Khác biệt giữa bản sửa đổi của “SV 96”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Kien1980v đã đổi SV 96 (các trận đấu) thành SV 96
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''SV 96''' là lần đầu tiên chương trình [[SV]] được tổ chức và phát sóng trên [[VTV3]], cũng là gameshow đầu tiên của VTV3 nói riêng và [[Đài Truyền hình Việt Nam]] (VTV) nói chung. SV 96 ra đời được công chúng đón nhận và trở thành kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ sinh viên Việt Nam sinh năm 1973 đến 1978 và khán giả Việt Nam nửa cuối thập kỷ 90 nói chung. Cuộc thi đã diễn ra với 27 trận đấu được phát sóng thứ 7 hàng tuần với 41 trường đại học toàn quốc tham gia. Nhà vô địch SV 96 là Đại học Thủy lợi khi giành chiến thắng trong đêm chung kết toàn quốc ngày 30 tháng 12 năm 1996.{{Thông tin truyền hình|show_name=SV 96|judges=Lại Văn Sâm|followed_by=SV 2000|caption=|format=[[Trò chơi truyền hình]]|budget=10 triệu/số|opentheme=|endtheme=|picture_format=[[480i]] ([[SDTV]])|audio_format=|image=|runtime=100 phút|location=[[Hà Nội]] <br> [[Quảng Nam - Đà Nẵng]] <br> [[TP Hồ Chí Minh]]|creator=[[Đài Truyền hình Việt Nam]]|presenter=[[Lại Văn Sâm]]|country=[[Việt Nam]]|network=[[VTV3]]|first_aired= tháng 6 năm 1996|last_aired=29 tháng 12 năm 1996|preceded_by=|nhà sản xuất=Đài Truyền hình Việt Nam}}
'''SV 96''' là chương trình giải trí [[SV]] đầu tiên được tổ chức và phát sóng trên [[VTV3]], cũng là gameshow đầu tiên của VTV3 nói riêng và [[Đài Truyền hình Việt Nam]] (VTV) nói chung. SV 96 ra đời được công chúng đón nhận và trở thành kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ sinh viên Việt Nam sinh năm 1973 đến 1978 và khán giả Việt Nam nửa cuối thập kỷ 90 nói chung. Cuộc thi đã diễn ra với 27 trận đấu được phát sóng thứ 7 hàng tuần với 41 trường đại học toàn quốc tham gia. Nhà vô địch SV 96 là Đại học Thủy lợi khi giành chiến thắng trong đêm chung kết toàn quốc ngày 30 tháng 12 năm 1996.{{Thông tin truyền hình|show_name=SV 96|judges=Lại Văn Sâm|followed_by=SV 2000|caption=|format=[[Trò chơi truyền hình]]|budget=10 triệu/số|opentheme=|endtheme=|picture_format=[[480i]] ([[SDTV]])|audio_format=|image=|runtime=100 phút|location=[[Hà Nội]] <br> [[Quảng Nam - Đà Nẵng]] <br> [[TP Hồ Chí Minh]]|creator=[[Đài Truyền hình Việt Nam]]|presenter=[[Lại Văn Sâm]]|country=[[Việt Nam]]|network=[[VTV3]]|first_aired= tháng 6 năm 1996|last_aired=29 tháng 12 năm 1996|preceded_by=|nhà sản xuất=Đài Truyền hình Việt Nam}}


==Bối cảnh lịch sử==
==Bối cảnh lịch sử==

Phiên bản lúc 00:24, ngày 30 tháng 7 năm 2021

SV 96 là chương trình giải trí SV đầu tiên được tổ chức và phát sóng trên VTV3, cũng là gameshow đầu tiên của VTV3 nói riêng và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nói chung. SV 96 ra đời được công chúng đón nhận và trở thành kỷ niệm đáng nhớ của các thế hệ sinh viên Việt Nam sinh năm 1973 đến 1978 và khán giả Việt Nam nửa cuối thập kỷ 90 nói chung. Cuộc thi đã diễn ra với 27 trận đấu được phát sóng thứ 7 hàng tuần với 41 trường đại học toàn quốc tham gia. Nhà vô địch SV 96 là Đại học Thủy lợi khi giành chiến thắng trong đêm chung kết toàn quốc ngày 30 tháng 12 năm 1996.

