Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khánh Di”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
→‎Nguồn: AlphamaEditor, Executed time: 00:00:03.1814974 using AWB
Dòng 51: Dòng 51:
* {{Chú thích sách|url=https://book.douban.com/subject/1056740/|title=Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư|last=Lý Trị Đình|first=|publisher=Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm|year=1997|ISBN=9787206026034|location=|ref=harv|author-link=:zh:李治亭}}
* {{Chú thích sách|url=https://book.douban.com/subject/1056740/|title=Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư|last=Lý Trị Đình|first=|publisher=Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm|year=1997|ISBN=9787206026034|location=|ref=harv|author-link=:zh:李治亭}}
*{{Chú thích sách|url=https://book.douban.com/subject/1490489/|title=Thanh sử Liệt truyện|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=Trung Hoa thư cục|year=1987|isbn=9787101003703|editor-last=Vương Chung Hàn|editor-link=:zh:王鍾翰|location=|pages=|ref=harv}}
*{{Chú thích sách|url=https://book.douban.com/subject/1490489/|title=Thanh sử Liệt truyện|last=Hội đồng biên soạn nhà Thanh|first=|publisher=Trung Hoa thư cục|year=1987|isbn=9787101003703|editor-last=Vương Chung Hàn|editor-link=:zh:王鍾翰|location=|pages=|ref=harv}}
*{{Cite book|url=https://book.douban.com/subject/2250053/|title=Quốc triều Kỳ hiến loại trưng|last=Lý Hoàn|first=|publisher=Hiệu sách Quảng Lăng|year=2007|ISBN=9787806942215|location=|pages=|ref=harv}}
*{{chú thích sách|url=https://book.douban.com/subject/2250053/|title=Quốc triều Kỳ hiến loại trưng|last=Lý Hoàn|first=|publisher=Hiệu sách Quảng Lăng|year=2007|ISBN=9787806942215|location=|pages=|ref=harv}}


[[Thể loại:Tán trật đại thần]]
[[Thể loại:Tán trật đại thần]]

Phiên bản lúc 11:26, ngày 19 tháng 1 năm 2021

Khánh Di (chữ Hán: 慶怡; 1763 - 1813), Ái Tân Giác La, là một Tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.[1]

Cuộc đời

Khánh Di ban đầu có tên là Khánh Ngọc (庆玉)[2] sinh vào giờ Thân, ngày 17 tháng 7 (âm lịch) năm Càn Long thứ 28 (1763), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Phụng ân Phụ quốc công Thịnh Xương, mẹ ông là Đích Phu nhân Phú Sát thị (富察氏).[3][4]

Năm Càn Long thứ 49 (1784), tháng 11, ông được phong tước Nhị đẳng Phụ quốc Tướng quân (二等輔國將軍). Đến tháng 11 năm thứ 52 (1787), cha ông qua đời nên ông được thừa kế tước vị Phụng ân Phụ quốc công (奉恩輔國公), hơn nữa được phong làm Tán trật đại thần. Năm thứ 57 (1792), ông nhậm chức Phó Đô thống Quy Hóa ThànhSơn Tây.[5]

Năm Gia Khánh thứ 7 (1802), ông lần lượt được điều nhiệm qua các chức vụ Phó Đô thống Mông Cổ Tương Hoàng kỳ, Kiện Duệ doanh Đại thần. Đến tháng 12, ông được thăng làm Quảng Châu Tướng quân, đứng đầu quân trú thủ ở Quảng Châu. Tháng 3 năm thứ 10 (1805), ông xin từ chức vì bị bệnh.

Năm thứ 11 (1806), tháng 4, ông trở lại nhậm chức Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ. Tháng 5 cùng năm, ông kiêm thay quyền Đô thống Mông Cổ Tương Bạch kỳ. Đến tháng 9, ông được giao quản lý sự vụ Hỏa khí doanh (火器營) và trở thành Tông Nhân phủ Hữu tông nhân (右宗人). Tháng 8 năm sau (1807), ông được thăng làm Sát Cáp Nhĩ Đô thống, quản lý tất cả Bát kỳ Sát Cáp Nhĩ.[6]

Năm thứ 15 (1810), tháng 12, ông lại được điều làm Kinh Châu Tướng quân. Nhưng chỉ đến tháng 8 năm sau (1811) ông đã bị cách chức.

Năm thứ 18 (1813), ngày 2 tháng giêng (âm lịch), ông qua đời, thọ 51 tuổi.[7]

Gia quyến

Thê thiếp

Đích Phu nhân

  • Phú Sát thị (富察氏), con gái của Tuần phủ Minh Hưng (明興).

Thứ thiếp

  • Mã thị (馬氏), con gái của Tam đẳng Thị vệ Tái Thăng A (賽昇阿).
  • Trương thị (張氏), con gái của Hộ quân Đắc Phúc (得福).

Hậu duệ

Con trai

  1. Trường Ân (長恩; 1783 - 1786), mẹ là Đích Phu nhân Phú Sát thị. Chết yểu.
  2. Nguyên Đăng (元登; 1794 - 1796), mẹ là Thứ thiếp Mã thị. Chết yểu.
  3. Nguyên Thông (元通; 1795 - 1796), mẹ là Thứ thiếp Mã thị. Chết yểu.
  4. Khang Thái (康泰; 1804 - 1806), mẹ là Thứ thiếp Trương thị. Chết yểu.

Con thừa tự

  1. Cảnh Luân (景綸; 1796 - 1847), là con trai thứ ba của Thành Miên - anh trai của Khánh Di. Năm 1811 được cho làm con thừa tự. Năm 1813 được thế tập tước vị Phụng ân Phụ quốc công (奉恩輔國公). Năm 1839 bị cách tước. Có ba con trai và một con trai thừa tự.

Tham khảo

  1. ^ Lý Trị Đình (1997), tr. 73
  2. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Hồ sơ số 172389
  3. ^ Ngọc điệp, tr. 5215, Quyển 10, Bính 2
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987), tr. 767-770, Quyển 48
  5. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Hồ sơ số 063766
  6. ^ Lý Hoàn (2007), tr. 653 - 657, Quyển 306
  7. ^ Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 7794, Chú thích tập 10, Quyển 225

Nguồn

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Mã Văn Đại (1998). Ái Tân Giác La Tông phổ. Nhà xuất bản Học Uyển. ISBN 9787507713428.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Phòng hồ sơ Minh - Thanh. “Nội các đại khố đương án”.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Lý Trị Đình (1997). Ái Tân Giác La gia tộc Toàn thư. Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026034.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1987). Vương Chung Hàn (biên tập). Thanh sử Liệt truyện. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101003703.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  • Lý Hoàn (2007). Quốc triều Kỳ hiến loại trưng. Hiệu sách Quảng Lăng. ISBN 9787806942215.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)