Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1.320: Dòng 1.320:
::Thật lòng tôi không quan tâm về các quy định BQXB :D vì tôi hướng đến giải quyết vấn đề theo cách không phải biểu quyết :D Hãy nhìn đến cái lớn trước, còn các tiểu tiết kỹ thuật để sau, chúng có thể thay đổi dễ dàng khi những mục tiêu lớn đã được quyết. -[[Thành viên:Tttrung|Trần Thế Trung]]<sup>[[Thảo luận Thành viên:Tttrung|thảo luận]]</sup> 15:46, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
::Thật lòng tôi không quan tâm về các quy định BQXB :D vì tôi hướng đến giải quyết vấn đề theo cách không phải biểu quyết :D Hãy nhìn đến cái lớn trước, còn các tiểu tiết kỹ thuật để sau, chúng có thể thay đổi dễ dàng khi những mục tiêu lớn đã được quyết. -[[Thành viên:Tttrung|Trần Thế Trung]]<sup>[[Thảo luận Thành viên:Tttrung|thảo luận]]</sup> 15:46, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:::Không dễ khi làm sai quy định có thể bị cấm hoặc BTN. Thay đổi quy định luôn là điều rất khó ở dự án này do sự thờ ơ của nhiều người + 9 người 10 ý. Phương án của Violet tôi thấy cũng tốt và cũng có thể không cần BQXB nếu 2 bên đạt đồng thuận. [[Thành viên:Nguyentrongphu|SicMundusCreatusEst]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|tiếng Latin]]) 16:06, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:::Không dễ khi làm sai quy định có thể bị cấm hoặc BTN. Thay đổi quy định luôn là điều rất khó ở dự án này do sự thờ ơ của nhiều người + 9 người 10 ý. Phương án của Violet tôi thấy cũng tốt và cũng có thể không cần BQXB nếu 2 bên đạt đồng thuận. [[Thành viên:Nguyentrongphu|SicMundusCreatusEst]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|tiếng Latin]]) 16:06, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:Tiểu tiết đó có thể sửa (khi đã quyết được việc lớn), và không ai sẽ bị làm sai quy định :D -[[Thành viên:Tttrung|Trần Thế Trung]]<sup>[[Thảo luận Thành viên:Tttrung|thảo luận]]</sup> 16:38, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:Tiểu tiết đó (nếu thực sự tồn tại) có thể sửa (khi đã quyết được việc lớn), và không ai sẽ bị làm sai quy định :D -[[Thành viên:Tttrung|Trần Thế Trung]]<sup>[[Thảo luận Thành viên:Tttrung|thảo luận]]</sup> 16:38, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)


=== Đề xuất của Violet ===
=== Đề xuất của Violet ===

Phiên bản lúc 16:41, ngày 28 tháng 2 năm 2021

Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Mời các bạn cho ý kiến ở Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) lần 2.  A l p h a m a  Talk 03:37, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ vả chuyển đổi bản mẫu

Chào các bạn, hiện tại Wikipedia tiếng Việt đang tồn tại và sử dụng song song 2 bản mẫu infobox cùng chức năng về các quốc gia (lẫn cựu quốc gia), đó là Bản mẫu:Hộp thông tin quốc gia (1) và Bản mẫu:Thông tin quốc gia (2). Bản mẫu (1) có giao diện hoàn thiện hơn, thông số đầy đủ hơn và được bảo trì thường xuyên hơn, trong khi bản mẫu (2) đã lỗi thời, thiếu nhiều tham số và quan trọng là không hỗ trợ tham số tiếng Anh gây ảnh hưởng lớn khi dịch bài với những người không thông thạo cách điền và chuyển đổi tham số. Hiện cộng đồng đang dần thay thế bản mẫu (2) sang bản mẫu (1).

Chính vì bản mẫu (2) không hỗ trợ tham số tiếng Anh và được viết mã nguồn tham số theo cách khác so với bản mẫu (1), nên không thể chuyển đổi bằng cách đổi hướng thông thường mà phải làm thủ công. Việc này tốn khá nhiều thời gian, nên cách khả thi nhất chỉ là bê "nguyên xi" từ Wikipedia tiếng Anh sang rồi Việt hóa các giá trị (phần sau dấu bằng =), đòi hỏi có sự tham gia của nhiều người do số lượng bài nhúng bản mẫu (2) cũng tương đối nhiều (xem Đặc biệt:Liên kết đến đây/Bản mẫu:Thông tin quốc gia). Tôi nghĩ công việc này sẽ gây hứng thú với những bạn thích viết bài về các quốc gia, vì là dịp để cập nhật các thông tin đã lỗi thời trong infobox. Mong được sự giúp đỡ của mọi người để chúng ta sớm hoàn tất quá trình chuyển đổi một bản mẫu có thể xem là rất quan trọng này. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 07:16, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xem ví dụ về sự khác biệt trực quan giữa hai bản mẫu: Afghanistan (dùng bản mẫu (1)) và Đức (dùng bản mẫu (2)) --minhhuy (thảo luận) 07:20, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chỉ có 226 trang thôi, nếu có 23 người mỗi người sửa chưa tới 10 trang là xong. Tôi xung phong sửa vài bài góp vui. ~ Violet (talk) ~ 08:29, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hình như vấn đề chỉ là các trang dùng bản mẫu (2) thì bị lỗi thời. Còn nếu dịch mới thì mặc định là dùng ngay bản mẫu (1) nên chắc không có ảnh hưởng gì đến việc này. P.T.Đ (thảo luận) 10:55, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Từ trường hợp này với một số trường hợp khác. Tôi có đề nghị là hạn chế dịch tên tham số trong bản mẫu. Như vậy sẽ dễ bảo trì bản mẫu về sau hơn. P.T.Đ (thảo luận) 11:18, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Mình xin "xí chỗ" bài ĐứcÁo. :) —  Băng Tỏa  16:21, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ mọi người cho ý kiến về tên bài giữa mouse và rat ở Thảo luận:Chuột.  A l p h a m a  Talk 12:15, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về việc chỉ cho phép thành viên tự động xác nhận trở lên tạo mới một trang

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Người đề xuất rút đề xuất vì thấy không phù hợp. ~ Violet (talk) ~ 23:54, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bên enwiki hiện nay, IP và thành viên mới đăng kí tài khoản không thể tạo bài, chỉ có thành viên tự động xác nhận trở lên mới có thể. Thiết nghĩ bên đây chúng ta cũng nên làm điều tương tự, không biết cộng đồng nghĩ thế nào? Làm được như vậy các quản trị viên sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, không phải đi tuần tra các bài viết mới do những đối tượng này tạo và đặc biệt không phải tốn công đi xóa những trang thử nghiệm do IP tạo mỗi ngày GiaoThongVN (thảo luận) 23:58, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Phản đối mạnh đề xuất "phân biệt" này. IP là một phần quan trọng của Wikipedia tiếng Việt, là nguồn cung cấp số lượng lớn bài viết cho cộng đồng trong suốt gần 20 năm qua, kể cả những bài viết chất lượng như Guy Fawkes. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:07, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn Nguyenhai314 nói chí phải. IP nhiều người có trình độ lắm. Wiki Tây đông thành viên nên mới làm kiểu này được, chứ Wki Việt đã neo người còn làm thế thì chết, trong khi chất lượng bài vẫn còn thấp. Vĩnh Lạc Đế Nội các 00:11, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314Tàn Kiếm: làm vậy không hẳn là phân biệt đối xử, mà như vậy cũng khuyến khích mọi người tạo tài khoản để viết bài (mà điều này cũng chính là tinh thần chung của Wikipedia mà, Wikipedia không cấm những cũng đâu có khuyến khích sửa đổi bằng IP). Không phủ nhận rằng nhiều bài viết chất lượng được tạo ra nhờ IP, tuy nhiên nếu những người có trình độ đó, họ thực sự nghiêm túc viết bài thì lại càng phải khuyến khích họ dùng tài khoản, có tên đàng hoàng, điều đó chẳng phải tốt hơn nhiều sao? GiaoThongVN (thảo luận) 00:15, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Khuyến khích viết bài như thế nào khi không cho người ta viết bài bằng IP? Thứ nữa, phiền quý thành viên chỉ rõ xem chỗ nào là Wikipedia "không khuyến khích" sửa đổi bằng IP. Wikipedia là bách khoa toàn thư "mở" chứ không phải đóng. Buộc phải đăng ký tài khoản mới được viết bài là điều không thể chấp nhận được. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:23, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: chẳng phải mỗi lần sửa đổi bằng IP nó đều hiện cái dòng "Bạn hiện không đăng nhập. Sửa đổi theo cách này sẽ khiến cho địa chỉ IP của bạn bị ghi lại công khai. Nếu bạn đăng nhập hoặc tạo tài khoản, sửa đổi của bạn sẽ không hiển thị địa chỉ IP mà sẽ gán với tên thành viên của bạn, đồng thời nhận được nhiều lợi ích khác". Mà rõ ràng nhất vẫn là mỗi khi dùng IP sửa đổi gì đó đều sẽ bị chặn lại bằng một bước "Xem trước" rồi mới được lưu sửa đổi, còn đối với thành viên được tự động xác nhận thì không. Bắt buộc họ phải xem trước rồi mới được lưu giống như kiểu không tin tưởng họ mấy nên mới làm vậy, theo tôi là vậy đó. Nếu nói như bạn Nguyenhai314 là đề xuất của tôi "phân biệt" thì hai ví dụ tôi mới đưa ra ở trên cũng được xem là phân biệt rồi. Còn nếu tôi hiểu sai thì mong bạn chỉnh lại cho tôi. GiaoThongVN (thảo luận) 00:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thưa quý thành viên, trường hợp này họ đang "khuyến khích tạo tài khoản", rằng điều này có lợi hơn so với sửa đổi bằng IP chứ không phải "không khuyến khích sửa đổi bằng IP". Đây là hai khái niệm khác biệt. Sửa đổi bằng tài khoản chỉ đơn giản là mang lại nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là che giấu được địa chỉ IP trong một số sửa đổi nhạy cảm. Mỗi IP khi sửa đổi mặc định sẽ được xem là "người mới". Hệ thống không thể phân biệt được điều này. Tại sao nói đề xuất của quý thành viên phân biệt, đó là vì trong trường hợp hệ thống buộc xác nhận trước khi lưu, thành viên vẫn có thể đăng sửa đổi, còn đề xuất của quý thành viên thì không. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:41, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Tóm lại như tôi đã nói ở dưới, tôi cho rằng đề xuất này không phù hợp với viwiki hiện nay đơn giản vì wiki chúng ta còn quy mô rất nhỏ so với wiki tiếng Anh (nghĩa là trong tương lai nếu wiki lớn mạnh như enwiki thì chuyện này hoàn toàn có thể xem xét tới chứ không phải là không). Còn nếu bạn nói việc này mang tính phân biệt thì tôi chẳng thể đồng tình. Thứ nhất: nếu nó là phân biệt vậy tại sao wiki tiếng Anh làm, họ làm chẳng lẽ bạn cũng cho rằng họ phân biệt, và bạn phản đối họ. Thứ hai: bạn có dám khẳng định với tôi wiki hiện nay không có phân biệt đối xử giữa thành viên đăng ký với IP? Bạn có dám nói với tôi rằng bạn tin tưởng một IP nào đó như tin tưởng một thành viên thông thường? Hai câu hỏi trên đã cho thấy được sự phân biệt chưa? Chính bạn đã nói ở trên: "Mỗi IP khi sửa đổi mặc định sẽ được xem là "người mới" ", tức là IP lúc nào cũng bị xem là người mới, không có kinh nghiệm, vì vậy bắt buộc phải kiểm lại trước khi lưu. Một sự phân biệt không hề nhẹ đấy chứ. "Khuyến khích tạo tài khoản" = "Không khuyến khích không tạo tài khoản" = không khuyến khích sửa bằng IP chứ còn gì nữa (đó gọi là phủ định của phủ định = khẳng định đấy).
    Mà kỳ thực nãy giờ tôi vẫn chưa hiểu việc gì mà bạn cứ gay gắt đến vậy, Tuanminh01 hay Tàn Kiếm đều tranh luận rất nhẹ nhàng, bình thường cơ mà. Chuyện này suy cho cùng cũng là ý kiến cá nhân của tôi thôi mà, đâu phải tôi muốn là được. Bạn làm nãy giờ người ta tưởng tôi là quản trị viên cấp cao có thể quyết định được việc này và đang hỏi ý kiến mọi người, trình dự luật lên sắp được xét duyệt đến nơi vậy. GiaoThongVN (thảo luận) 02:48, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Như đã nói, IP luôn được xem là người mới vì hệ thống không bao giờ nhận diện được người sử dụng IP đó là ai. Mỗi phiên đăng nhập bằng IP, tôi đều nhận thông báo và yêu cầu nhập mã captcha, đó không phải là phân biệt. Khi đã được xem là người mới thì thông báo và hướng dẫn là điều bình thường, kể cả thành viên đã đăng ký tài khoản vẫn nhận được một số thông báo. Đề xuất này phân biệt vì đơn giản nó tước đi quyền sửa đổi chính đáng của IP, một thành viên của Wikipedia, cào bằng những sửa đổi có ích của họ với phá hoại. Tôi đang tranh luận rất bình thường, không hề tỏ ra "gay gắt", có lẽ do văn hóa tranh của quý thành viên và tôi có chút khác nhau, từ đó dẫn đến hiểu nhầm, điều này tôi xin nhận lỗi về mình. Việc so sánh với Wikipedia tiếng Anh là không hợp lý, nó vẫn không bác bỏ tính phân biệt tạo ra do đề xuất (quy định đó) tạo ra. Tôi cũng sẽ phản đối như thường nếu bản thân là thành viên của dự án tiếng Anh và họ đang mở thảo luận tương tự. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:27, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bên en, họ đã cấm IP tạo bài mới từ lâu rồi (IP vẫn có thể sửa đổi bình thường nhưng không thể tạo bài mới). Tôi cũng đồng tình là với nhân lực hiện tại làm như en là không phù hợp với vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:32, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia tiếng Anh là nguồn tham khảo rộng rãi nhưng không phải là "chuẩn mực". Việc Wikipedia tiếng Anh thông qua quy định đó không đồng nghĩa với việc quy định ấy không mang tính "phân biệt", thưa quý ĐPV. Như đã nói, nếu tôi là thành viên của dự án tiếng Anh, tôi sẽ phản đối ngay lập tức nếu dự luật được đưa ra bàn thảo. Với tôi, bất cứ đề xuất nào ngăn chặn, cản trở, trao "đặc quyền" tạo bài, xây dựng một bài viết ở Wikipedia cho riêng một nhóm thành viên đều là phân biệt, điều này, đối với tôi, có tính chất "không bao giờ thỏa hiệp". ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:35, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: được rồi, nếu bạn đã trả lời rằng bạn cũng phản đối cách làm của wiki tiếng Anh thì tôi cũng không còn gì để nói nữa. Quan điểm của bạn là vậy thì tôi biết vậy được rồi. Trên đời này cái gì cũng có hai mặt, và IP cũng vậy. Suy cho cùng mọi thứ đều được đặt lên bàn cân hết cả thôi, bên đây chúng ta vẫn còn cần IP dài dài nên cấm IP tạo mất nhiều hơn là được, còn ở enwiki vì bản thân đã đủ lớn mạnh rồi, cấm để đỡ dọn dẹp và ai nấy cũng chỉ tập trung viết bài, sửa đổi, chẳng cần tới IP nữa nên nhiều khi đúng nghĩa đuổi IP như đuổi tà vậy. GiaoThongVN (thảo luận) 09:58, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Một hệ thống wiki mở sẽ có lượng bài viết cao hơn và phong phú hơn nhiều các hệ thống đóng (bách khoa toàn thư giấy hay các trang web bách khoa của nhà nước). Tốc độ cập nhật thông tin mới cũng cao hơn. Các bài viết về bóng đá hiện nay toàn do IP hâm mộ bóng đá cập nhật. Tương tự với bản mẫu COVID-19 được IP cập nhật hàng ngày. Hậu quả là wikipedia cũng có nhiều rác hơn. Hãy chấp nhận rác như một cái giá để đổi lấy sự phong phú, đa dạng bài viết và đông đảo người đóng góp. Tuanminh01 (thảo luận) 00:19, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mà nghĩ lại đúng là tôi cũng suy nghĩ chưa được thấu đáo thật. Cái gì cũng có cái giá của nó, được cái này ắt sẽ mất cái kia. Số lượng rác mà chúng ta phải dọn hằng ngày nhìn lại thì vẫn ở mức chấp nhận được, không phải quá nhiều. Đề xuất này không phù hợp với wiki chúng ta hiện tại, nhưng sau này khi wiki lớn mạnh thì cũng đáng để xem xét đó chứ GiaoThongVN (thảo luận) 00:32, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng vậy, đến khi nào wikipedia tiếng Việt có hàng chục ngàn thành viên đóng góp mỗi ngày như wikipedia tiếng Anh thì hãy tính. IP sẽ tạo tài khoản chỉ khi nào họ muốn sau một thời gian dài đóng góp. Bản thân tôi đóng góp 2 năm bằng IP rồi mới tạo tài khoản chính thức. Còn các bạn thì sao, mất bao lâu thì tạo tài khoản? Tuanminh01 (thảo luận) 00:40, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi chỉ đồng ý việc này khi Wikipedia tiếng Việt có lượng bài viết cơ bản (không phải bài do bot tạo) xấp xỉ Wikipedia tiếng Anh, còn hiện tại thì chúng ta vẫn phải dựa rất nhiều vào IP để phát triển nội dung. --minhhuy (thảo luận) 03:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối:
  1. Dự án chúng ta chưa đến mức mất kiểm soát các bài tạo mới
  2. Các IP đóng góp rất nhiều.
  3. Việc không cho thành viên mới tạo trang có thể sẽ khiến họ nghĩ rằng họ không thể tạo trang mới
  4. Việc không tạo trang mới cũng có thể khiến một thành viên mới không còn gắn bó với Wikipedia
  5. Wikipedia không phải là một công ty mà phải "thực tập" sửa đổi các trang cũ thì mới được ban cho quyền tạo trang. Wikipedia là một môi trường mở.

Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:45, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Mời các quý thành viên cho ý kiến về việc đổi tên bài tại Thảo luận:Quần tụ thiên hà. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:12, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Moving Wikimania 2021 to a Virtual Event

Wikimania's logo.

Xin chào. Apologies if you are not reading this message in your native language. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn. Cảm ơn!

Wikimania will be a virtual event this year, and hosted by a wide group of community members. Whenever the next in-person large gathering is possible again, the ESEAP Core Organizing Team will be in charge of it. Stay tuned for more information about how you can get involved in the planning process and other aspects of the event. Please read the longer version of this announcement on wikimedia-l.

ESEAP Core Organizing Team, Wikimania Steering Committee, Wikimedia Foundation Events Team, 15:16, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)

[Chia sẻ] Giới thiệu Mô đun:ParameterAliasNormalizer và giải pháp sử dụng tham số tiếng Việt cho bản mẫu

Xin chào mọi người. Hôm nay, tôi xin giới thiệu một giải pháp kỹ thuật để sửa một số lỗi đặc thù của bản mẫu.

Vấn đề dịch tham số nhưng không chừa lại tên tham số tiếng Anh

Bối cảnh là một số bản mẫu ban đầu được dịch sang tiếng Việt, và dịch luôn cả tên tham số, một số bản mẫu khi dịch đôi khi không để lại tham số tiếng Anh ban đầu. Ví dụ như tham số gốc của bản mẫu là: (1)

{{{name|}}}

Thay vì dịch là: (2)

{{{name|{{{tên|}}}}}}

Thì lại dịch là: (3)

{{{tên|}}}

Điều này dẫn đến việc bản mẫu không thể nhận biết được các tham số tiếng Anh gốc khi dán trực tiếp mã bản mẫu từ enwiki (vì tham số "name" đã bị mất, còn mỗi tham số "tên").

Một số bản mẫu sở hữu tham số tiếng Việt đã được nhúng trong một lượng lớn bài viết, tích lũy qua nhiều năm tháng, dẫn đến đôi khi xảy ra những trường hợp phức tạp khi muốn cập nhật mới.

Ví dụ như ở Bản mẫu:Thông tin sông, xem lại một phiên bản cũ, ta có thể thấy dòng mã sau:

| subheader = {{{tên địa phương|{{{Tên địa phương|}}}}}}

Nghĩa là nếu gọi bản mẫu này ở một trang nào đó, thì mã {{Thông tin sông | tên địa phương = ABC}} sẽ hoạt động, nhưng {{Thông tin sông | name_native = ABC}} (tham số gốc từ bản mẫu enwiki) thì lại không hoạt động.

Do đó, vấn đề ở đây là khi dịch phần tham số của bản mẫu, cần giữ lại tên tham số tiếng Anh gốc, rồi lồng tên tham số tiếng Việt tương ứng như (2). Điều này sẽ giúp khi dán trực tiếp bản mẫu từ enwiki thì bản mẫu vẫn hoạt động bình thường.

Vấn đề của Bản mẫu:Thông tin sông từng được nêu ra ở TNCBQV.

Vấn đề không thể dịch tên tham số khi bản mẫu dùng mô đun

Như ở mục trên, chúng ta có thể dùng song hành nhiều tên tham số khác nhau (có Anh có Việt) cho cùng một tham số. Ví dụ như tham số {{{name|{{{tên|}}}}}} sẽ nhận giá trị từ cả tên tham số "name" hoặc "tên".

Nhưng đây là cú pháp của bản mẫu. Nên nếu như bản mẫu đó là một mô đun trá hình (bản mẫu nhúng mô đun), thì không thể áp dụng được. Vấn đề phức tạp này đã xảy ra với Bản mẫu:Thông tin chiến tranh.

Bối cảnh là, bản mẫu Thông tin chiến tranh (phiên bản trước ngày 27/1/2021) có thể vẫn nhận diện tốt cả tên tham số tiếng Anh và tiếng Việt, bằng việc dùng cú pháp như (2). Như vậy, khi nhúng bản mẫu Thông tin chiến tranh, có thể dùng song hành tên tham số tiếng Anh và tiếng Việt.

Nhưng phiên bản bản mẫu này ở enwiki đã chuyển sang dùng mô đun Lua, và có những cập nhật mới. Việc dùng mô đun cho bản mẫu khiến các tên tham số tiếng Việt bị mất. Ví dụ, nếu khi chưa dùng mô đun, thì hai mã {{Thông tin chiến tranh | partof = ABC}}{{Thông tin chiến tranh | một phần của = ABC}} là tương đương nhau; nhưng khi dùng mô đun cho bản mẫu, thì chỉ có "partof" hoạt động, còn "một phần của" thì không.

Nguyên nhân ở mô đun hỗ trợ Bản mẫu:Thông tin chiến tranhMô đun:Infobox military conflict chỉ đang "trỏ" đến những tên tham số tiếng Anh. Ví dụ như mã self.args.partof sẽ bắt lấy giá trị của tham số "partof". Tuy chúng ta vẫn có thể ép mô đun bắt được tham số tiếng Việt, bằng việc dùng ngoặc vuông [] để trỏ đến tên tham số, ví dụ như self.args["một phần của"]. Nhưng việc này làm tăng thêm "chi phí" không cần thiết, và tác động nhiều đến mã gốc là điều không nên.

Vì lý do đó, khi cho bản mẫu Thông tin chiến tranh dùng mô đun, đã khiến các tên tham số tiếng Việt cũ không còn hoạt động, bản mẫu bị mất nội dung ở những bài dùng tên tham số tiếng Việt. Xem vụ việc 1vụ việc 2.

Bên cạnh đó, dù cho là không xảy ra trường hợp như bản mẫu Thông tin chiến tranh, thì việc dịch tên tham số như kiểu (2) vẫn gặp một số bất cập.

  • Thứ nhất là việc dịch đã tác động đến nhiều phần của mã gốc. Ví dụ, bản mẫu gốc ban đầu có 20 tham số, thì việc dịch sẽ kẹp thêm 20 tham số nữa, tổng là 40 tham số (40 tham số để đại diện cho 20 tham số "thực"). Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất.
  • Thứ hai là việc dịch cũng không được thuận tiện, khi trong bản mẫu, các tham số thường nằm rải rác đều khắp bản mẫu.
  • Thứ ba là có thể không tái sử dụng được chức năng ban đầu của bản mẫu. Ví dụ, cuối các bản mẫu infobox ở enwiki hiện hay có mã {{#invoke:Check for unknown parameters ... }} nhằm bắt những trường hợp nhập sai tên tham số để cho vào thể loại bảo trì. Nhưng yêu cầu của mô đun Check for unknown parameters là cần cung cấp danh sách tên tham số của bản mẫu. Nên do đó, ban đầu đã có 20 tham số, dịch thì tăng lên thành 40, thì cũng phải cập nhật cho đủ danh sách này nếu muốn bắt ngoại lệ, khá mất công.

Giải pháp sử dụng Mô đun:ParameterAliasNormalizer để ánh xạ tên tham số tiếng Việt về tiếng Anh (tên gốc)

Hiện nay, tôi thấy giải pháp tối ưu nhất để dùng song hành tên tham số tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đồng thời kế thừa được những tham số cũ, dùng được ở bản mẫu nhúng mô đun, mà không cần tác động sâu vào cú pháp bản mẫu, và vẫn đảm bảo hoạt động các chức năng của bản mẫu gốc như Check for unknown parameters, thì chỉ có Mô đun:ParameterAliasNormalizer.

Để hiểu về cách mô đun này hoạt động, thì cần xem lại cách mà MediaWiki render một bản mẫu.

Ví dụ như ban đầu, ở một trang bất kỳ (trang A), ta nhúng đoạn mã như: {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}}. Thì nếu như bản mẫu được nhúng ở đây (Thông tin sông) đã có khai báo trong mã nguồn của nó hai tham số "tên sông" và "độ dài" thì trang A sẽ hiển thị được bản mẫu hoàn chỉnh. Xem minh họa dưới.

Render bản mẫu thông thường

Nhưng giả sử như, chúng ta không muốn tác động đến mã gốc (xét phần tham số) của bản mẫu. Nghĩa rằng, khi nhập bản mẫu Thông tin sông từ enwiki vào viwiki, chúng ta để nguyên phần tham số, ví dụ như không dịch {{{name|}}} thành {{{tên sông|}}} hay {{{name|{{{tên sông|}}}}}}, tương tự với "length" (độ dài). Thì có cách nào, khi nhúng mã {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}} thì bản mẫu vẫn hiển thị đúng, dù là bản mẫu đang không được khai báo các tham số tiếng Việt này.

Giải pháp ở đây là dùng Mô đun:ParameterAliasNormalizer, theo quy trình điển hình là:

  1. Bước 1: Chuyển toàn bộ mã nguồn của bản mẫu gốc (ví dụ như mã nguồn trong trang Bản mẫu:Thông tin sông) vào trang con /main (ví dụ như Bản mẫu:Thông tin sông/main). Khi dịch mã bản mẫu gốc, chúng ta chỉ cần dịch các label (nhãn, ghi chú, text), không được dịch các tham số.
  2. Bước 2: Quay lại trang chính của bản mẫu, lúc này đang trống (ví dụ trang chính là Bản mẫu:Thông tin sông), tiến hành nhúng Mô đun:ParameterAliasNormalizer như mẫu sau:
{{#invoke: ParameterAliasNormalizer | main
| __template = Thông tin sông/main
<!-- param aliases -->
| name                = tên sông
| length              = độ dài
}}

Đoạn mã trên có ý nghĩa là khi ở một trang nào đó, chúng ta nhúng mã bản mẫu như {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}}, thì bản mẫu sẽ gọi ra mô đun ParameterAliasNormalizer. Mô đun này sẽ thu thập các tham số (bao gồm tên và giá trị tham số) của bản mẫu, kiểm tra rằng: Nếu tên tham số là "tên sông" chẳng hạn (một tên tham số đang có trong "từ điển" của mô đun), thì mô đun sẽ lấy giá trị của tham số này (lúc này là "Hoàng Hà") gán cho tên tham số tiếng Anh tương ứng của "tên sông" là "name". Nghĩa là, chúng ta nhập tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km, nhưng qua mô đun thì nó sẽ ánh xạ thành name = Hoàng Hà | length = 5.464 km. Và các tham số được ánh xạ này sẽ được gửi đến Bản mẫu:Thông tin sông/main (bản mẫu mã gốc) để bung bản mẫu hiển thị ra ngoài trang ban đầu. Xem minh họa dưới.

Render bản mẫu thông qua trung gian ParameterAliasNormalizer

Như vậy, bằng phương pháp trên, chúng ta không cần phải dịch trực tiếp tên tham số của bản mẫu, chỉ cần dịch ở "trang từ điển", tránh tác động đến mã gốc ban đầu. Việc này có ích khi muốn dùng song song tên tham số tiếng Việt lẫn tiếng Anh trong cùng một bản mẫu mà không cần dùng cú pháp lồng tham số; hay như khi bản mẫu dùng mô đun, mà mô đun chỉ hỗ trợ tham số tiếng Anh, thì phải dùng ParameterAliasNormalizer để ánh xạ tên tham số tiếng Việt với tên tham số tiếng Anh tương ứng mà mô đun hỗ trợ, như vậy mô đun mới bung được dữ liệu nếu bản mẫu nhúng mô đun đang dùng tên tham số tiếng Việt.

Mô đun ParameterAliasNormalizer do thành viên MeigyokuThmn sáng tạo, và tôi cũng đã cải thiện một số vấn đề của mô đun này để tiện dụng hơn. Hiện tại, các bản mẫu Thông tin sông, Thông tin cầuThông tin chiến tranh đang sử dụng ParameterAliasNormalizer để vừa nâng cấp được bản mẫu lên phiên bản mới nhất tương ứng ở enwiki, mà vẫn bảo tồn được các tham số tiếng Việt, tham số cũ.

P/S: Ý kiến cá nhân là nên áp dụng mô đun ParameterAliasNormalizer đối với các bản mẫu dùng mô đun hay bản mẫu phức tạp nhiều tham số (từ 10-15 tham số trở lên). Còn đối với bản mẫu không dùng mô đun, số lượng tham số ít (từ 1-5 tham số) thì có thể áp dụng trực tiếp cú pháp lồng tham số như (2) nếu muốn dịch tên tham số, vì mức độ phức tạp chưa quá lớn để áp dụng trung gian ParameterAliasNormalizer.

P.T.Đ (thảo luận) 16:33, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quá thumbs up Tuyệt!, cảm ơn MeigyokuThmnP.T.Đ rất nhiều. Tôi thường làm việc với bản mẫu theo mã wiki thuần nên rất ái ngại mỗi khi đụng phải bản mẫu dùng Lua, nay có bản mẫu "trung gian" này thì việc dịch bản mẫu Lua không còn phức tạp nữa. Tiếc là lâu rồi không thấy MeigyokuThmn hoạt động. --minhhuy (thảo luận) 17:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.s: tôi có thắc mắc thêm là nếu chúng ta đang xài đến 2 tham số tiếng Việt khác nhau thì phải ánh xạ như thế nào? Mô-đun này có hỗ trợ 2 cách dịch của 1 tham số không? --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể xem mã nguồn của Bản mẫu:Thông tin sông. Ví dụ như mã:
| name = tên/river_name/tên sông
Với mã này, mô đun sẽ bắt giá trị của các tham số "tên" hoặc "river_name" hoặc "tên sông" để ánh xạ đến tham số gốc "name". Cần dấu "/" phân biệt giữa các tên tham số bên phải, để mô đun có thể đọc được. P.T.Đ (thảo luận) 17:37, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thumbs up Hay lắm, cảm ơn các bạn rất nhiều. — Prenn + 17:39, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quá hay và quá tiện. Cản ơn bạn Đăng đã tạo ra luồng gió mới trong không gian kỹ thuật của Wikipedia Vi. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật lớn cho cộng đồng chúng ta. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:09, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cập nhật nhỏ: Vì do là tên tham số có thể có dấu "/", như Bản mẫu:Aircraft specs, nên dấu này sẽ không an toàn để phân tách các trường hợp ánh xạ của 1 tham số. Do đó, tôi vừa chuyển sang đôi dấu sượt ngược "\\" để tránh rủi ro nếu có xảy ra. Trần Nguyễn Minh Huy cập nhật thêm chỗ này nhé. P.T.Đ (thảo luận) 18:18, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Số lượng bài viết

Japanese wiki chỉ còn cách vi.wiki 10.000 bài viết [1] và khoảng cách ngày càng thu hẹp dần. Có cách nào để chúng ta cải thiện số lượng bài viết, hay để tự nhiên với quy mô vi.wiki hiện tại.115.73.8.40 (thảo luận) 23:58, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có, chúng ta sẽ tổng động viên anh em dịch máy hàng loạt: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là thành viên Wikipedia tiếng Việt thì phải đứng lên dịch máy, cứu lấy Wikipedia tiếng Việt. Ai có Google dịch dùng Google dịch. Ai có Yandex dùng Yandex, không có Yandex thì dùng Yahoo cũng được. Ai cũng phải ra sức dịch máy cứu vi.wiki. Lạn Tương Như (thảo luận) 00:10, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật xui xẻo khi nêu ý kiến trong giai đoạn đầy drama của wiki Việt. Có ý tốt mà bị chửi.115.73.8.40 (thảo luận) 18:21, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về tên bài Thất Nữ (chòm sao)

Mời các quý thành viên đến tham gia thảo luận về tên bài "Thất Nữ" tại Thảo luận:Thất Nữ (chòm sao). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:51, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Project Grant Open Call

This is the announcement for the Project Grants program open call that started on January 11, with the submission deadline of February 10, 2021.
This first open call will be focussed on Community Organizing proposals. A second open call focused on research and software proposals is scheduled from February 15 with a submission deadline of March 16, 2021.

For the Round 1 open call, we invite you to propose grant applications that fall under community development and organizing (offline and online) categories. Project Grant funds are available to support individuals, groups, and organizations to implement new experiments and proven ideas, from organizing a better process on your wiki, coordinating a campaign or editathon series to providing other support for community building. We offer the following resources to help you plan your project and complete a grant proposal:

Program officers are also available to offer individualized proposal support upon request. Contact us if you would like feedback or more information.

We are excited to see your grant ideas that will support our community and make an impact on the future of Wikimedia projects. Put your idea into motion, and submit your proposal by February 10, 2021!

Please feel free to get in touch with questions about getting started with your grant application, or about serving on the Project Grants Committee. Contact us at projectgrants@wikimedia.org. Please help us translate this message to your local language. MediaWiki message delivery (thảo luận) 08:01, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo kỷ niệm 20 năm mới của Wikipedia

Tuần trước em đã tải lên File:WP20 ViWiki20 Simplified-Logo Centered.svg là logo kỷ niệm 20 năm mới của Wikipedia tiếng Việt. Logo này dựa trên phiên bản logo kỷ niệm 20 năm mới hiện đang dùng tại Wikipedia tiếng Anh (hình quả tròn có các ký tự bách khoa), em đã sửa lại bản gốc bằng cách đổi dòng "20 years" thành "20 năm" lấy từ logo kỷ niệm 20 năm đầu tiên, chữ 1 tỷ sửa đổi được thay thành dòng "Bách khoa toàn thư mở" từ logo gốc của Wikipedia tiếng Việt (do không viết chữ được lên SVG đúng font chữ gốc nên phải ghép). Không biết mọi người có ý kiến gì không? Nếu không thì mọi người có thể cho phép dùng logo này được không? Em xin tag Alphama — Avia — Conbo — DHN — Dung005 — Hoang Dat — Magicknight94 — Mxn — P.T.Đ — PrennQuenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungTuanUt — Tuanminh01 — Vietbio — Viethavvh — Violetbonmua @Nhóm Bảo quản viênA — Bluetpp — Hakutora — Hugopako — Langtucodoc — Ledinhthang — Ngomanh123 — Q.Khải — Thienhau2003 @Nhóm Điều phối viên vào đây cho ý kiến ạ, cảm ơn. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 09:39, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo hiện tại chắc cũng sắp tháo để thay logo Tết rồi, nên thấy rằng không cần thiết lắm. Thienhau2003 có thể làm logo Tết với các bạn khác. P.T.Đ (thảo luận) 11:49, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Vì còn 1 tuần tết nên em quyết định sẽ tạm gác vụ logo này sang một bên, đợi sau tết sẽ cho ý kiến mọi người tiếp ạ.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 15:18, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ sau Tết thì cũng kết thúc vụ kỷ niệm 20 năm này, cho về quả bóng bình thường là được rồi. --minhhuy (thảo luận) 15:20, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy không cần thiết. Cứ giữ logo hiện tại đến Tết thay luôn cũng được. Thay logo 4 lần chỉ trong chưa đầy 2 tháng e rằng không ổn. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:55, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiện thể phiền các bạn nào quan tâm vui lòng cho ý kiến ở #Logo năm mới, do Tết đã cận kề. --minhhuy (thảo luận) 13:24, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À, năm nay tôi tổ chức thiết kế logo Tết, chuẩn bị xong hết rồi mà bữa giờ ôm bài Schutzstaffel nên quên mất. :P —  Băng Tỏa  13:35, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo Tết 2021

Logo Mobile

@Lệ Xuân: Không biết là có thể phái sinh thiết kế cho logo mobile không nhỉ? Logo mobile đang dùng file này, hơi hẹp. P.T.Đ (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ treo liền bây giờ đón Tết luôn cho không khí sôi động đi bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:07, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã treo. Đợi ít phút nữa sẽ cập nhật. P.T.Đ (thảo luận) 11:09, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Nhìn không cân đối lắm, để tôi up lại. – Hankiz tl 11:13, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Không cần đâu. Sửa bằng CSS là được rồi. P.T.Đ (thảo luận) 11:17, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Mobile chật quá, chắc cho cành đào là được rồi nhỉ? – Hankiz tl 13:00, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Ừ, điểm xuyết nhẹ nhàng là ok rồi. P.T.Đ (thảo luận) 13:02, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Okie, logo bản desktop mình mới cập nhật phiên bản mới, ngọn sóng nét hơn, và con trâu có hình quả cầu.--Hankiz tl 13:03, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bản này ổn hơn do nhẹ hơn nhiều, bản kia tận 1.7 MB, nên hay bị load sau. P.T.Đ (thảo luận) 13:10, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin cài đặt phần mở rộng SandboxLink

Thảo luận sau đã kết thúc và sẽ sớm được lưu trữ: Đồng thuận cài đặt SandboxLink.

Chào các bạn, tôi muốn tham vấn ý kiến cộng đồng về việc cài đặt phần mở rộng mw:Extension:SandboxLink cho Wikipedia tiếng Việt một cách mặc định. Phần mở rộng này cung cấp một liên kết đến không gian trang nháp của mỗi cá nhân người dùng ở menu điều hướng trên cùng, rất tiện lợi cho người dùng muốn xuất bản bài nháp trong không gian riêng của họ trước khi đưa nó ra không gian chính. Phần mở rộng này đang được kích hoạt mặc định ở nhiều dự án Wikimedia khác, trong đó có những dự án lớn như enwp, arwp, cawp, eswp, jawp, plwp, ptwp, v.v...

Hiện tại Wikipedia tiếng Việt dùng một phương thức thay thế cho phần mở rộng này là Tiện ích MySandbox, được bật mặc định nhưng trang nháp trỏ về trang Trợ giúp:Chỗ thử dưới nhãn "Viết nháp", thay vì trang cá nhân của người dùng. Bất lợi của việc này là người dùng (đặc biệt là người mới) sẽ phải xuất bản bài nháp của họ ở chỗ thử công cộng, vốn thường bị ghi đè và xóa định kỳ. Ngoài ra nhãn "Viết nháp" của tiện ích này không nằm cố định cứng ở thanh menu trên cùng mà chỉ hiện ra khi trang đã tải xong, đôi khi sẽ gây khó chịu cho người dùng (ví dụ muốn nhấn vào nút "Đóng góp" thì lại nhấn nhầm vào "Viết nháp").

Cộng đồng dường như đã từng đồng thuận rằng sẽ kích hoạt tiện ích MySandbox cho không gian nháp cá nhân của từng người dùng, nhưng do lỗi của tôi mà liên kết này vẫn chỉ trỏ vào Trợ giúp:Chỗ thử suốt 5 năm qua. Do thời gian qua đã lâu, tôi mong được biết ý kiến của cộng đồng về phương hướng mới của tiện ích này. Nếu cộng đồng chọn đưa liên kết viết nháp vào Trợ giúp:Chỗ thử, chúng ta sẽ không cài đặt phần mở rộng SandboxLink mà vẫn dùng Tiện ích MySandbox cũ (hiện không còn được bảo trì và có bất cập như đã đề cập ở trên). Nếu cộng đồng chọn đưa liên kết viết nháp trỏ vào trang con của từng người dùng, chúng ta sẽ cài đặt phần mở rộng SandboxLink (được bảo trì thường xuyên từ chính MediaWiki). Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 05:01, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trỏ liên kết viết nháp vào Trợ giúp:Chỗ thử
đồng nghĩa không chấp nhận phần mở rộng SandboxLink
Trỏ liên kết viết nháp vào trang con của từng người dùng
đồng nghĩa chấp nhận phần mở rộng SandboxLink

Đồng thuận cho phép quảng cáo ở không gian trang Nháp hay không?

Vì nhiều thành viên/IP đã dùng trang này để quảng cáo và lực lượng quản trị viên có quyền xóa trang quá mỏng không thể quản lý được. Theo các bạn, chúng ta có nên cho phép "quảng cáo" ở không gian này luôn không? Chúng ta làm đồng thuận ở đây luôn 1 lần cho tiện lợi. Xin mời quan điểm của các bạn ủng hộ Sandbox ở trên. Cảm ơn các bạn.  A l p h a m a  Talk 19:11, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu các bạn phản đối thì mời đề xuất cách giải quyết hàng trăm quảng cáo ở không gian Nháp và không thể tìm nổi trang nào quảng cáo, trang nào không vì chúng ta có hơn 700k trang thành viên, suy ra có tối đa hơn 700k trang Nháp về mặt lý thuyết. Lực lượng quản trị viên không thể gánh hết số này có nhiều bài Nháp quảng cáo từ 1 2 năm trước?  A l p h a m a  Talk 03:12, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mỗi tháng hiện nay chỉ có hơn 2000 tài khoản hoạt động thôi. Dọn rác là việc chung, ai làm cũng được (không xoá được thì gắn biển). Không nên coi đây là trách nhiệm của riêng 1 nhóm thành viên nào. ~ Violet (talk) ~ 03:22, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như vậy nếu các quản trị viên bận thì để lọt lưới vài trăm bài quảng cáo cũng không sao, đúng với tinh thần đây là 1 sản phẩm chưa hoàn thiện.  A l p h a m a  Talk 03:29, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rác cũng là 1 phần tất yếu trong quá trình phát triển dự án, và người sáng lập cũng dự tính điều này khi xây dự án. Đôi lúc sạch quá, bóng quá thì cũng khó phát triển tốt được. Sắp tới nếu Chỗ thử vắng hơn vì thành viên viết ở Trang nháp nhiều hơn thì có thể kêu gọi mọi người cùng dọn. Như tôi thấy ở dưới cũng có rất nhiều người anti-quảng cáo, việc này có lẽ không quá khó? ~ Violet (talk) ~ 03:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đọc mà không nhịn được cười =)) Không ngờ Alphama cũng có dry humor. =)) —  Băng Tỏa  16:53, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng thuận

Phản đối

  1.  Phản đối Đây là đề xuất "oái oăm" nhất tôi từng được nghe. Do lực lượng mỏng nên dự án thường xuyên bị "lọt lưới" các bài quảng cáo là hiển nhiên, kể cả các bài thuộc không gian chính đôi khi vẫn "lọt lưới". Các trang quảng cáo ở không gian thành viên vốn không có nhiều "đất diễn" như các trang thuộc không gian chính do đó phát hiện muộn một vài hôm cũng không thành vấn đề, nhưng chỉ dựa vào điều này để thông qua một đề xuất, mà thực tế, là vi phạm nghiêm trọng quy định của Wikipedia, chỉ để tạo ra cảm giác "thoải mái", "dễ thở" hơn cho nhóm quản trị viên thì rất không nên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có bài từ 2018, bạn cần thì tôi có thể nêu ra.  A l p h a m a  Talk 03:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Phản đối Quảng cáo trên trang chính đã cấm mà lại cho phép quảng cáo trên trang nháp thì thực sự quá buồn cười. Trước nay quảng cáo trang nháp tôi vẫn xóa. Nhân tiện cho hỏi quảng cáo ở trang thành viên thì có xóa không ấy nhỉ? Tiểu Phương セロラ 02:50, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Phản đối WP:KHONGQUANGCAO. ――Nghiemtrongdai VN (talk) 03:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Phản đối Wikipedia không phải là nơi quảng cáo dù ở bất kỳ không gian nào, kể cả không gian trang thành viên. Trang nháp Sandbox thành viên cũng không phải là ngoại lệ. #MASTERENDLESS (Talk) 03:11, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Phản đối Nếu như tôn chỉ của wikipedia là cấm quảng cáo dưới mọi hình thức mà lại cho phép trang nháp của thành viên quảng cáo thì đúng là lố bịch.  Jimmy Blues  03:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Phản đối Vĩnh Lạc Đế Nội các 03:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Phản đối SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:02, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Phản đối Tất nhiên không, dù ở không gian nào cũng phải xóa. Đề nghị này không giác gì đề nghị cách đây mấy năm về cách hành xử đối với hành vi phá hoại của loạt rối Đài nhân "cứ mặc anh ta phá đi, đừng cấm đừng cản, vì anh ta chỉ không thạo tiếng Việt thôi" (!!)Trungda (thảo luận) 09:06, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phiếu trắng

  • Phiếu trắng: Không cho phép quảng cáo nhưng những người quảng cáo trên trang nháp của mình không nên bị cấm sửa đổi. Các BQV, ĐPV chiếu cố nhượng bộ không muốn xóa thì thôi, nhưng muốn xóa thì cứ theo quy định xóa nhanh mà áp dụng, không ai cãi được. 03:17, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Ý kiến

  •  Ý kiến Quảng cáo bị cấm ở bất cứ đâu tại Wikipedia, nên bỏ phiếu về vấn đề này tôi thấy đang lãng phí thời gian cộng đồng. --minhhuy (thảo luận) 05:46, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Chuyện là thế này, tại vì nhìn thấy Minh Huy xúc tiến phần mở rộng Sandbox Link ở trên (gần như) thành công, cho nên Alphama (từng phản đối tính năng này trong đồng thuận cũ vào năm 2015) mới mở thảo luận để kêu gọi đồng thuận này ironically (một cách châm biếm), thực chất là để mọi người nhận ra mặt trái của tính năng này. Những ai bỏ phiếu phản đối thì đến lúc đó nhớ phụ dọn dẹp các trang nháp quảng cáo một tay nhé. :) Đó là lý do vì sao đề mục này được cố tìnhnên làm đề mục con trong đề mục "Xin cài đặt phần mở rộng SandboxLink". Nếu tôi giải thích có gì sai thì phiền Alphama chỉnh giúp. —  Băng Tỏa  16:47, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    À hóa ra là như vậy. Đúng là quý BQV Alphama nức tiếng thông minh. Cách "thử lòng" cộng đồng này của quý BQV tỏ ra hiệu quả thật. Sự mưu lược và tài trí hơn người của quý BQV làm tôi càng thêm khâm phục. Xin được cúi đầu để tỏ lòng kính trọng. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:53, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tuy việc cài đặt SandboxLink là tùy cộng đồng quyết định, tôi cho rằng vì sự kiêng dè phá hoại/sai phạm mà đánh đổi bằng những lợi ích thực tiễn vốn dĩ cộng đồng có thể có, là việc không nên. Wikipedia sẽ đóng nếu nó hoạt động theo cơ chế như vậy. --minhhuy (thảo luận) 16:56, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi chỉ thấy mỗi tội cho Tuanminh01 (thảo luận · đóng góp) cặm cụi "nghiện" làm công việc này (mặc dù là tự nguyện), có lẽ Wiki "ngấm vào máu" rồi không sửa được. Giờ chắc thành viên này cũng có thể không còn ở Wiki vì những sai phạm cố hữu. Đôi lúc cũng có tý chạnh lòng có nhiều quản trị viên "phải đổ vỏ" cho những ý tưởng cao đẹp. @@  A l p h a m a  Talk 16:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Theo một cách khác, Wikipedia sẽ đóng nếu có quá nhiều rác và quảng cáo. Kiểu như chơi MU mà có quá nhiều game thủ biết xài tool hack vậy.  A l p h a m a  Talk 17:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ là "tre già, măng mọc". Không thể để một nhóm người gánh dự án này mãi được, nên tôi chủ trương động viên khuyến khích mời chào người mới nhiều nhất có thể. Nhớ lại lúc mới vào, mã nguồn của Wikipedia phức tạp thật @.@ Đọc hết sách hướng dẫn cũng không thấy chỉ cách tạo trang nháp. @.@ Chỗ thử thì không dám viết thì sợ bị xóa, phải qua bên en đọc hướng dẫn rồi về lại đây thực hành. —  Băng Tỏa  17:08, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu các bạn giải quyết được vấn đề quảng cáo Nháp thì tôi sẽ không có ý kiến gì. Tuy nhiên, từ lúc tôi nêu ra 1 số bài ví dụ thì có vẻ chẳng ai buồn xóa nó. Ngay cả tôi nêu vấn đề ở TNCBQV thì chỉ mỗi BQV Conbo (người thuộc thế hệ đầu) lại thưc hiện công việc này. Tôi từng đề cử nhiều bạn trẻ để tiếp nối, tuy nhiên 1 số bạn chìm dần vì dự án tự nguyện mà không thể ép buộc công việc người ta không có đồng nào.  A l p h a m a  Talk 17:16, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sẽ không có cách nào giải quyết vấn đề quảng cáo nháp cả, dự án này như vậy mà các dự án để tùy chọn viết nháp khác cũng vậy, nó cũng như Wikipedia sẽ không bao giờ hết vi phạm bản quyền, dịch máy, phá hoại... Và bất kỳ một sáng kiến cộng đồng nào cũng sẽ có hai mặt, miễn là mặt trái của nó nằm trong tầm kiểm soát. Tôi không cho rằng dự án đang bị quá tải quảng cáo ở trang nháp, việc để "lọt lưới" các trang này theo năm tháng cũng giống như có những sửa đổi phá hoại nằm trong bài viết hàng chục năm vẫn không ai hay biết, nếu nó trở nên nghiêm trọng, chính cộng đồng sẽ tìm cách giải quyết nó, hoặc thậm chí đảo ngược những quyết định ban đầu khiến sự việc trở nên nghiêm trọng (như gỡ kích hoạt phần mở rộng này chẳng hạn). Chúng ta nên chấp nhận thực tế này và hãy cứ để Wikipedia phát triển tự nhiên. Tôi nghĩ lời kêu gọi xóa quảng cáo nháp của bạn không được hưởng ứng là một sự hy hữu, có lẽ sẽ không có lần sau, nhưng giả sử có thì ta cứ kêu gọi tiếp mà thôi --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Alphama có thể dẫn link lại mục trong TNCBQV bạn nói được không? Lúc trước tôi lượn qua đã phụ gắn bảng cho vài bài, nghĩ thầm để sau này phụ xóa luôn nhưng loay hoay lại quên mất. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:03, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    đây bạn nhé.  A l p h a m a  Talk 09:32, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thư thư làm, tôi thì không phiền muộn những việc thế này, dù rác có chất đống. Trước sau gì cũng sạch sẽ. Chẳng hạn như Bản mẫu Thông tin chiến tranh chưa ai sửa được, thì tôi cũng đã sửa ở trên. Phiêu... P.T.Đ (thảo luận) 16:04, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về ĐPV Nguyentrongphu

