Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tập đoàn Điện lực Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cập nhật số liệu về số nhân viên
Thẻ: Thêm nội dung không nguồn Soạn thảo trực quan
Dòng 29: Dòng 29:
| cổ phần =
| cổ phần =
| chủ =
| chủ =
| số nhân viên =
| số nhân viên =100000 người
| công ty mẹ =
| công ty mẹ =
| chi nhánh =
| chi nhánh =
Dòng 52: Dòng 52:
== Lịch sử phát triển ==
== Lịch sử phát triển ==
'''<big>Thành lập</big>'''
'''<big>Thành lập</big>'''

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát và công ty mẹ - công ty con. Chủ sở hữu Vốn điều lệ của EVN là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, Chủ sở hữu vốn của EVN là Chính phủ Việt Nam (Bộ Công thương) quản lý.


Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện. Năm 1994 cũng là năm đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện. Năm 1994 cũng là năm đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Năm 2010 (ngày 25/6/2010) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát.

Chủ sở hữu Vốn điều lệ của EVN là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, Chủ sở hữu vốn của EVN là Chính phủ Việt Nam (Bộ Công thương) quản lý.


'''<big>Giai đoạn 1994-2006</big>'''
'''<big>Giai đoạn 1994-2006</big>'''
Dòng 81: Dòng 85:
* Nghiên cứu: Viện Năng lượng. Từ năm 2010 đã chuyển về thành Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Công thương.
* Nghiên cứu: Viện Năng lượng. Từ năm 2010 đã chuyển về thành Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Công thương.


Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế 2007-2008 và 2012-2013, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng như năng lực quản lý của các doanh nghiệp nhà nước nên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác ngoài điện lực mà EVN đầu tư mất dần các lợi thế cạnh tranh ban đầu và rơi vào suy thoái-kinh doanh lỗ triền miên. Tập đoàn đã phải thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực Viễn thông-Tài chính-Bất động sản. Xung quanh vấn đề này xuất hiện rất nhiều ý kiến phê bình trong xã hội và thông tin đại chúng về việc hiệu quả đầu tư đa ngành đa nghề của các Tập đoàn / Tổng công ty nhà nước nói chung và EVN nói riêng.
Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế 2007-2008 và 2012-2013, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng như năng lực quản lý của các doanh nghiệp nhà nước nên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác ngoài điện lực mà EVN đầu tư mất dần các lợi thế cạnh tranh ban đầu và rơi vào suy thoái - kinh doanh lỗ triền miên. Tập đoàn đã phải thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực Viễn thông-Tài chính-Bất động sản. Xung quanh vấn đề này xuất hiện rất nhiều ý kiến phê bình trong xã hội và thông tin đại chúng về việc hiệu quả đầu tư đa ngành đa nghề của các Tập đoàn / Tổng công ty nhà nước nói chung và EVN nói riêng.


* Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã bàn giao về cho Viettel quý 1 năm 2012.
* Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã bàn giao về cho Viettel quý 1 năm 2012.
Dòng 94: Dòng 98:
* Năm 2012: thành lập các Tổng Công ty phát điện 1, 2, 3 là các Đơn vị quản lý các nhà máy điện trong EVN.
* Năm 2012: thành lập các Tổng Công ty phát điện 1, 2, 3 là các Đơn vị quản lý các nhà máy điện trong EVN.
*Năm 2018: EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)
*Năm 2018: EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)
Hiện nay chỉ các nhà máy thủy điện có ý nghĩa chiến lược đa mục tiêu (phát điện - chống lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yaly, Trị An ... ) thì EVN mới thành lập các Công ty con (nắm giữ 100% vốn) trực thuộc.
Hiện nay chỉ các nhà máy thủy điện có ý nghĩa chiến lược đa mục tiêu (phát điện - chống lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yaly, Trị An ... ) thì EVN mới thành lập các Công ty con (nắm giữ 100% vốn) trực thuộc. EVN tiến hành cổ phần hóa từng bước các Công ty phát điện và Tổng Công ty Phát điện. Năm 2020, tỷ lệ tổng công suất nguồn điện (nhà máy điện) do EVN nắm giữ chỉ còn 55% tổng công suất nguồn điện của cả Việt Nam.


EVN tiến hành cổ phần hóa từng bước các Công ty phát điện và Tổng Công ty Phát điện. Đề án nghiên cứu tách độc lập bộ phận điều hành hệ thống điện Quốc gia đang được nghiên cứu và trình Chỉnh phủ phê duyệt để triển khai.
Đề án nghiên cứu tách độc lập bộ phận điều hành hệ thống điện Quốc gia đang được nghiên cứu và trình Chỉnh phủ phê duyệt để triển khai.


== Cơ cấu tổ chức ==
== Cơ cấu tổ chức ==

Phiên bản lúc 05:36, ngày 10 tháng 3 năm 2021

Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Loại hình
Tập đoàn kinh tế nhà nước (Việt Nam)
Ngành nghềĐiện lực
Lĩnh vực hoạt độngsản xuất-truyền tải-phân phối điện
Tiền thânTổng Công ty Điện lực Việt Nam
Thành lập25/6/2010[1]
Người sáng lậpChính phủ Việt Nam
Trụ sở chính11 Cửa Bắc, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Thành viên chủ chốt
Chủ tịch Hội đồng thành viên: Dương Quang Thành
Tổng giám đốc: Trần Đình Nhân
Doanh thu294874 tỷ đồng (2017) 338500 tỷ đồng (2018)
Tổng tài sản701580 tỷ đồng (2017) 706504 tỷ đồng (2018)
Số nhân viên100000 người
Công ty con36 đơn vị trực thuộc,
38 công ty con,
14 công ty liên kết[2]
Khẩu hiệuEVN - Thắp sáng niềm tin
Websitewww.evn.com.vn

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN (Électricité du Vietnam)) là một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt của Việt Nam kinh doanh đa ngành. Trước tháng 9 năm 2006, tập đoàn này chính là Tổng công ty Điện lực Việt Nam, một tổng công ty nhà nước do trung ương quản lý. Trụ sở chính của tập đoàn nằm tại số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, điều độ, mua bán buôn điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Tập đoàn đầu tư xây dựng và sở hữu các nhà máy phát điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống điện lưới phân phối, điều độ vận hành điện lưới quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia, đảm bảo cung cấp điện thực hiện kế hoạch vận hành theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.

Lịch sử phát triển

Thành lập

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994 trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp các đơn vị sản xuất, lưu thông, sự nghiệp của ngành điện. Năm 1994 cũng là năm đưa vào vận hành đường dây 500kV Bắc Nam thống nhất các hệ thống điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành hệ thống điện Việt Nam thống nhất.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thành lập ngày 22/6/2006 trên cơ sở chuyển đổi mô hình Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Năm 2010 (ngày 25/6/2010) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước kiểm soát.

Chủ sở hữu Vốn điều lệ của EVN là Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (từ năm 2018). Trước năm 2018, Chủ sở hữu vốn của EVN là Chính phủ Việt Nam (Bộ Công thương) quản lý.

Giai đoạn 1994-2006

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hình Công ty nhà nước độc quyền sở hữu toàn bộ ngành dọc bao gồm các nhà máy điện lớn ở Việt Nam, toàn bộ lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối đến các hộ dân. Các công trình tiêu biểu trong giai đoạn này bao gồm:

  • Nhà máy thủy điện Hòa Bình (công suất 1920 MW) là nhà máy điện lớn nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hoàn thành nhà máy thủy điện Sơn La (công suất 2400 MW).
  • Nhà máy thủy điện Trị An (công suất 440 MW) là nhà máy thủy điện lớn nhất miền Nam
  • Nhà máy thủy điện Yaly (công suất 720 MW) là nhà máy thủy điện lớn nhất miền Trung
  • Cụm các nhà máy Tua bin khí hỗn hợp Phú Mỹ (tổng công suất 4205 MW) là cụm nhà máy điện lớn nhất miền Nam bao gồm các nhà máy Phú Mỹ 1 (1140MW), Phú Mỹ 2.1 (530MW), Phú Mỹ 2.1 MR (439MW), BOT Phú Mỹ 2.2 (823MW), BOT Phú Mỹ 3 (738MW) và Phú Mỹ 4 (535MW).
  • Đường dây 500kV Bắc Nam (hay còn gọi là đường dây siêu cao áp 500kV Bắc Nam mạch 1) dài 1488 km từ Hòa Bình đến Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Đường dây 500kV Bắc Nam mạch 2 được xây dựng từ TP Hồ Chí Minh ra Thủ đô Hà Nội hoàn thành năm 2005.

Năm 2006 Doanh thu của EVN là 44920 tỷ đồng.

Giai đoạn 2007-đến nay

Năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty mẹ Công ty con được phép kinh doanh đa ngành thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Giai đoạn này EVN từng bước tách bạch các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối trong mô hình kinh doanh ngành điện, xây dựng và phát triển thị trường điện ở Việt Nam. Cùng với phong trào đầu tư đa ngành đa nghề của các Doanh nghiệp Việt Nam cuối những năm thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, EVN bước vào các sân chơi đầu tư tài chính, viễn thông, bất động sản ...

  • Tài chính-ngân hàng: tập đoàn là cổ đông của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và thành lập Công ty cổ phần tài chính điện lực.
  • Bất động sản: trực tiếp tham gia và quản lý vốn thông qua các công ty con đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh, xây dựng và phát triển bất động sản.
  • Giáo dục: Cao đẳng Điện lực Hà Nội (nâng cấp thành trường Đại học Điện lực Hà nội), Cao đẳng Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh [1], Cao đẳng Điện lực Miền Trung.
  • Nghiên cứu: Viện Năng lượng. Từ năm 2010 đã chuyển về thành Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Công thương.

Do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế 2007-2008 và 2012-2013, sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cũng như năng lực quản lý của các doanh nghiệp nhà nước nên các lĩnh vực đầu tư kinh doanh khác ngoài điện lực mà EVN đầu tư mất dần các lợi thế cạnh tranh ban đầu và rơi vào suy thoái - kinh doanh lỗ triền miên. Tập đoàn đã phải thoái vốn ở hầu hết các lĩnh vực Viễn thông-Tài chính-Bất động sản. Xung quanh vấn đề này xuất hiện rất nhiều ý kiến phê bình trong xã hội và thông tin đại chúng về việc hiệu quả đầu tư đa ngành đa nghề của các Tập đoàn / Tổng công ty nhà nước nói chung và EVN nói riêng.

  • Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực đã bàn giao về cho Viettel quý 1 năm 2012.
  • Thoái vốn qua đấu giá cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng TMCP An Bình và Công ty cổ phần tài chính điện lực.
  • Thoái vốn và xóa thương hiệu tham gia tại các doanh nghiệp bất động sản.

Thực hiện lộ trình thị trường hóa ngành điện Việt Nam, EVN đã thành lập và chia tách dần thành các công ty con (hoặc cổ phần hóa) tham gia trong dây chuyền sản xuất-kinh doanh điện năng của ngành điện Việt Nam. Một số mốc quan trọng:

  • Năm 2007: thành lập Công ty mua bán điện là công ty đại diện cho EVN mua buôn, bán buôn điện năng.
  • Năm 2008: thành lập Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trên cơ sở sát nhập các Công ty truyền tải điện khu vực thành Đơn vị truyền tải thống nhất hạch toán độc lập.
  • Năm 2010: thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
  • Năm 2012: thành lập các Tổng Công ty phát điện 1, 2, 3 là các Đơn vị quản lý các nhà máy điện trong EVN.
  • Năm 2018: EVN bán đấu giá cổ phần Tổng Công ty phát điện 3 (GENCO 3)

Hiện nay chỉ các nhà máy thủy điện có ý nghĩa chiến lược đa mục tiêu (phát điện - chống lũ như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yaly, Trị An ... ) thì EVN mới thành lập các Công ty con (nắm giữ 100% vốn) trực thuộc. EVN tiến hành cổ phần hóa từng bước các Công ty phát điện và Tổng Công ty Phát điện. Năm 2020, tỷ lệ tổng công suất nguồn điện (nhà máy điện) do EVN nắm giữ chỉ còn 55% tổng công suất nguồn điện của cả Việt Nam.

Đề án nghiên cứu tách độc lập bộ phận điều hành hệ thống điện Quốc gia đang được nghiên cứu và trình Chỉnh phủ phê duyệt để triển khai.

Cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên

  1. Chủ tịch: Dương Quang Thành
  2. Thành viên:
    • Trần Đình Nhân
    • Mai Quốc Hội
    • Đặng Huy Cường
    • Nguyễn Đức Cường
    • Cao Quang Quỳnh

Ban Tổng giám đốc

  1. Tổng giám đốc: Trần Đình Nhân (28/12/2018)
  2. Phó Tổng giám đốc:
    • Nguyễn Tài Anh
    • Ngô Sơn Hải
    • Võ Quang Lâm
    • Nguyễn Xuân Nam
    • Phạm Hồng Phương

Và các Ban tham mưu trực thuộc Cơ quan Tập đoàn.

Các đơn vị thành viên của EVN

  1. Khối các Công ty / Tổng Công ty nguồn điện
    • Tổng công ty Phát điện 1
    • Tổng công ty Phát điện 2
    • Tổng công ty Phát điện 3 - Công ty Cổ phần
    • Công ty Thủy điện Hòa Bình
    • Công ty Thủy điện Sơn La
    • Công ty Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát
    • Công ty Thủy điện Tuyên Quang
    • Công ty Thủy điện Ialy
    • Công ty Phát triển Thủy điện Sê San
    • Công ty Thủy điện Trị An
    • Công ty Nhiệt điện Thái Bình
    • Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4
    • Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức
    • Công ty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (tỷ lệ CP nắm giữ dưới 50%)
  2. Khối Các Tổng công ty lưới điện
    • Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
    • Tổng công ty Điện lực miền Bắc
    • Tổng công ty Điện lực miền Trung
    • Tổng công ty Điện lực miền Nam
    • Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội
    • Tổng công ty Điện lực TP HCM
  3. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: là Đơn vị điều hành hệ thống điện Quốc gia
  4. Công ty mua bán điện: là Đơn vị mua bán buôn điện năng trong thị trường điện
  5. Khối các Công ty Tư vấn
    • Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1
    • Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2
    • Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 3
    • Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 4
  6. Khối các Ban Quản lý dự án
    • Ban Quản lý Dự án điện 1
    • Ban Quản lý Dự án điện 2
    • Ban Quản lý Dự án điện 3
    • Ban Quản lý Dự án Thủy điện 1
    • Ban Quản lý Dự án Thủy điện 4
    • Ban Quản lý Dự án Thủy điện 6
    • Ban Quản lý Dự án Thủy điện Sơn La
    • Ban Quản lý Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
    • Ban Quản lý Dự án Nhiệt điện 2
    • Ban Quản lý đầu tư xây dựng và công nghệ EVN
  7. Khối Dịch Vụ - Viễn Thông - Thông tin
    • Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin
    • Trung tâm Thông tin Điện lực
    • Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN
    • Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh – Công ty Cổ phần
  8. Các doanh nghiệp khác nắm giữ dưới 50% VĐL (Có lộ trình và thông báo thoái vốn)
    • Công ty cổ phần Tài chính Điện lực
    • Công ty Cổ phần Phong điện Thuận Bình

Phê bình

Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số lợi tức lớn, nhưng EVN vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên tại các thành phố trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè. Gần đây đã có dư luận thắc mắc về sự đầu tư dàn trải và không tập trung của EVN. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (trong bài viết Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu? [3]), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cần báo cáo rõ nguồn tiền của Nhà nước đã được đem đi đầu tư vào những lĩnh vực nào. Theo ông Doanh,"Nhà nước đầu tư lập ra ngành điện để phục vụ sản xuất điện chứ không phải để ngành điện đem đi đầu tư vào các ngành khác", và cần có một cơ quan giám sát về điện vì"ngoài việc thiếu công khai minh bạch về cơ cấu chi tiêu giá thành thì việc quy trách nhiệm về một đối tượng cụ thể cũng chưa được thực hiện".

Thông báo tăng giá điện của Tổng Công ty điện lực Thành phố

Trong một diễn biến khác, khi phát biểu liên quan đến vụ án điện kế điện tử kém chất lượng tại TP Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hiếu Đằng đã phát biểu"việc độc quyền của ngành điện đã sinh ra những tệ nạn như vậy. Cho nên, cần phải phá vỡ cơ chế độc quyền này thì người dân mới"dễ thở", không bị phiền nhiễu"[4]. Tháng 7 năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có yêu cầu EVN cần thực hiện các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn các dự án thủy điện như huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn; ngừng đầu tư các công trình ngoài lĩnh vực điện để tập trung vốn tự có cho các dự án điện [5].

Trước tin Tập đoàn đang có dự định tăng giá điện, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức 1 đợt kiểm toán tại EVN bắt đầu từ ngày 23/6 kéo dài trong vòng 3 tháng và dự kiến kết thúc vào tháng 10/2008.[6]. Từ kết quả kiểm tra này, cơ quan kiểm toán sẽ kiến nghị xử lý tài chính, hoặc các sai phạm (nếu có), đồng thời kiến nghị Chính phủ những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước rà soát hầu hết các hoạt động sản xuất, truyền tải, thu chi tài chính, giá thành và các mặt khác của Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Chính phủ sẽ căn cứ vào đó để xem xét giá điện.

Nhiều ý kiến cho rằng ngành điện đã tạo ra thiếu điện giả tạo để ép khách hàng. [cần dẫn nguồn] Vì thực chất không biết điện có thiếu hay không và thiếu đến mức nào. Vì nó là sản phẩm vô hình. Nếu thiếu điện thì tại sao thời kỳ cắt điện cao điểm nhất vào tháng 4 năm 2010, một ngày có điện một ngày mất lại nhưng tháng đó tiền điện của khách hàng vẫn như tháng chưa cắt. Nguy hiểm hơn thời bao cấp thiếu lương thực triền miên. Có tỉnh sau khi cắt điện luân phiên vào tháng 4 đã thông báo cắt điện để sửa chữa kéo dài tới hơn một tháng sau.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Quyết định số 975/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu” (Thông cáo báo chí). Phó Thủ tướng. 25/6/2010. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  2. ^ “Các đơn vị thành viên”. EVN. 31/7/2011. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  3. ^ Ts Lê Đăng Doanh, Ngành điện mang tiền đầu tư đi đâu?, Người Lao động, 23/03/2008)
  4. ^ Vụ "điện kế điện tử": Người dân đang chờ đợi thái độ của chính quyền TP.HCM!
  5. ^ Yêu cầu EVN ngừng đầu tư ra ngoài ngành điện, VnExpress 14/07/2008
  6. ^ Kiểm toán Tập đoàn Điện lực Việt Nam, VnExpress 27/06/2008

Liên kết ngoài