SV 96
Định dạngTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Dẫn chương trìnhLại Văn Sâm
Giám khảoLại Văn Sâm
Quốc giaViệt Nam
Sản xuất
Nhà sản xuấtĐài Truyền hình Việt Nam
Địa điểmHà Nội
Quảng Nam - Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh
Thời lượng100 phút
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh480i (SDTV)
Phát sóngtháng 6 năm 1996 – 29 tháng 12 năm 1996
Kinh phí10 triệu/số
Thông tin khác
Chương trình sauSV 2000

Bối cảnh lịch sử

SV 96 ra đời trong hoàn cảnh tình hình thế giới khoảng giữa những năm 90 của thế kỷ 20 là giai đoạn các phong trào sinh viên phát triển rất mạnh ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ: "Khi chúng tôi ra mắt kênh VTV3 vào năm 1996, đối tượng đầu tiên chúng tôi hướng đến đó là thanh niên. Và trong thanh niên thì đối tượng chính, nòng cốt là các bạn sinh viên. Chính vì thế, chúng tôi hướng chương trình của mình tới các bạn ấy, đồng thời cố gắng khơi dậy tinh thần tuổi trẻ, lòng nhiệt huyết ở các bạn".[1]

"Tôi cũng từng là sinh viên, tôi biết đấy là một lực lượng gọi là tài nguyên vô tận để mình khai thác – từ trí tuệ đến sự hài hước, nghịch ngợm, trong sáng, ngây thơ… Và tất cả những điều ấy nó rất phù hợp với một kênh giải trí đang cần. Tôi đã dựa trên chương trình của Nga để viết ra SV cho phù hợp với Việt Nam", ông nói[2].


SV 96 khởi sự vào lúc 12:00 ngày 31 tháng 3 năm 1996 ở Hà Nội khi ba trường đại học lớn nằm gần nhau là Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Xây dựngĐại học Kinh tế Quốc dân thi đấu với nhau trong một game show mới lạ do kênh truyền hình VTV3 tổ chức. Sau lần thử nghiệm thành công, chương trình ngay lập tức được tổ chức tại khắp 3 miền của Việt Nam.

Năm đầu tiên lên sóng, chương trình SV 96 tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khán giả Việt Nam. Cũng từ đây xuất hiện nhiều gương mặt thành danh sau này như ca sĩ Mỹ Linh, Bằng Kiều, nhạc sĩ Lê Minh Sơn, MC Anh Tuấn (đội Nhạc viện Hà Nội), Ban nhạc Bức Tường (đội Đại học Xây dựng), Nghệ sĩ hài Xuân Bắc (ĐH Sân khấu điện ảnh),[3] doanh nhân Trịnh Minh Giang (đội ĐH Thăng Long), Nghệ sỹ Tùng John (đội ĐH KHTN), kiến trúc sư doanh nhân Nguyễn Thu Phong (ĐH KT TP HCM)...

Ngay từ khi ra đời, chương trình SV, đặc biệt là SV 96 đã thực sự gây một tiếng vang lớn, là một sân chơi thế hiện trí tuệ và sự thông minh, sáng tạo cho những sinh viên tài năng. Đó cũng là lần đầu tiên, khán giả truyền hình nhận diện được sinh viên Việt Nam đang như thế nào, khi trước đó, họ chưa biết hết khả năng cũng như các mặt tích cực của sinh viên.[4] Dù hoàn cảnh của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng phong trào SV 96 đã lan tỏa mạnh mẽ và nhận được nhiều sự ủng hộ của sinh viên.[5]

"Mỗi một cuộc SV chỉ phát khoảng vài nghìn vé nhưng thực tế lượng người đến xem lúc nào cũng 5 - 6 nghìn người, thậm chí có nơi lên đến hàng chục nghìn. Tôi còn nhớ, trận đấu SV đầu tiên được tổ chức tại nhà văn hóa Từ Liêm, toàn bộ ghế bị giẫm đạp gãy hết và lần đầu tiên Đài Truyền hình Việt Nam phải đền bù hết 47 triệu đồng. Đó là một số tiền vô cùng lớn lúc bấy giờ".

— Lại Văn Sâm, Nhà báo Lại Văn Sâm và những ký ức khó quên về SV 96

SV 96 ra đời khi khái niệm trò chơi giải trí trên truyền hình còn rất xa lạ với khán giả Việt Nam. Từ những bước thử nghiệm ban đầu, SV 96 đã dần thành công khi liên kết được các sinh viên với nhau qua những trò chơi, đố vui kiến thức đầy tính trí tuệ và tạo được hình ảnh sinh viên năng động, thông thái trong mắt xã hội.

Những người hâm mộ cũng đều ấn tượng với hình ảnh nhà báo Lại Văn Sâm trong vai trò là người dẫn chương trình. Qua 26 cuộc thi SV 96 ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Nam - Đà Nẵng và trận chung kết, uy tín của ông ngày càng có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ.

Một trong những thành công vang dội nhất phải kể đến trận Chung kết giữa bốn đội: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thủy lợi Hà Nội, Đại học Dân lập Thăng Long và Đại học Đà Nẵng, trận đấu được hàng vạn sinh viên và hàng triệu người mong đợi. Tối ngày 31 tháng 12 năm 1996, hàng chục ngàn sinh viên làm tắc nghẽn các con phố bao quanh Nhà thi đấu Đại học Bách Khoa Hà Nội. Do nhà thi đấu chỉ chứa được tối đa 1500 người, nên phần lớn các cổ động viên phải xem chung kết qua màn hình TV 300 inch đặt bên Sân vận động Hàng Đẫy. Trận Chung kết SV 96 được truyền hình trực tiếp trong vòng 4 tiếng đồng hồ (bắt đầu từ 20:00) tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức, phát sóng trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua kênh VTV3, kéo theo sự vào cuộc của các nhà tài trợ. Nếu Công ty Nước giải khát Quốc tế IBC hiện diện bằng những lon Pepsi xanh thì Công ty điện thoại - điện tín Nhật Bản NTT cung cấp thêm ba số điện thoại di động để khán giả gọi đến cuộc thi. Cả ba số đường dây nóng này lúc nào cũng ở trong tình trạng quá tải bởi vô số lời chúc mừng, ý kiến và lời hứa trao giải thưởng của khán giả truyền hình. Thậm chí những người có số điện thoại gần giống cũng liên tục bị những người hâm mộ từ Thành phố Hồ Chí Minh gọi nhầm.

Từ sau thành công của SV 96 và Trò chơi liên tỉnh, VTV3 cũng bắt đầu cho ra mắt hàng loạt chương trình mới, phong phú và đa dạng hơn như Câu lạc bộ bạn yêu nhạc, Bảy sắc cầu vồng, Những người bạn ngộ nghĩnh, Từ ánh mắt đến trái tim...

Sản xuất

Lúc mới thành lập kênh VTV3, do thiếu chương trình để phát, nhà báo Lại Văn Sâm được giao nhiệm vụ phải dẫn dắt SV 96 với thời lượng 3 tiếng đồng hồ. Để đảm bảo độ hấp dẫn, thú vị với thời gian dài như vậy, Lại Văn Sâm cho biết đây là một nhiệm vụ bất khả thi. "...nếu cố gắng lắm cũng chỉ có thể kéo dài được 2 tiếng. Cuối cùng các chương trình chỉ kéo dài được khoảng 100 phút", nhà báo Lại Văn Sâm chia sẻ. "Tôi còn nhớ riêng trận chung kết SV 96 chúng tôi làm từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm, kéo dài 4 tiếng đồng hồ. Và đó cũng là chương trình truyền hình trực tiếp đầu tiên của VTV".

Ngoài khó khăn về thời lượng, SV 96 còn gặp vô số những khó khăn khác như chi phí đầu tư hay tìm địa điểm thực hiện chương trình. Một chương trình hoành tráng như SV 96 cũng chỉ có đúng 10 triệu đồng chi phí sản xuất. Trong đó tiền thuê địa điểm, âm thanh, ánh sáng hết 3 triệu, giải thưởng cho các đội hết 3 triệu.

"Mỗi một cuộc SV chúng tôi tổ chức chỉ phát khoảng vài nghìn vé nhưng thực tế lượng người đến xem lúc nào cũng 5 - 6 nghìn người, thậm chí có nơi lên đến hàng chục nghìn. Tôi còn nhớ, trận đấu SV đầu tiên được tổ chức tại nhà văn hóa Từ Liêm, toàn bộ ghế bị dẫm đạp gãy hết và lần đầu tiên Đài THVN phải đền bù hết 47 triệu đồng. Đó là một số tiền vô cùng lớn lúc bấy giờ".[6]

Danh sách đội tham dự

Khu vực miền Bắc

  1. Đại học Bách khoa Hà Nội
  2. Đại học Xây dựng
  3. Đại học Kinh tế Quốc dân
  4. Nhạc viện Hà Nội
  5. Đại học Thái Nguyên
  6. Viện Đại học Mở Hà Nội
  7. Đại học Khoa học tự nhiên
  8. Đại học Y khoa Hà Nội
  9. Đại học Tài chính kế toán
  10. Đại học Văn hóa Hà Nội
  11. Đại học Thủy Lợi
  12. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
  13. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội
  14. Đại học Luật Hà Nội
  15. Đại học Sân khấu và Điện ảnh
  16. Đại học dân lập Thăng Long
  17. Đại học Công đoàn
  18. Đại học Mỹ thuật Hà Nội
  19. Đại học Hàng hải Việt Nam
  20. Đại học Mỏ Địa Chất
  21. Đại học Dược Hà Nội
  22. Đại học Hồng Đức
  23. Đại học Thương mại
  24. Đại học Sư phạm Hà Nội

Khu vực miền Trung

  1. Đại học Đà Nẵng
  2. Đại học Huế
  3. Đại học Thủy sản Nha Trang
  4. Đại học Tây Nguyên
  5. Đại học Sư phạm Quy Nhơn

Khu vực miền Nam

  1. Đại học Kiến trúc TP.HCM
  2. ĐH SP Kỹ Thuật
  3. Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP. HCM
  4. Đại học Ngoại ngữ tin học
  5. Đại học Ngoại thương TP.HCM
  6. Đại học Mỹ thuật Tp. HCM
  7. Đại học Kinh tế TP.HCM
  8. Đại học Y dược TP.HCM
  9. Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Học viện Hàng không Việt Nam
  11. Đại học Bách Khoa Tp HCM
  12. Đại học dân lập Văn Lang

Kết quả thi đấu

41 Trường Đại học trên toàn quốc đươc chia thành 3 khu vực: Miền Bắc 24 đội thi đấu 4 vòng chọn ra 2 đội vào chung kết toàn quốc; Miền Nam 12 đội thi đấu 3 vòng và Miền Trung 5 đội thi đấu 2 vòng chọn 1 đội vào chung kết toàn quốc. Tổng số SV 96 có 26 trận đấu như sau:

Vòng 1

Số TT Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
01 Miền Bắc Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
02 Miền Bắc Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Y khoa Hà Nội
Đại học Tài chính kế toán
Đại học Khoa học tự nhiên
03 Miền Bắc Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Mỹ thuật Hà Nội
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Mỏ Địa Chất
04 Miền Bắc Đại học Dược Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Hồng Đức
Đại học Văn hóa Hà Nội
05 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học Sân khấu và Điện ảnh
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Thủy Lợi
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
06 Miền Bắc Đại học Thương mại
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
07 Miền Bắc Đại học Nông nghiệp 1
Đại học Công đoàn
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Nông nghiệp 1
Đại học dân lập Thăng Long
08 Miền Bắc Nhạc viện Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
Viện Đại học Mở Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
09 Miền Trung Đại học Đà Nẵng
Đại học Huế
Đại học Sư phạm Quy Nhơn
Đại học Đà Nẵng
10 Miền Trung Đại học Thủy sản Nha Trang
Đại học Tây Nguyên
Đại học Thủy sản Nha Trang
Đại học Tây Nguyên
11 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
ĐH Sư phạm kỹ thuật
Trung tâm ĐT BD Cán bộ Y tế TP HCM
Đại học Kiến trúc TPHCM
ĐH Sư phạm kỹ thuật
12 Miền Nam Đại học Ngoại thương TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Y dược TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
13 Miền Nam Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Ngoại ngữ tin học
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Ngoại ngữ tin học
14 Miền Nam Đại học Bách Khoa Tp HCM
Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Học viện Hàng không Việt Nam
Đại học Mỹ thuật Tp HCM

Vòng 2

Số TT Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
15 Miền Bắc Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
Đại học Mỏ Địa Chất
Đại học Xây dựng Hà Nội
Đại học Văn hóa Hà Nội
16 Miền Bắc Đại học Thái Nguyên
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Hàng Hải Hải Phòng
Đại học Thái Nguyên
17 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
18 Miền Bắc Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội
19 Miền Trung Đại học Đà Nẵng
Đại học Tây Nguyên
Đại học Thủy sản Nha Trang (bỏ cuộc)
Đại học Đà Nẵng
20 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học dân lập Văn Lang
Đại học Kiến trúc TPHCM
21 Miền Nam Đại học Ngoại thương TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Y dược TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
22 Miền Nam Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Đại học Ngoại ngữ tin học
ĐH Sư phạm kỹ thuật
Đại học Mỹ thuật Tp HCM

Vòng 3

Số TT Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
23 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học Xây Dựng Hà Nội
Đại học Thái Nguyên
Đại học Thủy Lợi
Đại học Xây Dựng (bỏ cuộc)
24 Miền Bắc Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học dân lập Thăng Long
25 Miền Nam Đại học Kiến trúc TPHCM
Đại học Kinh tế TPHCM
Đại học Mỹ thuật Tp HCM
Đại học Kiến trúc TPHCM

Vòng 4

Số TT Khu vực Trường tham gia Đội lọt vào vòng trong Ghi chú
26 Miền Bắc Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long
Đại học Văn Hóa Hà Nội
Đại học Thủy Lợi
Đại học dân lập Thăng Long

Chung kết toàn quốc

Phát sóng trực tiếp Chủ đề Trường tham gia Đội thắng cuộc
30 tháng 12 năm 1996 Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Thủy lợi Hà Nội

Đại học Dân lập Thăng Long

Đại học Đà Nẵng

Đại học Thủy lợi Hà Nội

Tham khảo

  1. ^ “NB Lại Văn Sâm bồi hồi nhớ về thời khốn khó của SV 96”. 31 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm và những hình ảnh chưa từng công bố”. VTV.vn. 29 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ Lịch sử SV 2012 Lưu trữ 2012-06-15 tại Wayback Machine, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG BIHACO, ngày 20 tháng 12 năm 2011 at 1:08 am
  4. ^ “MC, Nhà báo Lại Văn Sâm: Truyền hình cho tôi tất cả”. VTV.
  5. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm và những ký ức khó quên về SV 96”. VTV.vn. 5 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Nhà báo Lại Văn Sâm và những ký ức khó quên về SV 96”. VTV.vn. 5 tháng 9 năm 2020.

Xem thêm