Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cá hổ Thái”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Trương Minh Khải đã đổi Datnioides pulcher thành Cá hổ Thái: Đổi tên thông dụng
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{italictitle}}
{{Bảng phân loại
{{Bảng phân loại
| name = ''Datnioides pulcher''
| image = Tigerfish037.JPG
| image = Tigerfish037.JPG
| status = CR
| status = CR
Dòng 24: Dòng 24:


==Bảo tồn==
==Bảo tồn==
''Datnioides pulcher'' xuất hiện ở lưu vực sông Mekong, Chao Phraya nhưng đã tuyệt chủng ở Thái Lan.<ref name = IUCN /> vào những năm 1990. Hiện tại số lượng ''Datnoides pulcher'' vẫn còn một ít ở Việt Nam, Lào và Campuchia,<ref name = IUCN /> nhưng số lượng của chúng đã giảm hơn 90% trong vòng 20 năm qua do mức độ khai thác cho thị trường cá cảnh quốc tế cũng như làm thực phẩm. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hạ tầng làm ô nhiễm môi trường sống của chúng.
''Datnioides pulcher'' xuất hiện ở lưu vực sông Mekong, Chao Phraya nhưng đã tuyệt chủng ở Thái Lan.<ref name = IUCN /> Hiện tại số lượng ''Datnoides pulcher'' vẫn còn một ít ở Việt Nam, Lào và Campuchia,<ref name = IUCN /> nhưng số lượng của chúng đã giảm hơn 90% trong vòng 20 năm qua do mức độ khai thác cho thị trường cá cảnh quốc tế cũng như làm thực phẩm. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hạ tầng làm ô nhiễm môi trường sống của chúng.


Cục Ngư nghiệp Thái Lan (Department of Fisheries in Thailand - DOF) có thực hiện một chương trình nhân giống cá hổ, tuy nhiên kết quả còn tương đối hạn chế. Tại Việt Nam, năm 2003 đã có chương trình phát triển, sản xuất nguồn lợi cá cảnh tại TP.HCM đến năm 2010, trong đó có cá hổ Thái.<ref>{{chú thích web|title=Chương trình phát triển cá cảnh đến năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh|author=Sở Nông nghiệp & PTNT TP.HCM|year=2003|url = http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/chuyennganh/lists/posts/post.aspx?Source=/chuyennganh&Category=Thu%25E1%25BB%25B7+s%25E1%25BA%25A3n&ItemID=126&Mode=1}}</ref>
Cục Ngư nghiệp Thái Lan (Department of Fisheries in Thailand - DOF) có thực hiện một chương trình nhân giống cá hổ, tuy nhiên kết quả còn tương đối hạn chế. Tại Việt Nam, năm 2003 đã có chương trình phát triển, sản xuất nguồn lợi cá cảnh tại TP.HCM đến năm 2010, trong đó có cá hổ Thái.<ref>{{chú thích web|title=Chương trình phát triển cá cảnh đến năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh|author=Sở Nông nghiệp & PTNT TP.HCM|year=2003|url = http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/chuyennganh/lists/posts/post.aspx?Source=/chuyennganh&Category=Thu%25E1%25BB%25B7+s%25E1%25BA%25A3n&ItemID=126&Mode=1}}</ref>

Phiên bản lúc 13:02, ngày 31 tháng 7 năm 2021

Datnioides pulcher
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Datnioididae
Chi (genus)Datnioides
Loài (species)D. pulcher
Danh pháp hai phần
Datnioides pulcher
(Kottelat, 1998)
Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Coius pulcher Kottelat, 1998

Cá hổ Thái hay cá hổ Xiêm (danh pháp khoa học: Datnioides pulcher, tên tiếng Anh là Siamese tigerfish hay Siamese tiger perch) là một loài cá nước ngọt trong họ Datnioididae. Chúng hiện là loài cực kỳ nguy cấp, có nguồn gốc tại lưu vực sông Chao Phraya, sông Mae Klongsông Mekong.[1]

Phân loại

Trước đây cá hổ Thái Datnioides pulcher từng bị nhầm lẫn thành cá hổ Indo Datnioides microlepis do hình thái rất giống nhau. Sau đó vào năm 1994, Kottelat nghiên cứu dựa trên hàng loạt dữ liệu thu thập được các cá thể Datnioides microlepissông Chao Phraya, sông Mekong. Đến năm 1998, những cá thể Datnioides microlepis phân bố ở sông Chao Phraya và sông Mekong được đổi tên thành Datnioides pulcher và được công nhận là một loài mới.[3][4]