Chào mọi người, tối hôm qua tôi mới đăng một số bức hình về truyền hình và truyền thông ở Triều Tiên (chủ yếu là ở bài Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên). Vậy mà chưa đăng được nổi 1 giờ đồng hồ thì bị ĐPV Nguyentrongphu xoá những bức hình đó (cụ thể là 4 bức hình và 1 video) và ĐPV này cho rằng là "các hình này làm mất bố cục bài", vậy thử hỏi là với tư cách của bạn ấy là ĐPV, bạn ấy sẽ nghĩ gì về hành động khi đó, người cầm chổi không phải thấy gì không hợp lí là xoá đi, ngoài xoá thông tin rác thì còn cần phải chọn lọc lại những thông tin có ích và sắp xếp lại bố cục bài sao cho hợp lí nhất. Đây thì bạn ấy không sắp xếp lại những nội dung "có ích" này mà lại còn hất bộp nó vào thùng rác. Tôi không biết bạn ấy đang nghĩ gì? Bạn đấy đang thể hiện rằng là mình có quyền cao, thích làm gì thì làm hay là thể hiện sự độc tài của cá nhân đối với một thành viên mới tham gia như tôi? Thứ hai, việc tự tiện xoá nội dung là không thể chấp nhận (xem lịch sử của bài Bắc Âu), tôi đang viết tiếp bài xong để đăng thì bị báo lỗi, rồi sau tôi nhận được tin nhắn và thấy những thông tin mình vừa thêm bị xoá hết. Tôi cũng đã cho nguồn rõ ràng nhưng bạn này vẫn liên tục đòi tôi vì mỗi cái nguồn (không khác gì đang bắt nạt thành viên mới), thử hỏi, tại sao ĐPV Nguyentrongphu không bôi đen và tìm kiếm trên Google để kiểm chứng mà cứ phải đòi nguồn một cách gay gắt với thành viên để làm gì. Và sau một quãng thời gian thì bạn ấy có nghi oan cho tôi trên trang TNCBQV là tôi tự bịa ra thông tin và sau khi kiểm chứng thì tôi cũng chẳng bịa thông tin và cũng chẳng vpbq? Vậy thử hỏi đó có xứng đáng với tư cách làm một điều phối viên hay không? Nếu không nhầm thì bạn (Nguyentrongphu) cũng cho rằng Tuanminh01 độc tài, tôi cảm thấy bạn này cũng độc tài không hề thua kém. Tôi đã hết sức nhẫn nhịn với bạn ấy khi bạn ấy tự tiện xoá nội dung của tôi liên tiếp 3 lần trong bài Bắc Âu, tự tiện xoá ảnh và video của tôi mà không biên tập lại, tôi cũng không chấp nhận với cái thái độ đối xử gay gắt đối với một thành viên mới như tôi thế này. Tôi cần mọi người xử lí việc này. Alexander Mostov (thảo luận) 07:48, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất: tôi không có trách nhiệm phải đi tìm nguồn dùm bạn (trách nhiệm của bạn là phải đưa thông tin nguồn chi tiết). Mà bạn nói mơ tài liệu địa lý THCS-THPT thì ai google ra? Thứ hai: mọi thành viên có quyền nghi ngờ tính xác thật của nguồn cho tới khi được xác minh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:04, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không (chưa) bình luận về vấn đề của bạn với Nguyentrongphu, nhưng các hình bạn tải lên Commons đều có bản quyền từ một đài truyền hình, và không có vẻ gì là họ đồng ý cho phép tái sử dụng theo CC BY-SA 4.0 (giấy phép mà bạn đang áp dụng cho hình). Tôi đã đánh dấu chờ xóa 7 ngày cho các hình này trên Commons, mong bạn gửi bằng chứng về việc hình được phát hành theo CC BY-SA 4.0 về địa chỉ trong hướng dẫn ở thông báo tại trang hình. --minhhuy (thảo luận) 08:29, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy tôi đã liên lạc rõ ràng với Kim Su Ho, làm việc tại ban biên tập của KCTV và cũng như là DPRK Today tại Bình Nhưỡng, tôi đã nhắn tin cho họ qua Facebook và được chấp thuận. Nếu cần, tôi sẽ screenshot lại và gửi link cho bạn xem. Và đài KCTV họ cũng chẳng bao giờ tiết lộ gmail hay website để nhắn hay ý kiến vào đó. Alexander Mostov (thảo luận) 08:44, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy đài truyền hình này cho phép chia sẻ, tuy nhiên cần ghi rõ nguồn. Nếu không cho phép thì chắc chắn là các kênh video của DPRK Today và uriminzokkiri không được phép lấy rồi. Alexander Mostov (thảo luận) 08:46, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin hãy gửi các bằng chứng về địa chỉ phụ trách vấn đề xác thực tác quyền chính thức của Wikimedia Foundation, tức OTRS. Chỉ có OTRS mới có thẩm quyền xác nhận các bằng chứng mà bạn có trong tay về sự cấp phép. Hãy làm theo hướng dẫn từng bước tại commons:Commons:Wikimedia OTRS release generator. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 08:48, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy 《조선의 오늘》 (dprktoday.com), 조선중앙텔레비죤 (uriminzokkiri.com): cho sẵn link cụ thể, không đến lúc mọi người lại bảo là nói dối. Tôi không đại diện cho KCTV nên tôi chẳng có quyền gì để xác nhận cả. Alexander Mostov (thảo luận) 08:52, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể không cần gửi bằng chứng cấp phép nếu lời tuyên bố về sự cho phép đã được ghi công khai tại trang web của chủ sở hữu tác quyền. Trong hai liên kết mà bạn vừa đưa ra, tôi không nhìn thấy thông điệp nào tuyên bố cho phép tái sử dụng nội dung của họ theo CC BY-SA 4.0. Tại vì tôi không đọc được tiếng Triều Tiên, bạn có thể viết ra cụ thể thông điệp nào có nội dung như vậy được không (hoặc ít ra là lời cho phép tái sử dụng tự do nhưng bắt buộc ghi công). Trước tiên thì nhìn dòng Copyright © 2003 - 2021 《조선륙일오편집사》 All Rights Reserved, tôi thấy không có vẻ gì là họ cấp phép tự do cho nội dung của mình. --minhhuy (thảo luận) 08:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy tôi liên lạcvới Kim Su Ho, tổng biên tập của DPRK Today, và đã được anh ấy cấp phép cho chụp ảnh màn hình của video lại. Như tôi nói ban đầu, nếu cần bằng chứng chứng thực thì tôi sẽ gửi cho xem. Alexander Mostov (thảo luận) 09:18, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng như tôi đã nói ban đầu, xin gửi bằng chứng sự cho phép về OTRS. Tôi (với tư cách người dùng Wikipedia) không thể hỗ trợ bạn xác minh sự cho phép, việc đó là trách nhiệm của OTRS. --minhhuy (thảo luận) 09:20, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy chào, tôi đã gửi mọi bằng chứng về OTRS. Alexander Mostov (thảo luận) 16:10, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, xin đợi để quá trình chứng thực hoàn tất hoặc sẵn sàng phản hồi các yêu cầu thêm về chứng thực nếu có. --minhhuy (thảo luận) 17:17, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Haha một tài khoản rối đi tố cáo người khác. Bằng chứng tài khoản rối. Sửa đổi đầu tiên là 1 lùi sửa của 1 IP khác. Thành viên mới nào biết đến cái này? Thứ hai biết tên gọi BQV/ĐPV là "chổi".
    Lúc tôi xóa mấy đoạn ở bài Bắc Âu là bài đó có 0 nguồn. Sau đó, bạn thêm vô nguồn mơ hồ (nói tài liệu THCS-THPT thì ai mà biết tài liệu nào mà kiểm chứng?); tôi xóa tiếp. Lúc sau, bạn nói bạn lấy từ sách địa lý lớp 7 thì cái đó tôi thấy ok. Lúc bạn cho thông tin đầy đủ về nguồn, tôi đã dừng xóa.
    Bạn đóng kịch không có giỏi đâu mà cứ đóng kịch làm thành viên mới hoài.
    Tôi chỉ có trách nhiệm dọn rác bạn nhé chứ tôi không có trách nhiệm "tái chế rác".
    Sự độc tài của tôi so với Tuanminh còn thua xa lắm. Tôi không cấm vô hạn hàng chục tài khoản mà không có thông báo. Tôi không tự khóa bài mà tôi có tranh chấp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đề nghị Phú ngưng quy chụp người khác là rối, là phá hoại. Một tài khoản mới không đồng nghĩa với việc đó là lần đầu tiên họ tham gia wiki, ý Phú là giờ bất cứ IP nào có kinh nghiệm bắt đầu tạo tài khoản đều sẽ bị quy chụp là rối vì hiểu biết wiki? Bạn lúc nào cũng lấy cái lý do "dọn rác không tái chế rác" ra để biện hộ cho sự độc tài xóa nội dung của mình. Bất cứ lúc nào có tranh chấp về nội dung, mọi người đều sẽ đặt bảng, yêu cầu thảo luận sau đó mới xử lý. Còn bạn cứ thấy là xóa, thích là xóa, họ có đang chỉnh sửa biên soạn cũng mặc kệ, lúc người khác bất bình thì lại giọng điệu "dọn rác không tái chế rác". Sự độc tài của bạn thua Tuanminh nhưng bạn đã tự thừa nhận mình độc tài nhé. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sự thật là rất ít IP kinh nghiệm lâu năm tạo tài khoản mới lần đầu tiên. Đa số các thành viên mới đều là acc phụ của ai đó; đặc biệt là rối chính trị tạo acc mới mọc lên như nấm. Bạn không theo dõi mấy nhóm này thì không thể hiểu được. Người ngoài đứng nhìn và chỉ trích thì dễ nhưng tham gia hoạt động đi rồi mới thấy khó khăn. Cộng với tôi chưa yêu cầu cấm thành viên này bao giờ nha. Tôi có quyền nghi ngờ acc này là rối. Quyền nghi ngờ là của tôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:13, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu một con người đã chẳng hiểu biết gì về người khác thì nên nín lại đi, đừng đi xa quá. Kẻo lại rước đầy hoạ vào thân thì chẳng hay. Alexander Mostov (thảo luận) 12:12, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:NhacNy2412 tôi nói thua xa không đồng nghĩa với việc tôi tự nhận là độc tài nha. Bạn bớt chụp mũ lại đi. Thua có nghĩa là độc tài của tôi là con số 0. Chả có gì là thích là xóa. Mấy đoạn có nguồn tôi xóa thì mới gọi là thích là xóa được. Tôi xóa dựa trên quy định nha. Ai dễ dãi tôi không cần biết. Tôi làm việc theo quy định chứ không phải cái kiểu độc tài Tuanminh không tuân theo quy định. Theo quy định = không độc tài.
    Lại chụp mũ tiếp. Tôi nói thành viên đó phá hoại hồi nào? Tôi yêu cầu nguồn, chỉ đơn giản vậy thôi. Bạn liên tục chụp mũ tôi cắn thành viên mới và tự chế câu của tôi (tôi chưa bao giờ nói thành viên đó phá hoại). Bạn đang nhầm lẫn nghiêm trọng khái niệm tranh chấp nội dung với thông tin kiểm chứng được (2 khái niệm rất khác nhau). Bạn không am hiểu quy định thì tốt nhất đừng nói linh tinh. Tôi có quyền xóa nội dung 0 nguồn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:09, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu ít ra như người khác thì phải hỏi xong kĩ càng mọi thông tin chi tiết, sau đó xác minh lại thật kĩ mới xoá, chứ sách này chẳng có PDF, mà chỉ lưu hành nội bộ cho giáo viên đòi học sinh dùng. Bạn không khác gì một kẻ tối cổ lại còn hay cố chấp. Bạn có biết tôi chọn lọc, xào nấu thông tin ra biết mất bao lâu không. Bạn chỉ giỏi lùi 1 phát là mất hết công sức của người khác với cậy quyền, quy chụp lỗi người khác với thể hiện là đỉnh cao thôi. Bạn cảm thấy không làm được việc thì cứ xin từ chức, đừng ngại. Việc kiểm duyệt thông tin để người dọn rác khác lo chứ tôi e sau này bạn lại đuổi không biết bao nhiêu thành viên mới phải rời cái dự án này mất, Alexander Mostov (thảo luận) 12:20, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tốn công sức quá nhỉ? Có nguồn đầy đủ rồi thì copy thông tin vô lại mất 30 giây. 30 giây là làm mất hết công sức? Tôi không ngại vạch bộ mặt thật của bạn ra đâu. Bạn xào nấu thông tin mất 15 phút chứ bao nhiêu lâu? Đừng làm ra vẻ mất nhiều thời gian lắm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:24, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu vạch thì cứ vạch thôi chứ ai cấm đoán gì đâu. Tôi chẳng cần phải copy, tôi đố luôn bạn tìm được thông tin đã qua xử lí kĩ càng như vậy đấy :) Có quyền tự do ngôn luận thì tốt hơn đừng lạm dụng quá đà nhé ;) Alexander Mostov (thảo luận) 12:28, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn chả hiểu tôi nói cái gì. Tôi đang nói là sau khi bạn có nguồn đầy đủ thông tin rồi thì có thể copy đoạn bị xóa lại vô bài chỉ mất 30 giây. Còn vạch mặt là vạch bộ mặt rối của bạn đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:31, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu ừ, cứ cho là thế, 15 phút cũng là thời gian, cũng là công sức. Còn hơn là bạn chỉ biết đi đạo văn vu tội hết người này, người kia. Làm công việc thì chẳng ra gì, đã vậy còn hay có tật bảo thủ với cố chấp. Tranh luận ít thôi, có quyền thì đi lo bảo quản đi không tí lại không bằng cái người không quyền hành giờ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:33, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có nguồn rồi thì phục hồi lại đoặn văn đó dễ dàng, vậy thì làm gì có chuyện mất 15 phút công sức? Từ đầu bạn thêm thông tin đầy đủ thì đã xong chuyện. Thôi, tôi không muốn thảo luận thêm với bạn nữa. Bạn cứ việc la làng đi, chả ai nghe đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:38, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu 15 phút là công sức đánh máy, viết và bổ sung bài, không như bạn. 15 phút chỉ để đi đạo văn chụp tội thôi. Alexander Mostov (thảo luận) 12:40, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Lúc đầu, đoạn bạn thêm vô có 0 nguồn. Nhờ tôi mà bây giờ đoạn đó mới có nguồn đàng hoàng, có số trang và có thể kiểm chứng được. Tôi yêu cầu nguồn và nghi ngờ mạo nguồn chứ chụp tội thì chưa. Bất cứ ai cũng có quyền nghi ngờ cho tới khi nguồn được xác minh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu bạn nghĩ tôi đóng kịch, bạn là cái gì mà quy chụp tôi đóng kịch? Một tên độc tài, vừa mới reg acc thì gặp ngay tên này, ngay lúc đầu đã thể hiện cái bản chất chẳng có kinh nghiệm gì để giúp đỡ thành viên rồi chứ đừng nói đến quyét rác với chẳng bảo quản nọ kia. Đạo văn thì không ai bằng, quy chụp hết người nọ đến người kia. Nghi nghờ thì cứ nghi ngờ, mở luôn cái cuộc kiểm định xem nào. Gớm chết, mấy cái IP phá cũng quy luôn cho acc JohnsonLee01, cứ rối là lại quy vào cho acc JohnsonLee01. Có giỏi thì cược xem nào, nếu kiểm định hết lại chỗ IP đó với acc JohnsonLee01 xem có phải là JohnsonLee01 không? Nếu không phải thì bạn phải chấp nhận từ chức. Còn không phải thì tôi quyết rời wiki này. Alexander Mostov (thảo luận) 11:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không phải của JohnsonLee, nhưng cuối cùng cũng phát hiện ra là IP của thành viên C. Bạn nói rất hay. Rời wiki của bạn = bỏ acc này rồi chuyển sang acc khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:15, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu bạn cứ làm như là tôi nghiện wiki đến chết mất, đừng có hão huyền ở đó mà ảo tưởng. Chắc lại rụt rè sợ mất quyền chứ gì? Quy người khác là rối thì kiểm định đi. Rồi làm đúng như lời cá cược như tôi nói (nếu bạn đồng ý). Chẳng gì phải ngại hết. Nam nhi mà, mạnh mẽ lên chứ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:23, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chiêu của bạn xưa rồi bạn hiền. Bạn nghĩ bạn làm tôi mất quyền được thì xin mời BTN. Checkuser bây giờ vô tác dụng với rối tinh vi như bạn rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:26, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu không biết gì thì toe toe ít thôi, bặt nạt tôi từ hôm qua đến giờ thế là quá đủ rồi đấy. Đừng có mà chụp tội tôi nhiều, thích thì lên meta luôn đi. Alexander Mostov (thảo luận) 12:31, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Yêu cầu nguồn đàng hoàng thì gọi là bắt nạt. Chắc hồi xưa, 13 năm trước bác Mekong cũng bắt nạt tôi ấy nhỉ? Mời bạn lên meta làm việc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu thì viết thư mời đi, oai ghê kinh thế? Tôi cũng chẳng sợ vì tôi đâu có làm mấy điều không hay gần đây. Thoải mái đi. Căng thẳng nãy giờ rồi, không tốt đâu, làm việc thì phải thoải mái chút chứ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn thích thì bạn qua meta làm việc đi chứ tôi có nói là tôi qua meta bao giờ? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu lúc đấy tắt máy tính rồi, mở điện thoại lên thấy lỗi thì phải xoá đi chứ? Không lẽ dùng IP xoá lỗi cũng quy chụp là rối à? Con người đâu mà tính nết nó vô lí quá vậy? Alexander Mostov (thảo luận) 12:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Alexander Mostov tôi có quyền nghi ngờ nha bạn. Bạn là ai mà quy chụp tôi độc tài? Bằng chứng đâu? Tôi đạo văn hồi nào? Tôi làm gì sai quy định mời bạn nêu rõ chứ đừng nói lòng vòng mất thời gian. Tôi nói bạn dùng acc lùi sửa của 1 IP khác chứ không nói bạn dùng IP để xóa lỗi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:15, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Như vậy thì tôi mới nói trước là tài liệu đó không có trên Internet, lấy cớ gì mà bắt nạt người mới ghê gớm vậy. Đến ngay cái quyển Địa lí tỉnh Thái Nguyên lớp 9 xuất bản 2009 cho học sinh lớp 9 toàn tỉnh Thái Nguyên dùng mà tìm trên Internet còn chẳng ra, nói gì đến cái quyển dành cho giáo viên xuất bản 2008? Bạn nghĩ cái gì cũng phải có trên Internet mới chịu sao? Vậy giờ tôi gửi quyển đó qua cho bạn để bạn xuất bản bản pdf lên Internet giúp tôi nhé. Alexander Mostov (thảo luận) 12:10, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi yêu cầu nguồn đàng hoàng thì bị gọi là bắt nạt? Tôi còn giúp bạn định dạng dùm 2 cái nguồn; bạn đừng quên nhé. Tôi yêu cầu nguồn phải rõ ràng. Từ đầu, bạn nói nguồn là SGK địa lý lớp 7 trang bao nhiêu là xong chuyện rồi. Lúc đầu, bạn nói tài liệu địa lý THCS-THPT thì ai biết nguồn nào mà kiển chứng? Toàn nước VN xài chung 1 bộ SGK mà lớp 9 ở tỉnh Thái Nguyên có SGK địa lý riêng là sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:21, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy tình hình Nguyentrongphu chụp mũ thành viên khác là rối trong khi không có sai phạm cũng như không có bằng chứng nào là vô cùng nguy hại. Không chỉ với thành viên trên, gần đây nhất, chỉ vì xoá thông tin có nguồn ở chủ đề đồng tính, bạn quy cho thành viên Westfan là "tài khoản rối của tên Kay", đề nghị "cấm vô hạn luôn theo nhận dạng vịt". Khi tôi khẳng định rằng không phải (sau đó có 2 BQV chuyên theo sát Kay xác nhận lại), bạn lại bảo "Nếu không phải rối của Kay thì tôi bảo đảm 100% là rối của một nhóm rối nào đó đã bị cấm vô hạn" và tiếp tục đề nghị cấm vô hạn. Ai ló mặt ra mà bạn nghi ngờ 1 chút thì chụp ngay cái mũ rối, không cần biết có vi phạm cái gì không, là tài khoản của ai. ~ Violet (talk) ~ 10:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Violet BQV Thiên Đế đã xác nhận acc Westfan là tài khoản rối của một nhóm ủng hộ LGBT rồi nha. Mời bạn đưa ra bằng chứng tôi nói tài khoản rối nào là sai? Hình như tôi chưa nhận định tài khoản rối sai bao giờ cả. Có thể là sai người nhưng cũng là rối của tài khoản nào đó bị cấm vô hạn. Rối là rối dù của ai đi nữa thì cũng phải bị cấm theo quy định hiện hành. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời bạn chỉ ra quy định nào cho phép cấm rối dù không biết là của ai đi nữa? ~ Violet (talk) ~ 11:14, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rối của tất cả các tài khoản bị cấm vô hạn thì có thể bị cấm (không cần phải xác định là rối của ai; chỉ cần biết là rối của tài khoản bị cấm vô hạn là đủ). Dùng tài khoản phụ sai quy định căn bản cũng là rối = phải bị cấm theo quy định. Quy định Wikipedia:Quy định chống rối (không thấy yêu cầu xác định chủ rối là ai). Không cần xác định chủ thể rối là ai, nhưng nếu xác định là rối thì có thể cấm. Chưa kể theo Wikipedia:Tài khoản con rối thì dùng tài khoản phụ theo kiểu "tay trắng tay đen" là sai quy định. Tay đen là Westfan; tay trắng là acc chính sửa đổi ở các chủ đề LGBT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu thôi ông này nói ít thôi, qua thay đổi gần đây xoá mấy cái trang tôi đề nghị xoá đi kia kìa. Sắp thành 1 tá đầy đến nơi rồi đấy. Alexander Mostov (thảo luận) 13:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nói người khác thì nhìn lại mình trước đi. Không biết nãy giờ ai nói nhiều hơn. Chắc bạn đang là học sinh lớp 7 nên mới lầy SGK địa ly lớp 7 ra làm nguồn chứ gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:05, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu chúng em là học sinh lớp 7,... nói là một chuyện, quyển Tài liệu đấy tổng hợp cả từ lớp 6 đến lớp 12 cơ mà? Ờ, tôi nói nhiều hơn, nhưng bạn nên rút kinh nghiệm nhiều hơn đấy, tôi mới thử bạn mà bạn đã như thế rồi thì bạn còn giúp ai được? Lần sau rút kinh nghiệm, cần thảo luận rõ ràng, lành mạch và xong thì mới giải quyết, chứ không phải người ta đang viết đùng cái xoá bay hết là chưa được,. Alexander Mostov (thảo luận) 13:09, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thảo luận rất rõ ràng. Tôi là người giúp bạn định dạng 2 cái nguồn đấy; bạn quên nhanh vậy? Tôi giữ nguyên quan điểm là cung cấp nguồn đầy đủ rồi thì copy lại đoạn bị xóa vô lại bài vẫn chưa muộn. Không có công sức nào bị mất ở đây cả. Lần sau bạn nên rút kinh nghiệm là viết gì trên Wikipedia cũng cần ghi nguồn đầy đủ. Tôi đã giúp được khá nhiều thành viên mới rồi, và họ vẫn còn đóng góp tốt chứ chưa đi đâu cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:41, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu nói chung là cả 2 cùng rút kinh nghiệm. Thế thôi. Alexander Mostov (thảo luận) 14:44, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu cái gì bạn ấy chẳng quy chụp cho người khác được, chẳng ai làm gì cũng quy chụp nào là rối, nào là đóng kịch, nào là thành viên mới thì không biết đến mấy cái lùi sửa với chẳng quét rác. Tôi sợ cái kinh nghiệm lâu năm còn chẳng bằng một tên kinh nghiệm mấy tháng như tôi mà đòi ra vẻ ta đây. Alexander Mostov (thảo luận) 11:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu tôi không nhầm thì quý BQV Thiên Đế cho rằng Westfan là tài khoản phụ/thay thế của một thành viên nào đó. Nếu tôi càng không nhầm thì tài khoản thay thế khác tài khoản con rối. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:28, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đấy lại bắt đầu cãi nhau ỏm tỏi đấy, chậc. Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:41, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Violetbonmua đã xóa thảo luận này của Tàn Kiếm vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 16:47, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]
  • @Tàn Kiếm: Nghe cực kì ko trung lập và xúc phạm. Mặt Trời (thảo luận) 13:24, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy các trao đổi ở trên không nhằm mục đích hòa giải mâu thuẫn mà có thiên hướng công kích cá nhân nhiều hơn, và càng công kích nhau nhiều thì cả hai càng thất bại trong việc làm cộng đồng hiểu quan điểm của mình. Từ góc nhìn của tôi, cả hai đều có những điểm đúng và chưa tốt. Nguyentrongphu đòi hỏi thông tin phải kiểm chứng được, một trong những quy tắc cốt lõi trong biên soạn bài viết của Wikipedia, là yêu cầu chính đáng. Quy tắc này có thể tạm bỏ qua với những thông tin thêm vào nhỏ và vô hại, chờ để ai đó bổ sung nguồn dẫn sau, nhưng với lượng thông tin lớn như của Alexander Mostov thì các biên tập viên khác có thể gỡ nó ra khỏi bài nếu nó ảnh hưởng lớn đến bài mà lại khó có khả năng kiểm chứng (xem WP:BRD, việc sửa đổi của ai đó bị lùi lại trên Wikipedia nên là việc bình thường, miễn là nó không bị biến thành WP:3RR). Ngược lại, cách Nguyentrongphu yêu cầu cấm những tài khoản mới nhưng tỏ vẻ thông thạo Wikipedia rõ ràng là không phù hợp. Và sự việc trở nên phức tạp cũng còn do Nguyentrongphu có vẻ có cách ứng xử với người dùng chưa được tế nhị. Tôi không cho rằng các biên tập viên Wikipedia phải ăn nói mềm mỏng với nhau, nhưng họ nên có hướng tiếp cận các vấn đề đủ khéo léo để không gây cảm giác cắn người mới đến mà vẫn cải thiện bài viết để đáp ứng các tiêu chuẩn Wikipedia, và tất nhiên việc này đòi hỏi sự hợp tác từ hai bên nữa.--minhhuy (thảo luận) 17:17, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Trần Nguyễn Minh Huy tôi đòi cấm thành viên này bao giờ? BQV Violet đang lái vụ Westfan qua chuyện này (không liên quan lắm). Những thành viên tôi đòi cấm đều đã được xác nhận là rối của một ai đó. Thành viên này cũng chả phải là thành viên mới gì. Thật ra tv mới hay cũ gì tôi cũng sẽ yêu cầu nguồn như nhau cho nên tv mới hay không không quan trọng. Cộng nữa, tôi chỉ yêu cầu nguồn và xóa đoạn không nguồn thôi chứ có làm gì đâu? Tự nhiên một số thành viên khác nhảy vô chụp mũ tôi búa xua. Tôi còn giúp định dạng nguồn dùm thành viên này. Đồng ý là thêm một chút khéo léo có lẽ sẽ tối ưu hơn. Xem Thảo luận Thành viên:Alexander Mostov, tôi và tv đó thảo luận rất bình thường (trên tình thần hữu nghị) cho tới khi có thành viên khác xen vô rồi chụp mũ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:51, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu tôi nghĩ @NhacNy2412 không có ý đấy, ý kiến mà bạn ấy đưa ra cũng có ý đúng, không sai. Việc đặt biển fact cho những chỗ chưa nguồn kiểm chứng cũng là một ý hay và bớt gây căng thẳng hai bên, sau đó thì mới nên đi thảo luận với thành viên kĩ càng, rồi sau tiếp mới xử lí bằng biện pháp hợp lí nhất, không tạo ra thái độ tiêu cực gây chia rẽ. Việc thành viên cũ quay trở lại với một tài khoản mới cũng được coi là thành viên mới vì ​​tài khoản mới sẽ là một "khởi đầu hoàn toàn mới", sẽ biên tập ở các mảng mới, tránh né các tranh chấp cũ và sẽ tuân theo các quy tắc ứng xử của cộng đồng cơ mà. Alexander Mostov (thảo luận) 18:11, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Alexander Mostov cách bạn đó không sai và cách của tôi cũng không sai. Mỗi người đều có cách làm việc khác nhau miễn không vi phạm quy định là được. Tôi thì thấy không có gì căng thẳng cho tới khi bạn ấy xuất hiện. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:25, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu các bạn thấy quản trị viên "lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định, điều lệ của Wikipedia thì có thể tổ chức biểu quyết bất tín nhiệm nhằm đánh giá và bãi miễn" ở Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm.  A l p h a m a  Talk 17:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Rất đồng ý với Alphama. Những quản trị viên nào lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định giống như Tuanminh thì cần phải đem ra BTN gấp! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:59, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin can, mời Nguyentrongphu quay về việc làm chính của mình trên dự án. Việc thảo luận qua lại càng làm tăng mâu thuẫn, tốn thời gian, nên dùng thời gian để dọn dẹp, vì chính bạn đã cho hay rằng việc dọn dịch máy quá nhiều, làm không xuể. Cần tập trung vào mục tiêu cá nhân hơn thảo luận dông dài, thảo luận "đưa qua đẩy lại". ✠ Tân-Vương  18:03, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thôi lo đi bê tráp điếu đóm cho anh Châu và chụp vài cái ảnh làm màu thì tốt hơn là vào wiki phá hoại đấy.2001:EE0:520C:5200:316A:4704:9135:AD09 (thảo luận) 16:13, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhưng... Châu là ai? Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:14, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ mãi chỉ nghĩ ra được Trần Minh Châu - Minh Châu Trần mà thôi. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 17:21, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:520C:5200:B117:4CF6:8270:162A vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:30, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Mời các quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV ghé qua cho ý kiến tại trang này. Biểu quyết dạo này có vẻ như đang bị lãng quên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:11, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người cho ý kiến về tên phim tại Thảo luận:Khi đàn chim trở về#Tên bài. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:21, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

New Wikipedia Library Collections Available Now (February 2021)

Hello Wikimedians!

The TWL owl says sign up today!

The Wikipedia Library is announcing new free, full-access, accounts to reliable sources as part of our research access program. You can sign up to access research materials on the Library Card platform:

  • Taxmann – Taxation and law database
  • PNAS – Official journal of the National Academy of Sciences
  • EBSCO – New Arabic and Spanish language databases added

We have a wide array of other collections available, and a significant number now no longer require individual applications to access! Read more in our blog post.

Do better research and help expand the use of high quality references across Wikipedia projects!

This message was delivered via the Global Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List.

--12:57, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)

22:38, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)

Nhờ kiểm tra dịch thuật quy định mới dành cho BQV (tiếng Anh)

Em mới dịch xong trong bản thảo của Wikipedia:Bảo quản viên tại Wikipedia:Cập nhật quy định và hướng dẫn 2021/Trang/Wikipedia:Bảo quản viên, nhờ Alphama — Avia — Conbo — DHN — Dung005 — Hoang Dat — Magicknight94 — Mxn — P.T.Đ — PrennQuenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungTuanUt — Tuanminh01 — Vietbio — Viethavvh — Violetbonmua @Nhóm Bảo quản viênA — Bluetpp — Hakutora — Hugopako — Langtucodoc — Ledinhthang — Ngomanh123 — Q.Khải — Thienhau2003 @Nhóm Điều phối viên kiểm tra bản dịch và sửa lại sai sót nếu có ạ, nếu được thì áp dụng luôn ạ, cảm ơn. --Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 12:16, ngày 3 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nên nhắn tin trực tiếp các BQV, tôi chỉ mới xem và sửa chút ít, để dễ theo dõi, bạn nên ghi song song với trang Wikipedia:Bảo quản viên/Nháp và nêu vấn đề ở trang thảo luận.  A l p h a m a  Talk 09:32, ngày 4 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Alphama Cảm ơn anh, em sẽ đưa vào trang thảo luận để bàn thảo, nhưng anh nói "nhắn tin trực tiếp các BQV" tức là nhắn tin hết tất cả BQV hay chỉ một vài người? Mà mọi người nghỉ tết hết rồi sao vắng vẻ vậy? .--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 09:54, ngày 4 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ 1 số bạn không quan tâm lắm đến Thông báo nhắc nhở, mà chỉ quan tâm đến dòng chữ màu vàng "Bạn có tin nhắn".  A l p h a m a  Talk 10:08, ngày 4 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bình luận: "Theo quy ước, bảo quản viên thường chịu trách nhiệm đánh giá kết quả của các cuộc thảo luận hay biểu quyết nhất định, chẳng hạn như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài, nhưng những biên tập viên khác có thể đóng các cuộc thảo luận hay biểu quyết trong một số trường hợp (xem Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt)." ➡ Ở Wikipedia tiếng Việt, có mấy khi BQV kết luận biểu quyết xóa bài? Cái quan trọng nhất là chỉ có BQV mới được phép kết luận các BQ liên quan đến quy định thì lại không ghi. —  Băng Tỏa  15:48, ngày 4 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Băng Tỏa Thưa chị, em đã sửa lại đoạn theo đúng yêu cầu của chị, bản thân quy chế biểu quyết đều cho phép BQV và ĐPV kết luận biểu quyết, lý do chỉ có BQV như trên là vì Wikipedia tiếng Anh không có quyền ĐPV, nên hầu hết quyền xóa đều trao cho BQV nên cũng có nghĩa ở đó BQV là người kết luận biểu quyết vì họ có quyền xóa. Bản thân khi em dịch quy định thì em đã kiểm tra dịch thuật và sửa lại rất nhiều. Em quan niệm cho rằng ở đó sao thì mình dịch vậy, vì vậy có thể có một số phần có thể không phù hợp hoặc không có sẫn bên đây nên em đang cố gắng sửa lại cho phù hợp. Thông tin đến chị ạ.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:10, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thông báo

Tiểu Phương セロラ 13:59, ngày 4 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không phản đối. – Keo010122Talk to me 10:20, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Câu chuyện cuối năm

P.T.Đ đã xóa thảo luận này của Thienhau2003 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:21, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Tôi nghĩ nếu quý BQV Tuanminh01 nghe được những lời góp ý chân thành của cộng đồng trong suốt thời gian qua, cùng những sự kỳ vọng lớn lao mà cộng đồng dành cho mình, với sự bao dung vô bờ bến qua bao lần vấp ngã thì quý BQV Tuanminh01 nên cân nhắc từ chức. Đây cũng là cách để thể hiện thái độ có trách nhiệm trong vai trò "người đi đầu" dự án, cũng như khép lại một cách "êm thắm" nhiệm kỳ đầy huy hoàng nhưng cũng tràn ngập sai sót của mình. Từ chức không đơn giản là bỏ cuộc mà là một đặc sản văn hóa (tôi hy vọng nhiều quý BQV khác cũng nên học hỏi), vừa thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm, vừa thể hiện cái "tâm" hết lòng vì dự án. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 04:53, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lo mà viết bài, dịch bài cho chuẩn đi thì mới tiến được. Chất lượng bài thì chả ra cái gì, cứ làm như mất bớt một ông BQV thì Wikipedia tiếng Việt phát triển vượt bậc không bằng ấy. Ông hay dịch luật đúng không? Thế thì tiếp tục dịch cho chuẩn vào là cũng góp phần cho Wikipedia tiếng Việt phát triển rồi đấy. Yên tâm đi, Tuanminh01 chắc già rồi, không có cảm giác giống Donald Trump đâu. Thành viên Wikipedia các vị tuyền nói cái đường lối cao xa. Viết bài thì ít, thảo luận thì rõ dài. Cứ làm như 5 năm qua Wikipedia không phát triển là vì Tuanminh01 không bằng ấy, bày đặt "Câu chuyện cuối năm". Ấu trĩ. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:39, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bác Tân kiếm làm gì mà nói căng thế. Bản thân em cũng không có hàm ý gì xấu đối với Anh Tuanminh01, em chỉ bày tỏ ý kiến một cách bình thường thôi mà. Nói thật với bác và mọi người là bản thân dự án vài năm qua họp hành, biểu quyết nhiều đến nổi em nhìn cũng thấy chán rồi. Em cũng rất hy vọng năm 2021, dự án chúng ta sẽ đi vào chiều sâu, đúng đắn hơn và tránh những vấn đề xảy ra gây mất lòng tin và sự giao tiếp của cộng đồng đối với dự án. Em cũng thừa nhận là nhiều việc em làm khi xảy ra tranh luận, em lại né tránh gây nhiều cái không hay đối với mọi người, em rất thứ lỗi vì những điều đó. Việc dự án chúng ta thiếu giao tiếp trong thời gian gần đây có vẻ là một vấn đề đáng suy ngẫm, em hi vọng mọi người sẽ giao tiếp nhiều hơn trong tương lai vì mỗi lời nói của bạn đều có giá trị rất lớn cho dự án, giúp dự án tốt hơn, phát triển hơn. Em cũng không muốn tranh cãi nên em chỉ nói đến đây thôi, chào bác. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:22, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:520C:5200:B117:4CF6:8270:162A vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:27, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
BQV Alphama vào xem xét "Câu chuyện cuối năm" của bạn này xem có khuynh hướng công kích thành viên không, nhất là với những câu chữ như "thời đại Tuanminh". Tôi không rõ bạn đọc vào có thấy hàm ý về việc phán xét thành viên Tuanminh01, cho rằng vì Tuanminh01 nên Wikipedia tiếng Việt không phát triển (hoặc chậm phát triển) trong 5 năm qua như tôi hay không? Biểu quyết còn chưa đóng, những "câu chuyện" như thế này từ thành viên chuyên dịch luật có đúng đắn không? Vả lại, tôi không rõ thế nào là "mang tính chất diễn đàn" và liệu "Câu chuyện cuối năm" của thành viên Thiện Hậu này có "mang tính chất diễn đàn" hay không. Mời BQV cho ý kiến. Về cá nhân thì tôi rất mong BQV xóa phần thảo luận mà theo tôi nghĩ rất "xấu xí" này đi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 06:17, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vì bạn tag tôi nên tôi trả lời. Tạm thời tôi không thấy có xu hướng này rõ nét, nói chung vì tính chất vụ việc cho nên nhiều bạn tò mò và thích thảo luận thôi.  A l p h a m a  Talk 14:08, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003: Việc nào ra việc đó, cần tôn trọng các thành viên. P.T.Đ (thảo luận) 06:21, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hoàn toàn không nên thảo luận vụ việc ngoài không gian biểu quyết. Bạn Thienhau2003 nếu cần thì thảo luận ở trang biểu quyết bất tín nhiệm, quan trọng nhất là cần đưa bằng chứng xác thực, mạnh, dễ truy cập đến mọi người, nếu thấy cần thiết ý kiến thêm. ✠ Tân-Vương  06:27, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:520C:5200:FCA3:D013:5CD9:C93 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:40, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
NhacNy2412 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:520C:5200:FCA3:D013:5CD9:C93 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 10:58, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.

Thảo luận đồng thuận về việc áp dụng giao diện Trang Chính mới (Wiki2021)

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Đồng thuận áp dụng giao diện Trang Chính mới. --minhhuy (thảo luận) 10:17, ngày 8 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin chào mọi người. Hôm nay, tôi muốn đề xuất vấn đề áp dụng giao diện Trang Chính mới do tôi thiết kế, tạm gọi tên là Wiki2021, cho Wikipedia của chúng ta.

Liên kết: Thành viên:P.T.Đ/Wiki2021/Trang Chính

Bối cảnh

Trong khoảng một năm trở lại đây, nhiều thảo luận, ý kiến về vấn đề tái tổ chức giao diện Trang Chính đã xuất hiện, ví dụ như: Cảm nhận về Trang Chính mới (tháng 4/2020), Cảm nhận về một Trang Chính mới (tháng 4/2020), Bài viết tốt trên Trang chủ (tháng 9/2020), BVT lên trang chính! (tháng 12/2020). Vì vậy, giao diện Wiki2021 đã được thực hiện để đáp ứng những nguyện vọng và góp ý trong các thảo luận cộng đồng.

Nguyên tắc thiết kế

Đối với thiết kế của Wiki2021, tôi cố gắng tuân thủ một số khuôn khổ sau, dựa trên những cảm giác và kinh nghiệm cá nhân:

  1. "Hiện đại"
  2. "Đồng bộ"
  3. "Thoáng đãng"
  4. "Cân bằng"
  5. "Kế thừa"

Những điểm mới/khác so với giao diện Trang Chính hiện tại

► Về nội dung

Đại thể, giao diện Wiki2021 kế thừa toàn bộ nội dung hiện hành của giao diện Trang Chính hiện tại, nhưng có điều chỉnh sâu rộng về mặt thiết kế và một phần nội dung. Đồng thời, giao diện mới còn bổ sung thêm 3 trương mục mới nhằm đáp ứng nguyện vọng của các thành viên:

  • Bài viết tốt
  • Danh sách chọn lọc
  • Cải thiện nội dung (ý kiến của Nacdanh)

► Về thiết kế

Giao diện Wiki2021 tuân theo các chuẩn mực và xu hướng thiết kế hiện đại, đặc biệt là thiết kế phẳng (flat design) và thiết kế hướng vật liệu (material design).

Ý niệm của thiết kế đến từ giấy. Các khung bao bọc các trương mục là hình ảnh tượng trưng của giấy, vật liệu dùng để ghi chép kiến thức từ thời cổ đại đến hiện đại.

Các tiêu đề trương mục là hình ảnh tượng trưng của giấy ghi chú, đánh dấu nội dung đặc trưng của giấy.

Thiết kế mới cũng tiếp thu ý tưởng từ các thiết kế Trang Chính ở những phiên bản ngôn ngữ khác, như: Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, Wikipedia tiếng Nga, Wikipedia tiếng Trung, Wikipedia tiếng Anh.


Về khung Đầu trang: Bố cục khung Đầu trang chia thành 2 cột chính trái-phải và 1 cột nằm. Cột trái gồm tiêu đề "Wikipedia tiếng Việt" và slogan (nguyên tắc của slogan là tránh dấu câu không cần thiết). Cột phải gồm phần thống kê và các liên kết kế thừa từ đoạn mở đầu của giao diện Trang Chính hiện tại (lược bỏ đoạn mở đầu để tránh rườm rà, đi thẳng vào vấn đề, và cũng giúp bố cục trông sáng sủa hơn). Cột nằm (Bài viết / Trợ giúp) giữ nguyên như hiện tại. Thành viên:P.T.Đ/Wiki2021/Đầu trang Họa tiết nền được lấy từ Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, đã được giảm sắc độ để dễ nhìn hơn so với bản gốc.


Bộ màu mặc định của Figma

Về các khung BVCL, BVT, DSCL, HACL, BCB, TT, NNNX, CLV: Về cơ bản được tổ chức thành các hộp theo ý niệm thiết kế "giấy" và tiêu đề hộp theo ý niệm thiết kế "giấy ghi chú".

Tiêu đề được tô màu và gắn icon theo ý kiến của các thành viên. Các màu sử dụng cho tiêu đề (7 màu: vàng, xanh lá, tím, xám, xanh dương, đỏ, cam) được lấy trực tiếp từ bộ màu mặc định của phần mềm thiết kế Figma.


Hộp ẩn phần Các liên kết ở màn hình cỡ landscape phone trở xuống

Đối với các khung BVCL, BVT, DSCL, một điểm khác là nút [ Đọc tiếp ] thay cho nút (xem tiếp...) như hiện tại. [ Đọc tiếp ] thì đúng ý nghĩa của thao tác bấm nút này hơn, nghĩa là người dùng sẽ "đọc", không đơn thuần là "xem". Dấu chấm lửng được lược bỏ theo nguyên tắc hạn chế dấu câu. Ngoặc tròn thành ngoặc vuông để đồng bộ với thiết kế, như nút [ trả lời ] của công cụ Trả lời thảo luận.

Các liên kết dưới cùng các hộp được tái thiết kế để thông thoáng hơn. Ở màn hình có chiều rộng dưới 768px (màn hình cỡ landscape phone: điện thoại khi đặt nằm ngang), các liên kết sẽ được gộp thành một hộp ẩn, truy cập bằng cách bấm một nút ba chấm "...".


Về khung HACL: Hình ảnh của khung được tăng kích cỡ chiều rộng hiển thị từ 340px như hiện tại đến 420px để to và thoáng hơn. Mật độ điểm ảnh (pixel density) thay đổi từ tỷ lệ @1x sang tỷ lệ @3x. Nghĩa là ở khung HACL hiện tại, chiều rộng hiển thị và chiều rộng thực đều là 340px. Còn ở khung HACL mới, chiều rộng hiển thị là 420px, nhưng chiều rộng thực của hình là 3 lần 420px (tức 1260px). Điều này sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn trên các màn hình có độ phân giải cao, theo hướng dẫn Image Size and Resolution của Apple. Xem ví dụ dưới (xem tập tin gốc để thấy rõ sự khác biệt, @1x thì mờ hơn @3x).

Phần ghi chú hình được ẩn đi, chỉ được hiển thị trong một khung màu trong đục khi rê chuột (hover) lên hình, như giao diện của Wikipedia tiếng Trung.

Ở màn hình có chiều rộng dưới 576px (cỡ portrait phone, điện thoại khi để dọc), thì trên hình của khung HACL có hiển thị một nút để người dùng có thể bấm xem ghi chú hình.


Về khung Các lĩnh vực: Các icon được thay thế so với giao diện hiện tại để đồng bộ về mặt thiết kế.

Icon mới của khung Các lĩnh vực

Về khung Cải thiện nội dung: Đây là một trương mục mới do thành viên Nacdanh đề xuất.

Khung Cải thiện nội dung
Bộ màu của Wikimedia
Ba trạng thái của một ô trong mục Cải thiện nội dung

Mục này gồm 2 phần:

  1. Đề mục Tham gia Wikipedia: Lấy ý tưởng từ đề mục tương tự ở Wikipedia tiếng Trung, Wikipedia tiếng Pháp, nhằm có một lời kêu gọi đầy đủ và rộng rãi hơn so với đoạn mở đầu ở khung Đầu trang.
  2. Các ô thể hiện các vấn đề xoay quanh việc "Cải thiện nội dung". Khi bấm vào thì dẫn đến trang thể loại bảo trì tương ứng với nội dung ô. Về mặt thiết kế, các ô sử dụng 4 màu (đỏ, xanh dương, xanh lá, xám) để thể hiện mức độ quan trọng của vấn đề (giảm dần). Màu được sử dụng ở đây theo hướng dẫn Design Style Guide của Wikimedia. Khi rê chuột (hover) và bấm (active) thì có thêm các hiệu ứng bổ sung để tăng sự thu hút.

Về khung Wikipedia ngôn ngữ khác và Dự án liên quan: Khung Wikipedia ngôn ngữ khác được đẩy xuống dưới so với giao diện hiện tại, và cả 2 khung được tái thiết kế để thông thoáng hơn, đồng bộ với nhau. Nội dung khung Wikipedia ngôn ngữ khác tham khảo từ Wikipedia tiếng Anh. Nội dung khung Dự án liên quan được lấy từ Wikipedia tiếng Nga.


Về hệ thống icon: Đa phần icon được sử dụng trên toàn bộ giao diện Wiki2021 được lấy từ bộ OOUI icons (WikimediaUI theme), và được nhúng vào giao diện thông qua file gốc SVG, đảm bảo tính chất sắc nét của file vector cũng như giảm dung lượng tải. Các icon mục Dự án Wikimedia cũng được cập nhật phiên bản mới hơn.


Về typography: Kích thước font chữ được cố gắng giữ mặc định, tránh tình trạng quá nhiều cỡ font. Toàn bộ các phần text sử dụng font mặc định tùy skin wiki (Vector hoặc Minerva). Một số text dùng font serif (điển hình là Linux Libertine), như tiêu đề "Wikipedia tiếng Việt" ở đầu trang và các tiêu đề tóm lược ở hai khung Wikipedia ngôn ngữ khác và Dự án liên quan.


Về vấn đề canh đều 2 cột: Ở giao diện Vector, để 2 cột được đều nhau, không quá chênh lệch, thì có khuyến cáo như sau (xét trên độ phân giải màn hình 1366x768):

  • Nội dung mục BVCL giới hạn dưới 950 ký tự.
  • Nội dung mục BVT, DSCL giới hạn dưới 475 ký tự.

Wikipedia tiếng Anh hiện cũng đang giới hạn 975 ký tự đối với mục BVCL. Có thể dùng công cụ https://www.charactercountonline.com/ để đếm số ký tự.

► Về kỹ thuật

Giao diện Wiki2021 áp dụng một số kỹ thuật thiết kế web hiện đại. Điển hình như:

Khả năng co giãn theo kích cỡ màn hình: Được gọi là Thiết kế web đáp ứng (Responsive web design). Khả năng này giúp thiết kế của Wiki2021 đạt được mức độ tương thích cao với nhiều kiểu màn hình khác nhau (từ điện thoại, máy tính bảng, laptop, desktop). Thiết kế gốc được dựng theo cỡ màn hình điện thoại, rồi dần bổ sung mã để phù hợp các màn hình to hơn (kỹ thuật mobile first). Xem các ví dụ (xem tập tin gốc để nhìn rõ hơn).

Sử dụng thẻ div thay cho thẻ table: Giao diện Trang Chính hiện tại sử dụng thẻ table để dàn trang, đây là một kỹ thuật thiết kế web đã lỗi thời từ 10 năm nay, và thẻ table cũng khiến website khó tương thích với các phần mềm screen reader (phần mềm đọc nội dung cho người khiếm thị). Giao diện Wiki2021 đã chuyển sang dùng thẻ div toàn bộ.

Tổ chức định kiểu CSS thông qua <templatestyles>: <templatestyles> là một phần mở rộng (extension) mới của phần mềm MediaWiki, giúp tổ chức mã CSS sang một trang riêng, nhằm tách trách nhiệm "định kiểu" khỏi mã wikitext. Điều này giúp tránh việc sử dụng inline CSS (CSS nội dòng), đồng thời sử dụng được các kỹ thuật CSS tiên tiến khác.

Đặt tên class CSS theo quy ước BEM/BEVM: Các quy ước BEM/BEVM (block__element--modifier hay block__element--variation -modifier) đang dần trở thành "tiêu chuẩn công nghiệp" (industry standard) của ngành thiết kế web. Trong Wiki2021, tôi đã cố gắng hướng việc đặt tên class CSS theo BEM/BEVM để dễ đọc và bảo trì mã CSS, nhưng không đảm bảo 100%.

Sử dụng flexbox để dàn trang: Flexbox là một kỹ thuật dàn trang mới của CSS, giúp mã sạch, đẹp và gọn hơn, cũng như dễ dàng điều chỉnh sự tổ chức các phần tử HTML linh động theo từng trường hợp.

Tham khảo Thành viên:P.T.Đ/Wiki2021/Kiến trúc để nắm sơ bộ các module hợp thành của giao diện Wiki2021.

Những cập nhật mới

  1. Thêm 2 màu medium violet red (đỏ tía trung) và light slate gray (xám đá phiến nhạt) cho tiêu đề Hình ảnh chọn lọc và Các lĩnh vực.
  2. Thêm một số thể loại bảo trì cho mục Cải thiện nội dung. Hiện tại có 15 thể loại (xem Thành viên:P.T.Đ/Nháp 10).
  3. Mục Cải thiện nội dung sẽ lấy ngẫu nhiên 9 trong 15 thể loại để hiển thị ngoài Trang Chính, mỗi lần purge (tẩy bộ nhớ đệm) là một nội dung khác.
  4. Hình của HACL sẽ được giới hạn chiều rộng và chiều cao ở mức 420px.
  5. Nếu hình của HACL có tỷ lệ chiều rộng/chiều cao nằm ngoài khoảng cho phép (từ 0.5 đến 2.5) thì sẽ có thông báo lỗi. Mục đích là để chọn hình có tính thẩm mỹ, phù hợp để hiển thị.
  6. Sửa một số lỗi hiển thị do tính chất scale/stretch của trình duyệt di động ở skin Vector.
  7. Điều chỉnh điểm ngắt (breakpoint) hiển thị nút Xem ghi chú của HACL từ 576px lên 992px để phù hợp với các thiết bị cảm ứng.
  8. Tắt chức năng hover ghi chú HACL và bỏ nút "Xem ghi chú" trên màn hình từ 1024px trở xuống (màn hình di động, tablet). Vì màn hình di động, tablet chật có thể không đủ không gian để hiển thị hợp lý ghi chú nếu ghi chú khá dài.
  9. Đã sửa lỗi lệch khung do thu phóng trên trình duyệt di động.
  10. Áp dụng Bản mẫu:Hình Trang Chính cho hình nhỏ trong các trương mục, nhằm tăng mật độ điểm ảnh lên tỷ lệ @3x.
  11. Phiên bản khung Đầu trang dành cho ngày sinh nhật, kỷ niệm: Thành viên:P.T.Đ/Wiki2021/Đầu trang 2

Giới hạn

Giới hạn của giao diện:

  1. Không hỗ trợ Internet Explorer 6, 7, 8, 9 (vì không hỗ trợ flexbox)
  2. Internet Explorer 10, 11 gặp vấn đề:
    • Dư margin minibar ở main-box Đã sửa
  3. Internet Explorer 10 gặp vấn đề:
    • Lệch nhãn dưới tên dự án khung Wikimedia Đã sửa
    • Lệch chiều rộng của khung Cải thiện nội dung Đã sửa
  4. Nhìn chung, Internet Explorer 10, 11 hiển thị khá ổn sau khi sửa các lỗi.
  5. Các trình duyệt web dùng engine Blink/WebKit/Gecko nhìn chung ổn (Chrome, Edge, Opera, Safari, Firefox).

Người dùng nên cập nhật các trình duyệt web hiện đại để mang lại trải nghiệm tốt hơn.

Độ tương thích

Trang Chính Wiki2021 trên iPad mini 2

Nhìn chung, giao diện đạt độ tương thích cao với các trình duyệt web hiện nay (Chrome, Edge, Safari, Firefox, Opera), trên các hệ điều hành khác nhau (Windows, macOS, iOS, Android), ở cả 2 skin (Vector, Minerva), kể cả trên Internet Explorer 10, 11 (những trình duyệt cũ nhất hỗ trợ flexbox).

Ý kiến/Đồng thuận cộng đồng

Đây là giao diện Trang Chính được tôi đầu tư một thời gian dài để giúp Wikipedia chúng ta thu hút thêm ánh nhìn từ công chúng và cố gắng đạt mức hoàn thiện cao, thanh lịch và hiện đại. Đồng thời, đã lắng nghe nhiều góp ý từ các lần thảo luận trước của các thành viên trong cộng đồng. Hiện tại, giao diện vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhằm kiểm tra thêm một số lỗi nếu có phát sinh.

Các bạn có thể cho {{OK}}  Đồng ý để đạt đồng thuận cộng đồng về việc triển khai giao diện Wiki2021 cho Trang Chính, {{yk}}  Ý kiến nếu cần góp ý gì thêm (một số điều chỉnh nếu vượt quá các nguyên tắc thiết kế ban đầu thì tôi xin phép từ chối) hoặc {{OK?}}  Chưa đồng ý. Các bạn cũng có thể đề xuất các thiết kế khác trong đợt này.

