Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành viên:Baoothersks/nháp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Lùi lại thủ công Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 1: Dòng 1:
Về vấn đề dấu chấm phẩy thì tôi xin phép hồi đáp ở đây nhé. Quả đúng là sau dấu chấm phẩy có thể "đặt cụm từ nối hoặc trạng từ nối", tuy nhiên tôi thấy "đồng thời" không phù hợp để đặt sau loại dấu này. Từ "đồng thời" là trạng từ thời gian, có tác dụng nối hai sự kiện/hành động diễn ra cùng lúc với nhau, nó thường hay được ngăn cách bằng các dấu câu có tính ngắt quãng "nhẹ" (như dấu phẩy), hoặc cũng có thể bằng các dấu câu có tính ngắt quãng "mạnh" như dấu chấm (nếu vế sau đủ dài. Vd: "Lúc này, do vượt quá giới hạn chịu đựng nên A đã đấm vào mặt thằng B. '''Đồng thời''', anh còn vớ lấy 1 cây bút chì gần đó để đâm vào tay C", vế trước đủ dài để tạo thành một câu). Trong khi đó, chấm phẩy lại là một dấu câu trung gian (không "mạnh" cũng không "nhẹ"), thế nên nó là một thứ bất cập


https://thuvienkhoahoc.net/cach-su-dung-tat-ca-cac-dau-cau-trong-tieng-viet.html









'''''Trò chơi nội gián''''' (tựa [[tiếng Anh]]: '''''Tinker Tailor Soldier Spy''''') là một bộ phim [[Phim gián điệp|gián điệp]] [[Phim giật gân|giật gân]] đề tài [[Chiến tranh Lạnh]] năm 2011 của [[Tomas Alfredson]]. Kịch bản của phim do [[Bridget O'Connor]] và [[Peter Straughan]] chắp bút, dựa trên [[Tinker Tailor Soldier Spy (sách)|cuốn tiểu thuyết cùng tên]] năm 1974 của [[John le Carré]]. Với sự góp mặt của [[Gary Oldman]] cùng [[Colin Firth]], [[Tom Hardy]], [[John Hurt]], [[Toby Jones]], [[Mark Strong]], [[Benedict Cumberbatch]], [[Ciarán Hinds]], [[David Dencik]] và [[Kathy Burke]], tác phẩm xoay quanh cuộc săn lùng một [[điệp viên hai mang]] của Liên Xô đang ẩn mình trong cơ quan mật vụ Anh.
'''''Trò chơi nội gián''''' (tựa [[tiếng Anh]]: '''''Tinker Tailor Soldier Spy''''') là một bộ phim [[Phim gián điệp|gián điệp]] [[Phim giật gân|giật gân]] đề tài [[Chiến tranh Lạnh]] năm 2011 của [[Tomas Alfredson]]. Kịch bản của phim do [[Bridget O'Connor]] và [[Peter Straughan]] chắp bút, dựa trên [[Tinker Tailor Soldier Spy (sách)|cuốn tiểu thuyết cùng tên]] năm 1974 của [[John le Carré]]. Với sự góp mặt của [[Gary Oldman]] cùng [[Colin Firth]], [[Tom Hardy]], [[John Hurt]], [[Toby Jones]], [[Mark Strong]], [[Benedict Cumberbatch]], [[Ciarán Hinds]], [[David Dencik]] và [[Kathy Burke]], tác phẩm xoay quanh cuộc săn lùng một [[điệp viên hai mang]] của Liên Xô đang ẩn mình trong cơ quan mật vụ Anh.



Phiên bản lúc 00:36, ngày 8 tháng 6 năm 2021

Trò chơi nội gián (tựa tiếng Anh: Tinker Tailor Soldier Spy) là một bộ phim gián điệp giật gân đề tài Chiến tranh Lạnh năm 2011 của Tomas Alfredson. Kịch bản của phim do Bridget O'ConnorPeter Straughan chắp bút, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1974 của John le Carré. Với sự góp mặt của Gary Oldman cùng Colin Firth, Tom Hardy, John Hurt, Toby Jones, Mark Strong, Benedict Cumberbatch, Ciarán Hinds, David DencikKathy Burke, tác phẩm xoay quanh cuộc săn lùng một điệp viên hai mang của Liên Xô đang ẩn mình trong cơ quan mật vụ Anh.

Bộ phim được sản xuất thông qua công ty Working Title Films của Anh và nhận sự tài trợ từ StudioCanal của Pháp. Trò chơi nội gián ra mắt lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Venice lần thứ 68. Kể từ khi ra mắt, tác phẩm đã gặt hái được nhiều thành công từ cả phương diện chuyên môn lẫn thương mại, qua đó trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất tại phòng vé Anh trong ba tuần liên tiếp. Phim đã giành chiến thắng Giải BAFTA cho Phim Anh hay nhất, đồng thời còn nhận được ba đề cử Oscar ở hạng mục Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất cùng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Oldman.

Cuốn tiểu thuyết trước đó đã được chuyển thể thành bộ phim truyền hình BBC cùng tên năm 1979, trong đó Alec Guinness hóa thân thành nhân vật chính Smiley.

Nội dung

Năm 1973, "Control", người đứng đầu cơ quan tình báo Anh (còn gọi là "Rạp xiếc"), cử đặc vụ Jim Prideaux đến Budapest để gặp một tướng lĩnh Quân đội Hungary định đào tẩu, do ông này biết tên của tay gián điệp xâm nhập vào cơ quan cao nhất của Tình báo Anh. Prideaux chợt nhận ra cuộc gặp mặt là một cái bẫy và cố gắng rời đi, nhưng lại bị bắn. Control cùng trợ thủ đắc lực của ông là George Smiley buộc phải nghỉ hưu sau nhiệm vụ bất thành, và Control chết ngay sau đó.

Percy Alleline trở thành Lãnh đạo mới, Bill Haydon là cấp phó của y, còn Roy Bland và Toby Esterhase giữ chức vụ trung úy. Alleline và Bland yêu cầu công chức Oliver Lacon phê duyệt ngân sách cho Chiến dịch "Witchcraft", bao gồm một ngôi nhà an toàn cho nguồn tin cấp cao của Liên Xô. Lacon giải thích rằng CIA coi Tình báo Anh là "một con tàu đắm", và phê duyệt kinh phí.

Cựu đặc vụ thực chiến Ricki Tarr liên lạc với Lacon để cảnh báo rằng có một nội gián đã ở ngay trên đỉnh Rạp xiếc trong nhiều năm liền. Lo ngại rằng điều này tương tự với nghi ngờ của Control, nên Lacon gọi cho Smiley. Vì Smiley là "người ngoài gia đình", Lacon cầu xin ông tận dụng tư cách người ngoài cuộc của mình để tìm ra nội gián. Smiley bèn nhờ sự giúp đỡ từ sếp của Tarr, Peter Guillam, người vẫn còn làm việc trong Cơ quan, cùng sĩ quan Chi nhánh Đặc biệt đã nghỉ hưu George Mendel.

Tại căn hộ của Control, Smiley và Guillam tìm kiếm tài liệu liên quan đến cuộc điều tra nội gián. Trong một đoạn hồi tưởng, Smiley nhớ lại cuộc họp của ban lãnh đạo Rạp xiếc. Alleline đã nói ra những thông tin được cho là có giá trị cao của Tình báo Liên Xô, nhưng từ chối tiết lộ nguồn tin. Rõ ràng Alleline và các đồng nghiệp của y đã được chấp thuận giữ bí mật này và thực hiện Chiến dịch Witchcraft bằng cách qua mặt Control, khiến Control vô cùng phẫn nộ.