Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Đồng tính giả”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công
Đề mục mới: →‎Nội dung
Dòng 111: Dòng 111:
“10 điều quy định đạo đức của người làm báo” soạn thảo bởi Hội nhà báo Việt Nam
“10 điều quy định đạo đức của người làm báo” soạn thảo bởi Hội nhà báo Việt Nam
Luật báo chí Việt Nam 2016
Luật báo chí Việt Nam 2016

== Nội dung ==

Muốn nản với phần nội dung có tính outdated và kì thị của bài viết.[[Đặc biệt:Đóng góp/27.65.250.27|27.65.250.27]] ([[Thảo luận Thành viên:27.65.250.27|thảo luận]]) 08:21, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Phiên bản lúc 08:21, ngày 20 tháng 1 năm 2021

Bài này có liên kết ngoại ngữ không nhỉ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:48, ngày 2 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Theo mình nghĩ chắc không. Mình đoán chỉ có người Việt trên đỉnh cao của văn minh nhân loại mới phát minh ra được những từ siêu việt như vầy. DanGong (thảo luận) 07:48, ngày 3 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ này hoàn toàn không có trong kiến thức nghiên cứu về LGBT của nhân loại, hoàn toàn không có nền tảng của khoa học hỗ trợ mà chỉ là phát biểu theo "quan điểm" của một số ông Việt Nam. Không đủ tư cách để tồn tại như một khái niệm khoa học.

Người viết bài này ai cũng đoán được là ai. Thực chất chỉ có phát biểu ("quan điểm" chứ không phải "nghiên cứu") của một vài ba "tiến sĩ giấy" Việt Nam nhưng được copy thêm một số đoạn không liên quan POV ở mấy bài "đồng tính luyến ái", "hôn nhân đồng giới" vào.

Do đó, đề nghị xóa bài viết này.Phungutdoan (thảo luận) 13:17, ngày 3 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Đề nghị bạn Tienlen99 thảo luận trước khi tự ý sửa của người khác. Ở đâu ra quy định không được đưa tóm lược quan trọng liên quan đến thuật ngữ vào đoạn đầu? 14.177.64.7 (thảo luận) 07:36, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Một nội dung không dùng 2 lần trong 1 bài, nếu tôi cũng học theo bạn, copy những đoạn của tôi lên đầu thì bố cục bài viết sẽ như thế nào?Tienlen99 (thảo luận) 07:48, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Thực ra, thuật ngữ "đồng tính giả" ở Việt Nam chủ yếu để chỉ những người giả làm người đồng tính (Ví dụ: những người dị tính đóng giả làm người đồng tính để lừa đảo hoặc mại dâm...) chứ không phải như tóm lược của ai đó ban đầu. 14.177.64.7 (thảo luận) 07:48, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Tôi lùi về phiên bản của DanGong là thành viên trung lập trong lĩnh vực này. Các bạn muốn thêm hay bớt nội dung nào, phải qua thảo luận tìm đồng thuận trước. Thái Nhi (thảo luận) 08:17, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nếu đã coi Dangong là thành viên trung lập, thì phải lùi về phiên bản gần nhất của Dangong. Phiên bản gần nhất [1] của Dangong thì Dangong đã lùi lại việc tự ý sửa đổi văn phong tùy tiện của IP lạ 101.99.15.188 (giống hệt hành vi của TK Tienlen99 này), nghĩa là Dangong cho thấy thái độ rất rõ ràng bảo vệ phiên bản này.

