Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích Thanh Bích”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
HacTien (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:
| tiền tố = [[Hòa thượng]]
| tiền tố = [[Hòa thượng]]
| tên = Thích Thanh Bích
| tên = Thích Thanh Bích
| tên gốc =
| tên gốc = 釋清㑂
| hình = Thích Thanh Bích.jpg
| hình = Thích Thanh Bích.jpg
| chú thích hình = Chân dung Hòa thượng Thích Thanh Bích
| chú thích hình = Chân dung Hòa thượng Thích Thanh Bích

Phiên bản lúc 14:42, ngày 24 tháng 3 năm 2021

Hòa thượng
thích thanh bích
釋清㑂
Chân dung Hòa thượng Thích Thanh Bích
Tên khai sinhNguyễn Quang Bích
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Xuất gia1924
Thụ giớiSa di
1925
chùa Bà Đá
Hà Nội
 Tỳ kheo
1937
chùa Bút Tháp
Thuận Thành, Bắc Ninh
Trụ trì
Chùa Đậu
Nhiệm kỳ
1966 – 2005
Vị tríchùa Đậu
Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Nội
Trụ trì
Tổ đình Tế Xuyên – Bảo Khám
Nhiệm kỳ
2005 – 2013
Tiền nhiệmThích Tâm Tịch
Vị tríTổ đình Tế Xuyên – Bảo Khám
Đức Lý, Lý Nhân, Hà Nam
Phó pháp chủ, Giám luật
Hội đồng Chứng minh
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nhiệm kỳ
2012 – 2013
Pháp chủThích Phổ Tuệ
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Quang Bích
Ngày sinh1912
Nơi sinhLý Nhân, Hà Nam
Mất
Ngày mất23 tháng 3, 2013(2013-03-23) (100–101 tuổi)
Nơi mấtchùa Hội Xá
Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội
Giới tínhnam
Thân quyến
Nguyễn Hữu Thượng
Dương Thị Cẩm
Nghề nghiệptu sĩ
Quốc tịch Việt Nam
 Cổng thông tin Phật giáo

Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Bích (1912 – 2013)[1] là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng từng đảm trách ngôi vị Phó Pháp chủ kiêm Giám Luật của Giáo hội Phật giáo Việt nam[2][3]. Đại lão Hòa thượng là một trong các vị cao tăng lớn tuổi nhất của Việt Nam trước khi viên tịch ở tuổi 101.

Thân thế

Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích – thế danh là Nguyễn Quang Bích, sinh năm 1912 tại làng Mai Xá, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, trong một gia đình tiểu nông của dòng họ khoa bảng Nguyễn Bá Thị. Cha là cụ ông Nguyễn Hữu Thượng, mẹ là cụ bà Dương Thị Cẩm.

Năm lên 5 tuổi (1917), Hòa thượng theo cha mẹ rời xa bản quán đi buôn bán xa phương. Khi đến thôn Kim Ðới, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, gia đình gặp vợ chồng nhà nho Dương Ðình Huỳnh, Trọng Thị Như và được nhà nho Dương Ðình Huỳnh dạy dỗ cẩn thận, cho đi học các trường tư thục bên ngoài. Năm 12 tuổi, Hòa thượng đã có trong người lượng kiến thức Nho học và xã hội tương đối ổn định; đặc biệt đã học thông tiếng Pháp, có khả năng giao tiếp thạo với người nước ngoài cũng như soạn viết các văn bản chữ Nôm, chữ Hán.

Xuất gia

Hòa thượng phát nguyện xuất gia khi tròn 12 tuổi. Năm 13 tuổi, Hòa thượng được Tổ Thiên Phúc (Hoà Thượng Thích Thông Tiến 1889-1976 thuộc sơn môn Tế xuyên Hà Nam vị đại Lât sư danh tiếng nhất thời đó) cho sang chùa Bà Ðá tòng Tăng chấp tác. Cuối năm ấy, Tổ Bà Ðá nhận thấy Ngài là bậc pháp khí thiền gia, cơ duyên đầy đủ, liền cho đăng đàn thụ giới Sa Di tại Tổ đình Bà Ðá.

Năm 1937 Hoà Thượng được đăng đàn thọ Đại giới tại Đại giới đàn chùa Bút tháp – Thuận Thành – Bắc Ninh, cùng đàn giới còn có người đồng tu Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ sau là Đệ tam Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.

Sau 22 năm theo thầy vân du học đạo, năm 1940, Trưởng lão trở về ngôi chùa Sủi – Bắc Ninh (nay là Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội), chuyên tâm công phu tu tập Thiền – Tịnh song tu. Ngày ngày "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực", hành hạnh "Thiểu dục tri túc", thực tập ăn cỏ dày, nằm bện rơm, sớm khuya đèn sách, ròng rã trải qua 20 năm mà không hề ngưng nghỉ. Tấm gương sáng đạo hạnh tu hành ấy, người dân Sủi cho đến hôm nay vẫn hết lời ca ngợi và tự hào mảnh đất quê hương của họ đã có những bậc hiền nhân đạo hạnh dừng chân để cho dân làng học noi gương sáng.

Năm 1960, gánh vác trọng trách kế tổ truyền đăng của Tông phong Lâm Tế, Ngài cùng với Tôn sư là Tổ Thiên Phúc trở về Tổ đình Hội Xá, Thường Tín, Hà Nội – nơi phát tích của tổ Tính Dược, Hải Quýnh, Tịch Truyền, Chiếu Khoan, Phổ Tịnh, để duy trì đạo mạch, nối tiếp đèn thiền tông phong của tổ Như Trừng Lân Giác.

Năm 1966, mến mộ đạo hạnh của Ðức Trưởng lão, nhân dân xã Nguyễn Trãi, Thường Tín, Hà Tây cảm thỉnh Ngài sang trụ trì ngôi chùa Ðậu - Thành Ðạo tự, để giúp đỡ nhân dân về đời sống tín ngưỡng tâm linh. Ở nơi đây, học theo hạnh tu của Tổ Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, thường ngày Ngài tiết chế ăn uống, ngủ nghỉ; khi tứ đại bất điều thường nhịn ăn, uống nước, thiền quán chữa bệnh; luôn luôn giữ chính niệm tỉnh giác, như lý tác ý, như lý giác sát. Nhờ thực hành như vậy nên đạo nghiệp không ngừng được tăng trưởng, thân tướng ngày một đoan nghiêm giống thân tướng thiền sư để lại toàn thân xá lợi Vũ Khắc Minh.

Năm 2005, đức đệ nhị Pháp chủ Thích Tâm Tịch trưởng sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám Hà nam viên tịch, ngài được sơn Môn thỉnh làm Trưởng Sơn Môn cho đến khi viên tịch.

Kể từ đó đến nay, Trưởng lão Hòa thượng luôn là bậc trưởng thượng mực thước cho hàng Tứ chúng Thiền gia noi theo. Ðối với tự thân thì khắc kỷ, đối với người thì rộng lượng bao dung, chan hòa nhã nhặn, từ bi tiếp vật, mẫn niệm độ sinh; luôn mật hạnh, làm nhiều hơn nói, khiêm nhường nhẫn nại, không tự cao tự đại; lấy việc tu làm yếu vụ, việc sinh tử làm trọng, việc độ sinh là cốt yếu[4].

Công tác Phật sự

Khi Tăng sai, Ðức Trưởng lão đã trải qua nhiều trọng trách của giáo hội như: Chánh Ban đại diện Phật giáo huyện Thường Tín; Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hà Tây; Hiệu trưởng Trường trung cấp Phật học Hà Tây; Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Ủy viên Hội đồng Trị sự; Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Viện chủ Tổ đình Hội Xá; Trưởng sơn môn Tế Xuyên Hà Nam.

Ðặc biệt, tại Ðại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII năm 2012, toàn thể Ðại hội đã nhất tâm suy tôn Trưởng lão Hòa thượng lên ngôi: Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trưởng lão Hòa thượng cũng là ngôi Thầy Hòa thượng, thầy A Xà Lê đăng đàn truyền trao giới châu tuệ mệnh cho hàng nghìn giới tử Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam. Là ngôi đường chủ nhiều năm của Hạ trường Mai Xá, Hội Xá, Mỗ Lao cùng nhiều trường hạ khác trong và ngoài thành phố Hà Nội để làm khuôn mẫu cho học chúng noi theo.

Cuộc sống thường nhật của Ðức Trưởng lão Hòa thượng thanh bạch cốt cách, luôn giản dị trong tấm áo nâu sòng đã bạc màu theo năm tháng. Cả đời xuất gia tu đạo, chưa khi nào Trưởng lão tự may cho mình bộ quần áo mới, hay mua những vật dụng trang trí tự thân. Tất cả vật dụng đều do tín thí phát tâm, Ngài đều tùy công đức nhiều ít của mình mà đắc thụ vật dụng đàn na[5].

Khánh thọ và viên tịch

Đầu xuân 2012, Thành hội phật giáo Hà Nội cùng sơn môn long trọng tổ chức đại lễ khánh thọ 100 tuổi của Hòa thượng. Vào thời điểm đó, Trưởng lão là hòa thượng cao niên bậc nhất trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn trụ thế.

Do niên cao lạp trưởng, Trưởng lão Hòa thượng đã an nhiên thu thần viên tịch vào lúc 8 giờ 20 phút ngày 23 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 12 tháng 02 năm Quý Tỵ), tại Tổ đình Hội Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội.

Tham khảo

  1. ^ “Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích viên tịch”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “Lễ khánh thọ HT.Thích Thanh Bích 100 tuổi”. Giác Ngộ Online. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  3. ^ “Main”. Báo Đại Đoàn Kết. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Hành trạng Hòa thượng Thích Thanh Bích”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ “Phật giáo Việt Nam”. Truy cập 12 tháng 3 năm 2015.