Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chi Nghệ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 38: Dòng 38:
Ghi chép về chữ '''nghệ''' trong [[Từ điển Việt–Bồ–La]] (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của [[Alexandre de Rhodes]] xuất bản năm 1651 như sau: "nghệ: ''açafrão'': crocus, i. dụôm nghệ: ''tingir com açafrão'': croco inficere.",<ref>[https://vi.wikisource.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93B%E1%BB%93%E2%80%93La/N Nghệ]</ref>. Như thế, Rhodes có lẽ cho rằng nó ít nhất là tương tự như nghệ tây (''[[Crocus sativus]]'') trong vai trò nhuộm màu vàng cho thực phẩm, do ''Crocus sativus'' là loại cây trồng tại khu vực [[Địa Trung Hải]] để lấy nhụy hoa sấy khô làm gia vị và nhuộm màu thực phẩm. Từ điển này không có chữ ngải.
Ghi chép về chữ '''nghệ''' trong [[Từ điển Việt–Bồ–La]] (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của [[Alexandre de Rhodes]] xuất bản năm 1651 như sau: "nghệ: ''açafrão'': crocus, i. dụôm nghệ: ''tingir com açafrão'': croco inficere.",<ref>[https://vi.wikisource.org/wiki/T%E1%BB%AB_%C4%91i%E1%BB%83n_Vi%E1%BB%87t%E2%80%93B%E1%BB%93%E2%80%93La/N Nghệ]</ref>. Như thế, Rhodes có lẽ cho rằng nó ít nhất là tương tự như nghệ tây (''[[Crocus sativus]]'') trong vai trò nhuộm màu vàng cho thực phẩm, do ''Crocus sativus'' là loại cây trồng tại khu vực [[Địa Trung Hải]] để lấy nhụy hoa sấy khô làm gia vị và nhuộm màu thực phẩm. Từ điển này không có chữ ngải.


Trong [[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]] (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của [[Jean-Louis Taberd]] thì các từ '''nghệ''' và '''ngải''' đều viết bằng Hán-Nôm là 艾. Cụ thể, tại trang 333 tác giả viết như sau: "艾 Ngải, herba quaedam medicinalis seu species absynthii quâ adustiones fiunt. 艾灸 Ngải cứu, id; artemisia vulgaris ... 艾鐄 Ngải vàng, curcumae species. 艾葉 Ngải diệp: absynthii species ... ",<ref name=Taberd38a>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Ngải], trang 333.</ref> như thế ngải nói chung là cây thuốc thuộc chi ''[[Artemisia]]'' (như ''A. vulgaris'' hay ''A. absinthium''), nhưng ngải vàng thì là loài thuộc chi ''Curcuma''. Tại trang 338, tác giả viết về chữ '''nghệ''' như sau: "艾 Nghệ, croci species seu curcuma longa.",<ref name=Taberd38b>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Nghệ], trang 333.</ref> và ở đây thì nghệ là tên riêng của ''[[Curcuma longa]]''. Điều này giải thích tại sao một số loài trong chi ''Curcuma'' có tên gọi là ngải, như ngải tím (''C. aeruginosa''), ngải trắng (''C. aromatica'').
Trong [[Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị]] (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của [[Jean-Louis Taberd]] thì các từ '''nghệ''' và '''ngải''' đều viết bằng Hán-Nôm là 艾. Cụ thể, tại trang 333 tác giả viết như sau: "艾 Ngải, herba quaedam medicinalis seu species absynthii quâ adustiones fiunt. 艾灸 Ngải cứu, id; artemisia vulgaris ... 艾鐄 Ngải vàng, curcumae species. 艾葉 Ngải diệp: absynthii species ... ",<ref name=Taberd38a>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Ngải], trang 333.</ref> như thế ngải nói chung là cây thuốc thuộc chi ''[[Artemisia]]'' (như ''A. vulgaris'' hay ''A. absinthium''), nhưng ngải vàng thì là loài thuộc chi ''Curcuma''. Tại trang 338, tác giả viết về chữ '''nghệ''' như sau: "艾 Nghệ, croci species seu curcuma longa.",<ref name=Taberd38b>Jean-Louis Taberd, 1838. [https://books.google.com.vn/books?id=E2dkAAAAMAAJ&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Nghệ], trang 333.</ref> và ở đây thì nghệ là tên riêng của ''[[Curcuma longa]]''. Điều này giải thích tại sao trong tên gọi của một số loài của chi ''Curcuma'' lạichữ ngải, như ngải tím (''C. aeruginosa''), ngải trắng (''C. aromatica'').


Các tên gọi uất kim, khương hoàng hay nga truật có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Trung, tương ứng với 郁金 = uất kim, 姜黄 = khương hoàng và 莪术 = nga thuật.
Các tên gọi uất kim, khương hoàng hay nga truật có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Trung, tương ứng với 郁金 = uất kim, 姜黄 = khương hoàng và 莪术 = nga thuật.

Phiên bản lúc 15:34, ngày 23 tháng 2 năm 2021

Chi Nghệ
Curcuma zedoaria
Hình minh họa năm 1896[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Curcuma
L., 1753
Loài điển hình
Curcuma longa
L., 1753
Các loài
132. Xem trong bài.
Danh pháp đồng nghĩa[2][3]

Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng)[4] chứa các loài như nghệ, nga truật hay uất kim hương Thái Lan.

Từ nguyên

Tên gọi khoa học xuất phát từ tiếng Phạn kuṅkuma, dùng để chỉ loài nghệ phổ biến rộng và được biết đến nhất là Curcuma longa.

Ghi chép về chữ nghệ trong Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 như sau: "nghệ: açafrão: crocus, i. dụôm nghệ: tingir com açafrão: croco inficere.",[5]. Như thế, Rhodes có lẽ cho rằng nó ít nhất là tương tự như nghệ tây (Crocus sativus) trong vai trò nhuộm màu vàng cho thực phẩm, do Crocus sativus là loại cây trồng tại khu vực Địa Trung Hải để lấy nhụy hoa sấy khô làm gia vị và nhuộm màu thực phẩm. Từ điển này không có chữ ngải.

Trong Nam Việt–Dương Hiệp Tự vị (南越洋合字彙, Dictionarium Anamitico-Latinum) của Jean-Louis Taberd thì các từ nghệngải đều viết bằng Hán-Nôm là 艾. Cụ thể, tại trang 333 tác giả viết như sau: "艾 Ngải, herba quaedam medicinalis seu species absynthii quâ adustiones fiunt. 艾灸 Ngải cứu, id; artemisia vulgaris ... 艾鐄 Ngải vàng, curcumae species. 艾葉 Ngải diệp: absynthii species ... ",[6] như thế ngải nói chung là cây thuốc thuộc chi Artemisia (như A. vulgaris hay A. absinthium), nhưng ngải vàng thì là loài thuộc chi Curcuma. Tại trang 338, tác giả viết về chữ nghệ như sau: "艾 Nghệ, croci species seu curcuma longa.",[7] và ở đây thì nghệ là tên riêng của Curcuma longa. Điều này giải thích tại sao trong tên gọi của một số loài của chi Curcuma lại có chữ ngải, như ngải tím (C. aeruginosa), ngải trắng (C. aromatica).

Các tên gọi uất kim, khương hoàng hay nga truật có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Trung, tương ứng với 郁金 = uất kim, 姜黄 = khương hoàng và 莪术 = nga thuật.

Phân bố

Các loài nghệ là bản địa khu vực Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, New Guinea và miền bắc Australia.[8] Một số loài được cho là đã du nhập và tự nhiên hóa ở các vùng ấm áp khác trên thế giới như châu Phi nhiệt đới, Trung Mỹ, Florida, và một loạt các đảo khác nhau trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Nói chung, hầu hết các loài nghệ phát triển tốt trong đất cát tơi xốp ở những nơi có bóng râm.[2][9]

Sử dụng

Nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ từ thời cổ đại[10] như là một chất thay thế cho nghệ tây và các chất màu vàng khác.[11] Nghệ thường được sử dụng để tạo hương vị hoặc tạo màu cho bột cà ri, mù tạt, bơ và pho mát.

Mô tả

Thân rễ phân nhánh, mọng thịt, thơm, thường với các rễ mang củ. Lá ở gốc; phiến lá hình mũi mác rộng hoặc thuôn dài, hiếm khi thẳng hẹp. Cụm hoa là cành hoa dạng bông thóc ở đầu cành trên thân giả hoặc trên các chồi riêng biệt sinh ra từ thân rễ, đôi khi xuất hiện trước lá; cuống thẳng; các lá bắc hợp sinh trong khoảng 1/2 chiều dài của chúng và tạo thành các túi, tỏa rộng ở các đầu tự do, mỗi lá bắc đối diện một xim hoa bọ cạp xoắn ốc gồm 2-7 hoa, các lá bắc ở đỉnh thường có màu khác biệt, lớn, vô sinh, tạo thành một mào; lá bắc con rời đến gốc. Đài hoa thường hình ống ngắn, chẻ 1 bên, đỉnh 2-3 thùy hoặc có răng. Tràng hoa hình phễu; các thùy hình trứng hoặc thuôn dài, gần bằng nhau hoặc thùy trung tâm dài hơn, đỉnh có mấu nhọn. Các nhị lép bên hình tựa cánh hoa, hợp sinh tại gốc với chỉ nhị và cánh môi. Cánh môi với phần trung tâm sẫm lại và mỏng hơn, các thùy bên chồng lên với các nhị lép bên. Chỉ nhị ngắn, rộng; bao phấn lắc lư, gốc thường có cựa; không có phần phụ liên kết. Bầu nhụy 3 ngăn. Quả nang hình elipxoit, 3 mảnh vỏ, nứt.[12]

Các loài

Tại thời điểm tháng 2 năm 2021 POWO công nhận 128 loài,[3] cộng 4 loài mô tả lần đầu tiên năm 2020.[13][14][15]

Việt Nam

Ở Việt Nam hiện tại xác định có 21 loài nghệ, bao gồm: C. aeruginosa, C. angustifolia, C. aromatica, C. cochinchinensis, C. elata, C. gracillima, C. longa (du nhập), C. singularis, C. thorelii, C. zanthorrhiza (du nhập). Các loài mới mô tả giai đoạn 2010-2017 bao gồm C. arida, C. cotuana, C. leonidii, C. newmanii, C. pambrosima, C. pygmaea, C. sahuynhensis, C. vitellina, C. xanthella và 2 loài chuyển từ chi Kaempferia sang là C. campanulataC. candida.

Một số tài liệu còn liệt kê C. alismatifolia, C. harmandii, C. parviflora, C. petiolata, C. pierreanna, C. rubescens?, C. sparganifolia, C. stenochila, C. trichosantha, C. zedoaria; nhưng POWO cho rằng chúng không có ở Việt Nam.[3]

Sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ còn liệt kê một loài nghệ được gọi là ngải tía với danh pháp C. rubens và mô tả như sau: "Địa thực vật cao 1,5 m; củ to đến 8 cm, thơm, đắng, nạc ngà giữa hơi sậm; rễ to 3-4 mm. Lá tía; phiến thon, to đến 60 × 17 cm; cuống dài. Phát hoa ở đất cao 15 cm, lá hoa tía, mang 3-4 hoa; đài hường, cánh hoa đỏ hay tía; môi vàng. Ở trũng ẩm: Thất Sơn (Châu Đốc)".[17] Tuy nhiên, không có nguồn nào liệt kê danh pháp C. rubens mà danh pháp gần tương tự nhất là C. rubescens Roxb., 1810,[18] nhưng loài này chỉ có trong khu vực đông bắc Ấn Độ, Bangladesh và Myanmar.[18][19]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Franz Eugen Köhler, Köhler's Medizinal-Pflanzen
  2. ^ a b Kew World Checklist of Selected Plant Families
  3. ^ a b c Curcuma trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 23-2-2021.
  4. ^ Roskov Y., Kunze T., Orrell T., Abucay L., Paglinawan L., Culham A., Bailly N., Kirk P., Bourgoin T., Baillargeon G., Decock W., De Wever A., Didžiulis V. (ed) (2014). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2014 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Nghệ
  6. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Ngải, trang 333.
  7. ^ Jean-Louis Taberd, 1838. Dictionarium Anamitico-Latinum (Nam Việt-Dương Hiệp tự vị): 艾 Nghệ, trang 333.
  8. ^ Curcuma [family Zingiberaceae] on JSTOR”. plants.jstor.org. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  9. ^ Sirirugsa, P.; Larsen, K.; Maknoi, C. (2010). “The Genus Curcuma L . (Zingiberaceae): Distribution and Classification with Reference to Species Diversity in Thailand”. www.semanticscholar.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ Prasad, Sahdeo; Aggarwal, Bharat B. (2011), Benzie, Iris F. F.; Wachtel-Galor, Sissi (biên tập), “Turmeric, the Golden Spice: From Traditional Medicine to Modern Medicine”, Herbal Medicine: Biomolecular and Clinical Aspects , Boca Raton (FL): CRC Press/Taylor & Francis, ISBN 978-1-4398-0713-2, PMID 22593922, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021
  11. ^ Tawney, C. H. (1924). The Ocean of Story, chapter 104. tr. 13.
  12. ^ Curcuma (姜黄属, khương hoàng chúc) trong e-flora. Tra cứu ngày 23-2-2021.
  13. ^ a b c J. Leong-Škorničková, S. Soonthornkalump & P. Suksathan, 2020. Curcuma cinnabarina and C. eburnea (Zingiberaceae: zingiberoideae), two new species from Thailand. Edinburgh J. Bot. 77(3): 391-402, doi:10.1017/S0960428620000049
  14. ^ a b Sutthinut Soonthornkalump, Annop Ongsakul, Aumdah Dolaji, Jana Leong-Škorničková, 2020. Curcuma papilionacea (Zingiberaceae), an unusual new species from southern Thailand. Phytotaxa 432(1): 12, doi:10.11646/phytotaxa.432.1.2
  15. ^ a b Nobuyuki Tanaka, Kate Armstrong, Mu Mu Aung & Akiyo Naiki, 2020. Taxonomic studies on Zingiberaceae of Myanmar II: Curcuma stolonifera (Subgenus Ecomatae), a new species from the northwestern region. Brittonia 72: 268-272, doi:10.1007/s12228-020-09619-8
  16. ^ “Leonid crocus (Curcuma leonidii) – a new species discovered in Bu Gia Map National Park in Binh Phuoc province”. Vietnam Academy of Science and Technology. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
  17. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9521. Curcuma rubens Ngải tía. Trang 455, quyển III. Nhà xuất bản Trẻ.
  18. ^ a b Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Curcuma rubescens. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 336.
  19. ^ Curcuma rubescens trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 23-2-2021.

Liên kết ngoài