Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diễn thuyết trước công chúng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Movses-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.6.5) (Bot: Thêm eu:Oratoria, nn:Orator
AvocatoBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm ko:연설
Dòng 48: Dòng 48:
[[eo:Parolado]]
[[eo:Parolado]]
[[eu:Oratoria]]
[[eu:Oratoria]]
[[ko:연설]]
[[he:נאום]]
[[he:נאום]]
[[mk:Говорништво]]
[[mk:Говорништво]]

Phiên bản lúc 08:59, ngày 25 tháng 3 năm 2012

Diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính giả. Trong diễn thuyết, cũng giống bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị như sau, "ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để gây ra kết quả gì?".

Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có thể kể từ việc chuyển tải thông tin đến hô hào lôi kéo công chúng đi đến hành động, hoặc chỉ đơn giản là kể một câu chuyện. Một nhà hùng biện tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn có thể làm thay đổi cảm xúc của họ.

Lịch sử

Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng, cũng như các bài diễn văn, đã có từ thời xa xưa. Quyển sách giáo khoa đầu tiên về chủ đề này được viết hơn 2.400 năm trước, những nguyên lý được trình bày cặn kẽ trong đó đã được đem vào ứng dụng qua trải nghiệm của những nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại. Khi xã hội dịch chuyển và các nền văn hoá biến thiên, những nguyên lý này cũng thay đổi, nhưng vẫn duy trì được tính nhất quán.

Đào tạo

Có thể tôi luyện kỹ năng diễn thuyết bằng cách gia nhập các câu lạc bộ như Rostrum, Toastmasters International, ASC hay International Training in Communication, ở đó thành viên có cơ hội thực hành để phát triển kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Thành viên có thể học hỏi bằng cách quan sát và thực hành, cũng như trau dồi kỹ năng của mình bằng cách tiếp thu những hướng dẫn sau khi thực tập. Các kỹ năng này gồm có:

  • Thuật hùng biện
  • Động tác hình thể
  • Luyện giọng
  • Lựa chọn từ ngữ
  • Đọc ghi chú
  • Khai thác tính hài hước
  • Tương tác với thính giả

Lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo tài năng cần phải thành thục trong kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, đôi khi chính nó giúp che giấu những khiếm khuyết khác. Trong thực tế, kỹ năng này được sử dụng cho các mục đích rất khác nhau – Adolf HitlerMartin Luther King, Jr. đều là bậc thầy trong thuật hùng biện; cả hai đều biết cách sử dụng kỹ năng diễn thuyết trước công chúng để tạo ảnh hưởng đáng kể trên xã hội – nhưng theo hai hướng hoàn toàn đối nghịch nhau.

Tổng quan

Nỗi sợ hãi khi phải nói chuyện trước đám đông được gọi là glossophobia (hoặc sợ xuất hiện trên sân khấu). Người ta tin rằng đây là nỗi sợ hãi lớn nhất - hơn cả sợ chết - ảnh hưởng đến 75% nhân loại.

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài