năng beta mới: Công cụ thảo luận

Editing team vừa phản hồi là Wikipedia Tiếng Việt đã được áp dụng tính năng beta mới "Công cụ thảo luận". Muốn sử dụng tính năng beta này bạn cần phải bật nó lên tại mục "Tùy chọn" sau đó vào mục "Tính năng beta".

Phiền Alphama nếu thấy đủ điều kiện thì đăng thông báo về việc này lên header một thời gian. Xin cảm ơn. Tiểu Phương Bluetpp 01:18, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không biết bạn nào thử bật feature lên rồi thử đi trả lời bình luận chưa? Không hiểu sao tôi lại không trả lời được nhỉ? Ấn trả lời xong cái hộp trả lời nó không thèm xuất hiện... :| Tiểu Phương Bluetpp 01:28, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi trả lời bạn bằng công cụ này luôn nhé. Có hai phần "trực quan" và "mã nguồn", và có vẻ như không cần ký. Tôi sẽ không ghi bốn dấu ngã để xem chữ ký có hiện ra không. Tôi cũng không ghi dấu hai chấm để xem câu trả lời có tự lùi sang phải không nhé. B nhắn gửi 01:33, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có vẻ OK. Bạn xem log này thì thấy thẻ trả lời. B nhắn gửi 01:37, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã đăng Bản mẫu:Thông báo đầu Wikipedia/NDBQ3 nhưng có lẽ dịch 1 trang về tính năng này sẽ tốt hơn. Các thành viên xác nhận mở rộng đều có thể sửa thông báo. Thêm mỗi nút trả lời. =))  A l p h a m a   Talk  01:48, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vâng trả nhời nhé, test trả nhời. Tool load khá chậm, thà trả lời tay còn nhanh hơn.  A l p h a m a   Talk  01:52, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là dần dần rồi nó sẽ cải thiện thôi :"D Chẳng hiểu sao tôi click trả lời của comment mới nhất thì không được nhưng của các comment phía trên thì được?? Tiểu Phương Bluetpp 01:58, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trả lời mà kèm theo ping thì hay biết mấy. =))  A l p h a m a   Talk  02:01, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Công cụ bị lỗi không thể trả lời comment cuối cùng được. Có thể bật dev tool của trình duyệt web để xem console. Ngoài ra thì gửi trả lời khá chậm. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:32, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã report lỗi. Tiểu Phương Bluetpp 02:34, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đang dùng công cụ này để trả lời thảo luận cuối của Bluetpp, thấy rất ổn :^) Nhược điểm có lẽ là nó không cho phép tôi sử dụng bảng chèn nhanh ký tự đặc biệt và mã wiki vốn luôn nằm dưới khung sửa đổi thông thường. minhhuy (thảo luận) 04:20, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đoán là hình như là nếu có ai đó đang trả lời thì trả lời cuối cùng sẽ không thực hiện được, có lẽ để tránh xung đột (mâu thuẫn). Có thể nguyên nhân này mà trình hơi chậm?  A l p h a m a   Talk  13:59, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Công cụ có lúc bị đơ.  A l p h a m a   Talk  15:19, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Testing Ą₣长ℌąเᗪąйǥ 02:00, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thực ra thì công cụ sẽ bị lỗi nếu bấm trả lời bình luận cuối nhấtcó indent sâu nhất, đây là lỗi phía client. Tuy nhiên sau khi người dùng đã đăng thành công bình luận bất kỳkhông tải lại trang thì lỗi này không bị nữa. Về tốc độ thì nó bị chậm ở phía server sau khi bấm đăng bình luận (chậm ở action=discussiontoolsedit) Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:56, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: sau một hồi đi hỏi thì tôi phát hiện có 2 lỗi sau đây:

  • Twinkle[module] is not a function points me to MediaWiki:Gadget-Twinkle.js. It's quite worrying a project-wide gadget breaks, you should probably contact users who ported it to your wiki and tell them about this problem.
  • Cannot read property 'style' of null points to MediaWiki:Gadget-AVIM.js, again a project-wide gadget. It's possible it needs be updated to work with DiscussionTools.

Có vẻ như lỗi là do twinkle, tuy nhiên sau khi tắt twinkle đi thì lỗi vẫn còn. Phiền bạn hoặc ai đó nắm vững về mấy cái gadget này xem hộ được không. Tiểu Phương Bluetpp 05:29, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

CẬP NHẬT: Đã phát hiện ra nguyên nhân lỗi. Nếu muốn sử dụng bình thường thì phải tắt "Tin nhắn theo giờ địa phương" tại đây đi nhé. Tạm thời chưa có cách khắc phục, sẽ cập nhật sau. Tiểu Phương Bluetpp 01:14, ngày 22 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đang update Twinkle, các bạn thấy lỗi báo nhé!  A l p h a m a  Talk 00:58, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các bạn chụp hình lỗi được không chứ tôi không rõ lỗi gì?  A l p h a m a  Talk 02:07, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Content Translation tự tạo liên kết với tiếng Anh

Thêm 1 lỗi của công cụ này là tự tạo liên kết với tiếng Anh, cụ thể [[:en:The Guardian|The Guardian]] thì sẽ thấy The Guardian, việc này thật sự không tốt vì không biết bài nào đang thiếu (link đỏ) để phát triển, mong các thành viên dịch chú ý. Tôi sẽ dùng bot để loại bỏ?  A l p h a m a   Talk  02:19, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Đã report lỗi này lên công cụ chưa nhỉ? Tôi còn thấy bị lỗi mất tham khảo nữa cơ... Tiểu Phương Bluetpp 02:38, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Bluetpp: Nếu đứng về khía cạnh của nhà lập trình viên mà nói, cái này không phải lỗi, lỗi thuộc về thành viên dịch bài. Ý đồ công cụ là muốn để vết để thành viên đến sau biết liên kết để dịch.  A l p h a m a   Talk  03:45, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Dự án Dịch thuật

Có lẽ mấy bạn hay dịch thuật nên lập thành 1 nhóm hay dự án để thảo luận cách dịch bài đi, việc này giúp 2 điểm:

  • Giúp các bạn học hỏi, nâng cao trình độ dịch, học từ tiếng Anh (rất tốt để thi GRE Verbal và thi viết tiếng Anh qua cấu trúc văn phạm), sau này có thể làm nghề biên dịch tay trái mà kiếm sống
  • Giúp Wiki có nội dung chất lượng hơn

Một số điểm ở tiếng Việt:

  • Chúng ta ít dùng thể bị động trong tiếng Việt.
  • Chúng ta cũng không bắt buộc dùng từ "đã" để thể hiện quá khứ như thứ tiếng khác.
  • Chúng ta không dùng sở hữu "của nó, của tôi, của ảnh, của cô ấy,.." quá nhiều.
  • Chúng ta không sử dụng nhiều cấu trúc câu mệnh đề dài như tiếng Anh mà cũng có thể tách làm 2 câu để rõ ý. Ví dụ: "Song song với câu chuyện của hai đứa trẻ, bộ phim còn theo chân Kimura (木村), một người đàn ông bình thường bị cuốn vào vòng xoáy tội ác, dẫn đến vụ ẩu đả với Kuro" - cách dịch không tệ, nhưng tệ là cấu trúc mệnh đề này không thuần Việt.

Trong dự án này, các bạn chỉ cần post 1 câu mẫu, tham khảo các cách dịch khác nhau để có thể học hỏi thêm.  A l p h a m a   Talk  14:04, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bổ sung thêm là:
  • Nếu thể bị động thì có đến 2 cách làm trong Tiếng Việt, một cách lâu đời và một cách mới có cách đây gần 100 năm thôi :D
- Tôi bị công an bắt;
- Tôi bị bắt bởi công an.
(Chưa nói đến việc không phải lúc nào dùng "được" và "bị" cũng đều là câu bị động)
  • Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ "chủ vị" như các thứ tiếng ở Châu Âu, mà Tiếng Việt, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, hay nhiều ngôn ngữ ở Châu Á, đều là ngôn ngữ đề thuyết và thuộc Ngôn ngữ nổi bật chủ đề, việc cố ép các đặc điểm của các thứ tiếng Châu Âu vào Tiếng Việt (như rập khuôn cấu trúc chủ vị chẳng hạn) đều là hành động khiên cưỡng.
Kết luận thì đây không chỉ là vấn đề về việc dịch sao cho hay, người dịch cần phải hiểu sâu về chính ngôn ngữ mà mình sử dụng. Nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Meigyoku Thmn (💬🧩)
Tôi nghĩ nên có nguồn chú thích cho những nhận định kiểu như tiếng Việt như thế này, như thế nọ. Như vậy quan điểm sẽ chắc chắn hơn và tránh nghiên cứu chưa công bố? Vì những nhận định đó có thể đơn thuần là kinh nghiệm trong tầm quan sát của một người, chưa chắc đã đại diện cho xu hướng thực hành tiếng Việt hiện nay? P.T.Đ (thảo luận) 07:12, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý với P.T.Đ. Có thể soạn một trang Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Dịch thuật nhưng cần có nguồn tham khảo chứ không nên dựa theo kinh nghiệm cá nhân. Cẩm nang này chỉ mang tính hướng dẫn và khuyến khích làm theo chứ không bắt buộc. Không nên đem tiêu chuẩn dịch thuật cao áp vào tất cả các bài thông thường vì sẽ khiên cưỡng và hạn chế người đóng góp. Dịch đúng là bước đầu, dịch hay là ở bước tiếp sau rồi, mà bước này không phải ai cũng đạt được. ~ Violet (talk) ~ 07:55, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý với cả Đăng và chị Violet. Chỉ cần mọi người dịch không sai thôi. Còn để làm như Đăng nói thì ta có thể trích nội dung từ các sách hướng dẫn về biên dịch Anh-Việt ra? Ở VN chắc phải có bán? Xong đưa nội dung này vào một trang Cẩm nang biên soạn/Dịch thuật? BăngTỏa (thảo luận) 08:07, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chắc phải kiếm nhiều sách, mỗi cuốn trích 1 ít chứ nhiều quá thì lại ra vpbq. :) ~ Violet (talk) ~ 08:10, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Băng Tỏa: Okie. Để đi mua sách. P.T.Đ (thảo luận) 12:34, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

☑Y Hi vọng các bạn xúc tiến giúp trang Cẩm nang biên soạn/dịch thuật, có thể ghi tạm vài dòng cũng được rồi từ từ phát triển.  A l p h a m a  Talk 12:46, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đã xác nhận Đã nhận được 5 cuốn ebook về dịch thuật từ bạn Đăng. Sẽ cố gắng xúc tiến trong thời gian rảnh. --BăngTỏa (thảo luận) 13:55, ngày 20 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Notification of global ban proposal who were active on this wiki (Thông báo về đề xuất cấm toàn cầu đã hoạt động trên wiki này)

This is a notification of global ban discussion against Sidowpknbkhihj, persuant to the global ban policy.

Đây là thông báo về cuộc thảo luận về lệnh cấm toàn cầu chống lại Sidowpknbkhihj, theo chính sách cấm toàn cầu.

Regards, SMB99thx (thảo luận) 03:14, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Mời các bạn cho ý kiến tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:26, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

21:27, ngày 21 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Test MediaWiki:Gadget-Twinkle.js

Tôi đang update và test Twinkle từ tiếng Anh. Các bạn thấy lỗi báo ngay nhé.  A l p h a m a  Talk 00:58, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Nút TW cạnh mục [Khác v] trên đầu trang biến mất luôn :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:14, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có lại rồi, nhưng tôi chưa rõ từng chức năng chạy không nữa. Đang test!  A l p h a m a  Talk 01:43, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các chức năng vẫn như cũ, chào thành viên, hồi âm, yêu cầu khóa trang vẫn không hoạt động được.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:26, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào thành viên, hồi âm làm gì có trong Twinkle??? À rồi để xem lại, nó không nằm trong tập tin đó của tôi đang chỉnh sửa.  A l p h a m a  Talk 02:53, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lúc nãy tôi thấy một bạn dùng Twinkle tạo Templates for discussion (chắc là biểu quyết xóa bản mẫu) mà không gian này hiện chưa có ([12],[13]). B nhắn gửi 03:26, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giữa tên phổ biến, tên chính xác, tên chính thức, tên trung lập, tên gọi dạng nào nên được lấy làm tên bài?

Theo quy định hiện hành về tên bài của Wikipedia tiếng Việt thì trừ một số ngoại lệ ra, tên được chọn làm tên bài phải là tên gọi phổ biến nhất. Tên phổ biến nhất có trường hợp cũng là tên chính xác nhất và/hoặc tên chính thức và/hoặc tên trung lập nhưng cũng có trường hợp thì không phải. Hiện nay trên Wikipedia tiếng Việt có một số bài không được đặt tên theo tên gọi phổ biến nhất mà lại là tên khác với lý do tên gọi khác đó là tên gọi chính xác hơn hoặc tên chính thức hoặc tên trung lập. Khi có người đề nghị đổi tên bài sang tên phổ biến nhất thì bị một số người khác phản đối với lý do tương tự. Nếu đã quy định tên bài phải là tên phổ biến nhất thì tên gọi của mọi bài đều phải là tên phổ biến nhất chứ không nên có tình trạng có bài thì làm theo quy định, có bài thì lại bỏ qua quy định. Nếu cứ để tình trạng đặt tên bài bất nhất như hiện tại tiếp diễn thì không khác nào quy định chỉ đặt ra cho có, có quy định mà cũng như không có quy định gì cả.

Mới đây thành viên LyQuangHuy01 đã đổi tên hai bài có tên dạng xxx Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành xxx Bắc Triều Tiên và đang cố đổi tên bài Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thành Bắc Triều Tiên với lý do "Tên gọi được sử dụng phổ biến của quốc gia này là Bắc Triều Tiên". Tôi cũng cho là nên đổi tên bài Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sang tên gọi phổ biến hơn nhưng tôi thấy Triều Tiên chứ không phải là Bắc Triều Tiên mới là tên gọi phổ biến hơn của nước này. Trong trang thảo luận của bài có thành viên phản đổi đổi tên bài thành Triều Tiên vì tên gọi Triều Tiên là tên không trung lập. Nhân việc này tôi đề nghị thảo luận về quy định đặt tên bài theo tên phổ biến, xem có nên tiếp tục thi hành quy định này hay không. Nếu vẫn giữ quy định này thì cần phải đổi tên các bài có tên gọi chưa phù hợp với quy định sang tên phù hợp với quy định. Judspug (thảo luận) 04:10, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Quan điểm của tôi tại Thảo luận:Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên#Tên gọi phổ thông/thông thường của CHDCND Triều Tiên vẫn không thay đổi: Tôi ủng hộ việc dùng tên "Bắc Triều Tiên" vì đây là một tên phổ biến (có thể không phải phổ biến nhất, nhưng vẫn phổ biến), không gây nhầm lẫn với những gì thuộc về nước Triều Tiên cũ hay nhưng khái niệm của chung hai nước như người Triều Tiên, ẩm thực Triều Tiên, và không có ý ủng hộ quyền quản lý bán đảo Triều Tiên cho bất kỳ bên nào. --minhhuy (thảo luận) 12:38, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nhân tiện, trong Wikipedia:Tên bài tôi tìm không ra chỗ nào ghi tên bài phải là tên "phổ biến NHẤT". Và việc bạn nói "có thành viên phản đổi đổi tên bài thành Triều Tiên vì tên gọi Triều Tiên là tên không trung lập" rõ ràng là cắt xén nhiều phần lý do mà tôi phản đối trong trang thảo luận của bài, khiến người khác nghĩ tôi phản đối đổi tên bài như vậy là hoàn toàn do tính trung lập mà không màng đến sự phổ biến. Nếu "Bắc Triều Tiên" thật sự là một cái tên quá xa lạ không mấy ai biết thì tôi cũng bỏ qua cái sự trung lập hay không mà chọn một tên phổ biến hơn theo đúng tôn chỉ tên bài của Wikipedia, nhưng rất tiếc, trường hợp này không như vậy. --minhhuy (thảo luận) 12:41, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi lập mục này không phải là để thảo luận riêng về tên bài Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mà là để thảo luận về việc giữa các tên gọi phổ biến, chính xác, chính thức, trung lập thì tôi nào nên được lấy làm tên bài, có nên tiếp tục duy trì quy định chọn tên bài theo tên phổ biến hay không. Tôi nêu ra việc có thành viên phản đối đổi tên bài thành Triều Tiên vì Triều Tiên là tên không trung lập để làm thí dụ về việc tên phổ biến bị người khác phản đối sử dụng. Vì lập mục không phải để thảo luận về tên bài đó nên tôi chỉ nói qua là "có thành viên" chứ không nêu cụ thể là ai. Tôi không đọc hết xem bạn đã nói gì trong trang thảo luận của bài, mà thực sự thì tôi cũng không (hoặc chưa) muốn biết cụ thể thì bạn đã nói những gì trong trảng thảo luận, tôi chỉ xem lướt qua vài câu của bạn. Sau khi LyQuangHuy01 thay đổi tên gọi dùng trong bài, tôi có vào trang thảo luận xem xem có ai có ý kiến gì việc đó không thì chẳng thấy có ai cả. Việc thay đổi tên của LyQuangHuy01 đã làm tôi nghĩ đến việc phải đề nghị mọi người xem xét lại cái quy định về đặt tên bài theo tên phổ biến.
Trong quy định có đoạn Tên bài viết theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến (hoặc tên vay mượn phổ biến) của chủ đề bài viết. Theo tôi hiểu thì tên phổ biến là tên được dùng nhiều nhất nên thêm nhất vào ở một số chỗ khi cần vào nhấn mạnh điều đó. Trong ý kiến đầu mục tôi dùng cả tên phổ biếntên phổ biến nhất. Cũng ở đầu mục tôi có đặt đường dẫn đến trang quy định hữu quan để người quan tâm có thể xem. Judspug (thảo luận) 16:00, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trước đây, cũng tại trang thảo luận này, tôi đã có ý kiến đề nghị sửa đổi toàn diện quy định về tên bài nhưng không được hưởng ứng. Cho đến nay quy định về tên gọi cũng vẫn chỉ như cũ, không có gì khác. Judspug (thảo luận) 15:53, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu cách diễn đạt của tôi có khiến cho người nào đó hiểu sai ý bạn trên trang thảo luận của bài Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì đây là lỗi của tôi, tôi xin nhận. Nhưng như tôi đã nói ở trên tôi không có ý định thảo luận riêng về việc chọn cho bài đó ở đây mà là thảo luận về quy định chọn tên phổ biến làm tên bài. Judspug (thảo luận) 16:06, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tên Triều Tiên có thể nhầm là 1 quốc gia (1392-1910) trước khi bị Nhật Bản chiếm đóng nhé.  A l p h a m a  Talk 13:00, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời tham khảo Wikipedia:Tên bài mà đối chiếu. Chúng ta dùng tên phổ biến vì chúng ta viết cho độc giả, đa số là bộ phận nhận thức phổ thông tìm hiểu và dễ nắm bắt.  A l p h a m a  Talk 15:56, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ có ý kiến là việc dùng tên phổ biến cũng chỉ là một quy định mềm. Sẽ có những ngoại lệ, không phải tất cả trường hợp đều phải tuân thủ. Sẽ còn nhiều yếu tố cần cân nhắc trong việc chọn tên bài, bên cạnh yếu tố phổ biến. Vì vậy mà ngay trong đề mục "Tên phổ biến" đã có đề mục nhỏ "Danh sách các ngoại lệ" cho thấy điều này. Do đó, việc thảo luận trong (rất) nhiều trường hợp là cần thiết; vì có thể khi đó, lợi ích của việc chọn tên theo yếu tố phổ biến không bì được với lợi ích khi tuân theo những yếu tố khác. P.T.Đ (thảo luận) 16:15, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Judspug: Như P.T.Đ đã nêu ra ở trên, việc dùng tên bài như thế nào tuy "hầu hết" luôn tuân theo các quy tắc và tiền lệ, nhưng luôn còn đó những ngoại lệ mà cộng đồng cần phải thảo luận thêm nếu có tranh cãi. Nếu mục đích của cuộc thảo luận này là để tìm ra một "quy tắc nhất quán áp dụng cho mọi trường hợp", thì câu trả lời đã có. Còn nếu cuộc thảo luận có nhắm vào bài CHDCND Triều Tiên, thì cuộc thảo luận sẽ đi theo hướng cụ thể nhắm vào bài viết này, chứ không chung chung. --minhhuy (thảo luận) 16:22, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo cách hiểu của tôi thì chỉ trừ những trường hợp ngoại lệ đã được nêu ra trong quy định thì các bài khác có tên gọi không thuộc trường hợp ngoại lệ phải đặt theo tên phổ biến. Tôi thấy hiện tại có cả bài không thuộc trường hợp ngoại lệ lẫn bài thuộc trường hợp ngoại lệ có tên không phù hợp với quy định. Theo tôi thì nếu đã có quy định thì nên hoặc là đặt hết mọi bài theo quy định hiện hành hoặc là sửa lại quy định như thế nào đó để hợp thức hoá một số gọi trái quy định hiện tại nếu có nhiều người muốn dùng tên gọi kiểu đó làm tên bài. Quy định về tên bài một nẻo, khi đặt tên bài lại làm theo một nẻo khác là điều không nên làm.
Trong trường hợp vẫn duy trì yêu cầu đặt tên bài theo tên phổ biến thì có hai sửa đổi tôi đề nghị nên thực hiện để làm cho quy định rõ ràng và dễ thực thi hơn. Một. Ở tên khi tôi dùng cách diễn đạt tên phổ biến nhất thì bạn nói là trong quy định không cõ chỗ nào có phổ biến nhất. Trong trường hợp từ ngữ dùng trong quy định có thể hiểu theo các nghĩa khác nhau như thế này thì tôi nghĩ cần phải có thêm định nghĩa về tên gọi phổ biến là tên gọi như thế nào. Hai. Quy định cũng thiếu tiêu chí về cách xác định tên gọi phổ biến, ta cần phải dựa vào cái gì để kết luận rằng một tên gọi nào đó là tên phổ biến, tên khác thì không. Judspug (thảo luận) 16:50, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quy định và ngoại lệ cũng sinh ra từ những bài viết cụ thể. Trong số hàng triệu bài viết của wiki, số lượng bài gây ra tranh cãi hiện tại là không đáng kể, nên tôi cho rằng việc thay đổi quy định hay việc liệt kê danh sách tất cả các ngoại lệ là không cần thiết. Tôi nghĩ bạn nên thảo luận ở trang thảo luận của bài viết này để tìm ra tên phù hợp. Một số ví dụ về các thảo luận đã có về tên bài có thể tìm thấy ở đây. B nhắn gửi 17:02, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trong mục này tôi đã nhiều lần nêu ra tình trạng có nhiều bài có tên bài không phù hợp với quy định nhưng cái tên không phù hợp đó vẫn cứ bị để nguyên, không ai đổi lại tên bài cho đúng quy định. Trong số những bài đó có những bài khi người khác đề nghị đổi tên sang một tên khác thì bị phản đối dù tên đó phù hợp với quy định. Tôi chưa thấy có ai khác thảo luận ở đây tỏ ra bận tâm, muốn giải quyết tình trạng đặt tên bài trái quy định. Nếu thừa nhận Wiki tiếng Việt bất lực không thể đảm bảo việc duy trì quy định hiện hành của nó về tên bài, cũng chẳng thay đổi được quy định để hợp thức hoá tên trái quy định thì chi bằng bỏ luôn quy định. Không có quy định thì không còn có tên nào là tên trái quy định nữa. Judspug (thảo luận) 03:00, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Và các thành viên khác gồm tôi cũng nhiều lần giải thích với bạn rằng quy định đặt ra luôn có ngoại lệ, không thể bắt tất cả bài viết đều tuân theo quy định/quy ước nếu có những lý do chính đáng cho việc giữ bài ở tên có thể không tuân thủ quy định. Bạn liên tục đề cập "những bài khi người khác đề nghị đổi tên sang một tên khác thì bị phản đối dù tên đó phù hợp với quy định", vậy tôi cũng dựa vào đó để nói luôn là nhiều khả năng người phản đối tên mới có lý do chính đáng và tên bài viết liên quan là một vấn đề đang gây tranh cãi (như trường hợp bài CHDCND Triều Tiên). Bạn không đưa ra ví dụ nào cả, khi tôi đặt ra trường hợp cụ thể do chính bạn nêu lên là CHDCND Triều Tiên thì bạn lại từ chối tranh luận, như vậy vấn đề này sẽ không bao giờ được giải quyết. Một lần nữa tôi nhấn mạnh: đừng hy vọng các quy định trên Wikipedia là một bộ quy tắc cứng để mà "trái quy định", Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc là một trong 5 cột trụ của chúng ta nằm sờ sờ ngay đó. --minhhuy (thảo luận) 03:17, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn đã nói vậy thì tôi xin dừng góp ý về quy định về tên bài ở đây. Tôi sẽ không thảo luận gì về quy định về tên bài hay quy định nào khác của Wiki tiếng Việt nữa. Từ thái độ trao đổi của người khác ở mục này và cả ở mục về dịch máy trước đó tôi thấy rất thất vọng với quy cách làm việc, hoạt động của Wiki tiếng Việt, về nhiều người đóng góp nội dung chủ yếu cho nó và ban quản trị của nó. Thảo nào mà chất lượng bài vở tổng thể của Wiki tiếng Việt ngày càng tệ đị. Judspug (thảo luận) 03:47, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Một khi bạn đã hiểu và nhận thức được quy cách làm việc từ xưa đến nay theo hướng "thảo luận để thay đổi chứ không áp dụng máy móc và quan liêu" của Wikipedia tiếng Việt thì có lẽ bạn sẽ không thấy thất vọng với nó nữa. --minhhuy (thảo luận) 03:54, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quy định chỉ nêu chung chung thế thôi, không thể chi tiết hết cho mọi trường hợp hoặc quy về một khuôn được. Tranh cãi bài nào thì bàn luận tìm đồng thuận ở đó bạn nhé. Nếu không đồng thuận được thì mở 1 cái BQ như ở Thảo luận:Đài Loan. ~ Violet (talk) ~ 16:59, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nghe nội hàm vấn đề rất to tát, nhưng "lại quên" cách dẫn giải vào từng chuyên ngành hẹp. Tên bài thuật ngữ chính trị hay tên quốc gia hay địa danh hay thuật ngữ khoa hoc hay tên bản quyền hay tên nhượng quyền? Một cách dẫn giải cưỡi ngựa xem hoa.--Nacdanh (thảo luận) 20:46, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thay đổi cách trình bày biểu quyết

Chào mọi người, tôi đang thử nghiệm cách trình bày lại các biểu quyết để tăng tính trung lập hơn cho các cuộc biểu quyết. Người bỏ phiếu sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi những phiếu cùng quan điểm được đưa ra trước (xóa/đồng ý/ủng hộ) mà có thể có cái nhìn khách quan hơn với những phiếu thông thường được đưa ra sau (giữ/không đồng ý/phản đối). Hiện có 2 phương án sau:

Phương án 1
Trình bày dạng 2 cột như tại đây (xem hình) (có thể không áp dụng với các khu BQ BVT, BVCL)
Ưu điểm: dễ đếm phiếu.
Khuyết điểm: tốn không gian nếu số phiếu thiên lệch nhiều (có thể chỉ dùng khi xuất hiện 2 loại phiếu khác nhau trong 1 BQ) và không hiển thị chia cột trên ứng dụng di động.
Phương án 2
Trình bày như các biểu quyết ở meta: xếp phiếu xen kẽ theo thời gian, không phân chia đề mục nữa.
Ưu điểm: tiết kiệm không gian, xem trên ứng dụng nào cũng hiển thị như nhau.
Khuyết điểm: quá trình đếm phiếu sẽ hơi phức tạp hơn một chút.

Mời mọi người cho ý kiến về hai phương án. Cảm ơn. ~ Violet (talk) ~ 10 phút trước

 Ý kiến

Phương án 1

  1. Tôi  Ủng hộ cách làm này. Chỉ sợ nó ảnh hưởng tới các thiết bị màn hình nhỏ thui. Màn hình thì đã bé tí, lại còn chia làm 2 cột thì... Đức Anh (thảo luận) 11:08, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phương án 2

  1. Tôi nghĩ cứ làm như meta, bỏ thuận chống ý kiến vào hết một mục. Bên meta họ chẳng bao giờ đếm bao nhiêu phiếu thuận, bao nhiêu phiếu chống rồi tính tỉ lệ đắc cử ghi rõ ra cả. Họ chỉ nhìn sơ đủ số lượng 2/3 hoặc quá bán thì OK thành công, không thì thôi. Ở tiếng Việt, quan trọng tỉ lệ % bao nhiêu so sánh này kia, ai cao ai thấp cũng chẳng để làm gì?  A l p h a m a  Talk 11:16, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ý hay, bạn có thể đề xuất thay đổi cơ chế đếm phiếu và xét tỉ lệ hiện tại song song với đề xuất này, nhưng trước mắt thì đề mục này chỉ đang tập trung về cách trình bày cho trung lập hơn thôi. ~ Violet (talk) ~ 11:30, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. Theo cách này + dựa trên đồng thuận thay vì số phiếu (trừ biểu quyết bầu chọn chức vụ). Bill Cipher, Stan, Twins, Dipper - Gravity falls and J.Smile 13:58, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giữ nguyên

  1. Tôi thấy như hiện tại là ổn. Để 2 cột nhìn rườm rà, lợi ích không cao lắm, và giả sử ở mỗi lá phiếu lại có một loạt các thảo luận con thì nhìn rất khó. Tính khách quan, trung lập chủ yếu do nội dung phản ánh, hình thức theo tôi chỉ là một phần nhỏ. P.T.Đ (thảo luận) 12:15, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. Các cuộc biểu quyết của chúng ta còn có cả hoạt động thảo luận, cả 2 phương án trên đều không phù hợp. Meigyoku Thmn (💬🧩) 14:06, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. Chia thành 2 cột thì mỗi khi phiếu có thảo luận con nhìn vào sẽ rất rườm rà. Còn chia theo thời gian thì lại mất công cho việc kiểm phiếu, không tiện.   𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊   17:20, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. Phương án 2 quá phức tạp (cho công tác đếm và kiểm tính hợp quy) và phương án 1 vô tình tạo nên một trang dài nhưng trắng 1 nửa (BQ điều phối, BQV có tỷ lệ đồng thuận rất cao). Việc cần làm ở đây, theo tôi là nắm rõ Quy chế biểu quyết và có khả năng thống kê phiếu và đóng biểu quyết cách chính xác. ✠ Tân-Vương  17:25, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. Cách 1 nghe rất hợp và màu mè hoa lá cân đối hài hòa bố cục, nhưng thực tế thảo luận thì hoa lá tan biến. Cách 2 mua việc vào người.--Nacdanh (thảo luận) 20:42, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6. Còn các thảo luận đi theo các phiếu nên theo tôi giữ nguyên là được.--Namnguyenvn (thảo luận) 04:06, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7. Đừng cố thay đổi những thứ không quan trọng. Câu tâm đắc của tôi, "don't fix what isn't broken" -> dịch nôm na là "cái gì chưa có hư thì đừng nên đem đi sửa." Nguyentrongphu (thảo luận) 06:43, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

  1.  Ý kiến Tôi thấy chưa cần thiết làm cái này lắm, không rõ chúng ta có quy định phải chia các phần như Đồng ý, Không đồng ý,... hay không. Tuy nhiên, có thể áp dụng linh hoạt tùy trường hợp. Nếu thảo luận biểu quyết nói chung thì nên gộp chung, chủ yếu là tinh thần số lớn thông qua, còn bầu cử nhân sự có lẽ nên để như cách cũ. Thật ra vụ COVID-19 này cũng vô tình giúp các bạn quan tâm đến quy định, vì vậy tranh thủ dịp này, nếu có vướng mắc chúng ta giải quyết cho xong rồi quay lại phát triển nội dung.  A l p h a m a  Talk 23:51, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Định kiến và hận thù trên Wikipedia Tiếng Việt

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Thảo luận do thành viên đã bị cấm chỉ mở. B nhắn gửi 03:44, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ngay sau khi có thành viên thực hiện sửa đổi ở bài Đổi Mới thì ThiênĐế98 (thảo luận · đóng góp) nhảy ra chống rối bằng cách yêu cầu kiểm định một số tài khoản. DHN phát hiện ra các tài khoản này có cùng IP nên kết luận là rối. ThiênDế98 lùi sửa hàng loạt đóng góp của các tài khoản này tại nhiều bài viết với lý do chống rối mà không cần biết những đóng góp này là có ích hay có hại. Các bài này gồm Chủ nghĩa xã hội, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa duy vật, Chủ nghĩa Lenin, Chiến tranh ủy nhiệm, Võ Văn Thưởng, Đấu tranh giai cấp, Nho giáo, Chủ nghĩa dân túy Việt Nam, Dự án đặc khu kinh tế Việt Nam, Phạm Quỳnh, Xây dựng các vùng kinh tế mới, Thời bao cấp,Đổi Mới, Hành chính Việt Nam thời Pháp thuộc

Phải chăng định kiến và hận thù, bất chấp đúng sai đã trở thành văn hóa của Wikipedia Tiếng Việt ? Việc dùng nhiều tài khoản để đóng góp cho Wiki không bị cấm nhưng đã bị lợi dụng để triệt hạ người khác. Đó là đúng hay sai ? Tại sao không đánh giá thành viên qua đóng góp mà đánh giá qua việc có dùng nhiều tài khoản hay không rồi từ đó hành xử cực đoan ảnh hưởng đến sự phát triển của hàng loạt bài viết ? Đó có phải là cách hành xử có thiện chí và trí tuệ hay không? Mong cộng đồng trả lời những câu hỏi này rồi chống rối tiếp.Rambotun (thảo luận) 04:41, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Việc dùng nhiều tài khoản không sai nhưng một thành viên đã bị cấm vĩnh viễn dùng tài khoản khác để lách lệnh cấm là sai. Wikipedia cho phép người dùng "làm lại từ đầu" nếu các đóng góp sau đó không tiếp tục vi phạm các quy định mà họ đã phạm phải dẫn đến án cấm ở tài khoản cũ, hay không cố tình tạo ra mối liên hệ nào giữa tài khoản cũ và tài khoản mới. Hãy tự nhìn lại xem hơn 10 năm qua bạn đã làm những gì từ lúc tài khoản Kayani bị cấm? --minhhuy (thảo luận) 04:45, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đóng góp cho Wikipedia là hành động thiện nguyện. Không ai được trả công cũng không có xung đột lợi ích nào ở đây hết. Ở đây chẳng ai ăn cắp của ai cái gì vì vậy có cần phải hận thù như vậy không ? Chẳng ai kiếm được cái gì hay mất cái gì trên mạng ảo này. Tại sao phải thù ghét người khác vì đóng góp của họ ? Những người có thái độ như vậy thì động cơ của họ là gì ?Rambotun (thảo luận) 04:47, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin hỏi bạn tạo nhiều tài khoản như vậy thì động cơ của bạn là gì? B nhắn gửi 04:55, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi tưởng bạn muốn thảo luận nghiêm túc nhưng màn ngụy biện (và đánh lạc hướng bằng cách liên tục dùng "hận thù" để chụp mũ) này vẫn không có gì thay đổi. Tài khoản rối trên tiếp tục bị cấm vô hạn. --minhhuy (thảo luận) 04:57, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu phần nào bức xúc của bạn nhưng bạn cũng nên hiểu cho phần nào bức xúc của những người bỏ thời gian "giám sát" bạn suốt bấy nhiêu năm. Ngày xưa lúc được cộng đồng đồng thuận bỏ cấm bạn đã cam kết những gì và đã thực hiện ra sao? Bạn xem lại nhé. Bao nhiêu người đã giữ thiện ý với bạn rồi, kết quả họ thế nào? ~ Violet (talk) ~ 05:08, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thua với bạn rồi Rambotun nhé, tôi đã hướng dẫn bạn nhiều lần lắm rồi mà bạn vẫn không thay đổi. Bạn làm mất thời gian quá nhiều người ở đây.  A l p h a m a  Talk 05:12, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Một thành viên kiêu ngạo luôn nhìn người khác như ngu lắm cần được khai trí, đã tôn trọng ai bao giờ mà đòi hỏi người khác "sao lại thù hận" "sao lại định kiến", quan điểm trong 1 cuộc tranh chấp lật lại nhanh hơn lật bánh trán, ba hồi thế này bốn hồi thế kia, cốt là ghẹo gan người ta làm thú vui nhiều hơn là muốn chứng minh đúng-sai. Nói thật bác đừng buồn, cái công lao dã tràng hơn 10 năm qua nếu bác dứt khoát bỏ wiki mà đi không chừng ngần ấy thời gian làm ăn công ty cơ nghiệp bác chắc đã to lắm rồi. Nếu sau ngày hôm nay bác tiếp tục thêm 10 năm nữa thì cũng như thế thôi, không khác gì đâu. Bác không chỉ bị chối bỏ về mặt "đóng góp" mà bị chối bỏ do cái cách giao tiếp đùa giỡn với người khác. Bác có thể mườn tượng 10 năm thậm chí 20 năm tiếp theo bác sẽ như thế nào nếu giống như 10 năm qua cho đến tận hôm nay. Chỉ có 1 kết quả duy nhất.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:59, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cũng thật sự không hiểu làm thế nào mà một con người viết [14] được như thế này lại bị đưa đẩy đến ngày hôm nay. Chính xác là 11 năm 8 tháng nhé. Câu nói "Quan điểm của tôi là: Một nửa bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa Lịch sử không phải là Lịch sử." cũng khá hay, nhưng chuyện gì đã xảy ra với bạn vậy? Đến lúc bạn suy nghĩ lại cuộc đời xem sao? Ôi con người.  A l p h a m a  Talk 02:52, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phật tổ có nói quay đầu làm bờ. Thà bạn thức tỉnh muộn 10 năm còn hơn là chả bao giờ thức tỉnh. Nếu bạn thật sự muốn quay lại Wikipedia để đóng góp nghiêm túc và có ích (không tuyên truyền, không mạo nguồn, không rối vân vân) thì cộng đồng luôn sẵn lòng chào đón bạn. Dĩ nhiên cộng đồng cần thấy bằng chứng là bạn đã thật sự thay đổi vì bạn đã hứa suông quá nhiều rồi. Việc trước tiên bạn cần làm là tạo acc mới và đóng góp nhiều chủ đề mới (chủ đề lịch sử mới không liên quan với những bài bị khóa) bổ ích cho Wikipedia thì từ từ cộng đồng sẽ chấp nhận lại bạn. Bạn cứ tiếp tục cái trò này thì tôi e rằng dù bạn có làm thêm 100 năm thì kết quả cũng chỉ có vậy thôi, bị cấm và bị cấm và không có gì thay đổi cả. Cycle of life - thoát ra hay không thoát ra, sự lựa chọn là ở bạn. Nguyentrongphu (thảo luận) 06:38, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có vẻ cách chống rối này hay đó thay vì cấm và dọn dẹp ngay thì cho rối lay hoay chục năm xong hốt ổ một lần. Rối ko có chỗ thay thế, ko có quyền lợi, ko có... gì cả. Sức nặng tâm lý lên rối tăng cùng số năm phá rối. Thế này mới đúng là nghệ thuật.Tnt1984 (thảo luận) 07:36, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cách này hay đó. Cứ phớt lờ các bạn rối đi họ sẽ chán không phá nữa. Các bạn cứ chống rối họ lại có động lực phá tiếp. Các bạn càng chống rối thì rối càng nổi tiếng, lượng người đọc nội dung của rối càng tăng cũng như sách nào bị thu hồi thì càng nhiều người tìm mua vậy đó. Càng chống rối tác động của rối lên xã hội càng tăng. Tốt nhất là phớt lờ rối.Sangkienwiki (thảo luận) 09:36, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Đề nghị phiên dịch lại thuật ngữ "ban" và "block", "revert" và "rollback", tránh gây hiểu lầm và khó khăn khi sử dụng

Hiện tại Wikipedia Tiếng Việt dịch 4 thuật ngữ trên là:

  • Ban => Cấm chỉ
  • Block => Cấm
  • Revert => Lùi lại
  • Rollback => Lùi sửa

Như các bạn thấy đấy, Cấmcấm chỉ nếu chiếu theo từ điển Tiếng Việt hoặc từ điển Hán Việt thì không hề có ý nghĩa khác biệt đáng kể nào, nhưng ở trên Wikipedia Tiếng Việt thì lại ứng với 2 từ Tiếng Anh là Ban và Block??

Lùi lạilùi sửa cũng vậy, mặt hình thức của từ ngữ không thể hiện ra sự khác biệt gì đáng kể cả, nhưng hóa ra lại chỉ 2 chức năng khác nhau.

Sự nhập nhằng về mặt hình thức này gây những sự rối rắm và dễ nhầm lẫn trong nhận thức của người sử dụng Wikipedia, gây khó dễ cho những ai muốn tìm hiểu về Wikipedia, và còn có thể khiến người sử dụng các chức năng này lẫn lộn với nhau.

Mình đề xuất sửa lại:

  • Ban => Cấm/cấm chỉ;
  • Block => Chặn;
  • Revert => Hồi sửa/Lùi sửa (chức năng này chỉ có thể "lùi sửa" những sửa đổi trong một revision cụ thể mà thôi);
  • Rollback => Tua lại (đặc quyền của bảo quản viên/điều phối viên/rollbacker, có thể undo rất nhiều revision chỉ bằng một thao tác duy nhất, dùng từ "tua lại" là đã có ý về "tính hàng loạt", giống như các bạn tua phim ảnh)

Tóm lại là chúng ta không nên dùng những từ ngữ mà ngữ nghĩa vốn quá gần với nhau để dịch những khái niệm rất khác nhau thế này. Mong các bảo quản viên và mọi người thảo luận để giải quyết vấn đề giao diện này. Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:36, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

"Rollback" ngày xưa được dùng trong thông điệp tóm lược là "hủy sửa đổi", không rõ có phải do ai đó cảm thấy từ "hủy" nặng nề quá không mà sửa lại trên translatewiki: là "lùi sửa đổi", khiến nó không khác gì "revert". Tôi đã lấn cấn vụ này từ lâu, nay sẵn bạn đề cập nên xin ý kiến quay lại từ cũ luôn. --minhhuy (thảo luận) 06:41, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ Rollback mà dịch là "hủy sửa đổi" thì vẫn rất dễ lộn với "lùi sửa" và "lùi lại", không ủng hộ cách dịch cũ này luôn. Meigyoku Thmn (💬🧩) 06:43, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ (lúc nãy tôi đọc cấm chỉ cũng tưởng nó chính là cấm, và nhờ bạn mới biết rollback khác revert). Ngoài ra có thể dịch rollback là "lùi sửa hàng loạt/lùi hàng loạt" nếu không quá dài. B nhắn gửi 06:50, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cách dịch block/ban này là một câu chuyện dài xuất phát từ thứ tự nhập quy định từ en.wp về đây, gây nhiều khó khăn khi dịch quy định sau này (bản thân tôi cũng rất đau đầu khi dịch). Tôi từng định đề xuất block => chặn và ban => cấm nhiều lần nhưng lo ngại phải hay đổi quá nhiều trên toàn hệ thống: từ giao diện, công cụ, bản mẫu, quy định, hướng dẫn, cảnh báo, thể loại... Đây sẽ là một thay đổi rất lớn cần xem xét nguồn nhân lực thực hiện sửa đổi sau khi thông qua chứ không để tình trạng "nửa mạc nửa mỡ" được. Về lợi ích có thể thấy thì chuyển "block" về "chặn" có tác dụng lớn về mặt tâm lý hơn với người thực hiện chặn và người bị chặn vì trong tiếng việt từ "cấm" bị áp đặt một ý nghĩa nặng nề, tạo tính "quyền lực ảo" và gây nhiều căng thẳng không đáng có hơn rất nhiều. Do đó tôi hoàn toàn  Ủng hộ và sẽ hỗ trợ sửa đổi trong khả năng có thể nếu đề xuất này được thông qua. Riêng revert/rollback nếu có thể sửa luôn thì đề xuất của tôi là revert => Lùi sửa, rollback => Hủy sửa đổi. ~ Violet (talk) ~ 07:00, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng sẽ trợ giúp sửa đổi nếu được Violet hướng dẫn. :). B nhắn gửi 07:07, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình không ủng hộ dịch rollback là "hủy sửa đổi", dịch thế thì vẫn mắc những rắc rối như mình đã nêu ra, và so với tính chất của chức năng rollback, "hủy sửa đổi" là cách dịch rất mơ hồ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 07:10, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Lùi lại" và "tua lại" về mặt ngữ nghĩa tôi thấy cũng gần tương tự nhau. Nếu dịch thẳng thừng thì sẽ là "hủy hết/hủy toàn bộ", nghe dễ hiểu nhưng hơi nặng nề. "Lùi hàng loạt" có vẻ là cách dịch hợp lý nhất. ~ Violet (talk) ~ 07:16, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đúng là nếu thay đổi từ "cấm" thành "chặn" thì khối lượng trang cần cập nhật sẽ rất lớn, có thể phải nhờ cả bot chạy sửa lại trong các trang thảo luận người dùng đã từng bị "cấm" kiểu cũ nữa. Về giao diện thì các thay đổi trong bản dịch MediaWiki có thể mất vài tuần hay đôi khi là hàng tháng để thay đổi có hiệu lực.
Nhưng tất nhiên, nếu chúng ta đã muốn làm và làm cho triệt để thì việc gì cũng có lúc xong xuôi :^). minhhuy (thảo luận) 11:08, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ủng hộ cách dịch của MeigyokuThmn, bao gồm cả từ "tua lại". Tôi không nghĩ phải cập nhật tất cả bản mẫu cho cách dịch mới, chỉ cần thêm cách dịch mới vào trang miêu tả của tác vụ đó là được, hoặc tạo một trang thuật ngữ Wiki Anh - Việt trong đó liệt kê cả cách dịch mới lẫn cũ. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 11:14, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi quên một việc quan trọng nữa là, hồi trước vào năm 2009, sau một cuộc thảo luận và BQ của cộng đồng WP TV, tên của không gian "Template:" đã được đổi từ "Tiêu bản:" sang "Bản mẫu:". Điều này áp dụng cho toàn Wiki tiếng Việt của Wikimedia Foundation lẫn MediaWiki nói chung. Mấy dự án tiếng Việt khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng không nhỏ nếu muốn sửa theo đồng bộ, nếu không thì chỉ dự án này cầm đèn solo đi trước. ~ Violet (talk) ~ 11:30, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vấn đề đúng là "lớn hơn" chúng ta nghĩ, không chỉ dự án tiếng Việt của WMF bị ảnh hưởng mà tất cả trang web nào đang cài đặt MediaWiki tiếng Việt cũng bị ảnh hưởng theo luôn :D --minhhuy (thảo luận) 11:35, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không biết đến bao giờ đề nghị của bản thân mới thành hiện thực, cho nên có lẽ tôi sẽ tự lên translatewiki để dịch lại phần giao diện cho 4 từ này, còn khá nhiều chỗ được phiên dịch khá bất hợp lý tại Wikipedia Tiếng Việt (mà tôi cho nguyên nhân trực tiếp là do những người đầu tiên đặt nền móng cho Wikipedia Tiếng Việt đều là Việt kiều, trình độ Tiếng Việt đã mai một). Thay đổi là điều cần thiết trong trường hợp này. Meigyoku Thmn (💬🧩) 08:34, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Việc những Việt Kiều đặt nền móng cho Wikipedia tiếng Việt có trình độ mai một tự họ cũng nhận thức rõ, và cũng vì thế mà họ rất trân trọng sự tham gia của những người Việt có trình độ tiếng Việt tốt (bạn có thể xem lại những thảo luận đầu tiên của Wikipedia tiếng Việt). Tôi ủng hộ việc bạn tự thực hiện, tuy nhiên như lưu ý của Violet ở dưới, tạm thời hãy chờ đồng thuận (tôi cho rằng nếu sau một hai tuần không có ai phản đối thì có thể thực hiện, ngoài ra chúng ta cũng chưa đồng thuận về cách dịch của rollback). Sau đó cũng nên làm từ từ, đừng nóng vội quá. B nhắn gửi 08:45, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
exclamation mark- Lưu ý là những sửa đổi lớn có thể ảnh hưởng tới toàn hệ thống thế này bạn cần đợi thông qua đồng thuận mới có thể thực hiện được. Mời xem lại biểu quyết trước đây khi đổi Tiêu bản sang Bản mẫu. Đề xuất của bạn hiện chỉ trong giai đoạn lấy ý kiến. ~ Violet (talk) ~ 08:41, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xem thêm Wikipedia:Thảo_luận/Lưu_13#Template=?. B nhắn gửi 08:57, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đức Anh Đề xuất của bạn xem ra không thu hút được nhiều ủng hộ lắm. Bạn thử xem lại đề xuất trên của MeigyokuThmn (hiện được nhiều thành viên ủng hộ) xem có phản đối gì không. Nếu không có phản đối thì chúng ta có thể triển khai. B nhắn gửi 03:07, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Buiquangtu: Tôi đâu có đưa ra đề xuất đâu, chỉ là đưa ra hàng loạt các bản dịch có thể, ai muốn chọn từ nào thì chọn. Đức Anh (thảo luận) 03:10, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

☑Y Cám ơn bạn. Vậy Đức Anh không có phản đối. B nhắn gửi 03:12, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Đức Anh xin mạn phép tham gia thảo luận. Dựa trên thực tế, ta thấy BAN < BLOCK, nhưng trong tiếng Việt thì CẤM > CHẶN, do vậy không nhất thiết phải dịch đúng theo từ điển đã nói. Tôi xin đưa ra các bản dịch sau cho cộng đồng xem xét, những từ tô đậm là cho tên chính thức, còn từ không tô đậm là ngữ cảnh:

BAN (cấm sửa đổi 1 hoặc vài trang):

  • Tắt quyền/Tắt sửa đổi tại trang ABC.
  • Cấm quyền sửa đổi tại trang ABC.
  • Chặn quyền sửa đổi tại trang ABC.
  • Thu hồi/Thu quyền sửa đổi tại trang ABC.
  • Hạn chế quyền sửa đổi tại trang ABC.
  • Khóa quyền/Khóa sửa đổi tại trang ABC.
  • Loại bỏ quyền sửa đổi tại trang ABC.

BLOCK (Cấm sửa đổi mọi hoặc hầu hết trang):

  • Cấm quyền sửa đổi.
  • Chặn quyền sửa đổi.
  • Khóa quyền/Khóa sửa đổi.
  • Thu hồi quyền sửa đổi.

REVERT (Chỉ lùi được 1 phiên bản):

  • Lùi lại/Lùi sửa/Lùi sửa đổi 123.
  • Hủy bỏ sửa đổi 123.

ROLLBACK (Lùi được nhiều phiên bản):

  • Lùi hàng loạt, quay về sửa đổi 123.
  • Phục hồi lại sửa đổi 123.
  • Khôi phục lại sửa đổi 123.
  • Lùi về sửa đổi 123.
  • Trở về/Quay về sửa đổi 123.
  • Quay lại sửa đổi 123.

Còn tôi thì tôi chọn:

  • BAN-BLOCK = Tắt-Cấm
  • REVERT-ROLLBACK = Lùi-Khôi phục

Đức Anh (thảo luận) 02:30, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cá nhân mình cho rằng mấy đề xuất của bạn có một số thì dính các vấn đề là:
- Sử dụng lại động từ/danh từ của khái niệm này sang khái niệm khác, ví dụ đã dịch revert là "lùi" rồi, dùng tiếp "lùi" cho khái niệm rollback, vô cùng dễ gây nhận thức nhập nhằng trong nhận thức của người sử dụng (ở đây mình nói đến động từ, danh từ, tính từ, trạng từ thôi, còn các từ loại khác thì không sao cả);
- Sử dụng từ mang ý nghĩa quá rộng trong Tiếng Việt đối với từ gốc của enwiki, ví dụ "khôi phục" là một từ rất rộng, ý nghĩa bao quát cả hai khái niệm là revert và rollback;
Cái quan trọng hơn cả với mình là tránh nhập nhằng về mặt hình thức và ấn tượng với người sử dụng, vì chúng ta muốn đi đến nội dung thì phải luôn đi qua hình thức, và nội dung nên mang tính tương thích với cái chung, còn về ý nghĩa đặc thù trên Wikipedia, chúng ta định nghĩa lại không sao cả miễn là đảm bảo ý nghĩa tương thích phần lớn với cái chung, từ "ban" và từ "block" trong Tiếng Anh cũng không cái nào hơn cái nào cả, mà thực tế thì "ban" mới là nặng nề hơn "block" nếu xét trên các phương tiện diễn đàn, kênh chát, v.v. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:28, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Violetbonmua đã xóa thảo luận này của Đức Anh vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 13:57, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Bạn Đức Anh cho rằng chỉ cần dùng từ gần 50-75% nghĩa là được, quan trọng là phải phân biệt. Mình phần nào không đồng ý. Nếu chúng ta muốn wiki phát triển với sự tham gia của nhiều người dùng tiếng Việt, thì những từ ngữ chính thức nên có hình thức càng gần càng tốt với ý nghĩa của nó trong wiki. Những người đã phân biệt được, sử dụng thành thạo rồi thì đúng là dùng từ nào cũng được, vậy hãy chọn từ phù hợp với những người mới sử dụng wiki và có vốn từ vựng tiếng Việt phổ thông. B nhắn gửi 19:10, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Buiquangtu: Chúng ta không có hoặc rất hiếm khả năng tìm được từ mà sát nghĩa quá 50% với định nghĩa mà Wikipedia có nêu. Ví dụ như trong từ điển có ghi CẤM CHỈ là CẤM HẲN, trong khi Wikipedia nêu rõ CẤM CHỈ là CẤM MỘT PHẦN. Ví dụ khác là PHƯƠNG TRÌNH hóa học khác với PHƯƠNG TRÌNH hóa học, tức là mỗi bên từ đó đều một phần giống, một phần khác, quan trọng là họ đã giải thích rõ ràng (thuật ngữ). Trong Wiki cũng tạo thành các thuật ngữ như vậy, không nhất thiết giống trên 50% nhưng phải có giải thích rõ ràng. Đấy là việc dùng từ nghĩa như thế nào, còn dùng từ gì để phân biệt 2 định nghĩa thì lại là một việc khác. Đức Anh (thảo luận) 05:32, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

(1) Việc giải thích rõ ràng là cần thiết, tôi đồng ý. Nhưng thêm vào việc giải thích rõ ràng đó, lựa chọn từ ngữ nên được chọn càng gần càng tốt. Thế nên mới cần thảo luận để tìm ra từ ngữ tốt nhất. (2) Tôi không hiểu rõ ví dụ "phương trình hóa học" của bạn lắm. (3) Block hướng tới một tài khoản hay một IP, còn ban hướng tới cá nhân phía sau tài khoản đó, nên tôi thấy khá phù hợp với chặncấm trong hình ảnh sau: (i) con đường đi qua tài khoản hay IP đó đã bị chặn lại (ii) người đó bị cấm không được vào Wikipedia dù với bất cứ con đường nào. Đương nhiên bạn hoàn toàn có thể bắt lỗi hình ảnh so sánh này, phản đối, vân vân. (4) Cuối cùng, việc sử dụng từ tắt cho ban tôi thấy không hợp lý: nó không gợi lên hình ảnh cá nhân bị banned (và việc ban này thường được xử lý khá phức tạp, không đơn giản như tắt bóng điện, vì việc cá nhân nào sử dụng tài khoản nào không phải là một điều rõ ràng). B nhắn gửi 05:50, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, ban là một quy trình mang tính hình thức, không cụ thể; còn block là một phương pháp mang tính kĩ thuật, cụ thể. Tôi thấy điều này càng thể hiện sự tương đồng với cấm (không cụ thể) và chặn (cụ thể). B nhắn gửi 06:02, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thêm nữa, bạn có nói là "dựa vào thực tế BAN<BLOCK". Tôi nghĩ bạn chưa hiểu được sự khác biệt căn bản giữa "block" và "ban". Trong khi "block" chỉ đơn giản là một biện pháp mang tính kỹ thuật, "ban" là một quyết định mang tinh thần xã hội, vượt ra ngoài những đặc trưng kĩ thuật của wiki. Bạn có thể tưởng tượng sự khác biệt giữa banblock như thậtđùa vậy. B nhắn gửi 07:59, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

☑Y Cần tìm 1 tài năng để đưa vấn đề ra biểu quyết thống nhất ở Wikipedia hoặc chí ít là 1 cuộc đồng thuận. Thảo luận trên cũng tốt và cũng hiểu được ý mọi người. Vấn đề là chốt kết quả thế nào nếu không thì thảo luận ở trên bằng công dã tràng và tốn thời gian mất. Nào ai xung phong vì dự án yêu quý của chúng ta?  A l p h a m a  Talk 11:17, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mở BQ lấy đồng thuận thì dễ, quan trọng là nếu thông qua rồi thì những ai xung phong đứng ra làm hay bày ra để đó? Cần lắm một danh sách tình nguyện viên thay vì danh sách cử tri. ~ Violet (talk) ~ 11:35, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ít nhất là có bạn, tôi, với MeigyokuThmn rồi. B nhắn gửi 13:08, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xung phong là làm việc gì vậy? Tưởng có mỗi các BQV với BQV giao diện mới làm được thôi chứ nhỉ? Đức Anh (thảo luận) 13:23, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng thuận xong rồi sẽ biết là phải làm việc gì à. Cũng có một số việc chỉ bqv với bqv giao diện mới làm được, một số việc thì ai cũng làm được à. B nhắn gửi 13:34, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không đồng thuận thì sao làm gì được? Không đồng thuận thì đâu có căn cứ gì để chỉnh sửa, tự nhiên chỉnh sửa cộng đồng ý kiến sao???  A l p h a m a  Talk 17:04, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cộng đồng ý kiến ở đâu thì lại thảo luận tiếp ở đó. Cũng phải thử dần dần. Cứ nói mãi mà không làm gì thì cũng không thể tiến triển được. Nếu cộng đồng ý kiến phản đối nhiều quá thì sẽ tạm nghỉ chờ dịp thảo luận tìm đồng thuận mới. B nhắn gửi 17:07, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đang sửa MediaWiki:Gadget-twinkleconfig.js, nhưng thấy hình như các bạn chưa thông qua thuật ngữ, thế thôi dịch theo cách cũ vậy.  A l p h a m a  Talk 17:12, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Rõ ràng là hiện tại chưa được thông qua, nên nhờ bạn dịch theo cách cũ. Lạc quan thì may ra vài tháng nữa có thể thay đổi được, bi quan thì có khi vài năm, thậm chí không bao giờ, hoặc có bạn nào giỏi tiếng Việt lại bày ra cách dịch nào hay hơn nữa thì lại phải xem xét tiếp. :). B nhắn gửi 17:30, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Heads-up about MassMessaging for annual survey

Hello everyone, my apologies for posting in English.

This is a gentle note to mention that I'll be posting some messages in this wiki shortly. I apologize in advance if these messages are viewed are disruptive. The intent here is to request users attention about an e-mail they received earlier this month and which may have been marked automatically as spam. The annual survey is an important way for the communities to share their views and concerns with the Foundation. Based on community feedback from the previous years, we’re considering moving away from the three repeated pings historically used. The e-mails we've sent request the consent (opt-in) of contributors so that, moving forward, we can e-mail them instead of sending on-wiki messages. So the plan is to eliminate the annual disruption and rely only on opt-in email recipients. You may read more about the discussion surrounding this survey here.

Should you have any questions or suggestions, please leave me a note.

Many thanks for your understanding. Samuel (WMF) (thảo luận) 18:22, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Twinkle lần 2

Twinkle đã cập nhật từ tiếng Anh nhưng có 1 số lỗi Việt hóa, sẽ sửa sau vài ngày. Cảm ơn các bạn.  A l p h a m a  Talk 09:24, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu có thể, xin note những bản mẫu nào không sẵn có khi dùng twinkle. Sau khi nhấp dùng và lúc hiển thị lại không như mong muốn vì không có bản mẫu, lại phải xóa đi gây mất thời gian và khó khăn khi sử dụng. Tôi cũng rất ngán ngẩm khi sử dụng công cụ này vì nhiều lần nhấp cảnh báo nhưng lại không có bản mẫu, phải lùi hủy, ví dụ: [15]. ✠ Tân-Vương  21:06, ngày 27 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Lỗi ở đâu sửa đó, bạn nếu gặp vấn đề thiếu bản mẫu thì cứ thêm thôi.  A l p h a m a  Talk 03:22, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu có lỗi xin báo ở Thảo luận Wikipedia:Twinkle.  A l p h a m a  Talk 03:34, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nút lùi sửa trang diff chưa được Việt hóa, ai sửa giúp với!! Keo010122Talk to me 09:47, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chỉ có 1 mình tôi đang làm thôi bạn, dự kiến 1 tuần đến 1 tháng mới xong.  A l p h a m a  Talk 10:12, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Việc cần làm Mời dịch giùm bài Bản mẫu:Socksuspectnotice, Wikipedia:Ủy ban hoan nghênh, Wikipedia:Đề nghị xóa, Template:hoan nghênh vô danh đã xóa nội dung, Template:hoan nghênh vô danh có tính xây dựng.  A l p h a m a  Talk 10:12, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

21:24, ngày 28 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Ủy ban review đóng góp

Hiện giờ khá nhiều bài đang có tranh chấp giữa các thành viên dẫn đến bút chiến, kiện tụng. Có nhiều bài bị các bạn rối sửa đổi. Khi bị các BQV lùi sửa các bạn rối lại kiện tụng làm ầm ĩ tốn thời gian của cộng đồng. Mình nghĩ Wiki nên có một Ủy ban review đóng góp gồm những thành viên trình độ cao, hiểu biết rộng, lâu năm, có đóng góp đa dạng, công tâm, trung lập như BQV Trần Thế Trung để xử lý những chuyện này. Các bạn có tranh chấp nội dung hoặc các bạn rối cảm thấy mình bị xử oan cứ đem vấn đề đến ủy ban đó mà kiện tụng, kêu oan, không làm phiền mọi người nữa. Nếu Ủy ban xét thấy nội dung có thể giữ vì hợp lệ, trung lập, khách quan thì giữ lại. Không thì thông báo rằng nội dung nên bị xóa ra khỏi bài vì lý do nào đó. Như vậy các bên tranh chấp khỏi ấm ức, kiện tụng ầm ĩ nữa. Hai BQV Alphama và Trần Thế Trung đã ủng hộ giải pháp này. Tôi xin đưa ra đây để tham khảo ý kiến của cộng đồng. Sangkienwiki (thảo luận) 13:37, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Việc cần làm ngay là thông qua cấm chỉ chính thức với Kayani và MIG29VN, giới hạn danh sách các bài cần phê chuẩn sửa đổi, tăng mức khóa chống rối. Không ai quá đủ và dư thời gian đi theo "hầu" các bạn này, chèn nội dung blog, tuyên truyền, mạo nguồn rồi yêu cầu người khác phải giúp mình dọn, để rảnh tay đi tiếp "viết" các bài viết khác. Đề nghị BQV Trần Nguyễn Minh Huy cho ý kiến tại đây. ✠ Tân-Vương  14:58, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu chúng ta có một danh sách các bài cần phê chuẩn sửa đổi thì cần có một ủy ban để phê chuẩn sửa đổi. Ủy ban review đóng góp chính là người làm việc đó. Chính vì vậy chúng ta phải thành lập Ủy ban này. Sangkienwiki (thảo luận) 04:18, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@ThiênĐế98: Tôi không cảm thấy cần có ý kiến tại một đề xuất của tài khoản bị cấm chỉ trên thực tế. Những đề xuất của tôi và của những thành viên nghiêm túc khác đều được đề cập ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Tham khảo trước khi áp dụng Wikipedia:Nhận dạng vịt. Tôi cũng đề nghị việc cấm ngay tài khoản rõ ràng là rối trên để không tạo thêm kẽ hở cho các quy định hiện hành. --minhhuy (thảo luận) 12:40, ngày 3 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Một số bài trong thể loại này hơi quá lố và không đúng tinh thần Wikipedia, hãy xem Wikipedia:Đệ tứ thế chiến, đề cập quá nhiều đến các tên thành viên và mang tính quá lố. Ở dự án tiếng Anh cũng có thể loại, nhưng ở mức độ vừa phải và tránh đề cập tên thành viên. Theo tôi, những bài tương tự sẽ bị xóa. Các thành viên dành rất nhiều thời gian cho những bài vô bổ này hơn là mục đích chính phát triển nội dung. Với tư cách là hành chính viên dự án, Tuanminh01 có tham gia vụ này, vui lòng bạn cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk 19:15, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Tại thời điểm đó, lượng phá hoại các trang liên quan đến Quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc rất đông, mọi người phải vất vả lùi sửa và xóa, nên mọi người viết ra bài đó chủ yếu là để xả stress. Nay sự kiện đã qua và wikipedia đã yên bình trở lại, nên bài viết đã hoàn thành nhiệm vụ của nó và có thể bị xóa. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 02:35, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không nhất thiết phải xóa, chúng ta có thể "tế nhị hóa" bài đó là được. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:40, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi tôi không có nhiều thời gian, tôi đợi ý kiến về vấn đề này trong 2-3 ngày. Góp ý thêm Tuanminh01 bạn là hành chính viên dự án và một trong những người thường xuyên đóng góp rất lớn ở đây, với vị trí đó bạn nên định hướng dự án đi đúng đắn hơn. Nếu bạn còn như vậy nữa thì chết thật, dự án Wikipedia mặc dù là dự án tự nguyện, nhưng nó là 1 dự án thành công nhất trong các dự án cộng tác bằng tiếng Việt. Hi vọng dự án không đi chệch hướng như vậy. PS: If you can not do it, please step aside and let other ones do it. Thank you!  A l p h a m a  Talk 05:28, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ngay trên cùng bản mẫu hài hước đã có nói "Bài viết này được giữ lại vì một số người cho rằng chúng rất hài hước". Trên cùng đã có cảnh báo, phủ nhận nội dung, những người nghiêm túc thấy việc đó không hài hước là chuyện của họ. Không ai có trách nhiệm "chỉnh lại" để họ có thể cảm thấy hài hước cả. Về bài viết Wikipedia:Đệ tứ thế chiến. Tôi thấy nó cũng hay, nói về một sự kiện đáng báo động xảy ra tại Wikipedia tiếng Việt. Cần biên tập lại tốt hơn là xóa. Có thể tham khảo Wikipedia:Tranh chấp dở hơi.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:44, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Alphama có vẻ hơi khắt khe với các bạn trẻ thì phải. Hồi xưa bạn cũng đã từng có những lúc vui vẻ như vậy mà. B nhắn gửi 23:45, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn giỏi tra lắm, nhưng 2 case đó không đề cập đến quá nhiều cái tên, thường thì người ta hạn chế tên thật thành viên, chỉ có case đó là do 2 quản trị viên, đó là 1 bài học kinh nghiệm. Còn bây giờ, bạn xem văn phong bài đó thế nào? Chúng ta rút ra kinh nghiệm gì bài viết Đệ tứ Thế chiến?  A l p h a m a  Talk 01:42, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đệ tứ thế chiến thì không nói, bài đó tôi cũng đã có ý kiến ở trang thảo luận và có cố cải thiện, nhưng khó. Tôi dẫn ra với hi vọng bạn đồng cảm phần nào với mong muốn xả stress của những bạn đã tạo bài này. B nhắn gửi 01:45, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hài hước không có nghĩa là ghi mấy câu thế này: "Tôi năm nay hơn 20 tuổi rồi mà chưa thấy trường hợp nào như vậy cả. Sáng sớm đến tan tầm thì tôi bắn hạ nhiều mục tiêu, làm mấy tên còn lại quíu cả đít. Đến tối không hiểu sao trở nên hiền hòa hơn, ít phá hoại. Phải tôi tôi bắn thêm mấy phát nữa cho nó tởn."  A l p h a m a  Talk 01:49, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn Baoothersks nên đọc góp ý ở trên nhé. B nhắn gửi 01:57, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Rất cảm ơn các bạn vì đã góp ý. Tôi sẽ cố gắng sửa lại văn phong của bài cho tế nhị hơn, hoặc nếu vô phương cứu chữa thì các bạn có thể xóa nó đi. Lúc đó tôi thấy tình hình căng thẳng quá nên viết bài này để cho mọi người xả stress, nhưng tính tôi khi ấy vẫn còn trẻ trâu nên viết quá lố, chỉ thiên vị bên Wikipedia Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 04:45, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đã sửa lại một số chỗ, giảm thiểu các từ ngữ thô tục, công kích, đồng thời xóa hết tên thành viên (ngoại trừ tôi), chỉ ghi biệt hiệu hoặc viết tắt tên của họ. Nếu bài này tôi viết nhiều hơn thì không biết sẽ như thế nào nữa Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 05:03, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dạo này tôi cảm thấy mình vi phạm khá nhiều quy tắc Wikipedia, nên cảm thấy thật ân hận và tồi tệ. Nếu tôi mà còn vi phạm nữa thì mong các BQV cấm thẳng tay. Thân thảo luận quên ký tên này là của Baoothersks (thảo luận • đóng góp).
Quenhitran đã xóa thảo luận này của Tnt1984 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 05:57, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Wiki of functions naming contest

21:22, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)

Nếu ai đó có thời gian thì có thể lên Meta theo đường link mà bạn này ghi, rồi bỏ phiếu Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 08:37, ngày 1 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giải pháp chống tài khoản có tên tục tĩu ngay từ đầu

Có lẽ là ở trang mở tài khoản có lẽ phải thêm thông điệp là "xin đừng tạo tên người dùng để xúc phạm thành viên khác. Nếu bạn cảm thấy thù hận một thành viên nào đó, hãy nói chuyện với họ và giải thích tại sao thù hận. Hoặc đơn giản hơn, là lơ thành viên đó đi". Như vậy mới chặn được cái nạn tạo tài khoản nhại tên BQV hay ĐPV hay những tên tài khoản khác xúc phạm BQV.

Liếc qua danh sách cấm thấy hầu hết là một rổ tên tục tĩu, không biết có công cụ nào để ẩn không ta. Bill Cipher, Stan, Twins, Dipper - Gravity falls and J.Smile 13:51, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không nghĩ mấy BQV ở đây có ai bận tâm gì về những tên tài khoản đó cả, trước nay vẫn vậy. Thấy tên tục tĩu thì cấm cũng giống như thấy ai tạo bài rác thì dọn nhẹ nhàng vậy thôi. Danh sách đó không ẩn được mà cũng không cần ẩn vì nó có công dụng riêng. Dù sao cũng cảm ơn đề xuất của bạn, nhưng sở hữu các tài khoản đó thật ra chỉ vài người mà thông điệp gửi tới người dùng mới (nếu có) thì nên hướng tới số đông hơn. ~ Violet (talk) ~ 16:06, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chúng ta không quản lý được việc mở tài khoản mà là ở meta làm việc này. Vì vậy những tài khoản này hoàn toàn chỉ có thể quản lý sau khi khởi tạo và vi phạm. Việc này có lẽ chỉ là lờ đi, từ ngày đầu thành lập Wikipedia đến giờ, tất cả tài khoản BQV ở Wikipedia đều có những tài khoản phá hoại giả mạo. Chuyện này dần trở nên bình thường. Điều đó chứng tỏ các bạn phá hoại cũng rất yêu quý này nên mới kiên trì như vậy.  A l p h a m a  Talk 16:10, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bảo quản viên P.T.Đ đã có giải pháp sử dụng bộ lọc 32. Xem thêm tại Wikipedia:Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên#Kết_thúc_các_hành_vi_tạo_tài_khoản_với_tên_xúc_phạm. B nhắn gửi 03:16, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hiện nay Wikimedia_2030 sẽ bắt đầu tiến hành các ưu tiên phát triển cho các dự án, trong đó có Việt Nam. Mời các bạn tham gia khảo sát [20] về cách hoạt động của nhóm người dùng dự án, có lẽ bị bỏ quá lâu chưa hoạt động.

Trước khi khảo sát, các bạn xem Strategy/Wikimedia movement/2018-20/Recommendations xem dự án chúng ta cần gì:

  • Increase the Sustainability of Our Movement - Tăng tính bền vững của phong trào của chúng tôi
  • Invest in Skills and Leadership Development - Đầu tư vào Phát triển Kỹ năng và Lãnh đạo
  • Improve User Experiene - Cải thiện trải nghiệm người dùng
  • Manage Internal Knowledge - Quản lý kiến thức nội bộ
  • Provide for Safety and Inclusion - Cung cấp cho sự an toàn và hòa nhập
  • Identify Topics for Impact - Xác định các chủ đề cho tác động
  • Ensure Equity in Decision-making - Đảm bảo công bằng trong việc ra quyết định
  • Innovate in Free Knowledge - Đổi mới kiến thức miễn phí
  • Coordinate Across Stakeholders - Phối hợp giữa các bên liên quan
  • Evaluate, Iterate, and Adapt - Đánh giá, Lặp lại và Điều chỉnh

Tôi đề xuất 1 số phương án phù hợp:

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: bằng cách chúng ta xây dựng thêm các quy định, hướng dẫn, bộ khung ứng xử thành viên mới hoặc thành viên vi phạm. Tôi thấy 1 số giao diện chào đón người dùng mới đã rất tốt. Tuy nhiên, mời các bạn xây dựng thêm [FAQ] tập hợp những câu hỏi người dùng mới cần nhất và thắc mắc hoặc lỗi vi phạm sơ đẳng như quảng cáo,...
  • Đảm bảo công bằng trong việc ra quyết định: đội ngũ BQV có cần phải có 1 bộ quy tắc ứng xử mới để đảm bảo công bằng khi xử lý tranh chấp giữa thành viên.

Nếu có thắc mắc chúng ta sẽ bàn thảo thêm ở đây hoặc mọi người có thể gửi email về alphamawikipedia@gmail.com nếu cần.  A l p h a m a  Talk 15:58, ngày 30 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chặn thiết bị

Mình có 1 suy nghĩ, wiki chống phá hoại chỉ tập trung vào chặn đường mạng, tức là chặn IP, tại sao không phát triển công cụ chặn thiết bị. Đối với việc đăng ký sử dụng dịch vụ mạng do 1 nhà mạng cung cấp, chủ đăng ký có thể vào tài khoản của họ để thường xuyên theo dõi thiết bị nào (máy tính, smartphone) dùng đường mạng của họ, và có thể nhận dạng tên thiết bị lạ, đặt nó vào chế độ chặn. Cá nhân mình cũng đã từng làm điều này khi quản lý mạng tại 1 khu nhà trọ, để tránh mấy đại ca chia sẻ pass cho nhau rồi xúm vào xài wifi chùa mà không trả tiền. Nếu có thể chặn thiết bị thì việc reset sẽ trở nên vô ích, như vậy cũng là cách chống phá hoại tối ưu.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 04:48, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn nói hay đấy, nhưng phương thức nào để nhận diện 1 thiết bị? Đức Anh (thảo luận) 05:02, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng cho phép chủ đăng ký khả năng nhận diện thiết bị, nên mình chỉ liên tưởng về điều đó, đặt vấn đề ở đây liệu wiki có loại công cụ đó hay không, mà có lẽ là không, và chỉ muốn nói lên suy nghĩ thôi bạn à.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:09, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cũng giống như địa chỉ IP, để nhận diện chính chủ 1 thiết bị cần phải có 1 địa chỉ (địa chỉ MAC?) cố định. Nếu có thì vì vấn đề bảo mật nên ngoài chính phủ ra thì các tổ chức như Wikipedia không được các nhà mạng tiết lộ danh tính thiết bị thực sự đâu. Mà thực sự nếu làm được thì công cụ này đã có từ lâu lắm rồi chứ! Đức Anh (thảo luận) 05:15, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phương thức này hay, khá ưu việt khi kết hợp với việc chặn IP thông thường, vì khi đó kẻ phá hoại sẽ không thể dùng chính thiết bị đó lách sang 1 IP khác để tiếp tục phá rối được nữa. Hiện nay có 1 số tập đoàn sử dụng công cụ này, tỉ dụ như Google, Facebook... Tuy nhiên Wikipedia thì chưa biết ra sao. Không biết lộ trình tương lai có triển khai được không.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:17, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quan điểm chủ thiết bị có thể thay đổi nên Tinh thần wiki không cấm cố định vĩnh viễn, vì họ có thể thay đổi, chỉ cấm mấy vị thuộc diện trường kỳ phá hoại, nên nếu có thể thì việc chặn thiết bị sẽ chỉ tập trung một cách hạn chế vào 1 số thiết bị, (ví dụ như của bác Ka, ha ha ha ).  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:26, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hiện tại không có cách nào để lấy được địa chỉ MAC trên trình duyệt web cả. Mà thực ra cũng không có bất cứ cách nào để website xác định chính xác bất cứ cái thiết bị nào truy cập đến nó cả. Cách duy nhất mà chính Google và Facebook họ đang làm đó là thu thập dữ liệu hành vi của người dùng, rồi họ phân cụm để khu biệt, tuy nhiên chỉ để phân tích hành vi và xu hướng xã hội (khu biệt được các cá thể sử dụng dịch vụ nhưng lại không biết chính xác những cá thể đó là ai, chủ yếu để bán kiếm tiền) chứ không dùng để chống phá hoại được. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:43, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cuộc gặp ĐSQ Ba Lan lần 2 - báo cáo

Cuộc gặp ngày 26 tháng 9 năm 2020

Vào khoảng 17h ngày 26 tháng 9 năm 2020 (giờ địa phương), 3 thành viên tttrung, Bluetpp, DangTungDuong, nhận nhiệm vụ "đại diện" cộng đồng Wikipedia tiếng Việt gặp gỡ trao đổi cùng 2 đại diện Đại sứ quán Ba Lan, để thảo luận về giải pháp giúp Wikipedia giảm tình trạng bài chất lượng kém do cuộc thi yeubalan.com phát động.

Nội dung cuộc họp gồm các phần:

1. ĐSQ Ba Lan trình bày lịch sử cuộc thi, và nguyện vọng (từng muốn) hợp tác với Wikipedia

2. 2 bên nêu ra các vấn đề và giải pháp.

3. Kết luận thống nhất giải pháp và hành động.

Phần 1.

Lịch sử của cuộc thi, theo trình bày từ phía ĐSQ Ba Lan:

1. Năm 2019, ý tưởng về cuộc thi này nảy sinh ở ĐSQ Ba Lan, và ĐSQ Ba Lan đã email liên hệ Wikipedia và một số platform truyền thông khác. Ai đó ở Wikipedia, đã nhận email và phản hồi rằng nghi ngờ về tính hiệu quả của cuộc thi, không kỳ vọng sẽ có người hưởng ứng, đồng thời cũng từ chối nhận trách nhiệm "đại diện" Wikipedia để phối hợp, nói rằng ở Wikipedia không có ai đại diện, mỗi người chỉ tham gia với tư cách cá nhân. Dường như sau email này thì ĐSQ Ba Lan hơi nhụt chí 1 chút, và cũng không dám email thêm nữa, dù ban đầu rất muốn cộng tác cùng Wikipedia. Sau khi chần chừ thì họ vẫn quyết định tổ chức cuộc thi lần thứ nhất vào năm 2019 và thành công vượt mong đợi : có 40 thí sinh tham gia, 2000 bài viết (trên Wikipedia và các platform truyền thông khác, ở trên Wikipedia cũng có số lượng lớn, có thể trên 1000 bài - DangTungDuong và Bluetpp thể hiện sự bất ngờ với con số này) những người đoạt giải được thưởng chuyến đi du lịch sang Ba Lan, và theo ban tổ chức thì họ đều là những con người đáng trân trọng, cuộc thi cũng không gây ra sự phản đối tiêu cực từ Wikipedia. Chủ đề viết bài về Địa lý và Du lịch Ba Lan.

2. Năm 2020, ĐSQ Ba Lan muốn lặp lại thành công của cuộc thi lần 1. Họ không liên lạc với Wikipedia, vì (theo giải thích của họ) lần liên lạc ở cuộc thi trước đã nhận được phản hồi không lạc quan (ngược với thực tế đã chứng minh ở cuộc thi lần đầu là thành công hơn kỳ vọng) và "không có ai đại diện Wikipedia" cả. Do Covid, nên giải thưởng du lịch Ba Lan không khả thi, họ quy đổi giải thưởng ra tiền. Luật thi công bố ở trang yeubalan.com ( thông tin ứng với truy cập ngày hôm nay :D ) . Chủ đề lần này là văn hóa Ba Lan (nhưng cho đến giờ thì các bài viết bị lệch về phía danh nhân Ba Lan). Lần này chỉ thi trên Wikipedia, không thi trên platform khác. Ủy Ban Chấm thi là 3 người ở ĐSQ, 1 người ở Unesco, 5 người ở Ba Lan thuộc hội Tình bạn Ba Lan - Việt Nam . Đến nay có 100 thí sinh, trên 1000 bài viết, nhưng lần này vấp phải phản ứng về chất lượng của Wikipedia (như các bạn đã biết). Sau khi có phàn nàn từ Wikipedia , ĐSQ đã có thông báo tới các thí sinh nhắc lại yêu cầu của cuộc thi, trong đó có nhấn mạnh yêu cầu cấm dịch máy, và bố trí gặp Wikipedia (để có cuộc gặp hôm nay).

Phần 2.

1. 2 bên nhận thức rõ ràng, và cùng bày tỏ sự không ủng hộ với bài viết chất lượng kém được sinh ra bởi cuộc thi.

2. Nhiều giải pháp đã được đưa ra thảo luận, bao gồm các giải pháp mà cộng đồng đã nêu:

2.a Nhóm các giải pháp liên quan đến thay đổi luật chơi cuộc thi hiện hành, hoặc thời hạn cuộc thi (hiện nay đang kéo dài đến 31 tháng 10, có đề xuất cắt ngắn lại, kết thúc sớm): không khả thi , vì luật chơi đã công bố, người chơi đang thực hiện theo luật đã công bố, việc thay đổi luật chơi giữa chừng, theo cách hiểu của Tttrung, ảnh hưởng danh dự ĐSQ (và đất nước Ba Lan :D ), việc thay đổi thời hạn cũng không khả thi (do đã hẹn lịch ban giám khảo và lên chương trình trao giải , khó bố trí lại lịch, cũng như, theo cách hiểu của Tttrung, là sự thay đổi này cũng ảnh hưởng danh dự ) - dù rằng Quy chế cuộc thi đã cẩn thận có Điều 1 Phần 9 (Quyết định cuối cùng) dành cho trường hợp thay đổi này.

2.b Nhóm giải pháp tận dụng các điều luật đang có cuộc thi: khả thi với việc tập trung vào Điều 7 Phần 4 (Nguyên tắc cuộc thi) và Điều 6 Phần 5 (Ủy Ban Chấm thi) của Quy chế cuộc thi.

2.c Nhóm giải pháp cho các cuộc thi tương lai nếu có: khả thi với nhiều tiềm năng thú vị (Xem Kết luận)

Phần 3. Kết luận

1. Với cuộc thi hiện hành: 2 bên thống nhất vận dụng tối đa Điều 7 đã công bố của luật chơi:

1a. Cộng đồng Wikipedia toàn quyền chỉ ra bất cứ thành viên nào chỉ cần có 1 bài dịch máy (bất kể chất lượng ra sao, bất kể đã bị cấm ở Wikipedia hay chưa, miễn là chứng minh là dịch máy, ví dụ copy bài gốc tiếng Anh vào Google dịch, so kết quả dịch ra với bài), thì ban tổ chức cuộc thi sẽ cấm thí sinh này (Theo Điều 7 phần 4 Quy chế cuộc thi), thông báo cho thí sinh đó biết, để họ không còn động lực viết bài.

1b. Với bài viết không chứng minh được là dịch máy, không thể cấm thí sinh theo điều 7, nếu ai đó ở cộng đồng chỉ ra chất lượng kém (treo biển) Ủy Ban chấm thi có cơ sở cho 0 điểm (Theo điều 6 phần 5 Quy chế cuộc thi). ĐSQ cũng sẽ thông báo (cảnh báo) ngay thông tin này cho các thí sinh biết để họ nhận thức.

2. Với cuộc thi lần thứ 3 vào đầu năm 2021 (dự kiến) - Cộng đồng Wikipedia được quyền tham gia vào từ đầu:

2.a Đưa ra hướng dẫn viết bài, yêu cầu chất lượng bài viết (nếu cộng đồng Wikipedia muốn)

2.b Được ĐSQ hỗ trợ toàn bộ kinh phí tổ chức buổi training offline cho các thí sinh để họ biết cách viết bài chất lượng cao (nếu cộng đồng Wikipedia muốn)

2.c Xây dựng tiêu chí chấm điểm, luật chơi, để đảm bảo việc thí sinh tạo bài chất lượng cao, ngăn cản việc sinh ra bài chất lượng thấp ( bao gồm dịch máy chất lượng thấp )

Và có thể tham gia thêm các việc khác mà cộng đồng Wikipedia mong muốn. Dự kiến 2021 cuộc thi lại quay về chủ đề Du lịch và du lịch ở 4 nước Nhóm Visegrád (Ba Lan , Séc, Hungary, Slovakia) và có sự tham gia của 4 ĐSQ Ba Lan , Séc, Hungary, Slovakia.

Các trao đổi trong vòng 1 tuần sau đó

Tối ngày 26 tháng 9, tttrung viết bản báo cáo này, và nhận được góp ý của 2 thành viên còn lại, và gửi cho ĐSQ Ba Lan xác nhận, trước khi công bố cho cộng đồng; tuy nhiên hôm nay vẫn chưa nhận được xác nhận từ ĐSQ Ba Lan, hơi muộn rồi nên cứ công bố.

Trong tuần tiếp theo, tttrung đã email cho 1 đại diện ĐSQ đã gặp hôm 26 tháng 9, để xin lại email mà ĐSQ Ba Lan đã trao đổi năm 2019, để kiểm chứng những gì mà đại diện ĐSQ đã nói. Và nhận được:

1. Email thứ nhất giới thiệu ĐSQ Ba Lan liên hệ User Group (nguyên văn bên dưới)

2. Nhóm các email thứ 2 trình bày các ý kiến của một người nhận là đại diện User Group (nguyên văn bên dưới của một email chứa nội dung chính ở trao đổi). Sau đó ĐSQ Ba Lan có hẹn gặp mặt 1 thành viên ở Hà Nội nhưng không có thông tin tiếp theo báo lại từ User Group xem thành viên nào gặp được.

tttrung cũng muốn ĐSQ xác nhận lại là ĐSQ sẽ thông báo (cảnh báo) ngay thông tin kết luận của cuộc gặp mặt ngày 26 tháng 9 cho các thí sinh biết để họ nhận thức và điều chỉnh, nâng chất lượng bài viết, tuy nhiên đến nay chưa nhận được xác nhận, với lý do 1 đại diện của ĐSQ Ba Lan bị ốm.

Báo cáo hết.

CẬP NHẬT: Ngày 5 tháng 10 , ĐSQ Ba Lan đã xác nhận nội dung báo cáo ở trên. -Trần Thế Trungthảo luận 10:40, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin làm rõ rằng lá thư thứ nhất là do tôi phản hồi đại sứ quán Ba Lan để hướng dẫn họ liên lạc với Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam (do họ gửi thư đến info-viwikimedia.org, là địa chỉ do tôi phụ trách), hy vọng không có lời lẽ nào khiến họ "nhụt chí", vì thực tế là Wikipedia tiếng Việt không có ban đại diện nào tại Việt Nam :D --minhhuy (thảo luận) 11:26, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin thay mặt cộng đồng cảm ơn 3 bạn đã bỏ thời gian quý báu để đi gặp ĐSQ Ba Lan và tìm phương án giải quyết tình trạng dịch máy clk tràn lan này. Đây có lẽ là một tín hiệu tốt. Tôi kỳ vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho cả hai bên, Wikipedia và các cuộc thi Ba Lan trong tương lai.
Trần Thế Trung Cộng đồng Wikipedia toàn quyền chỉ ra bất cứ thành viên nào chỉ cần có 1 bài dịch máy thì ban tổ chức cuộc thi sẽ cấm thí sinh này - tiện thể cho tôi hỏi luôn là nếu muốn tố cáo thí sinh dịch máy thô thì tố cáo bằng cách nào? Bằng email ĐSQ Ba Lan hay cách nào? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 11:30, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có 1 email của 1 đại diện ĐSQ mà Alphama đã công bố ở bên trên, có thể email đến, thường nhận được reply trong ngày làm việc trong tuần ; nếu bạn không tiện email thì nhắn các thành viên khác giúp. -Trần Thế Trungthảo luận 12:20, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nên nhắc nhở trước. Nếu chỉ có 1 bài dịch máy mà cấm luôn thì hơi nặng tay. Hơn nữa còn những bài dịch máy nhưng chất lượng vẫn tốt thì sao? B nhắn gửi 17:14, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nặng tay như vậy tôi thấy còn tốt hơn nhẹ tay. Hậu quả nghiêm trọng của việc nhẹ tay như thế nào thì suốt mấy tháng nay các bạn đã thấy rõ. Tất cả các sân chơi điều có luật chơi riêng, nếu bạn biết luật chơi mà không tuân thủ thì khi bị cấm chơi thì có quyền gì mà kêu la? Chả có bài dịch máy thô nào mà chất lượng tốt được cả trừ những bài 2-3 câu (ngắn quá thì khỏi dịch máy đi, lạm dụng quá làm cái gì? Đã lười mà cứ thích ôm giải này giải nọ?). Dịch máy thô có rất nhiều vấn đề như dịch sai nghĩa, lủng củng, nghe không thuần Việt, có những cấu trúc câu không thuần Việt vân vân. Nếu dịch máy mà đúng được 100% thì tôi e các anh chị làm nghề thông dịch viên chắc thất nghiệp hết rồi. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 07:49, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chào bạn B, mình là một thành viên có đăng ký tham gia giải thưởng này. Cho mình hỏi mình dùng công cụ Bản dịch để viết bài, mặc dù mình chỉnh sửa khá kỹ càng, có bài được đưa lên bạn có biết (như bài Bánh sừng bò Thánh Máctinô do mình và một số thành viên khác bổ sung nội dung), thì có tính là dịch máy? Hay chỉ những bài như một vài thành viên mình có theo dõi dịch ẩu rõ ràng, có thông báo màu đỏ mới tính là dịch máy? Le-cerveau-gelé (thảo luận) 17:40, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Le-cerveau-gelé Mình không rõ bạn ạ. Cái này hiện tại chỉ do một số thành viên tự xác định bằng cách đặt biển chất lượng kém (chắc thông báo màu đỏ bạn nói là cái biển chất lượng kém đó). Bản thân mình thì dựa vào chất lượng của bài viết để đánh giá chứ không so sánh với bản dịch bởi google, nên nhiều trường hợp không đánh giá được. So sánh với bản dịch của google thì sẽ đơn giản hơn, nhưng như mình nói ở trên, có nhiều đoạn google dịch rất tốt. B nhắn gửi 17:49, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Le-cerveau-gelé dịch máy bị lên án ở đây là dịch máy không có bắt cứ chỉnh sửa nào hết hoặc chỉnh sửa rất ít (sai nhiều). Còn dịch máy có biên tập kỹ càng thì dĩ nhiên là điều tốt và được hoan nghênh. Nói chung "dịch máy chất lượng kém" và "dịch máy có biên tập kỹ càng" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 1 cái bị lên án, còn cái kia thì không bị. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 07:42, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn các bạn ở Hà Nội đã giúp đỡ, hi vọng chúng ta sẽ có nhiều kết nối với ĐSQ Ba Lan trong tương lai.  A l p h a m a  Talk 16:31, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đưa ra Tin nhắn BQV là xong. Cuối cuộc thi BQV sẽ tổng hợp danh sách dịch máy gửi cho sứ quán. Sangkienwiki (thảo luận) 11:50, ngày 4 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không có cơ sở gì mà thành viên của wiki đi gặp đsq Ba Lan cả. Họ tổ chức cuộc thi. Nên cần thận trọng hơn, nhất là đối với ngoại quốc, đừng để người ta cười mình. Danh dự là quan trọng. 1. Là các ô là gì, tư cách gì mà đi gặp ĐSQ ? 2. Là họ tổ chức cuộc thi, các thành viên dù họ làm gì thì cũng là viết bài, ngay cả dịch bằng máy, cũng đáng quí, chứ có gì mà làm rộn ràng lên thế ? dân gian họ dùng từ bình dân hơn là LĂNG XĂNG.

vài lời góp ý với các bạn, GÓP Ý TRÊN TINH THẦN XÂY DỰNG, chứ ko phải phá đám. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 05:24, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Xoviet nghetinh123: Nếu mà không gặp ĐSQ, kiểu gì cũng sẽ có cả ngàn bài dịch máy chất lượng kém. Mà khi người dùng đọc mấy bài đó, thì chính "mình" (Wikipedia) mới bị người dùng "cười" đó. Chịu thua bạn. – OneOtherLight  See that light💡  15:02, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

BQ heo hút, không ai quan tâm và bị lãng quên!!

Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết mời các bạn dành ít thời gian khoảng 5-10 phút để đọc và tham gia BQ quy định. Đây là những quy định có ảnh hưởng lâu dài tới dự án của chúng ta trong tương lai nhưng lại chả thấy nhiều người quan tâm. Với tình trạng này thì khả năng cao BQ này sẽ không có được kết quả do không đủ số lượng người tham gia tối thiểu. Tôi cẩn mong cộng đồng dành chút thời gian quý báu để cùng xây dựng các quy định có ảnh hưởng lâu dài tới dự án chúng ta. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 08:24, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đã tham gia bỏ phiếu đề mục I và II. ✠ Tân-Vương  14:59, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:24, ngày 5 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Thống nhất thuật ngữ "By Nationality" trong phân loại thể loại

Xin chào, qua việc tạo mới thể loại thì tôi thấy là cụm từ "by nationality" trong phân loại thể loại hiện nay còn loạn, chưa được thống nhất. Hiện có hai cách dịch: (xem Thể loại:Nhà khoa học theo lĩnh vực và quốc tịch)

  • Theo quốc gia
  • Theo quốc tịch

Tôi không biết vấn đề này đã được thống nhất trước đây chưa? Nếu chưa thì tôi nghĩ nên thống nhất. Tiểu Phương Bluetpp 01:44, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mình ủng hộ lựa chọn "quốc tịch", nếu chọn "quốc gia" thì sẽ vô cùng rắc rối vì con người có thể chuyển quốc tịch khác với quê quán, chúng ta không có thời gian đâu mà truy nguyên, vả lại, với mình thì hiện thực đương thời của một con người nào đó thì chính đáng hơn là quê quán của họ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:54, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu có bài liệt kê chung về Nationality, thì có thể mở rộng mục con trong đó là liệt kê theo quê quán theo quốc gia. Meigyoku Thmn (💬🧩) 02:59, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"By Nationality" là theo quốc tịch mới đúng. Quốc gia người đó ở không có nghĩa là người đó mang quốc tịch đó. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 22:12, ngày 6 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Con người thì đi kèm "quốc tịch" nha bạn Bluetpp.  A l p h a m a  Talk 01:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Alphama hơ hơ, có phải tôi không lựa chọn vậy đâu. Tôi thấy chưa thống nhất nên đưa lên thôi, chỉ sợ tự tiện thay đổi một số lượng lớn thể loại lại bị nói. Vậy thống nhất sẽ đổi thành quốc tịch nha. Tiểu Phương Bluetpp 14:13, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xây dựng quy chuẩn giải quyết tranh chấp + hệ thống phân loại nguồn

Ý kiến Uỷ ban hòa giải

  •  Ý kiến Quy trình giải quyết tranh chấp mà các bạn đề xuất hy vọng sẽ không dung dưỡng cho đóng góp của nhóm tài khoản rối như Kayani/MiG29VN đã bị cấm chỉ, theo Wikipedia:Quy định cấm chỉ#Sửa đổi liên quan đến thành viên bị cấm chỉ, bởi chúng vốn không phải là "tranh chấp". --minhhuy (thảo luận) 13:38, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy:, tôi muốn suy rộng ra nhiều tranh chấp trong tuơng lai, "những thành viên bị quy là rối" thì nên xử lý theo quy định nếu có. Những trường hợp tranh chấp mới xảy ra trong tương lai sẽ xảy ra và chắc chắn xảy ra, nên bắt đầu xây dựng quy chuẩn dần là dự trù vững chắc, tránh những tranh chấp dở hơi xảy ra.--Nacdanh (thảo luận) 13:45, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bởi vì bạn đưa ra một ví dụ do chính tài khoản rối đề xuất nên tôi phải "đón đầu trước" cho an toàn. Còn việc có một ủy ban hòa giải tôi rất ủng hộ. Tiền thân của DRN chính là Ủy ban Hòa giải từng có thời điểm hoạt động rất hiệu quả. Nhưng vấn đề muôn thuở là chúng ta không đủ nhân lực, và nếu thành lập ra mà chỉ 1-2 người ngồi trong đó thì e là không có ý nghĩa thực tiễn. --minhhuy (thảo luận) 13:53, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy:, cảm ơn bạn đã ủng hộ, chúng ta cứ bắt đầu xây dựng móng, người thì cứ tuyển quân sẵn từ nhóm quản trị viên (BQV và ĐPV) và mở rộng thêm một số thành viên "dư thời gian hoặc có chuyên môn vấn đề đang tranh cãi". Nói chung nhiều điểm hay mà quy chuẩn đã có, chúng ta có không gian tập hợp các tranh cãi, giúp thời gian giải quyết rút ngắn và tập trung một không gian. :D, tránh "râu ông nọ cắm cằm bà kia" ra nhiều không gian mà không hiệu quả.--Nacdanh (thảo luận) 13:58, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tập trung các tranh cãi ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên vẫn được mà, có vấn đề gì? Nhóm quản trị viên (BQV và ĐPV) giờ còn bao nhiêu người hoạt động tích cực (không tính BQV/ĐPV chỉ viết bài)? Chuyện không đơn giản như bạn nghĩ. Với nhân lực hiện tại thì đề xuất của bạn là chuyện bất khả thi. Không có chuyện các BQV và ĐPV mặc định được vô "Ủy Ban". Phải bầu cử mỗi khi có ai muốn vô Ủy ban. Bây giờ, nhân lực làm BQV/ĐPV còn thiếu lên thiếu xuống thì lấy ai làm trong cái Ủy ban này? Các thành viên "dư thời gian" thì nhiều nhưng rất tiếc khả năng cao là cộng đồng sẽ không tin tưởng những thành viên "dư thời gian" này đủ để bầu họ vô Ủy ban. Còn các thành viên "dư thời gian" + "điềm tĩnh" + "dày dặn kinh nghiệm" = ở đâu ra? Những người như vậy bây giờ chúng ta chỉ còn vài người lẻ tẻ mà họ cũng bận lắm rồi (làm công tác BQV/ĐPV thôi là hết thời gian rồi). Nói chung vấn đề nhân lực là vấn đề nghiêm trọng nhất cản trở sự ra đời của Ủy ban này. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:22, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, cảm ơn ý kiến của bạn. Không rõ về phân loại nguồn tiếng Việt thì ý kiến bạn ra sao? Không cần tuyển người mà chỉ đơn thuần thống kê danh sách nguồn để tránh tranh cãi uy tín nguồn (như tôi đã trả lời bạn ở ý kiến bên dưới).--Nacdanh (thảo luận) 16:32, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Xem Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn. Quy tắc này đã được cộng đồng thông qua từ rất lâu rồi (2013) với sự đồng thuận rất cao. Tuy nhiên các quy tắc này hiện nay đã bị bỏ xó và không ai làm theo nữa. Một phần là do các thành viên thời nay tham gia "sau khi" quy tắc này được thông qua nên có lẽ không biết đến sự tồn tại của nó. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 15:49, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiện tại tôi thấy Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên là đủ để giải quyết các tranh chấp. Bạn nên nhớ Wikipedia en họ có nhân lực gấp 100 lần hoặc nhiều hơn so với chúng ta. Chúng ta có thể tạo ra các cơ chế và không gian giải hòa các tranh chấp tương tự như bên en nhưng tiếc rằng ai sẽ là người đứng ra làm trọng tài? Vấn đề chọn ai là trọng tài thôi nhiều khi đã sinh ra tranh chấp rồi. Với nhân lực quá heo hút như tình hình hiện tại, việc bắt chước bên en là chuyện bất khả thi. Đa số các thành viên bên vi đều chỉ viết bài chứ tham gia thảo luận thì hình như không có. Ngay cả các cuộc BQ thay đổi quy định (có tầm ảnh hưởng quan trọng và lâu dài) còn chưa chắc gì có đủ người tham gia. Việc kỳ vọng vào một cơ cấu tương tự bên en quả thật là điều quá xa xỉ với tình trạng thật tế của dự án chúng ta. Còn các "tranh chấp dở hơi" thì ngay cả bên en vẫn có; "Dispute resolution noticeboard" đâu có ngăn ngừa được các tranh chấp dở hơi? Nó chỉ giải hòa "sau khi" các tranh chấp dở hơi đã xảy ra (bên ta các tranh chấp dở hơi cuối cùng cũng được giải hòa thôi chứ có khác gì?). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:04, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, cảm ơn ý kiến của bạn. Không rõ Wikipedia:Biểu quyết/Các Quy tắc ứng xử trong quy trình Giải quyết mâu thuẫn đã được thiết chế luật tại trang quy định chính thức nào và có thể cho tôi xem qua quy định đó (không phải cuộc biểu quyết này). Về "tranh chấp dở hơi", nhiều trường hợp vẫn chưa giải quyết triệt để, nhiều khi cũng hiếm có nhân vật thứ ba đến hòa giải. Ngoài ra, về vấn đề nguồn tiếng Việt, tôi đã nếu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Suy rộng ra, có nhiều nguồn tương tự sẽ như vậy và tranh cãi tiếp tục nổ ra. Một tham khảo (ví dụ en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources) giống như một minh họa, không rõ bạn có nhận xét gì về vấn đề này và có muốn xây dựng giống như vậy?--Nacdanh (thảo luận) 16:20, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Giải quyết bất đồng khi biên tập. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:36, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn về quy định, không rõ về vấn đề nguồn tiếng Việt thì sẽ ra sao, không thể nguồn nào cũng đợi một tuần rồi biểu quyết, trong khi nhiều người không đồng nhất về chúng, nếu biểu quyết về nguồn thì hơi khó hiểu vì chúng ta còn không biết về "nguồn tiếng Việt được phân loại như thế nào"--Nacdanh (thảo luận) 16:50, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Do không dùng nguồn tiếng Việt nên tôi nghĩ tôi sẽ nhường chỗ cho các bạn khác am hiểu hơn tôi về vấn đề này đưa ra ý kiến. Dĩ nhiên nên xây dựng theo mô hình en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources vì nếu mỗi nguồn đều phải BQ thì sẽ rất mất công. Có thể tạo danh sách nguồn uy tín trong lĩnh vực nào đó (mỗi lĩnh vực đều có những tiêu chí khác nhau) khởi điểm qua BQ. Sau này nếu có ai muốn thêm nguồn khác vô danh sách nguồn uy tín. Nếu không có ai phản đối thì khỏi BQ; còn nếu có người phản đối thì phải tìm đồng thuận qua việc BQ. Dĩ nhiên nếu nguồn quá yếu thì 1 BQV nào đó có thể xác nhận là nguồn yếu dựa trên quy định hiện hành mà không cần phải BQ. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:13, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Hình như bạn đang nhầm giữa Ủy ban Hòa giải và Ủy ban Trọng tài. Hòa giải là những vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng hay chưa đến mức không thể giải quyết theo cách hòa giải thông thường và phải có tiếng nói quyết định mang tính cưỡng chế của trọng tài viên. Hòa giải viên góp nhặt những ý tưởng từ quan điểm của cả hai bên tranh chấp để đúc kết thành một hướng giải quyết khả dĩ nhất và có lợi cho Wikipedia nhất. Đúng là theo mô hình của Wikipedia tiếng Anh thì Ủy ban Hòa giải phải qua bầu cử nội bộ, nhưng trong trường hợp cộng đồng lập ủy ban này ở đây thì cũng không nhất thiết phải áp dụng bầu bán, có thể biến thành một phân ban bán tự nguyện cũng được. Nhưng tất nhiên như tôi cũng lo ngại, ủy ban lập ra mà viễn cảnh chỉ có 1-2 người tự nguyện thì cũng không để làm gì. --minhhuy (thảo luận) 17:08, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Dù là Ủy ban gì đi nữa thì vấn đề thiếu nhân lực vẫn luôn tồn tại cho nên tôi nghĩ đây là đều bất khả thi với tình hình hiện tại. Không áp dụng bầu bán thì chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, ai được quyền tham gia Ủy ban Hòa giải? Khi có tranh cãi thì khả năng cao lại phải BQ (bầu bán). Mà bầu bán chỉ là vấn đề phụ; vấn đề chính và nghiêm trọng nhất là chúng ta không hề có đủ nhân lực. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:17, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu vậy sao cộng đồng không mở một biểu quyết để cho phép tất cả bảo quản viên đều là Hòa giải viên cho nhanh gọn, và sau đó thì Hòa giải viên mới vào phải qua bầu cử nội bộ của Ủy ban Hòa giải đã có? Dù gì chẳng phải bây giờ mỗi cá nhân bảo quản viên của dự án này vẫn đang 1/3 làm trọng tài, 1/3 làm người hòa giải, 1/3 làm "công cụ thuần túy" đấy thôi? --minhhuy (thảo luận) 17:21, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nhìn chung ý kiến của bạn vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân lực. Nếu một thành viên nào đó đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng bầu vô Ủy ban Hòa giải này thì người đó theo tôi cũng đủ uy tín để làm BQV. Vậy thì thành viên đó nên làm BQV luôn đi cho rồi, đề ra thêm chức vụ mới làm gì khi bản chất BQV cũng là những người hòa giải? Cộng đồng cứ thích tách chức vụ ra thành những chức vụ con. ĐPV thật ra là chức vụ con của BQV. Bên en và nhiều phiên bản khác không có ĐPV. Họ chỉ có BQV. Chúng ta lấy quyền BQV và xóa một vài quyền = quyền ĐPV. Tạo ra nhiều chức vụ khác nhau không thay đổi được vấn đề gốc rễ là nhân lực không có. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:32, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, nhiều người có kiến thức tốt nhưng họ lại không khoái đi bảo trì bản mẫu, hoặc có một số chủ đề mà một thành viên nào đó có kiến thức và sẽ cho một ý kiến xác đáng giải quyết mâu thuẫn. Chúng ta đang bàn "bán tự nguyện". Họ không có công cụ gì cả, chỉ giải quyết tranh cãi bằng kiến thức và kinh nghiệm, BQV có thể thực hiện sau hòa giải dựa theo kết quả thảo luận. Lưu ý đây là nhóm hòa giải mở rộng => tăng nhân lực hòa giải (BQV + ĐPV và thành viên có kiến thức về vấn đề).--Nacdanh (thảo luận) 17:37, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "chỉ giải quyết tranh cãi bằng kiến thức và kinh nghiệm" -> vậy họ có thể hòa giải với tư cách thành viên thường được rồi (đây là cách chúng ta vẫn hay làm từ đó tới giờ). Bạn gắn thêm cái mác Ủy ban thì cũng đâu có thay đổi được bản chất là thành viên thường hoàn toàn có thể tham gia hòa giải bằng kiến thức và kinh nghiệm (và vấn đề thiếu nhân lực vẫn ở đó!). Cộng với tự nhiên thêm bầu bán chi cho rắc rối? Không bầu bán thì chắc chắn sẽ có tranh cãi, ai có quyền tham gia Ủy ban Hòa giải? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:45, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chưa hẳn, một người dùng làm hòa giải viên không nhất thiết cũng đáp ứng nhu cầu làm bảo quản viên, vì bảo quản viên còn hướng tới phòng chống phá hoại và dọn rác, một việc chẳng liên quan gì đến hòa giải viên. Hòa giải viên tất nhiên được tin cậy, nhưng là tin cậy trong việc giải quyết mâu thuẫn biên tập, không phải tin cậy để cầm chổi, và có thể hòa giải viên đó cũng không có nhu cầu cầm chổi. Điều tương tự với những người làm bảo quản viên nhưng không có xu hướng thích tham gia vào quy trình giải quyết mâu thuẫn (điều này rất bình thường tại en.wp, nhưng tại vi.wp thì bảo quản viên đang phải gánh thêm vai trò của cả trọng tài lẫn hòa giải ở dạng "luật bất thành văn"). Về điều phối viên thì eliminator là một nhóm khá phổ biến ở các dự án wiki khác, nhưng họ chỉ có quyền "xóa" chứ không có quyền "khóa", đơn thuần là một người mang rác đi đổ, chỉ có ở dự án này mới "đặc biệt" như vậy. --minhhuy (thảo luận) 17:42, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Do dự án Vi của chúng ta rất đặc biệt. Phòng chống phá hoại (tuy nhiên vấn đề rối thì phức tạp hơn) và dọn rác là chuyện nhỏ. Hòa giải từ đó đến giờ luôn là công việc nặng nhọc nhất mà ít BQV dám xung phong nhận. Ở dự án Vi, chuyện 1 thành viên được bầu làm hòa giải viên nhưng lại thất cử BQV là chuyện không thể xảy ra (một người hay đi hòa giải chắc chắn sẽ phải va chạm và gây ra không ít kẻ thù ghét mình). Tôi bảo lưu quan điểm là nếu muốn làm hòa giải viên (và không muốn dọn rác) thì nên ứng cử làm BQV luôn đi. Cũng giống như một số BQV chỉ lo dọn rác chứ không bao giờ tham gia hòa giải suốt nhiều năm đương nhiệm. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:54, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Tôi hiểu quan điểm của bạn, nhưng nếu vậy thì phải có một cơ chế hòa giải cái đã, như vậy thì tiếng nói của bảo quản viên trong các vấn đề hòa giải mới được xem là của một hòa giải viên. Luật bất thành văn như hiện nay khiến bảo quản viên gặp trở ngại không nhỏ khi giải quyết mâu thuẫn, và tôi tin là ý của Nacdanh cũng thiên về "cơ chế" hơn là "con người". Việc có Ủy ban Hòa giải đơn giản là vì nó có một cơ chế rõ ràng trong việc giải quyết mâu thuẫn và đưa vấn đề đi đến một kết thúc khả dĩ, chứ không phải tranh cãi liên miên. Vậy nên tôi mới đề xuất là nếu có lập ra ủy ban này thì bảo quản viên mặc định là hòa giải viên trong thời gian đầu để tránh gặp phải vấn đề "thiếu nhân lực" như bạn và tôi cùng lo ngại, còn không thì hãy tạo một cơ chế hòa giải và trao nó cho bảo quản viên. --minhhuy (thảo luận) 18:04, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cơ chế thì đã có: Giải quyết bất đồng khi biên tập. "Luật bất thành văn" như hiện này tôi thấy có vấn đề gì đâu? Các BQV vẫn đóng vai các người hòa giải suốt 15 năm nay đó thôi, mọi thứ vẫn ổn. Tôi bảo lưu quan điểm là cộng đồng mình cần phải lớn mạnh hơn rất nhiều trước khi chúng ta có thể lập Ủy ban này nọ thành công. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:12, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "chứ không phải tranh cãi liên miên" -> Dù bên en có cả hai Ủy ban nhưng vẫn có những vụ tranh cãi kéo dài suốt nhiều năm. 2 phe tranh chấp đều có nhiều BQV hậu thuẫn. Quan trọng là cách giải quyết vấn đề thôi. Có gắn mác Ủy ban này nọ mà giải quyết dở cũng vậy à. BQV Vi là kiêm luôn hòa giải viên và trọng tài. Đây là đều cần thiết trong bối cảnh nhân lực không có. Cộng với hiện tại thành viên thường cũng có thể làm hòa giải viên "tự phong" nếu họ muốn (đây là đều tốt). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:21, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cơ chế hiện tại còn lỏng và chỉ là cơ chế "chung chung", chả rõ ai sẽ tham gia vào. Tôi thấy ngôn từ chung chung mà không có không gian cụ thể. Và với cơ chế hiện tại, BQV hay ĐPV cũng chỉ là hòa giải viên "tự phong". Thân mến. Có lẽ tôi chỉ nói vậy, vì chúng ta khác quan điểm.--Nacdanh (thảo luận) 19:25, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Chuyện cơ chế bị bỏ xó lại là vấn đề có phạm trù riêng, không liên quan tới vấn đề hiện tại (riêng tôi thì thấy cơ chế nó rất cụ thể chứ không phải chung chung). Tạo ra cơ chế mới chắc gì mọi người đã theo? Lỡ bỏ xó như cái cũ thì sao? Bạn cứ chạy theo ba cái hình thức trong khi vấn đề gốc rễ thì bạn vẫn chưa xử lý được. Cơ chế hiện tại thì tất cả các thành viên đều có thể là hòa giải viên "tự phong" nếu họ muốn (đó là điều tốt). Còn chuyện bạn muốn lập ra một không gian riêng biệt khác với không gian "tin nhắn BQV" -> cái này tôi không phản đối. Còn chuyện lập ra Ủy ban gì đó thì tôi cũng chả phản đối nếu bạn thật sự muốn lập. Nhưng theo quan điểm của tôi thì ủy ban này cũng sẽ chết yểu do thiếu nhân lực. Thay vì tạo ra cái Ủy ban phù du này, bạn xung phong làm hòa giải viên và giải quyết các tranh chấp từ giờ trở đi tôi thấy như vậy còn có ích hơn (dĩ nhiên đó là quyền quyết định của bạn; tôi chỉ góp ý). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 20:11, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi cũng nghĩ như Minh Huy, một ủy ban hòa giải "bán tự nguyện". Hiện tại, wikipedia tiếng Việt chỉ có Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, xét nhiều lúc giải quyết thì mỗi cá nhân BQV lại giải quyết theo quan điểm cá nhân hoặc chỉ có độc lập một người giải quyết => nhiều khi không thấu đáo. Trong khi nếu chỉ tranh luận giữa hai bên tranh chấp cũng thật không hay, "Tin nhắn cho bảo quản viên" thì chỉ BQV biết với nhau. Một không gian hòa giải với nhiều thành viên "bán tự nguyện" sẽ có nhiều người hơn là "một BQV" (trong nhiều trường hợp). Bản chất là nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp, giúp nhiều người cho ý kiến thấu đáo hơn là "chỉ BQV biết với nhau hoặc hai bên tranh chấp biết với nhau, nhiều khi to chuyện hơn lúc đầu". Về hệ thông phân định nguồn tiếng Việt mong các bạn thảo luận thêm, hình như các thành viên đã quên mất "ý này".--Nacdanh (thảo luận) 17:22, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cần gì cái Ủy ban đó? Hiện tại theo tôi quan sát thì các thành viên bình thường hoàn toàn có thể tham gia tranh luận (hòa giải hoặc thổi lửa) các tranh chấp nếu họ muốn; đây là đều vẫn hay xảy ra trước khi 1 BQV nào đó nhảy vào. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:37, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, bạn có thấy nếu một không gian biệt lập chỉ một nhóm biết (hai bên tranh chấp, BQV ĐPV, Mộ vài thành viên biết) trong một bài/một khôn gian so với một không gian nổi bật ai ai cũng biết thì vấn đề sẽ thấu đáo với đông đảo thành viên hơn phải không?--Nacdanh (thảo luận) 17:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ai ai cũng có quyền tham gia Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Không gian của bạn có gì đặc biệt hơn Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:47, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu:, Bạn có thể xem cách giải quyết bất nhất giữa các BQV của bạn tại Mintu Martin (thảo luận · đóng góp). Alphama còn nói thế này, đại loại "Tin nhắn cho bảo quản viên" là nơi BQV quyết, thành viên thường chỉ ý kiến. Tôi thấy không gian đó không phù hợp để giải quyết mâu thuẫn. Kết hợp lại ý bên đên tôi đã nói: Bản chất là nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp, giúp nhiều người cho ý kiến thấu đáo hơn là "chỉ BQV biết với nhau hoặc hai bên tranh chấp biết với nhau, nhiều khi to chuyện hơn lúc đầu".--Nacdanh (thảo luận) 17:59, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "nâng số thành viên bán tự nguyên hòa giải tranh chấp nhiều hơn là một hai BQV đi giải quyết tranh chấp" -> tạo ra cái Ủy ban này không thay đổi được tình trạng thực tế là thiếu nhân lực. Thành viên thường hoàn toàn có thể tham gia hòa giải tranh chấp mà không cần sự tồn tại của cái Ủy ban này. Đâu phải tự nhiên tạo ra cái Ủy ban này là ở trên trời lại rơi xuống thêm các hòa giải viên?
    Có một số tranh chấp đã được hòa giải thành công thì đâu có nhất thiết gì phải đưa vô "Tin nhắn cho bảo quản viên"? Và đó chỉ là quan điểm riêng của Alphama. Quan điểm của tôi là "Tin nhắn cho bảo quản viên" là nơi để hòa giải tranh chấp nếu như 2 bên không thể tự hòa giải.
    Tôi sẽ dừng thảo luận với bạn vì nãy giờ tôi thấy tôi với bạn nói lòng vòng nhưng hình như không ai thuyết phục được ai. Vậy thì chúng ta hãy cùng bảo lưu quan điểm và "agree to disagree". Và đợi cộng đồng ý kiến thêm. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh Vấn đề mà bạn nêu ra lại thuộc về trách nhiệm của Ủy ban Trọng tài chứ không còn là Ủy ban Hòa giải nữa, xin tránh lầm lẫn chức năng của hai ủy ban này. --minhhuy (thảo luận) 18:07, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ủy ban gì thì chúng ta cũng đều không đủ nhân lực hết bạn à. Thì BQV vừa đóng vai hòa giải viên và trọng tài ở trang "Tin nhắn cho bảo quản viên", không phải à? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:14, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nhất trí với Minh Huy về việc có một Ủy ban hòa giải. Và, dĩ nhiên sẽ tốt nếu ủy ban này quy tụ được những người có sự chuẩn mực, thấu triệt, bám đích và đủ tinh tế uyển chuyển. Kinh nghiệm là thứ "nghiệm mà kinh", và cùng với quan điểm, cái tôi tạo nên vô vàn bất ổn cả trong đời thật và trên ko gian mạng này. Việt Hà (thảo luận) 18:52, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi đánh giá cao phương án thành lập cái gọi là "ủy ban hòa giải" này. Một số tiền lệ tôi trông thấy ở các biểu quyết vài viết chất lượng vừa qua cho thấy việc các thành viên đơn phương giải quyết vấn đề với nhau không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích tốt đẹp. Tiếng nói của nhiều thành viên, dựa trên những đánh giá đủ sức nặng, đủ tính thuyết phục sẽ giúp các thành viên tránh được việc áp dụng máy móc các quy định vào để tạo áp lực hoặc một bên sử dụng công cụ để tạo áp lực, những thành viên tranh chấp có cơ hội được lắng nghe những ý kiến khách quan, từ đó không còn cảm thấy cô độc và sẵn sàng đi đến thỏa hiệp trên tinh thần vì lợi ích chung. Nhìn rộng hơn, không phải lúc nào sự can dự của một bảo quản viên cũng mang lại hiệu ứng tích cực vì tiếng nói của họ cũng chỉ là một tiếng nói độc lập, bình đẳng với mọi thành viên khác. Một ủy ban hòa giải gồm nhiều thành viên, bất kể có công cụ hay không có công cụ sẽ làm lu mờ đi tính "quyền lực" trong cuộc hòa giải, giúp cuộc thảo luận trở nên cởi mở, hòa nhã và bớt căng thẳng hơn, thúc đẩy tranh luận học thuật, hợp tác. Dĩ nhiên việc "hòa giải" này có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, nhưng tạo dựng một tính "chính danh" cho nó có thể đem lại sức nặng và tính khả thi, hiệu quả hơn mỗi khi nhóm người này tham gia giải quyết tranh chấp. Tinh thần hòa giải vẫn quan trọng hơn "cưỡng chế", và theo quan điểm của tôi, miễn quan điểm các thành viên vẫn chưa bất đối xứng đến mức không thể giải quyết được thì một "ủy ban hòa giải" chính danh, hợp pháp sẽ là cơ quan mà các thành viên trên toàn dự án có thể trông cậy và trao gửi niềm tin. Thân mến.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:48, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Theo đại ý từ đề xuất trên của Nguyenhai314 thì có vẻ "DRN" (Bàn giải quyết mâu thuẫn) với sự tham gia chung trong công việc từ nhiều người dùng khác nhau mới là cái đang được ủng hộ, chứ không phải Ủy ban Hòa giải vốn giải quyết theo hướng khuyến nghị cao của các ủy viên là hòa giải viên. --minhhuy (thảo luận) 04:48, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ngắn gọn thì là như vậy. Tôi cần một cơ quan "chính danh" hơn so với việc hòa giải thông thường giữa các thành viên. Nếu xét đến vấn đề hòa giải viên, ta cần đến các thành viên "có kinh nghiệm cao" trong việc hòa giải hơn là đủ loại thành phần. Công bằng mà nói, số lượng "hòa giải viên" đủ tiềm năng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước mắt cứ đi từ thấp lên cao đã. Tạo lập cơ quan giải quyết mâu thuẫn để các thành viên cùng tham gia một cách "chính danh". Từ cơ quan này, tuyển lựa những cá nhân có phẩm chất "ưu tú" để "thăng cấp" lên "hòa giải viên". Điều này cần một quá trình quan sát lâu dài (thông qua các vụ hòa giải) mới có thể xác định được.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:03, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tổng kết bằng một tranh cãi thực tế

Vừa hay có ví dụ luôn, xin phép gắn tên các thành viên từng tham gia cho ý kiến về mục này. Xin mời @Trần Nguyễn Minh Huy:, @Nguyentrongphu:, @Viethavvh: cho ý kiến về trường hợp tên bài Thảo luận:Các tên gọi của nước Việt Nam#_Tên bài và một số vấn đề liên quan. Lúc này để có những người có kinh nghiệm hòa giải và đi đến "tôn trọng tự do học thuật" thì nên đưa ra không gian nào? Vì hiện tại, không gian bài viết có quá ít người quan tâm (chỉ có các bên tranh cãi là biết). Nên đưa ra không gian nào: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên? Wikipedia:Thảo luận? Cùng lúc đưa ra hai nơi có loãng không? Có cần thiết có một không gian mới để nhiều người cùng biết "à! có một vấn đề, tôi có kiến thức về vấn đề này và tôi sẽ giải đáp giúp các bạn"? Hay sẽ đưa ra bảo quản viên và một số BQV sẽ ngại và ít BQV tham gia vì họ không rõ chủ đề, nơi này (Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên) thì "thành viên thường" nhiều khi cũng không ngó ngàng ngoài BQV? Xin mời các bạn bắt đầu xây dựng với trường hợp này để đi tới kết luận cho mục này. Tất cả cơ chế hiện có, xin mời được áp dụng để xem "cơ chế hiện tại hoạt động ra sao". Có nên có một không gian mới cho các mâu thuẫn này. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy vấn đề trong ví dụ của bạn chưa đến mức phải đưa ra DRN (nếu có) chứ chưa nói đến Ủy ban Hòa giải, vì cuộc tranh cãi chỉ mới ở giai đoạn đầu và rất có thể sẽ tìm được đồng thuận sớm. Nhưng nếu bạn đang giả sử cuộc tranh cãi sẽ leo thang và không ai chịu nhường ai thì việc có một không gian riêng để các người dùng có kỹ năng thảo luận chuyên nghiệp hơn vào hỗ trợ và phân xử cũng là ý hay. --minhhuy (thảo luận) 11:15, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến phân định nguồn tiếng Việt

  •  Ý kiến tôi muốn tổng hợp nguồn tiếng Việt như mô hình này en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources. Tôi đã nêu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Đồng thời muốn quản trị viên hoặc một thành viên cập nhật Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy.--Nacdanh (thảo luận) 17:27, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Về điểm nay thì dĩ nhiên tôi rất ủng hộ, đơn giản vì tôi cũng đang làm một danh sách tương tự cho Dự án AM tiếng Việt với việc bổ sung thêm các nguồn từ báo tiếng Việt (ở dạng đề xuất). Vấn đề ở chỗ: các nguồn trong trang bạn dẫn đều đã được sự chấp thuận của đa số trong nội bộ dự án, mà nội bộ dự án thì nguồn có thể hợp quy với phạm vi dự án này (hay chủ đề này), nhưng không phù hợp với dự án khác. Tôi lấy ví dụ bài Ishihara Shintarō từng vấp phải phản đối của DHN khi dùng nguồn từ Anime News Network, bởi nguồn này trong bối cảnh các bài về chủ đề của nó thì phù hợp, nhưng khi đưa vào chủ đề khác như chính trị thì không. Nên nhận định nguồn yếu hay mạnh cũng phải tùy vào phạm vi bao chứa của nó. Ví dụ khác "sỗ sàng" hơn: không thể xem nguồn từ một tạp chí khiêu dâm là mạnh ở bài về bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng đủ mạnh ở bài về các diễn viên phim khiêu dâm. Thế nên việc xây dựng danh sách chung e khá khó khả thi, mà chỉ nên được thực hiện cho từng dự án riêng lẽ với sự đồng thuận của chính thành viên dự án đó. --minhhuy (thảo luận) 17:35, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Đồng ý với Minh Huy, các quy chuẩn phân định nguồn nên xem xét nguồn tiếng Viẹt bất kỳ nên dùng trong lĩnh vực nào? Tôi đã nêu ra hai ví dụ (Zing News, GameK) mà nhiều người thừa nhận và nhiều người phản đối. Zing News, GameK được đánh giá "tin cậy" khi cung cấp thông tin ở lĩnh vực nào. Tương tự các nguồn khác.--Nacdanh (thảo luận) 18:19, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Dĩ nhiên nên xây dựng theo mô hình en:Wikipedia:WikiProject Anime and manga/Online reliable sources vì nếu mỗi nguồn đều phải BQ thì sẽ rất mất công. Có thể tạo danh sách nguồn uy tín trong lĩnh vực nào đó (mỗi lĩnh vực đều có những tiêu chí khác nhau) khởi điểm qua BQ. Sau này nếu có ai muốn thêm nguồn khác vô danh sách nguồn uy tín. Nếu không có ai phản đối thì khỏi BQ; còn nếu có người phản đối thì phải tìm đồng thuận qua việc BQ. Dĩ nhiên nếu nguồn quá yếu thì 1 BQV nào đó có thể xác nhận là nguồn yếu dựa trên quy định hiện hành mà không cần phải BQ. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 17:58, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi rất ủng hộ ý tưởng này của Nacdanh. Bạn Minh Huy đã rất đúng khi cho rằng không thể có một danh sách chung bao gồm nguồn không đáng tin cậy cho tất cả chủ đề. Tuy nhiên, nên có một danh sách những nguồn hoặc/và nhóm nguồn không thể dùng được. Lấy thí dụ, bài VinFast lấy rất nhiều nguồn từ Facebook đến Youtube, khiến mình thậm chí không muốn đọc chứ chưa nói gì đến bình luận thêm. Một điểm hạn chế nữa của việc lập danh sách nguồn tiếng Việt là vì nền báo chí Việt bị kiểm soát chặt chẽ, rất ít báo chí có quan điểm trái chiều hoặc trung lập (như sự kiện báo Phụ Nữ TPHCM bị đình bản online vì loạt bài về Sun Group). Nên việc lập danh sách chắc sẽ cần thảo luận nguồn nào đáng tin cậy, nguồn nào không? LTN.Canada (thảo luận) 18:01, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
     Ý kiến Nếu được, mình kiến nghị sử dụng nguồn "Thời báo Kinh tế Sài Gòn" (Saigon Times) – theo mình, là nguồn trung lập nhất và có chuyên môn cao trong các chủ đề kinh tế–xã hội hiện nay. Và những tờ báo thuộc cơ quan đảng, đoàn như Sài Gòn Giải Phóng không nên sử dụng, tương tự Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc. LTN.Canada (thảo luận) 18:06, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Mấy báo Đảng Cộng sản Việt Nam không rõ khi nói về chính sách của Việt Nam có nên lấy làm nguồn không? Khi Đảng đang nắm quyền toàn bộ các nhánh, cần xây dựng quy chuẩn khi nào thì lấy nguồn và khi nào không. Cái chính là bắt đầu xây dựng hệ thống phân định như Minh Huy đã nói ở ý đầu tiên. Càng để lâu càng tranh cãi, và "người viết" một chủ đề bất kỳ không cong đắn đo chọn nguồn trong các chủ đề khác nhau.--Nacdanh (thảo luận) 19:12, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Chào bạn. Mình nghĩ các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể sử dụng được khi nói về chính sách hoặc quan điểm của họ, như một dạng trích dẫn. Nhưng sẽ tùy vào nội dung cụ thể. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 02:18, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Có vẻ các thành viên Wiki dạo này yêu quý dự án mà chưa ngủ. Nhân tiện, bàn về nguồn uy tín, trước đây tôi đã làm tiêu chí này cho các nguồn Công giáo, mời xem Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1, Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 2. Việc này giúp chấm dứt sự tranh cãi về độ nổi bật các bài Công giáo lúc đó. Ở dự án này, cần lắm các bạn mở rộng Wikipedia:Nguồn tin tức.  A l p h a m a  Talk 18:36, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Dạo này Wikipedia Vi nhiều drama thế nhỉ? Chắc drama nhiều quá nên mọi người trằn trọc không ngủ được haha. Drama và những thay đổi lớn và cấp tiến xảy ra trong một thời gian quá ngắn. Đây là đều có tốt hoặc hại tùy theo cách người lãnh đạo lèo lái tình hình. Tôi mới trở lại sau một đợt Wikibreak khá dài, chưa gì đã đụng nhiều drama, haizz. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:44, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hy vọng bạn cập nhật nguồn Công giáo và đưa vào dựa án đó để "độc giả bình thường" có thể biết. Ví dụ như Biểu tình Thái Bình 1997, một số nguồn lúc đầu ôi rất lưỡng lự vì không rõ "có uy tín không" (tiếng Việt + hải ngoại), may vào dự án đọc mục "nguồn phát triển dự án Công giáo" thì mới dám đem vào bài đó viết. Việc xây dựng như này đáng ra cần được xúc tiến từ lâu.--Nacdanh (thảo luận) 19:08, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hi vọng các bạn chung tay đóng góp thêm chứ mình tôi làm không nổi. Thân mến.  A l p h a m a  Talk 21:33, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

======>>>Tổng kết: Các dự án còn hoạt động, sẽ có một danh sách nguồn "đáng tin cậy" đã được xây dựng hoặc dang dở. Chúng ta sẽ cập nhật một mục tại Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy và có các liên kết đến "nguồn tin cậy" của các dự án này. Các chủ đề khác chưa có danh sách nên cập nhật dần, tôi nghĩ một không gian riêng bàn luận về nguồn là hợp lý, nếu có tranh cãi về nguồn sẽ tập trung tại không gian chỉ giải quyết nguồn, đỡ loãng.--Nacdanh (thảo luận) 09:40, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Góp ý nhỏ với bạn thôi, bạn nếu mở biểu quyết thì khi kết thúc nên làm 1 cái gì đó, dù nhỏ thôi cũng được. Bạn mở liên tục thảo luận xong khi kết thúc chỉ mang tính kết thúc, những vấn đề này Wiki đã có từ lâu lắm rồi. Cần xắn tay vào làm thì tốt hơn, nếu bạn vin vào BQV cần làm việc này thì vừa đúng vừa sai, BQV không phải lúc nào cũng phải làm đâu. Cho nên đề xuất cái gì thì xắn tay làm cái đó, dù làm ít ít cũng được đỡ hơn nói cho hay, rồi lại mất thời gian vào cái Wikipedia:Tranh chấp dở hơi này.  A l p h a m a  Talk 19:35, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nhất chí, tôi sẽ cố thử tạo một biểu quyết. Do không có nhiều kinh nghiệm, hy vọng khi có biếu quyết thì mong bạn đáo qua góp ý. @Alphama:, tôi muốn hỏi qua bạn đôi chút, nếu thảo luận đạt đồng thuận từ các thành viên tham gia thảo luận, không rõ có cần mang ra bảo quyết hay thực thi luôn. Tôi hơi mông lung, không rõ có cần phân định đồng thuận thiểu số hay đồng thuận số đông? Có cần thiết phải có một biểu quyết nếu không có mâu thuẫn trong thảo luận này (tất cả đều đồng tình)?--Nacdanh (thảo luận) 21:14, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Call for feedback about Wikimedia Foundation Bylaws changes and Board candidate rubric

Xin chào. Apologies if you are not reading this message in your native language. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

Today the Wikimedia Foundation Board of Trustees starts two calls for feedback. One is about changes to the Bylaws mainly to increase the Board size from 10 to 16 members. The other one is about a trustee candidate rubric to introduce new, more effective ways to evaluate new Board candidates. The Board welcomes your comments through 26 October. For more details, check the full announcement.

Cảm ơn! Qgil-WMF (talk) 17:18, ngày 7 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Have I recorded vietnamese names of schools properly?

Dear VIwiki users:

On Commons:Category_talk:Alief_Independent_School_District_schools I am de te rmining Vietnamese tra nslations from the en:Alief Independent School District (which has a large Vietnamese population) from https://www.aliefisd.net//cms/lib/TX01917308/Centricity/Domain/1971/DistrictMapWithTranslationsJuly2018.pdf

However I'm not certain if I got the tone marks down properly on the commons page

Based on the document how would I translate the following:

  • Youens Elementary School
  • Budewig Intermediate School
  • O'Donnell Middle School
  • Elsik High School

?

Also on the commons category Commons:Category:Alief_Independent_School_District_schools do I need to add "Cac truong" at the beginning? (for example Commons:Category:Elementary schools in Houston only says "Tiểu Học của Houston" without the "Cac truong")

Thank you, WhisperToMe (thảo luận) 16:04, ngày 8 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xin chào mọi người. Hiện tôi đã viết và kích hoạt bộ lọc 35 và 38. Chi tiết về 2 bộ lọc này:

  • Bộ lọc 35 giúp chặn người dùng mới tạo trang con trong không gian người dùng cụ thể. Ví dụ, IP hoặc thành viên mới tạo tài khoản sẽ không thể tạo được trang "Thành viên:P.T.Đ/Hello" hay "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ/Hello" chẳng hạn, vì chuỗi "Thành viên:P.T.Đ/" đang nằm trong danh sách chặn.
  • Bộ lọc 38 giúp chặn người dùng mới xóa phần lớn nội dung trang thành viên hoặc trang thảo luận thành viên của người dùng cụ thể. Ví dụ, IP hoặc thành viên mới tạo tài khoản sẽ không thể xóa phần lớn nội dung trang "Thành viên:P.T.Đ", "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ", "Thành viên:P.T.Đ/Nháp", vì chuỗi "Thành viên:P.T.Đ" đang nằm trong danh sách chặn.

Đây là 2 bộ lọc giúp các thành viên hạn chế sự quấy rối có chủ đích từ người phá hoại. Các bạn nếu có nhu cầu thì có thể liên hệ Dịch vụ đăng ký Bộ lọc 35 và 38. Thân mến! P.T.Đ (thảo luận) 09:27, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế thành viên tạo không gian "Thảo luận Thành viên:P.T.Đ/Nháp" trang cá nhân của họ cũng không được à?  A l p h a m a  Talk 13:26, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không rõ ý của Alphama lắm? Bộ lọc này tùy nhu cầu của thành viên, ưu tiên chống quấy rối, nếu thành viên khác muốn nháp thì sao phải vào tận trang người khác mở trang con? Còn thành viên muốn tạo trang con trên trang của họ thì thoải mái, chỉ cần số sửa đổi > 15 (tức là bộ lọc này chỉ chống hành vi thành viên rất mới đến quấy rối, ví dụ). P.T.Đ (thảo luận) 16:23, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

[THÔNG BÁO] Kích hoạt Giới hạn của công cụ Biên dịch Nội dung

Từ cuộc Biểu quyết tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation, cộng đồng Wikipedia đã thống nhất áp dụng giới hạn cho công cụ Biên dịch nội dung (Content Translation) là 95% / 5%, tức là:

Tỉ lệ 95/5 tính như sau: 95% là nội dung dịch máy ban đầu, tự động do công cụ làm5% nội dung người dùng chỉnh sửa dựa trên nội dung dịch máy ban đầu.

Bên nhóm Wikimedia phụ trách công cụ Biên dịch Nội dung đã chính thức triển khai giới hạn 95/5 tại Wikipedia tiếng Việt, tức là từ nay các bài dịch sử dụng công cụ Biên dịch Nội dung có nội dung chỉnh sửa thấp hơn 5% sẽ không thể đăng bài. Tôi đã thử nghiệm và xác nhận là tính năng này đã thật sự được triển khai. Mời mọi người cùng thử nghiệm, trong quá trình sử dụng có bất cứ phản hồi nào xin hãy đăng vào bài thảo luận này, tôi sẽ phản hồi trực tiếp lại với nhóm phụ trách. Xin lưu ý là giới hạn này không phải là vĩnh viễn, nếu sau quá trình sử dụng cộng đồng nhận thấy giới hạn này không phù hợp xin hãy nêu ra và chúng ta sẽ xem xét điều chỉnh. Xin cảm ơn. Tiểu Phương Bluetpp 15:43, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ok bạn nhé, sau từ 3 đến 6 tháng chúng ta có thể mang ra thảo luận và điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết.  A l p h a m a  Talk 06:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Số lượng ứng cử/đề cử điều hành viên đồng thời

Hiện tại đang có 3 ứng cử/đề cử. Lại mới thêm một đề cử nữa là 4. Liệu rằng có quy chế hạn chế số đề cử đồng thời không, hay muốn bao nhiêu cũng được? Hiện tại tôi thấy số điều hành viên hoạt động không phải thiếu thốn, mà đề cử liên miên thế này (vừa đóng hai đề cử thất bại, thêm bốn đề cử là sáu trong thời gian ngắn, lại thêm hai biểu quyết bãi miễn) e rằng các thành viên cảm thấy ngán và không tham gia tích cực vào các biểu quyết chọn điều hành viên nữa. Với khoảng 10 BQV và 5 ĐPV hoạt động thường xuyên trong thời gian gần đây, cá nhân tôi giờ thấy chưa cần thêm điều hành viên mới. Caruri (thảo luận) 22:40, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

"10 BQV và 5 ĐPV hoạt động thường xuyên" -> chỉ viết bài thôi thì tôi không tính (dù hiện tại có đủ nhân lực quản lý nhưng được bao lâu trước khi họ lại wikibreak tiếp?). Wikipedia luôn bị thiếu nhân lực suốt 10 năm qua, đó là điều không thể chối cãi. Ai cũng than là thiếu, còn dư thì chưa thấy ai nói.
Riêng tôi thì chưa bao giờ thấy "đề cử" nào bị ế cả (đề cử nào cũng sôi nổi; chỉ có đề cử nào khi tỉ lệ thất bại cao quá nên người ta ngại không bỏ phiếu nữa chứ không phải là bị ế), chỉ thấy các BQ quy định bị ế (không ai tham gia thôi). Mới có 4 đề cử mà bạn đã than nhiều? Wikipedia en hồi xưa có cả trăm đề cử cùng một lúc. Tôi thấy chả có lý do gì phải giới hạn số lượng. Phải để cộng đồng phát triển theo cách tự nhiên. Lỡ tương lai Wikipedia Vi có đông thành viên bằng en nhưng vẫn phải có giới hạn? Còn chuyện đề cử thất bại hay thành công là do cộng đồng quyết định.
Chuyện có đề cử nhân sự tấp nập là điều đáng mừng chứ nhỉ? Tôi nhớ vài năm trước có năm, nguyên cả năm chả có 1 đề cử. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 23:16, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hạn chế ở quy mô chung thì khó, nhưng tôi cho rằng nên giới hạn số đề cử 1 người có thể đưa ra để tránh lạm dụng gây mất thời gian không cần thiết cho cộng đồng. Nhưng tôi không đồng tình với quan điểm rằng số lượng BQV và ĐPV hiện tại vẫn đủ, mà lúc nào cũng thấy thiếu người trầm trọng, chỉ là không tìm được nhân lực phù hợp để đề cử, số phù hợp thì lại từ chối ra làm. Cái này nếu muốn thảo luận tiếp thì nên đưa ra bàn thảo luận. ~ Violet (talk) ~ 01:10, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Việc đề cử các thành viên không phải chỉ dựa vào ý chí cá nhân của mỗi thành viên đó, mà còn phụ thuộc rất lớn (tối quan trọng) vào sự chấp thuận của người được đề cử. "Mất thời gian không cần thiết cho cộng đồng" e là một câu nói hơi quá lố, khi các thành viên hoàn toàn có thể dựa vào quan điểm cá nhân/nhìn nhận chủ quan để đánh giá một ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn nắm công cụ hay không và ý kiến của cộng đồng sau cuộc biểu quyết có thể "phần nào" đại diện cho ý kiến chung của các thành viên, hơn là đánh giá phủ đầu rằng cuộc biểu quyết đó "mất thời gian" theo chính kiến riêng. Ngoài ra, quy chế biểu quyết hiện hành vẫn có điều khoản: Ở cùng một thể loại biểu quyết chung, một thành viên không được mở quá 5 cuộc biểu quyết trong vòng một tuần. Tôi nghĩ con số này là đủ để hạn chế đến mức tối thiểu việc tràn lan các biểu quyết, gây khó khăn cho công tác "thẩm định", "đánh giá" một cách chính xác của các thành viên. Quy định hiện hành vẫn còn phù hợp với bối cảnh thực tế, do đó tôi cho rằng chưa nên có sự thay đởi vào lúc này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:00, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật của người ngang hàm Thứ trưởng tại Việt Nam

Hiện tại, tôi phát hiện có một tranh cãi về độ nổi bật của nhân vật họat động về chính trị tại Việt Nam Lê Quốc Minh. Ông này đang là "phó giám đốc Thông tấn xã, hàm ngang thứ trưởng".

===>>> Theo giải trình của người viết:

"Cần thảo luận thống nhất nhanh chóng vấn đề này:
(1). Nhân vật này không chỉ là Phó Tổng giám đốc, mà còn là Bí thư Đảng bộ Thông tấn xã, tức là lãnh đạo tổ chức Đảng toàn diện của Thông tấn xã Việt Nam.
(2). Nhân vật này có thành tích trong sự nghiệp, đơn cử VietnamPlus.
(3). Chức vụ Thứ trưởng đã có đủ độ nổi bật để công bố. Có thể lấy ví dụ hàng chục ngàn bài viết về Thứ trưởng khắp thế giới. Đơn cử các bài viết về bốn :Thứ trưởng Bộ Công thương, ba Thứ trưởng Bộ Kế hoạch, chín Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chín Thứ trưởng Bộ Công an; đại đa số gần như toàn bộ Thứ trưởng Hoa Kỳ, Thứ trưởng Anh, Phó Bộ trưởng, Cấp phó bộ Trung Quốc đều được đưa vào Wiki. Chưa kể Wiki tiếng nước khác. Theo tôi, chỉ cần có một trong ba ý này đều có thể, ảnh hưởng quá lớn. Đây là lời cuối cùng của tôi ở phần này, không phản hồi nữa. Nếu bạn không đồng ý, hãy mời thêm các thành viên khác để thảo luận. Cảm ơn.
Nhân vật này đã có sự nghiệp sâu rộng, lãnh đạo VietnamPlus 10 năm (2008 – 2018) phát triển mọi mặt từ sản phẩm cho để độ phổ biến, từ trong nước cho đến quốc tế của tòa soạn này, đưa báo điện tử có vị trí quan trọng trong báo chí Việt Nam. Nhân vật đưa ra phương án sáng tạo cho hãng thông tấn, các ứng dụng công nghệ, sản phẩm liên hệ quốc tế (nêu trong bài, đọc VietnamPlus để biết thêm), có ảnh hưởng với báo chí thế giới.The Earth Nguyen"

===>>> Theo phản biện của người phản đối:

"Về vị trí thứ trưởng có thể đưa ra thảo luận chung. Về 1 và 3, trong Wikipedia:Độ nổi bật (người) không hề nhắc tới vị trí của ông này (tức bí thư đảng ở cơ quan ngang bộ và thứ trưởng). Còn 2, việc là tổng biên tập một tờ báo điện tử không phải là một điều gì thật sự nổi trội với rất nhiều tổng biên tập báo giấy/ báo điện tử khác. Én bạc (thảo luận) 08:13, ngày 8 tháng 9 năm 2020 (UTC). Thứ trưởng Quốc phòng và Công an đều là tướng nên đủ chuẩn theo hàm tướng, còn thứ trưởng Công thương với Kế hoạch thì tôi sẽ đặt biển độ nổi bật nếu xét thấy không có thành tích gì ngoài chức vụ thứ trưởng. Én bạc (thảo luận) 17:04, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)
VietnamPlus tra rank Alexa hôm nay chỉ khoảng 20K, là thấp so với VnExpress (top 500), Vietnamnet (2500), Tuổi trẻ (2500), Thanh niên (3800). Giám đốc có phương án này nọ mà công ty lẹt đẹt thì cũng khó thể gọi là nổi bật. Thôi bạn cứ khăng khăng vậy thì tôi cũng mặc vậy, dành thời gian làm việc khác chứ sa đà tranh luận thế này không đi đến kết quả gì.Én bạc (thảo luận) 10:00, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)"

Câu hỏi: Có quy định đặc trưng nào tại Wikipedia:Độ nổi bật (người) dành cho nhân vật chính trị đặc thù tại Việt Nam không? Mong cộng đồng giải thích về trường hợp này. Cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 19:15, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn nào chưa ghé thì ghé cho ý kiến để có thể kết thúc cuộc biểu quyết này, hạn còn 2 ngày. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 21:21, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bỏ phiếu quyết ngay sát giờ đóng biểu quyết

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Thời gian tham vấn kết thúc. Mở biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:39, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn. Thời gian vừa qua, khi xem xét việc bỏ phiếu của một số thành viên tại mục bài viết chất lượng (BVCL, BVT, DSCL), tôi nảy sinh sự lo lắng về việc các thành viên có thể bỏ phiếu chống vào sát giờ đóng biểu quyết, hoặc trước khi biểu quyết kết thúc 3 đến 4 ngày. Trên lý thuyết, trước khi biểu quyết kết thúc dù là 1 phút, mọi thành viên đủ điều kiện vẫn có thể bỏ phiếu. Điều này rất có thể dẫn đến lạm dụng, tư thù cá nhân hoặc cố tình với mục đích triệt hạ đối phương. Trước khi vào nội dung chính, tôi muốn các bạn ghé qua một số thảo luận sau:

Trước tình hình cộng đồng thông qua việc hủy bỏ toàn bộ thời gian gia hạn của tất cả các biểu quyết, nhóm bài viết chất lượng bỗng nhiên lộ ra một kẽ hở rộng ngoác, nơi những thành viên "cơ hội" có thể lợi dụng điều này phục vụ cho ý định cá nhân của họ. Do đó, tôi mở thảo luận trình cộng đồng dự thảo cho cuộc biểu quyết sắp tới nhằm vá lỗ hổng (theo tôi là vô cùng nguy hiểm) này.

Dự thảo biểu quyết

Thời gian tối đa trước khi cuộc biểu quyết kết thúc

Đây là thời gian tối đa (tính bằng ngày) mà một thành viên có thể yêu cầu gia hạn. Tính từ thời điểm còn lại đến khi biểu quyết kết thúc.

  1. M1: 1 ngày
  2. M2: 2 ngày
  3. M3: 3 ngày
  4. M4: 4 ngày
  5. M5: 5 ngày
  6. M6: 6 ngày
  7. M7: 7 ngày

Thời gian tối đa có thể gia hạn

Đây là thời gian tối đa người yêu cầu được phép gia hạn để chỉnh sửa bài viết nhằm đáp ứng nhu cầu đề ra của phiếu chống.

  1. M1: 1 ngày
  2. M2: 2 ngày
  3. M3: 3 ngày
  4. M4: 4 ngày
  5. M5: 5 ngày
  6. M6: 6 ngày
  7. M7: 7 ngày

Thành viên có quyền gia hạn

  1. Mọi thành viên
  2. Mọi thành viên (nếu có chấp sự chấp thuận của người đề cử hoặc người viết chính)
  3. Chỉ người đề cử hoặc viết chính

Bỏ phiếu trong thời gian gia hạn

Một thành viên khác có quyền bỏ phiếu (chống hoặc thuận) vào biểu quyết trong thời gian biểu quyết đó đang được gia hạn hay không?

  1. Có (như các cuộc biểu quyết bình thường)
  2. Không (nhằm hạn chế việc tái diễn hành vi bỏ phiếu chống muộn vào sát giờ đóng biểu quyết (trong thời gian đang gia hạn))

Số lần được phép gia hạn trên 1 biểu quyết

  1. Một (cá nhân tôi thấy là quá đủ)
  2. Hai, ba, bốn...

Phần dành cho các thành viên thảo luận

Thời gian thảo luận là 7–10 ngày. Trân trọng kính mời các bạn đến xem dự thảo và cho ý kiến thêm, tránh trường hợp đến lúc biểu quyết lại nhốn nháo, khó xử.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:10, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wiki đã loại bỏ thời gian gia hạn vì vậy không có lý nào lại thêm thời gian để cách tính rối rem thêm. Thành viên bỏ thiếu thuận lẫn chống phải bỏ trước 3 ngày kết thúc, vậy là ổn. Như ví dụ NXL bỏ trước 5 ngày vẫn là thời gian vừa đủ cho thành viên nâng cấp bài.  A l p h a m a  Talk 13:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nên nhớ, kết quả một cuộc biểu quyết vẫn có thể bị thay đổi bằng kết quả của một cuộc biếu quyết khác. Ngoài ra, dự thảo quy định mới chỉ áp dụng riêng cho mục bài viết chất lượng (BVCL, BVT, DSCL). Tôi đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người đề cử trong trường hợp việc bỏ phiếu chống "muộn" thực sự diễn ra. Bạn nên đọc hết toàn bộ dự thảo trước khi có ý kiến thêm. Tôi sẽ ghi nhận ý kiến của bạn và coi đó là một quan điểm (mặc dù nó không mang tính xây dựng cho lắm) :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:18, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có thể bạn cho rằng 3 ngày là đủ, người khác lại cho rằng 5 ngày, người kia 7 ngày. Một cuộc biểu quyết dựa trên sự tổng hợp kết quả của các quan điểm là hoàn toàn phù hợp và đảm bảo tính tự do, công bằng cho tất cả thành viên. :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:20, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hãy làm một cuộc cách mạng: dẹp bỏ thời gian tối đa, chỉ giữ thời gian tối thiểu với các biểu quyết đánh giá bài viết. Sau một thời gian tối thiểu, nếu không còn ý kiến phản đối thì xem như bài được đồng thuận gắn sao, còn nếu vẫn còn phản đối thì cứ để nó nằm đó cho đến khi bài đã thực sự hoàn thiện và giải quyết hết các điểm gây phản đối. Hãy biến các cuộc biểu quyết này chỉ đơn giản là thành một quy trình đánh giá bài viết dựa trên đồng thuận bằng cách thảo luận thông thường. --minhhuy (thảo luận) 13:23, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thời gian tối đa = Thời gian tối thiểu thì nó bằng đúng thời biểu quyết rồi còn gì, 2 khái niệm này có gì khác đâu mà dẹp bỏ?  A l p h a m a  Talk 13:25, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Sao lại không? Hiện tại một biểu quyết có thời hạn tối đa 30 ngày, sau 30 ngày sẽ buộc đưa ra kết quả cuối cùng là được sao hay không được sao. Đề xuất của tôi là: sau 30 ngày mà vẫn còn ý kiến bất đồng thì thảo luận vẫn diễn ra như thường, giải quyết xong thì mới có kết quả (nhưng trước 30 ngày thì không thể có kết luận nào, ý của tôi khi dùng từ "tối thiểu" là vậy). --minhhuy (thảo luận) 13:27, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ôi lâu lắm Minh Huy hơi, còn rườm rà phức tạp và tranh cãi nữa. Đã kết thúc thì kết thúc luôn, 1 biểu quyết đề cử mấy chục lần chả được. Thất bại lần này thì lần khác có gì đâu?  A l p h a m a  Talk 13:29, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy chúng ta đâu phải vội vàng gì, mà cốt là để cho bài viết được hoàn thiện nhất có thể, cũng không gây cảm giác ức chế hơn thua, hay như tình huống mà người đề xuất đang đặt ra ở việc bỏ phiếu sát giờ, vô tình biến quy trình này trở thành một cuộc thi thố (để mà phải có thời gian về đích). Chỉ cần sau 30 ngày mà không còn điểm nào tranh chấp thì bài nghiễm nhiên được chọn, còn nếu không thì quy trình đánh giá vẫn tiếp tục diễn ra. Một lý do chính để tôi đề xuất như vậy là muốn hạn chế bớt tính "biểu quyết" đi mà chú trọng nhiều hơn vào các thảo luận đồng thuận trong một khía cạnh mà vốn dĩ không nên nặng tính "biểu quyết". --minhhuy (thảo luận) 13:33, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thì tôi mới nói là bỏ phiếu chống thì bỏ trước 1 khoảng thời gian (bao nhiêu tùy cộng đồng) quyết định. Tôi nghĩ Én bạc chỉ nói vậy thôi chứ chẳng ai vô duyên làm vậy cả. Nếu bạn quan tâm xem Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu, một số điểm có vẻ khá "độc đoán".  A l p h a m a  Talk 13:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi rất thích quan điểm "cách mạng" của Minh Huy. Cộng đồng chúng ta thực sự cần một cuộc cách mạng. Trong khi dự án Wikipedia tiếng Anh đã tiến xa hơn rất nhiều thì dự án chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ ở mấy cái mớ bòng bong biểu quyết BVCL, BVT này. Thay vì mở biểu quyết 30 ngày rồi các thành viên vào đó cãi nhau inh ỏi, chạy đua với thời gian, tăng tốc "cho kịp phiếu chống" thì nên làm hẳn một cuộc thảo luận để từ đó các thành viên cùng nhau góp ý để bài viết đi đến chất lượng tốt nhất. Mục tiêu cốt lõi vẫn là tăng chất lượng bài chứ không phải "nộp bài đúng hạn". Mặc dù vậy, khi cộng đồng vẫn còn quá quen với cơ chế/quy trình gắn sao ở nhóm bài viết chất lượng thì việc "thay áo" vẫn là một bài toán nan giải. Tranh luận muôn đời giữa nhóm "cách tân" và phe "bảo thủ" lúc nào cũng phức tạp và khốc liệt. Ý tưởng của Minh Huy không quá xa và hoàn toàn nằm trong tầm với. Tuy nhiên, trước khi "cách mạng" diễn ra, chúng ta vẫn nên tập trung vào việc vá các lỗ hổng trước.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:36, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@AlphamaNguyenhai314: Tôi thấy không nên có quy định nào về việc bỏ phiếu trước hạn chót bao lâu, vì nó ảnh hưởng đến quyền của người bỏ phiếu (tôi thì chú trọng cả người đề cử/xây dựng bài lẫn người bỏ phiếu) và nảy sinh tệ nạn quan liêu. Lấy ví dụ thế này: tôi rất bận rộn với cuộc sống thực, tình cờ vào Wikipedia thấy có cuộc đề cử bài viết chất lượng cao, nhưng đọc bài thì phát hiện hàng tá lỗi còn đó, cảm thấy không nên để bài thế này mà lên Trang Chính hay được xem là tiêu biểu "làm gương" của dự án, ngặt nỗi ngày mai là hạn chót biểu quyết. Tình huống như vậy tôi biết làm thế nào? Nhắm mắt cho qua để bài được chọn bất chấp còn nhiều lỗi? (vì dù gì tôi có bỏ phiếu cũng không được công nhận với thời hạn sát nút). Không thể trách tôi bỏ phiếu sát giờ vì việc tham gia Wikipedia của tôi là tình nguyện, và việc chỉ ra sai sót của bài cũng là một việc tình nguyện, tôi không được gì lại còn mang tiếng? Vậy nên tôi vẫn cho rằng việc bỏ thời gian tối đa của biểu quyết đi để bài nếu còn lỗi thì tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi hết lỗi và gắn sao, việc này có lợi cho bài viết, có lợi cho người đề cử/xây dựng bài (không chịu áp lực thời gian) mà có lợi cho cả người tham gia cho ý kiến (không bị mang tiếng là gây áp lực thời gian). --minhhuy (thảo luận) 13:59, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không. Biểu quyết mà tôi dự định không hướng vào việc buộc người bỏ phiếu phải bỏ trước hạn bao lâu. Biểu quyết này hướng về đối tượng là người đề cử/viết bài. Tôi tạo cơ hội cho phép họ có quyền gia hạn biểu quyết trong trường hợp phiếu chống được bỏ quá sát nút hoặc cận kề thời gian. Về cơ bản, anh bỏ phiếu vẫn có quyền bỏ sát nút, nhưng anh đề cử thì có quyền gia hạn. Lúc đó, anh yêu cầu gia hạn có quyền sử dụng quyền chính đáng của mình hoặc im lặng để biểu quyết kết thúc. Ý tưởng này có lợi cho người bỏ phiếu, cũng có lợi cho người đề cử/viết bài. Về cơ bản, nó tương đồng phần nào với đề xuất của bạn, điểm khác biệt lớn nhất là "giới hạn về mặt thời gian giới hạn về số lần gia hạn".  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:09, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi hiểu ý của bạn, hiện thời là ổn nhất, không thì ngó xem Đức Anh đề cập kìa, nhìn cậu ta vạch ra còn dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, vế sau bạn lại có thể bị lạm dụng, bạn bảo giải quyết hết vấn đề tranh chấp sau đó thì có vẻ ổn, nhưng lỡ như mọi bên không chịu giải quyết hoặc "nhây" ra đó thì bao giờ mới kết thúc được việc giải quyết, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm? Việc này còn làm người đề cử mệt mỏi hơn, tinh thần của bạn thì tốt, nhưng đâu phải ai cũng có thiện chí? Khi người ta đã cố ý thì quy định nào cũng có khe hở hết, 1 ngày tôi đưa 1 lý do tranh chấp (ai thắc mắc bảo bận mai đưa tiếp), 20 lý do thì 20 ngày, bạn "nhây" được không? Thời gian đã kết thúc thì kết thúc cho gọn nhẹ hơn, mà bạn chỉ cho tôi biểu quyết nào của tiếng Anh mà cần phải giải quyết tranh chấp khi đóng? Nếu nói dự án tiếng Anh đi trước thì cần bằng chứng mắt thấy tai nghe?  A l p h a m a  Talk 15:22, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Alphama: Đó là đề xuất của riêng tôi nghĩ ra chứ không liên quan gì đến "dự án tiếng Anh" nào cả, có lẽ bạn nhầm tôi với Nguyenhai314. --minhhuy (thảo luận) 16:42, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi xin mạn phép đưa ra 3 phương án sau:

  • Vẫn để quy định là 30 ngày, không gia hạn, những phiếu chống chỉ có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 27.
  • Vẫn để quy định là 30 ngày, được phép gia hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày đóng biểu quyết, những phiếu chống có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 30.
  • Vẫn để quy định là 30 ngày, được phép gia hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày đưa ra lá phiếu cuối cùng, những phiếu chống có hiệu lực từ ngày 1 đến ngày 30.

Xin mọi người cho ý kiến. Đức Anh (thảo luận) 13:34, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Tôi đã có dự tính chặn sự việc này từ lần thông qua quy chế, gia hạn thời gian cho các thành viên có thời gian sửa bài, thành viên chống thì được phép cản bài viết kể cả ở phút 90. Ý tưởng gia hạn cho mọi người cơ hội viết bài/cản bài có chất lượng tồi. Tuy vậy, biểu quyết đi trước đã "đạp đổ" hoàn toàn ý định này. Hiện lại có đề nghị "xây lại" bức tường. Đây là bài học quý cho việc cần suy tính kỹ trước khi đồng thuận, tránh "đập đi xây lại", tốn thời gian, thêm tranh cãi. ✠ Tân-Vương  17:21, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Phức tạp hóa thêm quy định chỉ vì một số trường hợp riêng lẻ theo tôi là điều không nên. Những thành viên có hành vi bỏ phiếu vào phút chót lặp đi lặp lại nhiều lần có thể bị xử lý theo quy định về Thái độ văn minh, nên trong trường hợp này việc thay đổi quy định có vẻ còn không cần thiết. B nhắn gửi 23:13, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Viiệc xử lý theo thái độ văn minh theo tôi là không cần thiết và ngăn trở sự tự do của người bỏ phiếu. Trong một vài trường hợp, người bỏ phiếu lâu ngày không xuất hiện, đến cuối biểu quyết lại "thò đầu ra". Nếu bài viết quá tệ, chẳng lẽ họ lại màng đến "thái độ văn minh" mà để bài viết được gắn sao. Một vấn đề khác, bao nhiêu "lần" thì được coi là vi phạm "thái độ văn minh"? Và tại sao bỏ phiếu "trong thời gian biểu quyết còn hiệu lực" lại vi phạm "thái độ văn minh"? Ngoài ra, thực tế đã chỉ ra rằng, nếu con người gặp phải sự ức chế sẽ tác động rất lớn đến tâm lý. Người ứng cử gặp phiếu chống ngay sát giờ biểu quyết liệu có dũng cảm để ứng cử lần tiếp theo? Dự thảo này xây dựng dựa trên sự "dung hòa" giữa nhóm "bỏ phiếu" và "đề cử", cho phép người bỏ phiếu có thể bỏ phiếu vào bất kỳ thời gian nào họ muốn và cho phép người đề cử tự do hơn về mặt thời gian. Nếu xem hành vi "bỏ phiếu chống muộn" là một dạng "vi phạm thái độ văn minh" thì cũng nên xem xét hành vi rút biểu quyết giữa chừng khi có hàng chục người đang tham gia thảo luận? Vấn đề không phải hành vi người đó ra sao, mà là điều đó "hợp quy" hay không. Miễn là hợp quy, hãy giả sử hành động của họ là thiện ý.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:30, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tuyệt vời! Nếu đã giả sử hành động của họ là thiện ý, thì lại càng không có lý do gì để thay đổi quy định cả. Trong số rất nhiều biểu quyết nội dung tốt và nội dung chọn lọc đã và đang diễn ra, bạn đếm được bao nhiêu biểu quyết mà việc thay đổi quy định như bạn đề ra sẽ giải quyết được một vấn đề gì đó? Cái ý chính mà tôi muốn nói là tôi chưa thấy sự cần thiết của việc thay đổi quy định này, mà ý kiến của tôi cũng chỉ là một ý kiến chủ quan thôi, có gì đâu. :). B nhắn gửi 23:35, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Không cần thiết. Chỉ cần "common sense", hở ra cái gì cũng phải đặt ra quy định hết thì chắc phải bầu bán liên tục và cả đời. Chúng ta đã có những quy định như Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống để tránh các trường hợp quy định bị lạm dụng.
    Còn riêng về vụ BVCL/BVT, nếu thất cử có thể đề cử lại lần 2, lần 3 vân vân mà lo gì? Có bài đề cử lần thứ 4 mới thành công. Còn riêng tôi thì thật sự mà nói tôi không quan trọng cho lắm. Sao vàng, sao bạc chỉ là cái mác dù có hay không nó cũng không làm thay đổi được chất lượng thật sự của bài viết. Bài viết chất lượng là được, tất cả những thứ còn lại chỉ là phụ (có cũng được; không có cũng chả sao). SicMundusCreatusEst (thảo luận) 14:48, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Rạp chiếu phim Uciecha và loạt bài tương tự

Theo cuộc thi yêu Ba Lan mà những bài viết về những địa điểm này đang tăng lên nhanh chóng. Đặt ở wiki của nước bản địa, những bài này hoàn toàn không có vấn đề. Nhưng ở wiki tiếng Việt thì rõ ràng những bài này không đủ độ nổi bật. Mình đã đặt một biển đề nghị xóa trong bài này nhưng vẫn muốn nghe ý kiến của mọi người về những bài tương tự. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 14:27, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ôi thế thì có nhiều bài ở ngay enwiki cũng không mang tính đại chúng lắm. Meigyoku Thmn (💬🧩) 15:08, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tại sao cứ phải lấy enwiki làm chuẩn cho tất cả tiêu chuẩn? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 15:14, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không có chuyện "Wiki của nước bản địa", Wikipedia là của ông Wales ở bên Mỹ. Rất nhiều bài viết trên wiki ở mọi ngôn ngữ đều không mang tính đại chúng (ví dụ cứ lấy mấy bài liên quan đến Nhật Bản là ra cả rổ mà người Việt còn chẳng biết mấy đâu), nhưng vẫn đảm bảo nổi bật, vì tài liệu về nó nhiều và mang tính hệ thống cao, chỉ cần thế là đủ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 03:55, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412 Tôi nghĩ đơn giản nhất bạn hãy cứ đặt bản mẫu độ nổi bật ở những bài viết bạn thấy lấn cấn, chứ việc này mình không thể xét đại trà được mà phải xét vào từng bài một. Tiểu Phương Bluetpp 04:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý lắm. Nên nhớ đây là wikipedia tiếng Việt chứ không phải wikipedia Việt Nam, nên không có khái niệm "bản địa"? B nhắn gửi 22:56, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhờ cộng đồng cho ý kiến về biểu quyết mới Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt. Trước đó vấn đề đã thảo luận tại Xây dựng quy chuẩn giải quyết tranh chấp + hệ thống phân loại nguồn.--Nacdanh (thảo luận) 14:36, ngày 11 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề ăn cắp bản nháp

Việc một thành viên ăn cắp bản nháp của thành viên khác rồi tạo bài (mà không có sự cho phép) thì nó có thuộc dạng "Vi phạm bản quyền" không? Và liệu bài đó có nên xoá đi? Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 09:47, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Theo tinh thần của Wikipedia thì việc này có vẻ không vi phạm bản quyền nhưng vi phạm thái độ văn minh. Đức Anh (thảo luận) 09:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Sao lại không? Việc một người chôm ý tưởng của người khác mà không xin chép thì đúng là vi phạm bản quyền rồi Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 09:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn phải hiểu là đăng ở đâu, ví dụ báo chí này nọ có tuyên bố bản quyền. Chứ bài nháp trên wikipedia làm gì có khái niệm "bản quyền". Tôi cũng từng có những bài đang nháp dở đã được/bị thành viên khác đem tạo bài mới, nhưng thôi kệ đi. Caruri (thảo luận) 09:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn bị như vậy là bạn buộc người khác phải chịu như bạn? Chưa kể bạn còn bê bài đó vào không gian tên thành viên khác. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 09:59, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Baoothersks: Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên di chuyển trang bị ăn cắp đến trang nào đó (sai tên), rồi đặt biển xóa nhanh. Tiếp đó, bạn di chuyển trang nháp của bạn vào tên trang bị ăn cắp đó. Mình từng thấy 1 vụ tương tự, không biết nhớ có đúng không nữa. – OneOtherLight  See that light💡  10:00, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Sai tên thì bảo quản viên họ chuyển lại đúng tên, họ ngu đâu mà đi xóa như cái máy những bài đặt biển Chờ xóa. Caruri (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kiểu du di một tí, chứ ăn cắp thế này làm sao được :< – OneOtherLight  See that light💡  10:07, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cái này là ứng xử giữa các thành viên với nhau thôi, chứ làm gì có quy định xử phạt kẻ đi ăn cắp "nháp" của người khác. Một bài của tôi đang dịch một bảo quản viên cũng hấp tấp đăng lên khi tôi đang viết dở đấy, nhưng kệ đi, sau đó tôi chán không dịch tiếp bài đó nữa, giờ hiện trạng nó là cụt thun lủn sau khi bị xóa đi phần dịch dở. Caruri (thảo luận) 10:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyện nào ra chuyện nấy, không chuyện nọ xọ chuyện kia. Đây rõ ràng là bản nháp của người khác, nhưng bạn lại tự nhận "Bài do bạn dịch" và bạn CẤM người khác xóa hay sửa đổi? Đây là thái độ tham gia Wiki của bạn? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:05, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn bị sao mà tự dưng vu khống tôi thế hả? Caruri (thảo luận) 10:07, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Căn cứ theo thời gian xuất hiện của các bản nháp, rõ ràng tác giả là bạn @Baoothersks, tất cả những gì tôi nói đều căn cứ theo những tóm lược sửa đổi mà bạn viết. Mời bạn đưa ra chứng cứ phản biện. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn nhìn lại tên đi và nên xin lỗi tôi vì tôi chẳng liên quan gì đến cái bài bạn đang nhắc đến cả. Caruri (thảo luận) 10:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thật lòng xin lỗi bạn. Vì tôi hay có thói quen đọc lướt nhanh chữ cái đầu nên nhầm lẫn. Xin lỗi bạn một lần nữa! ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:14, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tại Wikipedia, "nội dung được phát hành theo CC BY-SA 3.0, ngoại trừ khi có ghi chú khác" tức là làm gì đi nữa cũng phải ghi công người viết. Tương tự như việc dịch bài từ ngôn ngữ khác cũng phải ghi chú trong trang thảo luận là bài dịch và phải liên kết đến bài gốc. Tuy chưa có quy định chính thức nhưng cứ áp dụng cái giấy phép của Wiki thì rõ ràng việc lấy bản nháp của người khác để tạo bài mà không xin phép cũng như chẳng hề ghi rõ là người này người nọ viết tức là ăn cắp.-- 10:08, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Rõ ràng không chỉ căn cứ theo quy định của Wiki mà còn là căn cứ theo ứng xử văn minh giữa người với người thì việc dùng bản nháp của người khác và tự nhận là bản dịch của mình rõ ràng là hành vi ăn cắp rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:13, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Ăn cắp" chỉ xảy ra khi cái đó thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc của một ai đó. Tuy nhiên trong Wiki lại không có việc một người được phép sở hữu bài viết. (Mặc dù không có chuyện được sở hữu tuy nhiên những đóng góp của bạn sẽ được "ghi công"). Đức Anh (thảo luận) 10:17, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là thành viên này "chôm" bản nháp để tạo bài mới mà không "ghi công" người viết.-- 10:19, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
"Ghi công" bởi Wikipedia! Đức Anh (thảo luận) 10:22, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Giấy phép bản quyền đã nêu rõ việc sử dụng phải ghi công. Nhưng đằng này không những @Cagiany không ghi công mà còn tự nhận là mình dịch thì tính chất không khác gì vi phạm bản quyền và ăn cắp rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:23, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@A: Thế theo bạn "ghi công" thế nào? Wikipedia không thể ghi credits vào bài viết, chẳng lẽ viết mấy dòng ở thảo luận: 90% bản đầu tiên do X dịch đấy, tôi dịch 10% còn lại? Caruri (thảo luận) 10:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu thành viên đó tạo bài một cách thiện ý thì tôi còn chấp nhận, chứ bạn ấy cứ nói rằng bài đó là do bạn ấy tự dịch thì ai mà chấp nhận được. Tuy tôi không muốn nói, nhưng hành vi này đúng với câu "vừa ăn cắp vừa la làng" đấy. Đã vậy, những phần tôi chưa dịch thì bạn ấy lại copy từ GG rồi paste vô bài, hòng phản biện lại tôi. Thật là trắng trợn Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:25, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Kinh nghiệm rút ra: lần sau viết gì thì "đặt gạch" quả sơ khai một hai câu thôi, không nên đợi viết hết mới ộp cả bài. Caruri (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vì chưa có tiền lệ, vậy các BQV sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?

  • Để nguyên, người bị "trộm trứng" sẽ ấm ức
  • Xóa bài hiện tại đi, trả lại "trứng" cho người bị "mất trộm", cảnh cáo "kẻ trộm". Tuy nhiên "kẻ trộm" hoàn toàn có thể đặt quả trứng khác của mình vào ổ, nhỏ thôi, có nghĩa dịch vài ba câu sơ khai, thế là được credit "người tạo bài"

Caruri (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bản quyền thực sự là một vấn đề vì Wikipedia giống như một "công xã nguyên thủy" vậy! Mọi người không thể sở hữu các bài viết trên Wikipedia (vì nó là của chung), do vậy không bao giờ có thể bị ăn cắp. Wikipedia vẫn "ghi công" cho những người đóng góp. Tuy nhiên, khác với các bạn nói, ghi công của Wikipedia ở đây có lẽ chỉ dừng lại ở việc hiện lịch sử trang. Dấu tích của các sửa đổi hiện lên tại trang lịch sử chính là sự ghi công. Chứ "ghi công" không phải là: "À! Tôi sửa đổi trang này! Nếu bạn copy trang của tôi thì bạn phải ghi rõ tôi là người sỡ hữu!". Đức Anh (thảo luận) 10:30, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy đồng ý với ý kiến này. Khó thể định nghĩa "ăn cắp" ở đây. Đó là ứng xử giữa các thành viên với nhau thôi. Tất nhiên ông nào đi ăn trộm nhiều, gây ức chế cho các thành viên thì chắc cũng sẽ bị xử (vì vi phạm "thái độ văn minh" chăng?). Caruri (thảo luận) 10:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không đồng ý 100% quan điểm này. Nếu sự việc chỉ dừng lại ở việc "sử dụng" bản nháp của người khác khi chưa có sự cho phép, tôi cũng sẽ không quy chụp nó là "ăn cắp". Tuy nhiên người "trộm trứng" ở đây lại tự nhận đây là trứng của họ và tỏ thái độ đe dọa với người "mất trộm", sự việc đã đi theo một hướng khác rồi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 10:35, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thật sự quy định của Wikipedia vẫn còn nhiều lỗ hổng cần vá. – OneOtherLight  See that light💡  10:36, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Giờ có lẽ nên yêu cầu thành viên đó ngừng sửa đổi, để nguyên trang đó đi. Để khi nào tôi dịch hết rồi sẽ paste qua trang đó Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:42, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không liên quan nhưng mô tả với "xã hội cộng sản" thì hơi khập khiễng, vì chủ nghĩa cộng sản là nói về sở hữu chung tư liệu sản xuất, chứ không phải là sở hữu nói chung. Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:43, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tóm lại, nếu xét ra có thể xử vụ "trộm trứng" này vi phạm ở mục Wikipedia:Thái độ văn minh với lý do "Dối trá" (nhận bản dịch của người khác là của mình) không nhỉ? Caruri (thảo luận) 10:56, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy lý do này khá khiên cưỡng, gượng ép. "Dối trá" là một cụm từ mang tính chủ quan, thiên kiến cá nhân. Khi nào thì một người "dối trá"? Ngoài ra, trong quy định thì cụm từ này lại còn được sử dụng một cách quá chung chung. Nếu đem lý sự này để "trảm" thành viên rất dễ gây ra một vụ lùm xùm lớn hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Tôi không muốn bàn về vấn đề bản quyền vì đây là một đề tài phức tạp, nhiều tranh cãi. Tôi đặc biệt quan tâm sự thiếu vắng cơ chế bảo vệ thành viên, dẫn đến những mâu thuẫn tương tự có thể diễn ra trong tương lai. Tiền lệ đã có rất nhiều vụ "chôm bản nháp" diễn ra công khai và kết quả lúc nào người viết bài cũng chịu bất lợi, trong khi những thành viên khác lắc đầu ngán ngẩm hoặc im lặng làm ngơ. Người viết bài lúc nào cũng được "khuyến khích" viết ở trang nháp nhưng khi bản nháp bị "chôm" thì những "vị ưa khuyến khích" lại biến đâu mất. Trường hợp người viết bài đăng thẳng vào trang chính thì lại bị gán cho những bản mẫu đại loại như "chất lượng kém", "cần biên tập", "cần chú thích" hoặc khi đang cặm cụi viết thì bị anh nào vào sửa một cái... đùng. Mất hết. Do đó, trang nháp là nơi các thành viên sử dụng để chỉnh sửa bài viết lâu dài, mang lại chất lượng "tốt nhất" để cộng đồng có tài liệu khảo cứu, nhưng sự bất nhất giữa "trang nháp" và "trang chính của chung" vô tình đẩy chính những tình nguyện viên của dự án vào thế thấp thỏm, sẵn sàng "giữ của". Điều này rõ ràng làm giảm chất lượng dự án, gây ra sự bức xúc không đáng có.

Từ vụ Okokokokokkkk1 chôm bài viết của thành viên Truy Mộng đến vụ việc lần này, tôi có lý do để quan ngại về tính hiệu quả của quy định hiện hành trong việc bảo vệ các thành viên của dự án, dẫn đến hiểu lầm, bức xúc và mâu thuẫn giữa các thành viên, ngăn trở các thành viên xây dựng từ điển bách khoa một cách lành mạnh. Do đó, tôi sẽ sớm đưa vấn đề này ra thảo luận và mở biểu quyết nhằm chấm dứt vấn nạn nhức nhối trên.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Mặc dù từ sau vụ bài nháp của tôi bị trộm như Nguyenhai314 đã nói thì tôi cũng có phương án là viết nháp trên trực quan, xong chuyển sang chế độ mã nguồn copy và paste toàn bộ mã nguồn đó vào trang Microsoft Word, rồi save file mã nguồn đó vào máy tính. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp cấp thời, tôi nghĩ nếu thành viên sợ bài nháp của mình bị chôm chỉa thì mong rằng BQV... cho phép khóa trang nháp đặc biệt của thành viên lại, và có quy chế xử phạt những hành vi trộm bản nháp, có thể xem là cư xử kém văn minh thế này. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 11:22, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Khóa vẫn xem được mã nguồn mà bạn Truy Mộng. – OneOtherLight  See that light💡  11:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
À nhầm, xin lỗi bạn. ^^ Khóa thì cũng chả chặn được copy paste. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 11:26, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Việc khóa trang nháp hoàn toàn không có hiệu quả. Thành viên có thể nhấn nút "xem mã nguồn" và sao chép toàn bộ nội dung trong đó. Quan trọng chúng ta không có quy chế nào cho hành vi này. Hai lý lẽ có sức thuyết phục nhất là "thái độ văn minh" và "vi phạm bản quyền" phần nào đều khá khiên cưỡng và không đủ sức thuyết phục. Xây dựng một quy định mới trám vào lỗ hổng này là một việc cần thiết, hợp lẽ, nhằm triệt tiêu hoàn toàn dạng thức mà theo tôi là "phá hoại mới" này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:27, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Hoàn toàn đồng ý với bạn Nguyenhai314, rõ ràng nếu quy định có lỗ hổng thì phải vá lại, nếu không sẽ có hậu quả dài lâu về sau. – OneOtherLight  See that light💡  11:29, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo như thảo luận thì ta cần làm rõ thêm vấn đề. Tôi sẽ đưa chủ đề sang Wikipedia:Thảo luận để bàn luận tiếp.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ngoài lề: các thành viên hạn chế dùng sai từ "quan ngại" giùm, từ bộ Ngoại giao Việt Nam truyền bá đến các BQV ở đây như Thiên Đế, Alphama, Violet, A... rồi giờ đến cả thành viên. Nghĩa gốc từ Hán Việt đó không phải là "quan tâm" + "lo ngại" đâu. Ở đây có chút giải nghĩa về "hàng thật" và "hàng nhái". Muốn nói ý "lo ngại" thì dùng thẳng từ đó ra. Caruri (thảo luận) 11:33, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hóa ra từ trước đến nay dùng sai từ ngữ. Tôi sẽ điều chỉnh lại "cách dùng từ" của mình cho đúng chuẩn :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:41, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nếu người Nhật có thể viết tắt "kinh bang tế thế" thành "kinh tế", thì tại sao người Việt không thể viết tắt "quan tâm lo ngại" thành "quan ngại"? Mời xem tất cả các nghĩa của "kinh tế" ở hvdic. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@MeigyokuThmn: vì wikipedia không sáng tạo ra cái mới. Từ việc dùng từ sai của bộ Ngoại giao ("quan ngại sâu sắc" bla bla) mà phổ biến cho toàn dân dùng sai. Nếu chục năm nữa từ này đi vào từ điển thì OK, vì ngôn ngữ nó không nằm yên mà luôn thay đổi, còn giờ chưa có trong từ điển thì không nên dùng (một vài từ điển online tự đưa vào, tất nhiên là không khả tín). Ngay trong trang bạn dẫn ra thì quan ngại hoàn toàn không có nghĩa quan tâm + lo ngại. Ngày mai tôi dùng "quan lắng" với nghĩa "quan tâm + lo lắng" liệu có ổn? StorKnows mà biết sẽ thắc mắc tại sao tôi dùng "được" thay "bị" mà tôi lại "được" cấm? Caruri (thảo luận) 19:12, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mạn phép tham gia thảo luận. @MeigyokuThmn: "Kinh tế" là ghép từ 2 chữ Hán-Việt. Còn cặp từ ghép: tuy "quan tâm" là Hán-Việt nhưng "lo ngại" không phải. Nên ghép lại thành "quan ngại" theo nghĩa đó là không đúng. Quan ngại nếu hợp thành từ ghép là từ 2 chữ Hán-Việt ghép lại, giống ví dụ "kinh tế" bạn đã dẫn. LTN.Canada (thảo luận) 20:37, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái này là "từ hỗn chủng", thậm chí còn có cả từ hỗn chủng mà không phải là từ ghép đẳng lập nữa cơ, một điều không hiếm lắm trong Tiếng Việt, không có bất cứ sự cản trở nào cho sự lai ghép này, lý lẽ duy nhất để phản đối cách dùng từ này thì chỉ còn là do vấn đề đồng âm dị nghĩa thôi. Còn hvdic, nó là tổng hợp của những từ điển rất cũ và không phản ánh từ Hán Việt trong Tiếng Việt hiện đại, mình đưa nó ra là để chứng minh từ "kinh tế" từng được sử dụng để viết tắt đến 2 cụm từ khác nhau, được sử dụng với những ý nghĩa khác nhau và không liên quan lắm đến khái niệm "Economy" ngày nay. Meigyoku Thmn (💬🧩) 11:40, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xem en:Wikipedia:Copying within Wikipedia. Không cần đặt ra quy định mới, chỉ cần dịch cho đầy đủ quy định đang thiếu là ổn thỏa. --minhhuy (thảo luận) 11:49, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế thì tuyệt quá. Nên triển khai ngay lập tức. Do quy định/hướng dẫn du nhập về nên tôi muốn xin ý kiến về việc đồng thuận.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  11:52, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo tiền lệ xưa nay trong quá trình cập nhật quy định/hướng dẫn thì chỉ khi nào quy định mới gây ra tranh cãi (như vụ về Trang thành viên gần đây) mới cần phải thảo luận để đồng thuận, bởi cộng đồng này không có đủ người để mỗi lần cập nhật quy định lại phải lôi ra xin ý kiến rộng rãi. Tôi nghĩ riêng vấn đề này do đã có tranh cãi nên tốt nhất là thảo luận đồng thuận như bạn đề xuất, nhưng sẽ không tính đây là một tiền lệ cho mỗi lần cập nhật quy định theo en.wp tiếp theo. --minhhuy (thảo luận) 12:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Như ý kiến Minh Huy. Tôi sẽ mở tiểu mục để các thành viên cho ý kiến ở dưới. Trong trường hợp tiếp tục không tìm được đồng thuận, chúng ta có lẽ phải cần đến biểu quyết.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:20, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến từ người trong cuộc

Tại sao các bạn lại ghép tôi tội 'trộm trứng'. Tôi chỉ mượn của bạn Legolas, và khi đó bạn Legolas không phản đối rõ ràng, chỉ có trên 1 dòng miêu tả sửa đổi thôi. Sau đó Legolas cũng không hề để ý đến chuyện đó - bằng chứng là Legolas không thảo luận về việc tôi mượn bài bạn ấy. Hôm nay tôi dịch thêm hơn 22.000 bytes - tự dịch thì bạn Legolas cùng một số bạn khác cùng nhảy vô lùi sửa như thật mặc dù đó là phần tôi tự dịch. Không dừng lại ở đó, bạn Legolas còn vu khống tôi vừa ăn cướp vừa la làng, vi phạm Wikipedia: Thái độ văn minh. Hơn nữa, hoàn toàn chưa có quy định về việc mượn bài của người khác trên Wikipedia tiếng Việt. Cho nên, mong các ADMIN hãy giải quyết trường hợp này công bằng và khách quan nhất có thể. Xin hết. Cagiany (thảo luận) 12:03, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biện hộ làm gì, ai cũng biết là bạn làm sai rồi, sửa sai thì ko sửa cứ la làng chống đối -.- Mekotsu (thảo luận) 12:06, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã giải quyết "công bằng và khách quan nhất có thể" tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Bút chiến tại bài Cowboy Bebop: The Movie. --minhhuy (thảo luận) 12:09, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cảm thấy có chút "bất ngờ" khi một thành viên "mới" lại rành rọt mã wiki và hiểu biết các "quy định" đủ để cáo buộc người khác là vi phạm Wikipedia:Thái độ văn minh. Tất nhiên điều gì cũng có thể xảy ra. Xin lỗi nếu có vô tình "xúc phạm" đến ai đó :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:09, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thành viên "mới" còn biết đến trùm rối Kayani mới ghê chứ :> – OneOtherLight  See that light💡  12:11, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có lẽ hơi muộn nhưng xin nhắn với bạn 1 điều, mượn khi chưa được sự đồng ý của người khác chính là ăn cắp. Không thân! ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 14:15, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận

Mời các thành viên cho ý kiến liệu chúng ta có nên du nhập en:Wikipedia:Copying within Wikipedia về dự án Wikipedia tiếng Việt hay không?

Ý kiến khác

  •  Ý kiến Mời các thành viên góp mặt trong cuộc thảo luận này: @Baoothersks, Đức Anh, Caruri, NhacNy2412, A, OneOtherLight, MeigyokuThmn, Truy Mộng, Trần Nguyễn Minh Huy, Cagiany, và Mekotsu: đến cho ý kiến. Đây là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta một quy định/hướng dẫn mới buộc một thành viên khi lấy nội dung từ bản nháp của thành viên khác khi đăng lên không gian chính phải ghi công tác giả.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:32, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ là trước hết cần dịch cho xong cuốn luật chống vi phạm bản quyền ngay chính không gian Wikipedia này trước đã rồi xem còn lổ hỗng chỗ nào thêm vào chỗ đó, hoặc sau một thời gian vẫn có thành viên cố lách luật thì trám tiếp. Tôi chưa nghĩ xa hơn được. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 12:54, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Quy định đề xuất chỉ đặt ra một giới hạn tối thiểu phải có cho việc sao chép nội dung bên trong Wikipedia một cách thiện ý, nó không thay đổi một nguyên tắc về hành vi mà cộng đồng có toàn quyền thảo luận và đúc kết ra với những trường hợp thiếu thiện ý. Việc lạm dụng quy định theo cách thiếu thiện ý (như liên tiếp sao chép nội dung của người khác với dụng ý chọc tức đối phương) vẫn có thể bị xử lý theo quyết định của cộng đồng, bởi chúng ta xây dựng một cộng đồng biên tập văn minh chứ không phải những cỗ máy viết bài. --minhhuy (thảo luận) 12:56, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nội dung đoạn đầu chỉ nhắc người "chôm" nội dung ghi tên nguồn sao chép ở đâu vậy là xong. Vì vậy, vụ này coi như người "chôm" chỉ cần ghi chỗ chôm và tên người bị chôm ở tóm tắt hay trang thảo luận bài là được. Có vẻ chưa diễn tả được sự búc xúc của "người bị chôm" và chế tài cần có để xử người đi chôm. Do đó, tất nhiên nạn đi chôm vẫn sẽ tiếp diễn, miễn ghi công là được, chôm chôm.  A l p h a m a  Talk 21:18, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Trước mắt thông qua hướng dẫn này làm nền cho những trường hợp "thiện ý" đã. Với những trường hợp "thiếu thiện ý" sẽ bổ sung sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  23:15, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Thành viên:Nguyenhai314 cái quy định Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống này là đủ để phòng tránh những trường hợp thiếu thiện ý. Các quy định nên có độ linh hoạt nhất định. Bạn không thể nào liệt kê ra "tất cả" các thứ có thể diễn ra trong tất cả các trường hợp trên đời này. Dù bạn có viết một cái luật dài 100 trang đi nữa nhưng nếu họ muốn thì họ vẫn có thể LUÔN LUÔN tìm ra cách để lách luật. Thế giới này nó thiên biến vạn hóa lắm, không ai có thể nghĩ ra tất cả các trường hợp vì đơn giản nó là vô tận.
    Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ vỏn vẹn có 4 trang giấy mà nó đứng vẫn suốt gần 250 năm tới tận bây giờ (là hiến pháp có tuổi thọ lâu nhất tới bây giờ vẫn còn được áp dụng). Hiến pháp này đã làm nền tảng cho Hoa Kỳ vươn lên vị trí cường quốc số 1 thế giới. Sự thành công của nó đã chứng tỏ làm luật thì nên súc tích và cần có độ linh hoạt. Nó ngắn gọn, linh hoạt, và đặc biệt là dùng "common sense". Hiến pháp mấy nước khác thì có cái dài mấy chục trang hoặc nhiều khi cả trăm trang, bị sửa liên tục và nhiều khi phải xóa hết để viết lại từ đầu. Bạn nghĩ đặt luật 100 trang thì sẽ tốt hơn luật 1 trang trong 1 vấn đề nào đó? SicMundusCreatusEst (thảo luận) 13:04, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

15:24, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Giải nhiệt, stress

Với nhiều vụ lùm xùm suốt mấy tháng qua (cãi nhau, bị cấm do rối, nhiều vụ bãi nhiệm, cách mạng quy định vân vân), chắc hẳn cộng đồng ta cần phải giải nhiệt. Tấu hài để giải nhiệt thì bị một số thành viên phản đối. Vậy theo tôi, cách giải nhiệt mới và vô hại và chắc chắn sẽ không ai phản đối là hãy "gửi những lời cảm ơn" tình thương mến thương cho nhau. Mỗi ngày hãy gửi 5 lời cảm ơn cho 5 thành viên khác nhau (tối thiểu; có thể gửi 100 nếu muốn) nếu thấy họ có những sửa đổi bổ ích như sửa bài, góp ý tốt vân vân.

Hiện Wikipedia chưa cho phép đếm tổng số cảm ơn mình đã nhận được (hiện chỉ có thể thấy tổng số cảm ơn mình đã gửi). Tuy nhiên tôi mới tìm ra được cách mới. Vô nhật trình cảm ơn của bạn (ví dụ nhật trình cảm ơn của tôi) rồi chỉnh limit lên 5000 (tối đa). Sau đó vô browser console (lên google để xem cách mở browser console; mỗi trình duyệt đều có cách mở khác nhau) rồi đánh cái code $('.mw-logline-thanks') này vô là bạn sẽ thấy được tổng số lời cảm ơn mà bạn đã nhận được suốt bao nhiêu năm. Lưu ý: ai có trên 5000 lời cảm ơn thì cần phải đếm tiếp ở trang sau và cộng lại để có con số tổng. Hy vọng tinh thần cộng đồng và hoài bão lớn về một Wikipedia vĩ đại chứa tất cả kiến thức của nhân loại sẽ mạnh mẽ hơn các tư thù cá nhân và mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 16:03, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  1. Một trò khá là hay ho, có khả năng tạo động lực tốt. Cảm ơn bạn nhiều ヾ(^▽^*))) ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ 16:10, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. Tôi 475 trái tim. <3  A l p h a m a  Talk 20:53, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. Tôi có 61 thôi, nên đếm bằng tay cũng được à, khỏi cần công cụ. B nhắn gửi 02:29, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. Tôi có dưới 100 nhưng cũng lười đếm nên dùng máy đếm cho nhanh. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 18:42, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. Em có 50 tim (@Mintu Martin là người tặng nhiều tim nhất), mong rằng sẽ có nhiều tim hơn nữa :3  Doku tám 10:44, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Làm cách nào để gỡ được logo cũ của page Sakurazaka46AKB48 Team TP ?

Mình đã chỉnh sửa trang của Sakurazaka46 vì nhóm đã đổi tên, nhưng logo cũ Keyakizaka46 vẫn không tài nào xóa được ?

☑Y Đã sửa bạn nhé! Đức Anh (thảo luận) 02:53, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vậy bạn sửa hộ dùm mình cho trang AKB48 Team TP được không ạ ? Chuyện cũng tuơng tự như Sakurazaka46 ấy. Kannweame7961 (thảo luận) 02:57, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã gắn lại logo đúng ☑Y. Đức Anh (thảo luận) 03:01, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lỗi giao diện di động của wiki

Xin chào mọi người. Khoảng 1 - 2 ngày nay, tôi có duyệt Thay đổi gần đây ở giao diện di động thì thấy nút [khác] để xem khác biệt giữa 2 phiên bản không trỏ đến trang xem khác biệt mà trỏ đến chính bài viết. Hiện lỗi này cũng xuất hiện ở enwiki. Hy vọng lỗi sẽ được khắc phục sớm. P.T.Đ (thảo luận) 17:03, ngày 14 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi tuần tra cũng gặp lỗi này, khó chịu thật Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 10:59, ngày 15 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hỏi

Tại sao các bạn thường xóa hoặc không chấp nhận đổi hướng từ trang tên phức tạp đến trang tên đơn giản? Giả định ví dụ " tạo trang Abe Cede (tổng thống Hoa Kỳ) để đổi hướng đến trang Abe Cede". (Đây không phải là một câu hỏi vu vơ là một câu nghiêm túc thu thập ý kiến của các thành viên) Đức Anh (thảo luận) 05:36, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vì không cần thiết và sẽ không ai sử dụng. Người dùng sẽ chỉ gõ những tên ngắn để được gợi ý những tên dài hơn đã có sẵn bài viết. Chẳng ai lại để gõ một cái tên rõ dài chỉ để mong gợi ý đến một tên ngắn cả. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:48, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bình luận:: Thí chủ nào ghé quá xin để lại  Ý kiến với ạ. Đức Anh (thảo luận) 09:59, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wikipedia Asian Month 2020

Wikipedia Asian Month 2020
Wikipedia Asian Month 2020

Hi WAM organizers and participants!

Hope you are all doing well! Now is the time to sign up for Wikipedia Asian Month 2020, which will take place in this November.

For organizers:

Here are the basic guidance and regulations for organizers. Please remember to:

  1. use Fountain tool (you can find the usage guidance easily on meta page), or else you and your participants’ will not be able to receive the prize from WAM team.
  2. Add your language projects and organizer list to the meta page before October 29th, 2020.
  3. Inform your community members WAM 2020 is coming soon!!!
  4. If you want WAM team to share your event information on Facebook / twitter, or you want to share your WAM experience/ achievements on our blog, feel free to send an email to info@asianmonth.wiki or PM us via facebook.

If you want to hold a thematic event that is related to WAM, a.k.a. WAM sub-contest. The process is the same as the language one.

For participants:

Here are the event regulations and Q&A information. Just join us! Let’s edit articles and win the prizes!

Here are some updates from WAM team:

  1. Due to the COVID-19 pandemic, this year we hope all the Edit-a-thons are online not physical ones.
  2. The international postal systems are not stable enough at the moment, WAM team have decided to send all the qualified participants/ organizers extra digital postcards/ certifications. (You will still get the paper ones!)
  3. Our team has created a meta page so that everyone tracking the progress and the delivery status.

If you have any suggestions or thoughts, feel free to reach out the WAM team via emailing info@asianmonth.wiki or discuss on the meta talk page. If it’s urgent, please contact the leader directly (jamie@asianmonth.wiki).

Hope you all have fun in Wikipedia Asian Month 2020

Sincerely yours,

Wikipedia Asian Month International Team 2020.10

Vu khống bỉ ổi và hèn hạ

Thành viên Mintu Martin vừa mới quay lại wiki đã có hành động vu khống bỉ ổi và hèn hạ tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Ted Bundy phiếu số 7. Tôi được bạn Violetbonmua cấp quyền auto và đã cam kết ko tấn công wiki nữa, nhưng cái tên WTL hình như có thù với bạn. Bạn xung đột với rất nhiều người sao lại nghĩ là tôi, bạn làm như trên wiki này bạn xung đột với 1 mình tôi chắc, tôi tấn công ai luôn có lý do. Bạn biết khôn thì xóa cái lá phiếu bố láo vu khống đó mau bằng không tôi tuyên chiến với bạn và bạn ko có ngày bình yên trên wiki - Ngài LLTD (thảo luận) 13:45, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ơ không không, bạn hiểu nhầm rồi. Tôi cứ tưởng bạn là WTL thật cơ, chứ không phải vu khống gì cả. Cá nhân tôi có rất quý mến WTL và nghĩ bạn chính là WTL, tôi mừng còn chưa hết nữa là. Nếu chuyện này là nhầm lẫn thì tôi xin rút phiếu, việc gì phải làm căng vậy.  Jimmy Blues  13:48, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chắc Mintu nhầm lẫn thôi, mong 2 bạn không quá căng thẳng. Chỉ là hiểu lầm nhau, hãy bỏ qua.  A l p h a m a  Talk 13:50, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tàn Kiếm là người khác, WTL thì kiểu như là tiền bối của LLTD. Bạn Mintu chắc mới ping 999+ ấy mà =]], không cần phải căng đâu. – OneOtherLight  ☀️See that light☀️  13:53, ngày 17 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:31, ngày 19 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Chúc mừng 20/10

Wikipedia tiếng Việt, nhưng mình vẫn cứ chúc mừng nhiều chị em phụ nữ trong cộng đồng của mình nhân ngày Phụ nữ Việt Nam nha :D -Trần Thế Trungthảo luận 02:26, ngày 20 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

So sweet!  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:28, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không biết có nhân tài nào (hoặc tập thể) có thể giúp đưa bài này thành bài viết tốt thậm chí bài viết chọn lọc không, tôi sẵn lòng vote.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:26, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi xin xung phong làm nhiệm vụ up hình lên infobox :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:21, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế là đủ rồi. Ko có gì phải đề cao quá, cô ấy chỉ là 1 nhà từ thiện, lấy tiền người khác đi phát, từ từ xem đã. Có phải anh hùng xả thân cứu nước hay gì đâu. 1 công việc bình thường. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Mời các thành viên đến cho ý kiến tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL). Ý kiến của các bạn rất quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển quy định này.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  12:30, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Important: maintenance operation on October 27

-- Trizek (WMF) (talk) 17:11, ngày 21 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Gộp bài

Tôi thấy bên enwiki đang biểu quyết xóa bài Doraemon in Vietnam & Doraemon in India với lý do đây không phải chương trình gốc của quốc gia & các phần trong bài như lịch sử phát hành manga, anime, tiếp nhận, ảnh hưởng nên chuyển sang bài chính để thông tin đa chiều, dễ tra cứu. Nó không đủ nội bật để tách thành từng bài riêng cho từng quốc gia. Mọi người nghĩ sao??? Viwiki có nên làm tương tự (vì tôi thấy các bài chính về Doraemon viwiki nội dung cũng bị thiếu về phần phát hành trong tiếng Việt). Còn về tôi, tôi nghĩ nên gộp hai bài DoraemonDoraemon (anime) lại làm một rồi đưa phần phát hành trong tiếng Việt vào để nội dung được đa dạng & chất lượng như itwiki. DoraMoon (thảo luận) 02:57, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hỏi

Tuy hỏi ở trang này hơi "không liên quan" và "lạc đề" nhưng chúng ta đang thừa nhân lực hay thiếu nhân lực trầm trọng? Đức Anh (thảo luận) 11:31, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thiếu thành viên đóng góp nhưng thừa tài khoản rối :)) — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 14:19, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thừa rối tấu hài, nhiều rối nghiêm túc chưa dẹp được. :D 2001:EE0:4BD7:9CF0:2447:8A51:8E3:A1E6 (thảo luận) 14:27, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tâm sự

Trời ơi, wiki đã xảy ra những chuyện gì vậy?!? Keo010122Talk to me 14:33, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bước sang tháng 10 năm 2020, Wikipedia xảy ra sự kiện Đại thanh trừng. Trong đó hàng loạt quan chức và thành viên cấp cao đều bị xử phạt. ĐẤNG TỐI CAO TOÀN VŨ TRỤ (Trò chuyện với Ngài) 14:39, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đầu tiên thì 2 BQV đã tuyên bố nghỉ hưu bao gồm Minh Huy và P.T.Đ, do vụ kiểm định của P.T.Đ về các BQV với một thế lực nào đó chưa rõ (vụ kiểm định đi đến ngõ cụt). Tiếp đó là thế lực vừa nói trên đã hoàn toàn hủy diệt A bằng một vụ kiểm đinh, kết quả A và JohnsonLee01 bị cấm vô hạn. Cũng trong tháng này, hàng loạt thành viên tích cực Wikibreak vì một vài lý do nào đó. Bên cạnh đó, các tài khoản rối nhảm nhí của AFKHaiDang và Autumn VN cũng bị cấm vô hạn, cả 2 tài khoản này đều bị cấm 3-4 tháng không thương tiếc. Đó là một số sự việc gần đây, bạn có thể xem ở Tin tức Wikipedia Tiếng Việt. 2001:EE0:4BD7:9CF0:2447:8A51:8E3:A1E6 (thảo luận) 14:45, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Có thể nói tính từ lúc khai sinh Wikipedia tiếng Việt tới bây giờ thì năm 2020 là năm bất ổn nhất. Nạn dịch máy clk tràn lan, nạn rối hoành hành, BQ bất tín nhiệm xảy ra liên tục, đấu tố liên tiếp dẫn đến nhiều thành viên bị cấm + BQV kỳ cựu phải nghỉ off dài hạn do stress, BQ thay đổi quy định liên tục. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:17, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Quả thật trong suốt năm 2020, đặc biệt là giai đoạn nửa cuối năm 2020 xảy ra quá nhiều vụ việc lùm xùm, làm cho cộng đồng này thất điên bát đảo. Đến tôi nhiều khi cũng chẳng hiểu mình đang "lạc trôi" ở đâu nữa! Phải chăng có mối liên hệ bí ẩn nào đó giữa thế giới đời thực đang kiệt quệ vì COVID-19 và những bất ổn của dự án suốt năm 2020 không nhỉ bạn Nguyentrongphu?  Jimmy Blues  03:11, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Khả năng cao là có "correlation" nhưng các nhà khoa học cần phải nghiên cứu kỹ để chứng minh sự liên hệ này. Ví dụ vụ Black Lives Matter ở Hoa Kỳ cũng một phần lớn là do dư chấn covid-19 gây ra. Thái Lan đang có biểu tình lớn và nhiều nước khác đang rất bất ổn hoặc biểu tình (do dư chấn covid-19). Wikipedia trên thực tế là một xã hội thu nhỏ nên cũng khó thoát khỏi dư chấn này. Tuy nhiên, covid-19 chỉ là một phần lý do. Không ngoại trừ khả năng năm 2020 có một nhóm rối nào đó đã rất thành công trong việc thao túng Wikipedia để đạt được mục đích riêng (nếu đây là thật thì năm 2020 là năm thành công nhất của đám rối). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:08, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Agnieszka Radwańska là ai?

Agnieszka Radwańska, một tay vợt người Ba Lan, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1989. Cô này nổi bật và đáng quan tâm tới mức nào mà Wiki để xuất hiện hẳn 2 bài Agnieszka Radwańska mùa giải 2015Agnieszka Radwańska mùa giải 2018 để nói về sự nghiệp qua từng mùa giải của cô ấy? Hơn nữa thành viên tạo bài này là NguyenThuNgan269 liên tục bị cấm vì dịch máy, hai bài này văn phong cũng không khá hơn, biển treo trên đầu cũng đã quan một thời gian. Tôi không biết đặt biển gì thêm cho hợp lý, mời mọi người thảo luận và mời các BQV nhận xét 2 bài này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:25, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể đặt biển nổi bật, vì đây là các bài nói về kết quả thi đấu của Agnieszka mỗi năm chứ không phải là bài nói về Agnieszka. B nhắn gửi 08:29, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đặt biển nổi bật về những bài "Ba Lan" bao nhiêu lần thì phần lớn là gỡ biển hoặc bị bỏ qua nên tôi muốn đưa hẳn ra đây một trưởng hợp mà tôi thắc mắc nhất ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:31, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể đưa ra Wikipedia:Biểu quyết xoá bài để BQ xóa. Hoặc treo bảng xóa nhanh nếu như bài đó rõ ràng không nổi bật hoặc có thể hợp nhất với bài chính khác hoặc bài có hiện tượng dịch máy không biên tập. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:11, ngày 23 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giới hạn tại phòng kiểm định

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Hết thời gian tham vấn. Sẽ có biểu quyết sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:50, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn, vụ việc Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/AWikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Nhóm Bảo quản viên giao diện đang là hai chủ đề "nóng" tại cộng đồng chúng ta thời gian qua. Nhóm tài khoản mang danh nghĩa "người mới" đã thực hiện một loạt các hành động mà theo một số người là "ném đá giấu tay hèn hạ". Trước tình thế thay đổi đòi hỏi có một quy định mới nhằm ngăn chặn việc kiểm định tràn lan, vô tội vạ và khuyến khích mọi người dùng danh tính thật hơn là đeo "mặt nạ", tôi trình cộng đồng một số điểm dự định sẽ đưa ra bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết sắp tới. Vì đây là một cuộc biểu quyết thay đổi quy định chính thức nên theo quy chế hiện hành, thời gian thảo luận sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Mọi người thoải mái đưa ra ý kiến. Tôi sẽ tổng hợp lại sau đó đưa ra cuộc biểu quyết sau.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  02:45, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Dự luật

Điều 1: Quy định thành viên có quyền mở cuộc kiểm định

  • Là thành viên tự xác nhận
  • Đã mở tài khoản ít nhất 30/60/90 ngày.
  • Số sửa đổi cần có: 500 sửa đổi, 1000 sửa đổi, 2000 sửa đổi, 3000 sửa đổi hoặc cao hơn.

Điều 2: Giới hạn số lần kiểm định trên 1 thành viên

Một thành viên mở kiểm định quá nhiều lần trên một đơn vị thời gian có được xem là lạm dụng và cần thiết giới hạn hay không?

  • Đề xuất: một thành viên không được mở quá 3/4/5 cuộc kiểm định trên 1/2/3 tháng.

Phần dành cho các thành viên thảo luận

  •  Ý kiến Ngay cả trang Tin nhắn cho BQV là nơi chuyên giải quyết đấu tố hàng ngày (và dù các BQV rất mong muốn hạn chế được điều này) thì một tài khoản mới mở 4 ngày là đủ điều kiện đưa ra yêu cầu rồi. Tôi cho rằng trang kiểm định chỉ cần dừng ở mức thành viên tự xác nhận tương tự Tin nhắn BQV là đủ (chức năng gần tương tự). Mở thêm quy định chặt chẽ làm gì trong khi ngay cả điều kiện mở BQ BTN chặt như vậy nhưng nếu không đủ điều kiện thì vẫn có thể nhờ người khác thay mặt mở. Thậm chí dùng IP đăng lên, ai thấy hợp lý và đồng tình thì có thể mở giùm, làm sao cản được? DHN cũng từng nói tại trang kiểm định rằng "không muốn tạo ra một hiệu ứng cản trở khiến những thành viên có nghi ngờ chính đáng không dám trình bày quan điểm của mình" và tôi đồng tình với quan điểm này vì bản chất Wikipedia vốn là tính mở. Việc giới hạn số lần đưa ra kiểm định cũng không cần thiết vì nếu yêu cầu vô lý, bằng chứng không đủ mạnh thì sẽ bị bác bỏ ngay lập tức. ~ Violet (talk) ~ 03:15, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vậy tức là bạn đồng tình với hành vi của nhóm tài khoản Minh Châu Trần, Người bí ẩn và Ngọn đèn trong đêm?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không đồng tình, nhưng tôi không ủng hộ vì một trường hợp như vậy mà siết quá chặt tính mở vốn có suốt 10 năm nay của phòng Kiểm định. ~ Violet (talk) ~ 03:23, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Violet một trường hợp đã quá là nghiêm trọng rồi, khiến cho 3 thành quản trị viên off dài hạn (A, PTD, Minh Huy). Số lượng BQV có tham gia giải quyết tranh chấp bây giờ chỉ còn vài người (các BQV còn lại đã rất nhiều năm chưa tham gia giải quyết bất cứ tranh chấp nào hết). Chỉ cần thêm 2 vụ tương tự như vụ này thì coi như cộng đồng này sẽ đổ vỡ. Lúc đó chả còn BQV nào đủ năng lực và sự điềm tĩnh để khống chế bọn rối chính trị tuyên truyền (vì họ đã bỏ đi hết rồi).
    Tôi là thành viên có thâm niên lâu năm và uy tín nên bạn B mới mở dùm. Làm gì có IP nào yêu cầu mở BTN mà có người mở dùm? Chả ai đồng tình với cuộc kiểm định do "người bí ẩn" này tạo ra cả do bằng chứng toàn là "rởm". Chỉ đến khi Thiên Đế đưa ra bằng chứng cứng thì DHN mới bắt đầu kiểm định. Nếu "người bí ẩn" nhờ người mở dùm thì cũng chả ai mở dùm đâu. Người nhờ mở dùm phải có uy tín gì đó thì mới có người mở dùm chứ làm gì có chuyện gặp ai cũng mở dùm?
    Những thành viên có nghi ngờ chính đáng thì chắc chắn chả phải thành viên mới. Vậy thì cứ lấy tài khoản chính yêu cầu kiểm định. Dùng IP và tài khoản ảo để làm gì? "Ném đá giấu mặt để làm gì"? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đồng ý với dự luật 1. 2001:EE0:4FCB:8B00:C193:A463:6A58:8918 (thảo luận) 03:29, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Hiện nay chưa có quy định về việc một số thành viên/cá nhân yêu cầu thực hiện kiểm định qua đường khác (email). Tôi thì luôn khuyên những thành viên muốn thực hiện yêu cầu cần phải đưa ra công khai, trừ khi có lý do chính đáng để không công khai việc này (thông tin cá nhân). Nếu quy định này được thông qua thì các KĐV xét những yêu cầu kiểm định kín như thế nào? NHD (thảo luận) 03:33, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    NHD chưa có quy định đồng nghĩa với việc chuyện đó không bị cấm. DHN có thể dùng khả năng đánh giá của bạn để quyết định có kiểm định yêu cầu kín hay không (qua email). Yêu cầu kín còn đỡ hơn cho phép IP và rối yêu cầu tùm lum gây mất trật tự, sân si, nghi ngờ lẫn nhau, và đố kị. Sự nghi ngờ lẫn nhau này đã dẫn tới 3 quản trị viên về hưu một thời gian dài (A, PTD, Minh Huy). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:27, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi không muốn tính mở công khai của Wikipedia bị mất. Tôi chỉ thấy người bí ẩn (Minh Châu Trần) đã thực sự tinh ranh và lọc lõi với hệ thống, nắm rõ lỗ hổng hệ thống để lách vụ dùng rối của anh chị ta. Nói chung, đây là bậc thầy dùng rối cao tay và sói đột lốt cừu đích thực. Tôi chỉ biết khen nhân vật này vì sự lọc lõi thông hiểu hệ thống và không để lại dấu vết nhằm trong sạch không bẩn tay. :^) Một huyền thoại sống đang hoạt động cùng chúng ta.--Nacdanh (thảo luận) 03:57, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Một đống người ở trên cứ nhai đi nhai lại sự "lọc lõi" của "người bí ẩn" gì gì đó, mà không thèm nghĩ cho cảm nhận của những người thực sự vô tội bị kéo vào vụ này (tất cả những người là BQV giao diện) hay không thèm đoái hoài đến tình huống gắp lửa bỏ tay người của chính "người bí ẩn" hướng vào BQV giao diện. Tôi mà làm BQV giao diện phải nghe những lời dè bỉu này mỗi ngày thì dù có trong sạch cũng thôi từ bỏ bà nó cái cộng đồng phụ nghĩa bạc tình chỉ giỏi nói xấu sau lưng này đi cho xong, như một người chịu không được tự bỏ rồi đấy. Cứ nhai đi nhai lại trong khi bằng chứng không có thì làm tổn thương cho bao nhiêu người chỉ để sướng mồm? A bị hại đúng là oan ức (dù cũng không oan mấy vụ chia sẻ tài khoản mà không khai báo thành thật ngay từ đầu), còn BQV giao diện bị hại hay vô tình bị dính vô chắc họ không cảm thấy oan? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn cứ log acc vào rồi nói chuyện, không cần phải che giấu như thế. Ở đây chúng ta luôn hoan nghênh và chào đón nhau. ;)  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  04:20, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    IP cũng là con người bạn à, cái kiểu rào trước đón sau của bạn chẳng hay ho gì đâu. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:24, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ít nhất, tại cộng đồng này, tôi chưa dùng con rối bao giờ. Tôi khen "người dùng rối" tố cáo người khác vi phạm. Tại sao anh chị ta không dám ra mặt, nghĩ thôi đã thấy việc xét nét của anh chị ta đã không đẹp. Tất nhiên, tôi chỉ biết rõ anh chị ta có liên hệ với công cụ theo một cách nào đó, còn lại tôi không khẳng định điều gì. Bạn lưu ý: tôi đang khen Minh Châu Trần, không khen ai khác, bất kỳ ai lèo lái vấn đề là người đó cố tình xúc phạm người khác, và nên tự rút lui để không mất mặt.--Nacdanh (thảo luận) 04:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Câu nào của tôi nói bạn dùng rối? Không khẳng định điều gì nhưng vẫn nói bóng nói gió với mục đích gì? Để bỉ mặt những người vô tội bị kéo vào hay để "người bí ẩn" thấy nhột mà tự ra mặt? Nếu là vế hai thì cái hại trước mặt gây tâm lý bài xích nhiều hơn cái lợi chưa thấy đâu, còn cố nói để làm gì? "Khen" với chả chê, ý định của bạn nó sờ sờ ra đó là bêu rêu kẻ mà bạn không biết là ai nhưng mỗi câu nói ra là một lần vơ đũa cả nắm nhiều người một lúc, bao gồm cả những người ít hoạt động từ lâu như Prenn hay Nguyễn Xuân Minh, đẹp đẽ lắm sao? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:44, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu đó là quan điểm của bạn thì tôi tôn trọng bạn, và tôi cho rằng bạn không hiểu quan điểm của tôi, và tôi không có nghĩa vụ phải giải thích câu nói của tôi cho người khác. Câu chuyện đã kết thúc. Quan điểm của chúng ta là khác biệt, lệch sóng là tốn thời gian. Vậy ha. Tạm biệt.--Nacdanh (thảo luận) 04:47, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi chẳng khiến bạn tiếp chuyện, tôi thấy chướng mắt thì nói toẹt ra, tiếp thu hay không là chuyện của bạn. Nếu bạn biết nghĩ đến cảm nhận của những người trong sạch nhưng có thể chịu tổn thương bởi lời nói bóng gió của bạn thì bạn tự tiết chế lại (và những người khác đang bóng gió bêu rếu như bạn cũng vậy). Giận người thì biết rõ người nào làm hẵng giận, còn nếu không rõ giận ai thì tự nuốt lấy cái giận đó mà sống để không giận lây sang người không đáng bị giận. Thế thôi, tạm biệt. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 04:52, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi chả có gì để nói với bạn, người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian, cây ngay không sợk chết đứng. Ở đời sống đúng thì không sợ. Tôi cam đoan với bạn rằng chính những người [mà bạn cho là liên quan] cũng đồng tình với tôi. Cây ngay không sợi chết đứng. Tôi đã nói rồi, quan điểm khác biệt là nên nghỉ đối thoại. Bạn nói nữa là kệ bạn tự kỷ nhé. Tôi nghỉ đây. Bye.--Nacdanh (thảo luận) 04:58, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi lặp lại, tôi chẳng khiến bạn tiếp chuyện, mà chính bạn đang tiếp chuyện với tôi trong phần ý kiến của tôi (nhìn lại thứ tự phiếu đi), đừng ra giọng phủi bụi như thể tôi là con kiến không đáng để bạn bận tâm. Tôi không tự cho mình là thiên sứ nói thay lòng ai, tôi chỉ nói lên điều mà tôi cũng "cam đoan" với bạn rằng có những người đồng tình với tôi, còn liên quan hay không thì tôi không đủ cơ sở để "cam đoan" như bạn vì có vẻ bạn đã trực tiếp tâm sự với những người đó rồi nên mới dám "cam đoan" như vậy. Cây ngay không sợ chết đứng là nhân phẩm tốt của họ, nhưng kẻ cố ý chặt rễ cây dù cây vốn rất "ngay" thì e là có nhân phẩm không tốt bằng. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:06, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok, :^), tôi dùng từ tiếng Việt còn kém là câu trả lời của bạn cần. Và tiếng Việt của bạn giỏi hơn tôi là luận điểm thứ hai. Tôi ghi nhận đã xâm phạm không gian ý kiến của bạn, xin lỗi đã xâm phạm không gian ý kiến của bạn. Chào bạn. Tôi xin phép đi ra ngoài đón gió. Mong bạn thứ lỗi. Hãy coi như mọi luận điểm của bạn là chính xác, và bạn nên giữ đúng quan điểm của mình. Vậy là bạn cho rằng quan điểm của bạn đúng, tôi không ý kiến. Xin thứ lỗi, tôi e mình tiếng Việt khá kém cỏi, bạn cứ thư thả, chào bạn.--Nacdanh (thảo luận) 05:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tất nhiên khi tôi nói ra quan điểm của mình thì tôi đang cho quan điểm của mình là đúng đắn mới nói, bao gồm việc chỉ trích quan điểm mà bạn cho là đúng nhưng tôi cho là sai. Bạn vặn vẹo con chữ với tôi làm gì? Không thích nói chuyện với tôi thì cứ tự dừng lại, còn tôi thì luôn rất sẵn sàng phản hồi bạn hay ai khác để làm rõ quan điểm của mình. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:24, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nacdanh thân mến, biết rõ câu phê bình bạn vừa thêm trong trang cá nhân là dành cho tôi (bạn muốn chối cũng được), nên tôi mạo muội nói nốt để đáp lễ: người biết đồng cảm thì sống tốt hơn người vô cảm bạn à. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:00, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ====>>>>> Kết luận cuối cùng của tôi: Âỳ ra, cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Đúng là lỗi của tôi khi viết bình luận của mình vào ý kiến của bạn, lỗi lầm này thật đau lòng. Tôi đính chính lại "đầu tiên là tôi chưa bao giờ thừa nhận quan điểm của tôi là sai, tiếp theo là tôi chỉ khen Minh Châu Trần và hết". Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, cũng như thán phục óc suy luận của bạn. Nhưng nói thật với tôi chỉ là "một mới suy diễn hoa văn màu mè hoa lá do bạn tự suy", tôi chả có một dẫn chứng nào nói hay nhấn mạnh BQV giao diện (bạn lưu ý). Khi tôi nhắc đến nhóm BQV giao diện đều kèm theo câu chốt cẩn thận "[mà bạn cho là liên quan]" khi diễn giải theo quan điểm của bạn (bạn lưu ý). Tất nhiên, bạn có thể dẫn dắt dông dài vài thành viên gà mờ, nhưng với tôi là vô vị. Chấm hết. Không cần nhắn lại, có nhắn lại tôi cũng không đọc nên tùy bạn. Bye.--Nacdanh (thảo luận) 08:56, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiển nhiên tôi nên nhắn lại, để cho mọi người thấy rõ quan điểm của tôi khi phản biện bạn, chứ không nhắn người ta lại tưởng tôi đuối lý thì chết dở, bạn có đọc hay không tôi chả quan tâm vì tôi biết có người vẫn sẽ đọc. Thứ nhất là bạn không cần thiết phải tỏ vẻ nhún nhường giả tạo, tôi nghe mà nổi hết cả da gà, có bực bội tôi thì cứ xả ra cho thoải mái, miễn không công kích cá nhân là được (vì nó vi phạm quy định, chứ tôi cũng chẳng ngán gì việc bị công kích). Thứ hai, tôi không quan tâm nếu bạn suy diễn màu mè hoa lá hay cáo buộc rằng người khác suy diễn màu mè hoa lá, những gì tôi nói là cảm nhận từ một người ngoài cảm thấy các bạn đang đi quá lố và, bằng một cách vô tình hay cố tình, gây ảnh hưởng đến những người vô can nhưng bị "giá họa" dính líu vào vụ việc. Nếu bạn còn trân trọng mối quan hệ của mình với những người trong nhóm BQV giao diện đang bị vơ đũa cả nắm là "kẻ bí ẩn hèn hạ", thì nên tự tiết chế lại, đừng bóng gió úp mở để rồi gây tổn thương lẫn nhau, dù có những người hoàn toàn không đáng phải chịu tổn thương. Đó là lời khuyên chân thành của tôi, bạn có tiếp thu hay không tôi chẳng thể quản, chỉ hy vọng về sau bạn sẽ không thấy tiếc nuối trước những lời lẽ thiếu thấu đáo của mình ở hiện tại. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 09:10, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đầu hàng và thán phục óc suy luận của bạn, tôi chả có gì để cố gắng nói thêm. Tự người đọc hiểu "vơ đũa hay không"! Tôi nói đến ai, cá nhân nào, câu từ chuẩn chỉ ra sao. Thân mến. Suy diễn chỉ là bể khổ.--Nacdanh (thảo luận) 09:39, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi đồng tình với Nacdanh về chuyện "người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian". Hy vọng một số thành viên ý thức được điều này để hành xử cho xứng đáng với lương tâm của mình. Cá nhân tôi khâm phục tài trí và mưu lược của người bí ẩn trước, trong và có thể là sau vụ kiểm định. Để phòng ngừa điều này tái diễn, một cuộc biểu quyết tham khảo ý kiến cộng đồng có lẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Bạn IP có thể tham gia nếu muốn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:09, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đạo lý "người trong sạch tự trọng sạch, kẻ dối gian tự dối gian" là hướng vào chính đối tượng trong sạch và kẻ dối gian, ở đây tôi đang chỉ trích những nỗ lực của những phần tử đang ra sức hô biến những người vốn trong sạch phải bất đắc dĩ mang cái danh là những kẻ dối gian, hai bạn nghe thủng chưa hay cố tình không hiểu? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sẵn tiện không biết các bạn có tự thấy mâu thuẫn không khi "khâm phục tài trí mưu lược" của người bí ẩn, nhưng chuyện để lộ các đường link đặc thù (trang phục hồi) hay text đặc thù ("đổi mức khả kiến") nó sờ sờ ra đó? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:18, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 bạn Nacdanh nói mà bạn không hiểu à, bạn Nacdanh đâu có nói về A với bạn mà đang nói kẻ chủ mưu của tất cả mọi việc - Ngài LLTD (thảo luận) 06:20, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Làm lại từ đầu như những ngày xưa yêu dấu Tôi thấy chính bạn mới là người không hiểu. Bạn có thể đọc phần nội dung có chữ in đậm ngay bên trên để biết tôi đang nói về đối tượng nào. Tôi chẳng hề đả động đến A khi cuộc thảo luận tiếp diễn, bạn lôi A vào làm gì? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn nói về A câu bên trên ấy. đánh nhau mà không biết phe nào địch phe nào ta phe nào trung lập nữa. ko nói với bạn nữa - Ngài LLTD (thảo luận) 06:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Câu bên trên là câu nào? Còn tôi chẳng chia phe phái gì ở đây cả (dù tôi biết có người đang âm thầm chia bè kết phái để thao túng dự án), tôi đang đứng ở lập trường là một người ngoài nghe các bạn bàn luận miết về cái gọi là "người bí ẩn hèn hạ" hay "kẻ chủ mưu" (từ của bạn), trong khi không thể chỉ đích danh nó là ai, vô tình (hay cố ý) mang dụng ý nhắm vào một loạt thành viên có quyền BQV giao diện, bức xúc nên lên tiếng. Các bạn nói không biết mệt chứ tôi và một số người khác nghe mệt, và ái ngại thay cho những người vốn dĩ vô tội bị các bạn nói thành ra có tội cả lũ. Bạn hiểu ý tôi chưa? Các bạn muốn chỉ trích ai tôi chẳng can thiệp được, nhưng chửi ai thì chửi thẳng mặt kẻ mà các bạn nghĩ đến (chứng cứ hay không cũng được, ít ra thì nó là suy nghĩ thực của các bạn), đừng có úp úp mở mở nói xấu sau lưng mà hóa ra chửi luôn một tập thể người mà có khi đến giờ này còn chẳng hay biết về vụ kiểm định. Bạn hiểu ý tôi chưa? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:38, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ý mình là phe trong mục nói chuyện này chứ không phải phe cánh bè phái gì hết. Nacdanh, Nguyenhai314 vậy là 2 vụ này không có ai làm bậy hết, tự dưng mà nhiều người bị oan chứ không có ai xấu hết, ý chắc vậy đó, ủng hộ bạn IP, ko có ai hại bạn hết, tại tự dưng ngẫu nhiên mọi việc như vậy - Ngài LLTD (thảo luận) 06:49, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không hoàn toàn cho rằng họ làm bậy, vốn dĩ bậy nhất vụ này là "kẻ chủ mưu" như các bạn nói, nhưng cái tôi đang lên án ở đây là: một khi chưa biết rõ "kẻ chủ mưu" là ai thì đừng có mà đi rêu rao xỉa xói các nơi, tuôn ra lời lẽ với dụng ý dao găm, vì các bạn thừa hiểu có một tập thể người nằm trong diện bị các bạn rêu rao, và trong tập thể đó có những con người hoàn toàn trong sạch, không hay biết gì về vụ này, giờ bị các bạn (vô tình hay cố ý) lôi vào vụ này rồi dán cho cái mác tội lỗi mà họ chẳng cách nào minh oan cho mình được. Cực chẳng đã tôi mới nói muốn chửi ai thì đi mà chửi thẳng mặt kẻ đó, ít ra là khoanh vùng một người thôi, còn những khác thì vô can, hơn là cái kiểu vơ đũa cả nắm hết sức mất văn minh, mất văn hóa như hiện giờ. Hành vi này tôi nhận định là chẳng có gì tốt đẹp hơn "kẻ chủ mưu" bao nhiêu đâu, vì đều là "ném đá giấu tay" cả. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 06:55, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ồ, tôi nhầm bạn là Johnson, hóa ra bạn ko phải Johnson, thôi bạn muốn nói gì thì cứ nói, bạn có quyền nói, các bạn khác cũng có quyền nói, thế - Ngài LLTD (thảo luận) 07:01, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Johnson còn đang bận đi chửi tục để trả đũa BQV kia kìa :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:04, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ê bạn, Tài khoản wiki của bạn tên là gì vậy, có thể cho mình biết được không, cho coi mặt cái coi - Ngài LLTD (thảo luận) 07:07, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu tôi muốn để bạn biết tôi dùng tài khoản nào thì cần gì phải trả lời bằng IP cho các bạn rào trước đón sau và xem thường như hiện tại :D Nói vui vậy thôi, tài khoản chính của tôi đã dừng hoạt động cách đây vài tháng, từ đó đến nay tôi chỉ đóng góp bằng IP. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:10, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đi, cho biết tên tài khoản đi, có gì mà phải sợ xanh mặt vậy, đâu có ai làm gì đâu, cho coi mặt cái coi, tên tài khoản là gì đi, nhe - Ngài LLTD (thảo luận) 07:14, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nếu bạn không thích thảo luận nghiêm túc thì mời đi sang chỗ khác. Chẳng có quy định nào bắt buộc tôi phải dùng tài khoản đã đăng nhập để thảo luận thông thường. Bạn làm ba cái trò mèo này để khiêu khích tôi thì xin lỗi rằng, da mặt tôi dày lắm, hãy dành thời gian viết câu đó mà để tâm một chút đến việc người khác nhìn vào đánh giá thái độ và nhân cách của bạn ra sao thôi. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:19, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Người ta đánh giá thái độ và nhân cách kẻ ném đá cũng dấu mặt, nói chuyện cũng dấu mặt, công kích người khác cũng dấu mặt bạn à . xin chào - Ngài LLTD (thảo luận) 07:29, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Phê phán những điều chướng tai gai mắt chưa bao giờ cần thiết phải lộ mặt, muốn chỉ trích ngược lại tôi "giấu" mặt thì hãy đập tan sự phê phán của tôi bằng những lý luận đủ sức thuyết phục, đừng ngụy biện vòng vo để làm xao lãng trọng tâm vấn đề để đạt được mục đích riêng. Tôi tự hào rằng tài khoản chính của tôi không vi phạm điều gì và tôi có quyền biểu đạt những vấn đề mình muốn một cách ẩn danh. Còn về việc "đánh giá", tôi không muốn lôi những chuyện không liên quan vào nhưng nếu bạn đã tỏ ý công kích thì tôi cũng không ngán: hành vi trả đũa bằng cách nói tục chửi bậy của Johnson bây giờ chẳng khác nào chính bạn cách đây vài tháng đâu, ngài WTL ạ, không rõ điều đó đã đủ để đánh giá chưa? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 07:39, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    OK bạn ko nói thì thôi ko ép, nhưng mà có thể cho mình biết 1 chữ cái đầu thôi cũng được, xong rồi mình ko nói gì nữa, chỉ 1 chữ cái đầu thôi nhe. Chúc bạn nhiều sức khỏe - Ngài LLTD (thảo luận) 08:07, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không muốn nói ra những lời lẽ mơ hồ có thể khiến bạn nghĩ tôi sang một ai khác vô can. Việc đó có khác chi những gì các bạn đang làm ở đây khi chỉ mặt đặt tên người mà các bạn không biết là ai rồi khiến những người không liên quan chịu ảnh hưởng? 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 08:12, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Hiện tại mình là phóng viên của tờ Tin tức Wikipedia tiếng Việt xin phép phỏng vấn bạn: "Theo bạn bạn có đồng tình với hành vi của nhóm tài khoản Minh Châu Trần, Người bí ẩn và Ngọn đèn trong đêm hay không, và vì sao?" Trân trọng - Ngài LLTD (thảo luận) 08:21, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi không đồng tình vì cả ba tài khoản là một người đang ra sức tạo đồng thuận ảo để gây áp lực lên quyết định của cộng đồng. Tôi không có ý kiến gì nếu một ai đó không dùng tài khoản chính nhưng là tài khoản ẩn danh (và chỉ 1 mà thôi) mở yêu cầu kiểm định với các bằng chứng xác đáng, đó là quyền của người đó và nó không vi phạm nguyên tắc nào, kể cả nếu tài khoản chính của người đó là bảo quản viên giao diện hay thậm chí là Jimmy Wales đi nữa, vì họ có quyền làm vậy để tránh sự xích mích cá nhân ngoài đời thực hay các mối lo ngại chủ quan khác (chính vì vậy mới có chuyện cho kiểm định qua thư riêng như Dụng nêu ở trên). 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 08:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vâng, xin cảm ơn sự chia sẻ của bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe - Ngài LLTD (thảo luận) 08:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nhận định này nghe quen quen. Tôi đã từng nghe ai nói rồi thì phải. Xin lỗi nếu có nhầm lẫn gì nhé :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  05:43, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Quen hay lạ gì thì nói toẹt ra đi bạn :D Cứ cố ra vẻ ngây thơ mà tâm ý thì thủ sẵn dao găm làm gì, chính cách hành xử này của các bạn đang tạo sự bài xích trong cộng đồng. Còn giả dụ có ý định làm cho ra lẽ về nhận định của tôi một cách đường hoàng thì mời đi thẳng vào vấn đề, đừng vòng vo. 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 05:50, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thảo luận về chủ đề này có khả năng làm bạn nổi nóng. Xin hãy giữ bình tĩnh và có một cái đầu lạnh khi nêu ý kiến của mình tại đây.
~ Violet (talk) ~ 07:52, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Mặc dù khá bực bội với việc Người bí ẩn, nhưng thực tế thì luật càng chi tiết, càng dễ lách luật. Như Violet nói, ngay cả BTN cũng có thể là IP nhờ người khác mở thay thì có cần phải thêm cái quy định này không? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:21, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ làm gì có IP nào nhờ người khác mở BTN? Tôi là người nhờ bạn Buiquangtu mở BTN Tuanminh đây vì tôi không tự mở được (do cái quy định lỗi thời trên 10 năm trước). Nếu IP có nhờ thì tôi không nghĩ bạn B sẽ mở dùm. Sao không dùng tài khoản chính mà phải dùng IP hoặc tài khoản mới tạo? Có gì mờ ám? Tôi không thích cái kiểu "ném đá giấu mặt" thế này. Đó là chưa nói tới bằng chứng của "người bí ẩn" là bằng chứng "rởm". DHN chỉ bắt đầu kiểm định khi Thiên Đế đưa ra được bằng chứng thuyết phục hơn. Vụ này còn làm cho BQV PTD nghỉ dài hạn và BQV Minh Huy mén từ chức. Để cho IP và thành viên rối kiểm định linh tinh gây ra quá nhiều sự nghi kị, sân si ở trong cộng đồng Wikipedia vốn đã quá căng thẳng. "Ném đá giấu mặt" giống như đổ dầu vô ngọn lửa nghi kị (mặc dù dùng bằng chứng rởm), làm cho chúng ta nghi ngờ lẫn nhau và làm cộng đồng căng thẳng hơn. Nếu như dùng tài khoản chính để yêu cầu kiểm định thì sự nghi ngờ lẫn nhau sẽ không xảy ra, người đưa ra yêu cầu có thể phải chịu trách nhiệm về sự vu khống, và phải dùng bằng chứng thuyết phục hơn (nếu dùng bằng chứng "rởm" thì sẽ bị mất uy tín). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:48, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nói hay lắm bạn Nguyentrongphu Phải chi mà bạn xuất hiện sớm thì đại ca IP bên trên tắt đài rồi, thiệt xui - Ngài LLTD (thảo luận) 16:03, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Tắt đài" kiểu gì khi bạn Phú đang nói đến việc mở kiểm định ẩn danh còn tôi thì thảo luận ẩn danh? :D Bạn có vẻ nắm bắt vấn đề theo kiểu câu được câu mất. Ngoài ra đó vẫn là quan điểm riêng của bạn Phú, tôi, bạn NhacNy2412 và Dụng cũng có quan điểm riêng (rằng chúng ta vẫn cho phép kiểm định riêng tư như enwiki thì đẻ ra luật này để bức tử quy trình kín à?), tội vạ gì tôi phải "tắt đài" vì cái quan điểm riêng của người khác :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 17:17, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn thảo luận ẩn danh thì biết rồi, IP rành rành rồi giới thiệu làm gì Cứ ở đó mà thảo luận ẩn danh một mình đi nhé - Ngài LLTD (thảo luận) 17:27, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Sure, tôi rất biết khi nào thì nên thảo luận ẩn danh, khi nào thì không nên, tôi ở wiki này lâu hơn bạn dễ phải chục năm chứ chẳng xa lạ gì nên không cần bạn dạy tôi luật hay cách đối nhân xử thế :D Tôi vốn dĩ vẫn đang làm những gì mình muốn, thấy bạn tự nhiên đâm thọt một câu liên quan tới tôi ở một mục chẳng liên quan gì nên vào tiếp chuyện cho bạn vui thôi :D 2402:800:6305:C308:F177:321:3221:F292 (thảo luận) 17:30, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Mình cũng vậy. mình ở wiki này cũng gần 20 năm rồi, từ thuở khai thiên lập địa wiki. Nay cũng 67 tuổi rồi. Bẹt. Mình cũng vậy, mình muốn làm gì mình muốn, muốn nói gì nói hà, bẹt - Ngài LLTD (thảo luận) 17:36, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn viết cả một đoạn dài như muốn nói cái gì? Muốn chứng minh cái gì? Tôi chả nói gì tới vấn đề kiểm định, uy tín người kiểm định hay nói tới vấn đề thay mặt mở BQ, bạn tự giật mình à? Tôi chỉ đơn giản nói vấn đề, luật càng chi tiết càng dễ lách luật, luật BQ rõ ràng vậy thì còn thay mặt được thì dăm ba cái kiểm định cũng vậy thôi :)) ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:15, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ bạn đọc nguyên một đoạn dài mà vẫn không hiểu tôi muốn chứng minh cái gì? Quan điểm của bạn là quy định này không cần thiết nên tôi muốn chứng minh cái quy định này là cần thiết để chuyện vừa rồi không xảy ra nữa. Chúng ta đã mất đi 3 quản trị viên tài năng (PTD, Minh Huy, A).
    Chưa có cái BTN nào do IP nhờ mà có người mở dùm cả. Tôi có làm gì sai trái mà giật mình?
    "Luật càng chi tiết, càng dễ lách luật" -> câu tuyên bố của bạn là sai rồi. Luật càng chi tiết thì càng khó lách luật NHƯNG nếu muốn thì người ta vẫn luôn luôn tìm cách lách luật được (câu này đúng hơn). Trên tinh thần là vẫn có thể lách luật được nhưng quy định này tạo ra rào cản đủ khó để cản trở bọn rối gây rối làm náo loạn cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn lấy cái gì khẳng định trong bao nhiêu đấy BTN không có cái nào do IP nhờ? Không công khai không có nghĩa là không có. Bạn cũng tự biết luật kiểu gì thì cũng có cách lách luật hết cả thôi. Đây là một cộng đồng mở, không phải một xã hội "pháp trị" về mặt thực chất. Tôi nói thẳng là tôi thấy bạn có vẻ không hiểu vấn đề tôi muốn nói tới và cũng không hiểu tinh thần của wiki mà DHN đã nói trong phòng kiểm định nên tôi không bàn luận thêm với bạn làm gì. Tôi chỉ nói đơn giản, luật này chả cần thiết :)) Bạn không đủ tư cách mở BTN còn nhờ người khác mở được thì đám rối cũng thừa khả năng nhờ vả 1 tài khoản khác không phải chính chủ đẳng sau mở kiểm định, hoặc lại xuất hiện thêm tài khoản "chuyên mở kiểm định". ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:42, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "Không công khai không có nghĩa là không có", câu này sai hoàn toàn nhé. Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 14:02, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Cần thiết hay không tôi vẫn mở biểu quyết. Bạn thấy không cần thiết. Tôi và vài người khác lại thấy cần thiết. Mọi chuyện sau cuộc biểu quyết sẽ rõ. :D  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  14:08, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:NhacNy2412 vậy bạn lấy bằng chứng đâu mà nói đã từng có IP nhờ mở BTN nhưng không công khai? Bạn chưa đưa ra được lý luận hợp lý, chỉ được câu lý luận cùn "Tôi chỉ nói đơn giản, luật này chả cần thiết :))". Tôi chưa thấy DHN có biểu hiện phản đối dư luật này. DHN chỉ nói là mong muốn các thành viên không phải e dè khi yêu cầu kiểm định (lưu ý DHN nói "thành viên" chứ không phải IP hoặc rối). Tôi tham gia Wikipedia được 12 năm rồi nên tôi nghĩ là tôi hiểu tình thần Wikipedia hơn bạn nhiều đấy. Khi tôi tạo ra các quy định trên Wikipedia được cộng đồng thông qua cách đây rất lâu thì lúc đó bạn chỉ đang là con nít thôi. Bạn nói tôi không hiểu có lẽ là "chụp mũ".
    "Bạn không đủ tư cách" -> bạn ăn nói cho cẩn thận, đây là một lời "tấn công cá nhân". Không đủ tư cách với không mở được nó khác nhau lắm nhé. Tôi không tự mở được là do tôi mới Wikibreak dài hạn (cộng với quy định lỗi thời không cho người Wikibreak dài hạn tự mở BTN được tạo ra cách đây 10 năm trước). Tôi là thành viên có thâm niên và uy tín nên tôi nhờ được. Tôi nhờ được không đồng nghĩa với việc tài khoản rối có thể nhờ được. Bạn suy luận kiểu gì vậy? Tài khoản chuyên "mở kiểm định" có thể bị cấm với lý do "tài khoản 1 mục đích" (xem củ cải tái xuất). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:16, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn không đủ tư cách mở biểu quyết tức là bạn không đủ tư cách mở biểu quyết phải nhờ người có tư cách mở đó bạn :) Tại sao không mở được? Vì không đáp ứng quy định về tư cách của người có thể mở BQ. Câu đầy đủ nó là "Bạn không có đủ tư cách mở biểu quyết" chứ không phải "Bạn không có tư cách". Chẳng có cái gì là tấn công cá nhân khi nó là sự thật cả. Johnson từng là một thành viên có uy tín, lấy cái uy tín đó mượn được cả tài khoản có quyền quản trị thì chẳng có gì khẳng định một tài khoản khác không thể cả. Bạn trao đổi việc mở biểu quyết bằng danh dự và độ uy tín, người khác có thể trao đổi bạn cả tỷ thứ khác trên đời. Việc mở BQ thậm chí có quy đinh chặt chẽ hơn. Việc kiểm định được đưa ra chỉ đơn giản là số ngày tham gia và số lượng chỉnh sửa. Tôi nói thật là con số này chẳng đáng kể gì với những con người có mục đích cả.
    Bạn có hiểu "tư cách" và "tiêu chí" nó khác nhau thế nào không vậy? Tôi không đủ tiêu chí để mở chứ không phải là không đủ "tư cách" để mở. Johnson uy tín hồi nào? Uy tín Johnson so với tôi thì thua xa lắm nên bạn đừng lấy ra so sánh. Do bạn A cả tin nên bây giờ mới ra hậu quả. Mà dù uy tín hay không mượn tài khoản cũng là sai quy định nên vấn đề này nó không liên quan tới vấn đề đang thảo luận. Cả tỷ thứ khác thì liên quan gì? Dùng cả tỷ thứ khác thì cũng chả có ai mở dùm cho đâu nhé. Độ uy tín của tôi không phải một sớm một chiều mà có được. Quy định này đáng kể vì rối hay bị kiểm định và cấm liên tục. Có nghĩa là mỗi lần bị cấm bọn rối lại phải mở 1 tài khoản khác và phải đợi 3 tháng và phải đóng góp 3k sửa đổi có ích (vì nếu sửa đổi phá hoại thì sẽ bị cấm trước khi kịp đi yêu cầu kiểm định). Đây là điều không dễ làm. Nếu bọn rối làm được thì cũng tốt thôi; chúng ta có thêm 3k sửa đổi có ích trên mỗi yêu cầu kiểm định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:50, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Còn bạn @Nguyenhai314, bạn mở thảo luận tại đây, đòi mọi người có ý kiến, nhưng ý kiến trái ý bạn thì bạn tỏ vẻ "không mợ chợ vẫn đông" thì bạn cứ mở thẳng biểu quyết cho những người mà bạn đề cập đến trong "vài người khác" ấy. Bạn thậm chí có thể đề cử một người còn không đủ mốc 3000 sửa đổi bạn đưa ra lên vị trí người cầm chổi thì thành ra ĐPV không có tư cách mở điểm định à? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:28, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ok, quan điểm của bạn sẽ được tôn trọng (tôi với bạn bất đồng quan điểm cho nên tôi muốn thảo luận với bạn về vấn đề này một cách "văn minh" để chúng ta hiểu rõ quan điểm nhau hơn; nếu sau khi thảo luận mà vẫn bất đồng thì ok thôi, chúng ta vẫn nên tôn trọng quan điểm của nhau). Khi BQ này được mở ra trong tương lai, bạn có quyền bỏ phiếu phản đối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:54, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Bạn NhacNy2412 dường như đang suy diễn quá xa rồi. Vì luật này có "cần thiết" hay không sau cuộc biểu quyết mới biết được. Tôi đưa dự luật này ra cộng đồng thảo luận không có nghĩa là tôi thấy bạn nói "không cần thiết" thì huỷ bỏ nó, vì vẫn có người trái quan điểm với bạn, không phải chỉ riêng tôi. Quan điểm của tôi là tổng hợp ý kiến của các bên để hoàn thiện sau đó trình luật chính thức để các bạn bỏ phiếu. Còn chuyện bạn lôi ĐPV 3000 sửa đổi ra so sánh thì tôi thấy nó xa vời quá. Dự luật đã ghi rõ số lần sửa đổi chênh lệch từ 500 sửa đổi, 1000 sửa đổi, 2000 sửa đổi, 3000 sửa đổi hoặc cao hơn. Mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn. Chúng ta hoạt động theo nguyên tắc cộng đồng.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  07:48, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Việc kiểm định hiện nay chưa phải là "tràn lan, vô tội vạ" như bạn nói. Ai cũng có quyền yêu cầu kiểm định, miễn là đưa ra các nghi vấn chính đáng, hợp lý. Nhờ kiểm định vừa rồi nên mới phát hiện ra hành vi sai trái của Đpv A và những kẻ lợi dụng bạn ấy. Greenknight (thảo luận) 17:32, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Đây chỉ là cuộc thảo luận (tương lai mới mở BQ sau). Cũng nhờ cuộc kiểm định vừa rồi mà chúng ta mất 3 quản trị viên tài năng (PTD + Minh Huy Wikibreak dài hạn và A bị cấm vô hạn). Những bằng chứng nhóm rối đưa ra toàn là những bằng chứng "tào lao"; DHN chỉ kiểm định khi Thiên Đế đưa ra bằng chứng thuyết phục hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:35, ngày 24 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  • Tôi đồng ý với việc yêu cầu thành viên mở kiểm định công khai phải thỏa một số tiêu chí nào đó để tránh chia rẽ cộng đồng. Tuy nhiên, quy định này không nên ám dụng cho yêu cầu kiểm định ngầm, vì 1/kiểm định ngầm thì chỉ có thành viên đó và KĐV biết, cho nên cộng đồng không bị chia rẽ, 2/có thể có lí do chính đáng mà thành viên muốn ẩn danh, để bảo vệ an toàn cho cá nhân chẳng hạn. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 09:05, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi tham khảo ở WP TA thì thấy trang này bị bán khoá để tránh phá hoại nhưng IP vẫn có chỗ riêng để tạo yêu cầu. Về cơ chế mở tương tự như phòng kiểm định hiện tại của WP TV. Tôi đề nghị thêm 1 option theo en.wikipedia. ~ Violet (talk) ~ 03:32, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng suy nghĩ đến việc này. Nghĩa là vẫn cho phép yêu cầu kiểm định nặc danh nhưng buộc phải sử dụng IP. Còn việc kiểm định dùng tài khoản vẫn phải tuân theo số lượng sửa đổi nhất định.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  03:35, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Suy thoái

Bước vào tháng 10, hàng loạt các thành viên tích cực bị cấm, các lao công thì wikibreak, các thành viên tích cực còn đi học thì tạm nghỉ cho việc thi cử. Chúng ta đang bước vào cuộc suy thoái nhân lực trầm trọng cuối năm? Đức Anh (thảo luận) 10:05, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thế đề xuất của bạn là gì? Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 13:57, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ừm cũng như bạn Đức Anh, tôi cũng rất là lo ngại đấy. Không biết có "thuật toán" gì cứu rỗi được tình hình không. --Tàn Kiếm (thảo luận) 13:45, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhờ sửa hai bản mẫu

Nhờ bạn nào có tâm sửa giúp hai bản mẫu này:

Bạn có thể copy trực tiếp từ tiếng Anh rồi chỉnh sửa, bạn xem Pie chart được chưa?  A l p h a m a  Talk 21:53, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xem được hết chưa bạn nhỉ. Cái bản mẫu chiến tranh bạn có thể sửa ở Mô đun:Infobox military conflict.  A l p h a m a  Talk 22:00, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã chỉnh. Pie chart đẹp rồi. Bản mẫu infobox bình thường mình còn mò được chút nhưng riêng cái này còn liên quan đến mô-đun nữa nên mình đành bó tay. Phiền bạn sửa nốt với. Phe Nghị viện chiến thắng mà bị sót mất thì hơi buồn. Greenknight (thảo luận) 22:16, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đã sửa 4 phe rồi đó bạn, cái module không có gì, bạn cứ thấy có dòng #invoke:Infobox military conflict tức là nó gọi Mô đun:Infobox military conflict đó thôi. Các bản mẫu khác tương tự.  A l p h a m a  Talk 22:18, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Perfect. Cảm ơn bạn nhiều. Greenknight (thảo luận) 22:31, ngày 25 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Do không dùng được tham số tiếng Việt nên tôi tạm lùi bản cũ chỉ 3 phe, đang chờ hỏi bên Lua để tìm cách thêm tham số bằng tiếng Việt?  A l p h a m a  Talk 14:45, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ối làng nước ơi ra đây mà xem này!

Cái tiêu đề hơi giật tóc móc mắt một tí :) Nhưng gần đây tôi có phát hiện ra cộng đồng chúng ta có 1 kênh youtube thì phải, xem tại [35]. Một điều thú vị khác là bạn JohnsonLee01 cũng có 1 kênh [36]. Ngoài ra thành viên Tttrung cũng có một kênh riêng [37]. Cộng đồng chúng ta có nên lấn sân sang Youtube không nhỉ. Tôi thấy nhiều thành viên ở Wikipedia phản đối vì cho rằng việc này quá màu mè. Đức Anh (thảo luận) 13:18, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chuyện từ đời nảo đời nào rồi, bạn hô hào mọi người lên làm gì?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  13:22, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thì ra bạn theo chủ nghĩa không màu mè! Tôi hô hào ai đó tạo ra cái kênh chuyên làm những clip hướng dẫn người mới,... Đức Anh (thảo luận) 13:33, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Người ta lớn rồi mà, đâu phải con nít nữa đâu? Mà làm mấy video kiểu đó thì chẳng có ma nào ngó đâu Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 13:36, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Chỗ anh em Wiki với nhau cả, anh khuyên thật: "Học ít thuật toán thôi em ạ". Anh là lo cho em lắm đấy. --Tàn Kiếm (thảo luận) 13:42, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Đức Anh: Đề nghị bạn dừng ngay những bài đăng kiểu diễn đàn lại. Wikipedia không phải là nới để thử nghiệm về tình trạng vô chính phủ hay diễn đàn ngôn luận nha! Who’s gonna pull the trigger? A shot aiming for destiny - No more barriers! G.B.T.B 14:11, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

17:38, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)

Chà... thông tin này đúng là có lợi cho nhóm Minh Châu bí ẩn cầm đèn trong đêm, khi mà giờ đây họ có thể tiếp cận trực tiếp các bảo quản viên mà không cần mất thời gian dành cho các bảo quản viên giao diện. Đúng là một tính năng tuyệt vời, cần nhanh chóng triển khai để giảm tải gánh nặng cho các bảo quản viên giao diện. Tôi vô cùng ủng hộ đề xuất này. 45.90.46.57 (thảo luận) 23:23, ngày 26 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

????????

  1. Nhiệm vu của bảo quản viên hình như không đơn thuần là xóa, phục hồi, khóa, cấm, tuần tra. Thế vậy ngoài việc trên, bảo quản viên phải làm gì? Tôi nghe nói rằng các bảo quản viên còn phải thực hiện các công việc rà soát lại toàn bộ bài trên wikipedia có đúng không?
    @Đức Anh: Ngoài các việc trên, bảo quản viên không phải làm gì. Mình thích gì thì mình làm thôi. Tuanminh01 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  2. Tại sao dự án chúng ta kêu thiếu nhân lực nhưng vẫn đặt chất lượng thành viên lên hàng đầu? Việc này không khác gì chúng ta có 10 triệu đồng nhưng vẫn đòi mua iPhone 12 Pro Max vậy. Thiếu thành viên tích cực nhưng vẫn không ai chủ động níu giữ thành viên hoặc chỉ níu giữ "đúng quy định"?
    Việc này cũng giống như một công ty thiếu người không có nghĩa là ai nộp đơn vào là họ sẽ cho làm. Bạn muốn tuyển luật sư nhưng ứng cử viên toàn nhà văn với nhà báo thì làm thế nào? ~ Violet (talk) ~ 11:31, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  3. Tại sao đa số đàn rối phá hoại wikipedia một cách có quy củ, thành thạo. Họ là những thành viên thành thạo bị thành viên thành thạo đào thải?
    Rối cũng giống như các thành viên khác, liên tục phát triển, học hỏi và nâng cao trình độ. Tuanminh01 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  4. Tại sao các tài khoản không hoạt động, không có bất kỳ sửa đổi vẫn còn tồn tại tới 10 năm, 15 năm?
    Họ chưa có phá hoại nào. Tuanminh01 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  5. Tại sao chúng ta cấm vô hạn không thương tiếc các thành viên mà không cấm 10 năm, 20 năm? Một tài khoản cấm vô hạn thì khác nào xóa vĩnh viễn tài khoản đó đi?
    Cấm 10-20 năm thì rối cũng không quay lại dùng tài khoản đó nữa. Cấm vô hạn để cho các bạn đó tạo tài khoản mới mà không phải mất công nhớ "10-20 năm sau ta sẽ dùng lại tk này khi nó hết hạn cấm." Tuanminh01 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  6. Bảo vệ Wikipedia tiếng Việt là chưa đủ?
    Còn phải phát triển nó nữa. Tuanminh01 (thảo luận) 23:03, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  7. ...

Đức Anh (thảo luận) 06:09, ngày 27 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lời nói cuối cùng

Tôi sẽ wikibreak một thời gian ngắn, và mỗi ngày tôi chỉ lên trang cá nhân xem có thành viên mới nào hỏi tôi. Trước khi tạm nghỉ, tôi xin nhắn với các bảo quản viên, điều phối viên, tuần tra viên một loại phá hoại mới mà hình như bạn Đông Minh gọi đó là kiểu "phá hoại nhân bài", nhưng là kiểu tinh vi xuyên dự án. Đáng nhẽ là tôi không nghĩ mình không cần phải thông báo cho các bạn biết nhưng trong tháng qua tôi đã gặp nhiều bài được sao chép từ bài khác của các thành viên được kiểm định là rối của một tài khoản bị cấm. Hình trong đó có 1 bài tên là B Ceti copy từ bài Beta Ceti các BQV hay ĐPV có thể xem lại. Một tài khoản theo tính toán của tôi trong vòng 1 tháng, với đàn rối khoảng 10 con, nếu hoạt động hết năng suất và gặp điều kiện thuận thì mỗi tháng có thể tạo ra đến 1.000 bài ảo, và số bài ảo có thể tạo mà không bị phát hiện lên tới khoảng 50.000 bài, chủ yếu là các bài chưa có đổi hướng và có tiêu đề có chứa từ "ở/tại", từ viết tắt (Nhật Bản/Nhật) và các từ đồng nghĩa phổ biến như nhau (Hộp cơm/Hộp thức ăn).

Tôi bắt đầu nghĩ tới việc này và làm một cuộc kế hoạch khoảng 1 tháng, từ ngày 24/9 đến nay. Cách thức hoạt động của loại phá hoại này là đánh lừa khâu tuần tra viên. Có 3 lỗ hổng chính:

  1. lỗ hổng trong sự không tạo trang đổi hướng từ phức tạp đến đơn giản,
  2. lỗ hổng trong việc quản lý chuyển liên kết wikidata từ bài thật sang bài copy,
  3. lỗ hổng trong việc đánh dấu tuần tra.

Các thành viên bắt đầu tìm các bài được đặt tên có lỗ hổng (1). Sau đó copy sang một trang mới, sử dụng lỗ hổng (2) để chuyển liên kết wikidata từ bài real về bài fake. Cuối cùng, để một bài fake trở thành một bài real hoàn chỉnh thì chỉ cần được đánh dấu tuần tra, sử dụng lỗi hổng (3), và một khi đã đánh dấu thì coi nhưng không có ai nghi ngờ để xem lại nó nữa.

Danh sách dưới đây liệt kê các trang tôi đã tạo và thử nghiệm xem các BQV, ĐPV và TTV có biết hay không và sau đây là kết quả:

STT Bài Fake Bài Real Người đánh dấu Hành động sau đó Ngày đánh dấu
2 Hộp cơm Cặp lồng Alphama Không phát hiện bất thường 2/10/2020
1 Hộp đựng cơm Cặp lồng Tuanminh01 Không phát hiện bất thường 24/9/2020
3 Hộp đựng thức ăn Cặp lồng Nguyenhai314 Không phát hiện bất thường 9/10/2020
7 Chōkai (tàu tuần dương Nhật Bản) Chōkai (tàu tuần dương Nhật) TuanUt Không phát hiện bất thường 13/10/2020
5 Maya (tàu tuần dương Nhật Bản) Maya (tàu tuần dương Nhật) A Không phát hiện bất thường 12/10/2020
8 Takao (tàu tuần dương Nhật Bản) Takao (tàu tuần dương Nhật) Nguyenhai314 Không phát hiện bất thường 13/10/2020
9 Atago (tàu tuần dương Nhật Bản) Atago (tàu tuần dương Nhật) NhacNy2412 Không phát hiện bất thường 14/10/2020
10 Vấn đề môi trường tại Singapore Vấn đề môi trường ở Singapore Bluettp Đặt biển clk, nhưng bị người khác gỡ 15/10/2020
6 Danh sách thành phố ở Litva Danh sách thành phố Litva Buiquangtu Vào để sửa đổi, sau đó phát hiện ra sự bất thường 12/10/2020
11 Quần áo tại Ấn Độ Quần áo ở Ấn Độ NhacNy2412 Không phát hiện bất thường 16/10/2020
4 Hình phạt đánh roi tại Singapore Hình phạt đánh roi ở Singapore Violetbonmua Không phát hiện bất thường 9/10/2020
12 Chợ Vàng Dubai Chợ vàng Dubai Alphama Không phát hiện bất thường

Bluettp đánh dấu một lần nữa.

23/10/2020

Tôi tạo ra cuộc kế hoạch này cốt không phải để chỉ trích sự yếu kém của các cá nhân mà là muốn nói rằng:

  • Nên xem xét kĩ càng trước khi đánh dấu. Đừng xem qua loa 1-2 phút rồi đánh dấu luôn.
  • Nên phòng chống phá hoại ở cả Wikidata chứ không riêng gì Wikipedia tiếng Việt.
  • Trang đổi hướng rất quan trọng trong việc ngăn chặn phá hoại nhân bài.
  • Cho thấy nhân lực của Wikipedia tiếng Việt là không đủ, nếu không muốn nói là thiếu hụt trầm trọng.
  • Không nên có thái độ chủ quan, bơ phờ đối với loại phá hoại này.

Nhân tiện đây cũng xin giải thích thời gian qua tôi có một số hành động quái dị khó hiểu như:

  • "Tại sao các bạn thường xóa hoặc không chấp nhận đổi hướng từ trang tên phức tạp đến trang tên đơn giản?" tại trang Thảo luận: Nói về lỗ hổng thứ (1)
  • "Bạn thấy phá hoại nào khó phát hiện nhất" tại trang Thảo luận Thành viên: Muốn thăm dò về sự phá hoại khó phát hiện.
  • "Chán các BQV quá!": Nói ngay sau khi BQV Violetbonmua bỏ lọt phá hoại.
  • " Chúng ta đang bước vào cuộc suy thoái nhân lực trầm trọng cuối năm?": Nói về việc thiếu nhân lực của dự án ta ở Wikipedia tiếng Việt lẫn Wikidata.
  • Hành động nói năng gây mất cảm tình tại trang thảo luận thành viên NhacNy2412: Nằm trong kế hoạch, với mục đích (nói kiểu úp mở cộc lốc để không tiết lộ) để xem bạn ấy có phát hiện ra không, nhưng ai ngờ đi hơi xa và bị hiểu lầm là bất lịch sự và thiếu thiện ý, nếu bạn có thấy tôi bất lịch sự thì mong bạn thông cảm.

Mỗi khi tôi nói chuyện các bạn đừng nên nghĩ sâu, nghĩ bụng, vì tôi không bao giờ thiếu thiện ý hay bất lịch sự. Có lúc rảnh thì tôi có thời gian chăm chút câu nói, nói những câu hài hước, vui vẻ. Những lúc không có thì giờ thì tôi viết mà không suy nghĩ nên có người không thích và cho rằng đó là bất lịch sự. Nếu ai bị vậy thì thông cảm cho tôi nhé.

Đức Anh (thảo luận) 06:32, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn nên nghỉ, không cần thông báo cho ai cả. Nên làm được việc gì cụ thể, ví dụ tạo 1 bài nào đấy, mong đừng tốn thời gian bầu phiếu/luật/tranh luận vô nghĩa. Như tôi chẳng hạn, tôi chẳng đánh giá cao ai trong số nhiều các bạn đây cả, vì các bạn không tham gia soạn bài nghiêm túc. Nhân lực ko thiếu, ko mợ chợ vẫn đông, hủy cái wiki này đi, tôi sẽ kêu gọi làm lại cũng được nữa, không sao cả. Vài lời, đừng nghĩ là phá đám, hay gì cả. Lời thô mà thật. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 08:21, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vậy nghĩa là bạn tạo những trang này chỉ nhằm mục đích "thử nghiệm hệ thống", thử nghiệm "độ nhạy bén" của một số người làm công tác tuần tra?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:06, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thay vì làm mấy trò thử nghiệm linh tinh, bạn nên làm chuyện khác có ích hơn cho Wikipedia. Vấn đề này không khó giải quyết. Nếu dễ phá hoại Wikipedia thì Wikipedia đã thất thủ lâu rồi. Cứ cho là có 1 nhóm rối (ví dụ 10 acc rối) nào đó dùng chiêu này để qua mặt các tuần tra viên nhưng tới một lúc nào đó cũng sẽ bị phát hiện 1 bài. Sau đó có thể đưa ra kiểm định. Sau khi phát hiện ra tất cả tài khoản rối của nhóm phá hoại này, ta có thể dùng bot "xử lý" hết hàng ngàn bài fake đó. Trò phá hoại này trở nên vô ích một khi có ai đó phát hiện ra dù chỉ 1 bài fake của nhóm rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:38, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chính xác. Khi một tài khoản thuộc diện nghi vấn, tôi luôn theo dõi đóng góp của tài khoản đó và các bài viết tương tự. Tìm ra những bài fake như vậy có thể là ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là có chủ ý. Ghi nhớ là đóng góp cho Wikipedia luôn đề cao tinh thần tự giác và có thiện ý, nếu không dự án đã sập từ lâu rồi. — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 11:51, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Bạn nên nhớ việc vô tình tìm được 1 bài nó ở mức tỉ lệ rất thấp. Mà công cụ kiểm định chỉ giới hạn ở 3 tháng nên nếu lâu hơn 3 tháng thì không có tác dụng. Bạn cũng nên nhớ không chỉ dừng lại ở việc dùng đàn rối để tạo bài, họ còn có thể dùng cả trăm, cả ngàn, cả vạn IP để nhân bài. Một khi đã sử dụng IP thì hầu như không thể kiểm định. Đức Anh (thảo luận) 12:19, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ai bảo không kiểm định IP được? Không có chuyện cả trăm cả ngàn IP tạo bài fake mà không bị ai phát hiện bạn nhé. 12 bài fake của bạn không bị phát hiện không chứng mình được gì. Vì đám rối muốn phá hoại Wikipedia thì phải làm quy mô lớn hơn (quy mô nhỏ thì phá hoại được cái gì?). Mà quy mô lớn thì làm gì có chuyện 3 tháng trời không phát hiện được dù chỉ 1 bài fake? Bạn nghĩ chỉ có mình bạn nghĩ ra trò này? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:08, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Một tài khoản được kiểm định dựa trên IP. Thế tôi hỏi bạn kiểm định IP thì kiểm định dựa trên cái gì? Thế rồi tôi hỏi bạn, khi một ai đó phát hiện 1 bài fake do IP, làm thế nào để để biết số còn lại? Bạn nên nhớ những ai sử dụng kiểu phá hoại này là một người có đầu óc. Họ không ngốc mà để cho bạn phát hiện Wikipedia đang có một cuộc tấn công lớn. Họ cũng không ngốc để tạo những trang dễ dàng cho bạn phát hiện. Đức Anh (thảo luận) 14:29, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn không có kiến thức vể checkuser. Từ 1 IP, ta có thể kiểm định ra TẤT CẢ các tài khoản đã từng xài 1 IP đó trong 3 tháng. Có cách khoanh vùng IP hết. Tôi hết hứng thú giải thích cho bạn rồi.
Bạn nghĩ bạn là người thông minh nhất thế giới? Duy nhất bạn có thể nghĩ ra trò này? Wikipedia en tồn tại gần 20 năm rồi mà chưa có bất cứ ai đủ khả năng hoặc đầu óc để đánh sập nó. Chiêu trò của bạn chỉ dùng để thí nghiệm cho vui thôi chứ làm với quy mô lớn để phá hoại là vô ích (quy mô lớn rất dễ phát hiện). Nếu trò đó có hiệu quả thì nó đã được áp dụng lâu rồi chứ không cần đợi tới ngày hôm nay để cho bạn tuyên bố hùng hồn đâu. Thảo luận với bạn tôi thấy rất nản vì nó vô bổ và không giúp ích gì được cho Wikipedia. Tôi xin dừng thảo luận tại đây. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:43, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn đừng ra vẻ mình là người biết về CU hơn tôi. Bạn có 1 IP thì kiểm định ra hàng loạt tài khoản, cái đấy tôi biết từ đời nào rồi. Cái tôi muốn nói là dùng hàng loạt IP để tấn công, không dùng tài khoản, thì bạn kiểm định IP bằng mắt. (tấn công vô danh) Đức Anh (thảo luận) 15:19, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bỗng nhiên có hàng trăm hoặc hàng vạn IP vô tạo bài mới thì dĩ nhiên rất dễ bị phát hiện (chả cần dùng CU). Có cách giải quyết vấn đề hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:36, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mục đích của tôi khi đề xuất là muốn nhắc nhở các TTV lưu ý phải xem xét các bài mới có trùng các bài cũ hay không. Chứ không phải xem tính khả thi của kiểu phá hoại này không. Đức Anh (thảo luận) 15:21, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vậy cuộc thảo luận này kết thúc ở đây được rồi. TTV dã được nhắc nhở. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:36, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn Nguyentrongphu hình nhưng cũng có tâm lý "đi ngược mọi quan điểm" giống tôi? Nó giống như kiểu khi bị bắt đeo khẩu trang để phòng dịch thì luôn ra sức chứng minh khẩu trang không có tác dụng và "nếu có tác dụng thì đã hết dịch từ lâu". Hay khi bị bắt không đeo khẩu trang thì ra sức chứng minh khẩu trang có tác dụng này nọ? Đức Anh (thảo luận) 15:24, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tâm lý của tôi là tôi chỉ làm những gì tốt nhất cho Wikipedia. Cái gì vô bổ thì không có ích cho Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:36, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chắc bạn đang đặt kiểu phá hoại này vào một trường hợp lý tưởng chăng:
  1. Quy mô lớn mà ai cũng có thể biết? Chẳng nhẽ quy mô lớn = quy mô dồn dập, la làng la xóm,...?
  2. Rồi sẽ có một ngày phát hiện ra? Chắc là bài này nổi tiếng và nhiều người xem lắm nhỉ? Các phá hoại viên không biết đường chọn các bài 0 lượt xem để copy hay sao?
  3. Chỉ cần kiểm định là ra? Thế 100% phá hoại bằng IP thì kiểm định bằng mắt!
Đức Anh (thảo luận) 15:34, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi và bạn không nên thảo luận vì còn quá nhiều khúc mắc giữa hai suy nghĩ của chúng ta mà không thể hóa giải bằng cách đánh máy. Đức Anh (thảo luận) 15:38, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có một số bài dịch tạo sau chất lượng dịch tốt hơn bài hiện có, nhưng thường thấy là chất lượng kém, dường như nó được cố tình tạo ra, vì tên bài không giống tên bài tiếng Anh, nó làm sai lệch vài chữ cái, nghĩa là người tạo bài vốn dĩ biết trên wiki tiếng Việt đã có bài đó rồi nhưng cứ cố ý tạo bài rồi copy nội dung sang, tức là sản phẩm copy chứ không phải dịch trùng ngẫu nhiên, nên không thể xem thường kiểu phá hoại này.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:45, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Về cơ bản thì tôi đã đặt biển xóa không dưới 10 bài kiểu như vậy. Các IP hoặc người mới cố tình lách luật phá hoại đều không biết cách copy, những lỗi cơ bản nhìn vào là biết ngay (còn [Sửa|Sửa mã nguồn], có [1] nhưng hoàn toàn không phải chủ thích, bị lỗi code, các mục trong bài lại dùng "Tên trang", lỗi các infobox,.... Vậy nên ngoại trừ những người có chút kinh nghiệm và cố ý phá hoại (hoặc cố ý thử hệ thống để dằn mặt các TTV như trên) thì phá hoại này tương đối vô dụng. Vị đào tạo viên muốn đào tạo lại các TTV, ĐPV và BQV trên chỉ nêu được vài bài mình "cố ý" tạo ra đã bị bỏ qua nhưng lại "bỏ qua" hàng loạt những bài khác (số lượng cao hơn gấp nhiều lần) "lợi dụng lỗ hổng" tương tự đã bị gắn biển xóa và bay màu trong một nốt nhạc.
Còn việc sử dụng hàng loạt IP tương đối bất khả thi vì tôi đã thử hàng loạt ứng dụng VPN và cả Tor để xác minh rằng Meta đã chặn toàn bộ những IP này. Còn loại tấn công như DOS thì chỉ có khả năng cản trở việc truy cập (mà DOS thì chắc là cũ mèm ở giới bảo mật rồi) chứ chẳng có khả năng tạo bài hàng loạt. Với một người đang là SV chuyên ngành ATTT, bản thân tôi hiện nay chưa có cách nào sử dụng 1-2 máy cá nhân có khả năng dùng nhiều IP (2-4 IP thì có thể, nhưng có khả năng sẽ bị truy ra qua subnet) qua mặt Wiki. Không rõ những chuyên gia khác thì có cách nào không hay chỉ đơn giản là quan ngại? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:01, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết bạn làm như thế nào nhưng chỉ cần tắt đi bật lại cái modem đã cho ta cái IP mới hoàn toàn. Đức Anh (thảo luận) 16:40, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không biết bạn ngây thơ thật hay giả ngây thơ nhưng rõ ràng bạn không có kiến thức nhất định ở mảng Network. Nhưng dăm ba trò đổi IP thủ công này thì chẳng bao giờ có khả năng tạo lực uy hiếp cho hệ thống Wiki. Bạn cứ thử tắt bật cục Modem của bạn xem wiki ghi nhận bao nhiêu cái IP. Wiki lâu nay đã lắm IP cố ý phá hoại kiểu này bà đều bay màu một cách nhanh chóng, nếu bạn không chắc, cứ việc thử. Tôi chỉ khuyên bạn, không có kiến thức chuyên môn ở mảng Network thì cứ hỏi trực tiếp CU của dự án này tức DHN, hoặc chỉ đơn giản là tự thử nghiệm bằng tay xem 1 máy tính 1 cục modem có thể khiến cho wiki ghi nhận bao nhiêu cái IP như cách tôi đã bỏ cả 1 ngày hôm qua để thử. Những cách nhẹ nhàng hơn việc ngồi reset cục Modem liên tục là bạn có thể dùng Tor - củ hành huyền thoại, các nền tảng giả lập như Virtual box, VMware, sử dụng VPN của Win10. Chúc bạn may mắn với việc che dấu IP, subnet thực mà không bị Wiki chặn sửa đổi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:10, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn NhacNy nói chí phải. Cấm cái subset là tắt đài (reset modem bao nhiêu lần cũng vô ích). Tor hay VPN thì đa số đều đã bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:50, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ta còn có thể lợi dụng 1 lỗ hổng nữa là chẳng ai cấm một IP chỉ tạo có 1-2 bài fake. Đức Anh (thảo luận) 16:45, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đúc kết kinh nghiệm cho các Tuần tra viên

Tôi cũng chỉ muốn làm điều tốt nhất cho Wikipedia. Bạn biết đấy, tôi đang trình bày kiểu phá hoại này để cho mọi người biết mà còn biết cách xử lí. Và qua trình bày của tôi, rất hy vọng các TTV hiểu được 3 điều: một là tầm quan trọng của việc canh gác Wikidata, hai là cần phải chú trọng xem xét kỹ càng, đừng chỉ xem nội dung là xong, ba là công dụng khác của trang đổi hướng. Tất cả đều là vì Wikipedia, chứ không có một sự vô bổ không có ích nào ở đây. Đức Anh (thảo luận) 15:44, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn nói thẳng như thế từ đầu thì có lẽ sẽ có ích hơn là nói vòng vo và thách đố khiến nhiều người bực mình (có lẽ do hiểu nhầm ý định của bạn). Tôi đánh giá cao tinh thần của bạn nhưng bạn cần vô thẳng vấn đề. Các TTV đã được cảnh giác, xin cảm ơn bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:47, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi bạn chứ nếu bạn đã từng tiếp xúc với tôi thì sẽ thấy tôi bị lỗi diễn đạt đánh máy, đặc biệt là khi đánh mà không dành thời gian sửa, câu nói thường lủng củng và mâu thuẫn với nhau (văn viết của tôi kém hơn văn nói), nói ra câu nào bị chửi, bị hiểm lầm câu đấy Đức Anh (thảo luận) 15:51, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đã ghi phần mục đích cốt lõi ở dưới cái bảng rồi đấy, nhưng không biết đã có ai đọc? Đức Anh (thảo luận) 15:52, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ôi, làm gì có bực mình đâu, chỉ thấy bị dạy đời và xúc phạm thôi à. Cuộc đời tôi chắc ít va chạm quá nên thành ra bị đạp trên đầu kiểu này là lần đầu tiên, chỉ thấy bị xúc phạm thôi chứ có bực mình gì đâu nà. (❁´◡`❁) ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:07, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi có ghi 1 đoạn dài nhưng lại bị mẫu thuẫn. Chỉ nhắn bạn Đức Anh, những lỗi bạn chỉ ra không phải là mới. Wikipedia và Wikidata nói chung là dự án mở chúng ta phải chấp nhận điều này, có nhiều người hay ít người cũng vậy. Chúng ta chưa có bot dò trùng nội dung, nếu có thì sẽ phát hiện hơn, tôi sẽ xem xét làm bot này. Thứ hai, bạn Đức Anh, bạn phạm đúng sai lầm tôi đã từng bị trước kia. Bạn nên xem xét lại cách góp ý của mình, không phải thấy người ta làm sai là nhảy bổ vào kêu "ê bạn làm sai kia, tuần tra viên như thế sao". Bạn cần có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, ví dụ "tôi thấy bài này bạn đã đánh dấu tuần tra nhưng nó lại bị trùng bài khác do rối tạo ra, tôi cũng thường bị thế (mặc dù bạn chả bao giờ bị), mong bạn chú ý thêm khi đánh dấu nhé". Sự việc chỉ có vậy, bạn làm hơi quá.  A l p h a m a  Talk 16:07, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thêm nữa, nhắn với Đức Anh, một ngày nếu ai đó nói với bạn chính xác những gì bạn đã nói với người khác thì bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu đó. Có lẽ kinh nghiệm về thảo luận bạn còn quá non cho nên mới có suy nghĩ này. Mong bạn trưởng thành hơn một thông qua góp ý hết sức chân thành của tôi. Ít khi, tôi muốn nói ra điều này mà muốn các bạn tự học, có nói thì cũng không hiểu lắm để học.  A l p h a m a  Talk 16:10, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Còn chuyện tôi " thấy người ta làm sai là nhảy bổ vào kêu" là chủ đích cố tình của tôi, không phải là vô tình, với mục đích vòng vo tam quốc xem bạn ấy có tìm ra không (vì tôi là người tạo ra bài fake chứ không phải là người phát hiện ra bài fake) Đức Anh (thảo luận) 16:28, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn có mục đích tốt nhưng cần phải thay đổi cách diễn đạt. Nếu bạn diễn đạt tốt thì nhiều người sẽ lắng nghe và có thiện cảm với bạn hơn! Chúc bạn vui vẻ và thành công (trong việc sửa cách diễn đạt). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:34, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không biết Alphama có biết tính năng nào có thể giúp các thành viên chat công khai qua lại được không. Việc chat giúp mọi người chia nhỏ các phần thảo luận, có câu trả lời ngay tức thì, giải quyết triệt để mọi vấn đề, không mất thời gian trong việc nhắn tin. Đức Anh (thảo luận) 16:32, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể xem ở [43]. Kênh cho Wikipedia tiếng Việt là https://webchat.freenode.net/?channels=#wikipedia-vi.  A l p h a m a  Talk 16:57, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi đang hi vọng một tính năng có ngay trên Wikipedia và phổ biến tới mọi người cơ. Đức Anh (thảo luận) 04:08, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 đã xóa thảo luận này của Xoviet nghetinh123 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 01:44, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Thay vì tạo ra thảo luận này thì Bạn nên để thời gian ra tuần tra, nâng cấp bài viết sẽ hưu ít hơn. Nếu bạn xác định tạm thời từ bỏ Wiki thì hãy làm ngay. Đừng thử nghiệm hệ thống, wikibreak, R.I.P...Nó nhàm lắm và cũng đang làm mất thời gian của thành viên khác:) Tuấn Út Thảo luận 05:17, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@TuanUt: Tôi đã và đang wikibreak. Và chính vì wikibreak tôi mới trình bày cái thảo luận vớ vẩn, nhảm nhí này trước khi thực sự wikibreak, vì không biết bao giờ mới có cơ hội trở lại. Tôi không phải trong thời gian wikibreak mới làm công việc nhảm này, mà tôi bắt đầu làm từ khi bạn cấp cho tôi cái quyền TTV, và làm cái việc nhảm nhí này song hành với công việc tuần tra đó. Đức Anh (thảo luận) 05:25, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ý kiến về việc hợp nhất bài

Mong mọi người cho ý kiến tại Thảo luận:Doraemon tại Việt Nam#Hợp nhất nội dung bài.DoraMoon (thảo luận) 12:44, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Fan hâm mộ của Doraemon đi đâu hết rồi? B nhắn gửi 12:48, ngày 28 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Buiquangtu: Hô hào những người ấy phỏng ích chi. Người thì vì đại biến mà cáo mũ từ quan, kẻ lại bận việc đời nên không màng tới nhân tình thế thái. Cớ sao họ có thể giúp được? Tư Mã Tiến (thảo luận) 06:45, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Meta cần dịch dịch bài này, nếu có thời gian, mong các bạn giúp đỡ.  A l p h a m a  Talk 12:05, ngày 29 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Như bài này chỉ thấy Tuanminh và Alphama, làm, mấy ông Tanvuong, NTPhu, DongMinh,...đáng lẽ xung phong vào mà làm đi, suốt ngày bầu cử, vận động, ... Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:52, ngày 30 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bầu cử theo bạn bạn thấy có thừa không? Toàn BQ về giới hạn thành viên bỏ phiếu, hay là giới hạn kiểm định. Who’s gonna pull the trigger? A shot aiming for destiny - No more barriers! G.B.T.B 14:31, ngày 30 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tin tức

Bên wiki tiếng Anh có 4 bài tin tức mới các bạn dịch giúp mình nhé, mình lúc rày bận quá ko viết được - Ngài LLTD (thảo luận) 15:26, ngày 30 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Nhờ cập nhật bài en:SofM

Tôi có viết 1 bài sơ khai ở enwiki, bạn nào rảnh rỗi thì có thể thêm thông tin bài.  A l p h a m a  Talk 14:07, ngày 31 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có liên quan gì tới vi.wiki đâu bạn? ~ Violet (talk) ~ 11:11, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lỗi bản mẫu ngày lễ

Bản mẫu:Thông tin ngày lễ có vấn đề: hộp thông tin ở một số bài, ví dụ như Lễ Lều Tạm, mục "Ngày" xuất hiện đường link tới Bản mẫu:Infobox holiday/wd. Nhờ mọi người sửa giúp. 2604:3D08:4E7F:F7E0:4CE:D098:AB31:9545 (thảo luận)

☑YXong ~ Violet (talk) ~ 11:18, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc nhưng không có sao chọn lọc

Tình cờ lướt qua bài Brasil, tôi phát hiện bài này là (hoặc đã từng là) bài viết chọn lọc. Tôi tìm được biểu quyết gắn sao nhưng không tìm thấy biểu quyết gỡ sao. Lục tìm các phiên bản mới thấy thành viên Hugopako đã xóa nó đi ở phiên bản này. Tự hỏi liệu có cuộc biểu quyết/đồng thuận nào để gỡ sao bài viết này hay không?  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  01:09, ngày 1 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Trong vòng 7-10 ngày nếu không có ai phản đối/chứng minh được lý do rút sao tôi sẽ thêm lại sao chọn lọc vào bài. Cảm ơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  16:12, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
☑Y Chắc Hugopako gỡ nhầm, Tuanminh01 đã trả lại sao cho bài rồi. ~ Violet (talk) ~ 11:09, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Growth team updates #15

10:10, ngày 1 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Thụy hiệu các phi tần Việt Nam

Thành viên này liên tục đổi hướng các bài về hậu phi từ tên húy sang thụy hiệu + chức vị, không biết như vậy có mang tính hợp lệ không? Cần ý kiến của các BQV! Cám ơn mọi người đã xem! Khải Kiện (thảo luận) 14:29, ngày 31 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mình thấy các phi tần nhà Thanh ai có thuỵ hiệu cũng được đưa lên tên bài đặt nên mình nghĩ phi tần nhà Nguyễn cũng thế @@ nếu có gì sai sót các bạn cứ nói mình sẽ rút kinh nghiệm, mình mới tham gia Wikipedia nên còn chưa có nhiều kinh nghiệm lắm, hmm... thảo luận quên ký tên này là của Apriblondie (thảo luận • đóng góp) vào lúc 18:12, ngày 31 tháng 10 năm 2020.

BQV chưa đưa ra ý kiến có hợp lệ hay không tại sao bạn Khải Kiện (thảo luận · đóng góp) lại đổi tên lại như cũ bạn có thể cho mình biết lí do được không? Tại sao phi tần nước khác có thể để thuỵ hiệu được còn phi tần Việt Nam lại không? Tại sao phải là Tống Phúc Thị Lan mà không phải Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, tại sao phải là Trần Thị Đang mà không phải Nhân Tuyên Hoàng thái hậu, Khải Kiện (thảo luận · đóng góp)?Apriblondie (thảo luận) 09:21, ngày 1 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Apriblondie Đã có ý kiến bên dưới, mời bạn vào đọc và phản biện nếu cần thiết. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:22, ngày 4 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời các thành viên lịch sử như Trungda, Đông Minh, Greenknight dv, Vuhoangsonhn... vào cho thêm ý kiến ở thảo luận này. Caruri (thảo luận) 14:46, ngày 1 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến : Nhìn tổng quan thì lượng bài Hậu phi trên wiki chủ yếu là Hậu phi Trung Quốc, và phần lớn đều dùng Thụy hiệu (như Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu) hoặc Huy hiệu (như Từ Hi Thái hậu). Nhưng lý do quan trọng nhất của việc này là sử liệu Trung Quốc rất hiếm ghi chép "chính thức" và "công khai" về tên húy của các vị này. Điển hình là Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu chỉ mới được tìm ra tên gọi trong khoảng thời gian gần đây nhờ các nhà sử nghiên cứu tra cứu và dịch các bản đơn lẻ tiếng Mãn. Ngay cả tên của các Công chúa triều Thanh cũng bị xóa tên trong Thực lục (các công chúa của Hoàng Thái Cực từng được chép tên trong Thanh thực lục được biên soạn thời Thuận Trị nhưng lại bị xóa đi vào thời Khang Hi). Vậy nên lý do cốt lõi mà các bài về Hậu phi, Công chúa Trung Quốc đều đặt tên theo thụy hiệu, tước hiệu, huy hiệu vốn dĩ chính là "Không tìm ra tên thật" và "Tên thật thuộc loại hồ sơ bí mật của cung đình, không được phép công khai". Cũng từ đây mà dẫn tới gần như toàn bộ hệ thống bài về Nữ giới phong kiến Trung Quốc có tước vị đều không để tên húy làm đầu bài. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới vấn nạn dễ gây nhầm lẫn khi quá nhiều cùng chung tước vị (như Uyển Quý phi của Càn LongUyển Quý phi của Hàm Phong). Việc này đem qua VN còn thêm một vấn đề nữa là những "hiệu" này trùng với một nhân vật khác trong lịch sử Trung Quốc (có thể xem các bài định hướng như Thuận Thiên Hoàng hậu còn thiếu chưa kể thêm Thuận Thiên Cao Hoàng hậu của Gia Long). Vậy cứ đặt tên theo "hiệu" như vậy thì sẽ phải xuất hiện hàng loạt tên bài có kèm "()" ở phía sau như các bài Hậu phi Trung Quốc đang gặp phải. Nói tóm lại thì ngoại trừ các Hoàng Đế chính thống (và một vài Quốc chủ chư hầu) đặt tên bài theo Niên hiệu (duy nhất) hoặc Miếu hiệu thì hầu hết các Nam giới đều để tên thật (kể cả Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Hoàng Thái Cực), tại sao Nữ giới lại không? Nữ giới VN thời trước được lưu truyền lại tên không nhiều nên việc sử dụng "hiệu" là điều tất yếu. Nhưng đến thời Trịnh - Nguyễn thì hầu hết những người con gái nổi tiếng đều được biết đến với tên thật như Lê Ngọc Hân, Trịnh Thị Ngọc Trúc, những người phụ nữ đã thoát hẳn khỏi những danh hiệu phụ thuộc vào đàn ông (Công chúa phụ thuộc vào cha, Hoàng hậu phụ thuộc vào chồng), để lại dấu ấn trong lịch sử bởi chính cái tên của mình như hằng hà sa số các đấng nam nhi khác, tại sao phải buộc họ vào các mỹ hiệu kia? (Chưa kể đến một số "hiệu" còn chưa tìm ra được nguồn) Vậy nên với một đứa đang hằng ngày đi đào nguồn để cập nhật cho các bài sử Việt, Minh, Thanh như mình thì mình nghĩ các bạn nên trân trọng việc hậu phi Việt Nam được biết đến nhiều qua tên thật hơn đi.
    Thêm một điều nữa là, cái nào phổ biến hơn (và không sai sử như Dương Vân Nga) thì để làm tên bài viết. Chứ như Nguyễn Thị Viên đổi thành Dao Dụ Tiệp dư thì riêng mình thấy không ổn rồi.꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 19:04, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến của NhacNy2412 cũng là một ý kiến xác đáng. Caruri (thảo luận) 19:10, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến : Theo mình là phản đối để hiệu cho Hậu phi Việt Nam. Hậu phi triều Trần khi chưa biết tên còn thế được, triều Lê và triều Nguyễn trở đi đều coi trọng gọi tên, trong cung triều Nguyễn thì Hậu phi chỉ gọi tên mà rất ít khi gọi tước hiệu nên tên được ghi lại rất nhiều, Hoàng hậu cũng được công bố húy mà không phải không được đề cập như Trung Quốc. Để tên thật là thứ nhất đó là đặc trưng của Việt Nam (ít nhất là trong triều Nguyễn), thứ hai là hiện đại thì không có lý do gì phải kị húy. Một số người được biết đến vì hiệu hơn thì việc để hiệu mới ổn thỏa, như Gia Long, Từ Dụ,...Dang Thien2009 (thảo luận) 19:27, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

16:09, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Starting a new discussion

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Hello, all. Please look at the new designs for starting a new discussion. This will help people (especially new editors) start a ==New section== on a talk page.

These are the first designs. There will be changes. Your feedback will determine which changes are made. Please share your thoughts, and invite other editors to join these discussions. Thank you, Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 19:28, ngày 2 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu này sẽ dùng khi nào? YueWang12 (thảo luận) 14:29, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Khi thấy một đề mục nào đó của bài nên được tách ra thành 1 hoặc nhiều bài viết riêng để tránh cho 1 đề mục trong bài chính quá dài. Ví dụ: đề mục Lịch sử của bài Hoa Kỳ được tách ra rất nhiều bài con. ~ Violet (talk) ~ 14:39, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thư mời tham gia biên soạn Bách khoa Toàn thư Việt Nam

B nhắn gửi 17:28, ngày 3 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về loạt bài tiểu hành tinh

Khoảng năm 2010, 2011 có vẻ như có phong trào dùng bot nhập bài về Wikipedia tiếng Việt và trong đó có loạt bài tiểu hành tinh (như bài 11842 Kap'bos và vô vàn bài khác). Tất cả những tiểu hành tinh này bên Wikipedia tiếng Anh đều cho vào thành các danh sách chứ không tách ra bài lẻ. Bản thân các bài lẻ ở Wikipedia tiếng Việt chất lượng cũng hề cao, đều chỉ có 1-2 câu, bài thì được 1-2 nguồn tham khảo, bài thì không nguồn nào. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta xem lại độ nổi bật của loạt bài tiểu hành tinh này và cân nhắc gộp chúng thành một danh sách đồng thời xóa các bài tiểu hành tinh chỉ 1-2 dòng. Mong cộng đồng xem xét. Tiểu Phương Bluetpp 14:39, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Một thực trạng là số lượng bài này (và các bài thiên thể NGC) nhiều không đếm nổi, Alphama cũng nói là đã mấy hẳng mấy năm để đi gắn bảng những bài này nhưng vẫn không thể nào gắn hết. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:43, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình nghĩ chúng ta có thể dùng Mediawiki API để cào và lọc dần đống bài viết sơ khai (lọc trên máy cá nhân, không nhất thiết phải là bot và MediaWiki API trên thực tế không cần phải được cấp quyền). Không nhất thiết phải làm điều này thủ công. Meigyoku Thmn (💬🧩) 01:59, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là cộng đồng cần phải đồng thuận về tiêu chí loại bỏ các bài viết sơ khai chủ đề thiên văn học trước đã :( Tiểu Phương Bluetpp 02:08, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Wiki of functions naming contest - Round 2

22:10, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Mời các bạn cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk 04:13, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Giải nhiệt, stress đợt 2

Đợt 1. Lần này, trong các BQV của chúng ta, BQV nào được tình thương mến thương (cảm ơn) nhiều nhất? Sau đây là kết quả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:13, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  • Alphama: 498
  • Avia: 5
  • Conbo: 36
  • DHN: 379
  • Dung005: 8
  • Hoang Dat: 78
  • Mxn: 217
  • P.T.Đ: 240
  • Prenn: 67
  • Quenhitran: 110
  • ThiênĐế98: 517
  • Thái Nhi: 273
  • Trungda: 92
  • Trần Nguyễn Minh Huy: 397
  • Tttrung: 26
  • TuanUt: 201
  • Tuanminh01: 2254
  • Viethavvh: 119
  • Violetbonmua: 141

Nghi vấn: Có văn bản pháp quy hiện hành nào của Việt Nam xác định rõ giờ pháp định của Việt Nam là lấy theo múi giờ UTC+7 hay không?

Theo bài Giờ ở Việt Nam và bài UTC+07:00 trên Wiki tiếng Việt thì giờ Việt Nam là lấy theo múi giờ UTC+7.

Tôi xem trong Quyết định số 121-CP về việc tính lịch và quản lý lịch của Nhà nước ngày 8 tháng 8 năm 1967 thì thấy điều 1 của nó là:

Điều 1. Nước ta nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, theo hệ thống múi giờ quốc tế. Kinh tuyến trung tâm của múi giờ đó là kinh tuyến 105° dông, đi qua gần Hà nội.
Để thống nhất việc tính giờ, nay xác định giờ chính thức của nước ta là giờ của múi giờ thứ 7.

Theo Quyết dịnh của Thủ tướng Chính phủ số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2002 về việc sửa đổi điều 1 của quyết định số 121/CP ngày 8 tháng 8 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ về việc tính lịch và quản lý lịch của Nhà nước thì điều 1 nêu ở trên được sửa lại thành:

Lấy múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế làm giờ chính thức của Việt Nam.

Theo tôi hiểu thì "múi giờ thứ 7, theo hệ thống múi giờ quốc tế" trong quyết định số 121-CP năm 1967 là GMT+7. Nếu như có văn bản pháp quy hiện hành nào xác định rõ múi giờ của Việt Nam là UTC+7 thì nên thêm vào hai bên trên, còn nếu như không có thì không nên khẳng định một cách chắc chắn rằng giờ Việt Nam là lấy theo múi giờ UTC+7. Judspug (thảo luận) 10:41, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải là "nước Việt Nam". Còn chuyện Wikipedia tất cả các ngôn ngữ dùng múi giờ UTC+0 là quá rõ ràng rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:54, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không quan tâm Wiki tiếng Việt định chuyển đổi múi giờ thế nào, tôi thắc mắc về thông tin giờ UTC+7 là giờ chuẩn ở Việt Nam nêu trong hai bài kia có đúng hay không. Judspug (thảo luận) 10:58, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có một số khác biệt kỹ thuật nhỏ giữa UTC và GMT, tuy nhiên trên thực tế giờ GMT+7 và giờ UTC+7 là như nhau ([49]). Bạn có thể sửa lại bài viết theo kiểu "Múi giờ chính thức của Việt Nam được quy định theo pháp luật Việt Nam là GMT+7 [Thư viện pháp luật], và trên thực tế cũng là UTC+7 [NOAA] tuy có một số khác biệt kỹ thuật nhỏ", nếu bạn thấy điều đó là cần thiết. B nhắn gửi 13:38, ngày 6 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chung tay tố cáo dịch máy 100% dung lượng cực lớn

Mời xem. Nếu các bạn có phát hiện tài khoản nào mới te mà có các hành vi giống như vậy thì kính mong các bạn tố cáo lên các BQV để xóa và cấm các thành viên vi phạm. Xin cảm ơn! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:11, ngày 7 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

15:50, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Mời thảo luận thêm tên bài này và các bài tương tự.  A l p h a m a  Talk 21:59, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cần chủ đề thực vật, động vật

Mình thấy các bài về thực vật động vật có chất lượng rất kém, mong mọi người đóng góp ý kiến để sớm có một dự án về thực, động vật mời mọi người đóng góp! thảo luận quên ký tên này là của Hung1000123 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 16:53, ngày 10 tháng 11 năm 2020 (UTC).[trả lời]

Đã có dự án Wikipedia:Dự án/Sinh học.  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 10 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có lẽ mời các bạn thông qua nhanh độ nổi bật anh này mà khỏi cần biểu quyết cho mất công.  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 10 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mở biểu quyết cộng đồng tràn lan

Tôi có vài góp ý cá nhân thế này. Năm nay đúng là năm biến động không chỉ trên việc quản trị nhân sự hay các phốt diễn ra tùm lum, mà còn là hàng loạt các biểu quyết cộng đồng đòi thay đổi luật mở một cách tràn lan. Theo tôi được biết từ lúc vào dự án đến giờ, đây là năm có số lượng biểu quyết cộng đồng "khủng khiếp" nhất trong lịch sử dự án. Không rõ là liệu có sau này khi các quy định trong các biểu quyết đó được thông qua thì chúng có thực sự phát huy hiệu quả như những người mở biểu quyết kì vọng không, nhưng rõ ràng việc đòi hỏi quá nhiều sự thay đổi cùng một lúc trong một năm bất ổn như thế này thì thật sự là có vấn đề, chưa kể liệu cộng đồng có kịp "tiêu hóa" nổi chúng không? Không biết các bạn thấy sao, chứ tôi bắt đầu phát ngấy khi lại thấy một cái biểu quyết cộng đồng mới mở ra và có thư mời đến trang thảo luận của tôi rồi?!!  Jimmy Blues  13:59, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bạn, quá thừa. Mấy cái BQ về quy định đó có lẽ là không nên có thì hơn, mà thay vào đó nên làm một cuốc cách mạng như enwiki: Dẹp bỏ thời gian tối đa, dẹp bỏ quy chế BQ (chằng có wiki nào lại có cái "quy chế biểu quyết" như chúng ta) để biển các cuộc BQ như một cuộc thảo luận thông thường. Hãy thử nghĩ xem, cứ BQ về quy định này thảo nào wiki chúng ta cứ dập chân tại chỗ, trong khi phải hiểu rằng quy định, cùng như mọi thứ khác, không phải là hoàn hảo. Chúng ta khuyến khích việc dùng nhận thức thông thường chứ không phải cứ "dập khuôn" theo quy định. Who’s gonna pull the trigger? A shot aiming for destiny - No more barriers! G.B.T.B 14:14, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ việc cải tiến các quy định chính là một phần trong việc hoàn thiện dự án bách khoa toàn thư này. Wikipedia chưa bao giờ hoàn hảo. Việc bất ổn của dự án phần nhiều là do quy định còn nhiều lỗ hổng, thiếu chặt chẽ, dẫn đến tranh cãi không có hồi kết mà kết quả là xung đột. Một số yếu tố khác cũng có thể gây ra việc này như tác động của COVID-19, nhiều thành viên mới xuất hiện và hoạt động tích cực. Có rất nhiều nguyên nhân lý giải. Chỉ nhìn nhận vấn đề theo cách phiến diện thì dễ, xem xét điều gì gây ra vấn đề đó mới khó. Chắc bạn Mintu Martin chưa thấy cách hoạt động của dự án Wikipedia tiếng Anh, nơi những lùm xùm, đấu tố, phốt diễn ra như cơm bữa. Cộng đồng càng đông thì bất ổn càng tăng, luật cũng phải chặt chẽ hơn. Cộng đồng ba người trong một gia đình thì chỉ cần những quy tắc đơn giản, common sense là đủ. Còn một cộng đồng đông đảo thì không chỉ cần common sense, nguyên tắc bất thành văn mà phải còn phải áp dụng luật. Vì cộng đồng lớn khó có thể chăm lo đến lợi ích của mọi thành viên trong toàn thể, không thể ở đó răn dạy và khuyên giải mọi thành viên. Trong một gia đình, con cái hỗn hào với ba mẹ thì có thể được nương tay, hoặc bà mẹ thấy xót quá đứng ra bênh vực, nhưng ở ngoài mà xúc phạm người khác thì có thể dẫn đến thưa kiện, hoặc ở Wikipedia, nếu phát ngôn không đúng mực thì có thể bị cấm. Còn về ý kiến của J.Smile, tôi tán thành ở quan điểm "nên làm một cuộc cách mạng" của bạn. Tuy nhiên, có thể cộng đồng chúng ta chưa đạt tới một "lượng" nhất định để thực sự chuyển đổi về "chất", cũng chưa có đường hướng cụ thể cho việc áp dụng mô hình của Wikipedia tiếng Anh, cũng không đảm bảo mô hình vận hành tốt, chưa kể đến mô hình hiện tại vẫn ổn định trong suốt nhiều năm (dù trải qua không ít bất cập và nhiều lần cải cách). Do đó, trước cuộc cải cách mà bạn đề cập, chúng ta vẫn cần thiết mô hình này và luôn phải cải thiện nó cho kịp với tình hình thực tế.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  14:45, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Wiki tiếng Anh tài khoản hoạt động hàng tháng tầm 129.000, còn wiki tiếng Việt tầm 2.000, quy mô hoạt động chúng ta nhỏ bé hơn nhiều nên cũng không nhất thiết người ta thế nào thì mình thế ấy.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 01:01, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn Đông Minh và Mintu Martin có đọc kĩ những gì tôi viết trên kia chưa. Bạn bảo rằng "năm nay đúng là năm biến động không chỉ trên việc quản trị nhân sự hay các phốt diễn ra tùm lum" thì tôi dẫn chứng dự án tiếng Anh là "nơi những lùm xùm, đấu tố, phốt diễn ra như cơm bữa". Tôi nêu luận điểm năm nay có nhiều biến động, đại dịch COVID-19 tăng, nhiều thành viên mới xuất hiện, từ đó sinh ra đấu tố, phốt. Để củng cố luận điểm, tôi dẫn chứng dự án có nhiều thành viên nhằm phản ánh một thực trạng: "dự án càng đông, phốt càng nhiều" chứ không hề nói "chúng ta nên học hỏi cách thức của dự án tiếng Anh". Hai bạn đang lập luận kiểu suy diễn. Ngay ở cuối đoạn tôi cũng lặp lại rất rõ rằng chúng ta "chưa có đường hướng cụ thể cho việc áp dụng mô hình của Wikipedia tiếng Anh, cũng không đảm bảo mô hình ấy sẽ vận hành tốt" nên ưu tiên giữ lại mô hình này và "cải thiện nó cho phù hợp với tình hình thực tế". Chuyện các bạn nghĩ thế nào tôi không để tâm, nhưng cắt ghép lời người khác sau đó suy diễn, thổi phồng sự việc là một hành vi mà theo tôi là ngụy biện, mà cụ thể ở đây rất gần với "straw man fallacy", hay nói đơn giản như lời cựu thành viên Sholokhov thì đó là "nhét chữ vào mồm người khác".  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  04:25, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy chỉ vì 1 vài trường hợp nhỏ lẻ mà trở thành 1 biểu quyết thì hơi không khách quan cho lắm. Thường thì tần suất biểu quyết quy định 1 lần/1 tháng là phù hợp, nếu ép nhiều biểu quyết thì sẽ có tình trạng mọi người thờ ơ, mặc cho các ông muốn mở bao nhiêu biểu quyết thì mở. Khi đó, lại có người than ít phiếu, cộng đồng thờ ơ các kiểu và thông qua những quy định dở khóc dở cười (một thành viên nói là rách rưới). Tôi cũng đồng ý với J.Smile ở chỗ "Chúng ta khuyến khích việc dùng nhận thức thông thường" vì có mở bao nhiêu quy định để lấp lỗ hổng thì bản chất của quy định nào cũng có lỗ hổng.  A l p h a m a  Talk 15:54, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)  A l p h a m a  Talk 15:49, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bạn nên nhìn vào tình hình thực tế một chút:
Xin hỏi "tình trạng mọi người thờ ơ, mặc cho các ông muốn mở bao nhiêu biểu quyết thì mở" dựa vào thực tế nào? Những dẫn chứng mới nhất tôi đưa ra đều cho thấy mọi người tham gia rất nhiệt tình vào các biểu quyết. Điều này chứng tỏ cộng đồng thực sự quan tâm đến việc cải thiện luật, vá các lỗ hổng, xây dựng quy định để dự án hoàn thiện hơn chứ không hề "thờ ơ" như bạn mô tả. Những con số luôn biết nói. Quan điểm cá nhân rằng biểu quyết đó "phát ngấy" khó có thể được chứng minh bằng góc nhìn khách quan nếu không có số liệu, dẫn chứng cụ thể. ;)  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  16:07, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Một số biểu quyết ráng lắm mới đủ 10 phiếu thông qua, đây là sự thờ ơ nhất định so với số lượng thành viên ở đây. Biểu quyết có số lượng tham gia nhiều nhất là khoảng 60 phiếu, còn thông thường thì 20 phiếu, còn bây giờ trông chờ đếm từ 1 đến 10. Nhiều biểu quyết chỉ có các thành viên trẻ tuổi mới vào Wikipedia đã thông qua, thiếu các phiếu của các thành viên có kinh nghiệm và có tầm nhìn.  A l p h a m a  Talk 16:09, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Không biết con số "thông thường 20 phiếu" ở đâu ra khi mà một vài biểu quyết gần đây (2019-2020) chỉ có vài ba người: Wikipedia:Biểu quyết/Tổ chức cuộc thi Cúp Wiki tiếng Việt (có đề mục chỉ có 6 phiếu), Wikipedia:Biểu quyết/Luận điểm lá phiếu trong Biểu quyết chọn các BVT, BVCL,... và những vấn đề liên quan (có đề mục chỉ có 3 phiếu), Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt (ngoại trừ đề mục đầu trên 10 phiếu còn lại đều làng tàng 5, 6 phiếu), còn Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết thì khỏi phải bàn. Ngoài ra, tại sao các biểu quyết "thiếu thành viên có kinh nghiệm và tầm nhìn" là vấn đề đáng nói? Điều gì chứng minh một thành viên "có kinh nghiệm và tầm nhìn" thông thạo và hiểu biết về biểu quyết đó hơn những thành viên "trẻ tuổi"? Một biểu quyết được thông qua bởi "thành viên trẻ tuổi" khác gì so với "thành viên có kinh nghiệm"? Chỉ những lá phiếu đến từ thành viên "có kinh nghiệm" mới mang lại lợi ích lâu dài cho dự án, còn những thành viên "trẻ tuổi" thì không? Trong môi trường ảo, làm thế nào để phân loại một thành viên "có kinh nghiệm" hoặc "trẻ tuổi"? Xác định tuổi tác thành viên bằng công cụ gì? Cách nhìn nhận này có mang tính chất phân biệt đối xử, cho rằng lá phiếu của thành viên "có kinh nghiệm" có giá trị hơn so với lá phiếu của thành viên "trẻ tuổi"? Giả sử nếu một thành viên "có kinh nghiệm" mà đi công kích cá nhân một thành viên "trẻ tuổi" thì sẽ thế nào? Hy vọng Alphama dành thời gian giải đáp những thắc mắc này để tôi và cộng đồng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nhóm "có kinh nghiệm" và "trẻ tuổi" như bạn mô tả phía trên. Cảm ơn bạn.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  16:34, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
2019 là năm tệ nhất vì người ít tham gia cho nên lấy năm đó so sánh cũng bằng thừa. Về độ tuổi một số thành viên ấy tự nhận ở trang cá nhân, về kinh nghiệm thì cứ tham gia đủ lâu và tham gia thảo luận nhiều thì giả định sẽ có kinh nghiệm hơn. Việc khác của bạn ngoài lề của thảo luận.  A l p h a m a  Talk 16:39, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chính bạn bảo "thông thường 20 phiếu", tôi đưa ra dẫn chứng bạn lại nói "năm 2019 ít người so sánh cũng bằng thừa"? Chuyện giả định của bạn tôi không bàn đến. Tôi hỏi sử dụng công cụ nào để phân loại hai nhóm "có kinh nghiệm" và "trẻ tuổi", để từ đó cho rằng "thiếu phiếu của các thành viên có kinh nghiệm và có tầm nhìn" là một vấn đề đáng ngại và cần phải bàn? Vậy hầu hết các biểu quyết hiện tại đều do "thành viên trẻ tuổi" bỏ phiếu, không hề có sự tham gia của nhóm thành viên "có kinh nghiệm"? Vấn đề của tôi không ngoài lề, vì người mở màn cho việc tranh luận giữa hai nhóm "có kinh nghiệm" và "trẻ tuổi" là bạn chứ không phải tôi.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  16:48, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trả lời cho bạn Hải. Bạn đừng so sánh khập khiễng wiki tiếng Anh với dự án tiếng Việt của chúng ta. Không thể phủ nhận những cái tốt của dự án tiếng Anh, nhưng không phải cái nào cũng bên nguyên si sang dự án này (cái này tôi nhớ đã có nhiều người từng đề cập đến hàng chục lần). Vả lại, tôi khẳng định luôn là dự án chúng ta đã, đang và sẽ không bao giờ đủ nguồn nhân lực để so đo với cộng đồng tiếng Anh đâu, vì vậy nên chọn lọc tùy từng có cái mà có thể áp dụng được thôi. Ngoài ra, tôi còn để ý có một số bạn có dấu hiệu kiểu như bỏ phiếu a dua theo số đông hoặc cảm tính ở nhiều biểu quyết, thành ra có nhiều dự luật được thông qua nhưng chắc chắn phải đặt dấu hỏi về những người ủng hộ chúng. Theo tôi nhóm bạn này chính là những người mà Alphama gọi là "thiếu kinh nghiệm" ở trên.  Jimmy Blues  00:32, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bạn rõ ràng đang suy diễn lời tôi. Chẳng có câu nào là tôi cho rằng nên bê nguyên xi từ dự án wikipedia tiếng Anh sang như bạn mô tả. Tôi lấy dự án tiếng Anh ra để trả lời rằng do tình hình COVID-19, cùng nhiều thành viên mới tham gia là một trong những nguyên nhân gây ra phốt, điều hiển nhiên bình thường tại một dự án đông người như wikipedia tiếng Anh. Chuyện sau đó nghĩ thế nào tùy bạn, suy diễn thế nào tùy bạn, nhưng trích dẫn sai lập luận của người khác là hành vi ngụy biện bù nhìn rơm (straw man) và xin phép tôi không trả lời những câu hỏi thuộc dạng này. Tôi đã tranh luận với rất nhiều người và dạng ngụy biện này không hiếm, nên mong bạn chú ý hơn để tránh sa vào bẫy lập luận như tôi đã nêu phía trên kia. Khi bạn dẫn chứng cũng nên dẫn chứng cụ thể, đúng người, đúng đối tượng chứ đừng nên lập luận theo kiểu "một số bạn có dấu hiệu bỏ phiếu a dua theo số đông". Xin hỏi "một số bạn" ở đây là ai, tại biểu quyết nào, bằng chứng nào chứng minh là "họ" a dua theo số đông? Vội vàng kết luận mà không có dẫn chứng là ngụy biện kết luận ẩu (jumping to conclusions). Nếu nói theo cách của bạn thì cả tôi, bạn hoặc bất kỳ ai cũng có thể "a dua bỏ phiếu"?  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  04:51, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Thay vì ngồi than vãn và nhắm mắt làm ngơ thì các thành viên lâu năm nên vào bỏ phiếu. Đừng ngồi yên không làm gì, tới lúc quy định thông qua không vừa ý mình rồi bắt đầu la lên. Ở đời cũng vậy thôi, khi bầu cử hay trưng cầu ý dân về dự luật mới, nếu bạn không bỏ phiếu coi như bạn bị mất quyền lợi. Đừng trách ai mà hãy trách bản thân quá thờ ơ. Còn ai nếu đã quyết định bỏ Wikipedia luôn thì quan tâm làm gì? Tiện thể nói luôn là bạn Hải nên giãn cách BQ ra một tí. BQ liên tục kiểu này tôi nghĩ là trong tương lai gần sẽ dẫn tới tình trạng ế phiếu. Tôi thấy nhiều thành viên có vẻ chán nản đi bỏ phiếu rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:40, ngày 11 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Nguyentrongphu Tôi chưa bao giờ có ý phản đối quyền lợi tham gia bỏ phiếu của mỗi thành viên. Nhưng thực trạng biểu quyết hiện tại thì thật đáng quan ngại. Nếu mỗi biểu quyết có vài ý cần cộng đồng thông qua thì không nói làm gì, đằng này mỗi cái có tới gần chục ý khác nhau, chưa kể là lối hành văn và liệt kê rườm rà làm cho người hay đọc wiki như tôi cũng cảm thấy mất hứng thú chứ đừng nói là những bạn ít đi bỏ phiếu. Ngoài ra, việc có quá nhiều biểu quyết cùng một lúc cũng dẫn đến các hệ lụy khác. Chẳng hạn như ở một số lá phiếu, những bạn trẻ "dễ tính" thường có xu hướng bỏ phiếu ùa theo số đông hoặc dựa theo cảm tính, dẫn đến việc kể cả các quy định của biểu quyết có được thông qua đi chăng nữa thì cũng đặt dấu hỏi lớn về những lá phiếu ủng hộ cái biểu quyết đó, rồi về sau quy định lại phát sinh lỗ hổng rồi lại có người tiếp tục vá bằng một biểu quyết khác?!! Nói chẳng đâu xa, chứ cái trường hợp mà tôi cho là tiền lệ đầu tiên - cái quy chế biểu quyết trên wiki tiếng Việt đã được thông qua từ tận năm ngoái mà vẫn còn những lỗ hổng cần phải vá, chứ chưa nói đến những dự luật mới khác.  Jimmy Blues  00:19, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Vậy tại sao các thành viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm không đi bỏ phiếu chống nếu thấy quy định có vấn đề hoặc thừa thãi? Số lượng thành viên lâu năm là rất đông. Đừng thờ ơ để rồi than vãn. Tôi chỉ nói chung chung chứ không có ý nói bạn đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:41, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    "chưa kể là lối hành văn và liệt kê rườm rà làm cho người hay đọc wiki như tôi cũng cảm thấy mất hứng thú chứ đừng nói là những bạn ít đi bỏ phiếu" --- có lẽ vậy, ngay cả tôi cũng có lúc chán thật.  A l p h a m a  Talk 04:38, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy các bạn thật lạ kỳ. Trước bất kỳ một biểu quyết nào (do tôi mở), tôi đều đưa ra thảo luận cộng đồng để mọi thành viên đến góp ý, bổ sung cho dự thảo. Mọi ý kiến đều được tổng hợp lại theo cách dễ hiểu, thuận tiện cho việc bỏ phiếu. Bạn Mintu Martin và Alphama không hề đến tham gia ý kiến để hoàn thiện dự thảo, đến khi biểu quyết mở lại cho rằng lối hành văn rườm rà, mất hứng thú. Trước khi biểu quyết mở tôi cũng dành thời gian để các thành viên góp ý, chỉnh sửa biểu quyết, các bạn cũng không có mặt. Tôi chưa bao giờ thừa nhận lối hành văn của mình hay như cách một số thành viên vẫn thường tự hào về bản thân họ, cũng chưa bao giờ chê bai lối hành văn hoặc sỉ nhục thành viên khác vì khác lối hành văn với mình. Tôi luôn hoan nghênh mọi đóng góp dù là trực tiếp hay gián tiếp vào nội dung mình xây dựng, vì thực tế là tôi không sở hữu bất kỳ thứ gì tại dự án này. Mọi bài viết, trang dự án, biểu quyết đều là của chung hết thảy, đều là công sức của mọi thành viên tạo ra dựa trên tinh thần đồng thuận. Điều đó luôn phải được tôn trọng. Suy nghĩ và viết luật không phải một điều đơn giản. Và khi đã xác định dấn thân vào con đường này, tôi không bao giờ than vãn. Bởi vì, cái mà tôi muốn hướng tới là một từ điển bách khoa toàn thư trường tồn và lớn mạnh, nơi người với người hoà hợp với nhau trên tinh thần hoà thuận và nhân ái, sống bên dưới một bộ khung quy định vững chắc, an tâm trong sự bảo bọc và che chở của bộ khung quy định ấy. Các bạn đứng ngoài chỉ trỏ, tôi không có ý kiến. Các bạn không có hứng thú tham gia, tôi không quan tâm, nhưng vừa đứng ngoài chỉ trỏ, vừa không tham gia mà lại vội đánh đồng toàn thể thành viên trong cộng đồng ai cũng giống mình e là một sự nhầm lẫn, nhầm lẫn tai hại.
    Nhân tiện, tôi thấy bạn Mintu Martin cứ liên tục nhắc đi nhắc lại cái luận điểm già trẻ mà tôi đã nghe nhiều từ thành viên Alphama phía trên. Theo ý của bạn, ở một số lá phiếu, những bạn trẻ "dễ tính" thường có xu hướng bỏ phiếu ùa theo số đông hoặc dựa theo cảm tính. Cho tôi hỏi "một số" là đối tượng cụ thể nào được không, có dẫn chứng chứng minh không? Làm thế nào để xác định "cảm tính" của một người dựa vào lá phiếu của người đó? Việc bỏ phiếu giống như vầy có được xem là cảm tính không? Bạn đã bao giờ bỏ phiếu theo "cảm tính" chưa? Một biểu quyết có nhiều thành viên "trẻ" tham gia bỏ phiếu thì biểu quyết đó mặc nhiên vô giá trị chăng? Khi bạn nghĩ tới những câu hỏi mà tôi đưa ra, bạn sẽ tự nhiên nhận thấy già trẻ chẳng ảnh hưởng gì đến một biểu quyết tại Wikipedia cả. Đơn giản khi tham gia biểu quyết, bất kể lá phiếu của thành viên nào cũng có giá trị như nhau, đều phải được tôn trọng ngang nhau miễn là họ đủ điều kiện bỏ phiếu. Còn nếu bạn cảm thấy tiếng nói của các thành viên "già" không được lắng nghe, bạn có thể mở biểu quyết giới hạn các thành viên "già" mới được bỏ phiếu. Nhìn rộng ra một chút, trong xã hội Việt Nam, chỉ cần đủ 18 tuổi là bạn sẽ được quyền bỏ phiếu, điều đó không có nghĩa là lá phiếu của các thành viên 90, 100 tuổi không được kiểm đếm và lắng nghe. Tất nhiên quan điểm của thành viên "già" và thành viên "trẻ" hoàn toàn khác nhau. Xin phép mượn lời của thành viên Đức Anh để chốt lại quan điểm của tôi: Tuổi trẻ có một tính cách mà người già gọi là "ngông cuồng", tức khó chịu khi nghe lời người lớn và tự nghĩ mình là đúng. Người lớn cũng có một tính cách tạm gọi là "dạy đời", tức là tự nghĩ mình là đúng và khó chịu khi bọn trẻ không nghe lời mình, cũng như không thích được nghe bọn trẻ giáo huấn mình. Nên hoà hợp giữa hai tính cách này.
    Vấn đề thứ ba mà Mintu Martin nêu ra, đó là quy chế biểu quyết trên wiki tiếng Việt đã được thông qua từ tận năm ngoái mà vẫn còn những lỗ hổng cần phải vá. Câu này tôi hoàn toàn tán thành. Một bộ luật không bao giờ hoàn thiện mà phải luôn thay đổi để theo kịp tình hình thực tế. Nếu vẫn còn những lỗ hổng thì đương nhiên bỏ công sức ra vá là chuyện hiển nhiên. Không có gì là hoàn hảo tuyệt đối. Việc cải thiện các quy định lỗi thời, có lỗ hổng đang là việc mà tôi và nhiều thành viên khác cùng chung tay thực hiện. Bạn vẫn có thể tham gia nếu muốn. Nếu cộng đồng đã chọn tiến lên thay vì đập đi xây lại, cách tốt nhất là xây dựng cho nó hoàn hảo thêm. Há chẳng phải là phương án mà bạn đã từng lựa chọn hay sao?  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  09:29, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cá nhân tôi, một thành viên tự nhận thuộc đám "trẻ" mà Alphama nói phía trên, tôi đồng ý với Alphama. Có những thứ đúng là cần sự ngông cuồng của "tuổi trẻ" để tiến tới cải cách, tuy nhiên có càng nhiều thứ cần cái nhìn thận trọng, toàn diện từ kinh nghiệm của top người "già", đó là lý do tôi rất hiếm tham gia biểu quyết các quy định mới. Tôi thấy bản thân chưa tham gia wiki đủ lâu và chưa có tí kinh nghiệm bảo quản gì để hiểu cái nào mới thực sự cần thiết cho wiki. Đó cũng là lý do tôi phản đối một người ít kinh nghiệm như J.Smile cầm chổi. Không ai nói đám "trẻ" bỏ phiếu thì nó là vô giá trị, rõ ràng họ chỉ đang quan ngại về tỉ lệ "trẻ - già" bỏ phiếu. Một đám thành viên mới tham gia, không có cái nhìn tổng quan về wiki và cũng không biết những "sóng gió" wiki đã trải qua thì khó mà đưa ra quyết định phù hợp cho công tác bảo quản như các BQV, ĐPV hay những thành viên kỳ cựu nhiều năm chống chọi với đám trùm phá hoại được. Đó là sự khác biệt giữa những "lão làng" và những "tấm chiếu mới". Ban đầu, những biểu quyết bạn mở tôi đều đọc qua dù không bỏ phiếu. Nhưng càng về sau, lượng BQ gần như khiến tôi bội thực, và tôi mệt mỏi với những thứ "quá chi tiết" đó.꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:09, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Còn tùy tiện gửi thông báo BQ tại trang thảo luận của mình nữa cơ. Mình đã tuyên bố là sẽ KHÔNG bao giờ tham gia biểu quyết về quy định nữa nhưng cứ gửi, thể hiện sự thiếu tôn trọng quyết định của người khác. Who’s gonna pull the trigger? A shot aiming for destiny - No more barriers! G.B.T.B 05:57, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi vì tôi không nhìn thấy thông báo của bạn. Cũng do việc gửi thư mời quá nhanh mà bỏ sót một số chi tiết quan trọng. Bạn có thể xoá thư mời nếu muốn. Tôi sẽ lưu ý tên bạn cho những lần biểu quyết sắp tới.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  09:31, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Rất cảm ơn những chia sẻ chân thành của bạn. Cá nhân tôi không tự nhận mình thuộc nhóm "già" hay "trẻ", vì nó không có ích tại một cộng đồng ưa chuộng bình đẳng. Tôi cũng từng như bạn, hiếm khi tham gia các biểu quyết quy định mới và luôn nghĩ rằng mình sẽ mãi nhốt mình trong chiếc "vòng an toàn", nhưng có nhiều sự kiện trong quá trình hoạt động tại dự án này buộc tôi thay đổi thế giới quan của mình. Wikipedia không phải là một uỷ ban soạn thảo được lập ra bởi một nhóm người, mà là một cộng đồng. Một cộng đồng luôn có vô vàn những tiếng nói trái ngược nhau. Do đó, để mọi người "chung sống" hài hoà nhất thiết phải có quy định, và độ chi tiết của quy định tất nhiên tỉ lệ thuận với số lượng thành viên. Như bạn nói, có những việc cần sự ngông cuồng tuổi trẻ, có những việc cần sự thận trọng của người già. Biểu quyết mở ra để dung hoà ý kiến của hai nhóm người này. Nếu nhóm người "già" quyết định thoái lui khỏi công việc xây dựng quy định thì nhóm người "trẻ" sẽ lên thay thế. Đó là quyền tự do của mỗi thành viên. Chúng ta không thể cứ dừng lại đợi lớp già chống gậy theo sau mà không bước tiếp để "make progress" được. Cũng không phải những thành viên "không có cái nhìn tổng quan", "không biết những 'sóng gió' wiki đã trải qua" thì khó đưa ra quyết định phù hợp cho công tác bảo quản. Có nhiều thành viên "trẻ" như Q.Khải vẫn tham gia công tác bảo quản tốt, cũng có những thành viên "già" như Newone không thể hiện được nhiều và bị cộng đồng từ chối. Chúng ta nên nhìn về quá khứ để rút kinh nghiệm, nhưng không phải lúc nào cũng phải ngoái đầu lại. Quy định được xây dựng cho nhiều thế hệ kế cận, không phải được viết cho một thế hệ đã mờ dần vào dĩ vãng. Tre già măng mọc. Quy luật tất yếu. Một ngày nào đó tôi cũng sẽ "già", và tôi rất vui mừng nếu có một thành viên nào đứng ra nhận lãnh trách nhiệm lợp những chiếc lá, xây những bộ khung vững chãi cho căn nhà chung Wikipedia tiếng Việt, để các thành viên khác có thời gian quét những lớp sơn, phủ những sắc màu thắm tươi lên từng ngóc ngách còn lại của căn nhà. Hơi cá nhân một chút, quan điểm của bạn có phần giống với phe "bảo thủ", trong khi tôi thấy mình mang xu hướng "cách tân" hơn. Quan điểm chúng ta tuy khác nhau nhưng tôi triệt để tôn trọng sự khác biệt đó. Như từng nhiều lần nhấn mạnh, sự khác biệt góp phần mang lại tính đa dạng vốn có cho dự án. Đó là điều mà tôi vẫn hằng ngợi ca. Hy vọng bạn sớm bứt ra khỏi chiếc "vòng an toàn" và dấn thân vào một thế hệ "trẻ" sôi nổi, bung toả nguồn sinh khí bị chế ngự thành nguồn sinh lực thổi vào dự án này. Lời cuối, chúc bạn vững tin trên con đường mình đang đi. Trân trọng.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  12:13, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ muốn nhắc bạn, sau những quy định hay BQ quy định mới được đưa ra và thông qua, người "đứng mũi chịu sào" là những BQV, ĐPV và những thành viên kỳ cựu dành nhiều tâm huyết cho nó. Nếu là tôi, tôi sẽ tiếp thu ý kiến, giảm số BQ trong thời gian ngắn, tóm gọn BQ theo tình hình thực tế, và tìm cách dung hòa để các thành viên "già" tham gia nhiều hơn, mà không phải dùng những lời lẽ (vô tình hoặc không) cho rằng sự tồn tại của họ, bỏ phiếu của học chẳng quan trọng lắm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:34, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn lời nhắc nhở của bạn. Tôi sẽ lưu tâm. Còn về chuyện "đứng mũi chịu sào", tôi nghĩ (trong trường hợp này) người đó đang là tôi. Vì người mở biểu quyết phải chịu mọi trách nhiệm từ trước lẫn trách nhiệm về sau phát sinh. Tôi cũng không cho rằng phiếu của các thành viên "già" không quan trọng. Quan điểm của tôi là mọi người bình đẳng trong lý lẽ và biểu quyết, nên thành viên "già" hay "trẻ" không quan trọng lắm. Cái tôi quan trọng là quan điểm của họ, cách họ đặt vấn đề chứ không phải "già", "trẻ", "tuổi tác", "có hay không có công cụ", "thâm niên". Có vẻ bạn không hiểu ý tôi. Chúng ta nên kết thúc vấn đề ở đây. Một lần nữa cảm ơn lời khuyên chân thành của bạn.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  12:47, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Già hay trẻ không quan trọng, quan trọng là có kinh nghiệm hay không. Mới tham gia Wikipedia thì có thể chưa có kinh nghiệm hoặc cũng đã có kinh nghiệm rồi, cũng do tùy cá nhân khác nhau. Cái quan trọng nhất là sự đa dạng, Wikipedia chúng ta vốn hoạt động như vậy. Cứ lấy già trẻ lớn bé kinh nghiệm không kinh nghiệm... trộn lại với nhau chúng ta sẽ giả định có cái chung quy định tốt nhất (bên enwiki càng nhiều ý kiến thì càng tốt). Chứ lấy tất cả ý kiến từ mấy ông "già" cũng chán (đôi khi bảo thủ, cứng nhắc quá), còn lấy ý kiến từ mỗi mấy ông "trẻ" cũng chán (xì tìn quá, cũng đôi khi hài quá).  A l p h a m a  Talk 00:57, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hoàn toàn tán thành với quan điểm "cứ lấy già trẻ lớn bé kinh nghiệm không kinh nghiệm... trộn lại với nhau chúng ta sẽ giả định có cái chung quy định tốt nhất". Mặc dù quan điểm này với câu nói phía trên của bạn có đôi chút bất nhất. Thế nên phân biệt "già", "trẻ" ở dự án này là điều khiên cưỡng. Do đó, càng nhiều ý kiến từ những thành viên "đủ điều kiện bỏ phiếu" sẽ càng mang lại ý kiến tốt nhất, nhưng cũng không thể ép những người không muốn tham gia đến bỏ phiếu. Nước Mỹ có 330 triệu dân nhưng tại sao chỉ có 150 triệu dân đi bỏ phiếu bầu tổng thống? Điều quan trọng nhất của một cuộc biểu quyết là kết quả cuối cùng. Những người chọn đứng ngoài hiển nhiên có lý do để làm điều đó, nhưng cũng không phủ nhận, ở khía cạnh thực tế, họ đã tự vứt đi quyền lợi của mình.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  05:21, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bài này cần có thảo luận về thông tin đưa vào bài, có lẽ Wikipedia nên viết kiểu nước đôi?  A l p h a m a  Talk 03:48, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Quan điểm cá nhân của một người chứng kiến nhiều sai phạm của trường suốt nhiều năm, có người nhà chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những "bê bối" của nhà trường, cá nhân tôi thấy list bê bối đó chẳng có vấn đề gì khi đi kèm hàng loạt nguồn uy tín. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:28, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mời vào Thảo luận:Trường Đại học Duy Tân cho ý kiến, cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk 06:31, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thảo luận và đề xuất thống nhất tất cả các Quy định thành một, hoàn thiện, nâng cấp và xây dựng thành một Quy chế chung cho Wikipedia tiếng Việt


Bài viết này sử dụng các nguồn tham khảo sách. Các sách này được link tới các trang wiki khác. Các trang wiki này hầu như không dẫn nguồn (có lẽ giống như trường hợp của các bài viết về phim ảnh: ai đã xem phim rồi thì sẽ biết nội dung, nên nội dung phim không yêu cầu dẫn nguồn). Không biết tôi hiểu như vậy có đúng không. Bạn nào rành các chính sách của wiki xin cho ý kiến. B nhắn gửi 21:04, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thực tế thì khi dẫn nguồn sách thì chỉ cần dẫn tên, tác giả và năm, thậm chí không yêu cầu link, chỉ là nếu có bài trên wiki thì liên kết vào cho người ta biết nó là sách gì thôi. Hầu hết các bài lịch sử, sách dẫn đều chỉ để như này "Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (2003), Nhìn lại lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.", cho dù muốn kiểm chứng, bạn có cách gì ngoài việc đi tìm sách? Đó là nguồn sách tiếng Việt. Tuy nhiên đối với nguồn chữ Hán, đặc biệt là các bộ sử cũ nếu có bản online thì chỉ có "Quyển abc" của bộ sử XYZ thôi, muốn kiểm chứng thì bạn có thể tìm bản onl của các bộ sử từ chính các trang wiki. Còn nếu không có bản onl thì việc trích nguồn đều là trích lại theo sự tổng hợp của các bài nghiên cứu (như tôi thường lấy từ kho tổng hợp tư liệu của Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc). Đây là ý kiến của người thường dịch sử Trung, không rành chính sách wiki về cái này lắm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:08, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
OK cám ơn bạn đã giải thích. Tại vì có link đến trang wiki của sách nên hơi lấn cấn. Mà cũng không rõ wikipedia có được sử dụng wikisource làm nguồn không? Nếu có các nguồn thứ cấp mới hơn thì chắc sẽ ok hơn. Bài này toàn nguồn sơ cấp. B nhắn gửi 02:16, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Theo ý kiến cá nhân của tôi, nội dung của các bài lịch sử phần lớn đến từ nguồn sơ cấp, cho dù dẫn nguồn thứ cấp thì cũng chỉ là những sách tổng hợp lại từ nguồn sơ cấp thôi. Như các trận chiến của VN, toàn bộ đều từ các bộ sử VN mà ra, nguồn thứ cấp cũng chỉ từ đó, trừ các cuộc chiến thật sự nổi bật được chép trong sử nước khác hoặc được viết thành sách, chứ sử mà tìm nguồn thứ cấp đáng tin cậy, không từ nguồn sơ cấp mà ra thì cũng không dễ. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:23, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
NhacNy2412 Cái này anh DHN từng nhắc tới ở đây: sử dụng nguồn thứ cấp hơn nguồn sơ cấp ở chỗ nguồn thứ cấp "sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đối chứng các nguồn khác nhau và có thể vạch ra những thiên kiến trong các nguồn đó". Tôi đồng ý 100% với ý kiến này (đương nhiên là cần chọn nguồn tốt). B nhắn gửi 02:27, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái đó tôi cũng đồng ý với anh DHN, tuy nhiên nếu nói một cách chính xác, bản thân các bộ sử chưa hẳn là nguồn sơ cấp. Nếu như các bộ Thực lục hay Thượng dụ đương đều là do bản thân triều đại đó viết ra thì các bộ về sau như Minh sử của nhà Thanh tổng hợp về nhà Minh, Thanh sử cảo là Dân quốc viết về thời Thanh. Mặc dù nói vậy nhưng đó là chỉ là tôi đang nói trên tinh thần những trường hợp không có nguồn thứ cấp đáng tin cậy nào khác (như sử VN suốt ngày trích những bài báo không chính thống chuyên viết về các "drama"), còn tôi thì vẫn cố tìm những nguồn thứ cấp như các cuốn sách được xuất bản sau này chẳng hạn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:33, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Một điểm nữa là 2 cái bạn so sánh không giống nhau. 1 bên phim là người ta cố tình không đề nguồn, quan trọng là gần như không có nguồn cho nó. Còn việc các bộ sử không có nguồn, đơn giản là vì .... dịch lại từ zh.wiki hoặc nguồn sơ cấp, không phải ai cũng biết lấy link nguồn sơ cấp cho vào bài để làm nguồn, hầu hết các bài dịch từ zh.wiki đều bị vấn đề này (tìm nguồn bằng tiếng Trung khó hơn nhiều so với tiếng Anh vì sự khác biệt về hệ ngôn ngữ khi dùng bàn phím). Nếu bạn thấy quan ngại thì tôi sẽ dành thời gian đi chăm chút và thêm nguồn cho đống sách sử này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:18, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cám ơn bạn. Tôi đặt câu hỏi để tránh việc wiki tự dẫn nguồn bên trong wiki thôi. Mà cũng không thấy ai có tranh chấp/ý kiến gì với mấy bài viết này nên chắc không sao. B nhắn gửi 02:22, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chế độ cập nhật thể loại của Wiki

Sau một thời gian làm việc với các thể loại thì tôi phát hiện ra một số điểm sau:

  1. Đối với 1 bản mẫu sử dụng {{Tài liệu}} và đặt các Thể loại vào trong này, mặc dù tại trang của bản mẫu sẽ lập tức xuất hiện những thể loại trong file doc nhưng bản thân thể loại đó sẽ không xuất hiện bản mẫu này, trừ khi sửa đổi và lưu bản thân bản mẫu đó sau khi cập nhật file doc. Ví dụ như khi tôi chính sửa nội dung của Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải/doc, đổi từ Thể loại:Bản mẫu thiên văn sang Thể loại:Bản mẫu chòm sao thì dù cho ngay tại Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải đã xuất hiện Thể loại:Bản mẫu chòm sao nhưng thực chất Bản mẫu này vẫn nằm ở Thể loại Bản mẫu thiên văn học, cho đến khi tôi thực hiện sửa đổi bất kỳ ở trang chính bản mẫu. Điều này dẫn đến sự phiền toái nho nhỏ.
  2. Đối với Thể loại:Thể loại đổi hướng không trống cũng khá tương tự, khi một Thể loại được đặt bản mẫu {{Đổi hướng thể loại}} nhưng vẫn còn trang thuộc thể loại ấy thì thể loại đó lập tức được đưa vào danh mục Thể loại đổi hướng không trống này. Tuy nhiên, sau khi thể loại đổi hướng kia đã trống hoàn toàn thì cũng không tự động xóa khỏi Thể loại đổi hướng không trống mà buộc phải thực hiện 1 sửa đổi bất kỳ tại thể loại đó thì nó mới không xuất hiện trong danh mục trên nữa.
  3. Cũng là về vấn đề thể loại. Khi một thể loại được kèm theo một bản mẫu (tức một bài viết gắn bản mẫu đó sẽ mặc nhiên được thêm vào vào thể loại kèm theo), những bài viết đã có sẵn bản mẫu đó (trước khi thêm thể loại kèm theo) đều sẽ hiển thị thêm thể loại đó vào chân bài, nhưng hoàn toàn không xuất hiện trong thể loại đó cho đến khi thực hiện 1 sửa đổi bất kì trong bài.

Nói tóm lại, khi tôi sử dụng, ngoại trừ cập nhật Thể loại trong chính không gian chính ra thì việc cập nhật trong những không gian liên quan chỉ có thể giúp "hiển thị" mà không thực sự thực hiện việc xếp thể loại. Tôi không rõ lắm cách hoạt động của các Mô-đun liên quan và cơ chế của việc cập nhật thể loại này nên muốn hỏi xem có ai gặp trường hợp tương tự như tôi không và có cách khắc phục nó không? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:29, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Do cache trình duyệt, có chế độ refresh bản mẫu chính khi sửa trang doc của bản mẫu. Bạn thử làm lại và thử với 1 trình duyệt khác.  A l p h a m a  Talk 07:42, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cái này tôi đã thử rồi, như hiện nay tôi đã đổi 1 điểm nhỏ của Bản mẫu:Chòm sao Cự Giải/doc từ [[Thể loại:Bản mẫu chòm sao|C]] sang [[Thể loại:Bản mẫu chòm sao|X]], cũng đã refresh bản mẫu chính nhưng khi dùng trình duyệt hiện tại lẫn trình duyệt mới thì Bản mẫu này vẫn nằm ở mục C như thường. Bạn thử kiểm tra xem. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:12, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình cũng nghi là do "cache", nhưng mà là do "cache" của server của Wikipedia, chứ không phải là do cache của trình duyệt. Có một cách bắt reset khá đơn giản mà vài hôm trước mình tìm ra, đó là bạn vào trang có sử dụng phép expand bản mẫu (vâng, chính trang doc đó cũng là một "bản mẫu", ý mình là có sử dụng cú pháp {{}}), rồi bạn tạo sửa đổi rỗng (tức là submit sửa đổi nhưng lại chẳng có sửa đổi gì cả), danh sách thể loại sẽ được cập nhật ngay lập tức. Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:09, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình cũng đã thử cách này rồi, submit sửa đổi nhưng thực tế không sửa đổi gì cả, nhưng việc này dùng thủ công thì rất tốn thời gian. Như mình đang lượn quanh thể loại Thể loại:Thể loại đổi hướng không trống thì có hàng trăm thể loại trống nhưng không tự động loại bỏ, làm thủ công mất thời gian lắm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:29, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Vậy chắc là phải viết bot làm hộ rồi 😅. Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:12, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cứ để 24h hay vài ngày server tự chuyển, nhọc bot biếc làm gì?  A l p h a m a  Talk 16:53, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đề nghị đưa việc đổi tên Diod -> Diode ra thảo luận

Thành viên:Anonymous Agent đã đổi tên Diod -> Diode và nói rằng "Tên gọi kĩ thuật chính thức. Tuy nhiên theo cách chuyển thuật ngữ tiếng Anh vào tiếng Việt hiện dùng, thì lược bỏ chữ "e" cuối từ không được phát âm, Ví dụ trong Giáo trình linh kiện điện tử của VOER. Các bản dịch tự động cũng đều dùng diod, như trang Diod Zener datasheet. Vậy Thành viên:Anonymous Agent lấy cái chính thức ở đâu ra vậy ??? Tôi đề nghị thảo luận và cần đưa về cái chính thức đúng. BacLuong (thảo luận) 09:09, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời Anonymous Agent đến cho ý kiến, thảo luận về việc này.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  09:26, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Thực tế cái này là vấn đề dịch thuật giữa tiếng Anh và tiếng Việt, việc lược bỏ chữ "e" cuối từ tiếng Anh không được phát âm là từ một "thói quen" trở thành một "quy luật ngầm định". Tôi nhớ không lầm thì có người từng nói với tôi rằng, một là dùng hẳn "tên chính thức được đặt ra tại quốc gia khai sinh nó" (ở đây chính là Diode) hoặc viết hẳn phiên âm tiếng Việt (ở đây chắc là Đi-ốt mà ngày xưa ta thường dùng), chứ đừng dùng nửa nạc nửa mỡ. Bạn dẫn ra là Giáo trình của VOER nhưng bạn có tự thấy bất cập ở chỗ, trong thuật ngữ chuyên ngành chỉ linh kiện, giáo trình này dùng nửa Việt nửa Anh không? Nó cũng không thể đại diện cho cách chuyển thuật tiếng Anh sang tiếng Việt được. Tuy nhiên tôi không rành mảng chuyển thuật tiếng Anh mời anh @Nguyentrongphu cho ý kiến. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:42, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không rõ "các bản dịch tự động" của bạn có bao gồm GG không, nhưng khi sử dụng GG dịch thì kết quả hiển thị vẫn là Diode ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:45, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Về tài liệu Giáo trình linh kiện điện tử của tác giả Trương Văn Tám - ĐH Cần Thơ (mà bạn đã dẫn ra ở trên và tôi đang có tài liệu này trong tay) thì dùng từ diode, như ở chương 4: Nối P=N và Diode. Tác giả chỉ dùng diod ở chương 8: Linh Kiện quang điện tử. Trong tài liệu này, tác giả đã không nhất quán khi dùng từ diode (như diode chỉnh lưu, diode tách sóng) và dủng cả từ diod (như diod SHOCKLEY, diod quang). Các giáo trình - tài liệu giảng dạy chuyên ngành điện tử khác dùng từ diode như là tên gọi kĩ thuật chính thức được tôi tham khảo như Mạch Điện Tử (tác giả Phạm Hồng Liên, Lê Tiến Thường), Mạch Điện Tử Tương Tự (tác giả Phạm Hồng Liên, Lê Tiến Thường), Mạch điện tử 1 (Lê Tiến Thường), Hệ thống Máy Tính Và Ngôn Ngữ C (PGS.TS Đặng Thành Tín), Điện tử Công suất 1 (PGS.TS Nguyễn Văn Nhờ) (xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và Vật lý Đại Cương 2 (Đỗ Ngọc Uấn, ĐH Bách Khoa Hà Nội).

Ngoài tài liệu kĩ thuật được giảng dạy ở các trường đại học, từ "diode" cũng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động mua bán, kinh doanh linh kiện điện tử, cũng như trong quá trình làm việc, xây dựng tài liệu của các kĩ sư điện tử Vietnam. Việc sử dụng từ "Diode" trong các bài viết bách khoa sẽ tạo sự dễ dàng cho việc tra cứu tài liệu wiki (vì mọi kĩ sư sẽ mặc định tìm kiếm từ khóa phổ biến là diode), thay vì "diod".

Thân ái thảo luận quên ký tên này là của Anonymous Agent (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:24, ngày 14 tháng 11 năm 2020.

  •  Ý kiến 1 nguồn từ đại học Cần thơ không chứng minh được gì (không phải đại học ở tphcm hoặc Hà Nội). Đã vậy còn thiếu sự nhất quán. Tôi ủng hộ việc dùng diode vì sự toàn cầu hóa, sự phổ biến, và để dễ tra cứu hơn. Cũng tương tự như ADN (theo tiếng Pháp) được đổi thành DNA (trên Wikipedia cách đây vài năm). Đã 1 thời, VN chịu ảnh hưởng lớn từ Pháp nhưng thời đó đã qua lâu rồi. Bây giờ xu hướng thì theo tiếng Anh để hội nhập với thế giới + mức độ phổ biến hơn + dễ tra cứu hơn. Chưa tính tới chuyện nhiều bài Wikipedia được dịch từ tiếng Anh, có rất nhiều thuật ngữ liên quan cũng được dịch từ tiếng Anh. Ví dụ những từ liên quan tới DNA như dạng B-DNA, DNA polymerase, ssDNA, DNA ligase vân vân. Diode thì cũng tương tự. Nếu dịch thành diod thì sẽ khó tra cứu với các từ liên quan. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:03, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Các bạn nên vào trang Thảo luận của bài để thảo luận để còn lưu vết, đừng thảo luận ở đây.  A l p h a m a  Talk 16:56, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

►OK, tức là "chính thức" do một số người đưa ra. Vậy đề nghị tiểu ban chính thức hóa xử lý nốt các trường hợp Cacbon→Carbon, Cacbon điôxít→?, Phốtpho→?, Lạp Hộ→Orion, kỷ Tam Điệp→Triassic,... cho đỡ chướng. Chân thành cảm ơn! BacLuong (thảo luận) 04:02, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Gộp chung cả các tên "Việt hóa" như Lạp Hộ và kỷ Tam Điệp vào thì sao bạn không nói luôn chuyển Mỹ thành America đi. "Điôxít", "Phốtpho" rõ ràng đặt tên theo phiên âm tiếng Việt mà cũng gộp vào đây :)) Cả 3 trường hợp là 3 trường hợp hoàn toàn khác nhau, đủ để thấy bạn không có kiến thức chuyên môn mà chỉ đơn thuần "thấy quen thì đổi thôi". ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:50, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@BacLuong xin lỗi bạn chứ một số người đưa ra mà bạn nói là toàn những giáo sư có giáo trình dạy học ở các trường đại học danh tiếng và được xuất bản thành sách. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:45, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@SicMundusCreatusEst: Vui lòng đọc và hiểu rằng tôi không đưa ra một số người nào cả, và không hề đả động đến "những giáo sư có giáo trình dạy học ở các trường đại học danh tiếng và được xuất bản thành sách" của bạn, nhé! Chúc rất mạnh khỏe! BacLuong (thảo luận) 16:27, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Không rõ là {{Episode table}} và {{Episode list}} có lỗi gì mà ở bài viết không hiển thị được: xem tại đây (đề mục Các tập phim, do chưa tìm được cách khắc phục nên hiện tại tôi chữa cháy đỡ bằng cách thêm thủ công bảng vào) và đây. Tôi đã đối chiếu với bài viết bên en rồi (vi & en) nhưng không thấy có sai sót nào cả. Nhờ các thành viên rành bản mẫu/mô đun giúp đỡ, xin cảm ơn~~ dawn, 15:51, ngày 14 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn tham gia thảo luận và giúp đỡ ở Wikipedia:Thảo luận/Dự án phát triển thư viện Việt Nam.  A l p h a m a  Talk 00:05, ngày 15 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lỗi công cụ trả lời tự động

Trường hợp 1: Lỗi trả lời xuất hiện tại phiên bản này của Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn, xảy ra khi tôi đang cố dùng chức năng "trả lời" bình luận của Thiên Đế.
Trường hợp 2: Lỗi xảy ra tại biểu quyết này. Trong đó, tôi đang thử cố trả lời ý kiến của thành viên NhacNy2412

Chào các thành viên. Nhiều ngày qua trong quá trình hoạt động, tôi phát hiện công cụ trả lời tự động đang gặp vấn đề. Cụ thể là trong một vài trường hợp, khi nhấn [trả lời] sẽ xuất hiện thông báo

Không thể tìm thấy bình luận bạn đang trả lời tại trang này. Có thể nó đã bị xóa hoặc dời sang trang khác. Vui lòng tải lại trang rồi thử lại

Thông báo này hiện ra bất chấp bình luận vẫn còn nguyên, không bị dời đi đâu cả. Sau một thời gian dò xét, tôi đã chụp được một số bức ảnh hiển thị lỗi này. Các thành viên có thể tham khảo hai hình bên (được đánh dấu lần lượt là "trường hợp 1" và "trường hợp 2"). Trong đó, trường hợp 1 sử dụng danh sách không đánh số (chấm tròn), còn trường hợp 2 sử dụng danh sách đánh số (1, 2, 3,...). Các thành viên cũng có thể truy cập những link tôi vừa dẫn phía trên để trực tiếp xác minh. Không biết các bạn có gặp phải lỗi tương tự không. Nếu có thì cho ý kiến dưới đây nhé.  🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵  03:22, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Update to ICU Unicode library

Trizek (WMF) 14:53, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

15:37, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)

Xin ý kiến cộng đồng

Xin chào, nhóm Tăng trưởng muốn xin ý kiến cộng đồng về bản thiết kế cho nhiệm vụ "Thêm liên kết" mà chúng tôi đang phát triển. Thêm liên kết là một trong những dạng nhiệm vụ có cấu trúc mà nhóm đang xây dựng cho dự án "Nhiệm vụ người mới" (bạn có thể tìm thấy NVNM tại Trang nhà - click vào tên người dùng của bạn ở thanh công cụ trên cùng trang thì sẽ tới trang nhà). Tóm tắt qua thì nhiệm vụ "Thêm liên kết" sẽ giúp người dùng thêm liên kết trên wiki (wikilink) được nhanh và chính xác hơn chứ không phải làm thủ công như hiện nay nữa. Các liên kết sẽ được AI gợi ý và sau đó người dùng sẽ đánh giá xem gợi ý đó có chính xác không và lựa chọn thêm liên kết đó vào bài hay không.

Dưới đây là bản thiết kế:

Chúng tôi mong muốn cộng đồng có thể thử qua các bản thiết kế này (dự kiến mất 5 phút) và phản hồi cho nhóm một số thông tin sau để giúp nhóm có thể cải thiện chất lượng bản thiết kế hơn:

  1. Bạn nghĩ bản thiết kế này tốt ở điểm gì?
  2. Bạn nghĩ nó nên được cải thiện thêm điều gì?
  3. Bạn nghĩ có khả năng có thể xuất hiện vấn đề gì không ổn với thiêt kế này trên wiki của bạn?

Xin lưu ý là bản thiết kế này là bằng Tiếng Anh, và không phải tất cả các nút trong nó đều click được (chỉ có các nút liên quan mới click được thôi nha). Xin hãy đăng phản hồi tại trong đầu thảo luận này luôn nhé~ Xin cảm ơn. Bluetpp (WMF) (thảo luận) 01:51, ngày 17 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]