Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Nguyên kiếm khách”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa chữ Hán
Dòng 25: Dòng 25:
| imdb_id =
| imdb_id =
}}
}}
"'''Trung Nguyên kiếm khách'''", tựa gốc: "'''Trung Nguyên tiêu cục'''" ({{zh|相關作品}}), là một phiên bản được làm lại từ nguyên tác "'''[[Bảo tiêu (phim truyền hình)|Bảo Tiêu]]'''" ([[:zh:保鑣 (1974年電視劇)|保鑣]], 1974)<ref>{{Chú thích web | url = https://www.itsfun.com.tw/保鏢/wiki-4549996-9467935 | tiêu đề = 保鏢 | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> cũng bởi nhà biên kịch của Đài Loan là Trần Minh Hòa. Vào năm 1995 thì Trần Minh Hòa đã quyết định sản xuất lại bộ phim "'''Trung Nguyên kiếm khách'''" (hay ''Bảo Tiêu'') với vai trò chính là đạo diễn<ref>{{Chú thích web | url = https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/quoc-te/ngoi-sao-phim-bao-tieu-qua-doi-do-ung-thu-phoi-3474068.html | tiêu đề = Ngôi sao phim 'Bảo Tiêu' qua đời do ung thư phổi - VnExpress Giải Trí | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = [[VnExpress|VnExpress - Tin nhanh Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref>. Tại Việt Nam, phim được dịch và lồng tiếng bởi công ty Sanyang và Fafilm Việt Nam (FFVN) phát hành vào năm 1997 đến 1998. Phim gồm có hai phần; phần I: "''Bảo Tiêu''" (40 tập) và phần II: "''Tam Tiểu Thư Quyết Chiến Vạn Càn Khôn'' (25 tập).
"'''Trung Nguyên kiếm khách'''", tựa gốc: "'''Trung Nguyên tiêu cục'''" ({{zh|中原镖局}}), là một phiên bản được làm lại từ nguyên tác "'''[[Bảo tiêu (phim truyền hình)|Bảo Tiêu]]'''" ([[:zh:保鑣 (1974年電視劇)|保鑣]], 1974)<ref>{{Chú thích web | url = https://www.itsfun.com.tw/保鏢/wiki-4549996-9467935 | tiêu đề = 保鏢 | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> cũng bởi nhà biên kịch của Đài Loan là Trần Minh Hòa. Vào năm 1995 thì Trần Minh Hòa đã quyết định sản xuất lại bộ phim "'''Trung Nguyên kiếm khách'''" (hay ''Bảo Tiêu'') với vai trò chính là đạo diễn<ref>{{Chú thích web | url = https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/quoc-te/ngoi-sao-phim-bao-tieu-qua-doi-do-ung-thu-phoi-3474068.html | tiêu đề = Ngôi sao phim 'Bảo Tiêu' qua đời do ung thư phổi - VnExpress Giải Trí | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = [[VnExpress|VnExpress - Tin nhanh Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref>. Tại Việt Nam, phim được dịch và lồng tiếng bởi công ty Sanyang và Fafilm Việt Nam (FFVN) phát hành vào năm 1997 đến 1998. Phim gồm có hai phần; phần I: "''Bảo Tiêu''" (40 tập) và phần II: "''Tam Tiểu Thư Quyết Chiến Vạn Càn Khôn'' (25 tập).


Bộ phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng của điện ảnh [[Hồng Kông]], [[Đài Loan]], [[Trung Quốc]] và cả [[Nhật Bản]] như: [[Địch Long]], [[Dương Lệ Thanh]], [[Nguyên Bưu (diễn viên)|Nguyên Bưu]], Địch Uy, Long Long, Ngô Thiên Tâm, Ngọ Mã, Du Khả Hân, Kase Taishu...
Bộ phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng của điện ảnh [[Hồng Kông]], [[Đài Loan]], [[Trung Quốc]] và cả [[Nhật Bản]] như: [[Địch Long]], [[Dương Lệ Thanh]], [[Nguyên Bưu (diễn viên)|Nguyên Bưu]], Địch Uy, Long Long, Ngô Thiên Tâm, Ngọ Mã, Du Khả Hân, Kase Taishu...

Phiên bản lúc 15:02, ngày 12 tháng 12 năm 2020

Trung Nguyên Kiếm Khách
Tập tin:Trungnguyenkiemkhach1995.jpg
"Trung Nguyên kiếm khách phần I với tên gọi Bảo Tiêu"
Đạo diễnTrần Minh Hòa
Sản xuất1995 đến 1997
Diễn viênDương Lệ Thanh, Địch Long, Nguyên Bưu, Địch Uy, Ngô Thiên Tâm,Ngọ Mã, Lý Nghệ Dân, Long Long, Du Khả Hân...vv
Âm nhạc"Bảo Tiêu" (保镖) do Kim Bội San trình bày bằng tiếng Quan Thoại, "Em là người vô tâm"(我是无心的人) do Long Thiên Ngọc trình bày bằng tiếng Đài Loan
Phát hànhnăm 1996 (Phần I), năm 1997 (Phần II)
Độ dài
50 phút
Quốc gia Đài Loan
Ngôn ngữTiếng Hoa

"Trung Nguyên kiếm khách", tựa gốc: "Trung Nguyên tiêu cục" (tiếng Trung: 中原镖局), là một phiên bản được làm lại từ nguyên tác "Bảo Tiêu" (保鑣, 1974)[1] cũng bởi nhà biên kịch của Đài Loan là Trần Minh Hòa. Vào năm 1995 thì Trần Minh Hòa đã quyết định sản xuất lại bộ phim "Trung Nguyên kiếm khách" (hay Bảo Tiêu) với vai trò chính là đạo diễn[2]. Tại Việt Nam, phim được dịch và lồng tiếng bởi công ty Sanyang và Fafilm Việt Nam (FFVN) phát hành vào năm 1997 đến 1998. Phim gồm có hai phần; phần I: "Bảo Tiêu" (40 tập) và phần II: "Tam Tiểu Thư Quyết Chiến Vạn Càn Khôn (25 tập).

Bộ phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc và cả Nhật Bản như: Địch Long, Dương Lệ Thanh, Nguyên Bưu, Địch Uy, Long Long, Ngô Thiên Tâm, Ngọ Mã, Du Khả Hân, Kase Taishu...

Từ năm 1998 đến năm 2008, "Trung Nguyên kiếm khách" ngoài được phát hành trên các băng, đĩa thì phim còn được chiếu rộng rãi trên các kênh truyền hình địa phương tại Việt Nam như: truyền hình thành phố Cần Thơ (THTPCT43), truyền hình Sóc Trăng (STV) truyền hình Cần Thơ (CVTV), truyền hình Vĩnh Long (THVL) cùng nhiều kênh khác.

Nội dung phim

Phần 1

Bộ phim được lấy bối cảnh vào thời Nhà Minh. Lúc này triều đình và bá tánh lâm vào nguy khốn, nạn giặc muối hoành hành dưới sự thao túng của Thái sư Nghiêm Tung và con trai của hắn là Nghiêm Thế Phiên. Trong khi đó trên giang hồ lại xảy ra nhiều cuộc tranh quyền đoạt lợi, chém giết lẫn nhau... Trung Nguyên lúc bấy giờ xuất hiện hai tiêu cục có quy mô hoạt động lớn và nổi tiếng nhất là Trung Nguyên tiêu cục của Triệu Thiên Hào và Hồng Phong tiêu cục của Mã Hồng Phong. "Nam Thiên Hào - Bắc Hồng Phong" là câu nói do giới Võ lâm Trung Nguyên được đặt ra để nói đến sự quy mô và lớn mạnh của hai tiêu cục.

Với tài nghệ cao siêu và tấm lòng nghĩa hiệp. "Trung Nguyên nhất kiếm" Triệu Thiên Hào đã giúp Trung Nguyên tiêu cục ngày càng lớn mạnh và thực hiện nhiều vụ áp tiêu quan trọng với sự trợ giúp đắc lực của Dương Vân Dực và Lôi Đại Cương, uy danh của Trung Nguyên tiêu cục ngày càng nổi lên khắp thành Kim Lăng. Tuy nhiên, Triệu Thiên Hào lại trở thành "cái gai trong mắt" của nhiều kẻ nham hiểm, mưu mô như Đường Đại Thiên, Độc Nhãn Ma Ưng hay Ngân Bằng. Họ luôn tìm mọi cách để hãm hại và gây nhiều trở ngại cho tiêu cục. Đặc biệt là Ngân Bằng, trong quá khứ vốn là một tiêu đầu tại dưới trướng Lôi Đại Cang, nhưng bản tính hắn nhiều thủ đoạn và gian trá nên đã bị Triệu tổng tiêu đầu đuổi khỏi tiêu cục. Sau việc đó, Ngân Bằng luôn ôm mối hận trong lòng và nghĩ mọi cách để hãm hại Triệu Thiên Hào và Dương Vân Dực. Hắn nhiều lần cấu kết cùng Độc Nhãn Ma Ưng, dùng tổ chức "bàn tay máu" và lợi dụng cả Trịnh Thanh Sơn để thực hiện mưu đồ nhưng đều bị thất bại.

Sau khi diệt trừ được Ngân Bằng và phản đồ Trịnh Thanh Sơn thì một biến cố lớn lại tiếp tục xảy ra với Trung Nguyên tiêu cục. Khi được Trương Phong (một thuộc hạ của phó đô sứ khu mật viện là Uy Cương) trước lúc chết đã quyết định giao cho Trung Nguyên tiêu cục bức "huyết thư" hộ tống lên kinh thành để tố giác mười tội ác của cha con Nghiêm Tung và Nghiêm Thế Phiên. Nghe tin, Nghiêm Tung liền sai ngũ đang đầu Đoạn Trường Hồng cùng các tay sai của Thiết Y Vệ như "kiếm giấy cô hạc" là Trịnh Quần, "Truy Mệnh" kiếm khách... bao vây Trung Nguyên tiêu cục nhằm gây sức ép lên Triệu Thiên Hào để giành lại huyết thư. Biết rõ Trung Nguyên tiêu cục không hề e sợ, kiên quyết bảo vệ huyết thư nên Đoạn Trường Hồng liền dùng quan phủ bắt giam Triệu Thiên Hào, sau đó dùng ám khí phế võ công của phó tổng tiêu đầu là Dương Vân Dực. Tuy nhiên, Đoạn Trường Hồng đã bị tam tiểu thư Triệu Yến Linh phá được "huyết ảnh kiếm" và phế mất cánh tay phải của hắn, tạm thời giải nguy cho Trung Nguyên tiêu cục...

Phần 2

Yến Linh đã được phó tổng tiêu đầu Dương Vân Dực tin tưởng và đặt cả trọng trách lên vai cô sứ mệnh hộ tống huyết thư lên đến kinh thành, giao tận tay cho (Đô sát ngự sử) là Châu Ứng Long. Đoạn Trường Hồng vốn là kẻ bất chấp mọi thủ đoạn và nham hiểm. Hắn tiếp tục bày thêm nhiều mưu kế hiểm độc, đồng thời cấu kết với Âm Thiếu Khanh và Vân Tam Nương nhằm đoạt lấy "huyết thư" từ tay Yến Linh. Nhờ sự thông minh, cương trực cộng với sự giúp đỡ của những kiếm khách hiệp nghĩa như Tư Mã Vô Tình, Âu Dương Vô Địch hay (thanh sam khách) Lý Văn Dương nên mưu đồ của chúng cùng tay sai đều bị thất bại. Cả ba vị đang đầu của Thiết Y Vệ (Vân Tam Nương, Âm Thiếu Khanh, Đoạn Trường Hồng) lần lượt bị đánh bại và họ đã phải trả giá cho những tội ác của mình.

Hay tin, Nghiêm Tung liền sai tổng quản của Thiết Y Vệ là Vạn Càn Khôn cùng hai vị đang đầu còn lại là Liễu Vô Tam và Chiếu Phong Vân tiếp tục bày mưu, tính kế nhằm tiêu diệt Triệu Yến Linh và Trung Nguyên tiêu cục. Triệu Yến Linh nhờ trí thông minh của mình đồng thời còn được những người trượng nghĩa Lý Văn Dương hay Kim Bất Phàm nhiều lần ra tay giúp đỡ vượt qua hiểm nguy.

Sau tất cả, Vạn Càn Khôn cùng Thiết Y Vệ đã có trận tử chiến cuối cùng với Trung Nguyên tiêu cục (với sự trợ giúp của Lý Văn Dương, Hoàng Sa và tổng tiêu đầu của Hồng Phong tiêu cục là Mã Hồng Phong), cả hai bên đều chịu thiệt hại nặng nề và mất mát. Nhưng "Tà không thể thắng chánh", "công lý luôn đứng về phía chính nghĩa". Vạn Càn Khôn cùng Liễu Vô Tam và tay sai Thiết Y Vệ đã thất bại khi không thể đoạt lại bức huyết thư. Còn cha con Nghiêm Tung đã bị triều đình trừng trị thích đáng, tổ chức "bí mật" Thiết Y Vệ cũng bị triều đình xóa bỏ. Khi gặp lại người đệ năm xưa ở Vạn gia trang là Lãnh diện diêm la Vạn Kiếm Sầu (Hồ Thổ) thì hai người đã quyết đấu với nhau. Sau khi đã đánh bại "Vạn đại hiệp" ở nữa chiêu cuối cùng thì Vạn Càn Khôn đã phi thân bỏ đi từ đó về sau cũng bật vô âm tín.

Nhân vật

Trung Nguyên Tiêu Cục

  • Triệu Thiên Hào: Tổng tiêu đầu Trung Nguyên tiêu cục là người tính tình cương trực, ngay thẳng, giàu lòng hiệp nghĩa, được mệnh danh là "Trung Nguyên nhất kiếm" và được cả võ lâm Giang Nam kính trọng. Ông đã sáng tạo ra bộ kiếm pháp "Thất tinh liên hoàn" với tuyệt kỹ "Thất tinh tề chiếu" từng giúp ông đánh bại nhiều cao thủ trong võ lâm. Từng nhiều lần đứng vững trước sự nham hiểm, hãm hại của Độc Nhãn Ma Ưng, Đường Đại Thiên, Quan Thế Sơn hay Ngân Bằng. Sau khi được Trương Phong (thuộc hạ của phó tướng khu mật viện Uy Cương) giao trọng trách hộ tống huyết thư lên kinh thành để tố giác tội ác của cha con Nghiêm Tung thì bị Thiết Y Vệ vu cáo, hãm hại, bắt giam nhục hình, tra tấn.
  • Dương Vân Dực: Nghĩa đệ của Triệu Thiên Hào và Lôi Đại Cang, ông đồng thời là phó tổng tiêu đầu Trung Nguyên tiêu cục. Dương Vân Dực không chỉ là một người thông minh, cơ trí, mọi việc luôn suy tính chu đáo, kỉ lưỡng mà võ nghệ cũng siêu phàm. Sau bị Đoạn Trường Hồng dùng thủ đoạn ám toán mất hết nội công.
  • Lôi Đại Cang: Là huynh đệ kết nghĩa của Triệu Thiên Hào và Dương Vân Dực. Dù là một người cương trực, thẳng thắn, có lòng chính nghĩa nhưng tính tình lại nóng nảy, hành sự lỗ mãng. Ông chỉ có người đệ tử duy nhất là Trịnh Thanh Sơn.
  • Triệu Kỳ Anh: Đại tiểu thư của Triệu Thiên Hào là người sắc sảo và hiền lành. Ngay từ lúc nhỏ Kỳ Anh đã được Triệu Thiên Hào đánh giá là người có tiềm thức võ học và sẽ là người kế thừa ông sau này nên đã đào tạo, đồng thời truyền bộ kiếm pháp "Thất tinh liên hoàn cho cô. Mang thai cùng Hán Anh đúng vào thời điểm Trung Nguyên tiêu cục lâm vào cơn "dầu sôi lửa bỏng", Kỳ Anh đã được phó tổng tiêu đầu Dương Vân Vực dẫn theo ẩn danh trước sự truy sát của Đoạn Trường Hồng.
  • Triệu Mộng Kiều: Nhị tiểu thư của Triệu Thiên Hào tính tình ngang bướng, hay ghen tị với Yến Linh và Kỳ Anh. Sau cái chết của Trịnh Thanh Sơn thì tính tình của cô hoàn toàn thay đổi và trở nên dễ dãi hơn trước, nhất là đối với Yến Linh. Trong hành trình hộ tống huyết thư lên kinh thành thì Mộng Kiều là một trong những người trợ giúp Yến Linh rất nhiều.
  • Triệu Yến Linh: Ngay từ thuở nhỏ do sức khỏe không tốt so với Mộng Kiều và Kỳ Anh nên Triệu Thiên Hào muốn dạy Yến Linh học văn hơn là dạy võ. Tuy nhiên, tam tiểu thư dần sớm bộc lộ là người có tố chất thông minh và có năng khiếu võ học cao nhất trong số ba người con của Triệu tổng tiêu đầu. Không chỉ được truyền dạy bộ kiếm pháp "Thất tinh liên hoàn" của cha, Yến Linh còn kết hợp và sáng tạo thành "Xuyên vân kiếm pháp" (chiêu thức đã giúp cô đánh bại Vạn Càn Khôn), vô tình học được bộ kỳ công của (Lãnh diện diêm la) Vạn Kiếm Sầu, cùng Hồ Thổ sáng tạo ra "Bắt Ma Kiếm Pháp" và được hai cao thủ si tình Tư Mã Bất Bình và Âu Dương Vô Địch truyền dạy tuyệt kỹ là "Vô tình tam tuyệt trảm" và "Nghịch kiếm". Trong hành trình hộ tống huyết thư, Yến Linh đã cùng đoàn người Trung Nguyên tiêu cục nhiều lần vượt qua hiểm nguy trước sự hãm hại, truy sát của năm vị đang đầu Thiết Y Vệ là Đoạn Trường Hồng, Âm Thiếu Khanh, Vân Tam Nương, Chiếu Phong Vân, Liễu Vô Tam và Tổng quản Vạn Càn Khôn (cùng thân tính, tay sai của Thiết Y Vệ).
  • Thái Hán Anh: Là vị hôn phu của Triệu Kỳ Anh và sau trở thành một tiêu đầu của Trung Nguyên tiêu cục. Trong lần tử chiến "một mất một còn" với Thiết Y Vệ cùng tổng quản Vạn Càn Khôn, bản thân Thái Hán Anh đã bị trúng ám khí chứa đầy chất độc của đại đang đầu Liễu Vô Tam và rơi xuống vực thẳm. Tuy thoát chết khi được Hồ Thổ tìm thấy dưới vực nhưng khuôn mặt của cậu bị thương tích nghiêm trọng.
  • Giả Hồ Thổ: Tuy có dáng vẻ bên ngoài là một tỳ tùng đi theo hầu hạ Thái Hán Anh, tuy nhiên bên trong Hồ Thổ lại là một "cao nhân". Ngoài việc chỉ điểm Yến Linh sáng tạo và nâng cao kiếm pháp, nhiều lần dùng "Diêm La lệnh bài" giải nguy cho Trung Nguyên tiêu cục, dùng mưu kế nhiễu bột ớt xuống địa đạo khiến Trịnh Thanh Sơn và Ngân Bằng xảy ra xung đột... Theo lời của Thái Hán Anh kể lại với Kỳ Anh rằng gia đình cậu từng cứu giúp Hồ Thổ khi ông bị thương rất nặng, vì đội ơn Thái gia trang đã tận tình cứu giúp nên Hồ Thổ đã quyết định theo hầu Thái Hán Anh. Hồ Thổ đã cùng Yến Linh sáng tạo ra bộ "Bắt Ma kiếm pháp" (nhờ dùng bộ kiếm pháp này mà Yến Linh đã đánh bại Độc Nhãn Ma Ưng và Triệu Lượng). Trong hành trình hộ tống huyết thư lên kinh thành thì Hồ Thổ là người có công trợ giúp Yến Linh và nghĩ ra nhiều mưu mẹo giúp mọi người nhiều lần vượt qua khó khăn. Khi bị lộ thân phận là cao thủ Vạn Kiếm Sầu trong trận quyết đấu với Vạn Càn Khôn (khi thất bại ở nữa chiêu cuối thì ông đã quyết định rời bỏ đi).
  • Trịnh Thanh Sơn: Thanh Sơn vốn yêu thích Kỳ Anh từ nhỏ. Cậu đồng thời là đệ tử của phó tổng tiêu đầu Lôi Đại Cang, khi Thái Hán Anh xuất hiện tại Trung Nguyên tiêu cục thì Trịnh Thanh Sơn đem lòng ghen ghét, đố kỵ. Thanh Sơn bị Ngân Bằng lợi dụng, cấu kết với hắn và phản bội Trung Nguyên tiêu cục. Sau khi để lộ mưu đồ, cậu bị toàn thể Trung Nguyên tiêu cục truy sát và cuối cùng chết dưới kiếm của Triệu Mộng Kiều.
  • Giang Hùng: Trong quá khứ là một tiêu đầu của Trung Nguyên tiêu cục do phạm nhiều lỗi lầm nên đã bị Triệu Thiên Hào đuổi đi. Khi hay tin Triệu Thiên Hào bị quan phủ bắt giam, Triệu Yến Linh cùng Mộng Kiều thay cha hộ tống huyết thư lên kinh thành. Giang Hùng cảm thấy hối hận và muốn trả ơn Triệu Thiên Hào nên đã nhiều lầm âm thầm ra tay giúp đỡ và cùng tham gia áp tiêu. Khi gần đến kinh thành thì Giang Hùng bị hai kẻ nham hiểm là Ngô Cương và Cửu "muội" (tức Hồng Như Cửu) bày mưu hãm hại đến mất cả nội lực. Giang Hùng cảm thấy không còn đủ sức để hộ tiêu nên đã rời đi trong âm thầm.
  • Viên Tiểu Điệp: Là người có tấm lòng hiệp nghĩa và thân thiết với cả ba vị tiểu thư của Triệu Thiên Hào. Sau khi bị mất hết nội công thì Tiểu Điệp buộc phải ẩn nấp cùng Triệu Kỳ Anh và Dương Vân Dực trước sự truy sát của Thiết Y Vệ.
  • Diệp Chấn Vũ: Tiểu Vũ là hậu nhân còn sống sót duy nhất của Diệp gia sau cuộc tàn sát của ngũ đang đầu Đoạn Trường Hồng, tiểu Vũ đã sử dụng bộ đao pháp "Ngũ Hành đao pháp" gia truyền để giết chết Đoạn Trường Hồng khi cùng đoàn người Triệu Yến Linh hộ tống huyết thư lên kinh thành. Trong lần liên thủ cùng Triệu Mộng Kiều đối phó một trong hai kim đồng của Vạn Càn Khôn thì Tiểu Vũ đã bị phế mất cánh tay phải.
  • Thiết Thành, Huỳnh Long, Trường Minh, Lưu Chính: là bốn tiêu đầu được phó tổng tiêu đầu Dương Vân Dực tin tưởng chọn lựa để đi theo hộ tống huyết thư cùng với Yến Linh. Khi dừng chân ở Sơn Mộng trà trang cùng đoàn người Triệu Yến Linh thì họ đều bị "kẻ đòi mạng" là Vân Tam Nương giết chết.

Thiết Y Vệ

  • Vạn Càn Khôn (Tổng quản Thiết Y Vệ): trong quá khứ thì Vạn Càn Khôn vốn là sư huynh đệ đồng môn với (Lãnh diện diêm la) Vạn Kiếm Sầu ở Vạn gia trang. Vạn Càn Khôn bẩm sinh là một người có căn cơ võ học tài ba, thông minh hơn người. Sau khi lấy trộm nhiều tuyệt kỹ và luyện được các bí kiếp trong "Thập đại tà công" thì ông ta biến mất khỏi võ lâm trong suốt thời gian dài. Vốn bản tính thâm sâu, mưu trí và hiểm độc nên Vạn Càn Khôn đã được cha con Nghiêm Tung đề bạt làm Tổng quản Thiết Y Vệ. Ngoài việc đào tạo ra những Hoàng Sa, Tã Hữu kim đồng thì ông ta còn truyền dạy các vị đang đầu của Thiết Y Vệ nhiều tuyệt kỹ trong "Thập đại tà công". Ở lần gặp lại (lãnh diện diêm la) Vạn Kiếm Sầu (trước đó mang thân phận là Giả Hồ Thổ) thì Vạn Càn Khôn một lần nữa đánh bại Vạn Kiếm Sầu. Sau đó hắn đã phi thân bỏ đi biệt tích. Từ đó về sau hai cái tên Vạn Càn Khôn và Vạn Kiếm Sầu chính thức biến mất khỏi võ lâm.
  • Hoàng Sa (Thế thân Liễu Vô Tam): Hoàng Sa là người đã giả dạng Liễu Vô Tam để trừ khử các cao thủ hoặc các thế lực chống đối Thiết Y Vệ, trong số nhân vật nổi danh mà Hoàng Sa đã hạ sát có cả hai cao thủ (kim tiêu vương) Hạ Chấn Sơn và (Giả "đại hành") Giả Vân Anh. Xuất thân là một cậu bé mồ côi và được Vạn Càn Khôn đánh giá cao nhất trong hàng ngũ Thiết Y Vệ, nên Hoàng Sa là người duy nhất được Vạn Càn Khôn truyền ba trong "thập đại tà công" gồm: kỳ hình ảo ảnh (khinh công), vô ảnh kiếm (kiếm pháp) và thiết khôi phu sa chưởng (chưởng pháp). Với vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng bên trong Hoàng Sa là một người hiệp nghĩa và giàu tình cảm. Sau khi gặp và cảm kích trước tấm lòng hiệp nghĩa của Yến Linh thì Hoàng Sa đã quyết định giúp cô đối phó với Vạn Càn Khôn và Liễu Vô Tam. Trong lúc trợ giúp Triệu Yến Linh và Lý Văn Dương thì Hoàng Sa đã bị Vạn Càn Khôn phế mất cả nội công chỉ với một chiêu và bị ông ta bắt lại không lâu sau đó.
  • Liễu Vô Tam (Đại đang đầu Thiết Y Vệ): Liễu Vô Tam là đại đang đầu, đồng thời cũng là cháu ngoại duy nhất của Vạn Càn Khôn. Vốn được xem là người bí mật điều hành Thiết Y Vệ nên bản thân hắn ta nham hiểm và xảo quyệt. Trong trận tử chiến với đoàn người Triệu Yến Linh thì Liễu Vô Tam đã bị Thái Hán Anh đâm chết bởi chiêu kiếm "đẩu vân" sở trường.
  • Chiếu Phong Vân (Nhị đang đầu Thiết Y Vệ): Được Vạn Càn Khôn truyền dạy "Lôi minh thần công". Chiếu Phong Vân còn biết đến với biệt danh "Huyết thủ đồ phu". Hắn cùng chết với Mã Hồng Phong trong một cuộc tử chiến giữa Thiết Y Vệ và đoàn người của Trung Nguyên tiêu cục.
    • Mã Tiền Chốt (cận vệ và là tỳ tùng của Chiếu Phong Vân)
  • Vân Tam Nương (Tam đang đầu Thiết Y Vệ): Vân Tam Nương được biết đến là một người mưu mô, thâm sâu và nhiêu kế hiểm độc. Nhờ người huynh cả từng là con nuôi của Thái Sư (Nghiêm Tung) nên Vân Tam Nương càng được nể trọng. Tam đang đầu cũng chính là người khiến cho đoàn người của Triệu Yến Linh gặp nhiều gian nan và khó khăn nhất trong hành trình hộ tống huyết thư lên kinh thành. Nhờ "Cửu chuyển hồi dương công" nên cô ta đã được hồi dương và tiếp cục gây trở ngại cho Triệu Yến Linh, sau khi thất bại trong lần gặp lại Yến Linh thì Vân Tam Nương đã tự kết liễu.
    • Truyền Âm - Truyền Kiếm (hai nữ cận vệ của Vân Tam Nương)
  • Âm Thiếu Khanh (Tứ đang đầu Thiết Y Vệ): Ngoài là một người háo sắc, Âm Thiếu Khanh còn lả kẻ có nhiều mưu kế thâm độc. Nhiều lần cùng Đoạn Trường Hồng bày mưu, tính kế nhầm đoạt lấy huyết thư. Âm Thiếu Khanh ngoài việc sử dụng "linh hồn hương" thì y còn được Vạn Càn Khôn truyền lại "cửu chuyển âm dương lộ". Sau cùng bị Vân Tam Nương dùng làm "tốt thí" trong trận chiến với đoàn người Triệu Yến Linh và chết thãm dưới tay bà ta.
    • Âm Lục Tử - Dương Lục Tử (hai cận vệ của tứ đang đầu Âm Thiếu Khanh)
  • Đoạn Trường Hồng (Ngũ đang đầu Thiết Y Vệ): Đoạn Trường Hồng là người nổi tiếng với tuyệt kỹ "Huyết ảnh kiếm" được truyền dạy từ Vạn Càn Khôn và "Mật kiếm tay trái" được học từ một cao thủ dùng mật kiếm tại Giang Nam. (Trong quá khứ Đoạn Trường Hồng đã từng dùng "mật kiếm tay trái" và lỡ tay giết chết trưởng huynh của Vân Tam Nương). Đoạn Trường Hồng đã dùng thế lực của quan lại để bắt giam tổng tiêu đầu Triệu Thiên Hào của Trung Nguyên tiêu cục, đồng thời dùng ám khí phế võ công của phó tổng tiêu đầu Dương Vân Dực. Đã dùng mọi thủ đoạn và mưu kế nhằm đoạt lấy "huyết thư" song hắn đều bị thất bại. Trong lần gặp lại đoàn người Yến Linh thì Đoạn Trường Hồng đã bị Tiểu Vũ và Mộng Kiều liên thủ giết chết.
  • Tả Hữu kim đồng: Vốn là hai đứa trẻ cùng với Hoàng Sa được Vạn Càn Khôn chọn lựa đem về nuôi nấng và truyền thụ tà công. Tả Hữu kim đồng được Vạn Càn Khôn truyền dạy hai trong số thập đại tà công. Xét về căn cơ lẫn võ nghệ thì họ vượt trội hơn cả năm vị đang đầu của Thiết Y Vệ. Trong trận chiến cuối cùng với đoàn người Trung Nguyên tiêu cục thì cả Tả Hữu kim đồng đều bị giết chết bởi Hoàng Sa, Mộng Kiều và tiểu Vũ.
  • (Kiếm giấy) Cô Hạc: còn biết đến tên là Trịnh Quần, vốn là một kiếm khách nổi tiếng và là tay sai thân tính dưới trướng ngũ đang đầu Đoạn Trường Hồng. Hắn đã sử dụng kiếm giấy và dễ dàng đánh bại Âu Dương Vô Địch và Tư Mã Vô Tình nhờ "dùng nhu thắng cương". Sau khi bị Yến Linh dùng kiếm vải khắc chế kiếm giấy thì hắn ta đã quyết định rời khỏi thành Kim Lăng và biệt tích võ lâm.

Võ lâm

  • Tư Mã Bất Bình (hay Tư Mã Vô Tình): Là một kiếm khách cao thủ tại thành Kim Lăng. Nổi tiếng với tuyệt kỹ "Vô tình tam tuyệt trảm". Là người đã nhiều lần chỉ điểm và giúp cho kiếm pháp của Yến Linh tiến bộ thần tốc, từng có dịp tỉ thí với "Trung Nguyên nhất kiếm" Triệu Thiên Hào lẫn Âu Dương Vô Địch. Sau khi bị kẻ thù dùng ám khí hủy hoại khuôn mặt cậu vô tình được Thanh Tịnh cư sĩ và một lang y tận tình cứu chữa, cậu được thay bằng khuôn mặt hoàn toàn khác và đổi tên thành Tư Mã Vô Tình. Nhiều lần cùng bằng hữu thân thiết là Âu Dương Vô Địch âm thầm giúp đỡ đoàn người của Yến Linh trong hành trình hộ tống huyết thư lên kinh thành. Sau khi bại dưới tay (thất sát đạo trưởng) Lệnh Thiên Sầu thì Tư Mã Vô Tình quyết định quy ẩn nâng cao "nhất chiêu tam biến hóa".
  • Âu Dương Vô Địch: Nổi tiếng với bộ kiếm pháp lạ thường là "Vô Địch nghịch kiếm" vốn được học từ một tiền bối vô danh. Âu Dương Vô Địch được xem là "kẻ tám lạng, người nửa cân" với Tư Mã Vô Tình. Trong một lần cơ duyên thì cậu đã truyền dạy kiếm pháp "nghịch kiếm" cho Yến Linh (Yến Linh luôn dùng kiếm pháp này trong nhiều trận đánh). Âu Dương Vô Địch luôn sát cánh cùng Tư Mã Vô Tình trong mọi tình huống, nhiều lần phá hỏng kế hoạch của Thiết Y Vệ, cậu cũng bại dưới tay Lệnh Thiên Sầu và quy ẩn một thời gian dài.
  • Thanh Bình kiếm khách: Ông được xem là một kiếm khách tiền bối nổi danh tại thành Kim Lăng. "chân đi không chạm đất", "xuất kiếm không cần dùng tay" điều đó đã khẳng định xét về mặt kiếm pháp ông thậm chí còn cao thâm hơn Triệu Thiên Hào lẫn Thiết Hải Sơn.
  • Lý Văn Dương: Xuất hiện trên giang hồ với vẻ ngoài là một kiếm khách tầm thường hay vô danh, nhưng bên trong Lý Văn Dương lại là một cao thủ phi phàm và có tấm lòng hiệp nghĩa. Với "Xuân phong kiếm pháp" cao siêu, ảo diệu, Lý Văn Dương nhiều lần ra tay giúp đỡ Triệu Yến Linh và Trung Nguyên Tiêu Cục thoát hiểm trước Thất Sát Đạo Trưởng, Vân Tam Nương hay Chiếu Phong Vân. Lý Văn Dương từng nhiều lần liên thủ cùng Yến Linh đối phó Thiên ông - Địa bà, Tổng quản Thiết Y Vệ Vạn Càn Khôn. Sau khi giúp đoàn người Triệu Yến Linh hoàn thành sứ mệnh hộ tống huyết thư lên kinh thành thì cậu đã quyết định trở về Mã Linh Sơn.
  • (Thất Sát đạo trưởng) Lệnh Thiên Sầu: Lệnh Thiên Sầu là một kiếm khách không chỉ cao siêu, tột đỉnh mà ông còn là kẻ độc ác và "giết người không gớm tay". Nếu như Vạn Kiếm Sầu có "Diêm La lệnh bài" uy danh tứ phương thì Thất Sát Đạo Trưởng cũng có "Thất Sát lệnh" luôn khiến võ lâm sợ hãi. Biệt danh "thất sát" đạo trưởng của ông được biết đến một khi ông đã "ban" ra thất sát lệnh thì những ai nhận được thì họ sẽ không sống quá bảy ngày. Sau trận quyết đấu với Lý Văn Dương, vì biết quá khứ đã mất nhiều lỗi lầm và giết nhiều người vô tội nên Lệnh Thiên Sầu đã tự chặt đứt cánh tay mình.
  • Độc Nhãn Ma Ưng: Là một kẻ gian ác với nhiều âm mưu thâm độc, xét về mặt võ nghệ thì ông ta được đánh giá ngang tổng tiêu đầu của Trung Nguyên Tiêu Cục là Triệu Thiên Hào. Độc Nhãn Ma Ưng luôn xem Triệu Thiên Hào như "cái gai trong mắt" nhiều lần cùng Ngân Bằng ra sức hãm hại và gây thiệt hại cho Trung Nguyên Tiêu Cục. Sau cùng ông ta thất bại trước Triệu Yến Linh và sau đó biến mất khỏi võ lâm một thời gian.
  • Kim Bất Phàm: Tự gọi mình là "Du long công tử" và là đệ tử của Càn Khôn Tam Kỳ. gọi "Thiên thủ la sát" là cô cô nên Kim Bất Phàm được các nhân sĩ võ lâm e sợ, không dám va chạm (và cả Thiết Y Vệ). Cậu có cảm tình đặc biệt dành cho Yến Linh nên đã nhiều lần ra tay giúp đỡ Yến Linh phá hỏng nhiều kế hoạch đoạt huyết thư của Vân Tam Nương cùng hai thuộc hạ Truyền Âm Truyền Kiếm lẫn Hồng Như Cửu. Sau đó, Chiếu Phong Vân đã lợi dụng Thường Thủ Trung gièm pha cậu với Lý Văn Dương dẫn đến một cuộc đấu kiếm không mong muốn. Kết quả cậu bị chính đoạn kiếm gãy của mình đâm chết.
  • Ngân Bằng: Trước là một tiêu sư tại Trung Nguyên Tiêu Cục nhưng khi Triệu Thiên Hào phát hiện y là một kẻ gian trá, tính tình thiếu ngay thẳng nên bị đuổi khỏi Trung Nguyên Tiêu Cục nên hắn luôn ôm hận trong lòng và thề sẽ tiêu diệt người Trung Nguyên Tiêu Cục. Ngân Bằng đã lợi dụng thế lực của Độc Nhãn Ma Ưng và gây nhiều sóng gió cho Triệu Thiên Hào và Trung Nguyên Tiêu Cục trong một thời gian dài. Ngân Bằng đã bị đồng lõa là Trịnh Thanh Sơn giết chết ở dưới địa đạo khi cả hai tìm kế thoát thân.
  • Thiết Hải Sơn: Nổi tiếng khắp võ lâm với bộ kiếm pháp "Xuyên sơn kiếm". Vì sợ thất truyền nên ông đã quyết định truyền dạy cho Yến Linh bộ kiếm pháp này khi ông bị tứ đang đầu của Thiết Y Vệ là Âm Thiếu Khanh dùng thủ đoạn gian trá làm mất hết nội công.
  • (Lãnh diện diêm la) Vạn Kiếm Sầu: Được xem là cao thủ số một trong suốt hơn ba mươi năm với "Diêm la lệnh bài" uy chấn giang hồ. Được tất cả võ lâm đồng đạo gọi với danh xưng là "Vạn đại hiệp" dù ông đã biến mất khỏi giang hồ nhiều năm. Theo lời Hồ Thổ thì Vạn Kiếm Sầu vì giết lầm một người tốt nên đã ân hận và không ngó ngàng đến chuyện thị phi trên chốn võ lâm.
  • Càn Khôn Tam Kỳ: được xem là ba đại cao thủ nổi tiếng khắp trung nguyên, võ nghệ và trí tuệ phi phàm ai ai cũng e sợ. Sau cái chết của đồ nhi là Kim Bất Phàm thì Càn Khôn Tam Kỳ đã quyết định quy ẩn võ lâm.
  • Triệu Lượng (Trang chủ "nhất đao" trang): được đánh giá ngang hàng với "thiên đao" của thiên đao trang là Thường Xuân. Với nhiều chiêu thức biến hóa của "nhất đao", Triệu Lượng đã bất phân thắng bại trong lần so tài với Triệu Yến Linh suốt một ngày một đêm (Yến Linh đã phải nhờ đến "Bắt Ma kiếm pháp" mà cô từng sáng tạo ra cùng với Hồ Thổ thì mới có thể khắc chế được "nhất đao" của Triệu Lượng).

Các nhân vật khác

  • Hận Tiêu Khách
  • Kiếm Phu Nhân
  • Vân Phi
  • Bạch Sát công chúa
  • Lộ Bá Thiên
  • Thường Xuân (Trang chủ Thiên đao trang)
  • Cốc trang chủ (Kim Kiếm sơn trang)
  • Đường Đại Thiên
  • Nam Phụng Tường
  • Mã Hồng Phong
  • Đường San San
  • Đông Phương Ngọc
  • Tư Đồ Thông
  • Hồng Như Cửu
  • Xuân Phong kiếm khách (không xuất hiện)
  • Phạm Mộc Thanh

Phát hành tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 1998 thì bộ phim "Trung Nguyên kiếm khách" do hãng phim Sanyang dịch, lồng tiếng và được FFVN phát hành trên các băng, đĩa. Từ năm 1999 đến 2008 phim còn được nhiều kênh truyền hình địa phương tại Việt Nam phát sóng liên tục như: đài truyền hình Cần Thơ "CVTV" (phát sóng năm 2004), Truyền hình Thành phố Cần Thơ "THTPCT43" (phát sóng năm 2001),Truyền hình Sóc Trăng "STV" (phát sóng năm 2005)Truyền hình Vĩnh Long "THVL" (phát sóng năm 2008)...trên các khung giờ vàng.

Diễn viên

Vai Triệu Thiên Hào do diễn viên gạo cội của Hồng Kông thập niên 80,90 là Địch Long thủ diễn. Ông từng là 1 trong những ngôi sao võ thuật hàng đầu của Hồng Kông và Châu Á trong những năm 70,80 trên màn ảnh rộng. Đối với lĩnh vực truyền hình,ngoài vai Triệu Thiên Hào thì nam diễn viên Địch Long từng được vào vai "Bao Chửng" trong Bao Thanh Thiên 1995 do TVB Hồng Kông sản xuất. Ngoài đóng phim truyền hình thì Địch Long còn tham gia nhiều phim điện ảnh tại Hồng Kông và Đài Loan.

Vai diễn cũng đáng chú ý khác là vai tam tiểu thư Triệu Yến Linh ở phần một do nữ diễn viên hành động của Đài Loan là Dương Lệ Thanh diễn xuất. Diễn viên thường xuất hiện siêng suốt trong các vai "Nữ Cảnh Sát" trong các bộ phim hành động - võ thuật đình đám của Hồng Kông cuối thập niên 80, đầu thập niên 90.

Tuy nhiên vì những lý do khách quan mà phần 2 thì vai Triệu Yến Linh đã giao cho nữ diễn viên Thiên Tâm đảm nhiệm. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận sau này của khán giả truyền hình.

  • Địch Uy vào vai Ngũ đang đầu Đoạn Trường Hồng. Địch Uy là một diễn viên hành động nổi tiếng của điện ảnh Hồng Kông đầu thập niên 90.
  • Nguyên Bưu

Nam diễn viên Nguyên Bưu vào vai Tư Mã Bất Bình.

Còn một diễn viên đáng chú ý trong phần II là vai Lý Văn Dương do nam diễn viên hạng A người Nhật là Taishu Kase thể hiện.

Danh sách diễn viên

  1. Địch Long (狄龍) vai Triệu Thiên Hào
  2. Dương Lệ Thanh (楊麗菁) vai Triệu Yến Linh (Phần một)
  3. Ngô Thiên Tâm (吳天心) vai Triệu Yến Linh (Phần hai)
  4. Nguyên Bưu (元彪) vai Tư Mã Bất Bình
  5. Long Thiếu Cường (龍少強) vai Tư Mã Vô Tình
  6. Tần Hào (秦豪) vai Âu Dương Vô Địch (Phần một)
  7. Mạch Đức La (麦德罗) vai Âu Dương Vô Địch (Phần hai)
  8. Long Long (龍隆) vai Dương Vân Dực
  9. Uông Cường (汪強) vai Lôi Đại Cang
  10. Ứng Hiểu Vi) (應曉薇) vai Triệu Kỳ Anh
  11. Lâm Tú Linh (林秀玲) vai Triệu Mộng Kiều
  12. Ngọ Mã (午馬) vai Giả Hồ Thổ/Vạn Càn Khôn/Vạn Kiếm Sầu
  13. Liêu Lệ Quân (廖麗君) vai Viên Tiểu Điệp
  14. Dương Trọng Ân (楊仲恩)/Lý Chí Kỳ (李志奇) vai Trịnh Thanh Sơn
  15. Du Khả Hân (喻可欣) vai Liên Di/Vân Tam Nương
  16. Ngọc Thượng (玉尚) vai Vân Phi/Thái Hán Anh (Phần một)
  17. Lưu Khắc Mẫn (刘克勉) vai Thái Hán Anh (Phần hai)
  18. Lý Chí Kiên (李志堅) vai Ngân Bằng
  19. Phó Lôi (傅雷) vai Hận Tiêu Khách
  20. Lưu Thượng Khiêm (劉尚謙) vai Thanh Bình kiếm khách/Thường Xuân
  21. Khâu Thục Nghi (邱淑宜) vai Bạch Sát công chúa/Thanh Tịnh cư sĩ
  22. Trần Di Trân (陳怡真) vai Mai Cô
  23. Dương Khải Kỳ (楊凱琪) vai Kiếm Phu nhân
  24. Lý Bỉnh Hoa (李秉桦) vai Kim Bất Phàm
  25. Kim Thiếu Long (金少龍) vai Giang Bân
  26. Taishu Kase vai "thanh sam khách" Lý Văn Dương
  27. Thích Quan Quân (戚冠军) vai "thất sát đạo trưởng" Lệnh Thiên Sầu
  28. La Nhuệ (罗锐) vai Thiết Hải Sơn
  29. Dương Bình An (杨平安) vai Giang Hùng
  30. Địch Uy (狄威) vai "ngũ đang đầu" Đoạn Trường Hồng
  31. Huỳnh Kiến Quần (黄建群) vai "đại đang đầu" Liễu Vô Tam
  32. Du Khả Hân (喻可欣) vai "tam đang đầu" Vân Tam Nương
  33. Lý Nghệ Dân (李藝民) vai "tứ đang đầu" Âm Thiếu Khanh
  34. Vương Lực (楊力) vai "nhị đang đầu" Chiếu Phong Vân
  35. Tiêu Ngọc Long (萧玉龙) vai Diệp Chấn Vũ
  36. Lưu Việt Đích (劉越逖) vai Mã Tiền Chốt

Tham khảo

  1. ^ “保鏢”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “Ngôi sao phim 'Bảo Tiêu' qua đời do ung thư phổi - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài