Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đi tìm thời gian đã mất”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 82: Dòng 82:
== Nội dung ==
== Nội dung ==
''Đi tìm thời gian đã mất'' là tiểu thuyết có dấu ấn tự truyện với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilberte - con gái của Swann; với Albertine - một trong "những cô gái tuổi hoa", mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một "nữ tù nhân", rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.
''Đi tìm thời gian đã mất'' là tiểu thuyết có dấu ấn tự truyện với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilberte - con gái của Swann; với Albertine - một trong "những cô gái tuổi hoa", mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một "nữ tù nhân", rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.

I. '''''Bên phía nhà Swann'''''

''Combray:'' Người kể chuyện (NKC) nhắc đến thời gian ngày trước, khi mình thường trằn trọc khó ngủ, và thường nhớ lại những căn phòng mình từng ở trong đời, rồi nhớ lại chính cuộc đời ấy: thời thơ ấu ở Combray và sự chờ đợi nụ hôn buổi tối của mẹ, cây ảo đăng, nhóm nhỏ gia đình, những lần viếng thăm của ông Swann. Rồi một hồi ức bất tự giác, ở [[tuổi trưởng thành]], về mùi vị một mẩu bánh madeleine, làm sống lại cả Combray xưa với ngôi làng và cư dân của nó, những cuộc dạo chơi về hai "phía" - phía Guermantes với dòng sông Vivonne và [[Chi Súng|hoa súng]], phía Méséglise hay phía nhà Swann và con đường dốc ngát hương sơn trà nơi NKC nhìn thấy Gilberte Swann lần đầu - cảnh yêu đương [[Hôn nhân đồng giới ở Pháp|đồng giới]] giữa cô Vinteuil và bạn gái cô mà NKC vô tình chứng kiến, sự xuất hiện của nữ [[Công tước]] Oriane de Guermantes, đoạn văn đầu tiên NKC viết về những gác chuông nhà thờ Martinville. Kết thúc phần này, NKC thức dậy, vào sáng hôm sau.

''Mối tình của Swann:'' phần duy nhất trong bộ sách được kể từ ngôi thứ ba, nói về những sự kiện trước khi NKC ra đời (cũng có hai lần thoáng cất lên tiếng nói từ ngôi thứ nhất của NKC, gợi lại hình ảnh người ông và ông chú). Swann giàu có, phong nhã, quen giao du với [[giới thượng lưu]] thanh lịch nhất, bắt đầu lui tới nhà Verdurin, môi trường thời thượng trưởng giả thân thuộc với Odette, người phụ nữ [[giang hồ]] mà ông say mê. Tại đây, rồi sau này trong buổi dạ hội ở gia đình nữ [[Hầu tước]] De Sainte-Euverte, Swann nghe bản [[Sonata|sonate]] nhỏ của Vinteuil, điệu nhạc sẽ để lại dư âm trong mối tình của ông. Nhưng Odette, trong khi là tình nhân của Swann, dường như ưu ái cả [[Bá tước]] De Forcheville, và Swann khổ sở vì ngờ vực, ghen tuông. Ông bị phe nhóm Verdurin gạt bỏ, và nhận ra mình đã làm hỏng nhiều năm trong đời vì "một người đàn bà không hợp ý tâm đầu, không thuộc loại của mình".

''Tên xứ sở: Cái tên:'' NKC thuật lại những mơ mộng thời niên thiếu về các chuyến [[du lịch]], những trò chơi trong khu vườn [[Đại lộ Champs-Élysées|Champs-Élysées]], nơi NKC phải lòng cô bé Gilberte Swann.

II. '''''Dưới bóng những thiếu nữ đương hoa'''''

''Xung quanh bà Swann:'' Ông De Norpois, quan chức ngoại giao, đến nhà NKC ăn tối. Theo lời khuyên của ông, chàng đi xem nữ [[nghệ sĩ]] Berma diễn trong vở ''Phèdre''. Rồi chàng gặp [[nhà văn]] Bergotte, thần tượng đã khơi dậy nơi chàng khuynh hướng [[Văn học|văn chương]]. Cả ba đều khiến chàng thất vọng. Swann, sau khi [[Hôn nhân|kết hôn]] với Odette, thay đổi, trưởng giả hóa, lo lắng sao cho vợ được chấp nhận trong xã hội thượng lưu. Gilberte dần hờ hững với NKC, trong khi phòng khách của Odette Swann, mẹ cô, mở rộng cửa đón tiếp chàng.

''Tên xứ sở: Xứ sở:'' Hai năm sau, NKC cùng với bà mình đi nghỉ ở miền Balbec ven biển. Bà gặp lại bạn học cũ, nữ [[Hầu tước]] De Villeparisis. NKC kết bạn với Robert de Saint-Loup, cháu của nữ Hầu tước, rồi làm quen với một con người kỳ lạ, De Charlus, là chú của Robert, và anh trai của [[Công tước]] De Guermantes. Chàng kết giao với [[họa sĩ]] Elstir, lui tới xưởng vẽ của ông, và được giới thiệu với nhóm "thiếu nữ đương hoa" xinh tươi cũng đang đi nghỉ. Trong nhóm, Albertine với dáng dấp thể thao và thái độ ngạo mạn, thu hút sự chú ý nơi chàng. Trước ngày chia tay, nhân một cơ hội thuận lợi, NKC định ôm hôn cô nhưng bị cô cự tuyệt.

III. '''''Về phía nhà Guermantes'''''

''Về phía nhà Guermantes I:'' Gia đình NKC chuyển đến một căn hộ ở [[Paris]], thuộc tòa nhà của Công tước De Guermantes, tên tuổi dòng họ quý phái kỳ cựu này là một điều [[Siêu linh|huyền bí]] kích động trí tưởng tượng nơi chàng trai. Một tối, lại đi xem nàng Berma diễn ''Phèdre'', NKC nhận được một nụ cười từ nữ Công tước De Guermantes và mê say bà. Chàng rình đón nữ Công tước mỗi sáng khi bà đi dạo, sự đeo đuổi này khiến bà khó chịu. NKC đến [[Doncières]] nơi đóng quân của Robert de Saint-Loup, cháu nữ Công tước, hy vọng nhờ Saint-Loup mà tiếp cận được bà. Trở lại Paris, đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà nữ Hầu tước De Villeparisis, NKC đặt những bước chân đầu tiên vào chốn giao tế. Một hôm, cùng bà mình dạo chơi ở vườn Champs-Élysées, chàng thấy bà bị một cơn choáng.

''Về phía nhà Guermantes II:'' Cái chết của người bà yêu quý. Albertine đến thăm NKC tại [[Paris]]. Cô đã thay đổi nhiều, trong phong thái, trong cách nói năng, và không còn cự tuyệt NKC. Saint-Loup được nghỉ phép, giúp NKC tiếp xúc với giới thanh niên [[Giới quý tộc|quý tộc]]. Cuối cùng, sau bao chờ đợi, NKC được mời dự tiệc tối ở nhà nữ Công tước De Guermantes. Tại đây, chàng gặp gỡ toàn bộ giới thượng lưu quý phái, và thất vọng, dù từ nay thành một trong những vị khách thân thiết của chủ nhân. Sau đó ít lâu, chàng chứng kiến cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Swann và vợ chồng Công tước, Swann thông báo mình bị bệnh nặng và sắp [[Chết|qua đời]], song không khiến họ xúc động.

IV. '''''Sodome và Gomorrhe'''''

''Sodome và Gomorrhe I:'' Tiêu đề gợi lại 2 thành phố trong [[Kinh Thánh]], bị Chúa tiêu hủy để trừng phạt thói [[tình dục đồng giới]] của cư dân. Trong sân tòa nhà De Guermantes, NKC bất ngờ chứng kiến màn tán tỉnh giữa De
Charlus và Jupien thợ may áo [[gi lê]], sau đó nghe được cảnh họ ái ân. Bình luận về tình dục đồng giới, đối chiếu điều này với thân phận [[người Do Thái]].

''Sodome và Gomorrhe II:'' Đến lượt [[vương tước]] phu nhân De Guermantes mời NKC dự một dạ hội. Đó là đỉnh cao thành đạt của chàng trong giới giao tế thượng lưu, từ nay chàng được mọi nơi mời mọc.

Lần thứ hai NKC đến Balbec nghỉ và xót xa nhớ bà, trong gian phòng khách sạn. Chàng gặp lại Albertine, thường cùng cô dạo chơi quanh vùng, những nghi ngờ ban đầu về thói đồng tính của cô ngày trước khiến chàng ghen tuông trăn trở. Ở Balbec họ gặp De Charlus đang ve vãn nghệ sĩ [[vĩ cầm]] Morel. Hai cặp Marcel-Albertine và Charlus-Morel cùng đến thăm gia đình Verdurin tại trang viên La Raspelière, nơi vợ chồng Verdurin thuê, và đón tiếp nhiều trí thức, nghệ sĩ.
Chán ngán trong quan hệ với Albertine, NKC nghĩ đến chuyện đoạn tuyệt. Nhưng, trên chuyến tàu trở về từ Raspelière, Albertine nói với chàng về tình thân giữa cô và cô Vinteuil cùng bạn gái của cô này. Sự [[Ghen|ghen tuông]] thức dậy: NKC dẫn Albertine về Paris và thông báo với mẹ quyết định cưới Albertine.

V. '''''Cô gái bị cầm tù'''''

Trong gần một năm Albertine ở nhà của NKC - thời gian này cha mẹ chàng đi vắng - chàng tặng cô rất nhiều quà cáp đồng thời cho canh giữ cô chặt chẽ. Thái độ của NKC đối với Albertine gợi nhớ tình thế của Swann và Odette. [[Tình yêu]] không đem lại hạnh phúc mà là một nguồn vô tận những bất an, dằn vặt, nghi ngờ. NKC bực bội khi Albertine có mặt vì cô cản chở chàng làm việc, và ghen tuông khi cô định ra ngoài hoặc chỉ mới nghĩ đến những người khác. Chàng biết rằng dù mình có dụng tâm đến mấy, Albertine vẫn xa lạ về nhiều phương diện, vẫn là một bí ẩn. Chàng biết tin Bergotte chết, tại một cuộc [[triển lãm]] hội họa, nơi ông đến xem bức tranh ''Cảnh Delft'' của Vermeer; sau đó chàng được tin về cái chết của Swann.

NKC một mình đến gia đình Verdurin dự [[buổi hòa nhạc]] do De Charlus tổ chức cho Morel. Nghe Morel cùng các [[nhạc sĩ]] biểu diễn bản hòa tấu 7 nhạc cụ của Vinteuil, chàng xúc động sâu xa. [[Âm nhạc]] lại làm thức dậy thiên hướng văn chương, chàng hiểu rằng cuộc sống biến đổi, trở nên đẹp đẽ nhờ [[nghệ thuật]]. Sau cuộc hòa nhạc, vợ chồng Verdurin gây bất hòa giữa Morel và De Charlus, [[Nam tước]] phải rời buổi dạ hội. Albertine giận dữ khi NKC trở về từ nhà Verdurin. Cuộc sống của hai người chỉ còn là một chuỗi những cãi cọ và hòa giải. NKC nghĩ đến việc đoạn tuyệt hẳn với Albertine, nhưng vào lúc sắp thực hiện điều này, chàng được báo tin cô đã ra đi.

VI. '''''Albertine mất tích (Cô gái chạy trốn)'''''

Việc Albertine bỏ trốn khiến tình cảm hồi phục, chuyển biến, NKC tìm mọi cách đón cô trở lại, chàng nhờ Saint-Loup làm trung gian thương lượng.
Nhưng Albertine [[chết]] đột ngột vì tai nạn. NKC vô cùng đau buồn, tuy nhiên trong nỗi buồn dần len lỏi sự ghen tuông. Những tìm tòi về cuộc sống thực của Albertine cho chàng biết thói tình dục đồng giới của cô. Sự quên lãng đến từ từ, làm dịu nỗi đau.

Tại nhà nữ Công tước De Guermantes, NKC gặp Gilberte Swann, giờ đây là tiểu thư De Forcheville, theo họ cha dượng. Ước nguyện của Swann khi còn sống, mong vợ được [[giới thượng lưu]] chấp nhận, nay thành sự thực vì Odette, quả phụ giàu có, đã tái giá với [[Bá tước]] De Forcheville.

NKC đi [[Venezia|Venise]] cùng mẹ. Trở về, chàng được tin về những cuộc hôn nhân lạ lùng, đảo lộn các quy chuẩn xã hội: một quý tộc hương thôn cưới cháu gái Jupien nguyên thợ may gi lê, Gilberte lấy Robert de Saint-Loup bạn chàng.

Ít lâu sau, chàng đến thăm vợ chồng Gilberte ở [[Tanconville|Tansonville]] gần Combray. Gilberte cho biết ngày trước từng thích NKC, khi cậu bé đi dạo bên phía nhà Swann; cô cũng tâm sự về chuyện Saint-Loup phản bội cô, thực ra đó là một [[quan hệ đồng giới]], không phải với phụ nữ như cô tưởng.

VII. '''''Thời gian tìm lại được'''''

Theo [[Marcel Proust|Proust]], "chương cuối của tập cuối được viết ngay sau chương đầu của tập đầu. Toàn bộ phần giữa được viết sau đó".

NKC lưu lại Tansonville bên Gilberte và phát hiện "hai phía" của tuổi thơ mình thực ra không đối lập và xa cách như mình từng nghĩ. Chàng cũng hiểu ra cử chỉ lạ lùng của cô bé Gilberte trong lần gặp đầu tiên. Chàng đọc một đoạn mới in, viết về nhà Verdurin, trong ''Nhật ký'' của anh em [[Giải Goncourt|Goncourt]]. Việc đọc này khiến chàng nản chí, thấy mình bất lực, không thể theo đuổi thiên hướng văn chương.

Sau nhiều năm ở lại một nhà điều dưỡng, NKC trở lại Paris trong thời gian [[chiến tranh]]. Chàng nhận thấy nhiều thay đổi lớn về xã hội: phòng khách nhà Verdurin thành một trong những nơi nổi tiếng của Paris, những nhân vật chàng quen dùng thời gian để bình luận tình hình [[quân sự]], [[chính trị]], một số người đăng hàng ngày những bài báo ái quốc và trống rỗng. Gilberte cho chàng biết Tansonville hiện đang bị quân [[Đức]] chiếm đóng. Saint-Loup xử sự anh dũng tại mặt trận nhưng vào các kỳ nghỉ phép thường lui tới những [[Nhà thổ|nhà chứa]] dành cho người tình đồng giới; cuối cùng anh chết nơi chiến trường. De Charlus già đi, tiều tụy, thân Đức, và tìm mọi cơ hội thỏa mãn sở thích đồng tính. Morel đào ngũ.

[[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh]] kết thúc, sau thời gian dài ở một nhà điều dưỡng mới, NKC trở lại Paris, không còn tin ở năng khiếu văn chương của mình, không còn tin vào [[Văn học|văn chương]]. Chàng đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà tân nữ vương tước De Guermantes, chính là bà Verdurin đã góa chồng và tái giá. Nhiều cảm giác, do những viên đá lát khấp khểnh ở sân dinh thự Guermantes, do tiếng của một chiếc cùi dìa, do một tấm khăn ăn hồ cứng, khơi dậy trong NKC những hồi tưởng vô tình bất chợt, giống như mẩu bánh madeleine xưa. Và ngồi trong thư viện của [[vương tước]], chờ cho bản nhạc đang biểu diễn nơi phòng khách kết thúc, chàng ngộ ra rằng những ký ức bất tự giác khiến ta đạt tới một hiện thực [[Vĩnh cửu luân hồi|vĩnh cửu]], có thể nếm trải "một phút giây được giải phóng khỏi sự ấn định của thời gian", một chút thời gian "ở trạng thái thuần khiết". Chàng phát hiện tầm quan trọng của bút pháp, của [[ẩn dụ]], và vị trí cốt yếu của trải nghiệm sống, trong văn chương. Rồi chàng vào phòng khách, gặp những người quen biết từ lâu, và nhận thấy tuổi tác đã làm họ già nua, biến dạng đến mức tưởng như đó là những nhân vật giả trang. Rất nhiều người đã thay đổi [[địa vị xã hội]]: nàng Berma lẫy lừng giờ đây bị tất cả bỏ rơi; Odette, góa phụ Swann, nay thành phu nhân De Forcheville, ngoài ra còn là tình nhân của Công tước De Guermantes; vị trí của nữ Công tước De Guermantes giảm sút, NKC phát hiện bà giả dối và hay thay đổi ý kiến. Gilberte gặp lại NKC, giới thiệu với chàng con gái mình, tiểu thư De Saint-Loup, con người hội tụ hai phía - phía Guermantes và phía Méséglise - cô [[Con gái|thiếu nữ]] mười sáu đẹp đẽ tươi tắn, đầy hy vọng, giống như tuổi trẻ của chàng. Giờ đây thiên hướng văn chương đã rõ, chàng sẵn sàng từ trải nghiệm của bản thân viết một cuốn sách. Thể hiện thực tại nội tâm, phần tinh túy vượt thoát khỏi thời gian của [[cái tôi]]. Và với chàng con người ốm yếu, thời gian còn là một sự khích lệ hãy bắt đầu xây dựng không chậm trễ tác phẩm nghệ thuật, phương tiện duy nhất giúp ''tìm thấy lại thời gian đã mất'' (le temps perdu) - thời gian thuộc một [[quá khứ]] xa xôi cũng như thời gian bị hoài phí, sử dụng vào những điều hão huyền vô bổ.<ref>''Bên phía nhà Swann'', [[Marcel Proust]], dịch giả: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, [[Dương Tường]] và Đặng Anh
Đào, Nhà xuất bản Văn học, 11/2013. Đoạn tóm lược nội dung trích từ phần ''Giới thiệu'' của Lê Hồng Sâm.</ref>


== Giá trị tác phẩm ==
== Giá trị tác phẩm ==

Phiên bản lúc 06:05, ngày 27 tháng 7 năm 2021

Đi tìm thời gian đã mất
À la recherche du temps perdu
Bản in thử đầu tiên của À la recherche du temps perdu: Du côté de chez Swann với sự sửa chữa bằng tay của Proust.
Thông tin sách
Tác giảMarcel Proust
Quốc giaPháp
Ngôn ngữtiếng Pháp
Thể loạiVăn học hiện đại
Nhà xuất bảnGrassetGallimard
Ngày phát hành1913–1927
ISBNNA
Bản tiếng Việt
Người dịchNguyễn Trọng Định
Nhà xuất bảnVăn học
Ngày phát hành1992
Số trangTập 1: 309
Tập 2: 352

Đi tìm thời gian đã mất (tiếng Pháp: À la recherche du temps perdu) là bộ tiểu thuyết gồm 7 tập của nhà văn Pháp Marcel Proust, được viết từ 1908-1909 đến 1922 và xuất bản từ 1913 đến 1927, trong đó 3 tập cuối chỉ được xuất bản sau khi tác giả qua đời. Tiểu thuyết này được xếp vào trong số 10 cuốn tiểu thuyết được thanh niên Pháp ưa thích nhất trong thế kỷ 20. Tạp chí Time cũng bình chọn Đi tìm thời gian đã mất nằm trong danh sách mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại.[1]

Quá trình sáng tác

Marcel Proust bắt đầu viết Đi tìm thời gian đã mất từ những năm cuối thế kỷ 19 và đã bỏ dở rồi lại viết tiếp mấy lần. Năm 1908, ông bắt đầu viết lại lần thứ ba và năm 1912 hoàn thành quyển 1: Bên phía nhà Swann (Du côté de chez Swann). Ba nhà xuất bản từ chối tác phẩm nhưng cuối cùng Grassaet nhận in vào năm 1913. Quyển 2, Dưới bóng những cô gái đương hoa (A l’ombre des filles en fleur), ra đời năm 1919. Trong ba năm cuối cuộc đời, tự giam mình trong một gian phòng cách biệt với xã hội, Proust đã viết ngày viết đêm và hoàn thành bộ sách với quyển 3: Về phía nhà Germantes (Côté de Guermantes, 1920 đến 1921); quyển 4: Sodome và Gomorrhe (Sodome et Gomorrhe, 1921 đến 1922); quyển 5: Cô gái bị cầm tù (La Prisonnière, 1923); quyển 6: Albertine biến mất (Albertine disparue, 1925) và quyển 7: Thời gian tìm lại được (Le Temps retrouvé, 1927).

Tập Tiếng Pháp Phát hành Tiếng Việt
1 Du côté de chez Swann 1913 Bên phía nhà Swann
2 À l'ombre des jeunes filles en fleurs 1919 Dưới bóng những cô gái đương hoa
3 Le Côté de Guermantes 2 tập: 1920 và 1921 Về phía nhà Guermantes
4 Sodome et Gomorrhe 2 tập: 1921 và 1922 Sodome và Gomorrhe
5 La Prisonnière 1923 Cô gái bị cầm tù
6 La Fugitive Albertine disparue 1925 Albertine biến mất
7 Le Temps retrouvé 1927 Thời gian tìm lại được

Nhân vật

Một số nhân vật chính:

Nội dung

Đi tìm thời gian đã mất là tiểu thuyết có dấu ấn tự truyện với nhân vật chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật "tôi" kể chuyện mình từ ngày còn nhỏ, với những ước mơ, dằn vặt, mối tình với Gilberte - con gái của Swann; với Albertine - một trong "những cô gái tuổi hoa", mối tình thơ mộng và đau xót làm cho nhân vật quằn quại. Còn có những thiên đường tuổi ấu thơ; một xã hội thượng lưu giả dối, nhạt nhẽo; Albertine sống bên cạnh Marcel như một "nữ tù nhân", rồi chết một cách thảm thương. Cuối cùng "thời gian lại tìm thấy", có nghĩa là người kể chuyện tìm ra lẽ sống của mình là cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật. Tất cả những hoạt động xã hội chỉ là "thời gian đã mất" và người kể chuyện biến cái thời gian đã mất ấy thành một hành động sáng tạo nghệ thuật.

