Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Oai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 30: Dòng 30:


Địa bàn huyện Quảng Oai cũ hiện nay tương ứng với các xã, thị trấn phía bắc của huyện Ba Vì (gồm thị trấn [[Tây Đằng]] và 15 xã: [[Châu Sơn, Ba Vì|Châu Sơn]], [[Chu Minh (xã)|Chu Minh]], [[Cổ Đô]], [[Đông Quang, Ba Vì|Đông Quang]], [[Đồng Thái, Ba Vì|Đồng Thái]], [[Minh Châu, Ba Vì|Minh Châu]], [[Phong Vân, Ba Vì|Phong Vân]], [[Phú Châu, Ba Vì|Phú Châu]], [[Phú Cường, Ba Vì|Phú Cường]], [[Phú Đông, Ba Vì|Phú Đông]], [[Phú Phương]], [[Tản Hồng]], [[Tiên Phong, Ba Vì|Tiên Phong]], [[Vạn Thắng, Ba Vì|Vạn Thắng]], [[Vật Lại]]) và một phần phường [[Minh Nông]] thuộc thành phố [[Việt Trì]], tỉnh [[Phú Thọ]] (trước đây là xã Tân Đức cũ).
Địa bàn huyện Quảng Oai cũ hiện nay tương ứng với các xã, thị trấn phía bắc của huyện Ba Vì (gồm thị trấn [[Tây Đằng]] và 15 xã: [[Châu Sơn, Ba Vì|Châu Sơn]], [[Chu Minh (xã)|Chu Minh]], [[Cổ Đô]], [[Đông Quang, Ba Vì|Đông Quang]], [[Đồng Thái, Ba Vì|Đồng Thái]], [[Minh Châu, Ba Vì|Minh Châu]], [[Phong Vân, Ba Vì|Phong Vân]], [[Phú Châu, Ba Vì|Phú Châu]], [[Phú Cường, Ba Vì|Phú Cường]], [[Phú Đông, Ba Vì|Phú Đông]], [[Phú Phương]], [[Tản Hồng]], [[Tiên Phong, Ba Vì|Tiên Phong]], [[Vạn Thắng, Ba Vì|Vạn Thắng]], [[Vật Lại]]) và một phần phường [[Minh Nông]] thuộc thành phố [[Việt Trì]], tỉnh [[Phú Thọ]] (trước đây là xã Tân Đức cũ).

==Xem thêm==
*[[Sơn Tây (tỉnh cũ)]]
*[[Ba Vì]]
*[[Tây Đằng]]


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 19:17, ngày 25 tháng 5 năm 2021

Quảng Oai là một địa danh cũ tại tỉnh Sơn Tây trước đây, nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.[1]

Lịch sử

Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Sơn Tây, Quảng Oai là một trong 6 phủ của thừa tuyên Sơn Tây lúc bấy giờ. Phủ Quảng Oai gồm 2 huyện: Mỹ Lương và Ma Nghĩa (sau đổi thành Minh Nghĩa).

Năm Cảnh Hưng thứ 3 (1742), phủ Quảng Oai có 4 huyện: Tiên Phong, Minh Nghĩa, Bất Bạt, Phúc Lộc (sau đổi thành Phúc Thọ).[2]

Đến thời nhà Nguyễn, phủ Quảng Oai kiêm lý huyện Tiên Phong, thống hạt các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Phúc Thọ. Phủ lỵ đặt tại xã Tây Đằng.

Năm 1941, phủ Quảng Oai có 7 tổng với 50 xã:

  • Tổng Tây Đằng có 6 xã: Tây Đằng, Vân Tập, Vĩnh Phệ, Kim Bí, Lai Bồ, Bằng Lũng
  • Tổng Chu Quyến có 7 xã: Chu Quyến, Chu Chàng, Đông Viên, Thanh Lũng, Quang Húc, Cao Cương, Vị Nhuế
  • Tổng Phú Xuyên có 7 xã: Phú Xuyên, Hoắc Châu, Hạc Sơn, Phương Châu, Phương Khê, Phong Châu, Liễu Châu
  • Tổng Thanh Lãng có 9 xã: Thanh Lãng, Thanh Trì, La Thượng, La Thiện, La Phẩm, Thanh Dương, Chiểu Dương, Hoắc Sa, Vân Châu
  • Tổng Kiều Mộc có 5 xã: Kiều Mộc, Cổ Đô, Vu Chu, Viên Châu, Tràng Châu
  • Tổng Thanh Mai có 8 xã: Mai Trai (tục gọi là làng Mơ), Hậu Trạch, Nhuận Trạch, La Xuyên, Tuấn Xuyên, Quang Ngọc, Tân Phong (trước là làng Cổ Pháp), Vân Hội
  • Tổng Vật Lại có 8 xã: Vật Lại, Vật Phụ, Vật Yên, Tăng Cấu, Tri Lai, Đồng Bảng, Thái Bình.

Từ tháng 3 năm 1948, các cấp hành chính phủ, châu, quận được bãi bỏ[3], phủ Quảng Oai đổi thành huyện Quảng Oai, là một trong 7 huyện, thị thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Sơn Tây sáp nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, huyện Quảng Oai thuộc tỉnh Hà Tây.[4]

Ngày 26 tháng 7 năm 1968, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 120-CP[5]. Theo đó, hợp nhất ba huyện Quảng Oai, Bất Bạt và Tùng Thiện thành một huyện lấy tên là huyện Ba Vì.

Từ đó đến nay, huyện Ba Vì đã có nhiều lần thay đổi về hành chính: cuối năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[6], cuối năm 1978 chuyển về thành phố Hà Nội[7], đến năm 1991 lại thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập[8]. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội[9], huyện Ba Vì thuộc Hà Nội như hiện nay.

Sau năm 1968, tên gọi Quảng Oai còn được đặt cho thị trấn huyện lỵ huyện Ba Vì trong một thời gian ngắn. Thị trấn Quảng Oai được thành lập vào năm 1987 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Tây Đằng[10], tuy nhiên đến năm 1994, thị trấn Quảng Oai lại sáp nhập với xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng.[11]

Hiện nay, Quảng Oai chỉ còn là tên của một số công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Tây Đằng như đường Quảng Oai (do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đặt vào năm 2014 cho đoạn Quốc lộ 32 qua thị trấn[12]), trường Trung học phổ thông Quảng Oai và chợ Quảng Oai.

Địa bàn huyện Quảng Oai cũ hiện nay tương ứng với các xã, thị trấn phía bắc của huyện Ba Vì (gồm thị trấn Tây Đằng và 15 xã: Châu Sơn, Chu Minh, Cổ Đô, Đông Quang, Đồng Thái, Minh Châu, Phong Vân, Phú Châu, Phú Cường, Phú Đông, Phú Phương, Tản Hồng, Tiên Phong, Vạn Thắng, Vật Lại) và một phần phường Minh Nông thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (trước đây là xã Tân Đức cũ).

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Phạm Xuân Độ (1941). Sơn Tây tỉnh địa chí.
  2. ^ “Địa lý”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. 18 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/03/1948 về việc bãi bỏ danh từ phủ, châu, quận do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành.
  4. ^ “Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành”.
  5. ^ “Quyết định 120-CP năm 1968 về việc hợp nhất các huyện Quảng Oai, Bất Bạt và Tùng Thiện thuộc tỉnh Hà Tây thành một huyện lấy tên là huyện Ba Vì”.
  6. ^ “Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh”.
  7. ^ “Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ “Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành”.
  9. ^ “Nghị quyết 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành”.
  10. ^ “Quyết định 45-HĐBT năm 1987 về việc thành lập thị trấn của các huyện Ba Vì và Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội”.
  11. ^ Thư viện Hà Nội (2018). Địa chí Ba Vì (PDF).
  12. ^ “Quyết định 7003/QĐ-UBND năm 2014 về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”.