Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 146: Dòng 146:
Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên nghiệp như:
Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên nghiệp như:
* Hệ thống [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] bao gồm 6 trường thành viên:
* Hệ thống [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] bao gồm 6 trường thành viên:
**[[Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Bách khoa]]
*#[[Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Bách khoa]]
**[[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Khoa học Tự nhiên]]
*#[[Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Khoa học Tự nhiên]]
**[[Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn]]
*#[[Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn]]
**[[Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Công nghệ Thông tin]]
*#[[Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Công nghệ Thông tin]]
**[[Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Quốc tế]]
*#[[Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Quốc tế]]
**[[Trường Đại học Kinh tế - Luật|Đại học Kinh tế - Luật]]
*#[[Trường Đại học Kinh tế - Luật|Đại học Kinh tế - Luật]]
**[[Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] (Trong tương lai: Đại học Khoa học Sức khỏe TP.HCM)
*#[[Khoa Y, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] (Trong tương lai: Đại học Khoa học Sức khỏe TP.HCM)
* Các trường Đại học [[Công an Nhân dân Việt Nam|Công an Nhân dân]] khu vực phía Nam:
*Các trường Đại học [[Công an Nhân dân Việt Nam|Công an Nhân dân]] khu vực phía Nam:
** [[Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (Việt Nam)|Đại học Cảnh sát Nhân dân]]
*# [[Trường Đại học Cảnh sát Nhân dân (Việt Nam)|Đại học Cảnh sát Nhân dân]]
** Đại học An ninh Nhân dân
*#Đại học An ninh Nhân dân

* [[Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh]]
* [[Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh]]

* [[Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh]]
* [[Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh]]
* [[Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]]
* [[Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh]]

Phiên bản lúc 02:52, ngày 2 tháng 1 năm 2021

Thủ Đức
Thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương
Thành phố Thủ Đức
Xa lộ Hà Nội, tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn thành phố

Biệt danhThành phố phía Đông
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND43 Nguyễn Văn Bá, phường Bình Thọ
Phân chia hành chính34 phường
Thành lập9/12/2020[1]
Đại biểu quốc hội
Địa lý
Tọa độ: 10°49′36″B 106°45′39″Đ / 10,826561°B 106,760897°Đ / 10.826561; 106.760897
Thủ Đức trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức
Thủ Đức
Vị trí thành phố Thủ Đức trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ Đức trên bản đồ Việt Nam
Thủ Đức
Thủ Đức
Vị trí thành phố Thủ Đức trên bản đồ Việt Nam
Diện tích211,56 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng1.013.795 người[1]
Mật độ4.792 người/km²
Khác
Biển số xe59-B1/X1/X2/X3
50-X1

Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thành phố Thủ Đức được thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức[1]. Năm 2019, cả ba quận phát triển với tốc độ cao, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Thành phố Hồ Chí Minh, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước; xét về quy mô, chỉ sau GRDP của Hà Nội, lớn hơn GRDP của hai tỉnh Bình DươngĐồng Nai. Trong giai đoạn 2016–2019, ba quận thu ngân sách đạt 37.158 tỷ đồng, chi ngân sách đạt 11.174 tỷ đồng.[2]

Địa lý

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người[1], mật độ dân số đạt 4.792 người/km².

Thủ Đức là cửa ngõ phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều tuyến đường giao thông lớn, huyết mạch kết nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đại lộ Mai Chí Thọ, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn ĐồngQuốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ cuối năm 2021.[3]

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi

Địa danh Thủ Đức được cho là lấy từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh (còn gọi là Tạ Huy), ông là người Hoa nằm trong phong trào "phản Thanh phục Minh", bị truy đuổi phải di cư sang Việt Nam và thần phục nhà Nguyễn. Người ta cho rằng ông có công lao với vùng đất này thời mới khai hoang lập ấp khoảng năm 1679–1725.[4]

Lịch sử hành chính

Thời phong kiến

Đình thần Bình Đức ở phường Tam Phú
  • Năm Mậu Dần (1698), Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu điều vào "kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố thành hai huyện: lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (Biên Hòa), lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (Gia Định)".[5]
  • Năm 1808, vua Gia Long đổi dinh Trấn Biên thành trấn Biên Hòa, huyện Phước Long được nâng lên thành phủ gồm 4 huyện là Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa. Năm 1837, vua cho lập thêm phủ Phước Tuy và 2 huyện Ngãi An và Long Khánh..
  • Trước khi thực dân Pháp chiếm Miền Đông Nam Kỳ, địa bàn vùng đất Thủ Đức ngày nay tương ứng với phần lớn huyện Ngãi An thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa và tổng Long Vĩnh Hạ thuộc huyện Long Thành, phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Huyện Ngãi An bao gồm 5 tổng với 51 thôn: An Bình (10 thôn), An Điền (09 thôn), An Thổ (10 thôn), An Thủy (14 thôn), Chánh Thiện (08 thôn). Riêng tổng Long Vĩnh Hạ có 12 thôn.

Thời Pháp thuộc

Với Hòa ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (inspection), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ.

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi Nam Kỳ. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (arrondissement), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn.

Trên địa bàn tỉnh Gia Định cũ (đến ngày 16 tháng 8 năm 1867 đổi tên thành tỉnh Sài Gòn), chính quyền Pháp thành lập tuần tự các đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có Khu thanh tra Sài Gòn và thành phố (Ville) Sài Gòn.

Ngày 29 tháng 10 năm 1866, khu thanh tra Sài Gòn nhận thêm phần đất của khu thanh tra Ngãi An giải thể nhập vào (khu thanh tra này thành lập từ ngày 14 tháng 3 năm 1866, trên địa bàn huyện Ngãi An cũ thuộc phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa; lúc bấy giờ huyện này đã giải thể, địa bàn nhập vào huyện Bình An cùng phủ từ năm 1862). Khi nhập vào khu thanh tra Sài Gòn, huyện Ngãi An còn bốn tổng trực thuộc (An Bình, An Điền, An Thổ, An Thủy); riêng tổng Chánh Thiện giải thể vào ngày 29 tháng 10 năm 1866, địa bàn nhập vào các tổng kế cận. Đến ngày 9 tháng 10 năm 1868, huyện Ngãi An tách ra lập khu thanh tra độc lập, mang tên gọi là khu thanh tra Thủ Đức; nhưng đến ngày 30 tháng 12 năm 1868, lại giải thể tái nhập vào khu thanh tra Sài Gòn.

Năm 1871, các thôn đổi thành làng. Năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa,[6] tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.

Năm 1911, tỉnh Gia Định được chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò VấpHóc Môn. Quận Thủ Đức có 6 tổng: An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy và Long Vĩnh Hạ. Năm 1945, giải thể tổng An Thành, các làng thuộc tổng này sáp nhập vào hai tổng An Bình và Long Vĩnh Hạ cùng quận.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Bản đồ tỉnh Gia Định thời Việt Nam Cộng hòa

Năm 1955, quận Thủ Đức có 19 làng:

  • Tổng An Bình có 05 làng: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú và An Khánh Xã;
  • Tổng An Điền có 04 làng: Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã và Tăng Nhơn Phú;
  • Tổng An Thổ có 03 làng: An Bình Xã, Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã;
  • Tổng An Thủy có 03 làng: Bình An, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp;
  • Tổng Long Vĩnh Hạ có 04 làng: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình.

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Quận lỵ Thủ Đức đặt tại xã Linh Đông Xã.

Năm 1957, giải thể tổng An Thổ của quận Thủ Đức; xã An Bình Xã thuộc tổng này sáp nhập vào tổng An Thủy, hai xã còn lại: Hiệp Bình Xã và Tam Bình Xã nhập vào tổng An Điền. Như thế lúc nảy tổng An Thủy có 04 xã, tổng An Điền có 06 xã. Cắt tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình, cùng tổng An Thủy với bốn xã: Bình An, An Bình Xã, Đông Hòa Xã và Tân Đông Hiệp, chuyển sang thuộc quận Dĩ An, tỉnh Biên Hòa. Như thế quận Thủ Đức còn 11 xã.

Năm 1962, quận Dĩ An trả lại tổng Long Vĩnh Hạ với bốn xã: Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Long Phước Thôn và Long Bình cho quận Thủ Đức. Như thế lúc này quận Thủ Đức có 15 xã.

Từ năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng, các xã trực tiếp thuộc quận.

Năm 1966, do cắt xã An Khánh Xã nhập vào Đô thành Sài Gòn, nên quận Thủ Đức còn 14 xã. Địa bàn xã An Khánh Xã cũ được chia thành 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm cùng thuộc quận 1 của Đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1967, lại tách 02 phường: An Khánh và Thủ Thiêm lập Quận 9 (quận Chín) thuộc Đô thành Sài Gòn.

Năm 1972, lập xã Phước Bình thuộc quận Thủ Đức. Như thế quận Thủ Đức có 15 xã. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Thủ Đức gồm 15 xã trực thuộc: Tam Bình Xã, Long Bình, Long Phước Thôn, Long Thạnh Mỹ, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Phú Hữu, An Phú, Linh Xuân Thôn, Phước Long Xã, Linh Đông Xã, Long Trường, Tăng Nhơn Phú, Hiệp Bình Xã, Phước Bình.

Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km² và gồm có tất cả 15 xã với dân số là 184.989 người.[7]

Huyện Thủ Đức (1975–1997)

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ quận Thủ Đức cũ thời Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, Quận 9 (quận Chín) bị giải thể, hai phường trực thuộc chuyển thành hai xã: Thủ Thiêm và An Khánh nhập vào huyện Thủ Đức cùng thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Thủ Đức trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền chuyển xã Linh Đông Xã thành thị trấn Thủ Đức; đổi tên năm xã: Tam Bình Xã thành Tam Bình, Long Phước Thôn thành Long Phước, Linh Xuân Thôn thành Linh Xuân, Phước Long Xã thành Phước Long và Hiệp Bình Xã thành Hiệp Bình, Đến tháng 5 năm 1976, huyện Thủ Đức nhận hai xã: An Khánh và Thủ Thiêm vốn là hai phường của Quận 9 (quận Chín) giải thể, nhập về. Như thế huyện Thủ Đức gồm 1 thị trấn Thủ Đức và 16 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng[8], huyện Thủ Đức thành lập thêm các xã mới trực thuộc như sau:

  • Chia xã Tam Bình thành ba xã lấy tên là xã Tam Bình, xã Tam Phú và xã Linh Đông
  • Chia xã Tăng Nhơn Phú thành ba xã lấy tên là xã Tăng Nhơn Phú, xã Hiệp Phú và xã Tân Phú
  • Chia xã Linh Xuân thành hai xã lấy tên là xã Linh Xuân và xã Linh Trung
  • Chia xã Hiệp Bình thành hai xã lấy tên là xã Hiệp Bình Phước và xã Hiệp Bình Chánh.

Từ đó, huyện Thủ Đức có thị trấn Thủ Đức và 22 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm.

Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9 (1997–2020)

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP[9]. Theo đó, giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.

  • Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường trực thuộc
  • Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 5 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Sau khi thành lập, Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 người, gồm 11 phường trực thuộc
  • Quận 9 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 xã: Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình; phần diện tích và dân số còn lại của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên và 126.220 người, gồm 13 phường trực thuộc.

Thành phố Thủ Đức (2021–nay)

Đến cuối năm 2019:

  • Quận Thủ Đức có 47,80 km² diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ
  • Quận 2 có 49,79 km² diện tích tự nhiên và 171.311 người, gồm 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm
  • Quận 9 có 113,97 km² diện tích tự nhiên và 310.107 người, gồm 13 phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021)[1]. Theo đó:

  • Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
  • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm
  • Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.

Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

Hành chính

Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Kinh tế

Vương quốc cá Sấu ở khu du lịch Suối Tiên
Tượng Hai Bà Trưng trong khu du lịch Suối Tiên

Thành phố Thủ Đức có khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã được xây dựng. Intel hiện là nhà đầu tư lớn vào thành phố, đã đầu tư vào đây với số tiền đăng ký ban đầu là 600 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt tập đoàn Samsung đã cho xây dựng nhà máy với kinh phí đầu tư lên đến 1.4 tỷ đô la Mỹ. Đây là nhà máy lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (sau nhà máy ở Mexico), có diện tích 940.000m² với các khu tổ hợp chuyên sản xuất tivi, màn hình quảng cáo, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi... sản phẩm sản xuất ra được xuất đi hơn 60 nước (sản phẩm nghe nhìn) và hơn 75 nước (sản phẩm điện gia dụng) trên thế giới. Ngày nay có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Toàn thành phố Thủ Đức hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là Khu chế xuất Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 32 công ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu đô la. Năm 1996, hình thành thêm 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp Linh Trung-Linh Xuân (450 ha), và khu công nghiệp Bình Chiểu (200 ha).

Hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn thành phố Thủ Đức đã hình thành 1 số khu đô thị Singa City, khu đô thị TDL Residence, khu đô thị HTReal 898, khu đô thị Tăng Long River View, khu đô thị Việt Nhân Villa Residence, khu đô thị Valencia Riverside, khu đô thị Nam Khang Residence, khu đô thị Thái Dương Luxury, khu đô thị Green Home Riverside, khu đô thị Park Riverside Tân Cảng, khu đô thị The Garland, khu đô thị Lucky Dragon, khu đô thị Mega Residence, khu đô thị Tăng Phú House, khu đô thị The Sun City Minh Sơn, khu đô thị Hoja Villa, khu đô thị Đông Tăng Long, khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị Sala, khu đô thị Cát Lái, khu đô thị Palm City, khu đô thị Marina Bay Thủ Thiêm, khu đô thị Sarah Thảo Điền, khu đô thị Empire City Thủ Thiêm, khu đô thị Lake View City, khu đô thị Citi Bella, khu đô thị Cityland Bình Trưng Đông, khu đô thị Phố Đông Village, khu đô thị Citi Home, khu đô thị Ventura, khu đô thị Spring Life, khu đô thị An Phú - An Khánh, khu đô thị Vạn Phúc City...

Giáo dục

Đại học, cao đẳng và dạy nghề

Nhà điều hành trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung

Thành phố Thủ Đức là nơi tập trung nhiều trường đại học và trung học chuyên nghiệp như:

Đường phố

Đường số 1
Đường số 3B
Đường số 6
Đường số 6A
Đường số 8
Đường số 10
Đường số 12
Đường số 13
Đường số 16
Đường số 17
Đường số 22
Đường số 23
Đường số 26
Đường số 27
Đường số 28
Đường số 31
Đường số 33
Đường số 36
Đường số 38
Đường số 43
Đường số 44
Đường số 49
Đường số 58
Đường số 64
Đường số 65
Đường số 68
Đường số 89
Đường số 98
Đường số 99
Đường số 102
Đường số 109
Đường số 120
Đường số 132
Đường số 138
Đường số 147
Đường số 160
Đường số 175
Đường số 176
Đường số 179
Đường số 185
Đường số 198
Đường số 244
Đường số 265
Đường số 297
Đường số 311
Đường số 359
Đường sổ 385
Đường số 449
Đường số 475
Đường số 743
Đường số 882
Đường số 898
Đường số 904
Đường số 970
Đường A
Đường B
Đường D
Hệ thống đường KTX ĐHQG TP.HCM
An Bình
An Khánh
An Lộc
Bác Ái
Bát Nàn
Bình An
Bình Trưng
Bùi Tá Hân
Bùi Thiện Ngộ
Bùi Xương Trạch
Bưng Ông Thoàn
Cầu Đình
Cầu Xây
Chu Mạnh Trinh
Chương Dương
Chuông Vàng
Công Lý
Dân Chủ
Đặng Hữu Phổ
Đặng Như Mai
Đặng Thanh Hiếu
Đặng Tiến Đông
Đặng Văn Bi
Diệp Minh Tuyền
Đinh Củng Viên
Đình Phong Phú
Đinh Thị Thi
Dương Đình Hội
Đỗ Quang
Đỗ Xuân Hợp
Đoàn Công Hớn
Đoàn Kết
Độc Lập
Đồng Văn Cống
Dương Văn An
Dương Đình Hội
Dương Văn Cam
Einstein
Giang Hương
Gò Cát
Gò Dưa
Gò Công
Hai Bà Trưng
Hàn Thuyên
Hàng Tre
Hiệp Bình
Hồ Bá Phấn
Hồ Thị Tư
Hồ Văn Tư
Hòa Bình
Hoa Phượng
Hoàng Diệu
Hoàng Hữu Nam
Hoàng Thế Thiện
Hồng Đức
Hồng Kỳ
Huy Cận
Ích Thạnh
Kha Vạn Cân
Khổng Tử
Lã Xuân Oai
Lâm Quang Ky
Làng Tân Phú
Lê Hiến Mai
Lê Hữu Kiều
Lê Phụng Hiểu
Lê Thị Hoa
Lê Thước
Lê Văn Chí
Lê Văn Miến
Lê Văn Thịnh
Lê Văn Việt
Liên Phường
Linh Trung
Lò Lu
Long Phước
Long Sơn
Long Thuận
Lương Định Của
Lương Khải Siêu
Mai Chí Thọ
Man Thiện
Muồng Tín
Nam Hoà
Ngô Chí Quốc
Ngô Quyền
Nguyễn Bá Huân
Nguyễn Cơ Thạch
Nguyễn Cừ
Nguyễn Duy Hiệu
Nguyễn Duy Trinh
Nguyễn Đăng Giai
Nguyễn Địa Lộ
Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Đôn Tiết
Nguyễn Khoa Đăng
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Mộng Tuân
Nguyễn Quý Đức
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Thị Định
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Thị Tư
Nguyễn Thiện Thành
Nguyễn Trọng Quản
Nguyễn Trung Nguyệt
Nguyễn Tư Nghiêm
Nguyễn Tuyển
Nguyễn Ư Dĩ
Nguyễn Văn Bá
Nguyễn Văn Giáp
Nguyễn Văn Hưởng
Nguyễn Văn Kỉnh
Nguyễn Văn Tăng
Nguyễn Văn Thạnh
Nguyễn Xiển
Phạm Công Trứ
Phạm Đôn Lễ
Phạm Thận Duật
Phạm Trọng Cầu
Phạm Văn Đồng
Phan Bá Vành
Phan Chu Trinh
Phú Châu
Phước Bình
Phước Thiện
Quang Trung
Quảng trường Sáng tạo - Làng ĐHQG TP.HCM
Quốc Hương
Quốc lộ 1A
Quốc lộ 13
Đường Song Hành
Tạ Hiện
Tam Bình
Tam Châu
Tam Đa
Tam Hà
Tân Hòa
Tân Lập
Tân Lập 1
Tân Lập 2
Tăng Nhơn Phú
Tây Hòa
Thân Văn Nhiếp
Thạnh Mỹ Lợi
Thanh Nga
Thảo Điền
Thống Nhất
Tố Hữu
Tô Ngọc Vân
Tô Vĩnh Diện
Trần Bạch Đằng
Trần Lựu
Trần Não
Trần Ngọc Diện
Trần Thị Điệu
Trịnh Công Sơn
Trịnh Hoài Đức
Trịnh Khắc Lập
Trương Gia Mô
Trường Lưu
Trường Thạnh
Trương Văn Bang
Trương Văn Hải
Trương Văn Thành
Út Trà Ôn
Vận Hành
Việt Thắng
Võ Chí Công
Võ Trường Toản
Võ Văn Hát
Võ Văn Ngân
Vũ Tông Phan
Xa Lộ Hà Nội
Xuân Quỳnh
Xuân Thủy

Tổng lãnh sự quán các nước tại thành phố Thủ Đức

Quốc gia Địa chỉ
 Ấn Độ Villa Orchid 14, Khu biệt thự cao cấp An Phú, 36 Thảo Điền
 Malaysia 109 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Áo 12/140 đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Chile 121A đường 39, phường Bình Trưng Tây
 Luxembourg 112/6 đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền
 Iceland Tầng 9, The Vista, 628C Hanoi Highway, phường An Phú
 Sri Lanka 16 Lily, khu đô thị An Phú, 36 Thảo Điền
 Thụy Điển 146-E15 đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền

Chú thích

  1. ^ a b c d e f “Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”.
  2. ^ “Thành lập thành phố Thủ Đức”. vnexpress.net. 9 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ “TP.HCM: Sắp hoàn thiện hạ tầng metro số 1”. plo.vn. 15 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “Địa danh Thủ Đức có từ khi nào”. vnexpress.net. 11 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ Hội đồng Trị Sự Nguyển Phúc Tộc. Nguyễn Phúc tộc thế phả: thủy tổ phả, vương phả, đế phả. Huế: Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1996. Tr. 149.
  6. ^ Nguyễn Đình Đầu, Địa danh Phú Nhuận, Tạp chí Xưa và Nay.
  7. ^ Huỳnh Minh. Gia Định xưa và nay. Sài Gòn: Tác giả xuất bản, 1973. Tr. 429.
  8. ^ “Quyết định 33-HĐBT năm 1987 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường của huyện Thủ Đức và các quận 6, 8, 10, 11 thuộc thành phố Hồ Chí Minh”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  9. ^ “Nghị định 3-CP năm 1997 về việc thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12 và thành lập các phường thuộc các quận mới - Thành phố Hồ Chí Minh”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)

Liên kết ngoài