Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Hoàng Diệp Thảo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 33: Dòng 33:
| cỡ chữ ký =
| cỡ chữ ký =
}}
}}
'''Lê Hoàng Diệp Thảo''' (sinh năm 1973) là một nữ doanh nhân Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh [[cà phê]].
'''Lê Hoàng Diệp Thảo''' (sinh năm 1973) là một nữ doanh nhân Việt Nam trong lĩnh vực [[cà phê]].


Từ ngày 16 tháng 06 năm 1996 khi [[Trung Nguyên (công ty)|Trung Nguyên]] được thành lập đến năm 2021<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://www.trungnguyen.com.vn/lich-su-ca-phe-trung-nguyen/|tiêu đề=Lịch sử cà phê Trung Nguyên|ngày truy cập=2018-04-04|archive-date=2015-04-20|archive-url=https://web.archive.org/web/20150420031416/http://www.trungnguyen.com.vn/lich-su-ca-phe-trung-nguyen/}}</ref>, theo pháp luật, bà Diệp Thảo là đồng sáng lập và đồng sở hữu 93% cổ phần cùng với ông [[Đặng Lê Nguyên Vũ]] tại [[Trung Nguyên (công ty)|Tập đoàn Trung Nguyên]]<ref>{{Chú thích web | url = http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/chuyen-ky-quac-o-tap-doan-trung-nguyen-ca-phe-g7-co-vi-pham-so-huu-tri-tue-a218007.html | tiêu đề = Chuyện "kỳ quặc" ở Tập đoàn Trung Nguyên: Cà phê G7 có vi phạm sở hữu trí tuệ? | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 31 tháng 3 năm 2018 | nơi xuất bản = Báo đời sống & pháp luật Online | ngôn ngữ = }}</ref>. Sau đó bà và chồng tranh chấp quyền sở hữu tập đoàn và được giải quyết trên tòa án vào năm 2021.<ref>Trong khi đó, thông cáo báo chí của tập đoàn Trung Nguyên hoàn toàn phủ nhận vai trò đồng sáng lập của bà Thảo. Thông cáo cho rằng, tập đoàn được sáng lập bởi cha mẹ ông Vũ và ông Vũ. Trước đó, thông cáo báo chí được Trung Nguyên Legend phát đi ngày 11 tháng 07 năm 2019 cũng đưa ra lời khẳng định tương tự.{{Chú thích web|url=https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/trung-nguyen-phu-nhan-vai-tro-sang-lap-cua-ba-le-hoang-diep-thao-733949.html|tiêu đề=Trung Nguyên phủ nhận vai trò sáng lập của bà Lê Hoàng Diệp Thảo|tác giả=Hạnh Nguyên|ngày=8 tháng 5 năm 2021|ngày truy cập=8 tháng 5 năm 2021|nhà xuất bản=Báo điện tử Vietnamnet}}</ref>
Từ ngày 16 tháng 06 năm 1996 khi [[Trung Nguyên (công ty)|Trung Nguyên]] được thành lập đến năm 2021<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://www.trungnguyen.com.vn/lich-su-ca-phe-trung-nguyen/|tiêu đề=Lịch sử cà phê Trung Nguyên|ngày truy cập=2018-04-04|archive-date=2015-04-20|archive-url=https://web.archive.org/web/20150420031416/http://www.trungnguyen.com.vn/lich-su-ca-phe-trung-nguyen/}}</ref>, theo pháp luật, bà Diệp Thảo là đồng sáng lập và đồng sở hữu 93% cổ phần cùng với ông [[Đặng Lê Nguyên Vũ]] tại [[Trung Nguyên (công ty)|Tập đoàn Trung Nguyên]]<ref>{{Chú thích web | url = http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-nuoc/chuyen-ky-quac-o-tap-doan-trung-nguyen-ca-phe-g7-co-vi-pham-so-huu-tri-tue-a218007.html | tiêu đề = Chuyện "kỳ quặc" ở Tập đoàn Trung Nguyên: Cà phê G7 có vi phạm sở hữu trí tuệ? | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 31 tháng 3 năm 2018 | nơi xuất bản = Báo đời sống & pháp luật Online | ngôn ngữ = }}</ref>. Sau đó bà và chồng tranh chấp quyền sở hữu tập đoàn và được giải quyết trên tòa án vào năm 2021.<ref>Trong khi đó, thông cáo báo chí của tập đoàn Trung Nguyên hoàn toàn phủ nhận vai trò đồng sáng lập của bà Thảo. Thông cáo cho rằng, tập đoàn được sáng lập bởi cha mẹ ông Vũ và ông Vũ. Trước đó, thông cáo báo chí được Trung Nguyên Legend phát đi ngày 11 tháng 07 năm 2019 cũng đưa ra lời khẳng định tương tự.{{Chú thích web|url=https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/trung-nguyen-phu-nhan-vai-tro-sang-lap-cua-ba-le-hoang-diep-thao-733949.html|tiêu đề=Trung Nguyên phủ nhận vai trò sáng lập của bà Lê Hoàng Diệp Thảo|tác giả=Hạnh Nguyên|ngày=8 tháng 5 năm 2021|ngày truy cập=8 tháng 5 năm 2021|nhà xuất bản=Báo điện tử Vietnamnet}}</ref>
Dòng 88: Dòng 88:


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
{{thể loại Commons nội dòng|Lê Hoàng Diệp Thảo}}
{{thể loại Commons|Lê Hoàng Diệp Thảo}}
{{thời gian sống|1973}}
{{thời gian sống|1973}}



Phiên bản lúc 11:25, ngày 29 tháng 7 năm 2021

Lê Hoàng Diệp Thảo
SinhLê Hoàng Diệp Thảo
1973
Gia Lai, Việt Nam Cộng hòa.
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDoanh nhân
Năm hoạt động1996-nay
Nổi tiếng vì
  • CEO TNI King Coffee
  • Sáng lập thương hiệu TNI King Coffee
  • Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam VICOFA
Giải thưởngGiải thưởng “Most Admired CEO in Vietnam” (2020)

Lê Hoàng Diệp Thảo (sinh năm 1973) là một nữ doanh nhân Việt Nam trong lĩnh vực cà phê.

Từ ngày 16 tháng 06 năm 1996 khi Trung Nguyên được thành lập đến năm 2021[1], theo pháp luật, bà Diệp Thảo là đồng sáng lập và đồng sở hữu 93% cổ phần cùng với ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại Tập đoàn Trung Nguyên[2]. Sau đó bà và chồng tranh chấp quyền sở hữu tập đoàn và được giải quyết trên tòa án vào năm 2021.[3]

Năm 2018, bà trở thành diễn giả tại Hội nghị cà phê toàn cầu dành cho các CEO (CEO Allegra Coffee World) tổ chức tại Hoa Kỳ[4] cùng với các doanh nhân khác như Esteban Liang, Nicholas Stone, Brett Smith,...[5]. Bài thuyết trình của bà mang tên "Niềm tự hào của Quốc gia và giá trị toàn cầu - Câu chuyện của King Coffee" khẳng định tiếng nói của Café Việt tại Diễn đàn CEO toàn cầu.[6]

Năm 2020, bà được tạp chí Global Brands Magazine (UK) trao tặng giải thưởng Doanh nhân truyền cảm hứng toàn cầu (Most Admired CEO), đồng thời khởi động dự án giúp 100.000 phụ nữ khởi nghiệp "Women Can Do". Cũng trong năm này, bà được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) nhiệm kỳ IX (2017-2020).[7]

Tiểu sử

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo sinh trưởng trong gia đình có điều kiện về kinh tế, cha mẹ kinh doanh vàng bạc đá quý từ đầu những năm 1960 tại Gia Lai.

Năm 1994 sau khi tốt nghiệp, bà thi tuyển vào làm việc ở Tổng đài 108 của Bưu điện tỉnh Gia Lai, làm việc ở đây được 5 năm. Thông qua cuộc điện thoại giải đáp trên tổng đài, bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ khi đó đang là sinh viên y khoa có cơ duyên gặp gỡ nhau.[8]. Bà đồng hành và hỗ trợ ông Vũ (khi đó đang là người yêu)trong những ngày đầu thành lập Trung Nguyên.

Sau khi kết hôn với ông Vũ vào năm 1998, bà nghỉ việc ở bưu điện, theo chồng vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, điều hành Trung Nguyên. Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được hai vợ chồng mở tại số 587 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận.[9]

Năm 2008, bà thành lập và giữ vai trò Tổng giám đốc điều hành của Công ty Trung Nguyên International (TNI) và công ty Cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên[8].

Sau khi ly thân với chồng, bà Thảo mở công ty riêng về cà phê và tiếp tục tranh chấp quyền quản lý Trung Nguyên từ năm 2015 đến năm 2021.

Sự nghiệp

1996-2015: Đưa Trung Nguyên thành công

Ngày 16/06/1996, bà cùng chồng khởi nghiệp, thành lập Hợp tác xã cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.[1] Ngày 20/08/1998, công ty mở quán cafe Trung Nguyên đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh tại nhà của hai vợ chồng ở 587 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận.[10]

Năm 2000, với chiến lược nhượng quyền, Trung Nguyên đã có 400-500 quán cà phê trên toàn Việt Nam.

Năm 2001 Trung Nguyên mở xưởng sản xuất cà phê Hoà tan ở số 204 Bùi Thị Xuân và bắt đầu phát triển cà phê hòa tan G7.

Năm 2002, công ty thực hiện nhượng quyền ở các quốc gia Nhật Bản, Singapore[1]

2015-2018: Tranh chấp Trung Nguyên

Tháng 4/2015, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Trung Nguyên. Hai người kiện nhau ra tòa. Bà Thảo kiện ông Vũ vì các quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm không đúng quy định pháp luật, gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty. Ông Vũ cũng phản pháo bằng gửi đơn kháng cáo việc TAND TP.HCM phán quyết hủy quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo do ông Vũ (với tư cách Chủ tịch HĐQT), ký tháng 4/2015. Ngày 22/9/2017, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc của bà Thảo, khôi phục lại cho bà Thảo.[11]

Cuối năm 2016, 4 cá nhân Huỳnh Vạng Cẩm Tú, Nguyễn Văn Đông và 2 người khác đang giữ chức vụ Nhóm tổ điều hành Trung Nguyên đã đồng loạt gửi đơn kiện bà Thảo đến Tòa án nhân dân TP.HCM, cho rằng bà đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của họ. Nội dung của 4 đơn này đều yêu cầu bà Thảo xin lỗi công khai trên báo chí, đài truyền hình và bồi thường tổng số tiền 40 tỷ đồng. Tòa án đã bác bỏ các đơn này và không thụ lý.[12]

Tháng 7/2017, Công ty cổ phần cà phê Hòa tan Trung Nguyên (Trung Nguyên IC) đã đệ đơn lên Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang để khởi kiện bà Lê Hoàng Diệp Thảo do tranh chấp chi nhánh Trung Nguyên IC tại Bắc Giang. Theo thông tin từ bà Lê Hoàng Diệp Thảo, ngày 1/11/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trên do nhận thấy chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau đó, đến ngày 8/11/2017, Trung Nguyên IC đã kháng cáo quyết định tạm đình chỉ trên.[13]

2016-2018: Ra mắt thương hiệu King Coffee và phát triển thương hiệu

Tháng 10/2016, King Coffee ra mắt lần đầu tại Hoa Kỳ. Khác với đa số phương thức phát triển sản phẩm, King Coffee của TNI Corporation được ra mắt và chinh phục thị trường quốc tế rồi sau đó mới trở về Việt Nam.[14]

Ngày 10/07/2018, Trung Nguyên International khai trương cửa hàng King Coffee đầu tiên của chuỗi thương hiệu tại số 2 Lê Lợi, phường Hội Thương, thành phố Pleiku[15]

2019-2021: Biến cố gia đình và việc phân chia tài sản

Chiều 27/3, sau hơn một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM đã ra phán quyết về vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

HĐXX tuyên chấp thuận cho vợ chồng họ ly hôn, giao các con cho bà Thảo chăm sóc, nuôi dưỡng. Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con 10 tỷ đồng mỗi năm tính từ năm 2013 cho đến sau khi học xong đại học.

Về tranh chấp tài sản, tòa xác định, tổng cộng ông Vũ bà Thảo sở hữu cổ phần trị giá hơn 5.700 tỷ đồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên. Tòa chia cho ông Vũ hưởng 60%, bà Thảo 40%. Tuy nhiên, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. HĐXX cho rằng "cần thiết giao cho ông Vũ quyền điều hành Trung Nguyên, có như vậy mới đảm bảo quyền lợi của đương sự".[16]

Ngày 7/5/2021, phán quyết cuối cùng của Tòa án đã được đưa ra. Hội đồng thẩm phán tuyên bà Thảo được chia tổng tài sản trị giá hơn 3.245 tỷ đồng, ông Vũ được hơn 4.687 tỷ. Ông Vũ sở hữu toàn bộ cổ phần tại các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên (trị giá 5.655 tỷ) đồng. Bà Thảo được sở hữu toàn bộ tiền đứng tên bà gửi tại các ngân hàng là hơn 1.551 tỷ đồng (sau khi trừ đi phần ông Vũ đã rút) để cấn trừ vào cổ phần.

Tham khảo

  1. ^ a b c “Lịch sử cà phê Trung Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “Chuyện "kỳ quặc" ở Tập đoàn Trung Nguyên: Cà phê G7 có vi phạm sở hữu trí tuệ?”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 31 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ Trong khi đó, thông cáo báo chí của tập đoàn Trung Nguyên hoàn toàn phủ nhận vai trò đồng sáng lập của bà Thảo. Thông cáo cho rằng, tập đoàn được sáng lập bởi cha mẹ ông Vũ và ông Vũ. Trước đó, thông cáo báo chí được Trung Nguyên Legend phát đi ngày 11 tháng 07 năm 2019 cũng đưa ra lời khẳng định tương tự.Hạnh Nguyên (8 tháng 5 năm 2021). “Trung Nguyên phủ nhận vai trò sáng lập của bà Lê Hoàng Diệp Thảo”. Báo điện tử Vietnamnet. Truy cập 8 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ Bà Diệp Thảo với cà phê Việt tại diễn đàn CEO toàn cầu
  5. ^ “CEO Forum Speakers” (bằng tiếng tiếng Anh). Allegro Coffee World Portal. Truy cập 26 tháng 12 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ Doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định tiếng nói của Café Việt tại diễn đàn CEO toàn cầu
  7. ^ Doanh nhân tuổi Sửu Lê Hoàng Diệp Thảo: Khởi nghiệp muốn thành công phải có đam mê
  8. ^ a b “Vợ đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ quyền lực cỡ nào?”.
  9. ^ eMagazine
  10. ^ “Khai trương Không gian cà phê "Heritage" đặc biệt tại 587 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận Trung Nguyên Legend” (bằng tiếng tiếng Việt). Trung Nguyên Legend. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập 4 tháng 4 năm 2018.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  11. ^ “Khôi phục chức danh Phó Tổng Giám đốc cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo”. Báo điện tử Vnexpress. 20 tháng 9 năm 2018.
  12. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đăng facebook chỉ tên 4 người 'đang thao túng Trung Nguyên'. infonet.vn. 25 tháng 5 năm 2018. Truy cập 4 tháng 6 năm 2018.
  13. ^ “Bà Lê Hoàng Diệp Thảo: Trung Nguyên IC kiện đòi 1.709 tỷ đồng là vô căn cứ!”. 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập 4 tháng 6 năm 2018.
  14. ^ "Với hầu hết doanh nghiệp thì thị trường trong nước luôn là bệ đỡ để tiến ra nước ngoài, vì sao chị lại chọn con đường khó đi, là khai thác ở thị trường quốc tế?" - pv News Zing”.
  15. ^ “King coffee® khai trương chuỗi quán tại Việt Nam”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 18 tháng 7 năm 2018.
  16. ^ “Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được quyền điều hành Trung Nguyên - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. 27 tháng 3 năm 2019. Truy cập 29 tháng 3 năm 2019.

Liên kết ngoài