Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tăng Khánh Hồng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Tin không dẫn nguồn
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 78: Dòng 78:


Trong những năm về sau khi không còn tại chức, Tăng Khánh Hồng vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc đàn áp để thâu tóm quyền lực{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}.
Trong những năm về sau khi không còn tại chức, Tăng Khánh Hồng vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc đàn áp để thâu tóm quyền lực{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}.

== Bê bối chính trị ==
Ngày 29 tháng 8 năm 2000, Chu Kha Minh và Vương Kiệt đã khởi tố Tăng Khánh Hồng lên Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc vì bức hại Pháp Luân Công{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}.

Trong năm 2009, con trai của Tăng Khánh Hồng đã bị tố giác vì rút ruột 32,4 triệu đô-la Úc để mua sắm một biệt thự sang trọng tại Sydney{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}.

Tháng 7 năm 2014, Theo một nguồn tin thân cận của Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương, nguyên phó chủ tịch nước Trung Quốc Tăng Khánh Hồng hiện đang bị quản thúc tại Thiên Tân.

Các động thái chống lại Tăng Khánh Hồng được cho là việc mở rộng các hoạt động thanh trừng của Tập Cận Bình với mục đích tập trung quyền lực của [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]].<ref name="wenyu"/>


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 23:52, ngày 9 tháng 4 năm 2021

Tăng Khánh Hồng
Chức vụ
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2002 – 22 tháng 10 năm 2007
4 năm, 341 ngày
Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
(phụ trách công tác thường vụ)
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2002 – 22 tháng 10 năm 2007
4 năm, 341 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmTập Cận Bình
Nhiệm kỳ15 tháng 3 năm 2003 – 15 tháng 3 năm 2008
5 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmTập Cận Bình
Nhiệm kỳ5 tháng 12 năm 2002 – 21 tháng 12 năm 2007
5 năm, 16 ngày
Tiền nhiệmHồ Cẩm Đào
Kế nhiệmTập Cận Bình
Nhiệm kỳTháng 3 năm 1999 – Tháng 10 năm 2002
Tiền nhiệmTrương Toàn Cảnh
Kế nhiệmHạ Quốc Cường
Nhiệm kỳTháng 3 năm 1993 – Tháng 3 năm 1999
Tiền nhiệmÔn Gia Bảo
Kế nhiệmVương Cương
Thông tin chung
Sinh30 tháng 7, 1939 (84 tuổi)
Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Hoa Dân Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Con cáiTăng Vĩ
Trường lớpĐại học Công nghệ Bắc Kinh
Zeng Qinghong
Phồn thể曾慶紅
Giản thể曾庆红

Tăng Khánh Hồng (giản thể: 曾庆红, Phồn thể 曾慶紅), sinh tháng 7 năm 1939) là một chính trị gia Trung Quốc đã nghỉ hưu. Ông nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, hội đồng lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, thành viên cao cấp của Ban Bí thư Trung ương từ năm 2002 đến 2007. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thứ tám từ năm 2003 đến 2008.

Tiểu sử

Tăng Khánh Hồng sinh tháng 7 năm 1939, quê ở Cát An tỉnh Giang Tây, gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 4 năm 1960, tham gia công tác tháng 7 năm 1963, tốt nghiệp khoa điều khiển tự động Học viện công nghiệp Bắc Kinh, ông là Công trình sư. Ông từng đảm nhiệm phó bí thư thành ủy thành phố Thượng Hải, chủ nhiệm văn phòng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

Trong suốt thập niên 90, Tăng Khánh Hồng là đồng minh thân cận của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, và là công cụ củng cố quyền lực của Giang. Trong nhiều năm, Tăng nắm quyền lực chính đằng sau tổ chức và nhân sự của đảng. Trong suốt những năm ở trong Ban thường trực, mặc dù ông chỉ đứng thứ 5, nhưng ông được xem như "nhà môi giới uy quyền" trong đảng, tức là chỉ đứng thứ 2 sau lãnh đạo tối cao Hồ Cẩm Đào.[1] Ban đầu ông được xem là đối thủ của tổng thư bí thư Hồ Cẩm Đào, Tăng buộc phải thể hiện làm việc với người bảo hộ cũ là giang khi ông ta đã về hưu. Tăng Khánh Hồng trở về sống cuộc sống bình thường vào năm 2008.

Thời niên thiếu

Tăng Khánh Hồng sinh ra tại Khách gia, huyện Cát An, tỉnh Giang Tây vào tháng 7 năm 1939. Cha là Tăng Sơn, là Bộ trưởng Bộ nội vụ và là một nhà cách mạng, người bị ghi là Hán gian vì thông đồng với Nhật Bản[2]. Tăng Khánh Hồng tốt nghiệp trường trung học 101 Bắc Kinh và khoa Điều khiển tự động hóa ở Học viện Công nghệ Bắc Kinh. Cũng giống như 8 thành viên khác của Ủy ban Thường vụ lần thứ 16 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tăng là một kỹ sư, một chuyên gia về hệ thống điểu khiển tự động. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) vào tháng 4 năm 1960. Ông Tăng thuộc nhóm thành viên ưu tú của Đảng Cộng sản, thường được gọi là Thái Tử Đảng, con em gia đình lão thành cách mạng.

Trong những năm đầu sự nghiệp, Tăng giành được vị trí kỹ thuật viên trong ngành quốc phòng quân sự ở Bắc Kinh. Sau đó, ông bị cử xuống làm lao động phổ thông cho Quân đội Giải phóng Nhân dân ở tỉnh Hồ Nam và Quảng đông trong suốt thời kỳ Đại cách mạng Văn hóa. Trong thời kỳ đổi mới những năm 1979, ông Tăng tham gia vào Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và đã được đề bạt làm các chức vị quản lý, bao gồm vị trí liên lạc viên với người nước ngoài cho Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.

Sự nghiệp thăng tiến

Vào năm 1984, ông Tăng được chuyển lên Chính quyền Thành phố Thượng Hải. Tại đây, ông trở thành một đồng minh quan trọng của thị trưởng Giang Trạch Dân. Khi Giang được đề bạt làm lãnh đạo đất nước ở Bắc Kinh nhờ Cuộc đàn áp trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, ông cũng kéo Tăng lên theo và làm việc như một cố vấn viên tin cậy.[3]

Khi ông Giang giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 đến năm 1993. ông cố vấn cho Giang những việc chính trị từ bên ngoài cho tới bên trong đất nước, thông qua các hoạt động trong nội bộ đảng, quân đội và cơ cấu hành chính ở Bắc Kinh. Ông tư vấn cách thức suy nghĩ và lãnh đạo cho Giang. Cùng với việc mở rộng phe cánh, ông trở thành cánh tay phải cho Giang. Từ những năm 1990, nhằm tăng cường việc kiểm soát đảng, ông tìm cách thâu tóm các cơ quan chuyên bổ nhiệm các cán bộ vào những vị trí trọng yếu.

Là người đứng đầu Ban tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1999-2002, ông củng cố vị trí cho Giang bằng cách đưa phe cánh vào các vị trí lãnh đạo quan trọng. Ngoài ra, ông còn hướng dẫn để giúp Giang hoàn thiện triết lý chính trị, được gọi là thuyết Ba đại diện.[4]

Willy Lam, một nhà phân tích chính trị lâu năm, miêu tả Tăng là "bản sao và tay sai đắc lực" của Giang. Ông cũng rất thân thiết với cựu thành viên Bộ chính trị thất thế, Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang[cần dẫn nguồn].

Đỉnh cao quyền lực của Tăng Khánh Hồng khi ông là thành viên Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị, là người thân tín và là cánh tay phải của nguyên chủ tịch Trung Quốc giang Trạch Dân (người lãnh đạo ĐCSTQ từ năm 1989-2002). Sau này, Giang "ở lại" thêm 2 năm nữa trong khi vẫn nắm quyền chỉ huy quân đội.[cần dẫn nguồn]

Đàn áp Pháp Luân Công

Vào năm 1999, khi tổng bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng cùng với các nhân vật lãnh đạo cao cấp khác của Đảng như Bạc Hy Lai, La CánChu Vĩnh Khang cũng đã tham gia vào cuộc đàn áp này[cần dẫn nguồn].

Trong những năm về sau khi không còn tại chức, Tăng Khánh Hồng vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc đàn áp để thâu tóm quyền lực[cần dẫn nguồn].

Tham khảo

  1. ^ Kahn, Joseph (ngày 4 tháng 10 năm 2006). “In Graft Inquiry, Chinese See a Shake-Up Coming”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Qing, Jin (ngày 10 tháng 6 năm 2012). “Bí mật về Tăng Khánh Hồng: Phần 1”. The Epochtimes. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “China's vice-president loses post”. BBC News. ngày 21 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ Wen, Yu. “Tăng Khánh Hồng: Một đối thủ tiềm năng đầy thách thức cho người kế thừa của Trung Quốc”. Trung Quốc. The Jamestown Foundation. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.