@MeigyokuThmn, Nguyễn M. Đức, DHN, Greenknight dv, Khủng Long, TheletterofRhea, Mongrangvebet, Nacdanh, Trần Nguyễn Minh Huy, Nguyentrongphu, Kim cương xanh, Đông Minh, Băng Tỏa, Lệ Xuân, Thienhau2003, Alphama, Truy Mộng, Langtucodoc, Mintu Martin, Violetbonmua, Keo010122, Baoothersks, Buiquangtu, Đức Anh, Tàn Kiếm, Mạnh An, ThiênĐế98, NXL1997, Mxn, Prenn, Tuanminh01, Quenhitran, Q.Khải, NhacNy2412, và Nguyenhai314: Xin mời một số bạn từng góp ý về vấn đề Trang Chính tham gia thảo luận. Nếu có tag nhầm thì thứ lỗi. P.T.Đ (thảo luận) 11:33, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Đồng ý Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:34, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Giao diện này tốt hơn so với phiên bản cũ, đã nhiều năm rồi Wiki chưa thay giao diện. Đây là lúc đổi mới. 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 11:41, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đẹp hơn giao diện cũ. Giao diện này có BVT, BVCL và DSCL đầy đủ và cắt bớt các phần không cần thiết và thừa thãi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:45, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Không có gì để chê ở phiên bản mới này cả ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:22, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến @P.T.Đ: Nút cập nhật trong mục BCB của giao diện Wiki2021 dẫn đến trang cập nhật HACL, nhờ anh sửa lại cho đúng  阮孟安  14:31, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Mạnh An: À, các liên kết này chỉ để cho có thôi nên không cần chính xác (nhằm hiển thị về mặt thiết kế). Trong bản chính thức anh sẽ cập nhật lại cho đúng. Cảm ơn em nhé! P.T.Đ (thảo luận) 14:36, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi hết sức hài lòng với Trang Chính này và xin cảm ơn P.T.Đ vì đã lưu tâm đến việc cho nó chút "màu sắc" thay vì eswp hay ruwp :^) Tuy nhiên Trang Chính mới có tồn tại vài vấn đề mà tôi muốn đưa ra ý kiến thêm như sau
    • Trang Chính mới (lẫn hiện nay) bị trùng hai liên kết đến Trợ giúp:Sửa đổi ở phần đầu, dưới nhãn nút "Sửa bài" bên dưới dòng thống kê số lượng bài viết và nút "Sửa đổi" trong danh mục Trợ giúp ngay bên dưới. Nên tìm cách thay thế nội dung nhãn để một trong các liên kết có thể trỏ về Wikipedia:Sách hướng dẫn, một trang quan trọng và thân thiện với nhiều người mới đến.
    • Nút "Tạo bài" đang liên kết đến Trợ giúp:Viết trang mới, một trang đã lỗi thời và trong tương lai sẽ bị sát nhập (chỉ còn mỗi chúng ta và hai dự án khác có trang) vì trùng chức năng với Wikipedia:Bài viết đầu tiên của bạn (trang này đã được liên kết bên ở phần gợi ý viết bài mới cho "Bạn có biết"). Tôi đề xuất thay liên kết nó đến Wikipedia:Thuật sĩ bài viết, nơi thành viên mới được hướng dẫn cặn kẽ từng bước một trong việc tạo trang.
    • Tôi mạn phép góp ý rằng các dòng "Mới chọn..." nên được thể hiện nhạt màu hơn hoặc nhìn tách biệt hơn (ví dụ chữ nhỏ hơn) so với văn bản phía trên vì tính thẩm mỹ.
    • Việc để chú giải cho nội dung hình ảnh chọn lọc dưới dạng hover khá hay, nhưng liệu có gây cản trở khi chúng ta muốn viết nhiều hơn nội dung cho bức hình?
    • "Danh sách các chủ đề", đã là "danh sách" thì đồng nghĩa với số nhiều, nên thêm chữ "các" ở đây là thừa thãi, một lỗi hay gặp khi đặt tựa bài danh sách và thường xuyên được đổi tên sửa lại bằng cách bỏ chữ "các"
    • Có đến 3 ô tiêu đề mục màu xám, là "Hình ảnh chọn lọc", "Các lĩnh vực", và "Cải thiện nội dung". Tôi không rõ đây có phải là ý tưởng thiết kế không, vì tôi nghĩ 3 mục này hoàn toàn không có mối liên hệ nào với nhau. Nên chăng đổ màu khác biệt đi (miễn là vẫn trong bộ màu Figma), đặc biệt là cho "Hình ảnh chọn lọc" (vì nó có vẻ "xám xịt" so với giá trị của cái tên), chỉ giữ màu xám cho "Cải thiện nội dung" thôi vì nó trùng màu với các ô gợi ý bên dưới (khi chưa rê chuột lên).
    • Tên các dự án Wikimedia có lẽ nên được in đậm.
    Trên đây là các góp ý của tôi, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 14:44, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    P/s: quên mất, tôi nghĩ rằng "cần dẫn nguồn" thì quan trọng hơn nhiều so với "cần hợp nhất", thậm chí xứng đáng có nền màu đỏ. --minhhuy (thảo luận) 15:17, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các vấn đề 1, 2, 5 thì tôi đồng ý và sẽ điều chỉnh sau.
    Về vấn đề 3 thì việc làm nhạt hay làm nhỏ sẽ khiến tính bất đồng bộ của thiết kế tăng lên, vì tôi đang cố giữ cỡ font là đồng bộ trong nội dung các hộp. Việc này đảm bảo tính tiếp cận (accessibility), tránh phân tán sự chú ý về những định dạng không cần thiết. Phiên bản TC hiện tại và TC enwiki cũng giữ nguyên cỡ font và màu đối với dòng "Mới chọn...".
    Về vấn đề 4, tôi thấy mục HACL của chúng ta đa phần là ghi chú ngắn (dưới 150 ký tự), không dài như enwiki, nên thiết kế này khá phù hợp. Nếu cần thiết thì sẽ quy định về mặt giới hạn số ký tự đối với ghi chú của HACL.
    Về vấn đề 6, 3 ô màu xám là ý tưởng ban đầu của thiết kế. Tôi cố gắng giữ số màu không quá cao (hiện tại là 7 màu cho tiêu đề, tức là quá nhiều rồi). 3 mục này có liên hệ ở chỗ là chúng cùng nằm ở "khu phía dưới" của trang. Một phần cũng do có thêm những trương mục mới như BVT, DSCL nên màu bị "chiếm" bớt mất, và màu giữa các tiêu đề trương mục phải có độ độc lập, tránh cùng họ.
    Về vấn đề 7, nguyên nhân tên các dự án của mục Wikimedia không được in đậm là do tính đồng bộ. Vì hiện cả mục đang không được in đậm, và phần text ghi chú ngay dưới tên dự án đã được làm nhạt, tức đã làm nổi bật tiêu đề ngay phía trên nó, nên in đậm tiêu đề là không cần thiết. P.T.Đ (thảo luận) 15:27, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Các ô trong mục "Cải thiện nội dung" vẫn còn thiếu một số thể loại bảo trì cần quan tâm. Nếu có thể thì nhờ bạn liệt kê thêm những thể loại đáng được trưng bày. Tôi sẽ làm một mô đun để hiển thị ngẫu nhiên 9 thể loại từ trong danh sách thể loại có sẵn mỗi khi refresh trang. P.T.Đ (thảo luận) 15:35, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Cảm ơn bạn đã phản hồi và cân nhắc các gợi ý. Tôi đã hiểu quan điểm và lý do cho hầu hết các điểm trên của bạn. Duy có vấn đề 3 ô màu, tôi nghĩ các mục này vẫn nên có sự khác biệt màu, dù chỉ là thay đổi đậm nhạt so với các mục trên (trong các màu Figma), vì thực sự tôi thấy việc chúng tình cờ nằm ở dưới không thay đổi gì nhiều so với bản chất của chúng là các mục nội dung đáng chú ý, hơn nữa mục "Cải thiện nội dung" vốn đã thoát khỏi bố cục hai cột nên càng không có sự liên quan. Tôi nghĩ rằng có nhiều màu một chút do số trương mục nhiều không phải là vấn đề gây ảnh hưởng đến tính tập trung của trang, vì các màu này đều khá trầm trên một nền trắng xám, không có vẻ gì là lòe loẹt.
    Về các ô "Cải thiện nội dung", cá nhân tôi thì không nghĩ ra có mục bảo trì nào khác đáng quan tâm với người đọc phổ thông ngoài thêm nguồn. Bài vi phạm bản quyền nên tránh trưng ra Trang Chính, còn bàn cãi về độ trung lập đòi hỏi phải chuẩn bị tâm lý thảo luận rất nhiều nên cũng không dễ mà sửa lại, khó mà ưu tiên. Tuy vậy nếu bạn thấy các thể loại này đáng để thêm vào thì tôi cũng không có ý kiến gì (trừ vụ bài vi phạm bản quyền), có thể thêm Thể loại:Bàn cãi về TĐTL, Thể loại:Bài viết có thể chứa đựng nghiên cứu chưa được công bố, Thể loại:Bài có đề mục cần mở rộng, Thể loại:Bài viết với chủ đề có độ nổi bật không rõ... (tôi chỉ sợ không có đủ icon nền tương ứng cho bạn xài). --minhhuy (thảo luận) 17:47, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn Minh Huy. Tôi cũng đã cân nhắc vấn đề màu. Ban đầu thì tôi định đơn sắc cho khỏe, vì như bạn thấy là nếu dùng màu thì kết cục là lại cần thêm màu cho khác biệt. Nhưng vì cộng đồng yêu cầu nên tôi cũng cố gắng làm theo. Thực tế thì thiết kế từ 4 màu trở lên đã được xem là "lòe loẹt". :| Vì 3 ô này tôi thấy nội dung nó không quá quan trọng bằng các ô khác, nên chúng ta có thể quan niệm 6 ô có màu là nội dung quan trọng, còn 3 ô xám là nội dung ít quan trọng hơn. Như vậy thì rõ hơn về mặt ý nghĩa thiết kế. Mong bạn thông cảm khoản này. P.T.Đ (thảo luận) 18:27, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Thôi thì cũng chiều bạn. Tôi đã thêm 2 màu medium violet red (đỏ tía trung) và light slate gray (xám đá phiến nhạt) cho HACL và CLV. Cảm quan là 2 màu khác nhất so với các màu hiện tại (không tính khung Cải thiện nội dung). Bạn xem ổn không nhé. P.T.Đ (thảo luận) 19:33, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Cảm ơn bạn nhiều vì đã "chiều" ý tôi :^) Có lẽ cảm nhận thẩm mỹ mỗi người mỗi khác nhưng theo tôi sau khi thêm màu thì Trang Chính đã rất đẹp rồi (máy tính tôi để độ sáng ở mức thấp nên tôi không có cảm nhận rõ nét về độ nóng của màu, thành thử các màu này tôi thấy đều khá trung tính). Có một Trang Chính hiện đại và hài hòa dịp đầu năm như vậy tôi nghĩ cộng đồng sẽ có thêm nhiều hứng khởi đóng góp hơn, nên việc thay đổi Trang Chính này sẽ gây tác động rất lớn (giống như những dịp đổi áo mới trước), cùng với logo Tết. Một lần nữa chân thành cảm ơn bạn vì đã bỏ thời gian và tâm huyết ra vì cộng đồng, đặc biệt là trong những ngày giáp Tết như vậy!
    À với vấn đề chú giải hình mà tôi và bạn đề cập, đây là ví dụ cho tình huống mà chúng ta ghi nhiều nội dung cho nó hơn so với thông lệ. --minhhuy (thảo luận) 03:17, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Cảm ơn bạn. Tôi đã kiểm tra "tình huống" đó thì thấy rằng đây là ngoại lệ, vì ngay cả bản mẫu hiển thị HACL hiện tại cũng không dùng được, tác giả đăng hình đó cũng phải làm cho nó một bản mẫu riêng. Theo tôi thì đây là tính giới hạn của thiết kế, rất khó để cân đối được giữa cái mình "muốn" và cái mình "làm được". Tôi sẽ kiểm tra thêm và sẽ đưa ra yêu cầu nhỏ đối với việc cập nhật HACL để đảm bảo việc hiển thị HACL được hợp lý, thẩm mỹ với TC mới. P.T.Đ (thảo luận) 05:35, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @P.T.Đ: Bạn có thể thêm Thể loại:Nguồn tham khảo không đáng tin cậy vào danh mục bài cần cải thiện không, hoặc thay thế nó với "cần nguồn tốt hơn" vì tôi nghĩ danh mục kia khá chung chung, trong khi nguồn đáng tin cậy là một trong các tiêu chuẩn nội dung quan trọng nhất của chúng ta. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 09:47, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Đã thêm. P.T.Đ (thảo luận) 13:00, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến "Wikipedia này được viết bằng tiếng Việt. Nhiều phiên bản ngôn ngữ khác của Wikipedia đã hoạt động, một số Wikipedia lớn nhất được trình bày dưới đây." Dòng header này dùng font chữ khá to và nổi nhưng nội dung thì hơi có xu hướng giống "dịch máy". Nên sửa lại, vd như: "Đây là Wikipedia phiên bản tiếng Việt. Ngoài ra, Wikipedia còn có nhiều phiên bản ngôn ngữ khác, dưới đây là các phiên bản ngôn ngữ lớn nhất." ~ Violet (talk) ~ 15:28, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sẽ điều chỉnh. P.T.Đ (thảo luận) 15:35, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Cảm ơn bạn đã tạo ra một trang chính tuyệt đẹp đến vậy (eyegasm luôn). Tuy nhiên tôi xin có một số ý kiến góp ý:
    • Tôi đồng ý với Minh Huy về việc nên có mục bài không nguồn vào bộ "cải thiện nội dung" thay vì "cần hợp nhất". Nguồn với bài viết wiki thì hết sức quan trọng rồi.
    • Tôi thấy minibar "cập nhật, lưu trữ..." ở dưới mỗi box quá rộng, tôi nghĩ nên thu hẹp chiều cao của mỗi bar này lại thì sẽ hợp lý hơn. Hơn nữa, có lẽ nên để căn lề giữa (hoặc căn phải như cũ) thay vì căn lề trái?
    • Câu này có vẻ hơi gợn: "Nhiều phiên bản ngôn ngữ khác của Wikipedia đã hoạt động"...? Câu này: "Các dự án này hoặc đa ngôn ngữ hoặc đã có phiên bản tiếng Việt" nên thêm chữ "là", tức "Các dự án này hoặc là đa ngôn ngữ hoặc đã có phiên bản tiếng Việt" thì sẽ đúng ngữ pháp hơn.
    • Có nên xóa dấu cách ở "[ Đọc tiếp ]" không? Nhìn nó không đúng quy tắc đánh máy cho lắm... hoặc nên để như bản cũ "(Đọc tiếp...)".

Tiểu Phương セロラ 15:37, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Do phải đảm bảo tính "thoáng đãng" nên tôi đã để minibar nhìn cho rộng rãi, bạn có thể tham khảo Wikipedia tiếng Tây Ban Nha hay Wikipedia tiếng Nga họ cũng để vậy, có lẽ còn rộng hơn. Căn trái vì là do người Việt đọc từ trái qua phải. Tôi hiện quan niệm "[ Đọc tiếp ]" là "1 nút bấm", không phải là "nội dung của thân bài", nên tôi cố tình để cho nó giống nút "[ trả lời ]" của công cụ trả lời thảo luận do bạn nhập về. P.T.Đ (thảo luận) 15:48, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Nếu vậy tôi nghĩ nên căn giữa, vì căn trái thì nó không đẹp mắt và cân đối cho lắm. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm nên cho nhỏ width của minibar lại... không hẳn là phải rất nhỏ, nhưng nên nhỏ đi. – Tiểu Phương セロラ 16:12, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy căn giữa khá là kỳ, vì minibar có vấn đề là nội dung nó thay đổi theo từng hộp, nên cái thì ngắn, cái thì dài nhìn không ổn. Vả lại các phần như tiêu đề, nội dung hộp đang căn trái, thì việc căn giữa minibar sẽ khiến "bất đồng bộ". Còn về chiều cao (height) tôi đã đo lại thì nó bằng đúng tiêu đề hộp nên cũng không thể giảm nhỏ nữa. Có khả năng do máy bạn có khác biệt về mặt hiển thị, nếu có thể thì bạn chụp màn hình để xem xét thử. P.T.Đ (thảo luận) 16:23, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là hình ở máy tôi (độ phân giải 1366x768). Không rõ là bạn dùng trên thiết bị gì, độ phân giải như thế nào. P.T.Đ (thảo luận) 16:39, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ủng hộ mạnh: Trang chính mới hiện đại, up-to-date hơn phiên bản cũ, đã thử trên vài thiết bị và không thấy có lỗi hiển thị.--Hankiz tl 18:15, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Giao diện này chưa đến mức gọi là đột phá, vì tôi thấy loại hình giao diện này ở nhiều nơi, cũng như có nhiều giao diện ở ngôn ngữ khác đặc biệt đẹp. Dù vậy vẫn xứng đáng được phiếu OK vì trình bày khá đẹp, khá hiện đại, đầy đủ chức năng và đặc biệt có thứ mà tôi chưa làm được đó là tối ưu hóa giao diện cho các loại hình thiết bị khác nhau. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 20:50, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ giao diện "đặc biệt đẹp" mà bạn đề cập đa phần nằm ở Wikivoyage, nơi cố gắng thiết kế theo hướng tạo cảm giác như một website du lịch. Đối với Wikipedia thì tôi nghĩ thế này là đủ độc đáo rồi. --minhhuy (thảo luận) 03:19, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thì thiết kế theo kiểu gì cũng được. Nhưng khi thiết kế, có nguyên tắc quan trọng là tính kế thừa. Wikipedia là một bách khoa toàn thư, nên cách thiết kế cũng sẽ khác với các trang thông thường (thiết kế cần thể hiện tính phô trương về khối kiến thức). Tuy nhiên thì tùy quan điểm thôi. :)) P.T.Đ (thảo luận) 05:23, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đẹp. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:29, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Nhìn chung thì thiết kế rất bắt mắt và hiện tại. Tôi hiện tại không có ý kiến gì thêm. Cảm ơn P.T.Đ — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 06:10, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý hài hòa.--Nacdanh (thảo luận) 13:30, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Em rất xin lỗi khi phải nhắn tin này. nhưng em đang ứng cử Bản trang chính mới bên em tại Wikipedia:Thảo luận/Trang Chính mới (Giao diện Wiki hộp phẳng 2021) mà do vấn đề cá nhân nên trưa nay mới đăng. Nhưng vấn đề là:
    Hiện tại bên anh P.T.Đ đã đăng trước em và nhận được nhiều sự đồng ý hơn, vì thế việc đăng vào thời điểm này rất bất lợi cho em.
    Trang chính là một phần quan trọng tại Wikipedia tiếng Việt, là bộ mặt và là sự thay đổi lớn của Wikipedia tiếng Việt. Vì thế, không thể đồng ý triển khai trang chính chỉ bằng một cuộc thảo luận một cách dễ dàng như thế. Chưa kể thảo luận này còn chưa được thông báo đến tất cả thành viên tại Wikipedia. Điều này đi ngược lại quy chế biểu quyết vốn yêu cầu cần phải lập biểu quyết và gửi thông báo cho tất cả thành viên đối với đề xuất về những sự thay đổi quan trọng trong Wikipedia.
    Vì thế em đề nghị Trần Nguyễn Minh Huy hoặc bất kỳ BQV nào khác nằm trong Alphama — Avia — Conbo — DHN — Dung005 — Hoang Dat — Magicknight94 — Mxn — P.T.Đ — PrennQuenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungTuanUt — Tuanminh01 — Vietbio — Viethavvh — Violetbonmua @Nhóm Bảo quản viên có thể mở một cuộc biểu quyết bình chọn Trang Chính mới theo hình thức biểu quyết bầu phương án thông thường, tính phiếu theo phương án. Phải gửi thông báo đến tất cả những thành viên tại Wikipedia về biểu quyết. Như vậy mới công bằng cho những thành viên đề xuất Trang Chính mới như hiện tại. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:50, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thiết nghĩ đây chỉ là cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:58, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Anh có nói ở trên là "Các bạn cũng có thể đề xuất các thiết kế khác trong đợt này.", cơ bản anh không quan tâm giao diện của mình có được lên hay không, tùy ý muốn cộng đồng. Nên cái câu "Thậm chí, P.T.Đ thẳng tay không đồng ý bên em..." là em vu khống. Anh hiện chẳng có động thái gì với em cả. Nhờ em rút lại câu nói gây bất hòa này. Và đây là một thảo luận đồng thuận như trước giờ, khi nào đồng thuận không đạt (đồng thuận yếu) thì mới đưa ra biểu quyết. Em nên nắm rõ lại nguyên tắc. Còn gửi thư mời thì nếu cần thì em cứ gửi, cho cả 2. P.T.Đ (thảo luận) 06:59, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Em rất xin lỗi về việc vu khống nhưng ban đầu khi soạn thì sau khi lưu em phát hiện mình nhìn lộn người nên sau khi phát hiện mình vu khống sai nên em đã xóa nó rồi. Còn về việc sao nó vẫn còn thì do em không ẩn được phiên bản nên nó vẫn còn ở đó (mà em xóa rồi mà sao anh vẫn còn lục lại để gây thêm mâu thuẫn làm gì). Vì vậy mong anh thứ lỗi vì sự mất bình tĩnh của em đã dẫn đến bất đồng này.
    Thêm link diff là do Nguyenhai314 thêm, anh không làm việc này và cũng không có ý kiến gì về việc này. P.T.Đ (thảo luận) 08:33, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ "đăng trước" hay "đăng sau" không nói lên được điều gì. Bạn Hậu đã tag hết tất tần tật các thành viên nên nếu mọi người ưng ý với trang chính của bạn thiết kế thì rõ ràng họ vẫn có thể bình chọn cho nó. Còn nếu thiết kế xấu thì dù có đăng trước cũng không thể khiến nó "đẹp hơn" mẫu thiết kế đăng sau nhưng được thiết kế hợp lý và bắt mắt hơn. – Hankiz tl 07:21, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vì PTĐ đang edit tràn khắp TĐGĐ nên chắc Hậu nhìn lộn người mới vừa bỏ phiếu chê phương án của Hậu vỏn vẹn 1 chữ Xấu cộc lốc là Đăng mà thật ra là Hải cho nên mới nói thành như vậy. 14.187.46.156 (thảo luận) 07:33, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy không nên tiến hành theo kiểu hình thức rườm rà là mở biểu quyết nếu vấn đề này có thể đi đến đồng thuận bằng cách thảo luận (như ở trên, P.T.Đ và một số thành viên khác vẫn vừa cho ý kiến vừa sửa để trang hoàn thiện hơn). Nếu cần tôi có thể gửi thông báo rộng rãi cho những thành viên tích cực mời gọi họ xem xét qua cả hai đề cử Trang Chính mới (dù tôi thấy không cần thiết lắm do bạn lẫn P.T.Đ đều ping gần hết những thành viên đang hoạt gần đây rồi). --minhhuy (thảo luận) 11:25, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn anh Trần Nguyễn Minh Huy đã phản hồi về vấn đề này. Thật sự là em cũng rất hào hứng khi có một bộ trang mới, bản thân dịp này em muốn chia sẽ với mọi người trang chính này và mong rằng Trang chính của em có thể được mọi người hưởng ứng vì nó đơn giản nhung hiệu quả. Nhưng có vẻ chắc em kỳ vọng quá cao và đăng vào thời gian có vẻ "không hợp và bất lợi cho em", mà tính em có sự háo thắng rất cao nên đôi khi vì đó mà em làm những việc không hay ở đây. Em rất xin lỗi anh P.T.Đ vì những sự bồng bột quá chớn của em đã gây ra sự hiểu lầm không đáng có này. Nói thật lúc này buồn vui lẫn lộn, không biết sao nữa. Em cũng không muốn công sức bỏ ra từ 10 giờ tối hôm qua đến 12 giờ sáng hôm nay trở nên uổn phí, nên em cũng mong nếu được thì có thể mở một cuộc bình chọn để chọn trong chính mới như dịp thay đổi vào năm 2012, em cho rằng điều này có thể sẽ công bằng với chính bản thân em và P.T.Đ, nếu các anh không muốn thì em cũng không có ý gì khác. Có lẽ sau vụ này, em sẽ tạm đi vắng một thời gian để chuẩn bị thi đại học. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 12:52, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Thienhau2003: Nếu bạn đã ping toàn bộ những thành viên giống như P.T.Đ ping ở trên, thì đồng nghĩa cơ hội Trang Chính của bạn được chọn hay của P.T.Đ được chọn là ngang nhau, vì mọi người sau khi xem Trang Chính của bạn hoàn toàn có thể thay đổi ý kiến họ đã dành cho Trang Chính của P.T.Đ. Chúng ta không cấm người dùng thay đổi ý kiến, nên việc bạn mở thảo luận sớm hay muộn hơn P.T.Đ tôi thấy thực sự không phải là vấn đề (trong các cuộc thi hay bầu chọn có ấn định thời gian cụ thể và không cho thay đổi lựa chọn, thì mới là có vấn đề). Tôi nghĩ cộng đồng đều ghi nhận những đóng góp và tình cảm bạn dành cho dự án, chỉ là lựa chọn của họ dĩ nhiên vẫn phải dựa vào đánh giá họ dành cho thành phẩm, chứ không phải cá nhân người làm ra thành phẩm, nên nếu thiết kế của bạn được chọn (hoặc không) thì nó phản ánh hoàn toàn việc cộng đồng nghĩ thiết kế đó có phù hợp hay đẹp hơn thiết kế còn lại hay không, bạn không nên suy nghĩ quá nhiều. --minhhuy (thảo luận) 13:11, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Quý BQV Minh Huy nói đúng đó. Cái lần bầu chọn logo 20 năm, ban đầu có rất nhiều người bầu cho logo của quý BQV Violet nhưng cuối cùng logo của Lệ Xuân (dù đăng lên muộn hơn và bất lợi hơn) vẫn "lội ngược dòng". Điều quan trọng ở đây là cộng đồng ưng ý cái nào hơn, không phải trước sau ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:15, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Khi chỉnh độ with 375px, độ chữ "Đây là Wikipedia phiên bản tiếng Việt..." và "Wikipedia trực thuộc Wikimedia..." quá to. Giao diện có vẻ lấy ý tưởng của Wikipedia nên cũng chưa có nhiều sự cách tân, nhất là đường viền, độ bóng của các cách thiết kế thông thường.  A l p h a m a  Talk 14:14, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cần chụp màn hình để xem xét, chưa hình dung được width 375px ở khúc nào. P.T.Đ (thảo luận) 14:22, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xem khung xanh.  A l p h a m a  Talk 14:42, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu trên điện thoại thì bạn nên dùng skin Minerva. Vì điện thoại đôi khi sẽ stretch các text, phần tử HTML gây mất cân đối, nhất là đối với skin Vector dùng cho desktop. Tôi sẽ kiểm tra thêm. P.T.Đ (thảo luận) 14:57, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đã sửa các lỗi do tính chất stretch/scale của điện thoại gây ra. P.T.Đ (thảo luận) 15:58, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Lấy ý kiến cộng đồng về Khung cải thiện nội dung

Khung Cải thiện nội dung

Nội dung này chỉ mới được đề xuất chứ chưa qua thảo luận thấu đáo nên tôi mở đề mục lấy ý kiến cộng đồng để xác nhận rõ điều này. Tôi nghĩ Trang Chính nên là nơi trưng bày những sản phẩm chất lượng nhất, do đó không phù hợp để giới thiệu thêm những trang chất lượng... tệ nhất (chất lượng kém, cần biên tập, cần sửa văn phong,...) và ưu tiên nhờ người đọc cải thiện (?) Tất cả mọi không gian ở Wikipedia đều có chữ "sửa" hoặc "sửa đổi", kể cả ở những BVCL. Độ quan trọng của việc sửa đổi bất kỳ nơi nào có thể xem là cần thiết như nhau (vì không bài nào hoàn thiện cả). Có thể mời gọi tham gia sửa đổi nhưng không nên định hướng họ nên cải thiện nội dung nào, như vậy gần giống như nhờ việc dọn dẹp cho khách tới nhà. Vả lại, đưa người đọc đến những trang này có thể làm giảm uy tín của WP - dù uy tín này vốn đã không cao. Mục này sẽ phù hợp hơn ở những không gian như Wikipedia:Cộng đồng thay vì Trang Chính. ~ Violet (talk) ~ 04:31, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Các bạn đã đồng ý với TC mới thì cũng sẽ phải đồng ý về sự hiện diện của các mục trên TC mới (quan hệ cha - con). Nếu không đồng ý mục nào đó thì phải ghi chú trong phiếu. Nói vậy cho rõ. Còn về khung Cải thiện nội dung, ý kiến cá nhân là đánh giá cao đề xuất này của Nacdanh. Tất cả bài viết đều bình đẳng về quyền lợi được sửa, nhưng một số bài nên được bình đẳng hơn (có sự điều phối hoạt động sửa đổi), vì phẩm chất nhiều bài còn kém. Việc giới thiệu mục Cải thiện nội dung cũng thể hiện Wikipedia là một cộng đồng, còn nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết; vì không ít người nhầm tưởng Wikipedia là một cơ quan sản xuất bài viết, mà không biết rằng các biên tập viên đã rất vất vả mới có được thành phẩm như ngày hôm nay. P.T.Đ (thảo luận) 05:09, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Mình đồng ý với ý kiến của Nacdanh và bản thân mình thấy đáng lẽ khung cải thiện nội dung này phải được có sớm hơn. Như Violet nói thì trang chính nên trưng bày những sản phẩm chất lượng nhất nhưng theo mình thấy thì nếu chỉ trưng những gì đẹp nhất, tốt nhất mà che đậy lại hết những cái dở thì cũng không hay. Đúng, trang chính nên có những gì đặc biệt nhất, nổi bật nhất, tốt nhất nhưng kèm theo đó nên có cả những cái chúng ta chưa làm được, những cái xấu. Bộ phận độc giả của Wikipedia Tiếng Việt rất lớn, họ làm ở nhiều những ngành nghề khác nhau, chúng ta nên công khai ngay lên trang chính những cái như này để họ dễ tìm hiểu và có thể bổ sung những cái họ biết cho những bài chất lượng kém trong danh sách này. Thử hỏi xem có IP User hay người mới đến có thể nắm rõ những mục như "thể loại" hay "Wikipedia: Cộng đồng" để họ tìm hiểu không. Chính việc chúng ta ra sức "dọn dẹp" nhà quá mức mà che hết những thứ chưa tốt kia mới thực sự làm giảm tiếp uy tín của WP. Thay vào đó, chúng ta nên phô bày hết tất cả những thứ không tốt kia để cho cả những người mới đến hay IP User sẽ chung tay giúp sức để dọn dẹp những thứ kia đi rồi dần dần mọi thứ sẽ tốt lên. ~ Đặng Vũ Lân (talk) 08:12, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nên thảo luận để thay đổi phần này sao cho hợp lý. Những thành viên ủng hộ mãnh liệt khung này thì thường có kiểu nghĩ "hướng nội" rằng Wikipedia thiên về dự án biên tập bài hơn, đọc chỉ là phụ. Những thành viên không ủng hộ lắm hoặc phản đối khung này thường có kiểu nghĩ "hướng ngoại" rằng Wikipedia thiên về dự án đọc hơn, biên tập bài chỉ là hỗ trợ cho việc đọc. Tôi thấy chỉ nên có một trong 2 cái được tồn tại trên TC, cái còn lại nếu có thì nên xuất hiện rất nhỏ ví dụ như chèn và hộp chữ nho nhỏ vào khung đầu trang như "Chỗ thử", "Cách viết bài",... như bây giờ chẳng hạn. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:27, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Các anh em ạ. Không giống như khi ta thảo luận về tính đúng sai của bài viết, cái trò trang chính này thiên về góc nhìn cá nhân, nên ông nào cũng có cái lý của mình, và nghe ra đều đúng cả. Cô Violet có lý của cô ấy, ông Nacdanh có lẽ của ông ta, chú Đặng Vũ Lân lại cũng có góc nhìn của chú ấy. Mà nói trắng ra, cái trang chính này vốn nó chả có vấn đề gì cả, các vị chỉ thấy nó "bắt đầu có vấn đề" khi BQV P.T.Đ rất đẹp trai thiết kế được một cái trang chính mới xịn xò hơn thôi, và rồi các vị ai cũng muốn góp phần một tí cho nó ngon hơn nữa, tôi hiểu mà. Thế nên, các vị cứ đâm đầu vào thảo luận, ý kiến thì có đến 30 Tết cũng không xong được. Do đó, tôi nghĩ ta cứ bỏ phiếu đi, bên nào đông phiếu hơn thì áp dụng. Bỏ phiếu đúng nghĩa nhé, vào viết phiếu trình bày ngắn gọn thôi. Cho nó nhanh và được lòng tất thảy anh em, ai ai cũng hoan hỉ đón Tết với trang chính mới. He he he. Vĩnh Lạc Đế Nội các 08:36, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    30 Tết có 6 ngày nữa. Thôi thì ghi là 'đến 6 ngày nữa không xong' cho nó nhẹ :) – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 08:41, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi xin nêu ý kiến thế này:
    • Thứ nhất là cuộc thảo luận này không cần thiết, vì như P.T.Đ đã nói, những người cho ý kiến ở mục bên trên hẳn nhiên đã xem xét qua và tán thành (hoặc không tán thành) việc có thêm mục Cải thiện nội dung, tôi thấy không nên yêu cầu mọi người đã cho ý kiến ở trên lại phải xác nhận một lần nữa về riêng vấn đề cái khung, như vậy sẽ kéo dài tiến trình thảo luận một cách không cần thiết, để dành thì giờ cho những việc thiết thực hơn.
    • Thứ hai là nếu buộc phải thảo luận riêng cái khung, tôi bày tỏ sự  Ủng hộ dành cho nó. Tôi đồng ý rằng Trang Chính nên trưng ra những thứ hoàn hảo nhất có thể hoặc ít ra là không có lỗi biên tập, nhưng đó là trách nhiệm của các mục nội dung bên trên. Chúng ta giới thiệu cho người đọc về một bài viết chọn lọc, về một bài bạn có biết hay về một mẫu tin, thì đương nhiên người đọc có sự kỳ vọng rằng nội dung mà chúng ta giới thiệu là đủ tiêu chuẩn rồi, nên mới xảy ra vấn đề khi bài trong mục Tin tức là bài dịch máy hay chất lượng quá kém, sẽ gây mất lòng tin nơi người đọc, như Violetbonmua nhận xét. Còn khung Cải thiện nội dung, ngay từ cái tên nó đã nhấn mạnh rằng những nội dung này chưa hoàn thiện, nó cần sự giúp đỡ của người dùng, theo đúng tinh thần cộng tác của Wikipedia; người đọc trừ phi có vấn đề về nhận thức mới đi kỳ vọng rằng những nội dung ở đây là hoàn thiện, là "bộ mặt" của Wikipedia, nên tôi nghĩ lo lắng về độ uy tín là thừa (chưa kể Wikipedia chưa bao giờ tự nhận nó uy tín). Huống hồ, mục này chỉ giống như đang thống kê bài viết có vấn đề và mời gọi vào tìm và sửa, chứ không trình bày thẳng một phần nội dung của bài viết có vấn đề ra như các mục nội dung chất lượng bên trên, nên càng khó để nhận xét là nó gây ảnh hưởng bộ mặt Wikipedia. Duy có vấn đề bài vi phạm bản quyền thì tôi cũng khẳng định là không nên trưng ra đây vì nó tăng sự rủi ro pháp lý cho WMF.
    • Tôi cho rằng Trang Chính nên có sự hài hòa giữa việc khuyến khích đọc và sửa. Số người biên tập Wikipedia đang giảm theo năm tháng (một nguyên nhân đáng kể là sự phổ biến của các thiết bị di động, vốn gây cản trở trong việc sửa bài), rồi đây chúng ta sẽ phải suy tính những giải pháp mang tính truyền thống của những ngày đầu Wikipedia mới thành lập, là làm sao thu hút người đọc chịu bỏ thời gian ra sửa Wikipedia. Ngay từ bây giờ không nên giữ "sĩ diện" rằng nội dung của chúng ta có chất lượng nữa, mà hãy nhấn mạnh vào việc Wikipedia mở, có thể tự do sửa đổi, và rằng dù chỉ là một người đọc vãng lai cũng có thể góp sức tạo nên một bài viết chất lượng cao. Theo tôi, Trang Chính mới theo đề xuất trên đã đáp ứng chuẩn xác các vấn đề mang tính thời sự này, là thứ mà chúng ta cần và sẽ rất cần trong tương lai gần. --minhhuy (thảo luận) 11:04, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu chúng ta có thể dành thời gian thảo luận về việc thêm BVT lên TC hay dời mục Tin tức khỏi TC thì việc thảo luận thêm về một đề mục hoàn toàn mới cũng cần thiết tương tự. Wikipedia luôn phân biệt rạch ròi 2 không gian bách khoa và không gian xây dựng dự án. Việc đưa thêm đề mục này vào trang chính sẽ làm giảm tính bách khoa xưa nay của nó vì đang trộn lẫn hai không gian này làm 1. Hơn nữa, cho dù bỏ qua tính bách khoa thì cũng không trung lập vì dành hẳn 1 diện tích lớn để kêu gọi sự giúp đỡ thiên về bảo trì trong khi phần tạo bài, sửa bài, quy tắc, hướng dẫn,... chỉ là những link phụ (thứ mà chúng ta nên hướng người dùng mới vào hơn). Phần lấy ý kiến này tôi mở ra cho những ai quan tâm mục này, dù đã hoặc chưa có ý kiến, có cơ hội nói lên quan điểm của mình. Nếu bạn cảm thấy thảo luận này đặt ở đây không cần thiết, tôi có thể tách nó ra khỏi mục thảo luận này. ~ Violet (talk) ~ 12:08, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy đó là những vấn đề khác nhau. Việc thêm hay xóa bớt đi một mục của trang chính hiện tại dĩ nhiên cần dành thời gian để thảo luận xem có nên làm việc đó hay không, còn ở đây chúng ta đang thảo luận về một trang chính hoàn toàn mới, thì cuộc thảo luận bên trên đã bao hàm luôn đánh giá các thành phần của nó rồi, ăn thua ở đây là cách nói mà thôi, mà tôi thì chú trọng tính "thực tế" và "tinh thần" hơn là cách nói và hình thức (cũng như, câu chữ của quy định không thể thắng nổi tinh thần của quy định vậy). Trang Chính luôn là một không gian đặc biệt đại diện cho cả Wikipedia, nghĩa là đại diện cho cả không gian bách khoa lẫn không gian cộng đồng, nó chưa bao giờ là một không gian bách khoa thật sự (vì ngay ở Trang Chính hiện tại vẫn có đầy những lời mời gọi tham gia vào xây dựng bài viết, một yếu tố thuộc về cộng đồng). Có thể xem Trang Chính là một trang Chủ đề, và nội dung của Chủ đề này chính là những thứ trong Wikipedia, mà Chủ đề thì đâu phải là không gian bách khoa hoàn toàn? Nói đến sự trung lập, tôi cũng không hiểu sao phải ganh đua chuyện tạo bài với chuyện sửa bài, mà giả sử ganh đua thì cộng đồng chúng ta dường như vẫn đang hướng về chất lượng hơn là số lượng, nên chẳng có gì lạ khi ưu tiên cho việc sửa các bài hiện có hơn là tạo mới mà chất lượng chẳng đến đâu. Liên kết đến các quy tắc, hướng dẫn đã đập vào mắt người dùng ngay ở phần đầu Trang Chính, trong khi Cải thiện nội dung nằm ở gần cuối trang, tôi cũng chẳng thấy có gì bất công ở đây cả. --minhhuy (thảo luận) 12:48, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy, giả sử phương án này được thông qua, khi đó nó đã thành trang chính hiện tại, lúc đó việc dành thời gian để mở thảo luận này sẽ hợp lý hơn là bây giờ sao? ~ Violet (talk) ~ 12:55, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu Trang Chính này được thông qua, đồng nghĩa là cộng đồng đã đồng thuận có thêm khung Cải thiện nội dung (nên họ mới ủng hộ Trang Chính mới), thì mở thảo luận để làm gì nữa? Còn giả sử sau đó có người không đồng ý cái khung này thì họ vẫn có thể mở thảo luận, nêu lý do và tìm đồng thuận, nó sẽ là một quy trình mới phát sinh sau khi quy trình này kết thúc (như kiểu, một quy định được thông qua, nhưng theo thời gian ai đó thấy có vấn đề thì hoàn toàn có thể mở thảo luận tìm đồng thuận mới về việc có nên tuân theo quy định đó nữa hay không). Và nếu bạn đã có ý không ủng hộ khung Cải thiện nội dung, bạn hoàn toàn có thể cho một phiếu phản đối bên trên để ngăn việc sử dụng Trang Chính này (trong lúc nó vẫn tồn tại khung Cải thiện nội dung), tôi thấy không có vấn đề gì cả. --minhhuy (thảo luận) 13:04, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trang này vẫn đang ở trạng thái thảo luận chứ không phải BQ. Hơn nữa, tôi không có lý do gì vì không ủng hộ một nội dung mà "phủ định tất cả". Tôi cũng không đồng tình với cách định hướng người tham gia thảo luận rằng đồng ý là "phải" đồng ý hết, còn không ủng 1 hộ điểm nào thì cho phiếu phản đối. Do đó, tôi đã tách nội dung này ra ở đây với mong muốn biết thêm ý mọi người thế nào (vì không ai đề cập ở trên). Điều này có quá khó chấp nhận không? ~ Violet (talk) ~ 14:39, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không phải tôi chấp nhận hay không chấp nhận, mà là điều này có nhất thiết phải thực hiện hay không. Cũng như bạn không đồng tình với điều bạn cho là "định hướng" người tham gia thảo luận rằng mình đang đồng ý (hoặc không) với từng thành phần, tôi lại cho rằng điều này "ép buộc" người dùng đã "đồng ý" với thiết kế này rồi lại phải "đồng ý" thêm một lần nữa thành phần của nó, mà tôi cho là thừa. Ngoài ra vấn đề sẽ không cần phải biểu quyết nếu có thể giải quyết qua đồng thuận đa số. Tôi nghĩ chỉ mở biểu quyết khi vấn đề này có bất đồng nhiều và chưa thể hiện rõ quan điểm của các bên tham gia thảo luận. --minhhuy (thảo luận) 15:11, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Do được gắn tên, dù rằng cũng không quá hứng thú và vướng bận vui thú một vài điều khác, nhưng cũng xin để lại đôi lời vì cá nhân tôi là người đề xuất (mà không rõ có phải tôi không, cứ cho là vậy đi). Thành thực mà nói, nếu nói tôi là "chủ nhân hay chủ nhà" của vi.wp thì vô lý, nếu nói tôi là nhân viên vi.wp ăn lương ở đây thì lại càng không, nếu nói tôi có vai trò quản lý "gì đó" lại càng hài hước phải không. Vậy xét theo nghĩa bình thường, tôi đích thực là "khách vãng lai", thi thoảng góp vài sửa đổi như bao IP khác. Còn suy nghĩ hoặc vị thế của ai khác trong cộng đồng như thế nào thì tôi không biết/ không rõ, mà tôi cũng không quan tâm cho mất thời gian. Vấn đế đặt ra (theo quan điểm thiển cận của cá nhân tôi), khi "lớp khách vãng lai cũ" (góc nhìn của cá nhân tôi) bất chợt biến mất hoặc giảm tần suất hoặc heo hút dần, vi.wp cần "lớp khách vãng lai mới". Vậy những người mới đó, họ cần gì? Sau khi đóng góp nhiều, vị thế của họ (những người mới đó) lúc này không còn là khách vãng lai nữa phải không? Nhìn qua tiến trình "lớp sóng mới" này, tự hỏi liệu các thành viên tại vi.wp còn phải cố phân biệt vị thế giữa "đọc đơn thuần" hay "sửa miệt mài" nữa không? Chúng ta hãy thông thoáng tư duy, tạo điều kiện để người dùng sửa đổi. Bản chất của wp là nội dung được tạo bởi người dùng, không phải một vài thành viên cung phụng độc giả (khách) đọc bài. Muốn có nội dung hay, nếu có thể, hãy tạo cơ hội (trong khả năng và trong niểm hứng khởi tìm hiểu). Nếu không có cơ hội, cơn gió sẽ thoảng qua! Hãy để vi.wp đúng như khẩu hiệu của nó: Bạn chính là tác giả của Wikipedia.--Nacdanh (thảo luận) 12:22, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Không biết từ bao giờ mà Wikipedia trở nên quan liêu đến vậy. ^_^ Khi trình trang chính ra, tôi nghĩ các thành viên đơn giản chỉ cần đồng ý hoặc phản đối cái trang chính đó thì nghiễm nhiên các nội dung con bên trong sẽ kế thừa theo như vậy. Nếu nói bắt buộc đồng thuận từng mục thì ngay cả cái "danh sách chọn lọc" cũng chưa có một cuộc bình chọn cho hợp lẽ. Nếu quý BQV Violet không thích cái khung cải thiện nội dung này thì có thể bỏ phiếu chống để thể hiện quan điểm, hoặc nếu thấy có cách thiết kế tối ưu hơn thì quý BQV vẫn có thể trình ra cộng đồng phê duyệt. Riêng tôi thấy dạo này việc mở đồng thuận lồng bên trong đồng thuận xem ra không giúp ích gì mấy, mà còn cản trở quá trình tiến tới đồng thuận hơn, đơn cử như cái đề xuất "cho phép quảng cáo" mà quý BQV Alphama mở cách đây không lâu. Còn nếu phải chọn thì tất nhiên tôi sẽ  Đồng ý với mục này, kế thừa phiếu  Đồng ý mà tôi bỏ cho trang chính của quý BQV P.T.Đ. Thực ra, với thiển ý của tôi thì "tốt khoe, xấu khoe" mới trung lập. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:06, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    BQ đó của tôi là kiểu đồng thuận kép để tái khẳng định ý kiến của thành viên tham gia hiểu rõ vấn đề hậu quả nếu có của cuộc đồng thuận. Đây là cách hợp lệ, xúc tiến sự hiểu biết và đánh giá người tham gia hiểu rõ vấn đề. Tôi không nghĩ bạn hiểu được vấn đề.  A l p h a m a  Talk 14:44, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Dĩ nhiên rồi. Tự nhận bản thân trình độ còn non kém, còn phải học hỏi nhiều nên có lẽ phải mất khá lâu nữa mới hiểu nổi ý tưởng "cao siêu", "đi trước thời đại" mà quý BQV đề xuất. Mạn phép nhường lại cho những người "hiểu rõ vấn đề" hơn tìm hiểu. Trong phạm vi thảo luận này, tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đề cập tới trang chính thôi. ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:51, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn không cần phải "tâng bốc" người khác lên thật cao như vậy. Bạn nên bỏ kiểu nói chuyện này vì trong đó có tính "khiêu khích, đâm chọt" nhất định, tôi thấy bạn thường xuyên sử dụng cách nói chuyện này với các thành viên khác. Thật ra, điều này thật ra chỉ gây bất lợi cho bạn. Hi vọng, bạn không quá phiền vì nhận xét trực diện và thẳng thắn như vậy. Giả sử ai đó có ý định "đâm chọt" ai đó cho vui, thật ra cách nói chuyện kiểu này hơi trẻ con, không dành cho 18+.  A l p h a m a  Talk 14:59, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nào dám "đâm chọt, khiêu khích" ai thưa quý BQV. Tại dự án này tôi rất ngưỡng mộ những bảo quản viên thẳng thắn, hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực như quý BQV Alphama đây. Tự nhận mình là bậc hậu bối, sinh sau đẻ muộn nên tôn trọng những thành viên có nhiều kinh nghiệm, đáng ngưỡng mộ là việc hậu bối như tôi đây nên làm. Có lẽ giữa hai ta có sự cách biệt văn hóa nhất định nên mức độ thông hiểu lẫn nhau vẫn chưa được trọn vẹn. Về phần này tôi tự nguyện nhận sai sót về mình. Mong quý BQV lượng thứ cho. Đôi lời gửi gắm, những lời tiếp sau quý BQV có thể gửi trực tiếp lên trang thảo luận của tôi. Còn giờ xin mạn phép luận bàn tiếp về giao diện trang chính mới của chúng ta. ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:09, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ở Wikipedia, người đọc luôn nhiều hơn người viết vì vậy nếu nói đúng ra thì Wikipedia là nơi lan truyền kiến thức cho độc giả khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, dự án này ít nhiều thiên về độc giả hơn là biên tập viên, mặc dù biên tập viên có công lao và vất vả hơn. Về khung, tất cả dự án Wikipedia tôi được biết, hình như rất ít (không rõ có dự án nào không) đưa ra các dạng thống kê trang Chính như vậy.  A l p h a m a  Talk 14:59, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Khái niệm "người đọc" và "người xem" tôi không rõ có gì khác nhau. Việc Trang Chính có thêm khung thống kê tôi nghĩ có thể xem là một sự cách tân, và có vẻ như chính bạn cũng ủng hộ sự cách tân. --minhhuy (thảo luận) 15:11, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Vẫn ủng hộ mục "cải thiện nội dung". Tất cả chúng ta (IP, thành viên hoặc độc giả) đều là khách của Wikipedia mặc dù mỗi vị khách đều có mục đích riêng khi đến với Wikipedia (người muốn đóng góp và người muốn tìm hiểu thông tin vân vân). Cần khuyến khích các vị khách "độc giả" đóng góp nhiều hơn cho dự án. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:14, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cái này đối với mình có thể sẽ rất tốt để inform cả những người đọc comment và những người viết sửa và suggest. Mà nhà chúng ta có lắm khách mà, ra đấy người ta rate cho tiện. – *Professor Damn - USSR (A1)* (thảo luận) 04:47, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy mục "Cải thiện nội dung" này có thể giúp "độc giả" dễ dàng trở thành "tác giả" được đấy. Chưa biết thực tế như thế nào nhưng biết đâu sẽ dễ dàng thu hút những người mới vào cộng đồng Wikipedia tiếng Việt? #MASTERENDLESS (Talk) 09:11, ngày 1 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Băng Tỏa

Xin nói luôn ngay từ đầu là các thiết kế sau đây không nhằm mục đích cạnh tranh với Đăng, chỉ là muốn góp vui cho cộng đồng có cái thảo luận. :) Phiên bản của tôi dựa trên Trang Chính hiện tại, thay đổi các chi tiết như font chữ trên header và thay hết màu các đề mục thành màu xám khói để nhìn sang hơn, thay icon hiện tại thành icon khác đẹp hơn (cũng đều nằm trong bộ Tango project của Commons), đẩy mục "Wikipedia ngôn ngữ khác" xuống dưới cùng. —  Băng Tỏa  12:07, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cũng không sao đâu, tần suất thì vẫn là 1 bài/tuần. DSCL hình như hơn 100 bài nên cũng khá ổn. Khung BVCL nhiều khi vẫn đăng bài cũ. Có khung DSCL rồi thì sẽ thu hút nhiều thành viên tham gia hơn. P.T.Đ (thảo luận) 13:29, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
BVT còn một đống bài chưa lên sóng, chưa kể là nó đang không ngừng sản sinh ra. Không việc gì phải gộp. –  𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 13:32, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nhất trí với bạn Băng Tỏa nên gộp hai mục DSCL và BVT thành một khung cho tiện, nửa tuần đầu BVT lên trang chính, nửa tuần sau là DSCL.  Jimmy Blues  13:37, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Mintu Martin: Nếu bạn thấy không nên tách riêng ra làm 2 khung thì nên lên phía trên mở thảo luận kêu gọi ý kiến cộng đồng. Tại theo như thiết kế hiện giờ của Đăng thì Trang Chính sẽ có nhiều khung. —  Băng Tỏa  20:18, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bản 2021d nhìn được nhưng vẫn sa vào cách thiết kế cũ, logo to hơn thanh tiêu đề, phải đóng khung tận 2 lần mới bắt đầu vào chữ. Cách thiết kế giao diện Web đóng khung 2 lần từ lâu đã là cách lỗi thời.  A l p h a m a  Talk 14:16, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã sửa Mời xem phương án 2 ở dưới. —  Băng Tỏa  16:24, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận đồng thuận về việc áp dụng giao diện Trang Chính mới (Giao diện Wiki hộp phẳng 2021)

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Không áp dụng giao diện đề xuất. --minhhuy (thảo luận) 10:20, ngày 8 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin chào mọi người. Nhân dịp anh P.T.Đ ra mắt trang chính mới. Thì hôm nay, em không giấu mọi người nữa, sau khi kiên trì cả sáng để sửa lại thiết kế, em xin giới thiệu thiết kế mới sắp được giới thiệu dưới đây. Em đề xuất áp dụng giao diện Trang Chính mới năm 2021 do em thiết kế, tạm gọi tên là Giao diện Wiki hộp phẳng 2021, cho Wikipedia tiếng Việt.

Liên kết: Bản mẫu:Mẫu Trang Chính 2020

Bối cảnh

Cái này chắc anh P.T.Đ đã nói ở trên nên em sẽ không nói nữa

Nguyên tắc thiết kế

Đối với thiết kế của Giao diện Wiki hộp phẳng 2021, em cố gắng tuân thủ một số khuôn khổ sau, dựa trên những cảm giác và kinh nghiệm cá nhân:

  1. "Hiện đại"
  2. "Thống nhất"
  3. "Cân bằng"
  4. "Kế thừa"

Những điểm mới/khác so với giao diện Trang Chính hiện tại

► Về nội dung

Tổng thể, giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 kế thừa toàn bộ nội dung hiện hành của giao diện Trang Chính hiện tại, nhưng có thay đổi hoàn toàn về mặt thiết kế và nội dung. Đồng thời, giao diện mới còn bổ sung thêm 3 trương mục mới nhằm đáp ứng nguyện vọng của các thành viên:

  • Bài viết tốt
  • Danh sách chọn lọc
  • Đóng góp Wikipedia (hướng người xem đóng góp cho Wikipedia nếu họ muốn)

► Về thiết kế

Giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 tuân theo các chuẩn mực và xu hướng thiết kế hiện đại, được nhiều Wikipedia ngôn ngữ khác sử dụng, đặc biệt là thiết kế phẳng (flat design) và thiết kế kiểu hộp (box design).

Ý niệm của thiết kế đến từ hộp. Các hộp bao bọc các chuyên mục là cơ cấu nội dung tượng trưng của cho rất nhiều Website hiện đại.

Các tiêu đề trương mục là sử dụng Font chữ giống như Logo Wikipedia, thể hiện đậm nét tính chất riêng của Wikipedia.

Thiết kế mới dựa trên ý tưởng từ các thiết kế Trang Chính ở những phiên bản ngôn ngữ khác, như: Wikipedia tiếng Tây Ban Nha, Wikipedia tiếng Nga.


Về khung Đầu trang: Bố cục khung Đầu trang được chia làm 2 phần trái phải, tương tự Wikipedia tiếng Ạnh, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha. Phần trái gồm tiêu đề "Chào mừng đến với Wikipedia tiếng Việt" và câu dịch từ tiếng Anh: :Bách khoa toàn thư mở mà ai cũng có thể đóng góp và sửa đổi." nhằm thể hiện tính tự do đóng góp và mở của Wikipedia . Cột phải gồm phần thống kê và các liên kết giống nút, khác với giao diện Trang Chính hiện tại. Ở đây em lược bỏ đoạn mở đầu, loại bỏ hầu hết các liên kết để tránh rườm rà. Chỉ đến lại 4 nút nhầm đưa người xem tìm kiếm bài viết và tìm hiểu thêm về Wikipedia tiếng Việt, giúp bố cục trông sáng sủa hơn, với quan niệm hướng người xem "nội dung trước, đóng góp sau".

{{Mẫu Trang Chính 2020/Đầu trang}} Họa tiết nền được lấy từ Wikipedia tiếng Nga, nhằm tạo ra chiều sâu và thể hiện sự tương đồng với logo của Wikipedia.


Khung hộp chính của giao diện

Về các khung BVCL, BVT, DSCL, HACL, BCB, TT, NNNX, CLV: Về cơ bản được tổ chức thành các hộp và tiêu đề hộp theo ý niệm thiết kế đồng nhất.

Tiêu đề được để font đen và không gắn icon nhầm tạo sự đơn giản của giao diện.


Liên kết đển ngang, chữ to rõ giúp người xem tốt hơn

Đối với các khung BVCL, BVT, DSCL, một điểm khác là xuất hiện nút [ Đọc ] thay cho dòng (xem tiếp...) ở cuối câu như hiện tại. [ Đọc ] thì đúng ý nghĩa của thao tác bấm nút này hơn, nghĩa là người dùng sẽ "đọc", không đơn thuần là "xem". Việc bỏ liên kết cuối câu nhầm tạo ra sự thống nhất văn bản theo nguyên tắc hạn chế tối đa việc tác động vào bài viết gây mất thẩm mỹ.

Các liên kết dưới cùng các hộp được tái thiết kế căn theo bên trái để thông thoáng hơn.

Về khung Các lĩnh vực: Các icon được thay thế so với giao diện hiện tại để đồng bộ về mặt thiết kế.

Icon mới của khung Các lĩnh vực

Về khung Đóng góp Wikipedia: Đây là một phần mục mới do em sáng tác, lấy cảm hứng từ Wikipedia tiếng Anh.

Khung Đóng góp Wikipedia

Mục này gồm 2 phần:

  1. Một đoạn văn bản: "Nếu bạn có ý định đóng góp cho Wikipedia, bạn có thể tìm hiểu cách tạo bài (bao gồm Quy tắc bài viết), sửa bài hoặc tải ảnh, sau đó có thể thử trước tại Chỗ thử trước khi bắt đầu. Nếu bạn vẫn cần giúp đỡ, đừng ngại đặt câu hỏi." Lấy ý tưởng đoạn mở đầu ở khung Đầu trang những được sửa lại nhầm dẫn dắt mọi người biên tập bài viết theo tuần tự như ý định của NguyenTrongPhu yêu cầu người biên tập bài tốt hơn.
  2. Các phần sau thể hiện một số liên kết cũ từ phần đầu trang, khi rê chuột vào sẽ có chú thích. Phần "Những khu vực khác ở Wikipedia:" nhầm hướng đến những người quan tâm đến các vấn đề tại Wikipedia tiếng Việt, hay cần giúp đỡ hoặc tìm hiểu thêm tại Wikipedia tiếng Việt.

Về khung Wikipedia ngôn ngữ khác và Dự án liên quan: Khung Wikipedia ngôn ngữ khác được đẩy xuống dưới so với giao diện hiện tại, và cả 2 khung được tái thiết kế để thông thoáng hơn, đồng bộ với nhau. Nội dung khung Wikipedia ngôn ngữ khác vẫn lấy từ Wikipedia tiếng Việt. Nội dung khung Dự án liên quan được lấy từ Wikipedia tiếng Nga.


Về hệ thống icon: Đa phần icon được sử dụng trên toàn bộ giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 được lấy từ bộ OOUI icons (WikimediaUI theme) loại màu đen để thống nhất giao diện, và được nhúng vào giao diện thông qua file gốc SVG, đảm bảo tính chất sắc nét của file vector cũng như giảm dung lượng tải. Các icon mục Dự án Wikimedia cũng được cập nhật phiên bản mới hơn.


Về typography: Kích thước font chữ được cố gắng giữ mặc định theo hệ thống, tránh tình trạng quá nhiều cỡ font. Toàn bộ các phần text sử dụng font mặc định tùy skin wiki (Vector hoặc Minerva). Một số text dùng font serif (điển hình là Linux Libertine), như tiêu đề "Wikipedia tiếng Việt" ở đầu trang và các tiêu đề tóm lược ở hai khung Wikipedia ngôn ngữ khác và Dự án liên quan.


Về vấn đề canh đều 2 cột: Ở giao diện Vector, để 2 cột được đều nhau, không quá chênh lệch, thì có khuyến cáo như sau (xét trên độ phân giải màn hình 1366x768):

  • Nội dung mục BVCL giới hạn dưới 1000 ký tự.
  • Nội dung mục BVT, DSCL giới hạn dưới 500 ký tự.

Wikipedia tiếng Anh hiện cũng đang giới hạn 975 ký tự đối với mục BVCL. Có thể dùng công cụ https://www.charactercountonline.com/ để đếm số ký tự.

► Về kỹ thuật

Giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 áp dụng một số kỹ thuật thiết kế web hiện đại. Điển hình như:

Khả năng co giãn theo kích cỡ màn hình: Được gọi là Thiết kế web đáp ứng (Responsive web design). Khả năng này giúp thiết kế của Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 đạt được mức độ tương thích cao với nhiều kiểu màn hình khác nhau (từ điện thoại, máy tính bảng, laptop, desktop). Thiết kế gốc được dựng theo cỡ màn hình điện thoại, rồi dần bổ sung mã để phù hợp các màn hình to hơn (kỹ thuật mobile first). Xem các ví dụ (xem tập tin gốc để nhìn rõ hơn).

Sử dụng thẻ div thay cho thẻ table: Giao diện Trang Chính hiện tại sử dụng thẻ table để dàn trang, đây là một kỹ thuật thiết kế web đã lỗi thời từ 10 năm nay, và thẻ table cũng khiến website khó tương thích với các phần mềm screen reader (phần mềm đọc nội dung cho người khiếm thị). Giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 đã chuyển sang dùng thẻ div toàn bộ.

Tổ chức định kiểu CSS thông qua <templatestyles>: <templatestyles> là một phần mở rộng (extension) mới của phần mềm MediaWiki, giúp tổ chức mã CSS sang một trang riêng, nhằm tách trách nhiệm "định kiểu" khỏi mã wikitext. Điều này giúp tránh việc sử dụng inline CSS (CSS nội dòng), đồng thời sử dụng được các kỹ thuật CSS tiên tiến khác.

Sử dụng flexbox theo dạng bản mẫu để dàn trang: Flexbox là một kỹ thuật dàn trang mới của CSS, giúp mã sạch, đẹp và gọn hơn, cũng như dễ dàng điều chỉnh sự tổ chức các phần tử HTML linh động theo từng trường hợp.


Ý kiến/Đồng thuận cộng đồng

Đây là giao diện Trang Chính được tôi đầu tư một thời gian dài để giúp Wikipedia chúng ta thu hút thêm ánh nhìn từ công chúng và cố gắng đạt mức hoàn thiện cao, thanh lịch và hiện đại. Đồng thời, đã lắng nghe nhiều góp ý từ các lần thảo luận trước của các thành viên trong cộng đồng. Hiện tại, giao diện vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, nhằm kiểm tra thêm một số lỗi nếu có phát sinh.

Các bạn có thể cho {{OK}}  Đồng ý để đạt đồng thuận cộng đồng về việc triển khai giao diện Giao diện Wiki hộp phẳng 2021 cho Trang Chính, {{yk}}  Ý kiến nếu cần góp ý gì thêm (một số điều chỉnh nếu vượt quá các nguyên tắc thiết kế ban đầu thì tôi xin phép từ chối) hoặc {{OK?}}  Chưa đồng ý. Các bạn cũng có thể đề xuất các thiết kế khác trong đợt này.

@MeigyokuThmn, Nguyễn M. Đức, DHN, Greenknight dv, Khủng Long, TheletterofRhea, Mongrangvebet, Nacdanh, Trần Nguyễn Minh Huy, Nguyentrongphu, Kim cương xanh, Đông Minh, Băng Tỏa, Lệ Xuân, P.T.Đ, Alphama, Truy Mộng, Langtucodoc, Mintu Martin, Violetbonmua, Keo010122, Baoothersks, Buiquangtu, Đức Anh, Tàn Kiếm, Mạnh An, ThiênĐế98, NXL1997, Mxn, Prenn, Tuanminh01, Quenhitran, Q.Khải, NhacNy2412, và Nguyenhai314: Xin mời một số anh/chị từng góp ý về vấn đề Trang Chính tham gia thảo luận. Nếu có tag nhầm thì thứ lỗi.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:33, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Mình đã thử so sánh cái của bạn với cái của bạn Thành viên:P.T.D và thấy cái của P.T.D khá hơn về độ mềm, bắt mắt nhưng cái của P.T.D lại ko có cái slider ở phần bài viết tốt. Nhưng ít nhất thì mình không cần lắm cái slider, và mình lại tự hỏi là làm thế nào để chuyển cái slider để hoạt động được ở bên kia? Professor Damn (Talk) 04:56, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Có vẻ khá mờ nhạt so với bản của P.T.Đ. Bạn có thể giới thiệu thêm ưu điểm của bản này so với của bạn P.T.Đ được không? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 04:40, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Về cơ bản, Trang chính mới này có thiết kế:
  • Đơn giản nhầm hướng đến một giao diện thống nhất, rõ ràng.
  • Sử dụng Font chữ rõ ràng giúp người đọc hiểu rõ nội dung.
  • Khung hộp có viền dày giúp phân cách nội dung hiệu quả.
  • Sử dụng một màu nền duy nhất cho tất cả các thành phần (kể cả tiêu đề)
  • Hướng người đọc những nội dung chất lượng tại Wikipedia tiếng Việt, phương châm coi trọng "nội dung là chính, đóng góp là phụ" thay vì tập trung vào nhiều thành phần mà có lẽ ít người đọc quan tâm như "Cải thiện nội dung" hay mấy cái liên kết hướng dẫn đóng góp khi có một bộ phận người đọc không có ý định đóng góp. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 05:12, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Phần "Cải thiện nội dung đó" đang được thảo luận, và nó cũng chưa chắc là chủ đích của thiết kế của P.T.Đ – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:02, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Không biết bên Wikibooks tiếng Việt có cần giao diện Trang Chính này không nhỉ?.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:58, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã thiết kế một giao chính cho Wikibooks từ 2 tháng trước rồi cơ. Nếu được bạn có thể giao diện mang sang dự án Wikiquote! – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:03, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Wikiquote cơ bản trang chính chỉ có thể làm ở mức giới thiệu là chính, vì bên đó không có mục chọn lọc hay có phần về những nội dung tốt nên rất khó để bắt đầu. Còn Wikibooks của anh thì có mục nội dung chọn lọc nên em có thể làm 3 cột giống bên tiếng Anh và phần đầu như trên, đổi một chút là được. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 17:03, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Nhìn trên iPad (768px), khúc sau chữ quá to, trật với khúc đầu. Mục từ đơn điệu cần cách tân, chữ "Chào mừng..." không có gì đặc sắc. Tất cả các mẫu các bạn đã nêu đều có 1 đặc điểm là "đóng khung, đóng khung, và đóng khung". Để gợi ý các bạn có thêm sự thanh thoát, mời xem 1 số mẫu của 1 số Wiki để lấy ý tưởng:
    Wiki Ý sử dụng khung 1 lần, bo tròn góc, đẩy vệt nền tiêu đề đậm nhạt.
    [22] Cố định 4 vùng, chỉ dùng 2 khung bên phải, 2 khung slide hình ảnh.
    Wiki xứ Basque, phong cách của 1 trang tin tức.
    Dùng vạch màu dọc theo khung
    Chia bố cục lệch
    Chắc là bố cục cách tân nhất. Nói chung có giao diện cách tân tôi vẫn ủng hộ. Mấy thiết kế cũ có vẻ nhàm chán, nhìn gần chục năm rồi.  A l p h a m a  Talk 14:34, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu có thì giờ nghiên cứu thì bạn có thể đề xuất thêm giao diện mới cho mọi người lựa chọn. Cá nhân tôi lướt qua các ví dụ trên thì cũng không đánh giá cao các giao diện này, vì ngoài việc hiển thị thì còn nhiều phẩm chất thiết kế khác không đạt (kinh nghiệm cá nhân), một số thì không phù hợp với một trang bách khoa thư, và mức độ hoàn thiện chưa cao. Cơ bản thì Wikipedia không cần phải quá đẹp hay cách tân. Nếu muốn đẹp thì có thể qua Wikiwand, hay lướt Themeforest, Dribbble, Behance để nắm các xu hướng thiết kế. Đương nhiên là nhìn đẹp hơn các trang bách khoa thư nhiều lần. P.T.Đ (thảo luận) 18:22, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các giao diện cách tân kiểu quý BQV Alphama gợi ý tôi đều đã xem và hầu như đều không thể hiển thị trên di động, hoặc có hiển thị được thì vẫn bị vỡ cấu trúc (đối với các thiết bị có độ phân giải thấp). Một trang chính cách tân đòi hỏi phải hiển thị tốt trên cả giao diện máy tính lẫn di động. Với cá nhân, tôi khá ưng ý giao diện của wiki này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:43, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đợt trước tôi có hỏi Thienhau2003 về một phần mở rộng, phần mở rộng có phép chúng ta hiển thị giao diện máy tính một kiểu, di động một kiểu mà chúng ta chọn. Từ đó xây dựng riêng cho 2 cấu trúc giao diện cho máy tính và di động, khỏi sợ vỡ. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:49, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chỉ cần dùng kỹ thuật thiết kế web đáp ứng là đủ. Cách viết giao diện riêng cho từng trường hợp đã lỗi thời 10 năm nay. Trừ trường hợp website quá to, nặng như Facebook, YouTube thì mới tách. P.T.Đ (thảo luận) 18:06, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Hỏi tí

Bạn nào giải thích cho mình tại sao bài Nguyễn Văn Nam (học sinh) lại được cho là nổi bật được không. Tuy nói là nhiều báo chí đưa tin, nhưng từ xưa đến nay cũng không ít người như thế này, chỉ khác ở việc còn sống hay đã chết, hơn nữa có rất nhiều tấm gương như hiếu học, nhặt rác thông cống,... được cả chục mặt báo đưa tin mà còn chưa có bài. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 09:34, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời xem thảo luận này để biết thêm chi tiết. Nếu quý thành viên vẫn còn chưa thỏa mãn, muốn "xét lại" độ nổi bật của bài thì cứ tự nhiên mở một đồng thuận mới. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:42, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng chẳng có gì to tát. Tôi tạt ngang qua Wikinews thấy một bài nhưng biết là nó bị copy từ Wikipedia sang vì còn sót bản mẫu Infobox nên tôi lại tạt qua đây xem thử. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 09:45, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Wiki Loves Folklore 2021 is back!

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

You are humbly invited to participate in the Wiki Loves Folklore 2021 an international photography contest organized on Wikimedia Commons to document folklore and intangible cultural heritage from different regions, including, folk creative activities and many more. It is held every year from the 1st till the 28th of February.

You can help in enriching the folklore documentation on Commons from your region by taking photos, audios, videos, and submitting them in this commons contest.

Please support us in translating the project page and a banner message to help us spread the word in your native language.

Kind regards,

Wiki loves Folklore International Team

MediaWiki message delivery (thảo luận) 13:25, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Font thay thế cho Linux Libertine ở tiêu đề lớn: EB Garamond

EB Garamond

Xin chào mọi người. Tôi nhận thấy font ở tiêu đề lớn của giao diện Wikipedia đang dùng là "Linux Libertine", nhưng font này lại không có sẵn ở bất kỳ thiết bị nào. Điều này dẫn đến font tiêu đề lớn hay bị font khác thế chỗ (thường là font serif thay thế mặc định theo hệ điều hành), gây mất đồng bộ giữa các thiết bị. Vì vậy, tôi đã áp dụng font EB Garamond đối với các thiết bị không có sẵn font Linux Libertine. Nên nếu thiết bị có sẵn Linux Libertine thì hiển thị theo Linux Libertine; còn nếu không có Linux Libertine thì hiển thị theo EB Garamond.

EB Garamond là font được nhúng thông qua hệ thống Google Fonts nên sẽ không cần phải tải font này vào máy. Mặc định khi tải trang là load font này từ server của Google.

Mã trước khi đổi: font-family: "Linux Libertine", "Palatino Linotype", "Times New Roman", "Times", serif;

Mã sau khi đổi: font-family: "Linux Libertine", "EB Garamond", "Palatino Linotype", "Times New Roman", "Times", serif;

Nếu mọi người thấy không ổn thì tôi sẽ đổi font khác hoặc điều chỉnh các thứ tự ưu tiên font trong mã CSS. P.T.Đ (thảo luận) 17:19, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ Tuy không phải máy nào cũng có Linux Libertine, nhưng Palatino Linotype lại có mặt hầu hết các thiết bị. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:27, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Palatino Linotype chủ yếu ở Windows, còn iOS, Android, macOS, Linux thì không. Tất nhiên người dùng Windows nhiều, nên tôi nghĩ sẽ đảo lại để ưu tiên Palatino Linotype. Có vẻ nó quen thuộc với mọi người. P.T.Đ (thảo luận) 17:33, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người dùng di động đa số dùng qua app nên chúng ta không cần quá lo vấn đề font chữ Palatino Linotype. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 17:38, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

OK, vậy tôi đã để lại thứ tự các font như cũ, chỉ để EB Garamond ngay trước Times New Roman (một font khá xấu khi hiển thị trên web). Coi như đây là font serif dự phòng, để tránh phải dùng đến Times New Roman. Vấn đề kết thúc ở đây. :D P.T.Đ (thảo luận) 17:47, ngày 7 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ: Xin lỗi bạn, trên TV mình không có bất cứ phông chữ nào được hỗ trợ nên hệ thống hiển thị mặc định của trình duyệt. Khi hiển thị font này thì bị lỗi font chữ (bị trộn lẫn hai phông chữ của trình duyệt và của Wikipedia), nhìn khó chịu lắm. Bạn có thể để lại font Palatino Linotype được không, vì dưới font đó thì 100% TV của mình sẽ đổi thành font mặc định của trình duyệt. Cảm ơn bạn nhiều. ChemistryExpertthảo luận 02:01, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, nên đưa luôn font EB Garamond theo ý kiến của bạn P.T.Đ lên thứ tự ưu tiên số 1 luôn, vì tôi đã nhiều lần gặp trường hợp font Linux Libertine hiển thị dấu tiếng Việt theo cách khá kỳ lạ (ký tự sau ký tự có dấu bị hiển thị với khoảng cách rất xa so với ký tự liền trước). Cảm ơn bạn đã để ý tới những tiểu tiết này trên giao diện của trang ^^Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:24, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không hiểu nhiều về font chữ nên tôi không rõ có liên quan hay không, nhưng việc font hiển thị dấu tiếng Việt kỳ lạ (khoảng cách sau ký tự có dấu) như Quenhitran thì tôi gặp nhiều lần ở Wikisource tiếng Việt hơn (như trình bày tại một thảo luận với Mxn, đoạn về Wikisource tiếng Việt, xem screenshot). Tôi tưởng dự án này đã được Prenn cài đặt font đúng cách rồi, nên mới không bị. --minhhuy (thảo luận) 04:41, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Ccv2020: Mình có để lại Palatino Linotype mà. Nếu bị lỗi thì nhờ bạn chụp màn hình để xem xét khắc phục. P.T.Đ (thảo luận) 04:47, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Quenhitran: Bạn từng làm logo wiki nên chắc có tải Linux Libertine về máy. Hiện tôi thấy ở máy tôi thì font này không có vấn đề gì đặc biệt. Bạn thử cập nhật phiên bản mới hay chụp màn hình lúc có lỗi để xem xét khắc phục. Còn về việc nên để EB Garamond ở dạng dự phòng là do nên ưu tiên font Palatino Linotype đã khá quen thuộc với mọi người (font này hay dùng để in sách), và font EB Garamond có vấn đề là bị tải sau (gây giật cục).

@Trần Nguyễn Minh Huy: Thủ phạm gây ra lỗi này là font Georgia (font mặc định ngay sau Linux Libertine của MediaWiki). Do là ở Windows, font Georgia là phiên bản cũ nên bị lỗi này, nhưng ở các hệ điều hành khác như iOS thì đã cập nhật mới nên không còn lỗi nữa. Vì vậy, giao diện Vector hiện tại đã không còn dùng Georgia, còn Minerva vẫn dùng. P.T.Đ (thảo luận) 04:47, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào các thành viên đáng kính của Wikipedia tiếng Việt. Vốn dĩ đây được xem là vấn đề nội bộ của Dự án Điện ảnh Việt Nam nhưng xét thấy nó có ảnh hưởng lớn đến nhiều bài viết khác nhau và thông lệ mặc định của dự án chúng ta nên tôi muốn tham vấn một chút. Tôi, với tư cách là thành viên sáng lập dự án muốn sử dụng Tập tin:Du An DAVN.svg làm biểu trưng mới, đại diện cho dự án, đồng thời cũng muốn áp dụng nó lên Bản mẫu:Dự án Điện ảnh Việt Nam, một bản mẫu vốn tồn tại trước khi dự án ra đời. Do đó, mạn phép hỏi xin đồng thuận của các quý thành viên, các quý ĐPV và quý BQV về việc thay biểu trưng cũ thành biểu trưng mới. Cụ thể:

  • Biểu trưng cũ (trông khá đơn điệu và không nổi bật):
  • Biểu trưng mới (dành riêng cho dự án mới tạo lập, kết hợp giữa các yếu tố Việt Nam+Điện ảnh+Hiện đại+Gần gũi):

Vì bản mẫu được nhúng trong nhiều bài viết nên cẩn xin cộng đồng cho ý kiến nhằm đồng bộ biểu trưng của dự án với logo trong bản mẫu. Chân thành cảm ơn. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 07:11, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn đã cần ý kiến chung chứ không chỉ thành viên của dự án, thì tôi nghĩ là tôi thích phương án 1 hơn vì nó mang lại cảm giác bách khoa đối với chủ đề mà nó hướng đến (điện ảnh Việt Nam) hơn. Các biểu trưng cách điệu nhân vật (mascot) rất ít gặp ở Wikipedia, ngoại lệ duy nhất có lẽ là Wikipe-tan, nhưng Wikipe-tan lại phù hợp "một cách bách khoa" với chủ đề mà mascot này hướng đến (nhân vật phong cách anime và manga, tôi giải thích như vậy không biết có thể hiểu được không?) Còn mascot này tôi không nghĩ là một sự đại diện mang tính bách khoa cho chủ đề điện ảnh Việt Nam. --minhhuy (thảo luận) 07:22, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi phải nói hình thứ hai là một thảm hoạ thiết kế. Nghiêm túc đấy. Vĩnh Lạc Đế Nội các 07:34, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cám ơn bạn đã thiết kế logo mới. Tuy nhiên tôi thấy logo cũ đơn giản và dễ hiểu hơn. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 11:13, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cái thứ 2 rất thu hút để làm quảng cáo game mobile đấy. Nền điện ảnh nghệ thuật Việt Nam có vẻ rất phù hợp với logo thứ 1.  A l p h a m a  Talk 11:33, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một số phân tích thế này:

  • Icon được dùng để nhúng trong bản mẫu (một hộp kích thước nhỏ) thì cần ít chi tiết thừa. Làm sao để icon khi nhỏ thì nó vẫn toát lên được nội dung mà nó đang nói đến. Icon 2 vi phạm nghiêm trọng lỗi này.
  • Khi cần thể hiện nội dung thì chỉ cần 1-2 biểu tượng trong icon. Như icon 1 có cái clapperboard là vừa đủ. Icon 2 thì quá nhiều biểu tượng, làm kém đi mức độ nhận diện.
  • Một số biểu tượng ở icon 2 không ăn nhập gì với nội dung: nón lá, quả bóng người, rồi cái laser gì đó.
  • Icon nên là hình vuông để dễ nhúng ở nhiều trường hợp.

Nói thật, như Tàn Kiếm, thì đây là một thảm họa thiết kế. Sorry. P.T.Đ (thảo luận) 12:41, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi khá thích túi bỏng ngô trong logo của bạn Nguyenhai314. Không biết logo này có phù hợp không:

Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 15:45, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thiết kế này khá sang trọng nhưng không toát lên được cái hồn của dự án, trông giống logo thương hiệu bỏng ngô hơn. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:50, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi vừa thiết kế thêm hai logo mới, mọi người xem cái nào đẹp hơn để tôi đưa vào bản mẫu nhé. Dù gì thì logo cũ dùng cũng đã lâu, nhân dịp dự án thành lập, tôi muốn sử dụng một logo nào mới mẻ một chút, vừa đại diện cho dự án, vừa ổn định khi đưa vào bản mẫu. Sau khi cân nhắc tôi nghĩ hai logo này khá hợp:

Nhờ quý BQV @Trần Nguyễn Minh Huy, P.T.Đ, và Alphama: xem xét giúp. Cảm ơn rất nhiều. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:50, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thích hình bên phải hơn vì nó đơn giản mà vẫn thể hiện tốt ý nghĩa truyền tải trong một văn cảnh bách khoa. Tuy nhiên, tôi thích phiên bản gốc của hình bên phải hơn (phiên bản mà bạn tải lên đầu tiên, và phiên bản thứ hai), không phải vì màu mà là vì nó không có những đoạn "đứt khúc" trên đường viền, mà nếu không phóng to lên tôi cứ ngỡ là hình vẽ bị vỡ nét. --minhhuy (thảo luận) 05:26, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Đã chỉnh lại viền. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:01, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Tôi vẫn thích cái cũ hơn, bất đắc dĩ thì chọn cái camera nhưng chỉnh sao có vuông 1 tý (kiểu cần ống kính để hiểu là điện ảnh).  A l p h a m a  Talk 15:53, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hỏi về độ nổi bật

Không biết ở vi.wiki có quy định hay đồng thuận nào về độ nghiễm nhiên nổi bật của các Đệ nhất phu nhân không? Đơn cử như bài Trần Thị Kim Chi - được cho là "Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam" vì là vợ của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:15, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo tôi là không: "Việc một người A có quan hệ với một người nổi tiếng B không phải một lý do để có một bài riêng về A". Tôi dẫn về bài Nguyễn Minh Triết. Caruri (thảo luận) 18:26, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

17:41, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)

Thảo luận về việc thông qua quy định Tiểu sử người đang sống bị đề nghị xóa và hợp thức hóa bản mẫu {{Prod blp}}

Chào các thành viên đáng kính của Wikipedia tiếng Việt. Thời gian vừa qua, có nhiều tranh cãi xoay quanh các bài viết về người còn sống không nguồn và cách thức xử lý các bài viết này. Mọi người có thể tham khảo ở đâyđây. Theo lời răn dạy của quý BQV Alphama thì:

Tất cả quản trị viên đều có thể thực hiện độc lập, nhưng phải tự chịu trách nhiệm lấy hành động đã làm (nếu bị bãi nhiệm). Còn nếu tham khảo cộng đồng thì sẽ có phương án tốt hơn (theo tôi thì như phần trách nhiệm sẽ nhẹ hơn) cũng như có tính đồng thuận và cộng đồng cao hơn.

Vì để cộng đồng tránh khỏi việc phải đưa ra những "quyết định độc lập", đồng thời tạo ra một "quy chuẩn cộng đồng có tính dài hạn", đem lại sự thống nhất hành động chung, tôi quyết định nhập khẩu quy định Tiểu sử người đang sống bị đề nghị xóa từ Wikipedia tiếng Anh về Wikipedia tiếng Việt, đồng thời đề xuất sử dụng bản mẫu {{Prod blp}} một cách hợp pháp tại dự án này, dành riêng cho các bài viết về tiểu sử người đang sống không nguồn (TSNDSKN) mà không cần sử dụng qua trung gian bản mẫu chất lượng kém (clk).

Nói một cách ngắn gọn về quy định mới, nếu bất kỳ ai phát hiện một bài viết về TSNDSKN nào tại Wikipedia tiếng Việt thì xin hãy tự nhiên đặt bản mẫu {{Prod blp}} vào đó và bản mẫu này chỉ có thể được dời ra khỏi bài khi và chỉ khi có ít nhất một nguồn đáng tin cậy về nhân vật đó được nêu ra trong bài. Tóm gọn lại thì là "gắn vào khi không nguồn, gỡ ra khi có nguồn đáng tin cậy".

Vì là quy định được dịch từ Wikipedia tiếng Anh nên chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi đã cố biên tập theo hướng dễ hiểu nhất cho người đọc tiếng Việt, tránh dịch word-by-word, bổ sung thêm ví dụ gần gũi với dự án chúng ta. Trong quá trình dịch cũng cân nhắc lược bỏ một số nội dung không phù hợp với dự án (chẳng hạn như WikiProject). Xin tự nhiên góp ý và chỉnh sửa trực tiếp vào quy định. Cảm ơn rất nhiều. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 04:47, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ủng hộ mạnh Trên thực tế, là một bảo quản viên, tôi vẫn thường xóa nhanh bài WP:TSNDS (BLP) mà không có lấy một nguồn tham chiếu nào, đúng theo các tiêu chí tại enwp mà xưa nay vẫn nghiễm nhiên áp dụng cho viwp trong hầu hết trường hợp, trừ phi có tranh cãi. Tôi cho rằng bài về "người đang sống" là một nhóm đối tượng bài cần được đối xử đặc biệt hơn hẳn các bài viết khác, vì theo quan điểm của WMF, của Jimmy Wales, thì chúng có độ nhạy cảm đặc biệt cao ít nhất là với luật pháp Hoa Kỳ. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng rất khó để xác minh xem dữ kiện về người đang sống có gây tranh cãi hay không vì không có tiêu chí nào cụ thể, và tranh cãi hay không là nằm ở phía người đang sống đó chứ không phải ở Wikipedia, nên theo tôi không những thông tin gây tranh cãi về người đang sống không nguồn phải bị xóa nhanh, mà bất kỳ thông tin nào về người đang sống mà không có nguồn cũng cần bị xóa nhanh. Tôi thấy đây không chỉ là vấn đề về độ chính xác của những thông tin nhạy cảm, mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến cuộc đời của một con người. --minhhuy (thảo luận) 05:19, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý mạnh. Tôi là một trong những người có nhu cầu "mạnh tay" với loại này trong thời gian gần đây, không có lý do gì để không áp dụng cả. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:33, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ủng hộ Tôi luôn ủng hộ "mạnh tay" với tất cả thể loại PR, spam, 0 nguồn và dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:01, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cần ghi rõ là quy định này chỉ áp dụng cho các bài TSNĐS được khởi tạo sau ngày thông qua quy định, tránh các thành viên thiếu thiện ý đem quy định này đi "trảm" các bài TSNĐS cũ. —  Băng Tỏa  15:19, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề logo treo Tết

Mặc dù đã được thông qua bằng biểu quyết từ lâu và có nhiều người tham gia nhưng tôi nghĩ vẫn nên xem xét và thảo luận nghiêm túc lại logo này. Tôi có thấy nhận xét của 1 IP (có thể là Xô viết nghệ tĩnh) và nhìn lại thì nhận ra 1 số điều:

  1. Logo giống như 1 con trâu "quằn mình" chọc tiết?
  2. Có cảm giác logo mô tả 1 năm đầy sóng gió?
  3. Trâu tắm máu trong biển sóng gió dữ dội?

Nếu các bạn tái khẳng định vẫn sử dụng logo. Coi như đây là 1 hình thức củng cố kết quả biểu quyết. Tôi không có ý kiến gì thêm nếu đa số vẫn muốn sử dụng logo này.  A l p h a m a  Talk 15:47, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"Don't feed the troll"— Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 15:56, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Màu đỏ là màu may mắn, cũng vì lẽ đó mà đây là màu gắn liền nhất với tết, từ màu phong bao lì xì tới, tới nền câu đối, thư pháp,... Không hiểu từ đâu ra cái suy nghĩ "con trâu tắm máu". Quả thực trí tưởng tượng rất phong phú. Cuộc biểu quyết đã kết thúc, đây là phương án được nhiều lựa chọn nhất. Tóm lại nếu có ý kiến, bạn nên cho ý kiến trước khi biểu quyết kết thúc thay vì đợi người ta đăng lên rồi mới "phàn nàn" ở đây. Hankiz tl 16:17, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cần thiết thì ghi chú dưới logo: Đây không phải là con trâu bị chọc tiết. P.T.Đ (thảo luận) 16:18, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sao anh không cho những lời nhận xét này sớm hơn? Lá phiếu của anh nói riêng và lời giải thích trên có thể tác động phần nào tới kết quả biểu quyết khi mà thời gian cho phiếu vẫn còn đấy. Nhưng bây giờ thì không. Kết quả biểu quyết đã ấn định, hoàn toàn minh bạch, đúng tinh thần, không cần phải thêm cái gì gọi là "tái khẳng định" ở đây hết, thưa anh. Năm 2017 khi quốc hội họp phê chuẩn kết quả chiến thắng của Trump. Ở phía đảng Dân Chủ Mỹ có người đứng lên phản đối kết quả bầu cử; nhưng Biden trả lời rất dứt khoát "No, it's over", sau đó cười tươi khoe hàm răng trắng rất đẹp của mình gõ búa 1 cái và tuyên bố Trump làm tổng thống, chúc phúc cho Trump thành công để nước Mỹ thành công. Một lần nữa, logo này được chọn hoàn toàn đúng kết quả bỏ phiếu, không có gì cần phải tái khẳng định ở đây cả. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:20, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ hỏi các bạn lần nữa về 1 số thứ tôi quan ngại thôi. Ở Wikipedia, bất kể 1 BQ nào kết thúc đều có tìm đồng thuận hay 1 BQ mới để tìm đồng thuận mới, đó là lý do vì sao quy định luôn cập nhật thường xuyên để phù hợp tình hình. Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết chính trị. Tôi đã ghi rõ "Tôi không có ý kiến gì thêm nếu đa số vẫn muốn sử dụng logo này".  A l p h a m a  Talk 16:32, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ôi anh bạn BQV thân mến của tôi ơi, tôi không muốn và cũng không thể diễn thuyết chính trị cho anh. Tôi dẫn chuyện ra đó là để lấy tấm gương về cái gọi là "hành động đẹp". Tại sao chỉ vì mình anh cảm thấy logo xấu, "quan ngại",... mà lại mong muốn cả cộng đồng xét lại lá phiếu của họ? Phiếu của các thành viên được bỏ đúng luật, đúng thời hạn, nhiều người bỏ phiếu sau khi thảo luận chán chê. Còn anh, lúc biểu quyết thì sao anh không vào bỏ phiếu, anh cho ý kiến, giờ lại đòi xét lại. Bản thân tôi cũng không bỏ phiếu cho cái logo này, phàn nàn cá nhân với vài thành viên ("bạn ơi mình thấy không đẹp"), nhưng tôi không làm như anh vì tôi tôn trọng lựa chọn của cộng đồng. Cái câu rào sau "Tôi không có ý kiến gì thêm nếu đa số vẫn muốn sử dụng logo này" của anh nó chả có nghĩa lý gì vì anh ý kiến chán chê rồi còn gì nữa. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:02, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Từ khi nào có chuyện phải củng cố kết quả vậy? Thứ nhất: rõ ràng là IP của Soviet người đã phá rối trang này suốt nhiều tháng qua. Thứ hai: những bình luận như chọc tiết, năm sóng gió và trâu tắm máu hoàn toàn là những quan điểm phiến diện và trí tưởng tượng có phần hack não. Quan điểm của riêng tôi thì thấy logo chỉ có những nét đặc trưng và phong cách của Tết. Kết quả đã rõ, không hiểu sao phải tốn thời gian của cộng đồng để thảo luận lại chỉ vì 1 IP có tiền sử troll rất mạnh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:27, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nếu muốn ý kiến thì nên ý kiến ngay từ lúc thảo luận. Bây giờ người ta treo lên xong xuôi rồi mới ý kiến. Tôi mở thảo luận những 7 ngày + 4 ngày bầu chọn = 11 ngày (trước đó còn gửi thư mời đi khắp nơi) chứ có phải là đề xuất xong treo logo vội vã trong vòng chưa đến 24h như BQVGD nào đó từng làm vào đầu tháng 1 năm 2021 đâu. Còn việc có muốn giữ logo này hay không xin nhường cho cộng đồng quyết định. —  Băng Tỏa  16:29, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Có lẽ đây chỉ là một cách thức "thử lòng" cộng đồng mới của quý BQV Alphama, tương tự đề xuất "cho phép quảng cáo tại Wikipedia tiếng Việt". Mọi người đừng nên căng thẳng quá. Tết sắp đến rồi ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:30, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi vừa ăn cháo lòng. Khá nhiều lòng rồi. P.T.Đ (thảo luận) 16:37, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cảm ơn BQV Alphama đã giúp cộng đồng nhận ra sự khó chịu của việc "mở thảo luận thì không ý kiến, chốt kết luận lại phản đối, xỉa xói", y như việc mời phụ huynh ý kiến thì "im như hến", khi nộp khoản "tự nguyện" xong lại xì xầm bàn tám, lại lâm râm miệng đời. Hy vọng mọi người ở đây quan tâm và can thiệp vào các biểu quyết, để tiếng nói của mình được tham gia, góp phần vào công việc chung. ✠ Tân-Vương  16:39, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    ThiênĐế98 kiểm tra giúp đó là 1 cuộc biểu quyết hay 1 cuộc đồng thuận?  A l p h a m a  Talk 16:56, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đang nói đến các biểu quyết của tôi, điển hình là Sửa điều 20 Quy chế và cả BQ Quy chế, khi đi mời rất nhiều lần, rất lớn số thành viên, khi biểu quyết mời tiếp, nhưng không ai ý kiến, ý kiến chỉ đến sau khi ...chốt kết quả! Bây giờ nếu chẳng may lọt vào các điểm hở trong BQ Quy chế 20 (đã được vạch ra cho cộng đồng xem sẵn), thì lại có tranh cãi lớn. Tinh thần đồng thuận cũng không ngoại lệ, nếu đã mời khá rộng rãi, có thời gian dài ít là 7 ngày tại không gian chung và có đồng thuận, ít nhất theo tiêu chí đã có sẵn và công bố lúc ban đầu thì phải được tôn trọng. Tiền lệ, đồng thuận và biểu quyết cần tôn trọng theo mức nghiêm ngặt tăng tiến. Ít thì các cuộc bỏ phiếu này có thể quy định hóa thành dạng "biểu quyết ít quan trọng", còn về cơ cấu, cách thức ra sao, là câu chuyện dài. Ví dụ hiện nay cần biểu quyết nhanh việc đảo/hủy kết quả BTN lần 3, trong 14 ngày thì lại không có/chưa rõ cơ chế, mở 30 ngày thì lại quá lâu, y như việc thông qua giới hạn CT vậy. Đây cũng là một mục cần xem xét. ✠ Tân-Vương  17:06, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy đây có phải là 1 cuộc đồng thuận?  A l p h a m a  Talk 17:08, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Trên tinh thần có thể xem là một dạng biểu quyết nhỏ, tất cả các thành viên tham gia ý kiến (có thể xem là bỏ phiếu) đồng thuận chấp nhận "luật" do người điều khiển lập ra, là logo nào được ủng hộ nhiều hơn thì treo logo đó, với một thời hạn kéo dài 7 ngày và đã có thảo luận trước. Tôi thấy cách làm này khá bài bản, tránh lặp lại việc treo logo mới 2-3 ngày đã thông qua, ý kiến của quá ít thành viên và quá hấp tấp, treo lên lại gỡ xuống. Nhìn chung thì "đồng thuận dạng biểu quyết con" này nên được tôn trọng. P.S: Chạm vào đâu cũng thấy dự án thiếu quy định trầm trọng, có cần biểu quyết mới để hợp thức hóa các dạng biểu quyết con? ✠ Tân-Vương  17:15, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:ThiênĐế98/"Đồng thuận" tại Wikipedia tiếng Việt -> theo tôi "thảo luận tìm đồng thuận" = "biểu quyết con". 2 cụm từ đồng nghĩa. Sau này sẽ quy định hóa sau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:05, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ là nhiều bạn có thể đã mất bình tĩnh. Nếu là đã là 1 cuộc đồng thuận thì mọi quan ngại của bất kể thành viên đều có thể nêu ra để tìm 1 cuộc đồng thuận mới. Vì tôi khá tôn trọng mọi người nên mới ghi "Tôi không có ý kiến gì thêm nếu đa số vẫn muốn sử dụng logo này" nhưng cũng có 1 số quan ngại nhất định cần nêu ra. Không lẽ nếu có quan ngại không thể nêu ý kiến của mình và phải giữ trong lòng để chứng tỏ mình tôn trọng mọi người? Còn việc bỏ phiếu trong thời gian thảo luận thì là điều tốt nhưng lỡ vì công việc hay gì đó thì sau thời gian đó nêu ý kiến cũng không thành vấn đề.  A l p h a m a  Talk 17:23, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không rõ, nhưng ý nghĩ của tôi ban đầu giống Nguyenhai, đó là bạn đang thử nghiệm dự án, với tư cách BQV. Thử nghiệm cách cộng đồng phản ứng với cái mới, nhưng có lẽ tôi cũng đã nhầm. Thực tế thì việc mở đồng thuận mới sau đồng thuận cũ làn điều hoàn toàn có thể xảy ra, rất bình thường. Tuy vậy, tạo một tiền lệ cần cẩn trọng để tránh các vụ việc sau này xảy ra tranh cãi. Thôi thì thực tế chút: Sau khi cộng đồng đồng thuận xóa dịch máy triệt để, một thành viên vào muộn/không tham gia ý kiến/không còn thời gian vào ý kiến "mọi người ơi, mình thấy chưa hợp lý lắm, mình thấy không được, không phục" thì cần mở đồng thuận mới? Việc mở đồng thuận mới này, dĩ nhiên sau khi cái cũ đã thông qua và thực thi, sẽ làm mất thời gian cộng đồng (trong một số việc là nên mở mới, ví dụ có điều gì nghiêm trọng xảy ra, chưa ai phát hiện), nhưng nếu mở đồng thuận lần 2 cùng chủ đề nhiều lần thì thời gian đâu mọi người viết bài? Tôi cho rằng cần thật sự cẩn trọng trong việc mở đồng thuận lần 2, nếu bạn thấy là cần thiết. Một chút quan điểm tại đây gửi đến bạn. ✠ Tân-Vương  17:46, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với BQV Thiên Đế là chỉ nên mở đồng thuận lần 2 ở cùng chủ đề khi thật sự cần thiết và có vấn đề nghiêm trọng. Chứ đồng thuận nào cũng mở lần 2 một cách vô tội vạ thì thật tốn thời gian. Ví dụ như tôi mở BQ lần 2 cho công cụ CT vì mức 95% vẫn còn rất nhiều bài dịch máy clk (vấn đề nghiêm trọng) nên tôi muốn đề xuất chỉnh lại. Còn bạn mở đồng thuận lần 2 chỉ vì 1 comment từ 1 tv có tiền sử troll rất nhiều năm và đã bị cấm vô hạn nhiều lần thì tôi e rằng đây là một phép thử với cộng đồng. Bằng chứng là sự phản đối mãnh liệt ở đây. 0 người ủng hộ bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Phú và Đế, logo của dự án không quan trọng thì theo các bạn cái gì quan trọng??? Tại sao chỉ nêu quan ngại mà các bạn phản ứng khá mạnh như vậy? Không lẽ Wikipedia là 1 tổ chức ở Hoa Kỳ mà phải "dĩ hòa vi quý"? Tôi thấy giới trẻ ngày nay lúc nào cũng đòi dân chủ, bình đẳng nhưng khi gặp ý kiến trái chiều thì tìm cách "dập tắt" sự dân chủ là sao vậy?  A l p h a m a  Talk 01:20, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cần nhìn thẳng, nói thật: Dự án Wikipedia lớn (không rõ có nhầm không) mà còn bị phá hoại logo thành hình ảnh tính dục không phù hợp cho mọi độc giả, thì mảng logo này rõ ràng không được quan tâm chú ý. Bằng chứng quá rõ nét là chẳng có biểu quyết nào mỗi năm một lần/ mỗi dịp để treo một cái logo mới, vì nó không thực sự quan trọng, cộng đồng không cần tốn thời gian quá nhiều vào nó. Như đã nhiều lần nêu quan điểm, theo tôi bài viết mới là trung tâm của dự án, mọi sự mọi điều đều hướng đến việc phát triển bài viết. Chẳng rõ vì sao "logo nhãn hàng" lại được coi là "quan trọng", nhất là chỉ là "tạm thời". Xin hỏi, tôi nhận thấy có chút yếu tố tạm gọi là tâm linh, là phong thủy chăng (qua việc bạn cho là "quằn mình", "chọc tiết", "sóng gió"), nếu đúng là như vậy, tôi hoàn toàn ghi nhận thiện ý của bạn tại đây. Cá nhân tôi nhận định đây là phản ứng đủ mạnh để tránh tạo một tiền lệ mà thiển ý của tôi là "vô cùng quái dị" đang diễn ra tại đây. Xin góp ý thật lòng, nếu không ký với tên BQV Alphama thì tôi đã nghĩ ngay một dạng rối diễn đàn đang quấy rối người dùng, cố ý gây rối trước những việc đã rõ ràng, minh bạch. "Dân chủ" qua biểu quyết, "bình đẳng" mỗi người một "lá phiếu" là đã đủ và trọn vẹn. Thế nào là "bình đẳng", thế nào là "dân chủ" khi phải "triệu" mọi người đến để "củng cố kết quả biểu quyết". Xin hỏi thế nào là "củng cố kết quả biểu quyết" và xin tiền lệ, nếu có. Ai có quyền xin tái củng cố kết quả. Xin cho phép được nói thật, cuối năm nói, hy vọng năm mới đến bỏ qua, đó là đây là một thảo luận kỳ lạ nhất tôi từng thấy tại dự án này, nhất là không gian chung cộng đồng. Như đã nhiều từ viết bên trên, đây hoàn toàn chỉ là thiển ý của tôi, ý kiến cá nhân, mong bạn đừng giận. Cá nhân tôi sau khi suy nghĩ kỹ thì có vẻ, rất có thể bạn ngại nói ra về ý phong thủy... ✠ Tân-Vương  05:48, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cho dù việc chọn logo có quan trọng đi nữa nhưng vấn đề liên tưởng bạn nêu không đủ nghiêm trọng và thuyết phục để mở 1 cuộc đồng thuận lần 2 ở cùng 1 chủ đề. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:52, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy việc nêu ý kiến khác sau khi đã có đồng thuận là bình thường, nhưng nếu xuất phát điểm của việc này là từ một tài khoản troll đã bị cấm vô hạn, thì lý lẽ của ý kiến khác đó thiếu thuyết phục trầm trọng. --minhhuy (thảo luận) 17:27, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không, ý kiến của IP chỉ 1 phần, tôi có nhìn nhận lại là đánh giá độc lập riêng. Quan điểm của tôi "troll" không phải lúc nào cũng là sai, mặc dù xác suất đúng khá thấp.  A l p h a m a  Talk 17:29, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cách để mọi người không rơi vào "bẫy troll" là đừng "feed" cho nó, nên tôi đã rất dứt khoát xóa sạch sẽ các thảo luận troll đi và phớt lờ hoàn toàn. Việc khơi lên lại sẽ khiến troll nghĩ là đã thành công trong việc gây chú ý và tiếp tục công việc troll của mình, một vòng luẩn quẩn không có hồi kết. --minhhuy (thảo luận) 17:33, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Rõ ràng bạn đã bị "mắc bẫy troll" với việc làm tốn thời gian của cộng đồng mà tôi bảo đảm 100% là số đông áp đảo các thành viên sẽ ủng hộ logo được bầu này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:48, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vui lòng Phú 1 lần nữa loại bỏ ngay tư tưởng "troll", rối,..." tronng cuộc thảo luận này và tập trung hơn về chủ đề thảo luận. Bạn đừng có lan man "troll" miết được không?  A l p h a m a  Talk 01:21, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Việc logo treo lên phát sinh ý kiến về mặt ý nghĩa trước đây có DHN đã mở thảo luận về logo đang treo, sau đó là tôi cũng ý kiến logo đang treo đầu tháng 1 vừa rồi. Tôi thấy đơn giản có ý kiến thì nói, có đồng thuận thì đổi, không thì thôi. ~ Violet (talk) ~ 18:04, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    2 vụ đó rất khác với trường hợp hiện tại. Thứ nhất: cả 2 lần đó đều treo logo mà không thông qua đồng thuận rõ ràng. Thứ hai: có các vấn đề nghiêm trọng để phản đối ở cả 2 lần (lần này thì ý kiến phản đối lại rất chủ quan). Thứ ba: lần phản đối này bắt nguồn từ thành viên có tiền sử troll hơn 10 năm và đã bị cấm vô hạn nhiều lần. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:14, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Phú, bạn nên tập trung vào nội dung hơn là tập trung vào những thứ liên quan. Hãy quên IP troll và tập trung vào nội dung bình tĩnh xem xét thì tốt hơn.  A l p h a m a  Talk 18:20, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    2 lý do đầu của tôi tập trung vào nội dung nhé. Ai đang mất bình tĩnh thì tôi không biết chứ tôi đây rất bình tĩnh trên chục năm nay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:23, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vụ logo có hình đeo khẩu trang cần được loại bỏ càng sớm càng tốt vì nó đi ngược lại rõ rệt một trong những lời phủ nhận của Wikipedia. Còn lý do đưa ra ở đây lại là một góc nhìn cá nhân (không khác gì anh nói xấu tôi nói đẹp, hay anh sai tôi đúng), nên so sánh hai trường hợp này tôi thấy khập khiễng. Tuy vậy tôi đồng ý rằng nếu có ý kiến khác sau khi đồng thuận cũ đã kết thúc thì việc mở thảo luận tìm đồng thuận mới là chuyện bình thường, và cho đến khi đồng thuận mới được thiết lập thì đồng thuận cũ vẫn giữ nguyên giá trị. --minhhuy (thảo luận) 07:15, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thì vốn không tham gia bỏ phiếu vụ logo này vì không thực sự thích phương án nào cả. Mặc dù tôi cũng không ưa gì Xô viết nhưng cũng khá đồng tình với quan ngại của Alphama. Đỏ thì đúng là tượng trưng cho may mắn, nhưng "bò" + "đỏ" thì ... chưa chắc. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:18, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Trâu + đỏ = may mắn + năm con trâu = logo Tết quá đẹp. Chứ suy diễn thành trâu tắm máu (phim kinh dị?) + bị chọc tiết thì lại càng nực cười hơn. Dựa vào câu do chính bạn nói ra, "Vậy nên nếu tôi phát hiện Alphama phạm lỗi gì đó mà chưa ai phát hiện thì tôi cũng sẵn sàng tố cáo thôi (idol 7 năm của tôi bị phát hiện phốt nhân cách tôi cũng chửi không thương tiếc mà)". Tôi thấy bạn chưa sẵn sàng để lên tiếng phê bình idol của bạn (thiếu trung lập). Tuy đây không phải là lỗi gì cả nhưng dường như Alphama đang bị mắc bẫy từ troll và làm tốn thời gian của cộng đồng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:31, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Đây gọi là lỗi? Tôi thấy mọi thứ trong mắt bạn chỉ có lỗi và lỗi. Bạn thấy đẹp không đồng nghĩa với người khác cũng thấy đẹp. Bản thân tôi khi nhìn logo này thì không liên tưởng tới tắm máu cho lắm, nhưng cái nhảy lên trong đầu tôi là "bò đỏ" và "sóng gió". Tôi "khá đồng ý" với quan điểm của Alphama chẳng có gì là thiếu trung lập cả. Người khác ủng hộ ý kiến của bạn là đúng đắn, là trung lập, còn người khác ủng hộ ý kiến của người trái ngược bạn là "chưa sẵn sàng phê bình", là chưa trung lập? À đừng hỏi tại sao tôi nói "bò đỏ" mà không phải "trâu đỏ", vì con này cũng không khác lắm con "bò" trong tuyên truyền (và bác bỏ) "đường lưỡi bò" của TQ và VN. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:44, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Năm nay là năm trâu nhé. Bò thì không có trong 12 con giáp của VN, nên không cần liên tưởng chi mệt. P.T.Đ (thảo luận) 18:51, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Năm con trâu là một chuyện, hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến cái gì lại là chuyện khác. Hơn nữa "năm Trâu" hình như chỉ có trong quan niệm những nước còn xài âm lịch như các nước đồng văn. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:54, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chuyện 12 con giáp chỉ có ở các nước đồng văn thì liên quan gì nhỉ? Từ năm 2008, Wikipedia đã treo logo Tết có hình 12 con giáp rồi (xem Wikipedia tiếng Việt). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:25, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin mời bạn đọc kỹ lại lời tôi nói (rõ ràng là tôi nói đây không phải là lỗi). Đẹp hay xấu gì không quan trọng. Quan trọng là cộng đồng đã chọn phương án này. Tôi nghĩ đây là "trâu" chứ không phải "bò". Logo mang tính chất giải trí đầu năm mà lại lái qua chủ đề chính trị (còn liên quan tới "sóng gió" thì đã sao)? Thêm nữa, đường lưỡi bò không có sừng (vì không phải là trâu) và không phải màu đỏ.
    "Người khác ủng hộ ý kiến của bạn là đúng đắn, là trung lập" -> tôi không có nói câu này và không phải lúc nào tôi cũng đúng. Wikipedia không có đúng sai, chỉ có các quy định và "đồng thuận" dựa trên thảo luận đồng thuận hoặc BQ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:56, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đồng thuận thì có thể mở thảo luận tìm đồng thuận mới. Quan điểm của tôi không cứng nhắc, rập khuôn. Không phải cứ cái sự đã rồi thì phải chịu vậy.  A l p h a m a  Talk 01:25, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Thôi thì tôi cũng chịu sự liên tưởng của các bạn. P.T.Đ (thảo luận) 18:58, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mỗi người có 1 quan điểm khác nhau, đó là sự phong phú cần thiết của dự án. Bạn không thể nào ép mọi người phải suy nghĩ giống bạn được.  A l p h a m a  Talk 01:31, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi chỉ cảm thán thôi, không "chèn ép" gì ở đây. Tôi nghĩ nếu các bạn rảnh vậy thì dành time làm gì đó hơn là bàn luận một việc đã rồi. Mà rảnh thì nên tham gia hội nghị từ trước. Cứ phải đẻ ra hội nghị lần thứ hai, lần thứ ba thì phí thời gian, nguồn lực. Tôi nghĩ người quản lý thì nên sắp xếp thì giờ cho việc quan trọng hơn. P.T.Đ (thảo luận) 03:44, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy logo này về mặt thẩm mỹ thì đẹp, tôi cũng thích, nhưng nếu về mặt ý nghĩa có thể gây gợi số liên tưởng không hay thì sao ta không đi vào trọng tâm thảo luận là có nên đổi hay không? Hiện vẫn còn nhiều phương án đẹp sẵn có của cùng tác giả, đều một 9 một 10 về chất lượng cả. ~ Violet (talk) ~ 02:26, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nhận thấy có vài ý kiến trái chiều, cộng với việc tôi từng bị phàn nàn về việc mở bầu chọn trễ 1 ngày so với kế hoạch đề ra, đằng nào cũng còn 2 ngày nữa mới đến giao thừa. Nếu cộng đồng đồng ý thì tôi xin đề xuất mở tiếp bầu chọn logo thêm một ngày nữa để cho cộng đồng tiếp tục bỏ phiếu, coi như là tôi cũng chuộc lỗi vì mở bầu chọn muộn 1 ngày (do lệch múi giờ). Cộng đồng giữ toàn quyền quyết định về việc có đồng ý với đề xuất này của tôi hay không và có muốn giữ phương án 2 làm logo Tết chính thức hay không. Xin phép ping gấp các thành viên thường xuyên online Nguyenhai314, Lệ Xuân, Nguyentrongphu, P.T.Đ, Truy Mộng, Mongrangvebet, Quenhitran, conbo, Bluetpp, Trần Nguyễn Minh Huy, Tàn Kiếm để xin ý kiến. —  Băng Tỏa  03:38, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không chọn phương án hiện tại nên không có ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 03:45, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không tham gia cuộc bầu chọn này (vì bản thân là một trong những người ứng cử). Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhấn mạnh lại rằng một cuộc bầu chọn được đưa ra và hạn định thời gian, có gửi thư mời từ lâu, đủ để cho cộng đồng có thời gian cân nhắc và đánh giá. Ý kiến thì đã có, nhưng người cần ý kiến lại không lên tiếng mà có xu hướng ý kiến sau khi cuộc bầu chọn đã kết thúc. Có lẽ chúng ta phải mở đồng thuận lâu hơn một chút, dài hơn một chút, thậm chí mở đến khi hết Tết cũng được, để mọi người thoải mái bình phẩm, "liên tưởng" từ "trâu" thành "bò", từ "logo" đến "biểu tượng cắt tiết" trên bàn nhậu. Nhân vụ việc này nhớ lại sự việc đưa BVT lên trang chính, dù đã thảo luận đủ lâu, đủ dài, đủ kiểu nhưng vẫn chưa đủ "thỏa mãn", chưa đủ tính "tò mò", "hiếu kỳ"; hay mới đây là vụ việc ở BTN Tuanminh01 lần 3, đồng thuận đã có, quy định, tiền lệ cũng có nốt nhưng vẫn thích đồng thuận thêm chỉ để "đồng thuận" cho những thứ đã "đồng thuận" rồi. Có lẽ "chủ nghĩa xét lại" là một đặc trưng vốn có của người Việt. Tôi nghĩ, sau những sự vụ này, quý BQV ThiênĐế98 phải cân nhắc hơn, ưu tiên cao hơn, sớm đưa dự luật "đồng thuận" vào thực tiễn. Theo tôi thấy, đây là giải pháp duy nhất để giải quyết tình trạng "đồng thuận vô hạn định" này, thứ đang là "trở lực" lớn, một "sợi dây bảo thủ vô hình" ngăn cản sự phát triển của dự án. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:57, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    "Sợi dây đồng thuận", rút hoài không hết. Một thuật ngữ wiki mới. :)) Nghe khá giống "sợi dây kinh nghiệm". P.T.Đ (thảo luận) 04:02, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xong là xong, không làm lại. Vĩnh Lạc Đế Nội các 06:12, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Rõ ràng lại đại đa số không đồng ý với việc xét lại kết quả. Chuyện này làm tôi liên tưởng tới ông Trump. Cứ la làng hoài, nhưng không 1 thẩm phán nào bênh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:18, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tết nhà bao việc, lên Wiki chút thôi mà một đống thảo luận mới mọc lên, không cập nhật lại thành người tối cổ. Dù sao thì bầu xong rồi thì dán cho hết hạn luôn, gỡ làm chi. –  𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 15:10, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Red XN Không đạt được đồng thuận cho việc mở tiếp bầu chọn. Ở phía trên cũng không có đồng thuận để gỡ logo này xuống và/hoặc đổi sang logo khác. Xin phép kết thúc sự việc tại đây. – —  Băng Tỏa  20:44, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người thảo luận tại Thảo luận:Thú mỏ vịt Perry#Trở thành trang chuyển hướng về bài chính. Tôi đang cố giải quyết đống yêu cầu tồn đọng nhiều năm trong Thể loại:Bài cần hợp nhất trong phạm vi khả năng có thể. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:12, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi tưởng đây là nhân vật khá nổi tiếng chứ nhỉ. Hồi nhỏ ai xem Disney Channel đều biết con Perry này. Bên enwiki còn là BVT? Có gì nhầm lẫn rồi. P.T.Đ (thảo luận) 18:20, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Bản thân tôi cũng biết con vịt này vì coi bộ phim này cũng kha khá. Nhưng xét riêng bài này thì lại không có gì để trở thành một bài riêng. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:37, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhân vật chính của bộ phim mà nhỉ. Trước giờ nhân vật hư cấu trên đây cũng đầy mà? Đây là một ý kiến phản đối việc hợp nhất. À nhưng mà nó không phải là con vịt, nó là thú mỏ vịt Perry, đặc vụ bí mật của tổ chức O.W.C.A. P.T.Đ (thảo luận) 18:43, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không nói vấn đề nhân vật hư cấu hay không. Tôi chỉ nói xét riêng nội dung bài này có gì để đứng riêng lẻ. Tôi biết nó là con thú mỏ vịt, nhưng chị em tôi cứ quen gọi nó là con vịt (Perry) cho gọn – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:47, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bên enwiki là BVT, đầy đủ nguồn, có nhiều thông tin về nhân vật cho người đọc rõ thêm hành tung, tiểu sử, cách sáng tạo nhân vật. Nên đặt biển mở rộng bài là ok rồi. P.T.Đ (thảo luận) 18:54, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có đôi chút góp ý vì có vẻ như bạn NhacNy không quá rành về mảng phim ảnh. Theo góc nhìn của một editor chuyên viết về phim ảnh như tôi, một nhân vật nổi tiếng mà nhắc tên là biết ngay đóng bộ phim nào, thì rõ ràng là nhân vật đó hoàn toàn đủ nổi bật (thậm chí là thừa độ nổi bật). Bản thân ngôi sao GA bên en của bài "Thú mỏ vịt Perry" cũng đã là minh chứng rõ ràng, vì độ nổi bật là một trong những tiêu chí đầu tiên để xét đến trong quá trình ứng cử một bài GA/FA (những mục này bên đó chấm bài khắt khe như thế nào chắc nhiều bạn ở đây có thể đã biết qua). Nếu bạn NhacNy còn thắc mắc, bạn có thể đọc bài Naruto bên en để thấy gần như dàn nhân vật chính lẫn thứ chính của bộ truyện này đều đã được phong sao GA hết, còn dự án tiếng Việt của chúng ta, bài Allen Walker cũng đã được phong sao BVCL, mà tôi nghĩ rằng nếu có ai chưa đọc bài về nhân vật này hoặc đã đọc bộ manga D.Gray-man thì khó có thể biết đến tên nhân vật.  Jimmy Blues  05:41, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu quý ĐPV NhacNy2412 nghi ngờ về độ nổi bật thì có thể tự nhiên đặt biển {{dnb}} vào bài và cân nhắc đưa ra BQXB sau 7 ngày. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:46, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Tôi thấy bình thường, tương tự Joey Tribbiani của Những người bạn. Chuyện này có thể do thành viên chưa tiếp xúc quen với kiểu bài nhân vật đơn lẻ này, đặt biển là quyền của thành viên. Về cá nhân, tôi cho là đã đủ nổi bật một cách rõ ràng, không cần bận tâm. Vĩnh Lạc Đế Nội các 06:54, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Triết học Wikipedia tiếng Việt

Violetbonmua đã xóa thảo luận này của CVQT vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:39, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Chỉ từ một Tuanminh01 mà phân tích khái quát ra toàn xã hội, quá thâm thúy. Chắc hẳn phải là người có trình độ, học hành đàng hoàng mới phân tích thế này được. Rất cảm ơn bác vì những dòng chia sẻ thật tâm trên. Chúc bác cùng gia đình đón Tết mạnh khỏe. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:12, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin trích ra ở đây một trong những phủ định của Wikipedia:
Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết: Wikipedia không phải là bục diễn thuyết, một chiến trường, hoặc một phương tiện để tuyên truyền và quảng cáo. Điều này áp dụng cho toàn bộ bài viết, thể loại, tiêu bản, các thảo luận tại trang thảo luận, và cả trang thành viên. Do đó, nội dung tại Wikipedia không phải là:
  1. Tài liệu tuyên truyền, bào chữa, hoặc tuyển dụng cho bất kỳ thứ gì, thương mại, chính trị, niềm tin, hay thứ gì khác (...) Bạn có thể muốn bắt tay làm một blog hoặc vào thăm diễn đàn nếu bạn muốn thuyết phục người khác ủng hộ cho quan điểm của bạn.
  2. Mục ý kiến: Mặc dù một số chủ đề, cụ thể là những chủ đề liên quan đến các áp-phe hiện nay và chính trị, có thể làm khơi dậy cảm xúc và khiến người ta muốn "leo lên bục diễn thuyết" (tức là khiến người ta muốn bày tỏ quan điểm của mình), Wikipedia lại không phải là phương tiện để làm điều đó.
  3. Buôn chuyện scandal hoặc ngồi lê đôi mách.
~ Violet (talk) ~ 07:50, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Băng Tỏa đã xóa thảo luận này của Thienhau2003 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:14, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Chú đang non lắm, đừng ví von, so sánh mấy cái đao to búa lớn, người ta cười cho đấy, tập trung viết bài, bảo quản đi. Nào, BQV Violetbonmua, dẫn luật thế thì còn chờ gì mà không xóa cái bài diễn văn đậm tính diễn đàn này đi, Tết nhất thoải mái, vui cười chút là được rồi, đâu vẫn ra đấy. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:56, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tàn Kiếm Em chỉ nói vậy thôi, cần gì phải làm như thế. Em cho phép bất kì ai có thể xóa nó đi, nếu thật sự nó sai quy định và gây hại đến mọi người, vì em cũng không muốn bị cấm. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 16:25, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhân lực cho BQV/ĐPV còn thiếu trầm trọng thì lấy đâu ra nhân lực cho "Hội đồng trọng tài"? Tôi rất cảm kích lời chia sẻ tâm tư của bạn CVQT, nhưng tôi nghĩ Wikipedia không nên thiên quá về chính trị như vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:39, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy các nội dung này là diễn đàn, đã che mờ. Ai thích đọc thì rê chuột lên đọc. P.T.Đ (thảo luận) 16:56, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Do có thêm khiếu nại của thành viên ở Tin nhắn BQV và xem xét việc một IP đã có phản ứng gay gắt dẫn đến bị cấm ngay lập tức sau bài diễn thuyết chính trị này được đăng lên, tôi nhận thấy việc xóa hẳn khỏi không gian cộng đồng này là cần thiết hơn là giữ lại bằng hình thức trên. ~ Violet (talk) ~ 17:39, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Triết học Mác Lê-nin Wikipedia tiếng Việt

Violetbonmua đã xóa thảo luận này của Kill-Vearn vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 17:40, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Đồng ý. Diệt bằng hết. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:58, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quá hay, phân tích đỉnh. Tuyệt vời, ôi mùa xuân năm nay của tôi thật đẹp khi được gặp các vị, tựa hồ như Friedrich Nietzsche, Khổng Tử, Immanuel Kant đến thăm nhà đầu xuân vậy. Cảm ơn các bạn, cảm ơn rất nhiều. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:57, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mấy phát biểu về triết học Wikipedia tôi thấy có hơi hướng diễn đàn. Nếu là tôi viết thì có thể bị xóa ngay lập tức rồi nhưng không hiểu sao đến giờ vẫn chưa thấy Alphama vào xóa như mọi khi nhỉ? :) –  𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 16:04, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Truy Mộng: Ừm, nghe giọng văn thì chắc mấy ông này hay đọc sách self-help lắm. Chờ các BQV vào xử lý. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:10, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Truy Mộng: Nếu bạn cảm thấy như đang bị "săn đuổi" (Wiki-hounding) thì hãy báo cáo ở TNCBQV. P.T.Đ (thảo luận) 16:24, ngày 10 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đã cập nhật thêm nội dung bản mẫu này cho tương ứng với bản mẫu bên commons. Điều tôi cảm thấy lạ là bản mẫu tuy đã bị dừng hoạt động ở dự án tiếng Việt nhưng lại được bổ sung, cập nhật và sử dụng tại rất nhiều tập tin ở Commons. Nếu không có vấn đề gì khác thì tôi đề xuất tái sử dụng lại bản mẫu này. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:16, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Phản đối Đây là một thẻ quyền bị lạm dụng rất nhiều tại Commons, xem Commons:Template talk:PD-VietnamGov. Bản mẫu này chỉ được phép dùng cho những hình ảnh là bản scan của các tài liệu bằng văn bản của chính phủ Việt Nam, chứ không phải hình ảnh của chính phủ Việt Nam (xin chú ý dòng: The template is for images of scanned text documents only.). Nhiều người tại Commons vì không nắm rõ quy định pháp luật nên đã áp thẻ quyền này bừa bãi vào các tập tin hình ảnh thông thường. Tại Wikipedia tiếng Việt, bản mẫu này lại càng không phù hợp để dùng ở đây bởi chúng ta không mấy khi tải lên các tài liệu bằng văn bản. Bản mẫu này chỉ phù hợp nhất tại Wikisource tiếng Việt, xem s:Bản mẫu:PVCC-CPVN. --minhhuy (thảo luận) 09:34, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, xem Thảo luận Bản mẫu:PVCC-CPVN để biết thêm về cuộc thảo luận đi đến kết luận là Wikipedia tiếng Việt không cho phép sử dụng bản mẫu này nữa. --minhhuy (thảo luận) 09:37, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng thật. Có lẽ là tôi nhầm lẫn ở cụm từ "document" (tài liệu). Trong tiếng Anh từ này bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Tuy nhiên nghị định CP chỉ ghi đơn giản là "văn bản". Có lẽ đây là nguyên nhân chính gây ra nhầm lẫn. Xin rút lại đề xuất này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:43, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đột phá đầu năm

Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của Nguyentrongphu vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:13, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Tôi thấy chuyện này không cần phải rêu rao khắp nơi như vậy, cần tôn trọng thành viên đang bị tạm khóa, ✠ Tân-Vương  17:25, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã xóa tên thành viên. Dịch máy clk về căn bản là đã vi phạm quy định và thiếu tôn trọng cộng đồng chúng ta. Không việc gì phải tôn trọng dịch máy clk (khác với TDVM). Tôi nghĩ cần phải tiếp tục lên án dịch máy clk cho tới khi nào tệ nạn dịch máy clk được đẩy lùi. Chiến dịch chống dịch máy clk đang có "động lượng" mạnh, hiệu quả lớn và cần được phát huy tối đa công suất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:20, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy việc Nguyentrongphu nói điều này vào lúc Giao thừa là không phù hợp. Tôi biết bạn đang mạnh tay loại bỏ bài CLK và ngăn chặn hành vi này, nhưng rõ ràng việc nhắc đi nhắc lại cái tên Tuanminh01 như một kẻ tội đồ, nhất là khi vào dịp Tết cổ truyền, là không chấp nhận được. Nếu bạn coi Tết như một ngày lễ bình thường thì nhiều người khác sẽ coi Tết là thời gian linh thiêng. Thành viên này dù dịch máy không biên tập nhiều, nhưng không phải vì thế mà phủ nhận toàn bộ những thiện chí, những đóng góp mà Tuanminh01 làm cho dự án. Mà tôi thấy rõ ràng :"Cấm thành viên là phương pháp mà bảo quản viên có thể dựa vào đó để ngăn không cho thành viên sửa đổi tại Wikipedia. Cấm được dùng để ngăn ngừa sự tổn hại hoặc đổ vỡ của Wikipedia, chứ không phải để trừng phạt thành viên." Đọc những câu văn của bạn, tôi thấy có sự hả hê không hề nhẹ (không biết các thành viên khác thấy như thế nào) khi trừng phạt được một người hay dịch máy clk. Tôi cũng là người kịch liệt phản đối dịch máy (ThiênĐế98 cũng biết điều này), nhưng tôi cũng phản đối việc rêu rao không có một chút tế nhị như thế này. Tôi mà trong vai Tuanminh01, và đọc được những dòng viết của bạn, tôi sẽ vô cùng đau khổ và có thể trở mặt trở thành một thành viên tích cực trong chuyện phá hoại ngầm và tinh vi vì tôi đã nắm thóp được phần nào dự án. "Đập chuột đừng để vỡ bình" mới là nghệ thuật sống — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 17:59, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhất trí với Mongrangvebet. Đầu năm nên nói chuyện may mắn, vui vẻ, cứ đem chuyện một người đang bị cấm ra đay đi đay lại có vẻ không hay ho lắm. @Nguyentrongphu: có thể bạn không để bụng khi người khác nói bạn như vậy, nhưng với người khác thì chưa chắc. Caruri (thảo luận) 18:15, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Mongrangvebet Nơi tôi sống không có Tết, và mọi người vẫn đi học đi làm bình thường. Đối với tôi, đây chỉ là 1 ngày bình thường. Rất nhiều thành viên ở trên đây cũng không hề sống ở VN.
Thứ nhất: tôi không hề tính toán trước ngày cấm của Tuanminh. Đây chỉ là sự trùng hợp. Tôi không hề tính hay biết trước. Trách móc tôi về vấn đề này e có phần chủ quan. Chấp nhận được hay không thì là quan điểm của riêng bạn.
Thứ hai: bạn thấy có sự hả hê đó là quan điểm của bạn. Còn tôi có thật sự hả hê hay không lại là chuyện khác. Tôi chỉ muốn bảo vệ Wikipedia, và những thứ như hả hê gì đó tôi không quan tâm và cũng không có nhu cầu hay thú vui gì từ việc đó. Tôi ở trên đây đủ lâu để không chơi cái trò con nít đó.
Thứ ba: tôi là con người của khoa học nên đối với tôi không có khái niệm mê tín hay linh thiêng gì cả.
Thứ tư: tôi đã xóa tên Tuanminh. Tôi nhắc đi nhắc lại hồi nào? Tôi nhắc 1 lần và đã xóa tên. 1 lần thì không thể gọi là "nhắc đi nhắc lại" được.
Thứ năm: ở cả hai lần BTN, tôi đều nhấn mạnh và thừa nhận công trạng đóng góp chống phá hoại và quảng cáo của Tuanminh. Không biết bạn dựa từ đâu mà nói tôi phủ nhận hết công trạng của Tuanminh? Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại là tội của Tuanminh cũng lớn không kém công trạng. Tính về số lượng + dung lượng thì tôi chưa biết thành viên nào dịch máy clk nhiều bằng Tuanminh. Cái đống rác Tuanminh để lại tôi nghĩ dọn cả đời còn chưa hết trừ phi xóa hết.
Thứ sáu: tôi không hiểu bạn đề cập chuyện Tuanminh cay cú và trở thành phá hoại tinh vi làm cái gì? Trên thực tế, chuyện này đã xảy ra nhiều trong lịch sử Wikipedia Vi lẫn En (1 tv đóng góp tốt trở nên phá hoại vì lý do XYZ). Và tất cả các nhóm phá hoại lâu năm (có 1-2 nhóm phá hoại hoạt động trên 10 năm) này chưa có ai thành công cả. Chẵng lẽ cứ hâm dọa là nếu cấm tôi thì tôi sẽ trở thành kẻ phá hoại là thoát tội? Wikipedia không dễ bị phá hoại tới mức đó đâu và cũng chả sợ Tuanminh. Chuyện Tuanminh trở thành kẻ phá hoại hay không thì liên quan gì đến tôi? Nếu thực sự Tuanminh trở thành kẻ phá hoại tinh vi rồi đổ thừa là do tôi "kích động"??? Cộng đồng Wikipedia Vi không sợ những lời hâm dọa (nếu có) và sẵn sàng ứng phó như chúng ta từng làm suốt gần 20 năm nay.
Thứ bảy: tệ nạn dịch máy clk bắt đầu xảy ra khi Tuanminh mở các cuộc thi tiền bạc ở 1 dự án vốn dĩ là tự nguyện và tuyên truyền CT một cách vô tội vạ. Bao nhiêu thành viên phải "đau khổ" và tốn rất nhiều thời gian dọn cái mớ rác này suốt nhiều năm liền sao không thấy bạn nhắc tới? Nỗi đau của Tuanminh chỉ là 1 so với sự khổ sở của hàng chục tv khác phải gồng lưng chống dịch máy clk suốt nhiều năm liền. Nỗi đau mà Wikipedia bị còn gấp chục lần nỗi đau của Tuanminh nên đừng đem nỗi đau ra đây nói. Cái gì mình làm thì mình phải tự chịu trách nhiệm. Nếu tôi có lỡ giết người thì tôi cũng phải đi tù dù tôi có đau khổ hay không.
Thứ tám: tôi không hiểu bạn lấy ở đâu ra cái suy nghĩ "trừng phạt" này? Preventative not punitive, cái này tôi biết hơn chục năm rồi. Chả có gì là "trừng phạt" khi bị cấm trên Wikipedia cả. Đôi khi đó là điều tốt. Tuanminh có thể ăn Tết thoải mái hơn, tập trung vô công việc nhiều hơn và dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Trừng phạt hay may mắn thì cần xem lại. Tôi chưa bao giờ coi "cấm" = trừng phạt cả. Bạn nói như vậy là hoàn toàn chụp mũ.
Thứ chín: tôi không biết bạn có hiểu rõ hàm ý đoạn trên cùng của tôi không nữa. Tôi nhấn mạnh là các thành viên nào còn dịch máy clk thì nên tỉnh ngộ trước khi bị cấm. 1 HCV còn bị cấm có nghĩa là không một ai là ngoại lệ. Mục đích chính của tôi là truyền bá phong trào chống dịch máy clk chứ không phải là truyền bá bêu xấu Tuanminh. Đây không phải là lần đầu tiên tôi lên án dịch máy rất gay gắt trên trang thảo luận chung này. Chuyện Tuanminh bị cấm cũng giống như hàng chục tv khác bị cấm do dịch máy clk thôi chứ khác gì? Tôi lên án các tv khác thì không sao nhưng đụng vô Tuanminh là có người la làng lên? Tuanminh có gì đặc biệt hơn các tv bị cấm khác? Tuanminh hay bất cứ thành viên nào dịch máy clk đều bị tôi lên án. Tôi không có thù oán hay ghét riêng gì Tuanminh. Tất cả các thành viên dịch máy clk tôi đều sẽ tố cáo để BQV cấm nếu sự việc nghiêm trọng đủ.
Thứ mười: tôi đã cố tình giữ lại quyền ĐPV cho Tuanminh để tạo động lực cho Tuanminh tiếp tục chống phá hoại. Cái tôi muốn là Tuanminh dừng hẳn việc dịch thuật và chỉ chống phá hoại thôi thì cộng đồng sẽ rất biết ơn. Bị cấm trên Wikipedia chứ không phải đi tù (làm gì có khái niệm trừng phạt ở đây?). Tuanminh có thể tạo acc mới hay quay lại đóng góp sau hạn cấm hay bỏ Wikipedia để tập trung lo cho cuộc sống thực. Quyền quyết định nằm ở Tuanminh, và sự lựa chọn nào cũng có điểm tốt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:50, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Mongrangvebet. Cách mà quý ĐPV này chỉ trích và rêu rao chuyện Tuanminh01 đã luôn xuất hiện thái độ hả hê trong đó. Người khác nói trái ý mình là lại làm một bài văn tế để biện hộ, trong khi ai ai cũng thấy như vậy thì lại nói mình ko có ý vậy, nói người khác chụp mũ. Thái độ của ĐPV này rõ ràng cho thấy anh ta chỉ trích và bêu xấu Tuanminh01 chứ chẳng phải đơn thuần ngăn chặn việc dịch máy hay gì – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 01:26, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ai ai cũng thấy như vậy hồi nào? Caruri và Thiên Đế chỉ nói là thời điểm Tết không phù hợp. Biện hộ không có ý nghĩa nếu tôi cãi cùn. Đoạn nào bạn thấy thiếu logic và cãi cùn thì mời bạn phản biện. Khả năng phản biện của bạn khá kém nên mới toàn chụp mũ. Không phản biện được thì nên im lặng. Tôi đã xóa tên của Tuanminh từ lâu, không hiểu mọi người đang bàn cãi cái gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:10, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy việc dán nhãn, xóa đoạn diễn đàn bên trên là hợp lý và mong vụ việc này kết thúc nhanh, gọn. ĐPV Nguyentrongphu nên và rất cần đi dò xét các bài dịch máy chất lượng kém, vốn đang quá nhiều, nhiều đến mức DPV luôn cho biết là "mình tôi làm không xuể". Nếu thời gian để tranh luận một chuyện kỳ lạ trên đây để góp phần đẩy lùi, xóa các bài dịch máy đang chất đống, tôi thiết nghĩ dự án đã thu được một số lợi ích nhất định. Cá nhân tôi thấy rằng các vụ việc này không thu được ích lợi rõ ràng nào cho dự án và DPV cần thận trọng trước những "phát ngôn" của mình, vì một từ một chữ tại dự án này, vốn có thể được lưu trữ rất lâu dài. Năm mới chúc DPV luôn giữ lửa nhiệt huyết và sự tập trung cần thiết cho mảng dịch thuật chất lượng kém, vốn là "ách nặng nề" mà cộng đồng đã tin tưởng trao lên vai của DPV. Xin hết lòng cảm tạ. ✠ Tân-Vương  01:31, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hoàn toàn đồng ý với cái gọi là "sự hả hê không hề nhẹ" ở đây ngay từ cái tiêu đề lẫn câu đầu tiên bạn viết. Ngay cả đối với thành viên bị cấm chỉ dù ở mức vô hạn, quy định nêu rõ: "Không chấp nhận hành vi chiếm ưu thế với thành viên bị cấm chỉ, dù là mỉa mai, trêu chọc hay các hình thức quấy rối khác". Bạn đang công kích một người không có khả năng sửa đổi và biện luận tại ngay không gian cộng đồng. Nếu bạn cho rằng "Trừng phạt hay may mắn thì cần xem lại", vậy bạn có cần loại may mắn này không? Những thảo luận diễn đàn xoay quanh Tuanminh01 ở không gian này đã bị xóa rất nhiều lần trong thời gian gần đây theo ý kiến từ các thành viên trong cộng đồng, vậy mà bạn vẫn tiếp tục mở ra ở đây. Thành viên thảo luận diễn đàn/vpvm thì bị nhắc nhở, cảnh báo, ĐPV có phải ngoại lệ không? ~ Violet (talk) ~ 02:52, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thứ nhất: tôi không hề nhắc trực tiếp tới Tuanminh. Nội dung chính ở đây là chống dịch máy clk chứ Tuanminh đâu phải là nội dung chính. Mấy chục tv bị cấm do dịch máy clk chứ đâu phải riêng Tuanminh. Tôi công kích hay mỉa mai Tuanminh hồi nào? Mời bạn nêu bằng chứng. Thứ hai: nếu tôi phạm tội nặng như vậy thì tôi cũng muốn được sự may mắn đó để giải thoát khỏi Wikipedia. Thứ ba: tôi đã tự xóa đoạn trên vậy thì mọi người đang tranh cãi chuyện gì nữa? Thứ tư: tôi tự xóa vì thời điểm không phù hợp chứ không phải diễn đàn hay TDVM. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:40, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không hề nhắc mà câu đầu tiên đã bêu tên ở đây. Không hề nhắc mà ai cũng biết. Bạn đừng nghĩ bạn nói xong rồi xóa là coi như chưa từng nói gì. Một thành viên vừa bị cấm lập tức có người mở topic rêu rao hả hê ở đây, đó là văn minh gì? ~ Violet (talk) ~ 12:05, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xóa tên trước khi Mongrangvebet tham gia thảo luận. Nói ra nhưng có quyền rút lại chứ (cái này bình thường trên Wikipedia mà?). 2 cái diễn đàn chính trị (liên quan tới Tuanminh ở trên) một khi đã rút lại là xong chuyện rồi. Rõ ràng là nội dung chính là chống dịch máy clk chứ đâu phải Tuanminh. Tôi cũng đã từng lên án nhiều tv dịch máy clk bị cấm khác. Sao không ai nói? Đụng tới Tuanminh là bị la làng liền là sao? Tôi không hề có ý hả hê (tôi chỉ có ý chống dịch máy clk). Đây là hiểu nhầm, quan điểm phiến diện và chụp mũ. Cộng thêm, chỗ tôi ở đâu có Tết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:02, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thôi cũng nên gác việc này lại, Nguyentrongphu đã xóa thảo luận thì mọi người cũng không nên xúm vào chỉ trích thành viên này nữa. Caruri (thảo luận) 13:26, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc Tết!

Chào cả nhà, tiếp nối truyền thống các năm trước, mời mọi người vào Wikipedia:Chúc Tết#Xuân Tân Sửu 2021 để chúc Tết! Thân mến! —  Băng Tỏa  18:37, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng năm mới cả nhà :D! Mong năm nay Covid đỡ hơn và Wikipedia tiếng Việt phát triển tốt hơn :) -Trần Thế Trungthảo luận 03:38, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hế lô

Tk Đức Anh tôi quên mật khẩu, nhờ bạn nào đó có thể vào trang này ghi đè tên tk này vào tk Đức Anh giúp mình. Đức Anh Lâm (thảo luận) 12:28, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh Lâm: Đã giúp đỡ Bạn nhớ dùng bản mẫu Tài khoản thành viên thay thế dán trên trang thành viên để mọi người biết rằng đây là 2 tài khoản cùng thuộc về một người, và đừng bao giờ để cho 2 tài khoản xuất hiện chung trong một thảo luận, lùi sửa tại cùng một bài hay bỏ phiếu cùng một chỗ nhé. —  Băng Tỏa  14:36, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Lâm thế email của bạn là gì thì gửi quên mật khẩu wiki gửi mật khẩu tạm vào email (email dùng để tạo tài khoản wiki trước đây) rồi bạn vào đó làm lại mật khẩu thôi - Kill-Vearn (thảo luận) 14:49, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

A/B test today

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

The A/B test for mw:Talk pages project/Replying described at Wikipedia:Thảo luận/Lưu 59#A/B test for the Reply tool has started. Some editors will see a [reply] button at the end of each comment. If you want, you can turn it on or off at Special:Preferences#mw-prefsection-betafeatures. Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 21:30, ngày 12 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Whatamidoing (WMF): Hi, so it won't affect those who have already turned it on right? Tiểu Phương セロラ 14:28, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Correct! – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 21:23, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tin tức

Có 2 bài tin tức mới ai rảnh dịch dùm đăng lên mục tin tức ở Trang chính.

Nhắn đại: Tàn Kiếm, Ccv2020, Nghiemtrongdai VN, Nguyenmy2302, Baoothersks, Anewplayer

2 bài này nè:

dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Emirates_Mars_Mission

mở rộng: https://en.wikipedia.org/wiki/Tianwen-1

- Kill-Vearn (thảo luận) 11:50, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cố gắng dịch tay nha mọi người. Giờ bài nào dịch máy là sẽ bị gắn biển {{Chất lượng dịch 5}} đó. —  Băng Tỏa  14:23, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sao tự dưng có người đi sau mình còn dọa ban là thế nào nhỉ?

Thảo luận Thành viên:Squall282#Tháng 2/2021 Tôi không biết anh này có học y làm bác sỹ không, bác Nguyễn Đình Hối là giáo sư trong ngành thậm chí hiệu trưởng một trường, từng là ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư do thủ tướng ban hành mà cứ thúc sau mông tôi đi dí chuyện người ta có nổi bật không? Anh dán 1 cái nhãn đầu bài, không nói gì. Tôi thấy không đúng tôi xóa nhãn đấy đi. Anh đi hỏi người trong ngành chứ đè tôi ra dọa ban là thế nào? Squall282 (thảo luận) 16:06, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bác bẵng đi lâu ngày thế mới quay lại nên chưa biết thời buổi này lên mạng làm 3 chuyện lố lăng khoe thân, lộ clip để báo chí giật tít thì nổi (https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_98), chứ mà Nhà giáo Nhân dân, giám đốc trường giáo dục cao cấp và nghiên cứu lớn thế này thì lại chẳng đủ nổi đâu bác ạ. Đôi lời chia sẻ với bác. 2405:4803:B269:7300:49E0:A3B9:B149:69FE (thảo luận) 17:40, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của Phú trâu điên vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:05, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Ý kiến 1 Tôi thấy cộng đồng đang hành xử không phù hợp khi tiếp nhận một bài viết mà có người không rõ về độ nổi bật. Cách hành xử tại Thảo luận Thành viên:Squall282#Tháng 2/2021 là :

  • một thành viên treo bảng {{dnb}} nhưng không hề có thảo luận dưới bất cứ hình thức nào với người viết bài, trước khi treo bảng.
  • sau đó, khi người viết bài không được tiếp cận, họ cảm thấy bài đủ nổi bật (và vẫn tiếp tục xây dựng) và bỏ bảng đó (theo quan điểm của họ thì đủ nổi bật), thì nhận được cảnh báo cấm. Đó là lần thảo luận đầu tiên sau khi treo bảng :D, và cũng không đi vào được vấn đề: tại sao người treo bảng không rõ về độ nổi bật :) và hướng giải quyết nên là như nào.
  • sau đó khi người viết bài trình bày quan điểm về độ nổi bật của bài thì nhận được thông báo là sẽ giải quyết ở "Biểu quyết xóa bài"

Tôi đề xuất cách hành xử phù hợp hơn để cộng đồng cùng đồng thuận thực hiện theo:

  • bước 1: khi một thành viên không chắc chắn về độ nổi bật của chủ đề ở một bài viết mới, người đó trước tiên nên trao đổi với người viết bài, tốt nhất là ở trang thảo luận của bài viết, và hướng dẫn người viết bài nêu ra ít nhất 2 nguồn thứ cấp, uy tín, độc lập, đề cập đến chủ đề một cách đáng kể.
  • bước 2: sau một thời gian, nếu người viết bài không đáp ứng được mong muốn nêu trên, có thể vào thảo luận tại trang thành viên của người viết bài để mời cung cấp
  • bước 3: nếu người viết bài tiếp tục không cung cấp, mời cộng đồng thảo luận (có thể mời ở đây) để cùng tìm các nguồn (nếu người đề nghị thảo luận không tự mình tìm được các nguồn này)
  • bước 4: nếu sau các bước trên không tìm được nguồn, hãy thông báo cho người viết bài là sẽ treo bảng dnb
  • bước 5: theo quy trình đã được thông báo ở dnb, thực hiện biểu quyết xóa bài (nếu tiếp tục không có nguồn trong thời gian treo bảng được nêu ở bảng dnb).

Lý do là:

  • quan trọng nhất là phát triển cộng đồng: trao đổi thân thiện và hướng dẫn người chưa quen về xác định độ nổi bật bằng việc tìm nguồn sẽ giúp nâng kỹ năng và duy trì sự tích cực tham gia của ngày càng nhiều thành viên thành thạo hơn. Tránh cảnh báo cấm thành viên ở ngay thảo luận đầu tiên, cách hành xử này không dễ mang lại thiện cảm và làm nhụt chí thành viên đóng góp, ít có tác dụng phát triển thành viên thành thạo. Phát triển cộng đồng (về chất lượng và số lượng) nên được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Wikipedia.
  • thứ hai Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ, và tránh việc giải quyết vấn đề bằng đếm số phiếu bầu - đây là cột trụ đầu tiên trong 5 cột trụ của Wikipedia. Công việc chính của chúng ta là xây dựng bách khoa toàn thư và ưu tiên việc thảo luận tìm đồng thuận. Việc đó nên được làm trước tiên. Treo bảng và biểu quyết là hoạt động cuối cùng khi các hoạt động khác đã thất bại.

-Trần Thế Trungthảo luận 03:51, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cá nhân nào đánh giá sai đề nghị BQV TTtrung nhắc nhở và cấm cho chừa cái thôi hở tý quy định lên mặt, không phải cứ cứng nhắc như vậy. Anh em ở đây vất vả và thiện chí lắm mới viết bài chứ không phải rảnh rỗi làm chuyện không đâu. 2405:4800:629B:F0AC:F10B:2E5C:F50A:CC48 (thảo luận) 13:31, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
TÔi không rõ vì sao có bản ở đây, nhưng nếu chứng minh được danh hiệu NGND thì tôi chấp nhận độ nổi bật của chủ thể. Thái Nhi (thảo luận) 12:16, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rõ khổ BQV Tttrung ơi, nếu đề ra quy định chi tiết thì nhiều thành viên phê phán là "quan liêu", nhưng nếu không có quy định, không có hướng dẫn chi tiết thì lại có chuyện cãi nhau rắc rối. Về khoản này, nếu không có đồng thuận, e là sẽ cãi dài lâu. ✠ Tân-Vương  18:19, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Tôi thấy cách đánh giá bài viết cũng như thành viên, xoay quanh các vấn đề từ độ độ nổi bật cho tới chất lượng dịch đang có chổ chưa ổn. Cụ thể, nhiều trường hợp mang nặng tính "quan điểm cá nhân" mà rồi vẫn dẫn đến đồng thuận kết luận chỉ vì "nhiều quan điểm cá nhân" gặp nhau. Như vừa rồi, chỉ 1 thành viên tố cáo dịch máy, lập tức các thành viên còn lại tỏ ý đồng thuận dù chưa chắc đã đích thân đọc kỹ, đánh giá và theo dõi các bản dịch của người bị cáo buộc, thậm chí suýt dẫn đến động thái cấm. Chỉ đến khi có một thành viên khác chỉ ra rằng "các bản dịch không đến nổi quá tệ" thì mới lắng xuống. Tôi cho là chúng ta nên cẩn trọng, trao đổi, xử lý từ tốn hơn sau khi gắn bảng độ nổi bật hay chất lượng dịch. Vĩnh Lạc Đế Nội các 12:24, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Suýt cấm thế nào được bạn? BQV phải kiểm tra kỹ các cáo buộc rồi mới cấm chứ. Từ đó tới giờ chưa có ai bị cấm oan do dịch máy clk cả nên bạn cứ yên tâm. Ai bị oan thì có thể minh oan trước khi bị cấm nên tôi thấy đây không phải là vấn đề. Tv đó có dịch máy nhưng đúng là chưa phải quá tệ để cấm. Bất cứ ai cũng có quyền tố cáo, và bất cứ ai cũng có quyền minh oan. Công bằng cả thôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:09, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Squall282 kiếm dùm bạn mấy nguồn rồi: bạn tự thêm vào bài nhé

https://vnanet.vn/vi/tin-anh/tin-thoi-su-trong-nuoc-1/khi-su-menh-cuu-nguoi-duoc-cha-truyen-con-noi-3948002.html?img=3946207

https://tuoitre.vn/xa-hoi-luon-ton-vinh-nguoi-thay-thuoc-1270871.htm

http://congan.com.vn/tin-chinh/chinh-tri-thoi-su/lanh-dao-trung-uong-tham-cac-co-so-y-te-va-thay-thuoc-tai-tphcm_34468.html

https://www.sggp.org.vn/lanh-dao-trung-uong-va-tphcm-tham-chuc-mung-cac-thay-thuoc-366907.html

- Kill-Vearn (thảo luận) 12:29, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Tôi đã đọc qua cuộc thảo luận ở trang thành viên này, và thấy có nhắc đến tên mình (từ một vụ việc 5 năm trước) nên có lẽ sẽ không trung lập khi bình xét tại đây. Nhưng nhìn cách thành viên trả lời thảo luận bằng Caps Lock (như đang "quát" vào mặt người khác WP:SHOUTING) thì nó khiến tôi nhớ về "kỷ niệm" không hay đó trên wiki này. Nói theo cảm xúc thật của bản thân, tôi từng bị thành viên này "nạt nộ" chỉ vì chút hiểu nhầm, tất nhiên là lúc đó tôi cũng chỉ là một thằng nhóc với tâm lý bất ổn nên việc này cũng gây ám ảnh trong nhiều năm. Vụ việc này khiến quan niệm về Wikipedia của tôi thay đổi, nó không còn là một bách khoa thư nữa, nó còn là một nơi khá toxic. Đôi khi có những lời nói, lách được quy định thái độ văn minh, nhưng lại độc hại hơn cả những lời vi phạm thái độ văn minh. Những lời nói độc hại, dù là hiểu nhầm, cũng khiến tâm lý ám ảnh và không thể thoải mái. Tôi kể ra điều này để mọi người nhìn nhận rằng vẫn còn thiếu cơ chế để chúng ta tương tác hợp lý trên không gian mạng. Thật sự thì Wikipedia là môi trường không phù hợp với trẻ em. Còn về vụ việc này thì ý kiến cá nhân là tán thành quy trình của BQV Tttrung và cũng cho rằng nhân vật trong bài là nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 15:31, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    P.T.Đ rất mong bạn rút lại từ độc hại trong vụ Đông Minh. Tôi khẳng định chuyện đó 100% là hiểu nhầm. Tôi chưa nói bất kỳ 1 câu độc hại nào với Đông Minh cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:20, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng cho rằng là có thể hiểu nhầm nên có ghi chú ở trên. Tuy nhiên tôi xin rút lại như ý bạn. P.T.Đ (thảo luận) 16:26, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ý kiến của BQV Trung rất hay nhưng không khả thi vì thiếu nhân lực trầm trọng. Nó chỉ khả thi khi nhân lực của chúng ta ngang với bên tiếng Anh. Mỗi bài có nghi vấn đnb đều phải mời cộng đồng thảo luận thì tôi e là không khả thi. Thảo luận cho đã rồi đem ra BQXB thảo luận tăng hai? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:16, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Mời mọi người nhìn vào hiện trạng bài lúc tôi gắn biển đnb để rõ hơn. Việc thành viên gỡ biển mà không giải quyết được vấn đề bản mẫu nêu ra thì cảnh báo là việc hữu hiệu nhất và là việc đã xảy ra rất nhiều lần. Thành viên cũng tham gia từ 2013, không phải mới mẻ gì để phải theo sau chỉ dẫn từng bước một. Lý thuyết và thực tế khác xa nhau. Một dự án tự nguyện mà nhẹ nhàng quá mức sẽ thành ra thế này (gắn luôn biển bài viết tốt thay cho đnb). Thực tế đã chứng minh công việc càng tối giản càng hiệu quả. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:28, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nguyenhai314 không đúng khi gắn biển độ nổi bật mà không nêu lý do trong thảo luận bài viết. Còn Squall282 thì bài viết chỉ một dòng là phó giáo sư y học thì cũng đừng trách sao người ta lại nghi ngờ độ nổi bật của chủ thể. Caruri (thảo luận) 16:41, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Việc nêu lý do ở trang thảo luận từ trước đến nay không phải là thông lệ, thưa quý tiền bối. Ngược lại, đa phần các bài bị gắn biển đnb đều không có lý do ở trang thảo luận. Quý tiền bối có thể xem ở đây. Rõ ràng, phần lớn các bài bị gắn biển đnb nêu trên đều không cần phải nêu lý do. Quy định và hướng dẫn cũng không yêu cầu điều này. Tôi chỉ là phận hậu bối, đi theo gót giày của bậc tiền nhân, tại sao lại đổ hết chuyện đúng sai lên đầu tôi, điều này, há chẳng phải bất công quá chăng? ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 17:18, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn đặt biển mà không nêu lý do thì có thể khiến người viết bài hiểu nhầm là chọc tức họ. Khi họ không hiểu thiếu nổi bật vì lý do gì thì họ xóa biển đi bạn cũng không thể trách được. Với tôi thì đặt biển nổi bật tôi đều có một dòng trong thảo luận, ví dụ Thảo luận:Nguyễn Văn Trung (chính trị gia) (vậy mà có những người viết bài khác còn xóa đi không thảo luận gì thêm). Ngoài ra như đã nói một lần, tôi không phải là "quý tiền bối", cứ xưng hô "bạn tôi" cho nó thoải mái. Caruri (thảo luận) 18:00, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xem tiếp đề xuất mới ở #Đề xuất mới cho bản mẫu đnb.

Bản mẫu trong nội dung bài viết

Ý kiến 2 xin phép một đề xuất nữa, hy vọng dễ đạt được đồng thuận hơn đề xuất trên (tổng quát hóa vấn đề trên và giải quyết được phần nào vấn đề trên). Đề xuất:

  • Chỉ đưa vào nội dung bài viết các bản mẫu có nội dung khách quan và kiểm chứng được dễ dàng.
  • Không đưa các bản mẫu có nội dung chủ quan vào bài viết, hoặc trường hợp tệ nhất thì chỉ đưa vào khi có đồng thuận của cộng đồng.

Định nghĩa:

  • thông tin khách quan: thông tin mà không bị thay đổi theo cách nhìn của từng người, kiểm chứng được dễ dàng.
    • Ví dụ 1: thông báo "phần dưới đây có chứa nội dung tóm tắt của bộ phim" (spoiler warning) là một nội dung khách quan dễ dàng kiểm chứng được, không bị thay đổi theo góc nhìn của mỗi người.
    • Ví dụ 2: thông báo "hiện đang có ý kiến ở trang thảo luận của bài viết rằng chủ đề của bài viết này không thỏa mãn tiêu chí về độ nổi bật" là một nội dung khách quan dễ dàng kiểm chứng được (kiểm chứng bằng cách vào trang thảo luận để đọc - nếu đang thực sự tồn tại ý kiến như vậy ở trang thảo luận), không bị thay đổi theo góc nhìn của mỗi người.
  • thông tin chủ quan: thông tin mà có nhiều khả năng thay đổi theo cách nhìn của từng người.
    • Ví dụ: thông báo "Bài viết này có thể không thỏa mãn chỉ dẫn về độ nổi bật" là thông tin chủ quan, vì có nhiều khả năng ở góc nhìn của người viết bài thì "Bài viết này chắc chắn thỏa mãn chỉ dẫn về độ nổi bật" :)

Lý do nên thực hiện theo đề xuất:

  • Đơn giản và khả thi: dường như mọi thông báo chứa thông tin chủ quan ở dạng "Bài viết này ..." đều có thể sửa đổi câu chữ để trở thành thông báo với thông tin khách quan ở dạng "Có ý kiến / lý do ở trang thảo luận cho rằng bài viết này ...". Khi viết khách quan như vậy là đã dẫn người treo thông báo phải nêu lý do ở trang thảo luận.
  • Giải quyết được phần nào vấn đề nêu ở ý kiến 1 bên trên, đấy là khi treo bảng dnb thì phải đưa ra thông tin khách quan (như ví dụ nêu trên) và do đó phải thảo luận trước.
  • Giải quyết được phổ vấn đề rộng hơn: nếu treo bản mẫu chứa thông tin chủ quan, có thể dễ gây ra tranh chấp ý kiến, tranh chấp sửa đổi giữa các thành viên, không tạo được không khí hợp tác thuận lợi, giảm khả năng phát triển cộng đồng lành mạnh và bền vững; treo bản mẫu chứa thông tin khách quan giúp giảm thiểu vấn đề này.
  • Giống như mọi thông tin ở bài viết, thông tin ở bản mẫu đưa vào bài viết cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn thông tin mà tất cả chúng ta đều hướng đến, đó là thông tin khách quan, dễ dàng kiểm chứng được.

Hy vọng chúng ta đồng thuận được :D -Trần Thế Trungthảo luận 08:01, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có thể đơn giản mọi việc bằng cách yêu cầu người treo biển dnb phải nói rõ lý do. Nếu đạt được đồng thuận ở trang TL thì không cần đem ra BQXB. Không nên cứ gắn biển, lùi sửa, dọa cấm rồi bảo người viết chờ ra BQXB mà giải thích với cộng đồng. Khó trách vì sao họ bức xúc. Nên đi sâu vào các giải pháp ứng xử mới có thể giữ người, không thì đến bao nhiêu cũng đi hết. ~ Violet (talk) ~ 08:18, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hình như dạo trước bản mẫu đnb yêu cầu phải nêu lý do, nhưng đã bị một BQV gỡ ra vì chưa có đồng thuận. Về chuyện gắn biển đnb thì tôi thấy hiếm có ai bị gắn biển/cảnh báo nếu gỡ biển mà bỏ Wikipedia đi cả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khác, nhiều thành viên mấy chục ngàn sửa đổi, thậm chí ĐPV cũng có thể rời dự án vì những lý do đâu đâu. Căn bản là nếu họ muốn đi, chúng ta cũng chẳng thể giữ chân lại được, quý BQV Violet thấy có đúng không? ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:31, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã gỡ đi (nói chính xác là cho nó thành tham số tùy chọn, chứ không bắt buộc) vì đúng là chưa có đồng thuận việc bắt buộc thêm lý do trực tiếp ngay trong bản mẫu (thường là dẫn về trang thảo luận), và người thêm tham số này vào bản mẫu đã làm hỏng cú pháp cũ của nó khi cho tham số mới trùng với tham số kiểu nổi bật. --minhhuy (thảo luận) 08:33, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vì Wikipedia tiếng Việt không có đủ người để thực hiện thảo luận trong các trang thảo luận của bài, trừ phi được mời hay ping, nên yêu cầu có đồng thuận mới được phép treo bản mẫu là chuyện bất khả thi. Giải pháp vẫn nên là theo hướng của Caruri, trước khi treo thông báo có tính chủ quan thì để lại lý do tại trang thảo luận. --minhhuy (thảo luận) 08:30, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yes, chúng ta đang gần đến với nhau ở đây :) "trước khi treo thông báo có tính chủ quan thì để lại lý do tại trang thảo luận" . Mọi thông báo chủ quan đều có thể được điều chỉnh câu chữ để thành thông báo khách quan theo mẫu sau "Bài viết này ..." -> "Có ý kiến / lý do ở trang thảo luận cho rằng bài viết này ...". Và khi viết khách quan như vậy là đã dẫn người treo thông báo phải nêu lý do ở trang thảo luận. -Trần Thế Trungthảo luận 08:59, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có thể thêm nội dung giống Bản mẫu:Pov: "Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này." Nó đạt được cùng lúc 2 mục đích: thông báo thảo luận và yêu cầu không gỡ biển. ~ Violet (talk) ~ 09:26, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nội dung {{pov}} diễn đạt thông tin một cách khách quan, nhất trí các bản mẫu khác (đang diễn đạt thông tin chủ quan, đặc biệt là {{dnb}}) nên học tập theo như vậy. -Trần Thế Trungthảo luận 08:06, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Valentine

tội nghiệp các bạn, lễ tình nhân ko có người yêu phải lên đây viết bài, ai có mặt ở đây tối nay là ko có bồ

(mình cũng y vậy, hu hu) - Kill-Vearn (thảo luận) 14:55, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tớ có bồ, nhưng bồ bị cách ly – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 14:58, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vì vậy đề xuất bạn Mongrangvebet nâng cấp bài dịch covid19 và nâng cấp bài Valentine - Kill-Vearn (thảo luận) 15:01, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi hiện cũng không có bồ :( Caruri (thảo luận) 15:03, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

có vợ rồi mà còn cần bồ, ka ka - Kill-Vearn (thảo luận) 15:17, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chỉ có con nít mới khoái cái này thôi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 02:42, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề dịch tên tạp chí nước ngoài

Xin chào mọi người. Hiện tôi có thấy hai bài viết Tạp chí Thiên văn họcTạp chí Vật lý thiên văn được dịch từ tên ngoại ngữ tương ứng là The Astronomical JournalThe Astrophysical Journal. Tuy nhiên tôi nghĩ đây là tên riêng nên phải để nguyên, ví dụ như Nature hay Science, và lướt qua các wiki ngôn ngữ khác thì họ cũng để nguyên. Mời mọi người cho ý kiến. Nếu không có gì đặc biệt thì tôi sẽ chuyển về tên gốc. P.T.Đ (thảo luận) 20:04, ngày 14 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tuy hai tạp chí này là tên riêng nhưng chúng cũng phổ biến trong tiếng Việt với tên tiếng Việt tương ứng:
  • Tạp chí Thiên văn học: [29]
  • Tạp chí Vật lý thiên văn: [30]
Cá nhân tôi cho rằng nếu có tên tiếng Việt tương ứng thì chỉ việc dùng theo thôi. Sử dụng các tên tiếng Việt này cũng tiện cho độc giả dùng tiếng Việt khi cần tra cứu các nguồn bằng ngôn ngữ này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:21, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật khó khi suy nghĩ xem nên đặt tên theo ngôn ngữ nào. Nên có thêm trang đổi hướng để tiện tra cứu. – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 03:19, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi vẫn thấy không ổn. Nếu chiếu theo Google Search trong trường hợp này thì Nature cũng gặp câu chuyện y hệt:

  • Tạp chí Tự nhiên: [31]
  • Tap chí Thiên nhiên: [32]

Một điều rõ ràng các tên tiếng Việt này có lẽ không phải là "tên chính thức" của tạp chí, mà chỉ là tên dịch do báo chí gán lên. Nếu tạp chí đó có tên tiếng Việt chính thức thì không nói làm gì. Và việc dùng tên "không chính thức" cũng dẫn tới việc là cùng 1 tên mà có nhiều cách dịch như trên, rất bất cập.

Vì vậy tôi nghĩ vẫn cần thiết tôn trọng tên gốc, nhất là tên riêng. Giải pháp tốt nhất có lẽ là nên giữ nguyên tên gốc và ghi chú bên cạnh là được rồi, như Molecular and Cellular Biology. P.T.Đ (thảo luận) 06:42, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu quý BQV đã nói vậy thì tôi cũng không còn ý kiến gì thêm. Nên tiến hành như đề xuất. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:04, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nên giữ tên gốc dù ở bất cứ ngôn ngữ gì. Chỉ dịch qua tiếng Việt nếu như có nhiều nguồn hàn lâm sử dụng tên tiếng Việt chính thức của nó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:30, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • sẽ như thế nào nếu tên gốc không phải tiếng Anh mà là tiếng Hàn chẳng hạn? Nên để tên bài là tên gốc và trong thân bài thì mở ngoặc ra tên dịch sang tiếng Việt, những đề cập sau trong bài thì dùng tên tiếng Việt luôn. Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 11:09, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ nên hạn chế những tên dịch "chưa chính thức" dành cho tên riêng. Ở khía cạnh nào đó thì có lẽ việc dịch tên riêng được xem là nghiên cứu chưa được công bố. Ví dụ ở enwiki vẫn bắt gặp những bài giữ tên gốc như en:Référentiel pédologique (Hệ thống phân loại đất [của Pháp]). Nếu tài liệu hàn lâm dùng tên dịch nhiều thì có thể sẽ xem xét, hoặc là một cái tên dễ dịch như Hiệp hội gì đó thì có thể ưu tiên tên dịch "chưa chính thức". Còn tên tạp chí khoa học thì có tính quốc tế cao, như là hay đi kèm với tên viết tắt (như Molecular and Cellular Biology có tên viết tắt là Mol. Cell. Biol.), dịch ra rồi thì không rõ được nguồn gốc tên viết tắt. Hầu hết các tạp chí khoa học ở các nước không nói tiếng Anh đều có tên quốc tế tiếng Anh, nên có thể lấy tên quốc tế làm gốc. P.T.Đ (thảo luận) 11:28, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu là tên tiếng Hàn thì đã có Romaja quốc ngữ, tiếng Nhật đã có Romaji, tiếng Trung có Hán Việt, v.v... Sao lại sợ không ghi được tên. --minhhuy (thảo luận) 12:03, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trang nháp cá nhân

Hình như trang nháp cá nhân đã đi vào hoạt động. Tôi ấn vào [viết nháp] thì chuyển thẳng đến trang nháp cá nhân, không còn chuyển đến chỗ thử nữa. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:09, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

thumbs up Tuyệt! vời ông mặt trời! Tôi đã dịch nhanh en:Help:My sandbox sang tiếng Việt, trang này rất ngắn nên tôi đã gộp vào Wikipedia:Về chỗ thử (nhập về từ 3 năm trước và cũng rất ngắn), đồng thời đã ghi chú về đồng thuận này của cộng đồng. Xin mời mọi người dùng Bản mẫu:Chỗ thử thành viên gắn lên trên đầu các trang nháp của mình. Phjtieudoc đã nhập bản mẫu này về vào tháng 7 năm 2018, xin cảm ơn Phjtieudoc rất nhiều. Bản mẫu này nhằm thông báo cho người đọc biết rằng đó là một trang nháp, không phải là một bài viết bách khoa, đồng thời sẽ giúp trang nháp không hiện lên các kết quả của các công cụ tìm kiếm. —  Băng Tỏa  15:33, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có phải chuyển về trang Thành viên:Alphama/thử không? Tôi cứ tưởng là trang Thành viên:Alphama/Nháp.  A l p h a m a  Talk 01:54, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

"thử" là mặc định dịch phần mở rộng (từ "sandbox") tại translatewiki.net, nếu các bạn thấy không hợp lý thì có thể sửa thành "Nháp". --minhhuy (thảo luận) 05:11, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhớ không lầm ở đâu có nêu là Nháp rồi, giờ lòi ra thử hơi kỳ kỳ.  A l p h a m a  Talk 10:51, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu ý bạn là nhãn "Viết nháp" thì nó vẫn như vậy, không có gì thay đổi cả. Liên kết lúc trước của nó là "Chỗ thử", đều là "thử", nên không rõ "kỳ" là "kỳ" ở điểm nào. --minhhuy (thảo luận) 12:22, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Em  Ủng hộ việc đổi từ "thử" thành "Nháp" cho rõ nghĩa; trong tiếng Việt, chỉ cần nói "nháp" hoặc "viết nháp" là ai cũng hiểu. —  Băng Tỏa  14:05, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi nghĩ việc này nên được xúc tiến từ đầu, để đến bây giờ thì khá nhiều trang "thử" đã được tạo ra, giờ chuyển về "Nháp" chỉ có thể đổi hướng hoặc giữ nguyên, mà nếu giữ nguyên thì sẽ khá phiền cho những người đang sử dụng trang này hiện tại. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:38, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng là nên được xúc tiến từ đầu, nhưng lỡ rồi thì thôi vậy. Ai đang dùng "Thành viên:Tên/thử" rồi thì thôi. Từ giờ những trang mới sẽ mang tên "Thành viên:Tên/Nháp", vậy cũng đã rất tốt rồi. Tôi mong muốn Wikipedia trở thành một nơi dễ hiểu, dễ sử dụng với các thành viên mới. – —  Băng Tỏa  14:41, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo thảo luận [33] từ năm 2015 thì không gian đó đã là Nháp chứ không phải thử. Việc này do chúng ta không chịu xem lại thảo luận cũ mặc dù đã nêu rất rõ ở đó nhiều lần. Đến khi hỏi ra thì lại bảo không có gì thay đổi. Nếu đã đồng thuận thì cứ đúng mà làm như vậy. @Trần Nguyễn Minh Huy: Bạn xem xét có đúng như vậy không và giúp 1 tay đổi được không?  A l p h a m a  Talk 08:25, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Tôi không thấy trong đồng thuận 2015 có đồng thuận gì về tên gọi "Nháp" của trang nháp cá nhân, tôi chỉ viết "Ở các dự án khác, nhãn liên kết trang nháp thường là một liên kết dạng Đặc biệt:Trang tôi/Nháp..." như một ví dụ về cách thức đặt tên ở các dự án khác, hoàn toàn không có ý rằng nó nên là tên như vậy tại Wikipedia tiếng Việt. Tôi vẫn khẳng định là "không có gì thay đổi" vì nhãn (label) của liên kết trước và sau vẫn là "Viết nháp", và liên kết của nó trước đây dẫn đến Wikipedia:Chỗ thử, chứ không phải Wikipedia:Nháp. Việc phần mềm MediaWiki gọi trang trang nháp là "thử" hoàn toàn xuất phát từ việc ai đó đã dịch như vậy ở translatewiki.net, tôi không can thiệp gì vào. Tôi cũng đã nhấn mạnh ở trên là nếu các bạn thấy chữ "Nháp" phù hợp hơn, cứ thảo luận để quyết định đổi sang dùng chữ "Nháp", và tôi sẽ đổi lại trên translatewiki.net. --minhhuy (thảo luận) 08:45, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thứ lỗi không phải bạn giải thích rõ với AlleinStein là đây sao "Trang Đặc biệt đó chỉ là cách dẫn liên kết và truy cập gọn đến trang thành viên, còn sửa đổi vẫn thực hiện ở trang có dạng "Thành viên:Ví dụ/Nháp". Bạn có thể nào dẫn link tới mục dịch "thử" trên translatewiki được không?  A l p h a m a  Talk 08:59, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có đọc thấy "có dạng" hay không? Và tôi mong bạn hiểu ý nghĩa của việc tôi dùng chữ "có dạng". Đây là trang giao diện trên translatewiki.net: translatewiki:MediaWiki:Sandboxlink-subpage-name/vi. --minhhuy (thảo luận) 09:03, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn trả lời như vậy thì sau đó Violetbonmua, TuanUtQuenhitran đều có phản hồi đồng ý với tiện ích bạn đã đưa? Tôi đã đổi thành "Nháp", các bạn muốn đổi thì cứ lên translatewiki.net thảo luận và đổi ở trên đó, tôi nghĩ translatewiki.net là 1 dự án khác cho nên việc thảo luận ở đây cái tên có lẽ chưa thật sự đúng không gian.  A l p h a m a  Talk 09:13, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi tin là họ đều hiểu lý do tôi dùng chữ "có dạng". Tôi thấy vấn đề khá đơn giản mà không hiểu sao bạn cứ thích bới thảo luận cũ lên để đổ thừa. Việc bạn đổi thành "Nháp" (mà tôi vừa sửa thành "nháp" cho khớp với cách viết thường của thông điệp gốc) nó xuất phát từ chính cái thảo luận này, nơi các bạn muốn trang con nên có tên là "nháp", hoàn toàn chả liên quan gì đến các thảo luận trong quá khứ. Tôi càng không hiểu bạn viết "translatewiki.net là 1 dự án khác..." vì mục đích gì khi chính bạn đã sửa cái dự án khác đó vì kết quả thảo luận ở đây. --minhhuy (thảo luận) 09:19, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin can. Lúc đồng thuận tôi cũng không quan tâm lắm tới tên gọi là Nháp hay Thử gì đâu, miễn có thêm tính năng mới này là được, nhưng hiện tại nếu có ai hỏi tôi sẽ trả lời là từ Nháp phù hợp hơn, ok chưa? ~ Violet (talk) ~ 09:57, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Như tôi đã nói, tôi không có ý kiến gì nếu các bạn muốn trang con nên là "nháp" thay vì "thử", đơn giản vậy thôi. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, khi không lại mang một thảo luận cũ chỉ ở mức "hình dung về tính năng" ra để hoạnh họe tôi tại sao tên lại thế này thế nọ trong khi tôi còn chẳng phải là người quyết định tên gọi cho nó. Và thảo luận cũ đó là áp dụng với tiện ích Mysanbox, trong khi đây là phần mở rộng SandboxLink, cả hai chẳng có quan hệ gì với nhau nên Mxn, người đã địch SandboxLink thành "thử" cũng chẳng phải chịu trách nhiệm gì trong chuyện này cả, vì ngay từ đầu cái anh ta dịch là SandboxLink, chứ không phải Mysandbox. --minhhuy (thảo luận) 10:09, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chắc không phải hoạnh họe gì đâu, do không hiểu ý nhau thôi, chuyện nhỏ như con thỏ đừng căng thẳng, mình bàn vì lợi ích chung của dự án mà. ;) ~ Violet (talk) ~ 10:15, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mà cũng thật lạ lẫm, tôi không nhớ gì việc mình từng tham gia thảo luận bị tag trên. ~ Violet (talk) ~ 10:57, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

17:56, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)

Thống nhất danh pháp hóa học và hóa sinh

Chào mọi người, Sau bao ngày miệt mài dịch và viết các bài viết hóa học, hóa sinh, dược học, tôi nhận ra một điều là hệ thống danh pháp ở Wikipedia vô cùng lộn xộn (nửa tây nửa ta,). Theo quan sát của tôi, đây là hệ quả của chương trình giáo dục cũ (trước khi có cái đề án đổi mới giáo dục 2018, xem tại đây), các danh pháp này lấy từ tiếng Pháp, thêm một chút tiếng Latin rồi cắt xén "cho gọn":

Hóa học, hóa sinh

Ví dụ 1: NaCl

  • Tiếng Anh: Sodium chloride
  • Tiếng Pháp: Chlorure de sodium
  • Tiếng Việt: Natri clorua, Natri clorid, Natri cloride, Natri chlorid, Natri chloride,...

Ví dụ 2: H2

  • Tiếng Anh: Hydrogen
  • Tiếng Pháp: Hydrogène
  • Tiếng Việt: hyđrô, hy-đrô, hi-đrô, hiđrô, hydrô, hidrô, hyđro, hy-đro, hi-đro, hiđro, hydro, hidro,...

Ví dụ 3: C6H12O6 (Một loại đường đơn)

  • Tiếng Anh: Glucose
  • Tiếng Pháp: Glucose
  • Tiếng Việt: Glu-cô-zơ, glucôzơ, glucôza, glucô, ....

Và hệ quả là bài viết Flo (một bài viết đang ƯCBVCL), danh pháp hóa học khá lộn xộn. Rõ ràng đây không phải do lỗi người viết, mà là lỗi hệ thống danh pháp từ thời Wikipedia chào đời, gây cản trở và làm bối rối các thành viên đóng góp vào mảng hóa/sinh học.

Đối với hợp chất vô cơ thì ít vấn đề, nhưng sẽ là một sự kinh khủng nếu viết danh pháp hợp chất hữu cơ theo kiểu nửa mùa như thế này! Liệu cần bao nhiêu trang đổi hướng nhằm vào 1.

Với Chương trình giáo dục Phổ thông môn Hóa học 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (xem tại đây), các danh pháp đều được viết dưới dạng tiếng Anh; một ví dụ nữa là bộ sách Khoa học tự nhiên 6 của Cánh diều (xem tại đây), chúng ta nhận thấy họ đều viết là sodium chloride, hydrogen.

Sinh học

Ví dụ 4: Enzym, vắc-xin, thụ thể, polyme: rất khó khi tạo bài về những mảng này. Tôi đề nghị chuyển thành enzyme, vaccine, receptor, polymer (giống hệt Tiếng Anh).

v...v...

Với các luận điểm nêu trên, tôi đề nghị thống nhất TOÀN BỘ danh pháp hóa học, hóa sinh và các ngành liên quan theo TIẾNG ANH. Nếu được sự đồng thuận, tôi sẽ cố gắng đổi hướng các trang và danh pháp có trong nội dung bài viết theo toàn bộ Tiếng Anh để quy về một mối.— Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 17:59, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thì đồng ý về tổng thể, đặc biệt đối với những thuật ngữ mà chúng ta chỉ đơn thuần là phiên âm, không có từ thay thế, như enzyme (phiên âm: enzim), polymer (phiên âm: polyme), vaccine (phiên âm: vắc-xin). Còn thuật ngữ mà đã dịch nghĩa như receptor (thụ thể), chloroplast (lục lạp), mitochondrion (ty thể) thì nên giữ nguyên.
Theo đề án này, thì một số từ sinh học, hóa sinh quen thuộc sẽ theo tiếng Anh như gene, allele, amino acid. Ngoài ra tôi để ý là wiki hay dùng từ "vùng" hay "miền" đối với thuật ngữ "domain" trong khoa học protein, nhưng thực chất thì sách vở cũng để nguyên là domain thôi, cùng với motif, cofactor. P.T.Đ (thảo luận) 18:57, ngày 15 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một câu hỏi đặt ra là vị trí các từ, ví dụ: HCl sẽ viết là hydrochloric acid, giống như sách giáo khoa mới, thay vì axit clohiđric. Tôi xin tag các thành viên :Huydang2910 Ccv2020 cùng cho ý kiến về vấn đề này — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 04:19, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy hình như sách Campbell vẫn dùng thứ tự cũ, ví dụ như Chu trình acid citric. P.T.Đ (thảo luận) 06:47, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Về các thuật ngữ sinh học, mình nghĩ các thuật ngữ được phiên âm từ tiếng Anh (như virut từ virus, amylaza từ amylase, ribôxôm từ ribosome,...) giờ nên chuyển về dạng tiếng Anh cho thống nhất. Phiên bản sách giáo khoa hiện tại (phiên bản mình đã được học) vẫn đang sử dụng phiên âm tiếng Việt cho các thuật ngữ này, nhưng sách giáo khoa mới có lẽ cũng sẽ dùng thuật ngữ gốc do một từ có thể bị phiên âm theo nhiều cách khác nhau (sy-náp, xynáp, synap... cho synapse) gây khó khăn cho người đọc.
  • Còn các thuật ngữ dịch từ tiếng Anh đã sử dụng từ lâu (các thuật ngữ này thường là Hán Việt như phối tử, thụ thể, nội tiết tố, lục lạp...) thì sẽ cần phải xem xét thêm. Hiện tại mình nghĩ sẽ chưa cần phải đổi ngay vì những thuật ngữ này vẫn được sử dụng thường xuyên và phổ biến mà không gây hiểu nhầm hoặc khó khăn trong giao tiếp. Tuy nhiên các thuật ngữ Hán Việt đã cổ và nay ít người dùng thì nên đổi sang thuật ngữ tiếng Anh hoặc thuật ngữ phổ biến hơn (đổi tiêu thể thành lysosome, nhị trùng thành dimer). Điều này mình nghĩ sẽ còn phụ thuộc vào cách viết của bộ sách giáo khoa mới tới đây.
P.T.Đ Về sách Campbell thì sách có giữ nguyên thuật ngữ bằng tiếng Anh (nitrogen, polymerase,...) nhưng cách viết các chất thì vẫn viết như các sách giáo khoa cũ (acid nucleic chứ không phải nucleic acid). Quyển sách này được dịch sang tiếng Việt cách đây không dưới 10 năm (và không thay đổi thêm cho đến hiện tại) nên viết theo truyền thống như vậy cũng không có gì là lạ. Huydang2910 (thảo luận) 08:47, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Khonghieugi123, Earthandmoon, và Phương Huy: @Trương Minh Khải: Xin tag các thành viên quan tâm chủ đề sinh học cho ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 06:47, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Liên quan đến danh pháp hóa học, đã có thảo luận ở đây Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học)#Quy định mới của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam về sử dụng Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học -Trần Thế Trungthảo luận 08:09, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
TCVN 5529:2010 hình như ban hành năm 2010, còn SGK mới thì ban hành dự thảo từ 2018. SGK mới thì giữ nguyên tiếng Anh luôn, còn TCVN 5529:2010 vẫn còn thấy vài khâu lược bỏ (không cần thiết lắm). P.T.Đ (thảo luận) 08:45, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bác Tttrung đã dẫn thảo luận Wikipedia:Tên_bài_(hóa_học). Tôi cũng từng đọc qua trang thảo luận này và tỏ ra khá bối rối khi dịch một số bài liên quan hợp chất hữu cơ cao phân tử, nhất là các enzyme (nên đặt theo đuôi ase hau aza). Một câu hỏi đặt ra là liệu Đề án SGK phổ thông mới 2018 của bộ GD&ĐT vi phạm nguyên tắc TCVN 5529:2010 của bộ KH&CN? Và một điều vô cùng bất cập là nếu đối chiếu TCVN 5529:2010 của bộ KH&CN thì một loạt bài về enzyme trên Wikipedia đang đặt sai quy định này. Về cải cách giáo dục này, tôi tin rằng chắc chắn sẽ có sự bất đồng về danh pháp hóa học xảy ra vào năm 2022, khi sách giáo khoa Hóa học 10 của chương trình mới đi vào hoạt động, liệu các em học sinh lớp 8,9 học "axit clohiđric" chương trình cũ nhưng lên lớp 10 sẽ phải "học lại" danh pháp "chlohydric acid" của chương trình mới — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 10:35, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ở trang 50 của tài liệu Đốc tờ KL đã dẫn bên trên về Chương trình giáo dục Phổ thông môn Hóa học 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam [37] có ghi: "Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập." ... "Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC." -Trần Thế Trungthảo luận 10:19, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như vậy NaCl sẽ là natri chloride hay sodium chloride? Tôi nghĩ sẽ phải đợi sách giáo khoa lớp 10 ra mắt vào năm 2022 – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 10:49, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi có đọc kỹ lại thì trang 16 của tài liệu này có ghi:


"Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng (thí nghiệm tính tẩy màu của khí chlorine ẩm; thí nghiệm nước chlorine, nước bromine tương tác với các dung dịch sodium chloride, sodium bromide, sodium iodide)."


"Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F–, Cl– , Br– , I– bằng cách cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch muối của chúng."


Tài liệu này cũng sử dụng thuật ngữ: khí oxygen, oxi hóa... – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 10:55, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Sẽ khá khó để cho tôi suy nghĩ. Nếu đổi hết về tiếng Anh, không chỉ mất thời gian mà việc này còn gây ảnh hưởng đến cách chúng ta tiếp cận khoa học. Còn nếu giữ lại như hiện nay thì gây ra một đống lộn xộn. Nhưng tôi vẫn nghĩ nên giữ lại, và điều chỉnh thì bất cứ ai muốn tiếp cận khoa học cũng cảm thấy trở nên dễ dàng. ChemistryExperttrao 08:41, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chủ yếu ở đây là đồng thuận trước. Còn sửa thì dần dần theo năm tháng, không cần vội. :)) Lợi ích của việc này là hướng đến tương lai, khi con em chúng ta không còn học những quy tắc cũ nữa. Việc cập nhật mới cũng giúp thống nhất các hệ thống thuật ngữ và giúp người viết bài thoải mái hơn. Khi đã quen rồi thì việc tiếp cận dễ hay khó không phải là vấn đề, chúng ta vẫn có thể chú thích kèm theo những tên cũ bên cạnh tên mới được mà. P.T.Đ (thảo luận) 08:51, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy thì có lẽ mình sẽ suy nghĩ thêm. ChemistryExperttrao 09:52, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ủng hộ giữ hết tiếng Anh (trừ những thuật ngữ có tên gọi thuần Việt) với 2 lý do. Thứ nhất: VN đang theo xu hướng Anh hóa. Thứ hai: rất nhiều đại học ở VN dùng sách giáo khoa tiếng Anh hoặc dịch từ sách tiếng Anh. Giữ tên tiếng Anh sẽ rất tiện lợi cho việc tra cứu và nghiên cứu khoa học. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:38, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Việt hóa là việc làm rất tốt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng Việt hóa mà gây lẫn lộn chất này với chất kia thì quả là tai hại. Là một người từng học Hóa học, từng thi đại học có môn Hóa học, tôi vô cùng hiểu tư duy cổ hủ và cố chấp của một số người trong ngành. Chẳng có đất nước nào mà đề thi cứ xác định công thức hóa học của hợp chất hữu cơ mà "đốt cháy", "dẫn qua nước vôi trong", "trộn este với peptit"; trộn tạp nham kim loại rồi ném vào axit rồi tính từng chất trong hỗn hợp ban đầu,.. xong lòi ra mấy cái phương pháp "ngụy" hóa học như phương pháp quy đổi (tôi đã từng phải nhắm mắt học phương pháp láo lếu này để làm mấy câu 9, 10 điểm thi đại học). – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 10:45, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Căn bản tôi đồng ý thống nhất hết thành tiếng Anh trừ những tên gọi thuần Việt như phối tử, thụ thể, nội tiết tố, lục lạp vân vân... SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:07, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nội tiết tố thì hình như có từ "hormone" dùng trong sách vở sinh học nhiều hơn. Còn sách y học hình như không đổi. P.T.Đ (thảo luận) 15:50, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các sách y học tôi đọc sau 2008 đều ghi là hormone và receptor, họ bỏ từ nội tiết tố và thụ thể rồi. – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 03:42, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Như từng trao đổi riêng với anh Trung trước đây, mình cũng ủng hộ việc thống nhất hệ thống danh pháp hóa học trên Wikipedia tiếng Việt. Quan điểm của mình là nên sử dụng những bộ Tiêu chuẩn Việt Nam như TCVN 5529:2010 và 5530:2010 để làm nền tảng, thay vì những tài liệu như sách giáo khoa. Lý do thứ nhất, TCVN là tiêu chuẩn quốc gia được chính thức ban hành bởi VSQI/STAMEQ—những cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Về ý nghĩa, TCVN có vai trò quan trọng tương tự ASTM, ASME, BSI, ISO... TCVN được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng giáo dục, mà cả trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật, sản xuất... Thứ hai, sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, đặc biệt ở Việt Nam khi cứ "cải cách" liên tục. Ngoài ra, TCVN 5529:2010 và 5530:2010 ra đời từ 2010, có tính ổn định cao hơn, thay vì chờ một hệ sách giáo khoa mới vào năm 2022. Cuối cùng, theo mình, sách giáo khoa mang tính truyền đạt/ hướng dẫn/ tham khảo nhiều hơn tính "tiêu chuẩn hóa" (stardardization) như đối với các hệ TCVN, ASTM. Do vậy, từ khi ra đời vào năm 2010 của TCVN 5529:2010 và 5530:2010, các lĩnh vực sử dụng hóa chất ở Việt Nam cũng dần áp dụng theo (vì là tiêu chuẩn của nhà nước), đơn cử như các tài liệu SDS (MSDS) tiếng Việt hiện nay đều sử dụng tên chuẩn mới hoặc các tài liệu quy chuẩn do nhà nước ban hành như QCVN 03:2019/BYT. LTN (thảo luận) 03:16, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi đồng ý với ý kiến của P.T.Đ: "với những thuật ngữ mà chúng ta chỉ đơn thuần là phiên âm, không có từ thay thế, như enzyme (phiên âm: enzim), polymer (phiên âm: polyme), vaccine (phiên âm: vắc-xin) thì để TA. Còn thuật ngữ mà đã dịch nghĩa như receptor (thụ thể), chloroplast (lục lạp), mitochondrion (ty thể) thì nên giữ nguyên". Rất khó để chuyển toàn bộ sang TA, đơn cử từ "bazơ", tiếng Anh là "base", liệu viết là base thì có mấy ai hiểu là bazơ? Vậy nên những chứ nào đã được dịch hoặc đã quá quen với các đọc tiếng Việt (mà nếu nhìn TA sẽ không thể nhận ra được) thì tôi nghĩ nên để TV. Với các tên chất hóa học, tôi đồng ý chuyển sang dùng TA hết. Tiểu Phương セロラ 14:03, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thực chất theo các tiêu chuẩn trên thì họ dùng "base", và cố ý "ép" chúng ta nhìn mặt chữ "base" nhưng đọc là "ba-zơ". Tham khảo thêm cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam (2010), Hội Hóa học Việt Nam. P.T.Đ (thảo luận) 12:13, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đọc xong mấy lần thảo luận của các bạn ở trên thì có 3 hướng: một là áp dụng tiếng Anh hết, hai là nửa Tây nửa Ta tùy hoàn cảnh áp dụng, ba là áp dụng chuẩn TCVN 5529:2010 và 5530:2010. Tôi thiên về phương án 2 + phương án 3 hơn vì Wikipedia:Tên bài chúng ta có mục Tên phổ biến, việc xác định tên nào là tên phổ biến cũng không hề dễ dàng. Chúng ta sẽ dùng TCVN 5529:2010 và 5530:2010 làm chuẩn cho tất cả cái tên ở đây. Với những cái tên không có trong chuẩn thì:
    1. Nếu tên bài khi dịch ra tiếng Việt mà có quá nhiều biến thể như Hydrogen (hyđrô, hy-đrô, hi-đrô, hiđrô,...) thì cứ giữ tên tiếng Anh gốc, vì việc tranh cãi tên Việt nào là hoàn toàn bất khả thi do tên phiên ra quá đa dạng và chắc chắn đồng thuận kiểu gì cũng gây tranh cãi với nhiều người đến sau cuộc thảo luận.
    2. Nếu tên bài nào chỉ có duy nhất 1 tên tiếng Việt tương ứng hoặc 1 vài tên tiếng Việt (ít hơn 3) thì cứ sử dụng một trong cái tên tiếng Việt phổ biến nhất. Ở mảng tên các loài sinh vật tôi từng tham gia có tiền lệ (quy ước) dùng tên Latin, nhưng điều đó vẻ không phù hợp ở đây do tên Latin quá dài (ví dụ Hydrogenium).  A l p h a m a  Talk 08:47, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vấn đề có nhiều tên tiếng Việt như trên đã được TCVN giải quyết. Ví dụ trong trường hợp hợp Alphama nêu, thì TCVN khuyến cáo sử dụng hydrogen (thống nhất bỏ đuôi -um và -ium trong tên các nguyên tố), và cho phép dùng "hydro" do hiện nay đang sử dụng quá phổ biến. Đây là một trong số ít ngoại lệ, tương tự có oxygen/oxy, acid/axit. Hungda (thảo luận) 16:06, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Vấn đề thống nhất danh pháp hóa học, sinh học không chỉ đặt ra ở vi.wiki mà đặt ra trong xã hội VN mấy chục năm nay. Nhiều bạn nói cứ theo sách giáo khoa, nhưng bản thân các bộ sách gk cũng không thống nhất. Về TCVN 5529:2010 và 5530:2010, là những tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố nhưng thực ra là trên cơ sở dự thảo đề nghị của Hội hóa học Việt Nam, được tóm lược từ đề tài nghiên cứu mấy năm của hội này, có tổ chức hội thảo, lấy ý kiến nhiều tổ chức, cá nhân (trong đó có những người đọc, viết các danh pháp này hàng ngày) và có cân nhắc nhiều yếu tố. Không có gì là hoàn hảo (ví dụ: phương án này cho phép dùng đồng thời acid và axit), nhưng nếu các bạn xem kỹ phần tôi giới thiệu trong Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học) sẽ thấy hệ thống danh pháp này bám sát danh pháp tiếng Anh của IUPAC: loại bỏ hoàn toàn các ký tự "đ", "ă", "â", bỏ dấu thanh, chỉ Việt hóa một số trường hợp như chữ e câm, hay nếu có 2 phụ âm kề nhau thì lược bớt 1 phụ âm. Về hóa sinh, tôi nghĩ vấn đề ít phức tạp hơn, và có thể vận dụng các quy tắc tương tự danh pháp hóa học, ví dụ viết enzym thay vì enzyme hoặc enzim. Hungda (thảo luận) 09:27, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thì không rõ việc lược bỏ như vậy có ích lợi gì, khi lược bỏ xong thì vẫn phải đặt ra một số ngoại lệ, và nguyên tắc lược bỏ cũng mơ hồ (nếu không gây nhầm lẫn? lại phải cần định nghĩa "không gây nhầm lẫn" là như thế nào). Nghĩa là lợi ích cho việc lược bỏ đó nó không xứng đáng. Wikipedia tiếng Việt có lẽ đã gần như tránh dùng phiên âm từ rất lâu, ngay cả những cái tên khó đọc như Schutzstaffel (ở đây có 2 chữ f kề nhau, nhưng lược bỏ đi cũng không giúp đọc dễ hơn), Sicherheitsdienst cũng được để nguyên. Nếu sinh học (hóa sinh) chưa có hệ thống tiêu chuẩn như danh pháp hóa học thì có lẽ nên tuân theo sách vở của ngành. Từ cuốn Di truyền học (2006) của PGS.TS. Phạm Thành Hổ thì gần như thuật ngữ sinh học hiện nay đã chuyển sang dùng hết tiếng Anh, một số thuật ngữ Hán Việt/thuần Việt theo đó cũng dần biến mất, như men (enzyme), tiêu thể (lysosome). P.T.Đ (thảo luận) 12:11, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hỗn hợp tiêu triền -> hỗn hợp racemic; quy tắc bát tử -> quy tắc octet, thụ thể -> receptor,... Tôi biết cuộc thảo luận này còn nhiều vướng mắc, nhưng cần đồng thuận 1 giải pháp để đồng bộ các danh pháp hóa học và sinh học trên này, không mỗi bài một tên trông nham nhở lắm. — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 13:20, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đối với danh pháp hóa chất thì tôi nghĩ TCVN đáp ứng tốt. Duy có vấn đề lược bỏ này nọ thì tôi cho rằng không cần thiết, bỏ xong lại sinh ra một số ngoại lệ, không biết lợi ích của việc này là gì? P.T.Đ (thảo luận) 15:43, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên P.T.Đ nói "không rõ việc lược bỏ như vậy có ích lợi gì", tôi nghĩ thực khó trả lời rành rẽ, mà có nên đặt câu hỏi này không, vì nếu bê nguyên tiếng Anh thì còn gì là tiếng Việt và wikipedia tiếng Việt? không lẽ phải chuyển thành "sulfuric acid" dù không đúng trật tự ngữ pháp tiếng Việt? Bạn dẫn danh từ riêng như Schutzstaffel ra làm gì, nó không có tính hệ thống, còn các danh pháp hóa học lại có tính hệ thống và không phải danh từ riêng. Ngành hóa nói chung và các ngành ứng dụng như ngành y tại VN đã rất khó khăn để có kết quả thống nhất nêu trong TCVN, trong đó có cả ý kiến của các giáo sư xuất thân từ các trường của VN cộng hòa trước 1975. Trong TCVN có nêu các nguyên tắc phiên chuyển cụ thể đối với danh pháp của từng nhóm hợp chất hóa học, và hội Hóa học cũng có phần thuyết minh chi tiết về lý do của những nguyên tắc đó. Một số ngôn ngữ mới sử dụng kí tự Latin trong một vài thế kỷ gần đây họ cũng phiên chuyển thống nhất chứ không giữ nguyên, ví dụ tiếng Malay và Indonesia viết "Natrium klorida" tương ứng với "Sodium chloride" (t.Anh)/"Natrii chloridum" (Latin). Về bên sinh học (hóa sinh), tôi cũng không chắc cuốn Di truyền học (2006) của PGS.TS. Phạm Thành Hổ đại diện cho xu hướng của ngành về việc sử dụng thuật ngữ sinh học; theo quan sát của tôi thì trừ ngành y, còn lại ít ai dùng "men" thay cho enzym, hay dùng "tiêu thể". Hungda (thảo luận) 15:58, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi từng đọc qua cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam (2010), Hội Hóa học Việt Nam và các TCVN trên nên đã nắm bắt được vấn đề. Và ý kiến cá nhân thì kỳ thực việc lược bỏ này nó không mang lại ích lợi gì đặc biệt. Vì tôi nghĩ đơn giản là thao tác nào gây ra ngoại lệ thì cần hạn chế. Thực tế, SGK hiện tại đang dùng thuật ngữ "amino axit" (axit đứng sau) và SGK mới thì có "hydrochloric acid". Nói chung, ý kiến của tôi là vậy, còn lại thì chờ đồng thuận của mọi người. P.T.Đ (thảo luận) 16:20, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các sách giáo khoa bậc phổ thông và giáo trình đại học/cao đẳng hiện chưa có thống nhất, và trong mỗi bộ sách cũng không có nêu nguyên tắc sử dụng danh pháp hóa học, nên rất khó để đem ra làm chuẩn. Hai ví dụ bạn nêu, như tôi đã viết ở trên, là không phù hợp với trật tự ngữ pháp tiếng Việt. Hungda (thảo luận) 16:57, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mình đồng tình với những ý kiến của bạn Hungda và Alphama. Chỉ muốn nói thêm về việc thành viên P.T.Đ thắc mắc "không rõ việc lược bỏ như vậy có ích lợi gì". Thật sự mình cũng không trả lời được. Nhưng mình cho rằng khi Hội Hóa học VN soạn dự thảo và sau đó, cơ quan VSQI ban hành TCVN, có lẽ họ cũng tranh luận rất nhiều (và cũng có câu hỏi như bạn đã hỏi) để đi đến thống nhất. Không có cách thiết lập tiêu chuẩn nào là hoàn hảo, trừ khi bê nguyên xi IUPAC (tức sử dụng thuật ngữ tiếng Anh 100%) vào. Tuy nhiên, TCVN vẫn có thể được xem là tài liệu chuẩn hóa về danh pháp hóa học tiếng Việt tốt nhất để chúng ta áp dụng. Sách giáo khoa, dù ở bậc học nào, cũng hoàn toàn không thể dùng làm tài liệu chuẩn hóa, mặc dù có thể được xem là "nguồn đáng tin cậy" và "kiểm chứng được". Lấy ví dụ như giáo trình của một giáo sư hoặc học giả uy tín nhất, dù ở MIT hoặc Stanford, cũng không thể so sánh được với IUPAC hay ACS. Về các thuật ngữ sinh học như enzyme thì mình không ý kiến vì không rành lĩnh vực này. LTN (thảo luận) 00:08, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng đồng tình với các TCVN, chỉ là hơi lấn cấn chỗ lược bỏ thôi, tất nhiên là số ngoại lệ do việc lược bỏ cũng không quá lớn nên có thể bỏ qua, và dù gì thì đây cũng là các tiêu chuẩn khá cập nhật và hiện đại. Trên giấy tờ là vậy, còn thực tế thì tôi không chắc là nó có được áp dụng rộng và nghiêm túc hay không. Như thành phần hoạt chất trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích sinh trưởng thì có vẻ để nguyên, ví dụ: Comda 250 EC có ghi Emamectin benzoate, Atonik 1.8 SL thì ghi Sodium – S – Nitrogualacolate, Sodium – O – Nitrophenolate... Có lẽ một số ngành hóa chất ở VN chủ yếu là nhập nguyên liệu, rồi pha trộn, đóng gói là chính nên quy chuẩn cũng không được nghiêm ngặt. Ngoài ra, có vấn đề nhỏ nữa là các TCVN có thể tiếp tục được cập nhật trong tương lai, như TCVN 2010 thay cho 1991, nên cũng phải xét vấn đề dự trù việc cập nhật. P.T.Đ (thảo luận) 08:03, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Mình đồng tình với Alphama. ChemistryExperttrao 02:57, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúng ta đang bàn 2 thứ cùng lúc: danh pháp hóa học, và danh pháp sinh học. Trong 2 cái này, tôi thấy về danh pháp hóa học đã được thảo luận kéo dài từ chục năm qua, đến giờ dường như sắp kết luận được rồi. Tôi xin phép đề nghị chúng ta tập trung thống nhất xong cái này trước:

  • TCVN: hiện nay chúng ta có vẻ thiên về ủng hộ TCVN (Tttrung, LTN, Hungda, Alphama, Ccv2020, P.T.Đ ...), các luận điểm được đưa ra ủng hộ cho TCVN (gồm: đảm bảo là tiêu chuẩn, có tính hệ thống, ổn định lâu dài, đa lĩnh vực áp dụng) chưa có sự phản bác thành công.
  • Giữ như hiện nay / dùng tên phổ biến / nửa tây nửa ta: gặp vấn đề là "loạn" tên phổ biến -> chính vấn đề đã khiến chúng ta phải đi tìm chuẩn
  • Dùng giống tiếng Anh: có 2 ý kiến ủng hộ, với lý do "SGK theo tiếng Anh" và xu hướng Anh hóa, tuy nhiên dường như ý kiến ủng hộ dùng tiếng Anh là dành cho danh pháp sinh học hơn là hóa học, và về lý do bám theo SGK thì đã bị phản bác là:
    • SGK không ổn định (hay bị "cải cách")
    • SGK đến hiện tại cũng chưa dùng tiếng Anh hết (có ghi "tham khảo TCVN")

=> Có lẽ chúng ta hãy kết luận cho Danh pháp hóa học ở đây. Mong cộng đồng cùng chốt sớm :D. Ai phản đối dùng TCVN xin hãy nhân dịp này nêu ý kiến xác đáng để chốt cho lần này :D -Trần Thế Trungthảo luận 04:46, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng ủng hộ TCVN. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:05, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bác đã chốt lại vấn đề về danh pháp hóa học. Đối với các bài hóa học, tôi đồng tình chuyển các danh pháp theo TCVN. Số lượng bài có thể lớn, chúng ta có thể dùng 1 con bot nào đó để chuyển các "biến thể" quy về một cho đỡ vất vả. – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 02:16, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Về danh pháp sinh học, mình đồng ý với các ý kiến của P.T.ĐHuydang2910 về ý này: với những thuật ngữ mà chúng ta chỉ đơn thuần là phiên âm, không có từ thay thế, như enzyme (phiên âm: enzim), polymer (phiên âm: polyme),... thì dùng tiếng Anh. Bổ sung ý: Còn thuật ngữ mà đã dịch nghĩa và phổ biến như receptor (thụ thể), chloroplast (lục lạp), mitochondrion (ty thể) thì nên giữ nguyên. Có một số từ dịch nghĩa sang tiếng Việt ít dùng như tiêu thể (lysosome) thì nên dùng tiếng Anh.
Danh pháp sinh học dùng cho SGK hiện nay theo chương trình mới năm 2018 cũng định hướng dùng tiếng Anh. Mình mới vừa xem sách tham khảo sinh học THPT mới nhất của GS.Nguyễn Lân Dũng: Sinh học - Khoa học về sự sống cũng ghi theo tiếng Anh, vd như amino acid. Cuốn sách này biên soạn theo đúng yêu cầu của chương trình mới và đã được chuyên viên quản lý môn sinh học của sở GD TP.HCM và nhiều admin diễn đàn giáo viên sinh học lớn trên FB giới thiệu cho GV dùng, tầm ảnh hướng đối với thế hệ HS và GV là không nhỏ. Ở bậc ĐH-Cao học thì giáo trình cũng thường viết theo tiếng Anh và trong quá trình học cũng dùng tài liệu tiếng Anh. Rõ ràng SGK hay giáo trình sẽ còn cải cách nhưng danh pháp sinh học vẫn sẽ viết theo yêu cầu của chương trình 2018, nếu wiki cũng có cách viết tương tự thì sẽ phổ biến đến nhiều thế hệ HS-SV hơn nữa.
Thuật ngữ y học có lẽ quá chuyên sâu nhưng chắc hẳn người trong ngành như bạn Mongrangvebet đã có quan điểm rồi nên mình sẽ không bình luận. Về vấn đề tên loài sinh vật như bác Alphama nói thì mình đề nghị dùng tên tiếng Việt hiện có, nếu không có tên tiếng Việt thì mới dùng tên Latin. Tên tiếng Việt hiện có của 1 loài thì căn cứ vào sách/tạp chí/giáo trình chuyên ngành có uy tín là được.
Về danh pháp hóa học, mình tán thành ý kiến của bác Tttrung: "Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 ..." để vừa hội nhập quốc tế vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam. TCVN dù có ngoại lệ nhưng ít gặp, có thể thảo luận thêm được nếu xuất hiện vài danh pháp ngoại lệ. TCVN vẫn bị sửa đổi nhưng thời gian sử dụng của nó lâu dài hơn SGK hay thậm chí là chương trình giáo dục nhiều, do đó TCVN ổn định hơn và xét trên thời gian có ảnh hưởng và tính pháp lý cũng cao.--Trương Minh Khải (thảo luận) 16:15, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nên thống nhất đến mức có thể, chứ bên bài hóa học dùng "acid acetic" mà bài hóa sinh dùng "amino acid" (thay vì acid amin) thì cũng kỳ. Những quy tắc phiên chuyển từ thuật ngữ t.Anh=> t.Việt bên hóa học nếu theo TCVN thì cũng nên áp dụng cho thuật ngữ hóa sinh. Hungda (thảo luận) 06:45, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Amino acid thì theo TCVN có lẽ là "acid amino" mới đúng (nếu dùng "amin" thì bị nhầm với "amin" của chất amine). Trong khi rõ ràng chất amin (amine, ví dụ: NH3) khác với nhóm amino (-NH2). Vi phạm nguyên tắc "không gây nhầm lẫn" của TCVN. P.T.Đ (thảo luận) 06:23, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã xem lại cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam thì ở trang 181, họ có nêu thuật ngữ: các gốc amino axit/acid (amino acid residues), đường amino (amino sugar); không thấy mục từ "amino acid"? Tôi nghĩ đây là một ngoại lệ, SGK hóa hiện tại vẫn dùng acid đứng trước, nhưng riêng amino acid thì acid lại đứng sau? Cần xem xét trường hợp đặc biệt này. Tôi từng nêu vấn đề này ở Thảo luận:Axit amin#Amino axit. P.T.Đ (thảo luận) 07:07, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À cám ơn bác Hungda, cái này thì dễ thôi vì tên gọi chất trong hóa sinh là từ hóa học ra, nên chúng ta cứ dùng quy tắc viết danh pháp hóa học thôi ạ.--Trương Minh Khải (thảo luận) 13:29, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Kết luận (1 phần, về danh pháp hóa học)

Dựa vào trao đổi ở bên trên, mời Mongrangvebet kết luận về danh pháp hóa học nhé :D . Tôi không kết luận, vì muốn mời người đã mở thảo luận này, và cũng là thành viên tích cực viết bài hóa học / hóa sinh / hóa y ... , kết luận và thử thực thi theo kết luận (để xem có vướng mắc gì khi thực thi), và vì tôi thấy mình ít viết bài hóa học, chuyên môn không thuộc ngành hóa học và bản thân không khách quan lắm khi kết luận. -Trần Thế Trungthảo luận 16:05, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tài khoản mới

Rà soát và cấm các tài khoản mới tạo với tên công kích thành viên. nếu cần thiết thì các bạn kiểm đnh 2001:EE0:56B0:ACC0:9C1B:30D7:28A2:7FE9 (thảo luận) 00:04, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Feminism & Folklore 1 February - 31 March

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Greetings!

You are invited to participate in Feminism and Folklore writing contest. This year Feminism and Folklore will focus on feminism, women's biographies and gender-focused topics for the project in league with Wiki Loves Folklore gender gap focus with folk culture theme on Wikipedia. folk activities, folk games, folk cuisine, folk wear, fairy tales, folk plays, folk arts, folk religion, mythology, etc.

You can help us in enriching the folklore documentation on Wikipedia from your region by creating or improving articles centered on folklore around the world, including, but not limited to folk festivals, folk dances, folk music, women and queer personalities in folklore, folk culture (folk artists, folk dancers, folk singers, folk musicians, folk game athletes, women in mythology, women warriors in folklore, witches and witch-hunting, fairy tales and more. You can contribute to new articles or translate from the list of suggested articles here.

You can also support us in translating the project page and help us spread the word in your native language.

Learn more about the contest and prizes from our project page. Thank you.

Feminism and Folklore team,

Joy Agyepong (talk) 02:40, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài đã được đưa ra biểu quyết xóa và phân định kết quả là giữ. Tuy nhiên, một thành viên khác muốn đưa bài ra BQX một lần nữa. Theo quy định hiện hànhthảo luận trong quá khứ và các tiền lệ khác, chỉ đem bài viết ra BQX nếu chưa phân định kết quả. Quá trình mang ra BQX phải chấm dứt khi phân định rõ kết quả là xóa hoặc giữ. Trong trường hợp một bài viết đã được kết luận là giữ thì không đưa ra BQX lần nữa. Do đã có đồng thuận trước đó rằng chủ thể nổi bật (thông qua kết quả biểu quyết) nên tôi tạm gỡ biển đnb đến khi có đồng thuận mới. Để tránh tranh cãi dai dẳng và mất thời gian về các quy định có liên quan, mời mọi người vào cho ý kiến tại trang thảo luận của bài nhằm tìm ra hướng đi cho bài viết này. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:43, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thôi khỏi đi, không cần thiết, chính Alphama còn ủng hộ nhóm bài kiểu này mà ( xem ), có bóc mẽ bài viết thuộc tuýp này tới mấy thì cũng bị coi là cảm nhận và suy nghĩ cá nhân, bạn cứ viết nhiều nhiều vào, cho wiki này chết ngợp luôn càng tốt. 2001:EE0:56B0:ACC0:9C1B:30D7:28A2:7FE9 (thảo luận) 15:30, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thực ra ban đầu chính tôi là người kịch liệt phản đối dạng bài này xuất hiện trên Wikipedia. Quý IP cứ ghé qua Thảo luận:Huấn Hoa hồng để xem thì sẽ hiểu. Sau một thời gian hoạt động, được sự chỉ dẫn ân cần của 1 BQV, cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng đánh giá độ nổi bật theo quan điểm cá nhân là không trung lập. Wikipedia có các tiêu chí cơ bản về nổi bật và ta chỉ việc dựa vào đó để đánh giá thôi. Đã qua cái thời cộng đồng đánh giá một nhân vật dựa vào sự "yêu", "ghét", "tai tiếng". Cộng đồng cần phải có cái nhìn thấu đáo, công tâm hơn, phải thảo luận nhiều hơn thay vì đơn thuần dùng lá phiếu. Càng nhìn vào thực tế, nhìn vào cái sai để sửa, để thay đổi thì càng chứng tỏ chúng ta là một người có trách nhiệm. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:44, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rồi, hiểu, 1 bảo quản viên kỳ cựu đã khai thông cho 1 dòng chảy, ai ý kiến thì bạn cứ đem mấy trang thảo luận đó cùng với độ tầm cỡ uy tín vốn sẵn có của TuanUt và Alphama là đủ đè bẹp ý họ, vậy là xong. 2001:EE0:56B0:ACC0:9C1B:30D7:28A2:7FE9 (thảo luận) 15:50, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thôi thôi lại văn vẻ lái đến ông nọ bà kia để chọc ngoáy rồi đấy. Quý thành viên nghĩ mình là Vũ Trọng Phụng à mà thích viết văn ra điều châm biếm thế. Tôi chưa từng ghé cái biểu quyết xóa lần trước, thấy có thành viên than phiền trên FB nên tôi đặt biển. Đặt biển thế thôi, chứ tôi cũng chưa lần nào mở biểu quyết xóa, không rành quy trình thế nên rất mong thành viên khác mở lại lần nữa. Thuận theo số phiếu cộng đồng. Cộng đồng đã chấp thuận thì tốt đẹp gì tự chịu với nhau thôi. Mà này, tập hành văn cho súc tích vào, văn của bạn hiện giờ chỉ nên dùng khi gặp Công an giao thông thôi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:52, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người không có quyền hành so với người có quyền thì vốn dĩ không quan trọng, dù 2 bạn có nói gì thì thấp cổ bé họng mãi mãi thấp cổ bé họng, đành chịu thôi. 2001:EE0:56B0:ACC0:9C1B:30D7:28A2:7FE9 (thảo luận) 15:58, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trên Wikipedia, không có khái niệm "quyền" gì ở đây cả. BQV chỉ đơn giản được cộng đồng tín nhiệm trao cho cây chổi dọn dẹp căn nhà Wikipedia. Trong một thảo luận (hoặc BQ), mọi ý kiến là bình đẳng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:09, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người vào cho ý kiến tại Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (người)#Bổ sung thông tin để bổ sung thêm nội dung quy định mới. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:16, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Technical maintenance planed‬

Tình nguyện viên

Có thành viên Wikipedia nào xung phong làm Điều phối viên tại Wikibooks [tạm quyền] không? Vì trong tiền lệ chưa từng ai làm Điều phối viên tại dự án này. Tôi muốn một tình nguyện viên làm điều này để tôi hoàn thiện quy định Wikibooks. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:09, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu dọn dẹp đôi chút về mảng chống phá hoại thì tôi nghĩ mình có chút thời gian cho việc này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:10, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Nếu bạn có thời gian tham gia thì quý hóa quá. Tôi nghĩ một Điều phối viên tạm quyền chắc chỉ trong 3 tháng là xong thôi, đủ để tôi xây dựng quy định và các quy trình. Bạn xác nhận tham gia chứ? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:17, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không thành vấn đề. Nói chung công việc Wikibooks nhàn rỗi. Tôi nghĩ mình có thể đảm được phần gánh nặng spam/phá hoại. Tuy nhiên tần suất hoạt động có thể không thường xuyên lắm. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:24, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314: Tôi đã mở biểu quyết tại trang này, bạn ghé qua viết một câu giới thiệu nhé. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:48, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn đã xin được đồng thuận đề cài đặt cờ eliminator tại Wikibooks tiếng Việt? --minhhuy (thảo luận) 05:30, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn là người tự tay đệ trình cài đặt nhóm này 3 năm trước khi cộng đồng đã nhất trí rồi mà nhỉ? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:49, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Người đề xuất cài đặt Eliminator tại Wikipedia tiếng Việt là Alphama, không phải tôi. Và việc cài đặt cờ này chỉ áp dụng cho Wikipedia tiếng Việt, không cho bất kỳ dự án tiếng Việt nào khác. --minhhuy (thảo luận) 05:54, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xem tại đây – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:57, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ồ tôi đã quên hoàn toàn việc này. --minhhuy (thảo luận) 06:00, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

THÔNG BÁO

Xin chào các thành viên Wikipedia! Hiện nay dự án Wikibooks đang tiến hành bầu chọn Điều phối viên mới, cũng là điều phối viên đầu tiên của dự án. Xin bạn cho ý kiến tại b:Wikibooks:Biểu quyết cấp quyền/Điều phối viên/Nguyenhai314. Xin trân trọng cảm ơn! Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:49, ngày 17 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Proposal: Set two-letter project shortcuts as alias to project namespace globally

Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn

Hello everyone,

I apologize for posting in English. I would like to inform everyone that I created a new global request for comment (GRFC) at Meta Wiki, which may affect your project: m:Requests for comment/Set short project namespace aliases by default globally.

In this GRFC, I propose that two-project shortcuts for project names will become a default alias for the project namespace. For instance, on all Wikipedias, WP will be an alias to the Wikipedia: namespace (and similar for other projects). Full list is available in the GRFC.

This is already the case for Wikivoyages, and many individual projects asked for this alias to be implemented. I believe this makes it easier to access the materials in the project namespace, as well as creating shortcuts like WP:NPOV, as well as helps new projects to use this feature, without having to figure out how to request site configuration changes first.

As far as I can see, Wikipedia currently does not have such an alias set. This means that such an alias will be set for you, if the GRFC is accepted by the global community.

I would like to ask all community members to participate in the request for comment at Meta-Wiki, see m:Requests for comment/Set short project namespace aliases by default globally.

Please feel free to ask me if you have any questions about this proposal.

Best regards,
--Martin Urbanec (talk) 14:13, ngày 18 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật của nhân vật lịch sử

Mời xem xét độ nổi bật của chuỗi bài nhân vật lịch sử sau: Quỹ Huệ, Khắc Tề, Hằng Nguyên, Tinh Ni, Đức Cẩn, Đức Xuân (Nhà Thanh), Tỷ Nghĩa, ....

Bỗng dưng đẻ ra một loạt bài về những người mang họ "Ái Tân Giác La", con cháu của dạng vương gia cũng đưa vào, thậm chí con cháu tướng lĩnh không mấy nổi bật cũng đưa vào, dù chẳng thấy vai trò lịch sử rõ rệt hay gắn với sự kiện quan trọng, lớn lao hoặc chí ít là đáng kể nào. Hình như tiêu chuẩn duy nhất là mang họ Ái Tân Giác La. Không cần bàn tới việc bài còn không đủ nổi bật để xuất hiện trên zh.wiki, nội dung bài cũng dạng kiểu viết sơ yếu lí lịch. Đa phần đều thấy nguồn từ cái trang "Ái Tân Giác La tông phổ". Ngày xưa, vua Tàu nuôi một phi đội chỉ có ăn với chép lại tên họ hàng đường nội ngoại, thậm chí đường dây điện, miễn là rây mơ rễ má là chép hết, kể cả là quan to hay chỉ là người bán chiếu cỏ ngoài chợ. Thế nhưng, Wikipedia không phải là một cái trang chuyên luận khảo cổ về ba cái này, nhân vật lịch sử phải đủ nổi bật thì mới cho lên. Tôi mở thảo luận này ra để mời mọi người cho ý kiến, tiếp sau mới đặt bẳng dnb toàn bộ những bài dạng này, không gì hơn ngoài mục đích tiến tới việc xóa bài. Tuy nhiên, thảo luận để tránh tình trạng lùi sửa, bút chiến rầy rà. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:35, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến từ người đóng góp mảng này. Tốt nhất là nên xóa sạch những bài chỉ đơn giản là con của các Tướng quân, Tông thất bình thường, thông tin không có gì ngoài sinh, mất và năm tập tước. Về tông thất nhà Thanh, những Tông thất được tính là nổi bật nhờ tước vị chỉ có thể là những người được tập tước Thiết mạo tử vương, thấp hơn một chút thì có những người được tập tước Hòa Thạc Thân vương, Đa La Quận vương, một số ít Đa La Bối lặc, cùng lắm là Cố Sơn Bối tử. Ngoài ra thì chỉ những người từng làm quan trong triều, có thêm thông tin hoặc nguồn khác thì mới nên xuất hiện thành một bài riêng. Xem {{Thân vương Tông thất nhà Thanh}} và {{Quận vương Tông thất nhà Thanh}} để thấy các tước vị cha truyền con nối đều có hẳn 1 bài dạng danh sách riêng đã có đủ năm sinh, mất, tập tước và quan hệ cha con thế nào rồi, có bài riêng căn bản làm giảm chất lượng wiki. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại. Những IP đóng góp những bài này thường chỉ biết lấy từ zh.wiki và Ái Tân Giác La tông phổ, không biết cách tìm thêm thông tin, nếu cộng đồng đồng thuận xóa thì hy vọng mọi người cho tôi chút thời gian để đi rà soát và cải thiện lượng thông tin, chất lượng những bài này. Sau khi xác nhận nhân vật thực sự không có gì nổi bật thì chính tay tôi sẽ đặt biển và xóa. Ngoài ra, những bài được tạo gần đây thực sự càng lúc càng không đáp ứng những tiêu chuẩn nhỏ nhất để nổi bật tôi kể ở trên, thậm chí ở zh.wiki cũng không có bài, wikidata cũng không có mục thông tin, bởi những nhân vật thực sự nổi bật đã được tạo từ lâu và tôi cũng đã tạo một phần lớn từ thời gian trước. Vậy nên sau khi thảo luận này kết thúc thì thiết nghĩ những bài xuất hiện về sau có thể gắn bản {{Chất lượng kém}} để xóa luôn nếu không cải thiện sau 7 ngày. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:18, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thông tin thêm, nhà Thanh có 2 loại tước vị là Nhập bát phân (từ Hòa Thạc Thân vương đến Phụng ân Phụ quốc công, tổng cộng 6 tước vị) và Bất nhập bát phân (cũng 6 tước vị). Theo thống kê của nhà nghiên cứu Thanh sử Quất Huyền Nhã thì số lượng tông thất được tập tước là khoảng 6,3%, trong đó Nhập bát phân chiếm khoảng 25% trong số đó. Nói là 6,3% nhưng với số lượng tông thất khổng lồ của nhà Thanh thì đây cũng là con số vô cùng lớn. Chỉ nên du di cho 25% kia cộng thêm các tiêu chuẩn khác. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:28, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đồng ý với quan điểm và cách giải quyết của bạn NhacNy. 1 người thông tin chỉ bao gồm ngày sinh/chết và vợ/chồng/con thì hoàn toàn không có gì nổi bật. Đây là Wikipedia chứ không phải Wiki Fandom về gia phả nhà Thanh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:18, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Nhất trí xóa sạch những bài kể trên để tránh tiền lệ xấu trên wikipedia.  Jimmy Blues  09:35, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Lúc đầu theo đề xuất là chỉ xóa một số bài trong tông thất Ái Tân Giác La, sau đó có ý kiến mở rộng ra con của các Tướng quân, Tông thất,... Nên làm rõ phạm vi của những bài này hơn để đồng thuận có tính chất rõ ràng về phạm vi áp dụng. ~ Violet (talk) ~ 10:21, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Violetbonmua: Nói chung, lớp bài trên là ví dụ cho một thể loại bài nhân vật lịch sử không đủ nổi bật mà các bảo quản viên, điều phối viên có vẻ là còn ít quan tâm. Dù có được đề cập trong sử sách nhưng không nổi bật theo chuẩn Wikipedia. Nêu ví dụ để mọi người nhận diện và áp dụng xóa một các nhanh gọn, triệt để bởi khả năng dạng bài thế này đang có nhiều và sẽ còn tiếp tục ra đời. Tất cả các bài trên đều do tôi trích xuất từ lịch sử tạo bài mới của chỉ một địa chỉ IP. Vĩnh Lạc Đế Nội các 13:00, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Violetbonmua @Tàn Kiếm Chắc là do Tàn Kiếm chưa hiểu hết hệ thống tước vị nhà Thanh thôi. Cái "Tướng quân" mà Tàn Kiếm nhắc tới cũng là 1 tước vị giành cho Tông thất nhà Thanh, con của các Tướng quân Tông thất gì thì gộp chung lại câu mở đầu cũng đều là "tông thất của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc", đều là một phạm vi cả. Vì bài về Tông thất nhà Thanh đang được tạo tràn lan dẫn đến sự quan tâm của nhiều thành viên chứ trước đây cũng từng có thời kỳ bài về Tông thất các triều đại cũng mọc lên như nấm. Vì không có đồng thuận hay quy định rõ ràng về đnb cho nhân vật lịch sử nên tôi đều nhắm mắt bỏ qua. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:40, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @NhacNy2412: Cảm ơn đã làm rõ. Tôi ít tìm hiểu những vấn đề dạng này. Hơi ngoài lề chút: Tôi khá thích vua Mãn, thể chất tốt, tầm nhìn rộng, thích học hỏi Tây-Tàu khắp nơi (ông Thuận Trị món nghề gì cũng khoái). Nhất là mấy ông đời đầu, cảm giác họ thích ứng rất nhanh, hơi si tình nữa thì phải :))) Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:04, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ủng hộ Nếu NhacNy2412 đã đứng ra cam kết lo liệu việc này thì chúng ta có thể yên tâm giao việc này cho một ĐPV uy tín của dự án giải quyết. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:24, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Ý Kiến Nhân vật này chắc đủ nổi bật?  Ủng hộ. Cần xem xét thanh lọc bớt những nhân vật tông thất nhà Thanh không nổi bật, làm giảm chất lượng Vi.wikipedia (tiếng Việt).Doãn Hiệu (thảo luận) 13:39, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Doãn Hiệu: Ông này thì chắc không, hình như nhận vơ thì phải. "Từ nhỏ, Châu Địch đã gọi cha mình là "A mã", nhưng khi ở bên ngoài, anh gọi cha mình là chú." :))) Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:06, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Xin hỏi là cuộc thảo luận này chỉ giới hạn trong phạm vi nhà Thanh, hay mở rộng sang tất cả các triều đại khác, các quốc gia khác. Vì đối tượng con cháu các cụ thì rất nhiều, đồng thuận lần này có thể trở thành tiền lệ, chưa rõ là tốt hay cực đoan.--Diepphi (thảo luận) 15:16, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Diepphi: Cực đoan hay không nằm ở chính chủ thể, hãy xem qua các bài viết này, tôi khá bất ngờ nếu các hoàng tộc khác cũng có các bài viết về các nhân vật hoàn toàn không chút nổi bật nào như thế này. Bất kể họ Chu, họ Lý, họ Triệu, v.v... Có điều tôi dẫn ví dụ nhanh ra các bài nhà Thanh, vì đơn giản là do cùng một IP tạo trong một khoảng thời gian ngắn gần đây. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:25, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nhớ không lầm khi thảo luận về các nhân vật Nguyễn tộc, BQV Trungda đã nói chỉ cần có 1 nguồn hàn lâm là đủ đnb. Loạt bài ở trên được @Tàn Kiếm: dùng làm ví dụ không có nguồn hàn lâm nào, nhưng nếu xét phạm vi mà bạn đề cập: con cháu của dạng vương gia cũng đưa vào, thậm chí con cháu tướng lĩnh không mấy nổi bật cũng đưa vào, dù chẳng thấy vai trò lịch sử rõ rệt hay gắn với sự kiện quan trọng, lớn lao hoặc chí ít là đáng kể nào. thì các bộ chính sử có rất nhiều. Kiểu như: Ông A có 3 con: B, C, D. B làm quan đến vvv C làm quan đến vvv Như thế các anh B, C, D có được tính "có 1 nguồn hàn lâm" hay không?--Diepphi (thảo luận) 16:23, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Diepphi: Những bài dạng đó thì đem ra thảo luận, đánh giá tìm đồng thuận về độ nổi bật. Hàn lâm thì hàn lâm nhưng đề cập một dòng, đề cập một đoạn, khác nhau chứ. Đâu thể vơ cả vào được. Tuy nhiên nhóm bài tôi dẫn theo kiểu trích gia phả ở trên thì có thể bỏ vào một nhóm xóa nhanh, không cần qua nhiều bước hơn. Tôi cho là nhiều khi ta phải tùy cơ ứng biến, không dựa vào cái gì cố định được, càng bám cố vào luật thì càng có thành viên tìm cách lách luật, mà nhiều khi lách thành công đấy. Chính việc vin vào luật giúp cho nhiều bài đáng lẽ phải bị xóa thì vẫn tồn tại. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:40, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn ơi, có người bỏ công gõ cả cuốn tông phổ nhạt thếch kia để đưa lên wiki, nay bị bạn chặn ngang, hẳn là sẽ xoay sang hướng khác để tìm vui. Nếu anh/chị đấy hí hửng làm theo cách mà tôi quan ngại ở trên, tạo ra hàng trăm bài (có khi hàng ngàn đấy), thì xử lý từng trường hợp sao được?--Diepphi (thảo luận) 16:55, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Diepphi: Có 1000 bài cần xóa mà phát giác và xóa được dù chỉ là 1 bài vẫn còn hơn là để nguyên những bài thiếu nổi bật rõ ràng ấy cứ tiếp tục tồn tại. Quan trọng không phải là chúng ta có xóa được kỳ hết từng bài không, hay rằng liệu ta có cản được thành viên khác tạo những bài tương tự không, mà quan trọng là cộng đồng thấy được những bài như này là "không chuẩn", "không nổi bật", và nên bị xóa. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:01, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

XIN CHÀO

Hãy xem video này: Video này

Xin hãy bỏ qua (nhẫn nhịn, chịu đựng, cam chịu, xuôi tay, chịu thiệt) những điều nhỏ nhặt và quan tâm tới 2 điều quan trọng nhất, một là cuộc sống, hai là Wikipedia. Đừng để những lặt vặt, những cuộc cãi vã nhỏ nhặt không hồi kết lấy đi thời gian quý báu của chúng ta trong cuộc sống, lấy đi thời gian đóng góp thiết thực của chúng ta cho Wikipedia. <Không ký tên> 10:31, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)

Kêu gọi hỗ trợ dự án Wikipedia:Nhãn (Wiki labels)

Wiki labels
ORES

Xin chào mọi người. Hôm nay tôi muốn đề xuất vấn đề hỗ trợ dự án Wikipedia:Nhãn (Wiki labels). Về cơ bản thì đây là dự án để chúng ta gắn nhãn cho một gói các sửa đổi do phần mềm cung cấp (gắn nhãn gây hại hay không gây hại, ác ý hay thiện ý). Công việc này có ý nghĩa là giúp cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo của Wikimedia xác định một sửa đổi có khả năng gây hại hay không (hệ thống tính điểm ORES).

Tôi thiết nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta cần một con bot tự động lùi sửa, như ClueBot NG ở Wikipedia tiếng Anh (thuật toán lõi của nó là các kỹ thuật học máy cổ điển, phân loại Bayes, mạng neurone nhân tạo) và SeroBOT ở Wikipedia tiếng Tây Ban Nha (dựa vào điểm ORES, viết bằng pywikibot). Vì rằng dự án Wikipedia tiếng Việt hiện đã quá lớn, một nhóm nhỏ bảo quản viên, điều phối viên, người lùi sửa hiện tại khó có thể quán xuyến được hàng nghìn sửa đổi mỗi ngày. Rất là vất vả.

Khó để làm một bot như ClueBot NG, nhưng tương tự như SeroBOT thì hoàn toàn có khả năng đạt được. Và để chuẩn bị cho việc xây dựng con bot như vậy, tôi kêu gọi mọi người hỗ trợ dự án Wikipedia:Nhãn (Wiki labels) để hệ thống tính điểm ORES cho tiếng Việt được chính xác hơn so với hiện tại. Hiện nay chỉ mới có 172/5000 sửa đổi được gắn nhãn5 thành viên tham gia gắn nhãn.

Chỉ cần truy cập https://labels.wmflabs.org/ui/viwiki/, đăng nhập thông qua OAuth bằng tài khoản Wikimedia là bạn đã có thể gắn nhãn cho các sửa đổi cho trước (giao diện bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng), góp phần để Wikipedia tiếng Việt chúng ta có được công cụ hỗ trợ chống phá hoại tốt hơn, giải phóng sức lao động. Tuy nhiên tiến độ hiện thực công cụ sau đó có thể chậm chạp, vì cần phải học thêm và nghiên cứu bộ dữ liệu đặc thù của Wikipedia tiếng Việt. Nhưng mà tôi nghĩ có làm, có kêu gọi thì còn có % để Wikipedia tiếng Việt này phát triển hơn.

Trân trọng. P.T.Đ (thảo luận) 14:30, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về tiêu chí "báo mạng" khi đánh giá độ nổi bật chủ thể

Nhiều thành viên biện minh độ nổi bật cho chủ thể bằng cách thống kê mật độ xuất hiện trên các mặt báo mạng mà họ cho là uy tín (Thanh Niên, VnExpress, Tuổi trẻ,...). Vietnamnet). Theo tôi thấy điều này dường như chưa chuẩn xác lắm, bởi hai lý do sau: (Đoạn dưới tôi nhắc tới "báo mạng" thì cũng là đề cập tới những tờ báo mạng lớn trên)

  1. Báo mạng khác với những bài báo giấy được đầu tư công sức lớn, đem lại những thông tin hữu ích cho người dân ("hữu ích" như thông tin trên Wikipedia vậy). Một cơ quan báo chí cũng là một doanh nghiệp, cũng phải lo đầu vào, đầu ra, lo “cơm áo gạo tiền”. Do đó, nhiều khi ngoài việc viết bài, đưa tin, họ phải làm thêm nghề quảng cáo, PR nữa. Mà như chúng ta đã biết, Wikipedia nghiêm cấm quảng cáo. Vậy, liệu có mâu thuẫn không khi chỉ dựa vào mật độ xuất hiện trên "báo mạng" để làm tiêu chí xác định độ nổi bật của chủ thể. Thú thật, tôi không nhận là đọc báo mạng nhiều, chỉ ở mức thường xuyên thôi, quan điểm cá nhân thì báo mạng ở Việt Nam chỉ có hai loại thôi: lá cải ít và lá cải nhiều.
  2. Xuất phát từ ý ở trên thôi. Báo mạng cần view và thị hiếu người Việt thì nhìn chung đang thấp. Vậy nên không khó hiểu khi họ viết bài về các nhân vật dạng "mới nổi", "nổi theo thời vụ" trên internet, nhân vật có scandal to nhỏ cũng không ngoại lệ. Ừ thì "nổi bật" đấy, nhưng "nổi bật" kiểu "chớp nhoáng" như vậy có phù hợp để có bài trên Wikipedia không. Nhiều cá nhân tự tạo scandal chứ không phải vô tình vướng vào scandal, mục đích không gì khác ngoài một hình thức "quảng cáo bẩn" cho bản thân, đưa những thông tin ấy lên Wikipedia có khác gì cổ vũ cho hành động, mục đích của họ. Rồi sẽ có người nhắn lên trang Facebook của cộng đồng Wiki ta rằng: "Anh ơi chị ơi, muốn viết một bài như kiểu bài Ngân 98 này thì cần bao nhiêu tiền ạ?"
Wikipedia có luật về độ nổi bật rồi, nhưng vẫn muốn thảo luận thêm với anh em. Bởi lẽ, luật mà cứng nhắc thì thành viên sẽ cứ vin vào luật rồi suy diễn theo ý đồ của mình, phục vụ mục đích riêng, hoặc đơn giản chỉ là để biện minh cho hành động thất thế của bản thân. Mời anh em cho ý kiến. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:56, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Theo tôi, việc các "báo uy tín" đăng các bài về những người "nổi tiếng vì nổi tiếng" để "câu view" là bằng chứng cho thấy đang có nhu cầu để tìm hiểu về nhân vật đó. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để Wikipedia "trổ tài" và thực thi sứ mạng của mình: đưa thông tin trung lập, có nguồn, chính xác, đầy đủ, dễ hiểu về tất cả kiến thức nhân loại. Nhiều khi tôi muốn biết về một người nào đó, và Wikipedia là nguồn đưa thông tin ngắn gọn, dễ hiểu nhất về nhân vật đó; trong khi các bài báo thì chỉ lo đưa tin về các vụ tai tiếng của nhân vật đó. Sơn Tùng M-TP, hiện nay là một trong những ca sĩ lớn nhất Việt Nam, với bài viết trên Wikipedia tiếng Việt có lượt xem 2000-3000 lần mỗi ngày, từng bị đem ra biểu quyết xóa hai lần. Nếu có ai bỏ công sức ra để viết một bài đầy đủ, trung lập, có nguồn hẳn hoi về một người thỏa mãn các tiêu chí về độ nổi bật, tôi nghĩ không có lý do gì để cho rằng công lao của họ là vô nghĩa. Đối với những bài này, tôi nghĩ nên xét về chất lượng bài viết là hơn. NHD (thảo luận) 06:53, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.S. Tôi nhớ mấy năm trước có một hình biếm họa (phiên bản tiếng Pháp) về tỷ lệ số lượng các bài viết trên Wikipedia. Trong đó, các bài đề tài "vớ vẩn" chiếm đại đa số bài viết, còn phần "thật sự hữu ích" chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Không biết phiên bản tiếng Việt của biểu đồ này sẽ như thế nào...chắc phần lớn là các bài danh pháp hai phần của các sinh vật mà chưa ai nghe đến, cộng với tên một số địa hạt chưa ai nghe đến. NHD (thảo luận) 07:56, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quan trọng là "việc xuất hiện trên mặt báo" nó là nguyên nhân, công cụ để nhằm tạo ra sự nổi tiếng cho chủ thể, hay sự nổi tiếng của chủ thể là nguyên nhân họ được xuất hiện trên mặt báo. Trong trường hợp quả thực chủ thể được công chúng tò mò, các báo lợi dụng điều đó đăng tin bài về họ để câu view thì đúng như anh nói, "nổi bật" thật. Nhưng chẳng hạn, chủ thể vốn không nổi bật và nhờ đến các tờ báo như một công cụ quảng bá, thu hút mối quan tâm của người dùng internet thì thế nào? Vĩnh Lạc Đế Nội các 08:45, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cá nhân tôi không thấy vấn đề gì khác biệt giữa báo giấy và báo mạng. Tựu trung thì những loại báo này đều là nguồn đáng tin cậy, nếu được lấy từ các thông tấn xã, tòa soạn đáng tin cậy thì mặc nhiên đáng tin cậy. Wikipedia không nên có nghĩa vụ đánh giá về độ tin cậy, chỉ số quảng cáo của các tờ báo này. Báo mạng hay báo giấy, muốn giật tít thì sẽ giật tít được, thậm chí nếu nói về giật tít thì báo giấy chắc chắn có nhu cầu hơn báo mạng, vì hình thức tiêu thụ chủ yếu là theo dạng mua-bán. Giật tít cũng là chiêu trò kinh doanh của các tờ báo từ khi chúng mới hình thành chứ không phải bây giờ. Khách hàng lướt qua các quầy, kệ báo, đọc tiêu đề nào thấy hay thì họ sẽ mua luôn, dở thì bỏ qua. Báo mạng bây giờ có cách kiếm tiền xịn xò hơn là treo banner quảng cáo trên dưới trái phải. Nói chung mỗi thời mỗi khác, nhưng thời nào thì báo chẳng phải lo "cơm áo gạo tiền". Thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại thì hiển nhiên báo giấy dần mất chỗ đứng, nhường chỗ cho báo mạng. Sau này rất có thể báo mạng sẽ thay thế luôn cả báo giấy. Nên do đó, không nên cho rằng độ tin cậy của báo phụ thuộc vào "giấy" hay "mạng". Nếu muốn đánh giá, hãy nhìn vào danh tiếng tòa soạn đó.
    • Thứ hai, tôi đồng ý với ý kiến của quý BQV DHN, chúng ta không nên đánh giá một cá nhân theo cách nổi tiếng của họ. Hãy để độc giả, những người tiếp nhận tri thức đánh giá điều này. Nghĩa vụ của chúng ta, những biên tập viên là mang lại tri thức cho nhân loại trên mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Wikipedia là "bách khoa toàn thư mở", trong đó, nghĩa của từ "bách khoa" đã bao hàm mọi lĩnh vực tri thức của loài người.
    • Thứ ba, như trên, việc đánh giá một cá nhân "quảng cáo bẩn" hay "dơ", "sạch" thì hãy để người đọc phán xét. Nếu vin vào suy nghĩ phiến diện này thì Adolf Hitler cũng khó có thể nổi bật, vì ông ta ác quá, một kẻ giết người như vậy sao xứng đáng có mặt trên Wikipedia, đưa những thông tin như thế lên chẳng cách nào cổ xúy cho chủ nghĩa tàn bạo của ông ta? Mỗi thời mỗi khác, mỗi giai đoạn lịch sử các cá nhân sẽ có những cách thức nổi bật riêng. Thời xưa thì đua nhau làm cách mạng, thời nay thì đua nhau cởi đồ, múa quạt, đốt xe, phát ngôn gây sốc, nghiện ma túy. Thời xưa thì không có gì quý hơn độc lập tự do, thời nay thì câu cửa miệng của mỗi người là chỉ có làm thì mới có ăn, hay khổ trước sướng sau thế mới giàu. Mỗi nhân vật phản ánh một giai đoạn lịch sử xã hội của người đó, phản ánh cả mối quan tâm cũng như sự thần tượng của người với người, hay đơn giản là thị hiếu của xã hội. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:08, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Một cái kiểu đánh đồng rất là buồn cười, đọc nó rời rạc và chả biết nói lại làm sao nữa, hơi có xu hướng cãi cùn. Cứ cái gì cũng quy cho nó giống nhau hết như bạn thì hóa ra Khổng Tử với Huấn Hoa Hồng làm cùng một nghề là "nghề dạy cách sống" à? Gì mà mỗi nhân vật phản ánh giai đoạn lịch sử xã hội? Bạn đang đánh đồng hai nhân vật ở khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Một đằng là "hành vi, ý đồ đánh bóng bản thân của một ca sĩ", một đằng lại nói về "tiểu chuẩn đạo đức của một nhân vật lịch sử"? Nhân vật như Hitler phản ánh một cuộc chiến tác động toàn cầu, nhân vật như Sơn Tùng M-TP phản ánh được xu hướng âm nhạc, thần tượng của giới trẻ trong cả thập niên, nhân vật như Ngân 98 thì phản ánh được gì nhiều, ngoài phút tò mò nhất thời của cư dân mạng - thứ diễn ra hàng ngày một? Hỡi ôi, tòa soạn danh tiếng thì không ăn tiền quảng cáo sao? Một tờ báo truyền thống có chất lượng, thì biên tập, nội dung vẫn tốt hơn mấy cái tin nhanh, báo dịch lại trên VnExpress chứ nhỉ. Vĩnh Lạc Đế Nội các 08:24, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Tôi không đánh đồng hai nhân vật là như nhau, tôi đang nói nếu quý thành viên cho rằng vì người ta "quảng cáo bẩn" mà không được phép có bài, đưa lên là cổ xúy cho hành động của họ thì một thành viên khác có thể cho rằng việc đưa Hitler lên Wikipedia chính là cổ xúy cho chủ nghĩa phát xít của ông ta, còn các tiêu chuẩn khác tôi đâu có so sánh. Và đúng là mỗi nhân vật phản ánh một giai đoạn lịch sử người đó sống. Nói vui một chút, ngày xưa mấy ông như Khổng Tử ấy, rao giảng đạo lý và có những môn đệ, thì ngày nay Huấn Hoa hồng cũng rao giảng đạo lý và có những người sùng bái anh này. Nói thật nhé, mấy ông đấy cũng chẳng phải hay ho gì cho cam, chỉ là sinh ra trong một thời đại mà tri thức chưa rộng khắp, rảnh rỗi hơn người khác, có thời gian để nghĩ ra cái hệ thống lý luận, cái thế giới quan thế này thế kia, các hệ thống nguyên tắc đạo lý xã hội, có một đám người sùng bái. Thời nay cũng thế, chẳng qua mức độ sùng bái nó đã khác, thời đại nó đã khác, các hệ thống luân lý nó cũng khác, tri thức mỗi người cũng khác đi rồi. Đó chỉ là nói vui thôi, còn thực tế thì tùy thời đại mà người ta có cách nổi tiếng khác nhau. Mấy chục năm trước thị hiếu của người ta là gì, rồi mấy trăm năm trước nữa. Đấy, thời xưa người ta thích xem khiêu vũ, nghe nhạc jazz, thời nay người ta có thị hiếu khác, thích xem cởi truồng, khoe thân, thích xem Huấn Hoa hồng, thích nghe Phú Lê. Thị hiếu của người ta khác nhau là thế, đó là thực tế, còn phản ánh cái gì thì cứ nhìn vào thực tế: Có vô vàn kẻ thích cởi truồng như Ngân, nhưng không phải ai cũng nổi như Ngân, đó là sự phản ánh của mối quan tâm xã hội. Mà đây chính là tiêu chuẩn của Wikipedia, nói ra ngoài tiêu chuẩn này làm gì? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:04, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Báo chí ăn tiền là chuyện của báo chí. Báo nào chẳng ăn tiền để sống. Lạ lùng là Wikipedia lại lấy tiêu chuẩn là báo chí, chứ không phải mỗi mấy cái doi, ISBN. Nếu cần thiết quý thành viên có thể xây dựng hẳn một hệ thống quy chuẩn mới dành cho báo chí, xem sự khác biệt nó như thế nào, trình ra đây cho cộng đồng phê duyệt và đồng thuận ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:24, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Hơi liên quan: việc xây dựng bách khoa toàn thư dựa theo tiêu chuẩn "doi, ISBN" chứ không phải báo chí dường như chính xác là cách mà BKTT Việt Nam đang làm. --minhhuy (thảo luận) 09:32, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Đúng vậy, và không lầm thì dạng bktt này đã vấp phải phản ứng rất mãnh liệt từ cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:41, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Lý luận theo kiểu con chó giống con người vì đều có tứ chi thế này thì tôi chịu rồi. Xin dừng thảo luận vì không thể phản biện thêm. Vĩnh Lạc Đế Nội các 09:56, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Nói chung thì Wikipedia tiếng Việt có tiêu chuẩn của Wikipedia tiếng Việt. Khi nào cộng đồng đồng thuận không dùng báo mạng mà chuyển sang báo giấy thì khi đó chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích việc này. Chuyện người này "nổi vì xì căng đan", người kia "thích phát ngôn gây sốc", "có hại cho trẻ nhỏ" chỉ nên để những người đọc phân tích. Chúng ta là biên tập viên, làm tròn bổn phận là được rồi. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 10:00, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin đừng nhét chữ vào mồm tôi, cảm ơn. Tôi không cấm dùng báo mạng hay bắt buộc phải dùng cái này cái kia là nguồn tư liệu. Bản chất thảo luận này mở ra để xét lại xem "Việc chỉ dùng một mình tiêu chí 'xuất hiện trên báo mạng' là đủ nổi bật liệu có đủ chưa, hay cần thêm những đánh giá khác?". Câu chữ nào của tôi nói "không được hay không nên dùng báo mạng khi viết bài"? Vĩnh Lạc Đế Nội các 10:05, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không cấm dùng báo mạng nhưng viện dẫn đủ lý luận, định hướng người nghe rằng báo giấy ưu việt hơn báo mạng tức là ép người khác phải dùng tiêu chí báo giấy để đánh giá độ nổi bật. Wikipedia chưa xuống cấp đến nỗi phải dùng báo giấy để xét độ nổi bật. Nếu thế thì chuyển hết sang dùng báo giấy, dùng báo mạng làm gì? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:14, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn không hiểu vấn đề. Một lần nữa, thảo luận này mở ra với mục đích trả lời cho câu hỏi: "Trong vài trường hợp, liệu rẵng chỉ dẫn chứng một mình các đầu báo mạng thôi là đã đủ minh chứng chắc chắn cho độ nổi bật hay chưa, hay chúng ta phải xét thêm các tiêu chí khác?" Còn chuyện "báo giấy ưu việt hơn báo mạng" tôi không dám định hướng các bạn, nhưng tôi khẳng định rằng "báo mạng Việt Nam cực kì tệ hại". Bạn có thường đọc báo không, hay chỉ hay đọc cái đúng ra là "tin vắn" trên các trang như VnExpress thôi? Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:22, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu ngay từ đầu quý thành viên nói rõ như vậy thì có lẽ đã đỡ tranh cãi hơn. Còn chuyện tin vắn thì không hiểu quý thành viên sao cứ trích dẫn mỗi cái trang VnExpress thế nhỉ, trong khi Huấn, Khá, Tuyền, Phú, Ngân đều xuất hiện rộng khắp trên mọi phương tiện truyền thông của Việt Nam (Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Dân trí, Người lao động...) hẳn hoi, đầy cả ra. Không biết quý thành viên có đọc bài chưa, có thấy BBC Tiếng Việt đưa hẳn một bài phân tích về Khá Bảnh chưa? mà cứ khăng khăng là tin vắn với chả vuông? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:32, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không giới hạn quanh cái đám giang hồ mạng này, bản thân tôi thấy anh Huấn và anh Khá đủ nổi bật, tôi nói chung về nhiều dạng chủ thể, trong đó có bài WeFit đang biểu quyết xóa kia. Còn về chuyện sao cứ nhắc mỗi cái bào VnExpress, thì đơn giản là vì nó "đỡ tệ" nhất trong đống báo mạng mà các đồng chí cứ đinh ninh là uy tín, xịn xò kia. Các báo có thói quen giật tít gây sốc để câu view đầy. Hồi xưa tôi còn có thú vui là cap lại dòng tít của mấy báo này, gửi cho bạn bè làm truyện cười cơ mà. Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:41, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Quý thành viên cứ cho rằng báo mạng giật tít, nhưng lại quên rằng báo giấy cũng giật tít đầy cả ra. Chiêu trò này đã xuất hiện từ mấy chục năm trước, thời mà báo giấy còn phổ biến rồi, chỉ là lên báo mạng những cái này mới được nâng lên một bậc thôi. Giật tít là một chuyện, nội dung bên trong nó là một chuyện. Có bài phỏng vấn nhân vật, có bài đánh giá nhân vật, có bài kể về đời tư, tiểu sử từ khi còn nhỏ. Tổng hợp lại mới tạo nên bức tranh hoàn chỉnh. Một nhân vật phải đủ nổi bật, phải là thị hiếu thì mới đáng cho báo chí giật tít (nhiều, dài và lâu đến vậy), còn ví như quý thành viên và tôi đây, có bơm một đống tiền cho báo chí cùng lắm được mỗi cái tiêu đề. Vấn đề nó thế này, độ bao phủ của truyền thông trong một thời gian dài phản ánh mối quan tâm của xã hội đối với nhân vật đó, và phản ánh cả giai đoạn lịch sử mà nhân vật đó đang sống. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:06, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi xin nhắc lại lần thứ ba, là tôi không gạch hẳn đi tiêu chí tần xuất báo mạng, cái tôi muốn nói là chỉ căn cứ vào báo mạng đôi khi là chưa đủ. Vừa nãy thấy bạn đi chê Khổng Tử, so với cả Huấn Hoa Hồng là tôi đã thấy bạn có phong cách so sánh, cào bằng, đánh lận con đen rất là nghiệp dư, đọc vào vừa buồn cười vừa không muốn thảo luận, lần này lại tiếp tục (ví như quý thành viên và tôi đây, có bơm một đống tiền cho báo chí cùng lắm được mỗi cái tiêu đề). Thế tôi hỏi bạn, không có báo mạng viết về cái dự án đâu đâu gọi vốn thì bạn có biết về nó không? Xuất hiện trên báo mạng có hai trường hợp: 1/ Nổi (tai) tiếng rồi thì lên, mục đích của báo viết là gì thì không bàn. 2/ Chưa nổi nhưng cần kênh PR. Như một loạt các dự án starup bây giờ ấy, lâu lâu lại gặp mấy bài: "Bạn trẻ nuôi mộng trở thành ôm trùm ngành ....." "9X đầu tư....", v.v... Việc chủ thể xuất hiện trên báo mạng nó vừa có thể là nguyên nhân vừa có thể là kết quả của cái mà bạn gọi là sự quan tâm từ xã hội. Xin dừng thảo luận, mong bạn đọc hiểu được câu tôi tô đậm. Vĩnh Lạc Đế Nội các 12:15, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy mời quý thành viên chứng minh các chủ thể mà quý thành viên nêu là PR để lên báo mà không phải là nổi tiếng? Dựa vào quan điểm cá nhân thì nói sao chẳng được. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:26, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây link báo bạn dẫn trong bài biểu quyết xóa WeFit đây [38], cuối bài còn ghi rõ "Tìm hiểu thêm về việc hợp tác với WeFit tại website https://wefit.vn/partners!". Nổi tiếng, được xã hội quan tâm kiểu gì mà lên báo từ năm 2017, mà tới tận 2019 mới lọ mọ lên Wikipedia thì đã bị ốp ngay cho cái biển độ nổi bật và vẫn chình ình ra đó một thời gian dài, và 2021 thì phá sản người ta lại mới nhắc. Hỏi khí không phải chứ từ trước khi bỏ phiếu giữ bài này, bạn có từng nghe tới tên cái dự án này chưa? Xét nổi tiếng thì thua đứt mấy công ty đa cấp nhé, mời chào đầu tư tận nhà đấy. À, tất nhiên là tôi không phải người trong cuộc nên tôi không thể chỉ rõ họ nhờ PR quảng cáo, nhưng hỏi theo cái kiểu "Các vị có ai đã thấy Quang Trung ngoài đời thật chưa, mà bảo chúng tôi tạo hình sai" thế này, thì chứng tỏ bạn đuối lắm rồi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 12:37, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vẫn chưa chứng minh được chủ thể là PR. Có mỗi một trang báo, ghi mỗi đường link hợp tác mà quý thành viên lại vội đánh đồng toàn bộ nguồn dẫn là PR? Ngoài trang báo này ra còn vô số các trang báo khác, đưa tin từ 2018 đến 2020 (trong đó có các trang báo quốc tế). Chuyện bài viết bị gắn biển đnb là yếu tố khách quan. Bài nào (chưa đưa ra BQX) mà người ta không có qưyền gắn biển. Chuyện nổi tiếng của chủ thể thì phải xét đến báo chí, các nguồn đáng tin cậy, chứ ai đời lại đi xét mức độ nổi tiếng qua cảm nhận. Nói vậy thì các tiêu chí của Wikipedia để làm gì? Còn chuyện Quang Trung thì quý thành viên lạc đề rồi. Nói có sách, mách có chứng, một người không biết gì về toán học, đi chỉ trích công trình của một nhà toán học là sai, là tào lao thì rất khập khiễng. Đúng là ai cũng có quyền lên tiếng, nhưng không biết gì về Quang Trung mà đi chỉ trích người khác tạo hình sai thì đúng là kỳ cục thật. Ít nhất phải dẫn nguồn ra: "à... trong quyển abcxyz mô tả Quang Trung có chiếc cằm như thế này, có chiếc răng như thế kia, các anh tạo hình thế là sai rồi". Còn cứ nói báo chí là lá cải, giật tít, PR như thế thì tôi nhìn vào mấy tờ như The New York Times cũng có thể phán xét. ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:08, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đối với các báo điện tử lá cải, thiếu uy tín và tự phong thì rõ ràng không đủ nổi bật. Còn đối với các báo điện tử lớn và uy tín như VnExpress, Vietnamnet vân vân... thì cần phải xét những tiêu chí khác như thành tích, giải thưởng và sự nổi tiếng đối với cá nhân (do VnExpress vẫn có thể dùng tiền để PR). Nếu không xét những tiêu chí khác thì nếu có thật nhiều tiền để PR = auto đủ nổi bật để viết lên Wikipedia? Đối với công ty thì nên xét tổng tài sản ròng, số lượng nhân viên, sức ảnh hưởng xã hội, giải thưởng đạt được vân vân... Cái này phải xét theo case by case basis chứ khó có thể tạo ra khuông mẫu cho 100% các trường hợp. Bởi nên chúng ta mới có trang BQXB. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:31, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Một đoạn nhỏ liên quan đến vấn đề này tôi đã nhắc đến ở trang Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/WeFit rồi nên tôi sẽ không nhắc lại nữa. Ngoài ra, tôi có một chút góp ý về văn phong và cả cách trích nguồn của một số bài viết từ báo điện tử. Tôi vốn chuyên viết về mảng phim ảnh nên có đọc/dịch được nhiều bài về các diễn viên nổi tiếng bên en-wiki, thì được biết một số sao Hollywood cũng dính không ít những thị phi, scandal và chúng được nhiều trang báo/tạp chí điện tử như Variety, The Hollywood Reporter hay The Sun đưa tin dày đặc. Mà những trang báo này có nét khá giống với các trang báo điện tử như VnExpress, VietnamNet... mà Phú nhắc đến ở trên là bị nhiều người chỉ trích là lá cải, đưa tin phiến diện, hoặc được chạy tiền để đăng bài. Đối với thông tin thị phi, scandal, tôi thấy các bài diễn viên bên en thường liệt kê rất ít hoặc vắn tắt nhất có thể, chẳng hạn như một người có 10 vụ thì chỉ liệt kê ra có 1-2 vụ. Tức là các biên tập viên bên en muốn độc giả thấy những scandal, thị phi đó chỉ là một góc rất nhỏ trong cả cuộc sống/sự nghiệp của họ, chứ không phải họ dựa hơi vào những scandal, thị phi đó để được lên báo, nhằm đưa tới cho độc giả cái nhìn trung lập nhất có thể. Đúng vậy, cái tôi muốn nói ở đây là văn phong trung lập - một trong những nguyên tắc cột trụ của dự án chúng ta, đang là vấn đề hiện hữu không chỉ ở các bài về công ty, thương hiệu... mà còn ở nhiều bài về những nhân vật Youtuber, giang hồ mạng, ca sĩ, diễn viên... của Việt Nam cũng đang được biên tập chưa tốt ở khoản đó. Thiết nghĩ các biên tập viên xây dựng những mảng bài đó nên chú ý tới vấn đề này khi biên tập bài.  Jimmy Blues  11:38, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn cho ý kiến ở Thảo luận:Trồng trọt. Xin cảm ơn!  A l p h a m a  Talk 06:45, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hiện tại trang Đặc biệt:Thay đổi gần đây đang thiếu nhân lực chăm nom. Nhờ các bạn tham gia hỗ trợ. Cảm ơn! P.T.Đ (thảo luận) 09:18, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ đây là hệ quả từ việc Tuanminh01 bị cấm sửa Wikipedia, đây là kết cục đáng tiếc nhưng không cấm thì lại không được. --minhhuy (thảo luận) 09:37, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tuanminh01 như một cái máy vậy. Đợt trước ổng nghỉ tôi cũng phải rải thư mời để các thành viên cùng dọn dẹp. Thôi để học làm con bot chứ tình hình này không ổn. P.T.Đ (thảo luận) 12:45, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất mới cho bản mẫu đnb

Tàn Kiếm, Truy Mộng, Nguyenhai314, Baoothersks, Nguyentrongphu, Ltncanada, P.T.Đ, DHN, Mxn, Alphama, Trungda, conbo, ThiênĐế98, Q.Khải, Lcsnes, Mintu Martin, Damian Vo, DangTungDuong, Tttrung, Tuanminh01, Quenhitran, Thanhdmh, Greenknight dv, Necrocancer, Trần Thế Vinh, Beyoncetan, Mongrangvebet, Bdanh, DanGong, Thái Nhi, Langtucodoc, Ledinhthang, Mạnh An, Auhg8, Caruri, NhacNy2412, Buiquangtu, Dawnie t SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:01, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất của Minh Huy

Thảo luận này là tiếp nối của #Sao tự dưng có người đi sau mình còn dọa ban là thế nào nhỉ?

Sau khi cố gắng hòa giải cho một vụ việc tương tự ở WP:TNCBQV#Nguyễn Thị Hương Liên, tôi đề xuất một giải pháp dung hòa như sau khi một người dùng treo biển {{đnb}} có tính chất chủ quan vào bài viết:

  • Nếu không có tranh chấp gì (với người tạo bài hay người phản đối đặt biển), thì biển sẽ đặt ở bài trong 7 ngày rồi mang ra WP:BQXB như thường lệ.
  • Nếu có tranh chấp, biển đnb bị ai đó gỡ xuống, thì người đặt biển không lập tức thêm biển đnb trở lại mà tiến hành như sau:
    • (1) Thảo luận tại trang thảo luận của bài, tag người phản đối, yêu cầu nêu ra các dẫn chứng cho thấy bài hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cơ bản được nêu ở WP:DNB (và các trang cụ thể cho từng trường hợp), có thể như cách thức của Tttrung là yêu cầu 2 nguồn thứ cấp độc lập với chủ thể. Nếu yêu cầu như vậy được đáp ứng nhanh chóng thì vụ việc coi như xong, nếu không thì chuyển qua bước (2)
    • (2) Tiếp tục thảo luận trong tối đa 24 giờ với người phản đối, nếu vẫn không thể đi đến đồng thuận, thì biển {{đnb}} sẽ được thêm vào sau khoảng thời gian chờ đó và nằm cố định tại bài viết cho đến khi thảo luận đi đến đồng thuận là bài đủ nổi bật hoặc cho đến khi đủ 7 ngày để mang ra WP:BQXB theo đúng trình tự. Người phản đối không được phép gỡ biển này sau 24 giờ thảo luận bất thành, nếu vẫn cố gắng gỡ biển trong khi không thể thêm nguồn hay thông tin chứng minh bài đủ nổi bật ở mức căn bản, thì xem như là một sự xâm phạm quy tắc đồng thuận (có tính chất câu giờ, thử nghiệm hệ thống), sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo và dẫn đến vô hiệu hóa khả năng sửa đổi bài viết đó (theo hình thức cấm bán phần, chỉ áp dụng cho duy nhất bài viết đó).

Theo tôi, đề xuất trên là một sự dung hòa quan điểm của cả hai bên muốn đặt biển (chủ nghĩa xóa) và bên muốn gỡ biển (chủ nghĩa thêm), vừa không kéo dài quy trình lôi thôi trong hoàn cảnh nhân lực ít ỏi của dự án, vừa tạo điều kiện trong một thời gian vừa đủ để hai bên xác nhận lại quan điểm của nhau và tìm ra giải pháp tối ưu cho bài viết.

Mong được sự góp ý. --minhhuy (thảo luận) 11:00, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  • Đồng ý 90%. Để đi được từ tình trạng hiện tại đến ứng xử như đề xuất ở đây đã là một tiến bộ. Tôi chỉ làm rõ hơn 2 ý:
    • xác định độ nổi bật, cơ bản là dùng: ít nhất 2 nguồn thứ cấp, uy tín, độc lập, đề cập đến chủ đề một cách đáng kể (đủ 5 yếu tố in đậm)
    • qua thảo luận ở trước đó (các phần ở mục bên trên) cộng đồng dường như đã đồng thuận về về việc cần có thảo luận khi treo bảng đnb nói riêng, và giải pháp đơn giản gọn nhẹ để dẫn hướng thành viên thực thi là sửa câu chữ ở bản mẫu để giống {{pov}}: "có thảo luận ở trang thảo luận". Do vậy tôi vẫn mong có sự sửa chữa câu chữ như vậy, để nội dung bản mẫu diễn đạt khách quan, thân thiện và hướng đến giải pháp. -Trần Thế Trungthảo luận 07:06, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Theo tôi nguồn thứ cấp để 2 nguồn thì hơi ít. Nếu chủ thể chắc chắn nổi bật thì hãy chuyển thành 5 nguồn thứ cấp đi.  Jimmy Blues  09:14, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi nghĩ tiêu chí 2, 5 hay n nguồn thì vẫn có vấn đề. Chẳng hạn A nổi tiếng từ một sự kiện, các báo đồng loạt đăng tin về A. Lẽ dĩ nhiên tìm kiếm 5 nguồn, thậm chí 10 nguồn về người này là không khó. Trường hợp này dễ lách luật. Ngược lại, nhân vật B đủ nổi bật nhưng người viết cung cấp quá ít nguồn. Một thành viên treo biển lên và yêu cầu người tạo bài cung cấp 5 nguồn. Đến khi đáp ứng rồi lại đòi hỏi thêm nguồn nữa, rồi lại yêu cầu nguồn nữa. Đây cũng là cố tình lách luật, kéo dài thời gian để đưa ra BQXB. Các tiêu chí cố định đa phần vừa không mang lại hiệu quả, mà cũng vừa tạo điều kiện cho cả hai phía tìm cách lách luật. Cần làm rõ hơn về vấn đề này. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:33, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

en:Wikipedia:Multiple_sources có đề cập con số 2 (in some cases it may indeed be possible to establish notability with only two references) và 3 (challenges to notability are successfully rebuffed when there are three good in-depth references in reliable sources that are independent of each other). Lưu ý nhiều nguồn chỉ là 1 trong 5 tiêu chí thôi. Tôi theo chủ nghĩa thêm nên ủng hộ con số tối thiểu :D -Trần Thế Trungthảo luận 10:04, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúng ta có thể hướng dẫn mọi người (bao gồm người viết bài, người có ý định treo biển dnb, ...) sử dụng bản mẫu tương tự en:Template:Source assess table. Tôi đã từng làm thành công bảng này (chưa dùng bản mẫu hỗ trợ, làm bằng tay, hơi mỏi tay chút :) ) ở 2 bài có tranh luận về độ nổi bật trước đây (Thảo luận:St.319 EntertainmentThảo luận:M-TP Entertainment), cả 2 bài cho thấy kết quả đánh giá theo bảng trùng với kết quả biểu quyết (việc biểu quyết tiến hành song song và có vẻ gần như độc lập với việc làm bảng của tôi lúc đó). -Trần Thế Trungthảo luận 10:16, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguyenhai314, thành viên:Mintu Martin, GiaoThongVN mời 3 bạn chọn 1 phương án nào đó. Thảo luận lòng vòng từ Wikipedia:Thảo luận#Sao tự dưng có người đi sau mình còn dọa ban là thế nào nhỉ? tới giờ vẫn chưa đi tới đâu. Nếu không có những sự lựa chọn quyết đoán thì chắc tới năm sau vẫn còn tranh cãi về vụ đặt biển đnb. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:49, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Mình ủng hộ đề xuất này vì rõ ràng (tiêu chí số nguồn thứ cấp) và khuyến khích thảo luận để tìm đồng thuận. Một chút bên lề, những tiêu chí như độ nổi bật hoặc tính tin cậy của nguồn đều mang tính định tính, rất khó chính xác tuyệt đối, nên dẫn đến tranh cãi là bình thường. Do vậy, mình thích cách anh Tttrung đã lập bảng cho biểu quyết bài M-TP Entertainment vì đây là một cách giúp định lượng những tiêu chí mang tính định tính như vậy, giống cách mà những ngành khoa học xã hội thường áp dụng. Bạn Nguyenhai314 hoặc Tàn Kiếm cũng thường xây dựng bảng biểu như vậy, rất hay. Thân. LTN (thảo luận) 18:04, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    LTN đề xuất của bạn Violet cũng khuyến khích thảo luận tìm đồng thuận mà bạn. Tiêu chí rõ ràng 2 nguồn thứ cấp có thể bị lợi dụng để tạo ra loophole như sự e ngại của bạn Nguyenhai ở trên. 2 nguồn thứ cấp uy tín không đồng nghĩa với việc mặc định đủ nổi bật trong một số trường hợp (trong đa số trường hợp thì điều này hợp lý). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:36, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Theo mình hiểu, tiêu chí tối thiểu "2 (hoặc nhiều) nguồn thứ cấp độc lập với chủ thể" chỉ là điều kiện "cần" chứ không phải điều kiện "đủ". Theo hướng dẫn bên En.Wiki, việc có nguồn độc lập giúp chủ thể được giả định (presumed) đủ nổi bật để có bài viết trên Wiki. Trích: "Presumed" means that significant coverage in reliable sources creates an assumption, not a guarantee, that a subject merits its own article. A more in-depth discussion might conclude that the topic actually should not have a stand-alone article". Do vậy, tuy nhiều nguồn thứ cấp (như những nhân vật/sự kiện gây chú ý) nhưng người gắn biển đnb vẫn có quyền cho rằng chủ thể không nổi bật và yêu cầu thảo luận, sau đó nữa thì đưa ra BQXB. Khi đó ý kiến cộng đồng (in-depth discussion) mới là điều kiện "đủ". Nói ngắn gọn, mình nghĩ vẫn cần dựa trên một điều kiện nào đó để làm cơ sở (cho cả người tạo bài và người gắn biển đnb) thảo luận, nên việc có số lượng nguồn đáng tin cậy là cần thiết. Những trường hợp ngoại lệ sẽ cần thảo luận và biểu quyết như trước giờ. LTN (thảo luận) 22:25, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    LTN Phương án bạn chọn dường như mâu thuẫn với những gì bạn nói. Dựa theo phương án này thì nếu có 2 nguồn thứ cấp uy tín thì sẽ không được phép treo biển đnb và đem ra BQXB nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:52, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: À mình lại hiểu là, ngay cả khi có 2 nguồn thứ cấp nhưng vẫn không đạt đnb (theo ý người đặt biển, như nhiều trường hợp gây xôn xao mạng) nên mới có việc đặt biển, dẫn đến tranh chấp và cần giải quyết theo đề xuất của Minh Huy. Hoặc vì người viết ban đầu không đủ nguồn thứ cấp đáng tin cậy nên cách giải quyết của MH và Tttrung là thảo luận và yêu cầu thêm nguồn. Khi đủ 2 nguồn thì gỡ biển (nếu hai bên đồng thuận, nếu không thì vẫn làm theo quy trình như trên). Số nguồn là con số cơ bản để đạt đồng thuận - đây là điều khác nhau duy nhất với phương án cùa bạn Violet. Có thể mình hiểu sai (đề xuất của MH), bạn cứ chia sẻ. LTN (thảo luận) 04:50, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    LTN, User:Trần Nguyễn Minh Huy tôi thì lại hiểu rằng nếu đưa được 2 nguồn thứ cấp uy tín thì bắt buộc phải gỡ biển đnb. Mời Minh Huy giải thích rõ hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:36, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @NguyentrongphuLtncanada: Đúng là đề xuất này của tôi lấy cơ sở từ đề xuất của Tttrung, chỉ yêu cầu người phản đối cung cấp 2 nguồn thứ cấp độc lập với chủ thể để thỏa mãn chỉ dẫn về độ nổi bật đối với cá nhân. Nếu người phản đối cung cấp được thì biển độ nổi bật sẽ bị gỡ luôn không treo nữa. Qua đọc các thảo luận ở trên và ở dưới, tự tôi cũng cảm thấy đề xuất này chưa ổn lắm do có sự nhập nhằng về giá trị của nguồn thứ cấp đối với từng trường hợp chủ thể. --minhhuy (thảo luận) 07:40, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    LTN, User:Trần Nguyễn Minh Huy thảo luận này đang bị ế. Mời 2 bạn xem xét lại và chọn phương án phù hợp nhất nếu thấy phương án này không ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:32, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu: Do cả Minh Huy và mình đều chưa chắc về phương án này nên gạch phiếu. Thân. LTN (thảo luận) 23:49, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi xin làm rõ hơn cho đề xuất này. Mục tiêu mà tôi mong muốn là dần tạo thành trong cộng đồng thói quen xác định độ nổi bật bằng cách hợp tác cùng nhau xây dựng bảng phân tích độ nổi bật ở từng nguồn. Sở dĩ tôi không hoàn toàn thỏa mãn với đề xuất chỉ nêu nguồn và thảo luận chung chung (như của Violet bên dưới) - mặc dù việc này đã là tiến bộ (so với một số cách làm hiện tại) và có thể là với cộng đồng nói chung thì làm quen với cách này trước khi nâng lên cách mà tôi sắp nói đến (ở câu tiếp theo đây) có thể sẽ thích hợp hơn :D - vì nó khá yếu trong việc dẫn hướng giải quyết vấn đề:

  • không có hướng dẫn nguồn phải uy tín, độc lập, đề cập đến chủ đề một cách đáng kể: dễ bị cuốn vào tranh luận xoay quanh các nguồn yếu, mất thời gian; nếu người viết bài được yêu cầu cấp nguồn uy tín, độc lập, đáng kể ngay từ đầu thì dễ nhanh tìm được đồng thuận hơn (và người mới viết được hướng dẫn làm quen và thực hành luôn với các khái niệm uy tín, độc lập, đáng kể).
  • không có hướng dẫn cách các bên thực hiện thảo luận: dễ thành cuộc cãi vã lan man, với mỗi người một quan điểm chủ quan có thể xa rời dần với các quy định hướng dẫn đã có (ví dụ: quan điểm về "sự kiện nhất thời" là không nổi bật - không thuộc phạm vi xác định độ nổi bật ở quy định); nếu có hướng dẫn rằng các thành viên không cần nêu quan điểm chủ quan, mà coi việc xác định độ nổi bật tương đương với cùng nhau hợp tác viết một "bài" là cái bảng (hoặc danh sách, hoặc một hình thức trình bày cô đọng) liệt kê từng nguồn và các đặc tính uy tín, độc lập, đáng kể của chúng, thì sẽ làm cho việc xác định độ nổi bật trở nên rõ và khách quan.

Việc bỏ bảng thông báo dnb ở bài đi khi có số lượng nhất định (ví dụ 2 hoặc 3) nguồn uy tín, độc lập, đáng kể không có nghĩa là các thành viên không được tiếp tục phân tích các nguồn và chỉ ra điểm yếu ở nguồn (có thể dẫn đến chỉ ra việc chủ đề chưa thỏa mãn độ nổi bật). Mọi người luôn được chào đón tiếp tục phân tích nguồn và xác định độ nổi bật, ngay cả khi không treo bảng dnb. Và phân tích đã làm đầy đủ rồi mà nếu không dẫn đến được kết luận (trường hợp xấu nhất, hy vọng ít xảy ra :D, nếu các bước trên làm thấu đáo) thì vẫn có thể mở BQXB (ngay cả khi không có bảng dnb nào đang treo).

Vì sự rõ ràng , định lượng & khách quan, hướng đến nhanh chóng giải quyết vấn đề, cùng khả năng phát triển đội ngũ biên tập viên trong cộng đồng, nên tôi hy vọng một ngày nào đó cộng đồng sẽ làm được, và quen được với cách này :D -Trần Thế Trungthảo luận 15:35, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Rất tiếc là theo quy định hiện tại thì nếu không treo biển đnb đủ 7 ngày thì không được phép đem ra BQXB trừ phi cộng đồng quyết định thay đổi quy định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:38, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật lòng tôi không quan tâm về các quy định BQXB :D vì tôi hướng đến giải quyết vấn đề theo cách không phải biểu quyết :D Hãy nhìn đến cái lớn trước, còn các tiểu tiết kỹ thuật để sau, chúng có thể thay đổi dễ dàng khi những mục tiêu lớn đã được quyết. -Trần Thế Trungthảo luận 15:46, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không dễ khi làm sai quy định có thể bị cấm hoặc BTN. Thay đổi quy định luôn là điều rất khó ở dự án này do sự thờ ơ của nhiều người + 9 người 10 ý. Phương án của Violet tôi thấy cũng tốt và cũng có thể không cần BQXB nếu 2 bên đạt đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:06, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiểu tiết đó (nếu thực sự tồn tại) có thể sửa (khi đã quyết được việc lớn), và không ai sẽ bị làm sai quy định :D -Trần Thế Trungthảo luận 16:38, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất của Violet

  •  Ý kiến Tôi nghĩ việc đưa ra được 2 nguồn chưa đủ là điều kiện mạnh vì tiêu chí nguồn còn rất mông lung. Đề xuất này có thể nào viết lại ngắn gọn hơn 1 chút để mọi người dễ tiếp cận hơn được không? VD: (1) Nêu lý do tại trang thảo luận và tag người viết, yêu cầu nguồn. (2) Sau 24h nếu không đạt đồng thuận về dnb thì không được phép gỡ biển, nếu kiên trì gỡ biển khi không có đồng thuận mới, bỏ qua cảnh báo thì sẽ bị khoá sửa đổi tại bài viết đó. Sau 7 ngày kể từ khi đặt biển, bài có thể bị đưa ra BQXB. ~ Violet (talk) ~ 11:29, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Trần Nguyễn Minh Huy thiếu công bằng chỗ nào nếu bài bị đem ra BQXB? Về lý thuyết thì đây là 1 cuộc cải tiến so với cách làm việc mà chúng ta hay làm hơn chục năm nay. Nói đúng hơn thì lần cải tiến này có lợi cho chủ nghĩa giữ hơn vì có cơ chế để người gắn biển tự bỏ biển nếu đạt đồng thuận. Cơ chế này trước đây không hề tồn tại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:05, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thiếu công bằng ở chỗ người phản đối xóa biển sẽ không có được một "mục tiêu" cố định để thỏa mãn các đòi hỏi chủ quan của người đặt biển, vì người đặt biển luôn có thể phản đối mọi nguồn dẫn mà người phản đối đặt biển cung cấp. --minhhuy (thảo luận) 06:40, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu bài thực sự đủ nổi bật thì bài hầu như chắc chắn sẽ được giữ ở BQXB. Ngay cả bên en, "mục tiêu" cố định cũng không hề tồn tại ở thời điểm hiện tại. Không có mục tiêu cố định nhưng có mục tiêu chính; đó là tìm càng nhiều nguồn uy tín càng tốt (và chứng minh độ nổi bật không phải là nhất thời). Đây đã là một cải tiến so với cách làm việc hơn chục năm nay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:51, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Khi xác định độ nổi bật, sẽ có 3 trường hợp:
  • Chủ thể rõ ràng đủ nổi bật
  • Chủ thể rõ ràng không đủ nổi bật
  • Độ nổi bật còn gây tranh cãi
Một khi đã phải dùng tới phương án giải quyết này thì tức là hầu hết sẽ rơi vào trường hợp 3. Mà ở Wikipedia, cái gì gây tranh cãi -> đưa ra biểu quyết cộng đồng, vì thế tôi cho rằng chẳng có gì là bất công ở đây cả GiaoThongVN (thảo luận) 09:00, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đề cao tinh thần đồng thuận của Wikipedia, chứ cho dù là 2 nguồn hay 5 nguồn thì nói thật tôi vẫn thấy chưa đủ. Tham khảo một ví dụ về công ty Amra & Elma, xuất hiện trong một số nguồn độc lập uy tín như Forbes [39], Business Insider [40], nhưng đã bị xóa thẳng tay bên enwiki, cũng như trên toàn cục. Xem Thảo luận:Amra & Elma (đã bị xóa) trong đó global sysop giải thích rằng công ty này không đủ nổi bật như thế nào và bài viết về cty này cần được xóa trên toàn cục. Lúc đó tôi online nên tình cờ được biết. —  Băng Tỏa  18:29, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất của P.T.Đ

Thảo luận Độ nổi bật

Mời mọi người thảo luận về độ nổi bật của một số bài tại Thảo luận:Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả#Độ nổi bật Thảo luận:Đàm Văn Đạo#Độ nổi bật. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:02, ngày 20 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có một IP vừa đổi Lê Tư Thành từ vua thứ năm thành vua thứ tư. Tôi nghĩ là có cấn cá ở chỗ vua Lê Nghi Dân. Tôi không rành chi tiết này lắm. Mở thảo luận để các thành viên thảo luận thêm, chứ không dám vội lùi sửa. Hơn nữa, nhận thấy cũng có một hai thảo luận hỏi về vấn đề này ngay phần thảo luận bài nên đăng lại ở đây, mong thu hút sự chú ý từ vấn đề này hơn. P/S: Tôi thấy khá giống trường hợp Minh Huệ Đế và Minh Thành Tổ, Minh Thành tổ được tính làm vua thứ ba. Ông Nghi Dân dù không được công nhận, nhưng ông ta vẫn tiến hành nghi thức lên ngôi tử tế đầy đủ mà nhỉ. Nhưng tất nhiên, mỗi nước một quan điểm khác nhau. Vĩnh Lạc Đế Nội các 03:22, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cùng là cướp ngôi nhưng một ông bị phế, một ông có con, cháu, chắt nối dõi làm vua đến mấy đời sau nên sử sách đương thời ắt có cái nhìn khác nhau, nhưng dưới góc nhìn hiện đại thì cứ lên ngôi, nắm quyền là tính thôi, sao phải lấn cấn việc này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:59, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hmm, vậy thì tôi cứ lùi về phiên bản công nhận Thánh Tông là Hoàng đế thứ năm của Lê Sơ nhé. -- Vĩnh Lạc Đế Nội các 06:40, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mục Tin tức

Có 4 bài tin tức mới các bạn viết dùm nhé - Kill-Vearn (thảo luận) 11:12, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

https://en.wikipedia.org/wiki/Template:In_the_news

Liên quan đến việc viết hoa

Biểu quyết Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại đã hết hạn và tôi đã tiến hành đóng BQ. Với kết quả 15/0/6 lần lượt của 3 phương án thì BQ được kết luận là "Không viết hoa chữ nhà khi gọi tên triều đại". Thêm vào đó, "hoàng đế" khi sử dụng như một danh từ chung sẽ không viết hoa có vẻ đã không còn tranh cãi. Vậy nên sau khi đóng BQ 24 tiếng, tôi sẽ tiến hành đổi tên các bài chính, thể loại và bản mẫu liên quan. Vì BQ này ảnh hưởng đến các bài được gắn sao chọn lọc là Danh sách hoàng đế Nhà HánDanh sách hoàng đế Nhà Tống nên tôi đặt thảo luận ở đây để thông báo cho cộng đồng. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:56, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Phản đối Việc đóng biểu quyết sai quy chế. Xem Wikipedia:Quy_chế_biểu_quyết_trên_Wikipedia_tiếng_Việt#Xử_lý_kết_quả_biểu_quyết: Với các cuộc biểu quyết ở điều BQ1, BQ2, BQ4 và BQ5; nếu hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết. Với các cuộc biểu quyết còn lại, mọi thành viên đều có quyền đóng biểu quyết và chốt kết quả biểu quyết. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:16, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sau vụ BTN 4 nên xúc tiến sớm chuyện trao quyền đóng mọi BQ cho nhóm autopatrolled. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:19, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đề nghị một bảo quản viên tái kết luận lại biểu quyết và nhắc nhở cá nhân vi phạm. Tiền lệ đã có 2 người bị nhắc nhở vì đóng biểu quyết không đúng thẩm quyền. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:27, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314 Xin lỗi vì làm ngứa mắt bạn. Tôi đã lùi sửa việc kết luận BQ và đợi một BQV nào đó rảnh rỗi. Việc bạn lúc nào cũng nhìn chăm chăm để tìm sai phạm và đề nghị BQV cảnh cáo tôi có lẽ chỉ xuất phát từ việc bạn đặt wiki lên trên mọi thứ chứ không phải tư thù cá nhân gì đâu nhỉ. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:53, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu Tôi cứ đinh ninh nhớ việc này đã diễn ra và đã xong (hầu hết các ý kiến đều ủng hộ và tôi đã bỏ mặc thảo luận khá lâu) nên mới tùy tiện đóng BQ của mình mở. Có lẽ những thảo luận thế này nên đưa ra BQ không lâu sau khi kết thúc thảo luận để tránh cho những con người có trí nhớ lộn xộn thích râu ông nọ cắm cằm bà kia như tôi không bị lẫn lộn các kết quả đồng thuận. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:58, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rất xin lỗi vì đã khiến quý ĐPV NhacNy2412 có ác cảm về tôi như vậy. Cá nhân tôi khẳng định không bao giờ chăm chăm đi tìm sai phạm của người khác. Vì tôi không có nhiều thời gian rảnh rỗi như vậy. Tôi chỉ là thấy ai có sai phạm thì trình báo xử lý. Việc này không chỉ có mình quý ĐPV, mà còn vô số những người khác: Mintu Martin, Nguyentrongphu, Alphama, Tuanminh01, GiaoThongVN và các loại rối tinh vi như StorKnows, Lethanhphong1992, rối lâu năm như TaiwaneseWaveVN. Nếu có thể dùng một cụm từ để tự mô tả bản thân thì xin mạn phép sử dụng cụm từ điều tra viên. Một điều tra viên sẽ luôn làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình vì một xã hội tươi đẹp. Trong trường hợp này, xã hội mà tôi đang bảo vệ chính là Wikipedia. Mong quý ĐPV thông cảm. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:05, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi bị mù luật. Nhưng tôi nghĩ rằng đã đồng thuận xong xuôi rồi thì bạn cứ thế bạn làm, có thể ghi thêm trong phần ghi chú sửa đổi nếu cẩn thận hơn. Có điều, hi vọng là bạn sẽ sửa luôn cả chữ "Nhà" trong nội dung bài, chứ không chỉ riêng tên bài. Không nhiều người viết kiểu đó đâu, rảnh thì tôi giúp một tay. Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:19, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Tàn Kiếm Theo tôi thấy thì cũng khá ít người viết hoa kiểu này trong bài, việc tranh chấp viết hoa ở tên chỉ do 1 vài thành viên đổi tên mà ra. Nếu có thì tôi cũng sẽ sửa luôn nếu cần thiết. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:31, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã đóng biểu quyết, nếu có sai sót xin nhắn ở trang cá nhân của tôi. Tôi thấy vụ việc đã kết thúc vì vậy chúng ta cũng không cần thiết phải mất thời gian về những chuyện khác nữa.  A l p h a m a  Talk

Nhờ vả

Phiền bạn nào am hiểu một chút về âm nhạc Hàn Quốc (K-pop) có thể biên tập lại giúp đề mục năm 2021: The Show - Các thành viên tham gia Solo của bài Blackpink được không ạ. Do sự kiện này mới diễn ra nên cũng được một số bạn thêm vào nhưng chưa Wiki hóa hẳn. Nãy mình định biên tập lại nhưng do dạo này bận quá nên không làm kịp. Phiền mọi người ai biết rõ và có thời gian biên tập lại giúp với ạ. Dù gì thì bài cũng là BVCL mà cũng có nhiều người xem nên mình không nỡ để như này. ~ Đặng Vũ Lân (talk) 15:42, ngày 21 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo kết quả thảo luận, nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú là đủ độ nổi bật. Kết luận sau đó về danh hiệu nhà giáo nhân dân cũng được thông qua. Không rõ tại sao những nội dung này không xuất hiện trong chỉ dẫn về độ nổi bật, liệu có sơ suất gì trong việc cập nhật, bổ sung hay không. Dựa theo các kết luận này, xin được phép bổ sung vào hướng dẫn trong vòng 24h tới nếu không có người phản đối. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:02, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã bổ sung. – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:40, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời mọi người thảo luận tên của khối hình học này tại Thảo luận:Tesseract#Tên bài. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:33, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về bản quyền Tiến quân ca?

Xin mọi người cho ý kiến về bản quyền Tiến quân ca. Bên Commons họ bảo bài này không thuộc phạm vi công cộng theo luật Mỹ. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:18, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể dẫn liên kết đến cuộc thảo luận trên Commons được không? --minhhuy (thảo luận) 13:28, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xem thêm s:Thảo luận:Quốc ca Việt Nam --minhhuy (thảo luận) 13:30, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P/s: dựa theo bài báo này thì Quốc ca Việt Nam có bảo hộ bản quyền. --minhhuy (thảo luận) 13:35, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P/s 2: còn theo bài báo mới hơn thì ca khúc này đã thuộc về "nhân dân". --minhhuy (thảo luận) 13:37, ngày 22 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xem thêm s:Đề tài:Vp8ptz937y719lf9. Tranminh360 (thảo luận) 04:11, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời các bạn cho ý kiến tại c:Commons:Undeletion requests/Current requests#File:United States Navy Band - Tiến Quân Ca.ogg. Bên Commons họ thắc mắc rằng từ "công chúng" trong thư của bà Băng có gồm công chúng quốc tế không hay chỉ gồm công chúng VN. Theo như nội dung trong thư thì tôi cũng có cùng thắc mắc như họ, nhưng thư này là từ 2010 rồi và bà Băng cũng không giữ toàn quyền cho tác phẩm này để tự do phát hành trước "công chúng". Việc gia đình họ cùng ký tên hiến bản quyền cho Nhà nước VN vào 2016 có làm cho tác phẩm này thuộc vào PVCC được hay không mới cần bàn luận. ~ Violet (talk) ~ 06:22, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rằng một khi Chính phủ Việt Nam tiếp nhận sự "hiến tặng" của bà Băng, thì tức là đã có sự thừa nhận pháp lý rằng bà Băng bây giờ có toàn quyền (đại diện) cho chủ sở hữu tác quyền đã qua đời. Sẽ thật trớ trêu nếu chính phủ của một nước tiếp nhận tác phẩm từ một người không có quyền gì với tác phẩm đó. --minhhuy (thảo luận) 06:43, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật sự đọc xong vụ nay tôi cũng khá lùng bùng. Do lúc hiến tặng bà Băng gửi thư lấy danh nghĩa là đại diện gia đình, nhưng con trai bà lại bảo đó chỉ là ý kiến riêng của bà, tức là chưa có sự thống nhất nội bộ. Chắc vì vậy mà tới 2016, để hợp thức hóa, gia đình mới phải ngồi lại ký tên cùng hiến tặng lần nữa, đối tượng lần này là "cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam". Bà chủ tịch Quốc hội lại nhấn mạnh thêm lần nữa: "sẽ mãi mãi là tài sản chung của dân tộc Việt Nam" (theo link ở s:Thảo luận:Quốc ca Việt Nam). Cũng khó trách bên Commons họ thắc mắc: vậy thì có phần nào của họ ở đây không... :D ~ Violet (talk) ~ 07:01, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Làm việc kiểu tuân thủ pháp luật Mỹ nó khó phết. Chắc phải nhờ ai đó chắc phải gửi mail tới văn phòng nhà nước để hỏi bản quyền vậy. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:48, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức Anh Chẳng lẽ bây giờ gọi cho Đài Truyền Hình Việt Nam để hỏi về vấn đề này?Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 07:56, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Để dễ hiểu, có thể đặt vấn đề như sau: Nếu một hãng phim ở Mỹ muốn làm phim có lồng nhạc Tiến quân ca vào thì có phải xin phép sử dụng từ phía VN hay không? Họ có thể bị kiện nếu sử dụng (thậm chí cải biên) không xin phép hay không? Theo nội dung cấp phép, tác phẩm này có thể coi như đã vào PVCC tại VN, nhưng việc này chưa đủ đảm bảo nó cũng thuộc PVCC tại Mỹ, trừ khi có 1 điều luật liên quan cho phép, hoặc 1 tuyên bố cấp phép rõ ràng hơn. Một vấn đề tương tự hay gặp là nếu hình được cấp phép là "sử dụng tại Wikipedia" thì sẽ không đủ điều kiện để được "sử dụng tại Wikipedia" vì Wikipedia yêu cầu rằng "tất cả các tài liệu đều có thể dùng được bởi bất cứ ai, với bất cứ mục đích gì", không chỉ gói gọn tại WP. ~ Violet (talk) ~ 17:50, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo [41]: Ông Vương Duy Biên cho biết, thể theo tâm nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao cùng toàn thể gia đình mong muốn hiến tặng bài Tiến quân ca cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam, đến nay sau khi làm các thủ tục, căn cứ pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan, Bộ Văn hóa được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Vậy bài Tiến quân ca hiện nay do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, nó là tác phẩm thuộc về nhà nước theo s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước: 1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây: c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước. s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng quy định Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng chứ không có quy định chuyển giao tác phẩm cho công chúng, do đó nếu bà Nghiêm Thúy Băng có muốn chuyển giao bài Tiến quân ca cho công chúng thì Luật Sở trí tuệ Việt Nam hiện hành cũng không cho phép (chỉ cho phép chuyển giao tác phẩm cho Nhà nước thôi). Tranminh360 (thảo luận) 02:31, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo s:Nghị định số 22/2018/NĐ-CP#Điều 27. Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước: 3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. s:Nghị định số 22/2018/NĐ-CP#Điều 28. Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng: 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 19. Quyền nhân thân: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Những quyền này được bảo hộ vô thời hạn theo khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ (tiếng Anh gọi những quyền này là en:moral rights). Tranminh360 (thảo luận) 07:09, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn Tranminh360 đã lưu ý giúp phần trong ngoặc ghi sai sót của tôi. Tôi đã bỏ qua mất phần quyền nhân thân của tác giả do quen với việc những tập tin "tự do" tại Commons có thể được chỉnh sửa tùy ý bởi bất cứ ai. Xem lại thì ngay trong bản mẫu PD-self cũng có đính kèm thêm câu: "Tôi cho phép tất cả mọi người được quyền sử dụng tác phẩm này cho bất kỳ mục đích nào, không kèm theo điều kiện nào, trừ các điều kiện do luật pháp đòi hỏi."
Nhưng nếu phân tích theo hướng của Điều 43 (2019) như vậy thì tới PD-VN bài này cũng chưa vào được? Giả sử tôi viết 1 quyển sách có quốc gia gốc công bố lần đầu tiên là VN, nếu tôi muốn phát hành nó vào PVCC thì tôi sẽ gặp vướng mắc tương tự với Luật SHTT VN hiện tại sao? ~ Violet (talk) ~ 10:01, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Violetbonmua: Theo en:Moral rights#Worldwide situation, trên thế giới có nhiều quốc gia bảo hộ quyền nhân thân của tác giả vĩnh viễn chứ không riêng gì Việt Nam. Ví dụ như Pháp: c:Template:PD-France: Please note that moral rights still apply when the work is in the public domain. They encompass, among others, the right to the respect of the author's name, quality and work (CPI art. L121-1). Attribution therefore remains mandatory. Tranminh360 (thảo luận) 03:56, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một giấy phép tự do theo nghĩa phạm vi công cộng tiêu chuẩn nên là CC-zero. Giấy phép "PVCC" sinh ra từ thỏa thuận ngầm dựa trên luật đại chúng của WMF nên đôi khi nó gây ra mâu thuẫn khi xét đến luật pháp riêng của quốc gia xuất xứ. Có lẽ vì vậy mà Commons đang tích cực hướng người dùng phát hành nội dung theo CC-zero thay vì PVCC. --minhhuy (thảo luận) 14:55, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nó phù hợp với Điều 20. Quyền tài sản trong luật. Nhưng khi xét ở Hoa kỳ hay các quốc gia có cho phép PVCC thì chắc chắn là thuộc PVCC. Violetbonmua Đúng là như vậy. Thật ra theo luật, ta có thể hiểu là tất cả sản phẩm khi sinh ra ở Việt Nam đều có bản quyền. Nhưng luật lại không quy định đến việc tác phẩm đó được xuất bản theo các giấy phép khác hay được "hiến cho công chúng", đây là thiếu sót về mặt bản quyền ở nhiều quốc gia chứ không riêng gì ở Việt Nam. Vì thế trong các bản mẫu PVCC liên quan đến "hiến cho công chúng" luôn có dòng "Trong trường hợp điều này không khả dĩ về mặt pháp lý: Người giữ bản quyền trao bất kỳ quyền sử dụng tác phẩm này cho mọi mục đích, không cần bất kỳ điều kiện nào, trừ phi luật pháp yêu cầu những điều kiện như vậy." Về cơ bản thì dòng này đã phù hợp với luật bản quyền Việt Nam: mục thảo luận quên ký tên này là của Thienhau2003 (thảo luận • đóng góp).

Những nội dung phát hành trên Commons phải là những nội dung tự do. Vậy thì chúng ta xin họ tập tin để chuyển về dự án địa phương này rồi ghi mô tả sử dụng hợp lý được không nhỉ? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:19, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đức Anh Được, Commons cho phép và xét theo bản quyền thì Quốc Ca theo sử dụng hợp lý là đúng quy định.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 12:34, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu vậy thì ngay cả phần lời của bài hát đang được viết đầy đủ ở Tiến quân ca cũng cần bị xóa đi (tương tự cho văn kiện ở Wikisource), và tập tin âm thanh chỉ được phép sử dụng duy nhất tại bài này theo sử dụng hợp lý. Việc sử dụng ở nơi như bài Việt Nam cũng không được phép do tập tin âm thanh bài quốc ca không giúp nhận diện chủ thể của bài viết, Việt Nam. --minhhuy (thảo luận) 14:59, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi tải Tiến quân ca lên trong tình trạng mơ hồ chẳng biết nó thuộc phạm vi công cộng hay vẫn còn bản quyền. Mời mọi người cho ý kiến rõ ràng. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:54, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đức AnhTrần Nguyễn Minh Huy: Tiến quân ca vẫn đươc giữ bản quyền tại Việt Nam cho đến hết 31 tháng 12 năm 2045 (Văn Cao mất năm 1995) do vẫn được bảo hộ bản quyền theo Khoản 2 Điều 27 của Luật Sở Hữu trí tuệ Việt Nam: "Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết....Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả." và tại Hoa Kỳ cho đến năm 2040 theo luật pháp Hoa Kỳ. Vì thế không thể đưa vào Phạm vi Công cộng do Luật pháp Việt Nam không quy định về việc chuyển bản quyền thành phạm vi sủ dụng công cộng tại Việt Nam (Mặc dù gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã chuyển phần nhạc và lời cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam) và vẫn còn bản quyền theo luật bản quyền Hoa Kỳ. Vì vậy xác nhận Tiến Quân ca có bản quyền và gần như phải xóa tất cả những gì liên quan có bản quyền.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 02:35, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đức AnhTrần Nguyễn Minh Huy Vậy chúng ta thống nhất là sẽ xóa phần lời bài hát khỏi Wikisource và Wikipedia vì vấn đề bản quyền đã xác định? Nếu vậy thì nhờ Minh Huy chèn thêm thông báo sửa đổi vào bài tại Bản mẫu:Các thông báo sửa đổi/Trang/Tiến quân ca với nội dung sau
{{Thảo luận:Tiến quân ca/Đầu thông báo bài viết}}

--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 03:04, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Thienhau2003: Tôi thấy chưa đến mức phải dán thông báo lớn như thế ở khung sửa đổi, do chưa có hiện tượng người dùng cố ý thêm vào các nội dung bị nhầm là thuộc PVCC. Khi nào xảy ra hiện tượng đó thì dán thông báo cũng chưa muộn. Ngoài ra Tập tin:Tiến Quân Ca-Không Lời.ogg mà bạn tải lên đang không thỏa mãn cơ sở sử dụng hợp lý khi đây là trọn bản nhạc chứ không phải trích đoạn, xin xem xét dùng phiên bản 12 giây đã tải lên ở enwp, en:File:Tiến Quân Ca.ogg, để thỏa mãn WP:EDP. --minhhuy (thảo luận) 06:36, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Chào anh, hiện tại tập tin và ảnh bài Tiến Quân Ca đã được một thành viên nào đó chuyển sang Wikipedia tiếng Việt. Vấn đề là quy định về việc sử dụng nội dung không tụ do tại Wikipedia:Tiêu chuẩn cho nội dung không tự do nói "Toàn bộ tác phẩm sẽ không được sử dụng nếu chỉ cần một phần của nó là đã đủ. Sử dụng độ phân giải/tính trung thực/mức độ nén âm thanh thấp chứ không cao (đặc biệt là khi nơi chứa tập tin đó có thể đã dùng nó với mục đích cố tình vi phạm bản quyền)" tức là theo đúng quy định thì chúng ta sẽ "chỉ được dùng một phần" tác phẩm đó thôi. Theo luật Hoa Kỳ thì quyền nhân thân đối với tác phẩm chỉ có hiệu lực suốt cuộc đời tác giả, khi chết thì quyền này cũng không còn, nhưng luật Điều 19 luật sở hữu trí tuệ Việt Nam lại quy định quyền nhân thân là quyền được bảo hộ vĩnh viễn, trong đó có nói rõ: "Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả." Vì Tiến Quân Ca vẫn còn bản quyền và là tài sản Quốc Gia được ghi nhận trong hiến pháp ở Việt Nam nên tác phẩm này vẫn chịu quyền nhân thân ở Việt Nam của Văn Cao, gia đình Văn Cao và Chính phủ Việt Nam. Vì Wikipedia chúng ta theo luật pháp Hoa Kỳ nên việc "lấy một đoạn" là có thể được, nhưng luật Việt Nam lại cấm điều này (do "vi phạm" toàn vẹn tác phẩm) mà khổ là nếu vậy thì có thể vi phạm quy định Wikipedia. Theo anh thì nên để nguyên hay chỉ "lấy một đoạn"? Vì nếu làm không kỹ mà lỡ may lộ ra ngoài lên mạng xã hội, chúng ta có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm xảy ra và vấn đề tranh cãi pháp lý nghiêm trọng. Liên lụy cả mọi người, nói thiệt là mọi người không muốn có chuyện "thành viên Wikipedia bị .... vì ..... Tiến Quân Ca" giống như vụ chế lời quốc ca cách đây mấy năm. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:49, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Nếu anh không chấp nhận đầy đủ, em còn bản 40 giây được em nghiêm cứu rất kỹ để "chọn lọc có cơ sở". Bản 40 giây này em để thời lượng tới "thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu" (coi như 2/3 bài hát rồi) vì nếu để ngắn quá thì người xem lại bảo Wiki "sửa đổi quốc ca" thì chết.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 06:55, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Việc sử dụng hợp lý là dựa theo luật pháp Hoa Kỳ, chứ luật pháp Việt Nam không có vai trò gì ở đây. Wikipedia tiếng Việt tôn trọng luật pháp của các nước liên quan đến quyền tác giả, nhưng cũng đồng thời áp dụng một cơ sở hợp lý đủ để thực hiện sứ mạng của trang web trong việc truyền tải thông tin, chứ không bị gò bó theo luật pháp địa phương, xem en:Wikipedia:Fair use overuse. Về đoạn trích, xem en:Wikipedia:Manual of Style/Music samples#What is the maximum length permitted?, nếu đoạn nhạc gốc dài 1 phút 20 giây thì đoạn trích chỉ dao động quanh 10-12 giây mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 07:10, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xem thêm quy định nhất quán về đoạn trích âm thanh tại Wikipedia:Nội dung không tự do#Đoạn âm thanh có thể chấp nhận được. --minhhuy (thảo luận) 07:13, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Em chỉ chấp nhận dưới 30 giây, không chấp nhận kiểu 12 giây (10%) vì đây là quốc ca (có thể chấp thuận việc sử dụng đặc biệt). Không thể ngắn như thế được. Vì hướng dẫn nói chấp nhận dưới 30 giây nên em sẽ giảm còn dưới 30 giây.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 07:25, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Thienhau2003: Không có ngoại lệ nào đối với việc sử dụng hợp lý một tác phẩm có bản quyền, xin đừng phá vỡ nguyên tắc cộng đồng chỉ vì bạn có cảm tình với bài hát này, hãy xem nó là một bản nhạc bình thường chứ không phải quốc ca. Việc sử dụng 30 giây chỉ áp dụng cho bài hát dài hơn 5 phút, trong khi bài này chỉ dài 1 phút 12 giây. --minhhuy (thảo luận) 07:29, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trần Nguyễn Minh Huy Dù gì ở đây "tùy gia tập tục" nên em đã giảm xuống còn 13 giây, hi vọng rằng tranh cãi về tập tin Quốc ca sẽ kết thúc ở đây. Cảm ơn.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 08:25, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, tập tin có thể xem là đã thỏa mãn WP:EDP. --minhhuy (thảo luận) 08:27, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

00:17, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)

InternetArchiveBot

InternetArchiveBot có vẻ như có nhầm lẫn khi sửa hỏng hết link ảnh quân hàm tướng. Tiêu biểu là bài Cao Lương Bằng.--Hiếu 08:00, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn tạm bỏ liên kết https đi, bot không nên nhận wikipedia.org làm link để cứu.  A l p h a m a  Talk 08:21, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Vuhoangsonhn: Bạn không nên chèn liên kết vào trong hình như vậy, dễ dẫn đến các lỗi như trên, đồng thời gây cản trở người dùng trình xem phương tiện. Tự bản thân các hình luôn liên kết đến trang hình khi nhấp vào chúng, không cần để liên kết url làm gì. --minhhuy (thảo luận) 08:44, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy:, @Alphama:: Thank, đã biết vấn đề. Giờ không nhớ rõ mục đó có phải bản thân thêm không nữa.--Hiếu 14:47, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thụ lý kiện cáo

- Kill-Vearn (thảo luận) 08:18, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Kill-Vearn: Kiện, tui có tới 2 BVT đó nha. Keo010122Talk to me 10:36, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À nhầm, có 1 bài thui, bài kia qua năm mới rùi huhu. Thôi tích lũy năm nay vậy. Cảm ơn bạn nhiều! Keo010122Talk to me 10:40, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiếc nhỉ, suýt Tử tước GA 2020 - Kill-Vearn (thảo luận) 10:43, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Viết phụ Tin tức

Viết phụ mục Tin tức các bạn êy . tuổi già sức yếu rồi, viết hết nổi rồi - Kill-Vearn (thảo luận) 16:41, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

https://en.wikipedia.org/wiki/Template:In_the_news

Đề nghị mở khóa trang thảo luận của Đặng Vũ Lân

Tôi đề nghị bảo quản viên/điều phối viên nào đã khóa trang thảo luận của Đặng Vũ Lân thì hãy mở trở lại, trang thảo luận là để thảo luận, nhưng khóa cứng thì IP sao mà thảo luận được. Và tôi cũng đề nghị, chỉ khóa trang thảo luận trong thời gian ngắn, bỏ luôn kiểu khóa vô hạn, nếu bất kì bqv/đpv nào khóa trang thảo luận của thành viên yêu cầu khóa cứng thì đó được cho là "lạm quyền". 2402:800:6195:2F54:854A:5B1:F8C5:37A3 (thảo luận) 00:57, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mặc dù chưa bị phá mà cũng yêu cầu khóa, thật vô lí, khi nào bị phá hẵng yêu cầu khóa trong thời gian ngắn. 2402:800:6195:2F54:854A:5B1:F8C5:37A3 (thảo luận) 00:59, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi không ủng hộ việc khóa này. Trang thảo luận thành viên là một trang bình thường giống như mọi trang khác, không nên có khái niệm "khóa ngăn ngừa" (bán khóa vô thời hạn) khi phá hoại chưa xảy ra. Có một điều thú vị là trang thảo luận của Jimbo Wales vẫn để mở cho các IP được phép sửa đổi. Quy định khóa trang cũng có nêu rõ rồi: Bảo quản viên hoặc Điều phối viên có thể áp dụng bán khóa vô thời hạn đối với các trang: Trang người dùng, không phải trang thảo luận thành viên, khi được người dùng đó yêu cầu. Có lẽ việc bán khóa vô thời hạn trang thảo luận thành viên là tiền lệ từ trước giờ ở Wikipedia tiếng Việt. Riêng tôi kịch liệt phản đối cái gọi là tiền lệ này, đi ngược tính mở của Wikipedia tiếng Việt. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:33, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy Nguyenhai314 nói có ý đúng. Trừ khi trang bị phá hoại dai dẳng thì thành viên có quyền yêu cầu khóa lại 1 thời gian. Tôi thấy hình như BQV P.T.Đ (thảo luận · đóng góp) cũng thực hiện việc việc khóa trang, không rõ các IP muốn liên hệ với BQV này như thế nào và trang sẽ khóa bao lâu?  A l p h a m a  Talk 02:41, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin phép các BQV / ĐPV không mở khóa trang thảo luận của tôi do trong khoảng thời gian này tôi rất bận. Cái gì tôi sai, khi đã nhận thức được sai, tôi nhận. Còn nếu vẫn bị nói nhưng những gì tại Thảo luận:Đài Truyền thanh - Truyền hình Thành phố Thái Nguyên sau khi đã nhận sai. Tôi xin phép rút khỏi dự án. Xin hết ~ Đặng Vũ Lân (talk) 02:46, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã cấm IP 24h vì đã có hành vi vi phạm thái độ văn minh với bạn. Nếu sự việc như vậy xin bạn hãy báo ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên. Xét thấy trang của bạn vẫn có nguy cơ bị IP làm phiền bằng lời lẽ thiếu văn minh, tôi vẫn ủng hộ bạn khóa trang 1 thời gian nữa.  A l p h a m a  Talk 02:51, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cấm gì mà cấm lâu thế? Tôi có thiếu IP đâu mà phải lo, cấm ít thôi không tí nữa cấm lại không xuể tay. 2001:EE0:46F5:FB60:9146:7A94:49F1:5EF2 (thảo luận) 10:28, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Lý do này không thuyết phục (và chỉ nên dùng ở trang thành viên thay vì trang thảo luận). Trừ phi quý thành viên chứng minh được rằng trang thảo luận của mình đang bị phá hoại liên tục. Theo cảm nhận của tôi, trang thảo luận của quý thành viên không có dấu hiệu bị phá hoại, hoặc nếu có cũng chỉ nên khóa ngắn hạn thay vì vô thời hạn như hiện giờ. Mời quý BQV ThiênĐế98, người thực hiện tác vụ này đến cho ý kiến. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:52, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia:Bỏ qua mọi quy tắc, hãy tạo môi trường thoải mái. :)) P.T.Đ (thảo luận) 06:11, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến theo lời mời: Tác vụ này thực hiện theo tiền lệ của chính tôi: (đổi mức khả kiến) 16:38, ngày 3 tháng 7 năm 2015 Prenn Thảo luận đóng góp cấm đã khóa Thảo luận Thành viên:ThiênĐế98 ‎‎[edit=autoconfirmed] (vô thời hạn)‎[move=autoconfirmed] (vô thời hạn) (Thành viên yêu cầu) (sử | thay đổi) (cảm ơn). Ý kiến thêm: xin phép không phản hồi thêm vì không có thời gian thảo luận, đang dùng thời gian ít ỏi tạm thời tập trung xem đề nghị biểu quyết về người đóng BQ và hy vọng có thể soạn lại BQ rối 2021 do tình hình ngày càng phức tạp... Nếu muốn đi sâu về chi tiết hơn thì sẽ thảo luận dài, tôi rất tiếc không có thời gian theo đuổi vụ việc. ✠ Tân-Vương  07:10, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng từng nhờ P.T.Đ khóa trang thảo luận và Thiên Đế đã thực hiện tác vụ nên tôi chẳng có vấn đề gì với nó cả. Có quy định, quy tắc thì cũng có Bỏ qua mọi quy tắc đó thôi. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:38, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Viện dẫn "bỏ qua mọi quy tắc" kiểu này không hợp lý cho lắm. Chỉ nên "Bỏ qua mọi quy tắc" khi quy tắc đó ngăn cản sự phát triển của dự án chưa không phải là một cái cớ thoái thác cho việc làm sai quy định, thoái thác cho việc khóa trang theo sở thích, nhu cầu. Nếu vậy thì một số thành viên có thể xúc phạm người khác thoải mái, khi bị xử lý thì viện dẫn "bỏ qua mọi quy tắc", xin lỗi để khỏi bị cấm; hay tương tự với các tài khoản rối, vân vân... Nếu vậy thì Wikipedia không cần quy định nữa. Mỗi khi làm sai xin lỗi, viện dẫn "bỏ qua mọi quy tắc" là xong? Đây là một sự so sánh vô cùng khập khiễng, thưa quý ĐPV. – Nguyenhai314 (thảo luận) 16:00, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến IP này sao tôi có cảm giác giống giống bạn JohnsonLee01 (thảo luận · đóng góp) ấy nhỉ! GiaoThongVN (thảo luận) 02:56, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
GiaoThongVN Chuẩn rồi chứ còn sao nữa. Nhưng tôi không phá hoại thường xuyên và tôi cũng chẳng có nhiều thời gian để lên đây phá. Nên bạn đừng nghĩ cứ có IP nào phá hay gì lại nghĩ đến tôi. Chào bạn. 2001:EE0:46F5:FB60:9146:7A94:49F1:5EF2 (thảo luận) 10:26, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À, tôi mở khóa trang tôi rồi nhé. Cũng không để ý và chả nhớ khóa lúc nào nữa. P.T.Đ (thảo luận) 06:08, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tùy các BQV, thích khóa hay mở khóa thì tùy. Tôi xin phép rút khỏi dự án một thời gian. Tôi không chịu được áp lực cả trong đời sống thật lẫn trên wiki như này, quá mệt mỏi rồi. Cảm ơn và tạm biệt ^^ ~ Đặng Vũ Lân (talk) 03:40, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không thấy có vấn đề gì nếu có TV yêu cầu bán khoá trang TL vì lý do cá nhân. Trước nay đã có vô số trường hợp như vậy. Đôi lúc tôi còn chủ động hỏi họ có cần khoá không khi thấy trang bị troll, bị phá hoại,... Quan trọng là tạo điều kiện cho họ đóng góp. Nếu yêu cầu phải có phá hoại mới được khoá, chẳng khác nào ép họ khi muốn bán khoá trang phải dùng IP hoặc mở tài khoản mới tự đi phá trang của mình để hợp thức hoá việc này? ~ Violet (talk) ~ 13:57, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiền lệ không mạnh bằng quy định. Có những tiền lệ+quy định+thảo luận rõ ràng mà còn bị phản đối lên phản đối xuống (lật ngược kết quả BTN lần 3) huống hồ vài ba trường hợp lẻ tẻ. Đề nghị mở khóa tất cả các trang thảo luận bị bán khóa vô thời hạn. Chuyện ép buộc hay hợp thức hóa thì thuộc phạm trù đạo đức, phạm trù ứng xử nên không bàn tới. Trang thảo luận thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh tương tự như một trang thông thường, do đó không có đặc quyền tương tự như trang thành viên. – Nguyenhai314 (thảo luận) 14:16, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Đàn rối" = rối + rối hay "Đàn rối" = rối + người dùng rối? Ai giải thích giùm tôi rõ ràng ở điểm nào với. ~ Violet (talk) ~ 14:25, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
stop war you both, let's make a cocktail for life - Kill-Vearn (thảo luận) 14:48, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quy định thì cũng các ông ngày xưa ngồi với nhau đồng thuận rồi đóng thành luật cả. Có nhiều cái phải thông cảm cho người dùng, đem ra thảo luận, bàn bạc, xét tính đúng sai với nhau. Luật thì đã sơ sài rồi các ông mỗi ông lại hiểu một pha, phiên ra một phách. Riêng tôi thấy cậu Vũ Lân này đóng góp lịch sự, vậy mà bị chửi thậm tệ trong trang thảo luận của chính mình, rất là tội. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:11, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đấy chỉ là tập 1 thôi, bạn cứ xem trang thảo luận của tôi thì biết tập 2 khó khăn đến mức thế nào.  A l p h a m a  Talk 15:27, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của tôi là nếu có mở biểu quyết hay đồng thuận về việc này thì cho phép bán khóa vĩnh viễn trang thảo luận thành viên. Nhất là những người dùng dưới 18 tuổi (công khai). Đây là việc cần làm để bảo vệ trẻ em. Xem quy định en:Wikipedia:Protection policy#User talk pages thì họ cũng không quá cứng nhắc vấn đề này: "A user's request to have their own talk page protected is not a sufficient rationale by itself to protect the page, although requests may be considered if a reason is provided." (các quy định của Wikipedia trước giờ luôn là vậy), trong khi trường hợp này thì người dùng còn là trẻ em đang học THCS. Nói tóm lại, câu chuyện ở đây là nên hướng tới việc tạo môi trường thoải mái cho các thành viên đóng góp. Quy định không cấm việc khóa vĩnh viễn, cộng với tiền lệ đã có, cũng như những ý kiến tại đây, nên tôi chốt rằng: Việc bán khóa vĩnh viễn trang thảo luận thành viên là thỏa đáng nếu có lý do phù hợp. P.T.Đ (thảo luận) 15:57, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với quý BQV Đăng. Việc này nếu có một đồng thuận hay quy định chính thức thông qua thì tôi sẽ ủng hộ. Còn quy định nếu ghi một đường, khi làm một nẻo thì tôi phản đối. Có thể mở thảo luận ngay tại đây cho tiết kiệm thời gian. – Nguyenhai314 (thảo luận) 16:07, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
But làm sao biết bọn nó bao nhiêu tuổi được? Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:09, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thôi tôi chốt luôn rồi, mặc dù chỗ quy định tiếng Anh nó cũng khá là mông lung, cũng có khả năng tôi hiểu sai về mặt ngữ pháp. Nhưng mà thiết nghĩ thì nếu bạn nào muốn bàn nữa thì mở đồng thuận cho lẹ. P.T.Đ (thảo luận) 16:18, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quy định khóa trang của Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau nên không thể áp dụng tiêu chuẩn tương đương. Ngoài ra, phần mà quý BQV Đăng trích dẫn cũng có nêu Users whose talk pages are protected may wish to have an unprotected user talk subpage linked conspicuously from their main talk page to allow good-faith comments from users that the protection restricts editing from. Thiết nghĩ nên mở đồng thuận. Nguyenhai314 (thảo luận) 16:22, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy ý này khá hay. Nếu người dùng có trang thảo luận đang bị khóa, mà người đó muốn ("wish") cho IP vào thảo luận thì tạo trang thảo luận con rồi dẫn link vào trang thảo luận chính. Như vậy thì dung hòa các quan điểm. IP có quấy rối thì cũng không có thông báo đến người dùng. P.T.Đ (thảo luận) 16:29, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nguyenhai314, Tàn Kiếm, Alphama, Violetbonmua, Kill-Vearn, GiaoThongVN, và ThiênĐế98: @NhacNy2412: Mời các quý thành viên cho phiếu đồng thuận để chốt vấn đề. P.T.Đ (thảo luận) 16:31, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng thuận về việc "Cho phép bán khóa vĩnh viễn trang thảo luận thành viên nếu thành viên yêu cầu với lý do phù hợp"

Roma

Bài này đã được đồng thuận không sử dụng Infobox riêng, không dùng nền, chèn nội dung lòe loẹt vào Infobox. Tuy nhiên tác giả bài trong thời gian vừa qua đã chèn thêm một số nội dung vào Infobox. Xem

Trong phiên bản hiện hành, tên thành phố Roma được "đặc cách" viết to hơn cả trên trang, xung quanh là hình trang trí trông giống như trang bìa tạp chí. Chưa kể phiên bản này còn xuất hiện một số lỗi khi người xem ấn vào các mục trong phần bản đồ. Nguyenhai314 (thảo luận) 15:46, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã sửa lại infobox và nhắc nhở người dùng. --minhhuy (thảo luận) 16:06, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Không phải chỉ có mỗi 2 bài Đăng liệt kê phía trên đâu, tôi sưu tầm được cả một danh sách nè. Hồi đó đám bài này được ứng cử lên BCB nhưng A bảo tôi là thôi "nhắm mắt làm ngơ" đi vì bài Roma (lúc đó) không dùng infobox mặc định của wiki. Mời mọi người cho ý kiến. —  Băng Tỏa  23:49, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1. Marsha P. Johnson
  2. Loạt bài về võ sĩ Trương Đình Hoàng, Nguyễn Trần Duy Nhất, Nguyễn Kế Nhơn, Trần Văn Thảo (võ sĩ), Francis Ngannou
  3. Loạt bài về vận động viên Óscar Figueroa, Israel Adesanya, Đỗ Thị Thảo, Trương Vĩ Lệ, Trần Định
  4. Tatyana Mikhailovna Lioznova, Jeanne Baret
  5. Quảng trường Lâm Viên, Chand Baori, Núi Lão Quân, Nhà hát Sông Hương
Một số thì nhìn ổn, một số màu quá đậm so với chữ màu đen, không nhìn được gì. P.T.Đ (thảo luận) 07:55, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng thích màu mè, nhưng màu mè nó cũng có cái chuẩn của nó. Đơn sắc mà ý nghĩa. Chứ còn nhìn như cuốn sách "bé tập tô" thế này thì hỏng. Băng Tỏa phát hiện thì chịu khó đưa nó về trạng thái đơn sắc nhất đi, đã lên BCB là lên trang chính rồi, không còn là bài thường nữa. Thành viên muốn giữ thì phải vào đây giải thích, tự ý lùi thì đề nghị cấm cảnh cáo, như hồi Tuanminh01 cấm vì đổi bừa tên từ Trung Quốc thành Trung Hoa. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:54, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Tôi đã bỏ màu ở những infobox có màu quá đậm, đồng thời bỏ luôn tên biệt danh ở đầu infobox (do không bách khoa, tên biệt danh đã có ở dưới rồi). Những infobox có màu sáng, vẫn nhìn rõ được chữ thì tôi không động vào. Tôi thấy là Thienhau2003 cũng đã đi sửa lại một số infobox trên đây. Xin cảm ơn công sức thầm lặng của bạn. —  Băng Tỏa  11:05, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tình nguyện viên 2

Xin chào các thành viên Wikipedia, có bạn nào muốn tình nguyện làm Điều phối viên tại Wikibooks không? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 15:46, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Đức Anh: Tôi tưởng Hải qua bên đó làm ĐPV rồi mà? —  Băng Tỏa  15:09, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hướng dương ngược nắng

Chưa phải quay lại trường nên dạo gần đây tôi xem bộ phim này với gia đình, phim hay.

Tôi thắc mắc là bài này xóa qua biểu quyết trước có hơi vội vàng không? Phim chiếu giờ vàng trên kênh VTV3, phần một ngoài ba mươi tập, giờ đã phát triển tới phần hai. Dàn diễn viên toàn diễn viên trẻ quen mặt của đài VTV, diễn viên có tuổi cũng toàn nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, ai là người theo dõi truyền hình Việt Nam lâu thì chắc hẳn đều nhớ những gương mặt gạo cội này như diễn viên Thu Hà.

Lật lại các lá phiếu trong biểu quyết xóa, tôi thấy rằng các thành viên xoay quanh các luận điểm: phim mới chiếu chưa có thành tích, rating không cao, mục đón nhận nghèo nàn. Tôi cho rằng việc phim chưa có thành tích, chưa được trao giải không phải là "tiêu chí duy nhất" để đánh giá "độ nổi bật", chúng ta cần phải xét thêm cả về kênh phát sóng, khung giờ nó được chiếu,đội ngũ làm phim, diễn viên tham gia diễn xuất,... chứ chỉ xem xét qua loa như kia thôi thì ta phải xóa nhiều, chẳng hóa ra phim doanh thu thấp, không có giải là không được có bài à. Một điều nữa tôi muốn bàn về các lá phiếu này, đó là: phim mới chiếu chưa có thành tích, rating không cao, mục đón nhận nghèo nàn,... đều là nhận định của các bạn đưa ra vào thời điểm nó mới lên sóng, vậy giả như ở lúc này, bộ phim đó đã thu hút được người xem, đủ nổi bật, xuất hiện trên mặt báo nhiều hơn thì giờ làm sao? Đâu thể dự đoán được tương lai của một bộ phim truyền hình vẫn đang chiếu. Như bây giờ tôi tin là phim đã đủ nổi bật xin hồi phục lại bài. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:39, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

nếu sau này bộ phim đạt dc giải thưởng hay trở nên nổi tiếng hơn xưa thì có thể viết lại bài. 2402:800:436E:9245:994D:5325:FE99:AE83 (thảo luận) 06:12, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Từ góc nhìn của tôi thì với một đài truyền hình quốc gia và "tầm cỡ" như VTV, tất cả các phim do nó sản xuất nên có bài. Tại ja.wp, phim nào do TBS sản xuất cũng có bài. --minhhuy (thảo luận) 16:55, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nên để phim chiếu cho hết tập, nhận đủ thứ giải thưởng đã. Trong khi chiếu, nó tuy được "đón nhận" chưa đạt đến mức "đình đám" trên khắp các mặt trận trong khi vẫn đang phát sóng dang dở như Người phán xử hay Sống chung với mẹ chồng chẳng hạn. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 16:56, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không hẳn, bạn lại hơi sa lầy vào đánh giá mức độ đón nhận của phim rồi. Phim không được theo dõi rầm rộ, chưa có giải thưởng đâu có nghĩa là nó không nổi bật. Tôi thấy nhiều phim cũng có giải thưởng gì đâu vẫn có bài đó thôi (thực ra tôi không thích kiểu lập luận dùng "tiền lệ" này lắm, nhưng trong trường hợp này tôi thấy khá thuyết phục). Lực lượng tham gia sản xuất, đơn vị sản xuất, kênh trình chiếu, khung giờ trình chiếu,... đủ minh chứng cho độ "nổi bật" ở mức đủ có bài trên Wiki rồi. Người phán xử, sống chung với mẹ chồng,... có cùng "vai vế" với phim này, chứ không phải có giải thì được có bài, còn Hướng dương ngược nắng chưa có giải thì không được có bài. Tôi sợ rằng đánh giá độ nổi bật theo cái kiểu lên Báo Mới, tìm tên chủ thể rồi đếm đầu báo là chưa ổn lắm. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:07, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã nói trong cuộc biểu quyết trước, phim này đủ nổi bật vì được các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy đưa tin đáng kể. Nhiều người thích dùng quan điểm cá nhân đánh giá bài, giờ bài đã bị xóa còn than vãn làm gì ^_^ – Nguyenhai314 (thảo luận) 17:09, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin bạn để ý cho, tôi không hề biết và tham gia vào biểu quyết xóa. Tôi chỉ ngờ ngợ cái tên này, và quả thật, sau khi trải nghiệm bộ phim, tôi cho rằng bản thân nó và công sức biên soạn của cây viết chính, xứng đáng quay trở lại trên Wikipedia. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:14, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy thì đã đến lúc Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang phát huy tác dụng. Nguyenhai314 (thảo luận) 17:18, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Những cái này nên thảo luận hơn. Ngoài chuyện nhỏ là đem bài trở lại, những cuộc thảo luận thế này rất có ích cho các thành viên, trao đổi, bổ khuyết cho nhau để hạn chế sai lầm, hình thành mind-set đúng đắn nữa. Hơn nữa, nên nhớ rằng bài này bị xóa với số phiếu cực kì áp đảo, mở thêm một cuộc bỏ phiếu vội vàng chưa hẳn là đã giúp ích cho việc đem bài quay lại như mong muốn của tôi đâu. Vĩnh Lạc Đế Nội các 17:21, ngày 26 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Để xác định độ nổi bật, đầu tiên nên xem xét về các chỉ dẫn chungWikipedia:Độ nổi bật hay tiêu chí cơ bản ở một số quy định chi tiết (ví dụ như Wikipedia:Độ nổi bật (người)), xin trích 1 đoạn ở Wikipedia:Độ nổi bật:

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia, nhiều thành viên dần quên chỉ dẫn chung, tiêu chí chính và sa đà vào việc phải có tiêu chí bổ sung. Ví dụ, nhiều người cho rằng một ca sĩ phải giành một giải nổi tiếng (tiêu chí bổ sung - Người đã nhận được một giải thưởng hay danh hiệu nổi bật, hoặc đã nhiều lần được đề cử cho các danh hiệu hay giải thưởng đó) thì mới đủ nổi bật, thật ra vừa đúng và vừa sai. Cái đúng là ca sĩ "đoạt giải nổi tiếng" thì auto nổi bật theo quy định, nhưng nếu ca sĩ đó không giành giải nào đó không có nghĩa là không nổi bật, khi đó cần xem lại tiêu chí chính, cơ bản nói gì? Có thể trong quá trình đánh giá, mỗi thành viên không bị bắt buộc phải tự tìm hiểu về chủ thể bài (như tìm nguồn, search Google,...) cho nên việc đưa ra nhận định chủ quan dựa trên hiện trạng của bài (bài không nguồn, sơ sài, không thấy nguồn mạnh, không thấy thông tin gì nổi bật,...) là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, nếu bài viết muốn nổi bật thì bắt buộc ai đó (thường là người viết bài) cứu bài bằng cách đưa ra lý lẽ vì sao nổi bật và thêm nguồn, các điểm nổi bật chứng minh. Có điều, đôi khi đội ngũ quản trị viên (mặc định là có kinh nghiệm, ít ra hơn nhiều thành viên khác) cũng đưa ra nhận định chủ quan sẽ khiến các thành viên khác cho rằng việc xác định độ nổi bật là chủ quan và từ đó có thể định hướng cộng đồng suy nghĩ sai lệch về việc đánh giá độ nổi bật.  A l p h a m a  Talk 01:43, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ giúp kiểm tra Bản mẫu:Cite DANFS

Nhờ bạn nào nắm vững lập trình kiểm tra giúp bản mẫu này. Cách đây 24h nó vẫn chạy bình thường, sao hôm nay lại báo lỗi các tham số "month=" và "coauthor=" để trống ? Mình không rành nên các bạn giúp với. Đa tạ. Dieu2005 (thảo luận) 05:36, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Mxn: Có vẻ là lỗi khác liên quan đến việc đồng bộ hóa hôm qua. --minhhuy (thảo luận) 05:50, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Độ nổi bật của Đại biểu quốc hội

Tôi chưa rõ tại sao Đại biểu quốc hội lại nghiễm nhiên đủ độ nổi bật. Trong khi quy định về đnb ghi là Những người đã từng giữ và đang giữ chức vụ chính trị ở mức đầu tiên dưới mức Quốc gia (cấp Tỉnh/Bang/Bộ và tương đương). Chỉ tính các chức vụ cấp Trưởng theo các nhánh đó là Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận đoàn thể. Xin nêu ví dụ: Phạm Văn Hổ chẳng đáp ứng tiêu chí nào về đnb, kể cả vai trò Đại biểu quốc hội cũng chẳng có ấn tượng gì. Cái này làm tôi liên tưởng đến loạt bài tông thất nhà Thanh bị đề nghị xóa gần đây.--Diepphi (thảo luận) 16:24, ngày 27 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Kích thước tối đa của hình không tự do sử dụng trong dự án

Một sysop từ Commons có ý mời giúp dự án chúng ta một con bot để giảm kích thước hình không tự do quá lớn theo quy định về độ phân giải của WF. Tuy nhiên, quy định này chỉ nói chung chung là "phải tối thiểu" (must be minimal) chứ không đưa ra số liệu cụ thể. Từng dự án có thể đặt ra tiêu chuẩn giới hạn riêng để dễ quản lý (nhưng không đi ngược với tinh thần của quy định). Có 3 phương án đề xuất, số hình cần resize tương ứng với số phiên bản hình cần xóa:

100,000 pixels

Theo tiêu chuẩn độ phân giải của nội dung không tự do tại WP TA, mặc dù vẫn nhấn mạnh "nhỏ nhất có thể" (as small as possible), họ cũng đồng thời quy định luôn con số giới hạn dài x rộng ≤ 100,000 pixels, tức là tùy tỉ lệ hình mà kích thước sẽ rơi vào khoảng 320×240 px, 250×400 px,... Một số ngoại lệ không thể nhìn rõ được ở độ phân giải này, họ sẽ thêm bản mẫu en:Template:non-free no reduce vào để cho biết đây là size nhỏ nhất có thể chấp nhận được. Nếu chọn tỉ lệ này, có khoảng 9.200 hình cần được bot resize.

200,000 pixels

Gấp đôi tiêu chuẩn của WP TA. Kích thước hình khoảng: 400x500 px. Có khoảng 5.700 hình cần được bot resize.

300,000 pixels

Gấp 3 tiêu chuẩn của WP TA. Kích thước khoảng 500x600 px. Có khoảng 3.000 hình cần được bot resize.

=> Mời mọi người chọn phương án thống nhất để đặt làm tiêu chuẩn chung cho dự án và tiện cho bot hỗ trợ và tuần tra hình ảnh sau này. Xin cảm ơn. ~ Violet (talk) ~ 03:51, ngày 28 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phương án 100,000 pixels

  • [Ý kiến ở đây]

Phương án 200,000 pixels

Phương án 300,000 pixels

  • [Ý kiến ở đây]