Nếu cần thiết có thể hỏi ý kiến của Dangong đồng ý phiên bản nào trung lập hơn.14.177.64.7 (thảo luận) 08:32, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn cứ hỏi DanGong, tôi sẽ chờ. Thái Nhi (thảo luận) 09:29, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bên WP tiếng Anh đổi hướng en:Pseudo-homosexuality về Situational sexual behavior (hành vi tính dục theo hoàn cảnh). Câu mở đầu của bài này có lẽ cần sửa lại chút? Greenknight (thảo luận) 13:12, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn Greenknight đã góp ý. Đồng tính vì hoàn cảnh (Situational Homosexuality) là từ ngày nay thường dùng trong phạm vi khoa học nghiêm túc vì rõ nghĩa hơn, thay thế cho từ đồng tính giả (pseudo-homosexuality) mà chỉ còn là từ thông tục. DanGong (thảo luận) 18:20, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bài này mình đề nghị là cùng nhau xem xét lại từ đầu vì một số bài có trích là các bài báo, tuy có trích dẫn từ các bác sĩ, thạc sĩ tâm lý nhưng lối phát biểu đầy cảm tính, có tính dèm pha, có phần thiên vị, không đưa ra những nghiên cứu cụ thể, nếu có trích chỉ đưa vào phần tuyên bố gây nhiều tranh cãi. Bằng chứng cụ thể là số đồng tính theo các nghiên cứu ở các nước Tây phương đều khoảng từ trên 1% đàn ông đồng tính, cao nhất là Mỹ 2,2% (2009), đàn bà đồng tính thì ít nhất từ 0,6% ở Đức, cao nhất ở Mỹ 1,1% (2009). DanGong (thảo luận) 18:46, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Nháp

Tựa nên đổi lại thành Đồng tính vì hoàn cảnh phần bác sĩ Trần Bồng Sơn thì nên đưa vào phần tuyên bố gây nhiều tranh cãi.

Đồng tính vì hoàn cảnh (tiếng Anh: Situational Homosexuality) tiếng khoa học cũ, hay tiếng thông tục bây giờ còn gọi là Đồng tính giả (tiếng Anh: pseudo-homosexuality) là một khái niệm khoa hoc, để chỉ những người có hành vi đồng tính mặc dù có xu hướng tính dục dị tính, chứ không phải là đồng tính hay lưỡng tính. Những hành vi này xảy ra thường vì phải sống trong những hoàn cảnh bất thường. Đồng tính vì hoàn cảnh đặc biệt hay xảy ra trong các môi trường, mà trong một thời gian lâu dài chỉ có những người chung một giới tính chung sống. Những chỗ tiêu biểu là các nhà tù, tầu thuyền trên biển, các tầu ngầm, dàn khoan dầu, chỗ quân đội trú đóng, tu viện, trường nội trú... Trong khoa học người ta thường cho đó là những hành vi đồng tính bù đắp vì thiếu thốn tình dục hay đồng tính thử nghiệm. Trong đồng tính vì hoàn cảnh cũng được tính người mại dâm nam. Đây là thí dụ tiêu biểu cho đồng tính giả.[1] DanGong (thảo luận) 19:22, ngày 12 tháng 10 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có khái niệm Đồng tính giả!

  1. HNQ_VIẾT #QUEERSHARE “Đồng tính giả” từ đâu mà ra?

Bài viết không phải là báo cáo nghiên cứu khoa học đi tìm căn nguyên khoa học – xã hội của thể hiện giới, xu hướng tính dục và bản dạng giới của con người, mà viết loanh quanh về việc ở cái đất Việt Nam này có cái khái niệm gọi là “đồng tính giả”.

1. “Đồng tính giả” sinh ra vào năm nào?

Thuật ngữ “đồng tính giả” xuất phát từ các tư vấn của bác sĩ Trần Bồng Sơn trong series Thắc mắc biết hỏi ai? – tư vấn tình cảm, tâm lý, thắc mắc tình dục, sinh lý cho các lứa độc giả của báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh từ khoảng năm 1989 trở đi. Các bạn có thể tìm kiếm trên google hoặc mua sách của Nhà xuất bản trẻ để tìm đọc lại những dòng tư vấn này. Tóm tắt lại là bác sĩ Sơn nhận định có 2 loại đồng tính: Thật và Giả. Thật là bẩm sinh đã nam yêu nam, nữ yêu nữ, và là bệnh, nhưng không thể chữa được. Giả là theo mốt cặp kè với người đồng giới, để được coi là sành điệu, theo trào lưu.

Thời điểm những năm 90, thì thông tin về LGBT rất ít, nhất là ở nước mình, báo chí ít nhắc đến, và nếu nhắc thì theo hướng coi là bệnh, hoặc giật tít câu view (bây giờ vẫn giật mạnh!), nên bác sĩ phát ngôn chắc nịch như vậy, và lại có thái độ rất cảm thông, chia sẻ, thì ai mà không cảm thấy đáng tin chứ. (Bác sĩ Trần Bồng Sơn thường tư vấn cho các thắc mắc của các bạn LGBT là hãy sống như thế, vì sinh ra như thế rồi, đừng làm gì thay đổi cả). Tuy nhiên, đến bây giờ, internet về tới tận giường rồi, nên khi đọc lại các thông tin cũ, ta hãy có óc phản biện để suy xét lại tính chính xác và kiểm chứng lại thông tin, thay vì cứ thấy có thì dùng. Và cho đến giờ, nói luôn cho vuông là chả có cái khảo sát hay nghiên cứu nào ở Việt Nam về đồng tính giả cả nhé.

2. Tại sao vẫn tồn tại khái niệm “Đồng tính giả”?

- Vì có người viết bài thiếu tâm!

Nhiều báo sau này trích dẫn lại những phát ngôn của bác sĩ Sơn, nhưng lại trích theo kiểu thêm mắm dặm muối “Theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn”; “Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học tại Việt Nam”. Quả thật điều này quá oan cho bác sĩ, vì bác sĩ không tiến hành nghiên cứu, cũng không để lại một báo cáo nghiên cứu chính thức nào, mà ông phát ngôn dựa trên quan sát và suy diễn cá nhân.

Cái sai đầu tiên ở đây không phải việc bác sĩ đã đưa ra một nhận định cá nhân – ai cũng có cái quyền đó cơ mà. Cái sai ở chỗ những tờ báo, phóng viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, thích phóng đại sự việc lên để làm cho câu chữ của mình có sức nặng hơn. Mà như một người bạn tôi gọi là “xảo ngôn”: không có căn cứ cụ thể, nhưng dùng ngôn từ chung chung đại khái và dễ gây nhầm lẫn để dẫn dụ người đọc. Nghe đến hàng giả, hàng nhái, người ta lại chẳng sốt sắng lên, nữa là nghe đến người giả.

- Vì tư tưởng coi đồng tính nói riêng và LGBT+ nói chung là bất bình thường!

Ngày xưa mình viết bài tập cũng rêu rao phản đối người “đồng tính giả”, nghĩ rằng mình nói vậy, làm vậy là ủng hộ cộng đồng LGBT lắm lắm, nhưng thực ra vẫn chỉ chứng minh mình là một kẻ đầy phán xét về SOGIE của người khác. Người ta yêu ai, thể hiện ra sao, thì người ta biết, mình không phải người ta để mà bảo là họ có đang đúng hay sai. Mình rao giảng rằng mình ủng hộ LGBT, nhưng lại đặt ra những chuẩn mực “Như thế này là gay, như thế kia là lesbian”. Ô hay, vậy là mình chỉ nới cái khuôn khổ “bình thường” của mình ra một tý, ra vẻ khoan dung một tý với những người khác với mình, nhưng rồi lại đòi hỏi họ phải đứng vừa với cái khuôn khổ mà mình đặt ra. Như vậy, đã thật là mình coi LGBT+ là một phần tự nhiên của xã hội loài người hay chưa?

Quan điểm của mình bây giờ là ủng hộ LGBT+ bằng với việc tôn trọng mọi thể hiện của một con người liên quan đến xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới của họ. Gọi ai đó là “đồ giả” hay nhẹ nhàng hơn "làm xấu hình ảnh cộng động đồng" quả thực là xúc phạm và thiếu tôn trọng sự đa dạng.

3. Thế túm lại là có ai giả không?

Không! Đã nói ở trên rồi, mọi thứ đều là sự đa dạng trong thể hiện của con người mà thôi. Người ta yêu ai, thích ai, thì chỉ người ta hiểu, và quan trọng là người ta làm gì với cảm xúc ấy, có người bỏ qua nó, có người coi đấy là sự bắt đầu của trải nghiệm một mối quan hệ. Với mỗi người, cảm xúc và trải nghiệm sẽ khác nhau, mình không phải là họ nên đừng vội đánh giá. À, hãy thôi luôn việc đánh giá luôn đi.

P/s: Nếu một cậu trai yêu một cậu trai khác, sau bỏ cậu trai này theo một cô gái kia, thì đấy là việc nhà người ta, người ta yêu thật hay yêu giả dối, rồi vì sao người ta bỏ nhau không ảnh hưởng đến bữa sáng nhà bạn.

Nếu một cô hôm nay cặp với một anh trong quán café, ôm nhau đằm thắm lắm, còn tháng sau lại thấy ôm eo và hôn cô khác trong quán bar, thì ấy là việc của cô ý, điều đáng quan tâm ở đây là sao bạn lại theo dõi cô ý hẳn cả tháng từ quán café đến quán bar để rồi băn khoăn việc cô ấy giờ đang yêu ai.

Nếu bạn là nhân vật bị ruồng bỏ trong các ví dụ trên, thì đừng đổ lỗi cho tính dục của người yêu cũ, quan trọng là mối quan hệ của bạn đã kết thúc, và bạn muốn làm gì tiếp với cuộc đời mình.

Ớt. - Từ Hà Nội Queer -

P/S:

Những người mà họ nghĩ là "theo phong trào" thì mình muốn nói về khái niệm trải nghiệm giới/xu hướng tính dục (SOGIE Experience or Questioning). Việc trải nghiệm giới hay xu hướng tính dục là một việc rất bình thường, một người có thể trải nghiệm để biết xem mình hợp với nhãn nào, hoặc đơn giản họ có nhu cầu trải nghiệm. Nó nên là quyền cá nhân, ai cũng có quyền được trải nghiệm. - Mai Như Thiên Ân

Viết báo xin đừng quên chữ Tâm

Dạo gần đây lại rộ lại việc có báo đưa tin đồng tính giả và với NYNA thì nó lại là chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Bản thân thì ngán lắm nhưng mà thi thoảng vẫn cứ phải nói đi nói lại bởi vì tụi mình có cảm giác rằng nói bao nhiêu cũng chưa đủ. Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng phân tích bài báo bên vietnammoi (bit.ly/2sAXhRL) để xem nó có những vấn đề nào nhé:

Đầu tiên, tiêu đề, chapeux (sa-pô) hay những lời dẫn dắt của bài viết sử dụng quan điểm của người được phỏng vấn nhưng không hề sử dụng dấu ngoặc kép như một trích dẫn mà lại được đưa ra như một thông tin xác thực, khẳng định và gây hiểu lầm. Với cách viết này, người đọc sẽ hiểu rằng đây là quan điểm của tờ báo và là một thông tin chính xác. Cùng với đó, bài viết đã làm mất đi tính công bằng trong báo chí khi chỉ sử dụng một luồng quan điểm của một cá nhân để nói về vấn đề, và hơn hết, còn dùng nó như một lời khẳng định. Đừng quên là ý kiến của một người không bao giờ đủ để chứng minh một tuyên bố là sự thật.

Thứ hai, tác giả của bài viết này không dựa trên một nguồn căn cứ chính thống nào để có thể khẳng định được các thông tin đưa ra. Bài viết nói rằng “Dẫu cho khái niệm về hiện tượng “đồng tính giả” vẫn còn khá mập mờ...”, “Dù chưa có một con số thống kê cụ thể về đồng tính giả...”, “Chưa có một cuộc thống kê chính thức nào...” nhưng lại khẳng định rất rõ ràng rằng “những thứ “giả” thì bao giờ cũng nguy hiểm” (thế răng giả, chân giả, tim giả có nguy hiểm không ?? :D ??), “nhưng không thể phủ định, những hiện tượng giả đồng tính bởi nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn đang hiện hữu trong xã hội”. Các kết luận này đều không có một nguồn khoa học hay một thông tin xác thực nào. Nó vi phạm vào tính chính xác, của một bài báo – yếu tố quan trọng đầu tiên trong báo chí. Mọi số liệu, chi tiết, trích dẫn phải có nguồn đáng tin cậy, phải đảm bảo đúng sự thật là nguyên tắc đầu tiên cho bất kỳ một bài báo nào.

Thứ ba, bài viết không hề giải thích như thế nào là “đồng tính giả” nhưng lại sử dụng một loạt từ ngữ tiêu cực: “trào lưu “đồng tính giả””, “hiện tượng”, “nguy hiểm”. Cách lập luận cũng như vậy, bài viết đang thể hiện sự thiên vị, bình luận bất lợi cho một vấn đề mà chưa có sự xác thực nào. Nó làm mất đi tính khách quan cho một bài viết trên một tờ báo điện tử có ảnh hưởng đến công chúng. Tất cả những chi tiết, dẫn chứng mà bài viết đưa ra để nói về những hệ lụy của đồng tính giả chỉ là những phỏng đoán, những kết luận vội vàng mang tính cá nhân và không đủ tính thuyết phục.

Mặt khác, những thông tin mà bài viết đưa ra có thể gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính đạo đức trong báo chí khi vội vàng đưa ra một vấn đề và khẳng định nó là sai lầm trong khi chưa có sự phân tích kỹ càng hay đưa ra những dẫn chứng xác đáng. Chưa kể đây là một niềm tin gây chia rẽ cộng đồng khi cho rằng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định thì mới được coi là đồng tính và những người chung quanh có quyền tự phong mình trở thành một “thẩm phán” để phán xét về xu hướng tính dục của một người. Nên nhớ rằng, mỗi người đều có những hành trình riêng, với những trải nghiệm, những cảm xúc riêng mình. Chính họ mới là người có quyền quyết định được rằng họ là ai, họ yêu ai và họ công khai với người khác ra sao.

Hãy luôn nhớ rằng đồng tính là khi một người cảm thấy sự thu hút có tính bền vững về mặt tình cảm hoặc/và tình dục với những người đồng giới. Không nhiều hơn, không ít hơn. Tất cả những điều nằm ngoài định nghĩa này đều là những định kiến được gán cho nó. Ví dụ: một bạn nữ cảm thấy sự hấp dẫn từ những người nữ khác nên bạn ấy nghĩ mình là người đồng tính nữ. Đúng và đủ. Nhưng một bạn nữ ăn mặc nam tính hay mình thấy họ thích tán tỉnh thả thính những bạn nữ khác cũng chưa chắc họ là một người đồng tính, đó là những định kiến bạn đang gán cho họ.

Nếu một người dị tính giả vờ nói yêu để lợi dụng partner/người yêu của mình, ta không gọi họ là "dị tính giả", ta nói họ là những người lừa đảo, chiếm đoạt tình cảm và tài sản.

Nếu một người dị tính ôm ấp, hôn hít người yêu của mình ở nơi công cộng, ta không gọi họ là những người "dị tính giả", ta nói họ là những người thích thể hiện tình cảm ở nơi công cộng.

Nếu một người dị tính sáng tay trong người này, tối trong tay người khác, cùng lúc quen nhiều người mà cố tình che giấu lấp liếm không rõ ràng với người yêu, ta không gọi họ là những người "dị tính giả", ta nói họ là những người ngoại tình, lăng nhăng Nếu một người dị tính quen một người khác giới trong thời gian ngắn, xong sau đó chia tay để quen người cùng giới, ta không gọi họ là "dị tính giả", ta nói chẳng qua không hợp thì chia tay nhau thôi.

Nếu một người dị tính làm những hành động nổi trội vì họ thích được chú ý, ta không gọi họ là "dị tính giả", ta nói họ "thích chơi trội", họ "thích gây sự chú ý", "thích làm màu" v.v...

Một người dị tính không bao giờ phải chịu đánh giá nếu dùng sai chính tả một cái nhãn để miêu tả về mình, bởi vì bản thân họ sinh ra trong xã hội mà nghiễm nhiên xu hướng tính dục của họ được chấp nhận và cổ vũ; được coi là một trong những điều bình thường và hiển nhiên. Họ sẽ không bao giờ phải đi thu nhặt những nguồn kiến thức xung quanh mình, như từ bạn bè hay cộng đồng mà họ đang sinh hoạt trong đó, để lấy những cái nhãn mà họ thấy miêu tả đúng về mình nhất nhưng thật không may là bị sai chính tả, bởi vì cơ bản là họ không có điều kiện để tiếp xúc với từ đúng chính tả hơn chẳng hạn. Không ai nói rằng tôi "xì-chây", "straightt" mà lại bị nói là "dị tính giả" cả (nhưng nếu bạn nói mình "lét" hay "less" và nhất là sinh ra là 10x thì sẽ có người cho rằng bạn đang "giả les" để "trẻ trâu chơi trội" đó)

Vậy tại sao khi những việc này diễn ra với một người đồng tính, bạn lại cho rằng nó “là giả”?

Trước khi bạn chỉ ngón tay vào đồng tính và bảo rằng tội lỗi từ đây mà ra, hãy nhìn sang người dị tính xem họ có những điều tương tự không, và có bao giờ chúng ta gọi đó là "dị tính giả" không? Hay bản thân chúng ta vẫn đang cho rằng "dị tính" mặc nhiên là một điều gì đó "thật" hơn và bản thân mỗi người dị tính (hợp giới) không cần phải gồng người lên chứng minh cho người khác chấp nhận xu hướng tính dục của mình mà không phải nghi ngờ liệu nó có đủ "thật" hay không.

Các bạn làm báo nói riêng và báo chí truyền thông nói chung nắm trong tay một sức mạnh to lớn bởi vì thông điệp các bạn đưa ra có thể lan tỏa đến rất nhiều người và ảnh hưởng đến tư duy nhận thức của cả xã hội. Nên sức mạnh đó cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng không cẩn thận nó có thể khắc sâu thêm sự kỳ thị trong xã hội hướng đến các bạn LGBTIQ, làm tổn thương không chỉ một hai người, mà còn là cả một cộng đồng thiểu số đang vật lộn để được là chính mình, đang đấu tranh đòi lại những quyền bình đẳng cơ bản mà mỗi công dân đều được hưởng. Nhưng NYNA hi vọng rằng những người làm báo vẫn luôn là những người đồng hành cùng với tiến trình vận động của cộng đồng LGBTIQ, nhận thức về sức mạnh truyền thông của mình và đặt cái tâm nghề báo lên hàng đầu, các bạn sẽ lan tỏa được những giá trị tôn trọng sự đa dạng, bình đẳng và bao dung, góp tay xây dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Chúng mình tin rằng đó cũng chính là sứ mệnh to lớn nhất của nghề báo.

Viết và hiệu đính: Yuki và Diệu Linh

Nguồn tham khảo: “10 điều quy định đạo đức của người làm báo” soạn thảo bởi Hội nhà báo Việt Nam Luật báo chí Việt Nam 2016

Nội dung

Muốn nản với phần nội dung có tính outdated và kì thị của bài viết.27.65.250.27 (thảo luận) 08:21, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  1. ^ 6.2.2 Das Sexualverhalten Jugendlicher. In: Erwin J. Haeberle: Die Sexualität des Menschen – Handbuch und Atlas. 2., erweiterte Auflage, Walter de Gruyter, Berlin 1985.