Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Xuân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tư liệu: clean up using AWB
Dòng 37: Dòng 37:
'''Tôn Thất Xuân''' (尊室春) chỉ là tôn hiệu được chép trong thế phả [[triều Nguyễn]] rất lâu sau khi nhân vật này đã mất. Nguyên danh ông là '''Nguyễn Phúc Xuân''' (阮福春), tước '''Xuân quận công''' (春郡公), theo vai vế thuộc ngành chú (quốc thúc) của [[Chúa Nguyễn|Nguyễn vương]] [[Gia Long|Phúc Ánh]], tuy thuộc dòng chính thống nhưng không đủ cơ trí nắm quyền nên sau chỉ được coi như ngạch thứ.
'''Tôn Thất Xuân''' (尊室春) chỉ là tôn hiệu được chép trong thế phả [[triều Nguyễn]] rất lâu sau khi nhân vật này đã mất. Nguyên danh ông là '''Nguyễn Phúc Xuân''' (阮福春), tước '''Xuân quận công''' (春郡公), theo vai vế thuộc ngành chú (quốc thúc) của [[Chúa Nguyễn|Nguyễn vương]] [[Gia Long|Phúc Ánh]], tuy thuộc dòng chính thống nhưng không đủ cơ trí nắm quyền nên sau chỉ được coi như ngạch thứ.


Theo ''[[Hoàng Việt long hưng chí]]'', năm 1777 khi thành [[Gia Định]] thất thủ, Xuân quận công may mắn thoát được vào đất [[Long Xuyên]] tìm Tông quận công [[Mạc Thiên Tứ]]. Nhưng bấy giờ ông [[Mạc Thiên Tứ]] đã chạy ra đảo [[Phú Quốc]] lánh quân [[Tây Sơn]], nên ông lại ra tận nơi gặp. [[Mạc Thiên Tứ]] cùng Tôn Thất Xuân đi cùng sứ thần của vua [[Taksin|Trịnh Quốc Anh]] sang [[Xiêm La]] cầu viện.
Theo ''[[Hoàng Việt long hưng chí]]'', năm 1777 khi thành [[Gia Định]] thất thủ, Xuân quận công may mắn thoát được vào đất [[Long Xuyên]] tìm Tông quận công [[Mạc Thiên Tứ]]. Nhưng bấy giờ [[Mạc Thiên Tứ]] đã chạy ra đảo [[Phú Quốc]] lánh quân [[Tây Sơn]], nên ông lại ra tận nơi gặp. [[Mạc Thiên Tứ]] cùng Tôn Thất Xuân đi cùng sứ thần của vua [[Taksin|Trịnh Quốc Anh]] sang [[Xiêm La]] cầu viện.


Tháng 11 [[âm lịch]] cùng năm, chúa [[Nguyễn Ánh]] thâu hồi được [[Gia Định]], bắt đầu cất đặt quan viên cai trị [[Long Hồ (dinh)|Long Hồ dinh]]. Do Xuân quận công đang lưu lại đất [[Xiêm]] lánh nạn nên được nhà chúa biên thơ ủy thác làm chánh sứ, lo việc đối đáp với triều đình [[Xiêm La]]. Các [[thư tịch]] [[Xiêm]] đương thời chép Tôn Thất Xuân là '''Ong Chiang Sun''' (ông chánh Xuân).
Tháng 11 [[âm lịch]] cùng năm, chúa [[Nguyễn Ánh]] thu hồi được [[Gia Định]], bắt đầu cất đặt quan viên cai trị [[Long Hồ (dinh)|Long Hồ dinh]]. Do Xuân quận công đang lưu lại đất [[Xiêm]] lánh nạn nên được chúa Nguyễn biên thư ủy thác làm chánh sứ, lo việc đối đáp với triều đình [[Xiêm La]]. Các [[thư tịch]] [[Xiêm]] đương thời chép Tôn Thất Xuân là '''Ong Chiang Sun''' (ông chánh Xuân).


Theo sách ''[[Gia Định thành thông chí]]'', [[tháng 06]] năm 1780, trong triều đình [[Taksin]] xảy ra chính biến. Do ngờ họ Mạc và sứ bộ [[An Nam]] thông đồng quân gian nên vua [[Taksin]] bắt hạ ngục, tịch biên tài sản, rồi [[tháng 10]] năm đó xử tử [[Mạc Thiên Tứ]], [[Mạc Tử Thượng]], [[Mạc Tử Hoàng]], Tôn Thất Xuân... thảy 53 người, riêng [[Mạc Tử Sanh]] và một cháu nhỏ cùng mọi dân gốc [[An Nam]] sống quanh kinh kì đều bị phát vãng. Năm 1784, sau khi triều đình [[Taksin]] đổ, cai cơ [[Mạc Công Bính]] mới sang lấy hài cốt về [[Hà Tiên]] mai táng.
Theo sách ''[[Gia Định thành thông chí]]'', [[tháng 06]] năm 1780, trong triều đình [[Taksin]] xảy ra chính biến. Do ngờ họ Mạc và sứ bộ [[An Nam]] thông đồng quân gian nên vua [[Taksin]] bắt hạ ngục, tịch biên tài sản, rồi [[tháng 10]] năm đó xử tử [[Mạc Thiên Tứ]], [[Mạc Tử Thượng]], [[Mạc Tử Hoàng]], Tôn Thất Xuân... thảy 53 người, riêng [[Mạc Tử Sanh]] và một cháu nhỏ cùng mọi dân gốc [[An Nam]] sống quanh kinh kì đều bị phát vãng. Năm 1784, sau khi triều đình [[Taksin]] đổ, cai cơ [[Mạc Công Bính]] mới sang lấy hài cốt về [[Hà Tiên]] mai táng.
Dòng 48: Dòng 48:


Như vậy, có lẽ quận công Tôn Thất Xuân tạ thế khoảng năm 1804. Kể từ năm 1777, ông lưu vong đất [[Xiêm]] chứ không hồi hương nữa, cũng có thể để tránh nạn nồi da nấu thịt như kết cuộc [[triều Tây Sơn]] cựu thù.
Như vậy, có lẽ quận công Tôn Thất Xuân tạ thế khoảng năm 1804. Kể từ năm 1777, ông lưu vong đất [[Xiêm]] chứ không hồi hương nữa, cũng có thể để tránh nạn nồi da nấu thịt như kết cuộc [[triều Tây Sơn]] cựu thù.

==Quyến thuộc==
==Quyến thuộc==
Ngoài người trưởng tử, quận công Tôn Thất Xuân còn có lệnh ái [[Nguyễn Phúc Ngọc Thông]] được [[hoàng đế]] [[Nguyễn Thế Tổ|Thế Tổ]] gả cho vua [[Xiêm]] [[Rama I]] làm cung phi. Nhờ thế, thông qua Xuân quận công, [[Vương triều Chakri|vương thất Chakri]] có liên hệ với [[Triều Nguyễn|hoàng tộc Nguyễn]].
Ngoài người trưởng tử, quận công Tôn Thất Xuân còn có lệnh ái [[Nguyễn Phúc Ngọc Thông]] được [[hoàng đế]] [[Nguyễn Thế Tổ|Thế Tổ]] gả cho vua [[Xiêm]] [[Rama I]] làm cung phi. Nhờ thế, thông qua Xuân quận công, [[Vương triều Chakri|vương thất Chakri]] có liên hệ với [[Triều Nguyễn|hoàng tộc Nguyễn]].

Phiên bản lúc 02:58, ngày 26 tháng 2 năm 2021

Tôn Thất Xuân
尊室春
Nghề nghiệpHoàng thân, đại thần
Dân tộcKinh
Phối ngẫu?
Con cái?
Thân nhânNguyễn Thế Tổ (vương tôn)

Tôn Thất Xuân (尊室春, ? - 1804) là phổ danh một hoàng thân và trọng thần triều Nguyễn.

Lịch sử

Tôn Thất Xuân (尊室春) chỉ là tôn hiệu được chép trong thế phả triều Nguyễn rất lâu sau khi nhân vật này đã mất. Nguyên danh ông là Nguyễn Phúc Xuân (阮福春), tước Xuân quận công (春郡公), theo vai vế thuộc ngành chú (quốc thúc) của Nguyễn vương Phúc Ánh, tuy thuộc dòng chính thống nhưng không đủ cơ trí nắm quyền nên sau chỉ được coi như ngạch thứ.

Theo Hoàng Việt long hưng chí, năm 1777 khi thành Gia Định thất thủ, Xuân quận công may mắn thoát được vào đất Long Xuyên tìm Tông quận công Mạc Thiên Tứ. Nhưng bấy giờ Mạc Thiên Tứ đã chạy ra đảo Phú Quốc lánh quân Tây Sơn, nên ông lại ra tận nơi gặp. Mạc Thiên Tứ cùng Tôn Thất Xuân đi cùng sứ thần của vua Trịnh Quốc Anh sang Xiêm La cầu viện.

Tháng 11 âm lịch cùng năm, chúa Nguyễn Ánh thu hồi được Gia Định, bắt đầu cất đặt quan viên cai trị Long Hồ dinh. Do Xuân quận công đang lưu lại đất Xiêm lánh nạn nên được chúa Nguyễn biên thư ủy thác làm chánh sứ, lo việc đối đáp với triều đình Xiêm La. Các thư tịch Xiêm đương thời chép Tôn Thất Xuân là Ong Chiang Sun (ông chánh Xuân).

Theo sách Gia Định thành thông chí, tháng 06 năm 1780, trong triều đình Taksin xảy ra chính biến. Do ngờ họ Mạc và sứ bộ An Nam thông đồng quân gian nên vua Taksin bắt hạ ngục, tịch biên tài sản, rồi tháng 10 năm đó xử tử Mạc Thiên Tứ, Mạc Tử Thượng, Mạc Tử Hoàng, Tôn Thất Xuân... thảy 53 người, riêng Mạc Tử Sanh và một cháu nhỏ cùng mọi dân gốc An Nam sống quanh kinh kì đều bị phát vãng. Năm 1784, sau khi triều đình Taksin đổ, cai cơ Mạc Công Bính mới sang lấy hài cốt về Hà Tiên mai táng.

Tuy nhiên, theo cứ liệu châu bản, đến khoảng năm Gia Long thứ nhì (1803), hoàng thân Tôn Thất Xuân vẫn sống, được gia phong lộc vị[1].

Đại Nam thực lục và các thư tịch Xiêm La chép thêm, tháng 02 năm Ất Sửu (1805), hoàng đế Gia Long cử một sứ bộ do quan trấn thủ Hà Tiên làm chánh sứ sang Bangkok. Ngoài quốc thư dâng vua Rama I cùng một số quà biếu quan viên Xiêm La, đặc biệt có thơ riêng của Tống hoàng hậu gởi con trai (đích tử) của quận công Tôn Thất Xuân quá cố, lại ban cho một thoi vàng 10 tamlung (600gr), 5 thoi bạc cũng 10 tamlung (600gr), để tạ ơn việc đã tặng bà một nhẫn kim cương hồi năm ngoái do sứ bộ An Nam đem về.

Như vậy, có lẽ quận công Tôn Thất Xuân tạ thế khoảng năm 1804. Kể từ năm 1777, ông lưu vong đất Xiêm chứ không hồi hương nữa, cũng có thể để tránh nạn nồi da nấu thịt như kết cuộc triều Tây Sơn cựu thù.

Quyến thuộc

Ngoài người trưởng tử, quận công Tôn Thất Xuân còn có lệnh ái Nguyễn Phúc Ngọc Thông được hoàng đế Thế Tổ gả cho vua Xiêm Rama I làm cung phi. Nhờ thế, thông qua Xuân quận công, vương thất Chakri có liên hệ với hoàng tộc Nguyễn.

Tham khảo

Liên kết

Tài liệu

Tư liệu