Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Câu lạc bộ bóng đá MerryLand Quy Nhơn Bình Định”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 65: Dòng 65:


===Năm 2020===
===Năm 2020===
Câu lạc bộ đã toàn thắng toàn bộ giai đoạn 2 V-League 2 2020, bao gồm các đối thủ trực tiếp cạnh tranh như {{BRVT}} hay Sanna Khánh Hoà BVN và kết thúc với chiến thắng 1-0 trước {{PHFC}} vào lúc 16 giờ ngày 31/10/2020 trên sân nhà Quy Nhơn. Như vậy, sau 12 năm vắng bóng sân chơi cao nhất Việt Nam, câu lạc bộ đã chính thức trở lại giải bóng đá vô địch quốc gia 2021 với chiếc cúp vô địch Hạng nhất quốc gia 2020.
Câu lạc bộ đã toàn thắng toàn bộ giai đoạn 2 V.League 2 - 2020, bao gồm các đối thủ trực tiếp cạnh tranh như {{BRVT}} hay {{SKHFC}} và kết thúc với chiến thắng 1-0 trước {{PHFC}} vào lúc 16 giờ ngày 31/10/2020 trên sân nhà Quy Nhơn. Như vậy, sau 12 năm vắng bóng sân chơi cao nhất Việt Nam, câu lạc bộ đã chính thức trở lại giải bóng đá vô địch quốc gia 2021 với chiếc cúp vô địch Hạng nhất quốc gia 2020.

===Năm 2021===
Ngày 14/03/2021, câu lạc bộ để thua 1-2 trước đội chủ nhà {{HAGL}} tại vòng 3 giai đoạn 1 LS V.League 1 - 2021.


== Trang phục thi đấu ==
== Trang phục thi đấu ==

Phiên bản lúc 15:32, ngày 24 tháng 3 năm 2021

TopenLand Bình Định
Tập tin:Binh Dinh FC.png
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá TopenLand Bình Định
Biệt danhĐội bóng Đất Võ
Tên ngắn gọnBDFC
Thành lập1975; 49 năm trước (1975) với tên Thanh niên Bình Định
Sân vận độngQuy Nhơn
Sức chứa25.000
Chủ sở hữuCông ty Cồ phần Bình Định Sport
Chủ tịch điều hànhDương Ngọc Hùng
Huấn luyện viênNguyễn Đức Thắng
Giải đấuV.League 1
V.League 2 - 2020Vô địch
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá TopenLand Bình Định (Tiếng Anh: TopenLand Binh Dinh Football Club), hay TopenLand Bình Định là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có trụ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đội chơi ở hạng đấu hàng đầu của bóng đá Việt Nam - V.League 1. Sân nhà của đội là Sân vận động Quy Nhơn có sức chứa 25.000 người.

Lịch sử

Cột mốc đầu tiên quan trọng của đội bóng là trận đấu giao hữu giữa đội bóng đá thanh niên Quy Nhơn và đội bóng đá thanh niên An Nhơn diễn ra ngày 1 tháng 5 năm 1975. Sau trận đấu này, Đội bóng đá Thanh niên Bình Định được thành lập với lực lượng nòng cốt từ 2 đội bóng trên do ông Lựu làm trưởng đoàn, với các cầu thủ Phan Kim Lân (Lân Vẽ), Đặng Gia Mẫn (Mẫn Lùn), Tống Anh Hoàng (tên thường gọi là A), Lê Thanh Huy, Lê Văn Minh, Nguyễn Văn Thìn, Võ Văn Cang, Nguyễn Văn Hà (Sơn Địa), thủ môn Lân Móm… Sau khi thành lập, trong tháng 5 năm 1975, đội đã có 2 trận đấu giao hữu với đội Khánh Hòa tại Ninh Hòa và Nha Trang cùng 2 trận giao hữu với đội Quảng Nam Đà Nẵng tại Hội An và Đà Nẵng.