Bảo tồn

Datnioides pulcher xuất hiện ở lưu vực sông Mekong, Chao Phraya nhưng đã tuyệt chủng ở Thái Lan.[1] Hiện tại số lượng Datnoides pulcher vẫn còn một ít ở Việt Nam, Lào và Campuchia,[1] nhưng số lượng của chúng đã giảm hơn 90% trong vòng 20 năm qua do mức độ khai thác cho thị trường cá cảnh quốc tế cũng như làm thực phẩm. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hạ tầng làm ô nhiễm môi trường sống của chúng.

Cục Ngư nghiệp Thái Lan (Department of Fisheries in Thailand - DOF) có thực hiện một chương trình nhân giống cá hổ, tuy nhiên kết quả còn tương đối hạn chế. Tại Việt Nam, năm 2003 đã có chương trình phát triển, sản xuất nguồn lợi cá cảnh tại TP.HCM đến năm 2010, trong đó có cá hổ Thái.[5]

Đặc điểm

Cá hổ Thái có các sọc màu vàng và đen rất to chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Các vây lưng có gai xương cứng.[6] Chúng phát triển chiều dài tiêu chuẩn đến 40 cm.[7] Vảy của chúng thì rất mịn và đôi chỗ ánh kim. Khi chúng trong trạng thái tốt nhất, sọc sẽ đồng nhất 1 khối, đậm và dày. Chúng có thể duy trì trạng thái ổn định này rất lâu. Chúng khá dài, dạng đuôi tách rời, sọc thứ ba có điểm gãy khoảng 1/3, điểm gãy này có rìa vạch nhô ra giống hổ bắc. Dạng đuôi chữ V của chúng thường là đuôi V nhọn. Đôi khi có những biến thể về gốc đuôi. Sọc giữa của hổ Thái xiên nhiều, hội tụ tại 1 điểm, vát về hậu môn, ra hình răng cọp. Cá có sọc không kéo dài lên gai lưng. Sọc của chúng rất dày và đen đậm, chúng có một màu nền vàng chanh.

Điều kiện nuôi làm cảnh

Loài cá này sống ở nước ngọt hay nước lợ với độ pH thích hợp nhất là 7,6–8,0 cùng nhiệt độ chừng 22–26 °C (72–79 °F). Cá hổ Thái là loài săn mồi - tức chúng sẽ "làm thịt" những con cá nhỏ hơn mà chúng bắt gặp. Nên cho chúng ăn các loại thực phẩm tươi sống cũng như đông lạnh. Kích cỡ của cá hổ trong điều kiện nuôi cảnh không lớn như trong điều kiện tự nhiên, nhưng với chiều dài lên tới 24 inch (61 cm) trong tự nhiên thì trong điều kiện nuôi nhốt chúng cũng khá là lớn - điều này có nghĩa là cần một bể cá to để chứa chúng.[6]

Chú thích

  1. ^ a b c d Vidthayanon, C. (2011). “Datnioides pulcher. The IUCN Red List of Threatened Species 2011: e.T180969A7656475”. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ Froese, R., D. Pauly. (editors) (2021). “Synonyms of Datnioides pulcher (Kottelat, 1998)”. FishBase. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Kottelat, M. (1998). “Fishes of the Nam Theun and Xe Bangfai basins, Laos, with diagnoses of twenty-two new species (Teleostei: Cyprinidae, Balitoridae, Cobitidae, Coiidae and Odontobutidae”. Ichthyological Exploration of Freshwaters. 9 (1): 1–128.
  4. ^ Kottelat, M. (2013). “The fishes of the inland waters of southeast Asia: a catalogue and core bibliography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries”. Raffles Bulletin of Zoology. 27: 1–663.
  5. ^ Sở Nông nghiệp & PTNT TP.HCM (2003). “Chương trình phát triển cá cảnh đến năm 2010 tại thành phố Hồ Chí Minh”.
  6. ^ a b David Alderton (2005). Encyclopaedia of Aquarium and Pond Fish. Dorling Kindersley. tr. 400. ISBN 978-0756609412.
  7. ^ Froese, R., D. Pauly. (editors) (2021). “Datnioides pulcher (Kottelat, 1998)”. FishBase. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài