Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bóng bầu dục Mỹ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Chính tả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:2018 Army-Navy football game line of scrimmage (46211618112).jpg|nhỏ|417x417px|Trận đấu bóng bầu dục giữa hai trường sĩ quan Lục Quân (trái) và Hải Quân (phải) Hoa Kỳ, 2018.]]
[[Tập tin:2018 Army-Navy football game line of scrimmage (46211618112).jpg|nhỏ|417x417px|Trận đấu bóng bầu dục giữa hai trường sĩ quan Lục Quân (trái) và Hải Quân (phải) Hoa Kỳ, 2018.]]
'''Bóng bầu dục Mỹ''' hay còn gọi là '''bóng đá kiểu Mỹ''' ''(American football'' hoặc ''Gridiron football)'', tiếng lóng Việt Nam gọi là '''bóng cà na''', là một môn thể thao thi đấu đồng đội phổ biến tại [[Hoa Kỳ]]. [[Bóng bầu dục]] [[Hoa Kỳ|Mỹ]] có quan hệ gần gũi với [[bóng bầu dục Canada]] nhưng có một số khác biệt về luật chơi và nhiều đặc điểm khác.<ref>In the United States and Canada, the term "football" may refer to either American football or to the similar sport of [[Canadian football]], the meaning usually being clear from the context. This article describes the American variant.</ref> Tại Hoa Kỳ, một số dạng chính của bóng bầu dục là [[bóng bầu dục trung học]], [[bóng bầu dục đại học]] và [[bóng bầu dục chuyên nghiệp]], về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau ở vài điểm trong luật chơi.<ref>''See'' [https://web.archive.org/web/20060828231640/http://www.ncaa.org/library/rules/2006/2006_football_rules.pdf 2006 NCAA Football Rules and Interpretations, Sec. 1, Art. 1]</ref>
'''Bóng bầu dục Mỹ''' hay còn gọi là '''bóng đá kiểu Mỹ''' ''(American football'' hoặc ''Gridiron football)'', tiếng lóng Việt Nam gọi là '''bóng cà na''', là một môn [[thể thao]] phổ biến nhất tại [[Hoa Kỳ]]. [[Bóng bầu dục]] [[Hoa Kỳ|Mỹ]] có quan hệ gần gũi với [[bóng bầu dục Canada]] nhưng có một số khác biệt về luật chơi và nhiều đặc điểm khác.<ref>In the United States and Canada, the term "football" may refer to either American football or to the similar sport of [[Canadian football]], the meaning usually being clear from the context. This article describes the American variant.</ref> Tại Hoa Kỳ, một số dạng chính của bóng bầu dục là [[bóng bầu dục trung học]], [[bóng bầu dục đại học]] và [[bóng bầu dục chuyên nghiệp]], về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau ở vài điểm trong luật chơi.<ref>''See'' [https://web.archive.org/web/20060828231640/http://www.ncaa.org/library/rules/2006/2006_football_rules.pdf 2006 NCAA Football Rules and Interpretations, Sec. 1, Art. 1]</ref>


== Dụng cụ thi đấu ==
== Dụng cụ thi đấu ==

Phiên bản lúc 13:39, ngày 1 tháng 12 năm 2020

Trận đấu bóng bầu dục giữa hai trường sĩ quan Lục Quân (trái) và Hải Quân (phải) Hoa Kỳ, 2018.

Bóng bầu dục Mỹ hay còn gọi là bóng đá kiểu Mỹ (American football hoặc Gridiron football), tiếng lóng Việt Nam gọi là bóng cà na, là một môn thể thao phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Bóng bầu dục Mỹ có quan hệ gần gũi với bóng bầu dục Canada nhưng có một số khác biệt về luật chơi và nhiều đặc điểm khác.[1] Tại Hoa Kỳ, một số dạng chính của bóng bầu dục là bóng bầu dục trung học, bóng bầu dục đại họcbóng bầu dục chuyên nghiệp, về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau ở vài điểm trong luật chơi.[2]

Dụng cụ thi đấu

Thành phần một sân bóng bầu dục Mỹ.

Sân chơi

Sân chơi của môn bóng bầu dục dài 100 yards (91,44 mét), chia làm 20 phần mỗi phần 5 yards (4,57 mét), được đánh dấu bằng 19 vạch dài màu trắng theo chiều ngang của sân. Giữa những vạch dài là bốn hàng vạch ngắn, mỗi hàng 4 vạch cách nhau 1 yard. Phần cuối cùng ở mỗi cuối sân được gọi là end-zone (vùng cấm địa), có chiều dài 10 yards (9,14 mét), thường thì được sọc chéo màu đỏ và được ngăn cách bởi một vạch trắng dài gọi là đường cấm địa (goal line). Cuối vùng cấm địa (end-zone) là vạch cuối (end line), sau đó là cột gôn (goal posts). Cột gôn được trồng chính giữa chiều ngang của sân,  cao 10 feet (3,05 mét), trên bắc một  thanh ngang dài 18 feet 6 inches (5,64 mét), hai đầu thanh ngang là hai thanh dọc cao 30 feet (9,14 mét). Tổng cộng, toàn sân chơi của môn football dài 120 yards (360 feet hay 109,73 mét) và ngang là 53 1/3  yards (160 feet hay 48,77 mét). Kể từ đường cấm địa (goal line), cứ mỗi 10 yards, sân sẽ được đánh dấu bằng số 10, 20, 30, 40 cho tới giữa sân là 50. Sau mức này, sân được đánh dấu ngược lại 40, 30, 20 và 10 cho đến vùng cấm địa của bên kia.

Bóng bầu dục Wilson da.

Bóng

Bóng làm bằng da hình bầu dục được bơm hơi nặng từ 400 gram đến 430 gram. Bóng thi đấu thường được đánh sáp dưỡng và phun chống ẩm nhằm tăng độ bám dính.

Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm được người chơi đội để bảo về vùng đầu khỏi va đập mạnh trong trận đấu. Mũ bảo hiểm bao gồm vỏ nhựa tổng hợp nhẹ, bên trong có lót lớp đệm xốp hoặc đệm bơm hơi để bảo vệ đầu, mặt nạ thép để bảo vệ mặt, 2 ốp hàm ở mỗi bên để bảo vệ hàm, lỗ thông tai, dây quai cằm và kính ốp polycarbonate chống chói. Mũ bảo hiềm thường được điểm xuyết với logo đội bóng, các loại họa tiết, sọc hay số thi đấu để dễ phân biệt từ xa.

Mũ bảo hiểm Schutt AirXP, được đội bởi cầu thủ Brian Hartline.
Cầu thủ hai đội Carolina và Washington với trang phục thi đấu và đồ bảo hộ.

Giáp bảo hộ và trang phục thi đấu

Giáp bảo hộ thường được mặc bên ngoài lớp đồ lót hút ẩm và bên dưới trang phục thi đấu giúp bảo vệ người chơi khỏi chấn thương. Giống như mũ bảo hiểm, giáp bảo hộ được cầu tạo gôm lớp nhựa cứng bên ngoài và đệm dầy thoáng khí bên trong. Các miếng giáp bao bọc quanh phần vai, ngực và lưng của người chơi được thiết chặt bằng một dây đai nhựa bao vòng quanh xương sườn.

Trang phục thi đấu bóng bầu dục được mặc sát lớp bảo hộ. Bộ trang phục thi đấu bao gồm 1 áo đấu và 1 quần. Áo đấu có số áo trên vùng ngực, lưng và cầu vai; tên gọi của đội bóng hay tên thành phố thường được ghi trên ngực áo, phần vai được đính logo đội hay sọc màu và tên cầu thủ được in ở vùng lưng trên. Quần đấu được làm từ chất liều bền dai, mặc sát người, với túi trong để nhét đệm bảo hộ đùi và hông.

Vị trí, đội hình và chiến thuật

Các vị trí trên sân bóng bầu dục, màu đỏ là đội tấn công, màu xanh là đội phòng thủ.

Một đội bóng bầu dục Mỹ có 53 người sẽ chia làm 3 đội phụ gồm đội tấn công (offensive unit), đội phòng ngự (defensive unit) và đội hỗn hợp hay đội đặc biệt (special team). Mỗi đội bóng chỉ được phép có tối đa 11 cầu thủ trên sân trong bất cứ lúc nào. Cầu thủ thông thường được phân loại làm cầu thủ phòng ngự (defensive player) hoặc cầu thủ tấn công (offensive player) và chỉ được chơi cho một trong hai đội tấn công hay đội phòng ngự. Cầu thủ tấn công lẫn phòng ngự đều chơi cho đội hỗn hợp trong các tình huống cần thiết.

Hàng tiền vệ công Dallas Cowboys, một trong nhũng đơn vị ưu tú nhất trong những năm gần đây ở giải NFL.

1. Đội tấn công (Offense)

Gồm các Vị trí:

Center (C): Trung phong (người giao bóng) (1 người)

Offensive Guard (OG): Tiền vệ trong (2 người)

Offensive Tackle (OT): Tiền vệ ngoài (2 người)

Quarterback (QB): Tiền vệ chính (1 người)

Half Back/Running Back (HB/RB): Trung vệ chạy (1-2 người)

Full Back/Set Back (FB/H-Back): Hậu vệ chạy (1 người)

Wide Receiver (WR): Tiền đạo bắt bóng (2-4 người)

Các cầu thủ công New Orleans Saints hội ý

Tight End (TE): Trung vệ đuôi (1-3 người), vị trí này là sự kết hợp giữa vị trí tiền vệ và tiền đạo bắt bóng

  • Hàng tiền vệ tấn công: Được xếp dọc các vạch ngang trên sân. Năm Tiền vệ trên hàng tiền vệ công (Offensive line) gồm Trung phong (Center) đứng giữa, hai bên là hai Tiền vệ trong (Guard), ngoài cùng có hai Tiền vệ ngoài (Tackle) - thường là người cao lớn nhất trên sân bóng. Trung vệ đuôi (Tight End) sẽ được kết hợp vào đôi hình chiến thuật (Formations) tùy thuộc vào tình huống trận đấu. Hàng tiền vệ có hai nhiệm vụ chính: bảo vệ Tiền vệ chính và tạo đường chạy cho Trung vệ chạy. Hàng tiền vệ tấn công của giải NFL có chiều cao và cân nặng trung bình là 1,95 mét và 141 kg.
    Tiền vệ chính Tom Brady được coi là một trong những cầu thủ bòng bầu dục vĩ đại nhất trong lịch sử NFL.
  • Nhóm kỹ năng: Nhóm kỹ năng (Skill positions), là nhóm cầu thủ thường chịu trách nhiệm ghi điểm trên sân bao gồm Tiền đạo bắt bóng (Wide receiver), Trung vệ chạy (Running back), Trung vệ đuôi (Tight end), và Hậu vệ (Full back). Các cầu thủ này tham gia tấn công bằng cách nhận bóng từ tiền vệ chính rồi chạy (hậu vệ, trung vệ chạy), hoặc bắt bóng ném từ tiền vệ chính rồi chạy (tất cả vị trí). Vị trí tiền vệ chính cũng thuộc nhóm này vì cầu thủ tiền vệ chính có quyền cầm bóng chạy và ghi điểm.
  • Tiền vệ chính: Vị trí tiền vệ chính (Quarterback) thường được ví là cầu thủ quan trọng nhất trên đội tấn công nói riêng, và toàn đội bóng nói chung. Tiền vệ chính giữ vị trí thủ quân vì anh nắm quyền phân phối bóng trong trận đấu bằng cách ném bóng (cho nhóm kỹ năng) hoặc giao bóng ("Handing-off") cho trung vệ chạy. Người tiền vệ chính luôn đứng sau Tiền vệ trung tâm để nhận bóng, khoảng cách giữa anh và người giao bóng tùy thuộc vào nét đặc trưng của từng đội hình chiến thuật

Để chơi vị trí tiền vệ chính, cầu thủ cần có tầm nhìn kiến tạo tốt, đường ném chuẩn xác và tố chất lãnh đạo.

Đội phòng ngự Tennessee Titans (xanh, trái) đối đầu đội tấn công Cleveland
Trung vệ Phòng ngự Ray Lewis (52) của đội Baltimore Ravens đốn ngã một cầu thủ của đội Cincinnati Bengals.

2. Đội phòng ngự (Defense)  

Gồm các Vị trí:

Defensive End (DE): Tiền vệ Phòng ngự đuôi (2 người)

Defensive/Nose Tackle (DT/NT): Tiền vệ Phòng ngự chặn/mũi. (1-2 người)

Outside Linebacker (OLB): Trung vệ Phòng ngự ngoài (1-2 người)

Inside Linebacker/Middle Linebacker (ILB/MLB): Trung vệ phòng ngự trong (1-2 người)

Cornerback (CB): Hậu vệ Góc

Safety (S): Hậu vệ Sâu

  • Hàng tiền vệ phòng ngự: Gồm 3 hay 4 Tiền vệ Phòng ngự xếp hàng ngang song song các Tiền vệ tấn công, ta gọi đây là Hàng tiền vệ phòng ngự (Defensive line). Hai bên cuối hàng gồm hai Tiền vệ Phòng ngự đuôi (Defensive end), bên trong là một đến hai Tiền vệ Phòng ngự chặn (Defensive tackle) tùy vào đội hình phòng ngự. Nhiệm vụ chính của các cầu thủ chơi ở vị trí này là ngăn chặn đội tân công đối phương rút ngắn khoảng cách tới vòng cấm địa (Endzone) bằng cách ngăn đường chạy và gây sưc ép lên Trung phong đối phương.
  • Hàng trung vệ phòng ngự: Bao gồm 2-4 Trung vệ phòng ngự. Vốn dĩ danh từ Linebacker miêu tả đặc thù công việc của các Trung vệ phòng ngự, tức yểm trợ cho hàng tiền vệ ("backing up the line"), trong này "Line" chỉ Defensive Line. Vai trò của các linebackers cũng gần giống như hàng tiền vệ, kết hợp cùng với việc ngăn chặn các đường ném ngắn từ Trung phong.
  • Hậu vệ phòng ngự: Hậu vệ phòng ngự đóng vai trò ngăn chặn các đường ném của trung phong đến tay nhóm cầu thủ kỹ năng, hậu vệ có thể phá bóng bằng tay hoặc chặn bắt bóng và giúp đội của mình giành quyền tấn công. Hậu vệ Góc thường xếp hàng đối diện với Tiền đạo bắt bóng và tham gia vào phòng thủ 1 kèm 1 (man-to-man defense) hay phòng thủ khu vực (zone defense). Hậu vệ Sâu (Safety) là vị trí sâu nhất trong đội hình phòng ngự, tương tự như vị trí Hậu vệ quét (Sweeper) trong môn bóng đá, nhiệm vụ của họ là tham gia tố chức phòng thủ khu vực, đánh chặn các đường chuyền sâu dọc đường biên (trong phương pháp phòng thủ cover 2 và cover 6) hay các đường ném xuống giữa sân (trong phương pháp cover 1, cover 3 và cover 4)

Hậu vệ Sâu gồm 2 loại: Free Safety (Hậu vệ Cắm) và Strong Safety (Hậu vệ Lùi). Hậu vệ Cắm thường xuyên tham gia đánh chặn bóng sâu trong khi Hậu vệ Lùi sẽ tham giai hộ trợ ngăn ngừa đường chạy cùng với các Trung vệ & Tiền vệ trong các tình huống chạy.

  • Đội hình phòng ngự: Base (Thông thường) 3-4-4, 4-3-4; Nickel 2-4-5, 3-3-5, 4-2-5; Dime 4-1-6, 2-3-6... Trong đó số đầu tượng trưng cho số tiền vệ, số giữa cho trung vệ và số cuối in đậm ám chỉ số lượng hậu vệ phòng ngự
Cầu thủ sút điểm Justin Tucker và Đội hỗn hợp Baltimore thử ghi 3 điểm, Super Bowl 47.
Chân sút David Akers (áo số 2) sút mở màn, Super Bowl 47.

3. Đội hỗn hợp/đặc biệt (Special team)  

Gồm các Vị trí:

Long Snapper (LS): Người giao bóng

Punter (P): Cầu thủ sút dài

Placekicker (K): Cầu thủ sút điểm

Holder (H): Người giữ bóng (thông thường là Trung phong dự bị hay Cầu thủ sút dài)

Gunner: Trung vệ càn quét

Upback: Trung vệ chặn

Cầu thủ trả bóng Darren Sproles.

Return Specialist (RS): Người trả bóng

  • Người giao bóng: Người giao bóng (Long snapper), sẽ thay thế Tiền vệ trung tâm (Center) trong các trường hợp sút dài và sút điểm. Hàng tiền vệ trong các tình huống trên sẽ được gia cố thêm 2 cầu thủ (trong trường hợp sút dài) hay 4 cầu thủ (trong trường hợp sút điểm) do nhóm kỹ năng không còn tham gia tấn công. Theo hiệu lệnh của chân sút, người giao bóng sẽ bật bóng từ tư thế chồm hổm đến Người giữ bóng (Holder), trái bóng được đặt dựng đứng cho Chân sút điểm (Placekicker) lấy đà ghi bàn (field goal kick); hoặc, bóng sẽ được bật thằng tới tay Chân sút dài (Punter) để anh lật vi trị bóng trên sân trong trường hợp bóng nằm ngoai cự ly tối đa của Cầu thủ sút điểm.
  • Cầu thủ sút: Thông thường trong trường hợp đội tấn công đến lượt xuống bóng cuối cùng (4th Down), Chân sút điểm (Placekicker) sẽ được điều lên sân để thử ghi 3 điểm (field-goal try). Cự ly tối đa trung bình để chân sút điểm ghi bàn nằm trong khoảng 50-55 yards cách cột gôn. Nếu đội tấn công đã đến lượt xuống bóng cuối mà bóng nằm quá cự ly tối đa để ghi 3 điểm (field-goal range), Chân sút dài sẽ được điều ra sân để giao quyền tấn công cho đội đối phương bằng cách sút bóng về phía khu cấm địa đội bạn, hay về phía người trả bóng. Chủ đích của hành động Sút dài (Punt) là gia tăng khoảng cách giữa đội tấn công đối phương với vùng cầm địa của đội nhà. Cầu thủ sút cũng được giao trọng trách Sút ra bóng mở màn (Kick-off) mỗi hiệp chính, hay sau khi đội nhà ghi bàn.
  • Trung vệ hỗn hợp/đặc biệt (Special Teamer): Bao gồm Trung vệ càn quét và Trung vệ chặn. Trung vệ càn quét (Gunner) trong các tình huống sút dài có nhiệm vụ đốn ngã người trả bóng, nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đến vùng cấm địa nhà. Trung vệ chặn (Upback), thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Người sút dài nếu hàng tiền vệ có sảy ra sơ hở.
  • Người trả bóng: Cầu thủ trả bóng (Return specialist) là vị trí thường được dành cho những cầu thủ kỹ năng hay hậu vệ phòng ngự khéo léo và nhanh chân nhất trong đội hình. Họ nhận bóng được sút từ các tình huống sút dài và sút mở màn rồi chạy về phía vùng cầm địa đối phương. Mục tiêu của người trả bóng là ghi điểm bằng cách chạy đến khu cấm địa đối phương, hoặc ít nhất là thu ngắn khoảng cách tấn công cho đội nhà.
Chân sút dài JK Scott

Luật Chơi và Thời Gian Thi Đấu

Một đội chỉ ghi điểm khi cầu thủ của đội đó đặt được quả bóng vào phía sau đường biên ngang của phần sân đối phương, hay còn gọi là đường biên ghi bàn (goal line), là được tính điểm.Cách tính điểm như sau đưa bóng vào khu vực vùng cấm địa (touchdown) và đặt nó vào phía sau goal line sẽ được 6 điểm, sau đó đá vào cầu môn từ khoảng cách 3 yard sẽ được thêm 1 điểm hoặc làm 1 cú touchdown từ khoảng cách 3 yard sẽ được 2 điểm. Cú đá phạt thành công được 3 điểm khi quả bóng chui qua hai cột đứng vào cao hơn xà ngang.cầu thủ lần lượt nắm quyền tấn công và phòng ngự. Đội tấn công được thực hiện 4 lượt xuống bóng để tiến lên khoảng cách 10 yard. Nếu không ghi được điểm trong đợt tấn công đó thì đến lượt đội kia có bóng. Mỗi lần thay đổi quyền tấn công, cả 22 cầu thủ của hai đội sẽ rời sân thay người. Đội bị mất bóng sẽ thay toàn bộ cầu thủ chuyên phòng ngự, còn đội phòng ngự trước đó sẽ thay bằng đội hình tấn công.

Thời gian thi đấu mỗi trận đấu dài 60 phút, chia làm 4 hiệp, trừ thời gian chết (bóng ngoài cuộc), nên đôi khi tổng thời gian thi đấu trên sân lên đến 180 phút. Quả bóng được làm bằng da, nặng 400gram, hình bầu dục, kẻ 2 vạch trắng để dễ nhìn nhưng ở NFL lại không có. Trọng tài còn được gọi là “Những con ngựa vằn” vì bộ đồng phục trắng, kẻ sọc đen. Mỗi trận đấu có từ 4 đến 7 trọng tài làm nhiệm vụ.

NFL và Super Bowl

Super Bowl (tạm dịch: Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ) là trận tranh chức vô địch thường niên của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (NFL - National Football League), hiệp hội hàng đầu của bóng bầu dục Mỹ, kể từ năm 1967 và thường được tổ chức vào Chủ nhật đầu tiên của tháng Hai dương lịch, gọi là Super Bowl Sunday (Chủ nhật Siêu Cúp).

Cuối lễ khai mạc Super Bowl 50

Đội thắng cuộc nhận được cúp Vince Lombardi Trophy, được đặt tên theo huấn luyện viên của đội Green Bay Packers, đội đã giành được chiến thắng hai trận Super Bowl đầu tiên và ba trong số năm giải vô địch NFL trước đó (năm 1961, 1962, và 1965). Cúp này được thực hiện độc quyền bởi hãng Tiffany & Co với giá 25.000 USD. Cuối trận đấu, cầu thủ xuất sắc nhất (Most Valuable Player - viết tắt: MVP) sẽ được chọn và trao Cúp Pete-Rozelle, được đặt tên theo cựu ủy viên NFL Pete Rozelle. Các thành viên của đội chiến thắng sẽ được nhận những chiếc nhẫn làm bằng vàng và kim cương, được gọi là Super Bowl ring.

Trong hầu hết các năm qua, Super Bowl là chương trình được theo dõi nhiều nhất trong các chương trình phát sóng của truyền hình Mỹ. Ngày Chủ nhật Siêu Cúp của giải Super Bowl không chỉ là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất mà bây giờ được xem de facto như là ngày lễ quốc gia của Hoa Kỳ.[3]

Chú thích

  1. ^ In the United States and Canada, the term "football" may refer to either American football or to the similar sport of Canadian football, the meaning usually being clear from the context. This article describes the American variant.
  2. ^ See 2006 NCAA Football Rules and Interpretations, Sec. 1, Art. 1
  3. ^ Super Bowl underscores cultural divide

Xem thêm

Sách

  • “Digest of Rules”. National Football League. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2007.
  • “History and the basics”. National Football League. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2005.
  • “Playing with the Percentages When Trailing by Two Touchdowns”. Montana State University. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2005.

Liên kết ngoài