Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Tinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5: Dòng 5:
{{Thông tin nhân vật phong kiến
{{Thông tin nhân vật phong kiến
| tên = Tản Viên Sơn Thánh<br> Nguyễn Tuấn.
| tên = Tản Viên Sơn Thánh<br> Nguyễn Tuấn.
| tên gốc =
| tên gốc = 傘圓山聖
| hình =
| hình =
| cỡ hình = 250px
| cỡ hình = 250px

Phiên bản lúc 01:00, ngày 7 tháng 4 năm 2021

Tản Viên Sơn Thánh (chữ Hán: 傘圓山聖, 304 TCN - ?), còn gọi là Sơn Tinh (山精), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, theo quan niệm dân gian là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử. Ông được xem là hàng đệ nhất trong 4 vị thánh thần này.

Các sự tích, truyền thuyết về Đức thánh Tản, đặc biệt là truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết trong văn hóa người Việt hiện đại. Những truyền thuyết khiến ông trở thành bất tử, không chỉ trong tín ngưỡng mà trở thành một biểu tượng văn hóa.

Tản Viên Sơn Thánh
傘圓山聖
Tả Tướng Quốc
Tên khácNguyễn Tuấn
Thông tin cá nhân
Sinh304 TCN
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Cao Hành.
Thân mẫu
Đinh Thị
Phu nhân
Mỵ Nương Ngọc Hoa
Chức quanTả Tướng Quốc
Quốc tịchNam Việt
Thời kỳLạc Việt
Truy phong
Chức vịTản Viên Sơn Thánh

Nguồn gốc

Việt điện và Chích quái

Câu chuyện về Sơn Thánh được ghi chép trong hai tác phẩm chuyên viết về đề tài tâm linh khá sớm ở nước Việt là Việt điện u linh tậpLĩnh Nam chích quái.

Trong hai sách này, Sơn Thánh cùng với Thủy Tinh được ghi nhận tương đương nhau. Riêng Việt điện còn ghi: "Xét Giao Châu Ký của Tăng Công chép rằng: Vương là Sơn Tinh cùng với Thủy Tinh làm bạn rất thân thiết, ở ẩn tại động Gia Ninh, châu Phong." Còn theo Lĩnh Nam chích quái ghi chép: "Xưa kia đại vương trông thấy phong cảnh núi Tản Viên đẹp đẽ bèn làm một con đường từ bến Bạch Phiên đi lên phía nam núi Tản Viên, qua động An Vệ, tới các ngọn nguồn lạch suối đều dựng điện để nghỉ ngơi. Rồi lại đi qua ria núi đến chỏm núi có mây che thì định cư ở đó. Đôi lúc rong chơi trên sông Tiểu Hoàng Giang xem đánh cá, phàm đi qua các làng xóm đều dựng điện để nghỉ ngơi. Về sau, nhân dân theo dấu vết các điện đó mà lập đền miếu để thờ cúng".[1] Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu ký của Lỗ Công được dẫn trong Lĩnh Nam chích quái, tương truyền rằng Đại vương Sơn Tinh cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thông tin này khá tương tự thông tin của Việt điện u linh tập.

Đời nhà Trần, Sơn Thánh (có lẽ cùng với Thủy Tinh) được tôn làm Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Linh Ứng Vương. Việc thờ tự Sơn Thánh đến thời Lê trung hưng vẫn không hề dứt, cụ thể như sau:

Xét địa mạch nước ta, từ núi Tiểu Côn Lôn mà đến, chia ra ba điều long. Chi giữa chia ra làm núi Tam Đảo. Chi tả chia ra làm núi Quỷ Môn. Núi Tản Viên tức là chi hữu vậy.

Đất này khởi tổ từ núi Tản, cao tột mây xanh, hình tròn như cái dù cái lọng, nhọn cao, xanh đẹp, làm hòn núi có danh tiếng thứ nhất của nước ta, quanh co bao lượn đến thành Thăng Long làm một đồng bằng lớn, quanh phía nam vào đến Ái Châu ngừng kết lại làm chỗ Đế vương Đại Địa rồi băng mà qua biển Nam Hải, không biết đâu mà đo lường. Cao sáng dài lâu, rộng dài to lớn, cái khí anh sản đúc lại làm Thần Quốc Chủ.

Cựu ký truyền lại, và bản thảo "Phong Thuỷ" của Cao Vương (tức Cao Biền) có nói: "Cao Vương muốn dùng thuật để yếm núi Tản Viên, thấy Sơn Tinh cưỡi ngựa đến giữa trời, mắng nhiếc rồi đi". Thật là linh dị không thể nói được; duy có chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh thù nhau, thật là quái đản, đâu có trước nghìn vạn năm, lấy cớ nàng Mỵ Nương rồi cứ năm năm đến mùa thu dâng nước lên, đem loài thủy mộc như cá rồng, cùng với loài tên voi ở rừng đánh nhau, rồi dân cư ở núi lại đắp đê ngăn nước, nhiên hậu mới tránh được hại. Bây giờ thử xem, giữa lúc mùa hạ sang mùa thu, mưa lụt xuống xối xả, ngập núi lấp động, thế muốn lút trời, rồi sơn dân ưa chuyện quỷ thần, lấy hư đồn hư, bèn tin làm sự thực. Tuy Thủy Thần hoặc có khi cũng hiển dị, mà bảo thủy-hỏa đánh nhau, thì tớ này không dám tin chắc vậy.

Đền thờ đến triều Hoàng Lê, lễ tế rất long trọng, liệt vào hàng đệ nhất trong Bốn vị thần bất tử. Các làng ở dựa theo triền núi, dân chúng đều được miễn thuế, cả thảy 13 làng. Mấy huyện tiếp cận như huyện Minh Nghĩa, Bất Bạt, Tam Nông thay phiên nhau đến lúc tu bổ Thần Cung. Dẫu cho hổ, báo, tê ngu, voi kể hằng nghìn bầy, mà dân đinh lên làm việc, đi một mình, ngủ giữa trời, thế mà mảy may chẳng hề bị xâm phạm. Mây mù tan hợp, cây cối sầm uất, tiêu núi, đá trắng từng khóm, chỉ đứng trông thì được chớ lên đến thì không được.

Trong Việt điện u linh tập ghi nhận rõ sự hiển linh và địa vị của Sơn Thánh, là liệt vào hàng đệ nhất trong Bốn vị thần bất tử. Thông tin này tương tự trong Lĩnh Nam chích quái: "Đại Vương được bí quyết trường sinh của thần tiên nên rất hiển linh, đó là vị đệ nhất phúc thần của nước Đại Việt vậy."

Nguồn khác

Hiện có thêm quan niệm và cách giải thích nguồn gốc xuất thân của Tản Viên: "là một trong 50 người con của Lạc Long Quân, Âu Cơ theo mẹ lên núi".[2][3]

Theo quan niệm của dân gian, được thể hiện qua các bản thần tích thần phả ở các làng trong vùng Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ) thì Thánh Tản Viên lại là người có thực, xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ trong dân chúng.

Đền thờ

Đã có nhiều đền thờ nhân vật Sơn Tinh được người dân ở một vùng lập nên, như đền Và (Sơn Tây, Hà Nội), các ngôi đền trên núi Ba Vì (Hà Nội). Đền Lăng Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ chính là nơi đầu tiên thờ thánh Tản Viên. Hội đền Và tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng, các làng có liên quan đến Thánh Tản và Đền Và (có 8 làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Dạm Trai (phường Trung Hưng), Phù Sa, Phú Nhi (phường Viên Sơn), thị xã Sơn Tây và làng Di Bình (xã Vĩnh Thịnh, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc)) đều tập trung về đền Và.

Tại Ninh Bình, Sơn Tinh được thờ ở các di tích: đền Hải Đức (Khánh Cường, Yên Khánh); chùa Lỗi Sơn (Gia Phong, Gia Viễn); đền Kê Thượng, đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư) và đền Đông Thịnh (Bích Đào, Tp. Ninh Bình).

Chú thích

  1. ^ Trần Thế Pháp, cũng trong Lĩnh Nam chích quái.
  2. ^ Đúng ra thì phải là chắt khoảng đời thứ 19.
  3. ^ "Tứ bất tử" - những truyền thuyết gắn bó với Thăng Long – Hà Nội

Liên kết ngoài