Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc hội Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Caolpi (thảo luận | đóng góp)
Quốc hội VN đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân với tỷ lệ 89,38%.
Dòng 7: Dòng 7:
| house_type = Quốc hội đơn viện
| house_type = Quốc hội đơn viện
| leader1_type = [[Chủ tịch Quốc hội Việt Nam|Chủ tịch]]
| leader1_type = [[Chủ tịch Quốc hội Việt Nam|Chủ tịch]]
| leader1 = [[Nguyễn Thị Kim Ngân]]
| leader1 = ''trống''
| leader2=[[Nguyễn Hạnh Phúc]]
| leader2=[[Nguyễn Hạnh Phúc]]
| leader2_type=[[Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam|Tổng thư ký]]
| leader2_type=[[Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam|Tổng thư ký]]

Phiên bản lúc 09:42, ngày 30 tháng 3 năm 2021

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội khóa XIV
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Quốc hội đơn viện
Lãnh đạo
trống
Từ 31 tháng 03, 2016
Nguyễn Hạnh Phúc
Từ 31 tháng 03, 2016
Cơ cấu
Số ghế483
tính tới trước Kỳ họp thứ 8 (10/2019)
Cơ cấu đảng phái tại Quốc hội khóa IV (2016-2021)
Chính đảng
Nhiệm kỳ
5 năm
Bầu cử
Bầu cử vừa qua22 tháng 5 năm 2016
Quốc hội khóa XIV
Bầu cử tiếp theo23 tháng 5 năm 2021
Quốc hội khóa XV
Trụ sở
Hội trường Diên Hồng, Tòa nhà Quốc hội
Quận Ba Đình, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:

  1. Lập hiến, lập pháp
  2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
  3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm[1]. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần[2]. Trong lần bầu cử gần nhất năm 2016, Quốc hội Việt Nam có 496 Đại biểu được bầu, nhưng 2 người bị truất quyền Đại biểu nên còn 494 người tham gia khóa họp Quốc hội đầu tiên. Về sau vài Đại biểu từ nhiệm hoặc bị kỷ luật nên hiện tại còn 483 Đại biểu. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số[3]. Các đơn vị trực thuộc bao gồm Ủy ban thường vụ Quốc hộiHội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam hiện nay là thành viên của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA), Diễn đàn các nghị sĩ về dân số và phát triển (AFPPD), Liên minh Nghị viện các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Tổ chức nghị sĩ thầy thuốc thế giới (IMPO) là thành viên sáng lập Diễn đàn Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)[4].

Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, hiện là bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tên gọi

Theo các sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và các văn kiện tại 2 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I năm 1946 - tên gọi ban đầu của cơ quan lập pháp là Quốc dân Đại hội hay Quốc dân Đại biểu Đại hội (còn gọi là Toàn quốc Đại biểu Đại hội). Trong văn bản thường được gọi tắt là Quốc hội.[5][6][7][8]

Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp năm 1946 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 (Quốc hội khoá I) đã xác định tên chính thức của cơ quan lập pháp là Nghị viện Nhân dân.[9] Tuy nhiên, bản Hiến pháp này không được công bố/thực thi trong hoàn cảnh chiến tranh, vì vậy tên gọi và các chức vụ cũ trong Quốc hội vẫn được giữ nguyên khi hoạt động.[10]

Ngày 31 tháng 12 năm 1959, Hiến pháp năm 1959 được thông qua tại kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa I) và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố vào ngày 01 tháng 1 năm 1960 - hiến định tên chính thức của cơ quan lập pháp này là Quốc hội.[11] Cho đến nay, trải qua các bản Hiến pháp sửa đổi sau này, đây là tên gọi cố định cho "cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" của Việt Nam.[12]

Lịch sử

Quốc hội Việt Nam hiện nay ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 14 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

Theo chiều dài thời gian thì từ những năm đầu đến Khóa VII thập niên 1980 hoạt động của Quốc hội rất yếu ớt, mờ nhạt. Mỗi năm Quốc hội chỉ nhóm họp một lần, kéo dài không quá năm ngày. Có đôi lần Quốc hội nhóm họp lâu hơn vì tính cách tượng trưng lịch sử, như Khóa VI họp đến chín ngày nhân dịp nghị hội toàn quốc thống nhất hai Miền Nam Bắc ở năm 1976. Những năm đó Quốc hội có mỗi một chức năng duy nhất là hợp thức hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.[13]

Phải đến năm 1985 Quốc hội Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, tuy vẫn do Đảng và Bộ Chính trị chi phối nhưng cũng có những tiếng nói riêng dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội. Quốc hội từ đấy có những đại biểu lên tiếng phát biểu tự do hơn, không như trước kia khi Tổng Thư ký Quốc hội phải duyệt trước bài diễn văn trước khi đại biểu được nói. Cũng theo đó Quốc hội không còn việc biểu quyết với tỷ số 100% răm rắp. Sang thập niên 1990 Quốc hội mới có lệ chất vấn chính phủ, và kể từ năm 1998 thì có truyền hình phát hình trực tiếp để công chúng theo dõi.[14]

Năm 2013, Quốc hội bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ (Thủ tướng và các bộ trưởng).

Khóa I (1946-1960)

Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho 50 người của Việt Nam Quốc dân Đảng và 20 người của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu "truy nhận". Chủ tịch Quốc hội đầu tiên (lúc đó gọi là Trưởng ban Thường trực Quốc hội) là Nguyễn Văn Tố. Từ ngày 8/11/1946 Chủ tịch Quốc hội là Bùi Bằng Đoàn. Từ ngày 20/9/1955 Chủ tịch Quốc hội là Tôn Đức Thắng.

Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.

Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Trung Hoa khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.[15]

Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959; ban hành 16 luật, trong đó có sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Genève.

Khóa II (1960-1964)

Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) tại Hà Nội bầu:

Quốc hội khóa II thông qua 6 luật, 9 pháp lệnh và phê chuẩn 4 hiệp ước - hiệp định song phương với Tiệp Khắc, Triều Tiên, Trung HoaCuba. [1]

Khóa III (1964-1971)

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến 3 tháng 7 năm 1964) bầu:

Quốc hội khóa III đã thông qua 1 luật, 5 pháp lệnh và phê chuẩn 4 hiệp định song phương. [2]

Khóa IV (1971-1975)

Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu:

Quốc hội khóa IV đã thông qua 1 Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng. [3]

Khóa V (1975-1976)

Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu:

Quốc hội khóa V là kỳ quốc hội ngắn nhất, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất. [4]

Khóa VI (1976-1981)

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) tại Hà Nội bầu:

Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội khóa VI đã thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980; đồng thời Quốc hội khóa VI cũng thông qua 1 luật, 4 pháp lệnh và phê chuẩn 12 hiệp ước - hiệp định song phương. [5]

Khóa VII (1981-1987)

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu:

Quốc hội khóa VII đã thông qua 10 luật và bộ luật, 15 pháp lệnh; phê chuẩn 19 hiệp định, hiệp ước, công ước song phương và quốc tế. [6]

Khóa VIII (1987-1992)

Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu:

Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992; đồng thời Quốc hội khóa VIII cũng thông qua 31 luật và bộ luật, 42 pháp lệnh và phê chuẩn 1 hiệp định quốc tế. [7]

Khóa IX (1992-1997)

Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu:

Quốc hội khóa IX đã thông qua 39 luật và bộ luật, 41 pháp lệnh; phê chuẩn 3 hiệp định, công ước song phương và quốc tế. [8]

Khóa X (1997-2002)

Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu.[16]

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu:

Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002); thông qua 31 luật và bộ luật, 36 pháp lệnh; phê chuẩn Hiệp ước biên giới đất liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hiệp định thương mại với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. [9]

Khóa XI (2002-2007)

Hội trường Ba Đình - nơi diễn ra các kỳ họp quốc hội cho đến năm 2007

Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu:

Kỳ họp thứ 9 (từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) Quốc hội biểu quyết miễn nhiệm các chức vụ Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội tại vị và tiến hành bầu mới:

Quốc hội khóa XI đã thông qua 84 luật và bộ luật, 34 pháp lệnh; phê chuẩn 3 hiệp ước, hiệp định song phương và quốc tế; trong đó Quốc hội đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 10 (tháng 11 năm 2006). [10]

Khóa XII (2007-2011)

Bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu 493 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8 năm 2007) bầu:

Quốc hội khóa XII đã thông qua 67 luật và 14 pháp lệnh.

Quốc hội khóa XII cũng rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khóa XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011. [11]

Khóa XIII (2011-2016)

Bầu ngày 22 tháng 5 năm 2011. Bầu 500 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 2011) bầu:

Kỳ họp thứ 6 (từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 31 tháng 11 năm 2013) Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013 vào ngày 28/11/2013 với tỷ lệ biểu quyết: 97,59%. Trong đó, tổng số ĐBQH có mặt, biểu quyết: 488, chiếm tỷ lệ 97,99%; tổng số ĐBQH tán thành: 486; chiếm tỷ lệ 97, 59%; số ĐBQH không tán thành: 0; số ĐBQH không biểu quyết: 2, chiếm tỷ lệ 0,4%.[17]

Kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của khóa XIII (từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 12 tháng 4 năm 2016), Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm các chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ tại vị và bầu mới:

Như vậy, nhân sự cấp cao của cả khóa XIII như sau:

Chủ tịch
Các Phó Chủ tịch
  1. Tòng Thị Phóng, sinh năm 1954;
  2. Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954; (đến 31/03/2016)
  3. Ông Uông Chu Lưu, sinh năm 1955;
  4. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, sinh năm 1951; (đến 02/04/2016)
  5. Ông Phùng Quốc Hiển, sinh năm 1958; (từ 04/04/2016)
  6. Ông Đỗ Bá Tỵ, sinh năm 1954; (từ 04/04/2016)

Quốc hội khóa XIII đã thông qua 100 luật, bộ luật và 10 pháp lệnh [25]. Quốc hội khóa XIII cũng là lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Tòa nhà Quốc hội.

Khóa XIV (2016-2021)

Bầu ngày 22 tháng 5 năm 2016. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 tháng 7 năm 2016 đến ngày 29 tháng 7 năm 2016) bầu:

Đây là khóa Quốc hội chính thức đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức với cả bốn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủChánh án TAND Tối cao.

Khóa XV (2021-2026)

Chủ tịch: Vương Đình Huệ (nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội)

Phó Chủ tịch Thường trực: Trần Thanh Mẫn (nguyên Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam)

Phó Chủ tịch: Nguyễn Đức Hải ( nguyển Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách )

Phó Chủ tịch: Nguyễn Khắc Định (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa)

Phó Chủ tịch: Trần Quang Phương (nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam).

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Bùi Văn Cường (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội

Các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của quốc hội Việt Nam được quy định theo Điều 70 trong Hiến pháp Việt Nam[27][28].

Tổ chức của Quốc hội

Hàng ghế của chủ tọa Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI. Ảnh chụp đầu tháng 6 năm 2006.

Điều 3 Luật tổ chức Quốc hội quy định: Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội. Quốc hội Khóa XIV hiện tại có tổng cộng 496 Đại biểu được bầu. Về sau một số Đại biểu bị kỷ luật hoặc từ nhiệm, còn lại 483 Đại biểu.

Các cơ quan của Quốc hội gồm có:[29]

Các cơ quan được Quốc hội thành lập nhưng hoạt động độc lập gồm (Hiến pháp Việt Nam năm 2013, chương X)[12]

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội Quốc hội quyết định số lượng Ủy ban và bầu các thành viên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định.

Một vấn đề liên quan đến sự độc lập Quốc hội và chức năng chấp hành là cơ cấu giữa Quốc hội và Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo giáo sư và cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết thì mọi việc đã do Trung ương Đảng Cộng sản quyết định rồi, nên Quốc hội bị hạn chế không có toàn quyền suy xét nghị luận. Hơn nữa vì đại đa số Đại biểu Quốc hội là đảng viên nên cũng không thể làm trái với nghị quyết của Trung ương Đảng.[30]

Sơ đồ tổ chức Quốc hội Việt Nam
Sơ đồ tổ chức Quốc hội Việt Nam

Thành phần nhân sự của Quốc hội là các đại biểu Quốc hội Việt Nam, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

Theo hiến phápluật pháp nhà nước, các đại biểu quốc hội không có nghĩa vụ phải tuân theo các chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội được đề cử bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[31], và phần lớn các đại biểu quốc hội là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện nay là khoảng 90%)[32] và họ phải tuân thủ các chỉ thị của đảng. Do đó, Quốc hội Việt Nam không có được sự độc lập khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Lãnh đạo Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (tên đầy đủ là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam) là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hiển nhiên đứng đầu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra từ các Đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội không được đồng thời là thành viên của Chính phủ. Chủ tịch Quốc hội đầu tiên năm 1946 là Nguyễn Văn Tố. Chủ tịch Quốc hội khóa XIV hiện nay là bà Nguyễn Thị Kim Ngân (từ 2016).

Dưới Chủ tịch là các Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Số lượng Phó Chủ tịch gồm 4 người. Phó Chủ tịch Quốc hội đầu tiên năm 1946 là Phạm Văn Đồng. Quốc hội khóa XIV hiện nay có 4 Phó Chủ tịch, là: Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Thường trực), Đỗ Bá Tỵ, Uông Chu LưuPhùng Quốc Hiển (từ 2016).

Tổng thư ký Quốc hội Việt Nam là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội, do Quốc hội bầu ra từ các Đại biểu Quốc hội. Tổng thư ký cũng đồng thời là phát ngôn viên của Quốc hội. Tổng thư ký Quốc hội đầu tiên và hiện nay là ông Nguyễn Hạnh Phúc (từ 2015).

Hoạt động của Quốc hội

Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.[33]

Quốc hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể triệu tập phiên họp bất thường theo quyết định của mình, hoặc khi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số Đại biểu Quốc hội yêu cầu[34]. Các cuộc họp của Quốc hội đều công khai, một số được truyền hình trực tiếp, phát sóng toàn quốc và ra nước ngoài. Quốc hội Việt Nam cũng có thể họp kín theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội[34]. Thành viên của Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội[35]. Đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội[35].

Lấy phiếu tín nhiệm

Quyền lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây (trước khóa 14), Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[36]

Tổ chức của Đảng đoàn Quốc hội

Vai trò lãnh đạo rõ rệt nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quốc hội Việt Nam là cơ quan Đảng đoàn Quốc hội. Đây là một tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quốc hội, gồm các đảng viên nắm vai trò trọng yếu trong Quốc hội như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Đảng đoàn đều do Bộ Chính trị chỉ định.

Về danh nghĩa, Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức có tư cách pháp nhân có con dấu độc lập.[cần dẫn nguồn] Trên thực tế, các hoạt động của Quốc hội đều được Bộ Chính trị và Ban Bí thư định hướng gián tiếp thông qua Đảng đoàn Quốc hội.[cần dẫn nguồn]

Thành viên Đảng đoàn Quốc hội hiện gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; thành viên khác (nếu có) do Đảng đoàn đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Chủ tịch Quốc hội làm Bí thư Đảng đoàn, một Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Bí thư Đảng đoàn.

Nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội

  1. Lãnh đạo Quốc hội thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng.
  2. Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
  3. Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Quốc hội.
  4. Được triệu tập đảng viên hoặc đại diện đảng viên ở các đoàn đại biểu Quốc hội để bàn chủ trương và biện pháp thực hiện nghị quyết của Đảng trong Quốc hội.
  5. Báo cáo và kiến nghị với cấp ủy có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với đảng viên là đại biểu Quốc hội vi phạm nguyên tắc kỷ luật Đảng trong hoạt động Quốc hội.
  6. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và các quyết định của Đảng đoàn.
  7. Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội trong sạch, vững mạnh.

Vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội trình Bộ Chính trị:

  • Những vấn đề Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có ý kiến khác với ý kiến Bộ Chính trị trước khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua (nếu có).
  • Về định hướng trọng tâm hoạt động giám sát trong cả nhiệm kỳ của Quốc hội.
  • Về việc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi có sai phạm.
  • Về kết quả giám sát, các kiến nghị, đề xuất sau giám sát đối với việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia, các chủ trương lớn của Đảng có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; kiến nghị xử lý các vi phạm, kết luận về trách nhiệm của các cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.
  • Kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.
  • Những vấn đề khác Đảng đoàn Quốc hội thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.

Vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư

Đảng đoàn Quốc hội trình Ban Bí thư kiến nghị xử lý về trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động Quốc hội.[37] Bí thư Đảng đoàn Quốc hội hiện là Nguyễn Thị Kim Ngân, phó bí thư là Tòng Thị Phóng.

Nhận định

Giáo sư Gerry Ferguson, trưởng khoa quan hệ pháp luật vùng châu Á - Thái Bình Dương thuộc đại học Victoria, Canada nhận định về Quốc hội Việt Nam: "từ năm 1945, Quốc hội Việt Nam hoạt động như là một cơ quan "gật đầu" (rubber stamp) mọi quyết định được đưa ra trước từ các ban cao nhất thuộc đảng hợp pháp độc nhất (Đảng Cộng sản Việt Nam)".[38]

Theo nhà phân tích David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì dù Quốc hội đã bắt đầu bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ từ năm 2013 nhưng vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn trong cơ chế chính trị Việt Nam. Ví dụ như nếu Quốc hội bất tín nhiệm nhân sự trong chính phủ nhưng Đảng vẫn tín nhiệm thì sao? Cuộc bỏ phiếu vẫn không có tác động nào.[39]

Luật gia Nguyễn Minh Tuấn, giảng sư đại học Hà Nội nhận xét: "Quốc hội nắm quyền lập pháp, nhưng thực tế phần lớn các dự thảo luật là do Chính phủ và các Bộ ngành soạn thảo, đệ trình."[40]

Trong phiên họp quốc hội ngày 26/3/2021, đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu "Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước[41]".

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 71”.
  2. ^ “Hiến pháp Việt Nam, Điều 83”.
  3. ^ “Luật Tổ chức Quốc hội, Chương I, Điều 3”.
  4. ^ “QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI CÁC DIỄN ĐÀN NGHỊ VIỆN ĐA PHƯƠNG”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM.
  5. ^ “Sắc lệnh số 14 ngày 08/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
  6. ^ “Sắc lệnh số 76 ngày 18/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.
  7. ^ “Diễn văn khai mạc và báo cáo của Hồ Chủ tịch tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khoá I ngày 2-3-1946”.
  8. ^ “Diễn văn bế mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I của cụ Tôn Đức Thắng, Trưởng đoàn Chủ tịch Quốc hội ngày 9-11-1946”.
  9. ^ “Điều thứ 22, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946)”.
  10. ^ “Lời hiệu triệu của Ban Thường trực Quốc hội trong dịp kỷ niệm ngày Độc lập 2-9-1947”.
  11. ^ “Điều 43, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959)”.
  12. ^ a b “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013)”.
  13. ^ Huy Đức II. trang 228-9
  14. ^ Huy Đức II. trang 230-3
  15. ^ Phillip B. Davidson Vietnam At War. The History 1946-1975. — Oxford University Press, 1991 ISBN 0195067924
  16. ^ “Lịch sử Quốc hội Việt Nam Tập 4”.
  17. ^ “Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.
  18. ^ “Quốc hội miễn nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng”.
  19. ^ “Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trở thành nữ Chủ tịch QH đầu tiên”.
  20. ^ “Chủ tịch QH tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân”.
  21. ^ “QH hoàn tất miễn nhiệm Chủ tịch nước”.
  22. ^ “Đại tướng Trần Đại Quang trở thành Chủ tịch nước”.
  23. ^ “Quốc hội hoàn tất miễn nhiệm Thủ tướng”.
  24. ^ “Ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng”.
  25. ^ “Quốc hội khóa XIII đã thông qua hơn 100 luật, bộ luật”.
  26. ^ “Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021”.
  27. ^ “Hiến pháp Việt Nam năm 2013, chương V, điều 70”.
  28. ^ “Văn bản pháp luật về Hiến pháp năm 2013”.
  29. ^ “Luật Tổ chức Quốc hội”.
  30. ^ Lập lưỡng viện hay để nguyên Quốc hội" theo BBC
  31. ^ Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn? VnExpress 22/5/2001, 03:03 GMT+7
  32. ^ Cử tri Việt Nam đi bỏ phiếu BBC 20 Tháng 5 2007 - Cập nhật 09h56 GMT
  33. ^ Luật Tổ chức Quốc hội, số 57/2014/QH13, Điều 2.
  34. ^ a b “Luật Tổ chức Quốc hội, Chương V, Điều 90”.
  35. ^ a b “Luật Tổ chức Quốc hội, Chương V, Điều 93”.
  36. ^ Tư Giang/Thời báo Kinh tế Sài Gòn (7 tháng 4 năm 2016). “Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội: Đã có thay đổi”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  37. ^ Bộ Chính trị ĐCSVN (28/4/2009). “Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư với đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước và một số tổ chức đảng trực thuộc ở Trung ương” (bằng tiếng Việt, English, và ...). Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2009. Truy cập 15/6/2010. Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=, |ngày=, và |ngày lưu trữ= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  38. ^ Gerry Ferguson (1988), Asia-Pacific Legal Development, UBC Press, p 257
  39. ^ ngữ, Quốc Phương BBC Việt. 'Dàn lãnh đạo VN nên về hưu tất'. BBC News Tiếng Việt. Truy cập 27 Tháng mười hai 2018.
  40. ^ Quốc hội lập pháp chuyên nghiệp, vnexpress, 8.5.2014
  41. ^ Không được biến Quốc hội thành 'phòng kín' để chia chác quyền lực, Báo Thanh niên, 27/03/2021

Tham khảo

  • Fall, Bernard. The Viet Minh Regime. Ithaca, NY: Cornell University Press, 1956.
  • Huy Đức. Bên thắng cuộc II: Quyền bính. Boston, MA: Osinbook, 2012.

Liên kết ngoài