I. Bên phía nhà Swann

Combray: Người kể chuyện (NKC) nhắc đến thời gian ngày trước, khi mình thường trằn trọc khó ngủ, và thường nhớ lại những căn phòng mình từng ở trong đời, rồi nhớ lại chính cuộc đời ấy: thời thơ ấu ở Combray và sự chờ đợi nụ hôn buổi tối của mẹ, cây ảo đăng, nhóm nhỏ gia đình, những lần viếng thăm của ông Swann. Rồi một hồi ức bất tự giác, ở tuổi trưởng thành, về mùi vị một mẩu bánh madeleine, làm sống lại cả Combray xưa với ngôi làng và cư dân của nó, những cuộc dạo chơi về hai "phía" - phía Guermantes với dòng sông Vivonne và hoa súng, phía Méséglise hay phía nhà Swann và con đường dốc ngát hương sơn trà nơi NKC nhìn thấy Gilberte Swann lần đầu - cảnh yêu đương đồng giới giữa cô Vinteuil và bạn gái cô mà NKC vô tình chứng kiến, sự xuất hiện của nữ Công tước Oriane de Guermantes, đoạn văn đầu tiên NKC viết về những gác chuông nhà thờ Martinville. Kết thúc phần này, NKC thức dậy, vào sáng hôm sau.

Mối tình của Swann: phần duy nhất trong bộ sách được kể từ ngôi thứ ba, nói về những sự kiện trước khi NKC ra đời (cũng có hai lần thoáng cất lên tiếng nói từ ngôi thứ nhất của NKC, gợi lại hình ảnh người ông và ông chú). Swann giàu có, phong nhã, quen giao du với giới thượng lưu thanh lịch nhất, bắt đầu lui tới nhà Verdurin, môi trường thời thượng trưởng giả thân thuộc với Odette, người phụ nữ giang hồ mà ông say mê. Tại đây, rồi sau này trong buổi dạ hội ở gia đình nữ Hầu tước De Sainte-Euverte, Swann nghe bản sonate nhỏ của Vinteuil, điệu nhạc sẽ để lại dư âm trong mối tình của ông. Nhưng Odette, trong khi là tình nhân của Swann, dường như ưu ái cả Bá tước De Forcheville, và Swann khổ sở vì ngờ vực, ghen tuông. Ông bị phe nhóm Verdurin gạt bỏ, và nhận ra mình đã làm hỏng nhiều năm trong đời vì "một người đàn bà không hợp ý tâm đầu, không thuộc loại của mình".

Tên xứ sở: Cái tên: NKC thuật lại những mơ mộng thời niên thiếu về các chuyến du lịch, những trò chơi trong khu vườn Champs-Élysées, nơi NKC phải lòng cô bé Gilberte Swann.

II. Dưới bóng những thiếu nữ đương hoa

Xung quanh bà Swann: Ông De Norpois, quan chức ngoại giao, đến nhà NKC ăn tối. Theo lời khuyên của ông, chàng đi xem nữ nghệ sĩ Berma diễn trong vở Phèdre. Rồi chàng gặp nhà văn Bergotte, thần tượng đã khơi dậy nơi chàng khuynh hướng văn chương. Cả ba đều khiến chàng thất vọng. Swann, sau khi kết hôn với Odette, thay đổi, trưởng giả hóa, lo lắng sao cho vợ được chấp nhận trong xã hội thượng lưu. Gilberte dần hờ hững với NKC, trong khi phòng khách của Odette Swann, mẹ cô, mở rộng cửa đón tiếp chàng.

Tên xứ sở: Xứ sở: Hai năm sau, NKC cùng với bà mình đi nghỉ ở miền Balbec ven biển. Bà gặp lại bạn học cũ, nữ Hầu tước De Villeparisis. NKC kết bạn với Robert de Saint-Loup, cháu của nữ Hầu tước, rồi làm quen với một con người kỳ lạ, De Charlus, là chú của Robert, và anh trai của Công tước De Guermantes. Chàng kết giao với họa sĩ Elstir, lui tới xưởng vẽ của ông, và được giới thiệu với nhóm "thiếu nữ đương hoa" xinh tươi cũng đang đi nghỉ. Trong nhóm, Albertine với dáng dấp thể thao và thái độ ngạo mạn, thu hút sự chú ý nơi chàng. Trước ngày chia tay, nhân một cơ hội thuận lợi, NKC định ôm hôn cô nhưng bị cô cự tuyệt.

III. Về phía nhà Guermantes

Về phía nhà Guermantes I: Gia đình NKC chuyển đến một căn hộ ở Paris, thuộc tòa nhà của Công tước De Guermantes, tên tuổi dòng họ quý phái kỳ cựu này là một điều huyền bí kích động trí tưởng tượng nơi chàng trai. Một tối, lại đi xem nàng Berma diễn Phèdre, NKC nhận được một nụ cười từ nữ Công tước De Guermantes và mê say bà. Chàng rình đón nữ Công tước mỗi sáng khi bà đi dạo, sự đeo đuổi này khiến bà khó chịu. NKC đến Doncières nơi đóng quân của Robert de Saint-Loup, cháu nữ Công tước, hy vọng nhờ Saint-Loup mà tiếp cận được bà. Trở lại Paris, đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà nữ Hầu tước De Villeparisis, NKC đặt những bước chân đầu tiên vào chốn giao tế. Một hôm, cùng bà mình dạo chơi ở vườn Champs-Élysées, chàng thấy bà bị một cơn choáng.

Về phía nhà Guermantes II: Cái chết của người bà yêu quý. Albertine đến thăm NKC tại Paris. Cô đã thay đổi nhiều, trong phong thái, trong cách nói năng, và không còn cự tuyệt NKC. Saint-Loup được nghỉ phép, giúp NKC tiếp xúc với giới thanh niên quý tộc. Cuối cùng, sau bao chờ đợi, NKC được mời dự tiệc tối ở nhà nữ Công tước De Guermantes. Tại đây, chàng gặp gỡ toàn bộ giới thượng lưu quý phái, và thất vọng, dù từ nay thành một trong những vị khách thân thiết của chủ nhân. Sau đó ít lâu, chàng chứng kiến cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Swann và vợ chồng Công tước, Swann thông báo mình bị bệnh nặng và sắp qua đời, song không khiến họ xúc động.

IV. Sodome và Gomorrhe

Sodome và Gomorrhe I: Tiêu đề gợi lại 2 thành phố trong Kinh Thánh, bị Chúa tiêu hủy để trừng phạt thói tình dục đồng giới của cư dân. Trong sân tòa nhà De Guermantes, NKC bất ngờ chứng kiến màn tán tỉnh giữa De Charlus và Jupien thợ may áo gi lê, sau đó nghe được cảnh họ ái ân. Bình luận về tình dục đồng giới, đối chiếu điều này với thân phận người Do Thái.

Sodome và Gomorrhe II: Đến lượt vương tước phu nhân De Guermantes mời NKC dự một dạ hội. Đó là đỉnh cao thành đạt của chàng trong giới giao tế thượng lưu, từ nay chàng được mọi nơi mời mọc.

Lần thứ hai NKC đến Balbec nghỉ và xót xa nhớ bà, trong gian phòng khách sạn. Chàng gặp lại Albertine, thường cùng cô dạo chơi quanh vùng, những nghi ngờ ban đầu về thói đồng tính của cô ngày trước khiến chàng ghen tuông trăn trở. Ở Balbec họ gặp De Charlus đang ve vãn nghệ sĩ vĩ cầm Morel. Hai cặp Marcel-Albertine và Charlus-Morel cùng đến thăm gia đình Verdurin tại trang viên La Raspelière, nơi vợ chồng Verdurin thuê, và đón tiếp nhiều trí thức, nghệ sĩ. Chán ngán trong quan hệ với Albertine, NKC nghĩ đến chuyện đoạn tuyệt. Nhưng, trên chuyến tàu trở về từ Raspelière, Albertine nói với chàng về tình thân giữa cô và cô Vinteuil cùng bạn gái của cô này. Sự ghen tuông thức dậy: NKC dẫn Albertine về Paris và thông báo với mẹ quyết định cưới Albertine.

V. Cô gái bị cầm tù

Trong gần một năm Albertine ở nhà của NKC - thời gian này cha mẹ chàng đi vắng - chàng tặng cô rất nhiều quà cáp đồng thời cho canh giữ cô chặt chẽ. Thái độ của NKC đối với Albertine gợi nhớ tình thế của Swann và Odette. Tình yêu không đem lại hạnh phúc mà là một nguồn vô tận những bất an, dằn vặt, nghi ngờ. NKC bực bội khi Albertine có mặt vì cô cản chở chàng làm việc, và ghen tuông khi cô định ra ngoài hoặc chỉ mới nghĩ đến những người khác. Chàng biết rằng dù mình có dụng tâm đến mấy, Albertine vẫn xa lạ về nhiều phương diện, vẫn là một bí ẩn. Chàng biết tin Bergotte chết, tại một cuộc triển lãm hội họa, nơi ông đến xem bức tranh Cảnh Delft của Vermeer; sau đó chàng được tin về cái chết của Swann.

NKC một mình đến gia đình Verdurin dự buổi hòa nhạc do De Charlus tổ chức cho Morel. Nghe Morel cùng các nhạc sĩ biểu diễn bản hòa tấu 7 nhạc cụ của Vinteuil, chàng xúc động sâu xa. Âm nhạc lại làm thức dậy thiên hướng văn chương, chàng hiểu rằng cuộc sống biến đổi, trở nên đẹp đẽ nhờ nghệ thuật. Sau cuộc hòa nhạc, vợ chồng Verdurin gây bất hòa giữa Morel và De Charlus, Nam tước phải rời buổi dạ hội. Albertine giận dữ khi NKC trở về từ nhà Verdurin. Cuộc sống của hai người chỉ còn là một chuỗi những cãi cọ và hòa giải. NKC nghĩ đến việc đoạn tuyệt hẳn với Albertine, nhưng vào lúc sắp thực hiện điều này, chàng được báo tin cô đã ra đi.

VI. Albertine mất tích (Cô gái chạy trốn)

Việc Albertine bỏ trốn khiến tình cảm hồi phục, chuyển biến, NKC tìm mọi cách đón cô trở lại, chàng nhờ Saint-Loup làm trung gian thương lượng. Nhưng Albertine chết đột ngột vì tai nạn. NKC vô cùng đau buồn, tuy nhiên trong nỗi buồn dần len lỏi sự ghen tuông. Những tìm tòi về cuộc sống thực của Albertine cho chàng biết thói tình dục đồng giới của cô. Sự quên lãng đến từ từ, làm dịu nỗi đau.

Tại nhà nữ Công tước De Guermantes, NKC gặp Gilberte Swann, giờ đây là tiểu thư De Forcheville, theo họ cha dượng. Ước nguyện của Swann khi còn sống, mong vợ được giới thượng lưu chấp nhận, nay thành sự thực vì Odette, quả phụ giàu có, đã tái giá với Bá tước De Forcheville.

NKC đi Venise cùng mẹ. Trở về, chàng được tin về những cuộc hôn nhân lạ lùng, đảo lộn các quy chuẩn xã hội: một quý tộc hương thôn cưới cháu gái Jupien nguyên thợ may gi lê, Gilberte lấy Robert de Saint-Loup bạn chàng.

Ít lâu sau, chàng đến thăm vợ chồng Gilberte ở Tansonville gần Combray. Gilberte cho biết ngày trước từng thích NKC, khi cậu bé đi dạo bên phía nhà Swann; cô cũng tâm sự về chuyện Saint-Loup phản bội cô, thực ra đó là một quan hệ đồng giới, không phải với phụ nữ như cô tưởng.

VII. Thời gian tìm lại được

Theo Proust, "chương cuối của tập cuối được viết ngay sau chương đầu của tập đầu. Toàn bộ phần giữa được viết sau đó".

NKC lưu lại Tansonville bên Gilberte và phát hiện "hai phía" của tuổi thơ mình thực ra không đối lập và xa cách như mình từng nghĩ. Chàng cũng hiểu ra cử chỉ lạ lùng của cô bé Gilberte trong lần gặp đầu tiên. Chàng đọc một đoạn mới in, viết về nhà Verdurin, trong Nhật ký của anh em Goncourt. Việc đọc này khiến chàng nản chí, thấy mình bất lực, không thể theo đuổi thiên hướng văn chương.

Sau nhiều năm ở lại một nhà điều dưỡng, NKC trở lại Paris trong thời gian chiến tranh. Chàng nhận thấy nhiều thay đổi lớn về xã hội: phòng khách nhà Verdurin thành một trong những nơi nổi tiếng của Paris, những nhân vật chàng quen dùng thời gian để bình luận tình hình quân sự, chính trị, một số người đăng hàng ngày những bài báo ái quốc và trống rỗng. Gilberte cho chàng biết Tansonville hiện đang bị quân Đức chiếm đóng. Saint-Loup xử sự anh dũng tại mặt trận nhưng vào các kỳ nghỉ phép thường lui tới những nhà chứa dành cho người tình đồng giới; cuối cùng anh chết nơi chiến trường. De Charlus già đi, tiều tụy, thân Đức, và tìm mọi cơ hội thỏa mãn sở thích đồng tính. Morel đào ngũ.

Chiến tranh kết thúc, sau thời gian dài ở một nhà điều dưỡng mới, NKC trở lại Paris, không còn tin ở năng khiếu văn chương của mình, không còn tin vào văn chương. Chàng đến dự một cuộc vui buổi sáng tại nhà tân nữ vương tước De Guermantes, chính là bà Verdurin đã góa chồng và tái giá. Nhiều cảm giác, do những viên đá lát khấp khểnh ở sân dinh thự Guermantes, do tiếng của một chiếc cùi dìa, do một tấm khăn ăn hồ cứng, khơi dậy trong NKC những hồi tưởng vô tình bất chợt, giống như mẩu bánh madeleine xưa. Và ngồi trong thư viện của vương tước, chờ cho bản nhạc đang biểu diễn nơi phòng khách kết thúc, chàng ngộ ra rằng những ký ức bất tự giác khiến ta đạt tới một hiện thực vĩnh cửu, có thể nếm trải "một phút giây được giải phóng khỏi sự ấn định của thời gian", một chút thời gian "ở trạng thái thuần khiết". Chàng phát hiện tầm quan trọng của bút pháp, của ẩn dụ, và vị trí cốt yếu của trải nghiệm sống, trong văn chương. Rồi chàng vào phòng khách, gặp những người quen biết từ lâu, và nhận thấy tuổi tác đã làm họ già nua, biến dạng đến mức tưởng như đó là những nhân vật giả trang. Rất nhiều người đã thay đổi địa vị xã hội: nàng Berma lẫy lừng giờ đây bị tất cả bỏ rơi; Odette, góa phụ Swann, nay thành phu nhân De Forcheville, ngoài ra còn là tình nhân của Công tước De Guermantes; vị trí của nữ Công tước De Guermantes giảm sút, NKC phát hiện bà giả dối và hay thay đổi ý kiến. Gilberte gặp lại NKC, giới thiệu với chàng con gái mình, tiểu thư De Saint-Loup, con người hội tụ hai phía - phía Guermantes và phía Méséglise - cô thiếu nữ mười sáu đẹp đẽ tươi tắn, đầy hy vọng, giống như tuổi trẻ của chàng. Giờ đây thiên hướng văn chương đã rõ, chàng sẵn sàng từ trải nghiệm của bản thân viết một cuốn sách. Thể hiện thực tại nội tâm, phần tinh túy vượt thoát khỏi thời gian của cái tôi. Và với chàng con người ốm yếu, thời gian còn là một sự khích lệ hãy bắt đầu xây dựng không chậm trễ tác phẩm nghệ thuật, phương tiện duy nhất giúp tìm thấy lại thời gian đã mất (le temps perdu) - thời gian thuộc một quá khứ xa xôi cũng như thời gian bị hoài phí, sử dụng vào những điều hão huyền vô bổ.[2]

Giá trị tác phẩm

Cốt truyện của Đi tìm thời gian đã mất chỉ đơn giản như phần nội dung đã nói, song ý nghĩa và giá trị tác phẩm không phải ở đấy mà ở trăm nghìn chi tiết khác, ở kiến trúc thâm u, đồ sộ với muôn ngàn ngóc ngách; ở những phân tích sâu sắc, nên thơ, những cảm xúc dạt dào hay ẩn hiện. Quyển tiểu thuyết lớn này chứa đựng nhiều quyển tiểu thuyết nhỏ; ở đây có tiếng thủ thỉ tâm tình triền miên, như không bao giờ chấm dứt, có nhiều tiếng nói, có tiếng nhạc xa xôi dội về và những bóng người[3]. Đi tìm thời gian đã mất là một giấc mơ vô tận. Trong môi trường gia đình (về phía nhà Swann) và môi trường quý tộc (về phía nhà Germantes), hình bóng những nhân vật hiện lên, dần dần xóa nhòa và biến đi; cuối cùng nổi lên một nhân vật duy nhất, có thể tồn tại với thời gian: Marcel.

Đi tìm thời gian đã mất là công cuộc đi tìm cái tôi, với muôn ngàn bóng dáng, luôn luôn thay hình đổi dạng. Có nhiều nhân cách trong một nhân cách, nhiều hữu thể trong một hữu thể. Đó là ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Cái tôi ấy được khơi dậy từ quá khứ. Một kỷ niệm bỗng nhiên sống lại từ bóng tối của thời gian, ký ức là một sức mạnh sáng tạo như Proust đã viết: "Những thiên đường thật là những thiên đường đã mất". Những tư tưởng này được gợi ý phần nào từ tư tưởng triết học của Henri Bergson về yếu tố thời biến của thời gian, và trùng hợp với yếu tố tiềm thức của Sigmund Freud.

Từng bị giới nghiên cứu Mác xít đánh giá là tác phẩm muốn "di chuyển" vấn đề xung đột giữa cá nhân và xã hội tư sản tàn bạo vào nội tâm con người, xa rời hiện thực, nhưng từ góc độ khác có thể thấy Đi tìm thời gian đã mất mở đầu cho tiểu thuyết mới thế kỷ 20 với những câu văn dài bất tận như dòng suy tư, cấu trúc ngữ pháp đặc biệt để tạo nên những lớp thời gian chồng lên nhau tưởng như không thể gỡ ra được, những thể nghiệm về một độ căng thời gian kể chuyện... Câu chuyện tưởng như chỉ xoay quanh những chủ đề mang tính chất riêng tư của một nhân vật, nhưng giờ đây khi đọc lại với một đồ lùi thời gian đáng kể, người ta còn nhìn thấy sự đan cài vào những lớp thời gian của truyện những câu chuyện thời sự đầu thế kỷ 20 (vụ Dreyfus), những hình ảnh về xã hội thượng lưu phù hoa (thời trang), về những người lao động chân tay trực tiếp (những người nấu bếp)...

Như chính các nhà văn thế kỷ 20 thừa nhận, dù thích hay không thích thì tác phẩm cũng này là một biểu hiện cụ thể buộc các nghệ sĩ hiện đại phải thay đổi cách nhìn của mình về thế giới và tất nhiên cả cách thể hiện thế giới ấy. Đi tìm thời gian đã mất vì thế trở thành một cột mốc trong hành trình thời gian của tiểu thuyết hiện đại thế kỷ 20.

Bản dịch tiếng Việt

  • Nhà xuất bản Văn học:
    • Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, Nguyễn Trọng Định dịch, in lần đầu làm 2 tập. Tái bản lần 1 năm 2006 in thành 1 tập, tái bản lần 2 năm 2008 in 1 tập.
  • Nhà xuất bản Văn học và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam:
    • Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, Nguyễn Trọng Định dịch, 2008. Tái bản lại bản dịch của Nguyễn Trọng Định từ Nhà xuất bản Văn học, nhưng hiện tại đã được dịch mới lại từ đầu và phiên bản này không tái bản lại nữa.
    • Bên phía nhà Swann, Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường và Đặng Anh Đào dịch, 2014.
    • Dưới bóng những cô gái đương hoa, Dương Tường dịch, 2018.

Phim chuyển thể

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ The 10 Greatest Books of All Time trên tạp chí Time
  2. ^ Bên phía nhà Swann, Marcel Proust, dịch giả: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường và Đặng Anh Đào, Nhà xuất bản Văn học, 11/2013. Đoạn tóm lược nội dung trích từ phần Giới thiệu của Lê Hồng Sâm.
  3. ^ Từ điển văn học bộ mới, trang 411, Nhà xuất bản Thế giới, H. 2005

Tham khảo

  • 101 vẻ đẹp văn chương thế giới và Việt Nam, H. 2006.
  • Từ điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, H. 2005.

Liên kết ngoài