Năm 1976, đội tham gia Giải bóng đá Trường Sơn và đoạt được giải phong cách. Sau giải này, đội tham gia vào các giải đấu quốc gia để có thể thăng lên hạng A phong trào và được đánh giá là một trong những đội bóng địa phương có thành tích thi đấu đáng chú ý.

Năm 1980, Đội bóng đá Công nhân Nghĩa Bình được thành lập trên nòng cốt là đội Thanh niên Bình Định,bổ sung các cầu thủ như: Dương Ngọc Hùng, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Minh Cảnh… và tham gia giải bóng đá A1 toàn quốc. Tại giải này, đội nằm ở bảng A, cùng với các đội Cảng Sài Gòn, Công an Hà Nội, Quân khu 3, Công nghiệp Thực phẩmTiền Giang. vòng đấu bảng, đội xếp hạng 4/6 đội của bảng A với 9 điểm, ghi được 11 bàn và để lọt lưới 16 bàn.[1]

Sau mùa giải mùa bóng 1989, đội tách thành 2 đội bóng riêng biệt. Các cầu thủ Bùi Văn Sỹ, Tạ Mạnh Thôi... về Đội bóng đá Quảng Ngãi. Thành phần nòng cốt còn lại thành lập nên Đội bóng đá Bình Định, với dàn cầu thủ bổ sung Nguyễn Ngọc Thái, Phan Tôn Quyền, Lê Ngọc Dũng, Nguyễn Xuân Hoánh, Nguyễn Văn Cường, Trần Kim Đức, Nguyễn Công Long, Nguyễn Hoàng Anh Dũng...

Tại mùa giải 1995, đội bỏ không thi đấu vòng play-off cùng với các đội Quảng Nam Đà Nẵng, Long An, Sông Bé để phản ứng với Ban tổ chức giải về những vấn đề liên quan đến tiêu cực, do đó bị kỷ luật cho xuống hạng.

Sau khi giành được suất thăng hạng, với mùa bóng 1998 không thành công, đội lại bị xuống hạng và chỉ trở lại giải đấu cao nhất tại mùa giải 2001-2002. Tại giải này, đội xếp thứ tư chung cuộc, với 26 điểm chung cuộc, thắng 7 hòa 5 bại 6.

Mùa bóng 2003 đánh dấu nhiều cột mốc đáng nhớ của đội. Đây là mùa bóng đầu tiên đội có cầu thủ nước ngoài trong đội hình với các cầu thủ người Thái Lan, nổi bật nhất với Issawa. Bên cạnh vị trí thứ Tư chung cuộc với 35 điểm, thắng 10 - hòa 5 - bại 7 tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam 2003, đội còn giành được cúp Cúp bóng đá Việt Nam 2003. Mùa bóng 2004, đội xếp giữa bảng V-League và bảo vệ thành công danh hiệu vô địch Cúp quốc gia. Đây cũng là mùa bóng đầu tiên đội tham dự AFC Champions League, hay còn gọi là Cúp C1 châu Á. Sau những thành công nói trên, Công ty cổ phần ô tô xe máy Hoa Lâm đã quyết định trở thành nhà tài trợ chính thức cho đội bóng với mức 12 tỷ đồng cho thời gian 3 năm. Ngày 7 tháng 8 năm 2004, đội chính thức chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Hoa Lâm Bình Định.[2]

Tuy nhiên, tại Giải bóng đá vô địch quốc gia 2005, đội thi đấu không thành công, xếp gần cuối bảng. Công ty Hoa Lâm rút tài trợ. Tổng công ty Sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (PISICO) trở thành nhà tài trợ chính cho đội với mức 2 tỷ đồng theo từng năm. Với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá PISICO Bình Định[3], tại mùa bóng 2006, đội thi đấu thành công với vị trí thứ 3 trên bảng tổng sóc đồng thời đoạt vị trí Á quân tại Cúp bóng đá Việt Nam 2007.

Mùa bóng 2008 rất nhiều điều không hay xảy ra với đội bóng. Đầu tiên là hầu như toàn bộ cầu thủ thuộc thế hệ vàng của Bình Định ra đi hoặc nghỉ thi đấu, đội phải thi đấu với thành phần chính là các cầu thủ tuyến trẻ. Bên cạnh đó, mặc dù là đội bóng đầu tiên trong nước được sự tài trợ của một thương hiệu nước ngoài với thương hiệu sơn Boss của hãng sơn 4 Orangers [4], đội suýt phải ra tòa do lãnh đạo vi phạm hợp đồng[5]. Mặc dù sự việc sau đó đã được dàn xếp và đội thi đấu tại mùa giải 2008 với tên mới Câu lạc bộ bóng đá Boss Bình Định, nhưng khủng hoảng đã hưởng đến thành tích thi đấu khi đội xếp cuối bảng và bị xuống hạng cùng với Hòa Phát Hà NộiHà Nội - ACB.

Năm 2009, đội chính thức chuyển sang mô hình chuyên nghiệp, đặt dưới sự quản lý của Công ty Cổ phần Bóng đá SQC Bình Định, thi đấu dưới tên gọi Câu lạc bộ bóng đá SQC Bình Định.

Năm 2014, cuộc khủng hoảng rơi xuống tận đáy khi không có kinh phí nên Bình Định bỏ giải, bị đánh xuống hạng Ba. Lực lượng cầu thủ của đội bóng Bình Định chủ yếu là các cầu thủ trẻ lứa tuổi U21, thậm chí có cầu thủ ở lứa U17, do HLV Phan Tôn Quyền cầm quân.

Năm 2015, CLB Bóng đá Bình Định thi đấu thăng hạng Nhì Quốc gia.

Năm 2017, Đội thi đấu và giành quyền thăng hạng Nhất mùa giải 2018.

Tháng 5 năm 2018, câu lạc bộ bóng đá Bình Định chính thức ký hợp đồng hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn TMS, ra mắt Câu lạc bộ bóng đá Bình Định TMS. Tại Giải HNQG 2018, Bình Định TMS xếp thứ 9. Sang mùa giải HNQG 2019, đội bóng không còn gắn tên cùng với nhà tài trợ, đăng ký thi đấu với tên gọi CLB bóng đá Bình Định, xếp thứ 11 Giải HNQG 2019.

Năm 2020

Câu lạc bộ đã toàn thắng toàn bộ giai đoạn 2 V.League 2 - 2020, bao gồm các đối thủ trực tiếp cạnh tranh như Bà Rịa – Vũng Tàu hay Khánh Hòa và kết thúc với chiến thắng 1-0 trước Phố Hiến vào lúc 16 giờ ngày 31/10/2020 trên sân nhà Quy Nhơn. Như vậy, sau 12 năm vắng bóng sân chơi cao nhất Việt Nam, câu lạc bộ đã chính thức trở lại giải bóng đá vô địch quốc gia 2021 với chiếc cúp vô địch Hạng nhất quốc gia 2020.

Năm 2021

Ngày 14/03/2021, câu lạc bộ để thua 1-2 trước đội chủ nhà Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 3 giai đoạn 1 LS V.League 1 - 2021.

Trang phục thi đấu

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo
2002 Đức Adidas Strata

Tiger

Syncmaster

2003 không có Vinausteel
2004 SAMSUNG
2005 Thái Lan Grand sport Hoa lâm Bình Định
2006-2007 không có PISICO Bình Định
2008 Sơn BOSS
2009-2011 SQC
2012-2013 không có
2018 TMS
2019 không có
2020 Việt Nam Kamito
2021 Topenland

Thành tích

Giải phong cách (1):2007
Hạng 3: 2006
Vô địch: 2003, 2004
Á quân: 2007
Vô địch (2): 2000-01, 2020
2005
Hạng ba 2015
Hạng ba 2002, 2003 và 2006
Á quân 2010

Thành tích đấu trường AFC

2004: Vòng bảng
2005: Vòng bảng
Mùa giải Giải đấu Vòng Câu lạc bộ Nhà Khách Vị thứ
2004 AFC Champions League Bảng G Nhật Bản Yokohama F. Marinos 0–3 0–6 thứ 4
Hàn Quốc Seongnam Ilhwa Chunma 1–3 0–2
Indonesia Persik Kediri 2–2 0–1
2005 AFC Champions League Bảng G Hàn Quốc Busan I'Park 0–4 0–8 thứ 4
Indonesia Persebaya Surabaya 0–0 0–1
Thái Lan Krung Thai Bank F.C. 1–2 1–0


Các cầu thủ nổi tiếng

Huấn luyện viên

Lãnh đạo đội bóng hiện tại

Chức vụ Tên
Chủ tịch điều hành Việt Nam Dương Ngọc Hùng
Giám đốc điều hành Việt Nam Nguyễn Hữu Sang
Huấn luyện viên Việt Nam Nguyễn Đức Thắng
Trợ lý Huấn luyện viên Việt Nam Bùi Đoàn Quang Huy
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Nguyễn Văn Cường
Huấn luyện viên Thể lực Hoa Kỳ Philip Neiland
Bác sĩ Việt Nam Trần Ngọc Mạnh

Đội hình hiện tại

Đến tháng 01 năm 2021 [6]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Võ Doãn Thục Kha
23 TM Việt Nam Vũ Tuyên Quang
26 TM Việt Nam Trần Đình Minh Hoàng
29 HV Việt Nam Phạm Văn Nam
30 HV Việt Nam Vũ Viết Triều
37 HV Việt Nam Nguyễn Văn Thắng
5 HV Việt Nam Vũ Hữu Quý
4 HV Việt Nam Hồ Tấn Tài
7 HV Việt Nam Đinh Tiến Thành
40 HV Hàn Quốc Ahn Byung-keon
20 HV Việt Nam Nguyễn Huỳnh Hữu An
3 HV Việt Nam Dương Thanh Hào
6 TV Việt Nam Bùi Văn Hiếu
Số VT Quốc gia Cầu thủ
11 TV Việt Nam Lê Tiến Anh
19 TV Việt Nam Nguyễn Hữu Định
17 TV Việt Nam Nguyễn Tấn Tài
31 TV Việt Nam Nguyễn Văn Danh
14 TV Cộng hòa Séc Tony Lê Tuấn Anh (mượn từ Bohemians 1905 B)
9 Jamaica Rimario Allando Gordon
10 Brasil Hendrio Araujo Dasilva
91 Việt Nam Lê Thanh Bình
79 Việt Nam Lê Thanh Phong
8 Việt Nam Trần Đình Kha
93 Việt Nam Phạm Văn Thành
2 HV Việt Nam Đàm Tiến Dũng (mượn từ Viettel)
12 Việt Nam Trần Văn Trung (mượn từ Viettel)
15 HV Việt Nam Nguyễn Xuân Kiên (mượn từ Viettel)
21 Việt Nam Trần Hoàng Sơn (mượn từ Viettel)

Thành tích tại Giải đấu trong nước

Thành tích tại AFC Champions League

Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Đối thủ
2004 Vòng 1 6 0 1 5 3 17 Hàn Quốc Seongnam Ilhwa Chunma 0-2, 1-3
Nhật Bản Yokohama F. Marinos 0-3, 0-6
Indonesia Persik Kediri 2-2, 0-1
2005 Vòng 1 6 1 1 4 2 15 Hàn Quốc Busan I'Park 0-4, 0-8
Thái Lan Krung Thai 1-2, 1-0
Indonesia Persebaya 0-0, 0-1
Tổng cộng 2 lần tham dự 12 1 2 9 5 32 -

Logo của câu lạc bộ

Chú thích

  1. ^ Từ Công nhân Nghĩa Bình đến Hoa Lâm Bình Định (kỳ 1)
  2. ^ Từ Công nhân Nghĩa Bình đến Hoa Lâm Bình Định (kỳ 4)
  3. ^ CLB bóng đá PISICO Bình Định ra mắt
  4. ^ Bóng đá Bình Định chờ ngày "thái lai"
  5. ^ Bóng đá Bình Định & văn hoá ứng xử[liên kết hỏng]
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài