Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Hoán”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Xuống 1 dòng thành đoạn mới Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 61: Dòng 61:
Khi Nguyên Đế cai trị, nhà Tào Ngụy lúc đó phải đương đầu với những cuộc tấn công của nước [[Thục Hán]] do [[Khương Duy]] dẫn đầu. Khi đó, [[Tư Mã Chiêu]] sau khi đánh bại Khương Duy, bèn sai 2 tướng [[Chung Hội]] và [[Đặng Ngải]] đem 18 vạn quân tiến đánh Thục Hán. Kết quả là Thục Hán đại bại, bắt được Hậu Chủ [[Lưu Thiện]]. Nhưng sau đó, tướng Ngụy là Chung Hội lại liên kết với Khương Duy, bắt giam Đặng Ngải, định lập lại nước Thục hán, nhưng cuối cùng bị các tướng Ngụy giết chết. Từ đó, lãnh thổ rộng lớn của Thục Hán (gồm tỉnh [[Tứ Xuyên]], [[Trùng Khánh]], [[Vân Nam]], miền nam [[Thiểm Tây]] và miền đông nam [[Cam Túc]] ngày nay) sáp nhập vào Tào Ngụy.
Khi Nguyên Đế cai trị, nhà Tào Ngụy lúc đó phải đương đầu với những cuộc tấn công của nước [[Thục Hán]] do [[Khương Duy]] dẫn đầu. Khi đó, [[Tư Mã Chiêu]] sau khi đánh bại Khương Duy, bèn sai 2 tướng [[Chung Hội]] và [[Đặng Ngải]] đem 18 vạn quân tiến đánh Thục Hán. Kết quả là Thục Hán đại bại, bắt được Hậu Chủ [[Lưu Thiện]]. Nhưng sau đó, tướng Ngụy là Chung Hội lại liên kết với Khương Duy, bắt giam Đặng Ngải, định lập lại nước Thục hán, nhưng cuối cùng bị các tướng Ngụy giết chết. Từ đó, lãnh thổ rộng lớn của Thục Hán (gồm tỉnh [[Tứ Xuyên]], [[Trùng Khánh]], [[Vân Nam]], miền nam [[Thiểm Tây]] và miền đông nam [[Cam Túc]] ngày nay) sáp nhập vào Tào Ngụy.


'''Nhường Ngôi cho Tư Mã Viêm'''
=== Nhường Ngôi cho Tư Mã Viêm ===


Từ sau trận chiến đó, họ [[Tư Mã]] ngày càng mạnh mẽ. Năm 264, [[Tư Mã Chiêu]] ép [[Nguyên Đế]] phong ông làm Tấn Vương. Sau đó, Nguyên Đế lại phải ban lễ [[cửu tích]] cho ông.
Từ sau trận chiến đó, họ [[Tư Mã]] ngày càng mạnh mẽ. Năm 264, [[Tư Mã Chiêu]] ép [[Nguyên Đế]] phong ông làm Tấn Vương. Sau đó, Nguyên Đế lại phải ban lễ [[cửu tích]] cho ông.
Dòng 78: Dòng 78:
Còn [[Nguyên Đế]], sau khi bị giáng làm [[Trần Lưu Vương]], không rõ cuộc sống sau đó của ông ra sao.<ref>[[Tam quốc chí]],
Còn [[Nguyên Đế]], sau khi bị giáng làm [[Trần Lưu Vương]], không rõ cuộc sống sau đó của ông ra sao.<ref>[[Tam quốc chí]],
[http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E5%BF%97/%E5%8D%B704 quyển 4]</ref>
[http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E5%BF%97/%E5%8D%B704 quyển 4]</ref>

==Qua Đời==
==Qua Đời==
Ông mất vào năm [[302]], dưới thời [[Tấn Huệ Đế]], hưởng thọ 56 tuổi. Sử Không nhắc gì về Hậu Duệ của ông.
Ông mất vào năm [[302]], dưới thời [[Tấn Huệ Đế]], hưởng thọ 56 tuổi. Sử Không nhắc gì về Hậu Duệ của ông.

Phiên bản lúc 04:49, ngày 3 tháng 8 năm 2021

Tào Ngụy Nguyên Đế
曹魏元帝
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Tào Ngụy
Trị vì260265
Tiền nhiệmCao Quý Hương Công
Kế nhiệmTriều đại sụp đổ
Trần Lưu Vương
Tại vị265 - 302
Thông tin chung
Sinh246
Mất302
Trung Quốc
Tên đầy đủ
Tào Hoán (曹奐)
Niên hiệu
Cảnh Nguyên (260–264)
Hàm Hy (265-266)
Thụy hiệu
Nguyên Hoàng Đế (元皇帝)
Triều đạiTào Ngụy
Thân phụTào Vũ (曹宇)

Tào Hoán (chữ Hán: 曹奐; 246302) hay Tào Ngụy Nguyên Đế, là vị vua cuối cùng của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đầu năm 266 dương lịch, khi ông thoái vị, nhường ngôi lại cho Tư Mã Viêm, ông được phong làm Trần Lưu Vương (陳留王), sau khi mất, ông được an táng theo nghi thức của một hoàng đế, được truy hiệu là "Nguyên" (nghĩa là: thức thời, hợp lẽ).

Trong thời gian ở ngôi, dĩ nhiên Nguyên Đế cũng chỉ là một ông vua bù nhìn được Họ Tư Mã dựng lên để khống chế triều đình Tào Ngụy.

Thiếu thời

Trần Lưu Vương tên là Hoán(14) sinh vào năm 246, tên khai sinh vốn là Tào Hoàng sau khi ông lên ngôi Hoàng Đế thì ông bèn đổi tên là Tào Hoán, tự Cảnh Minh, là cháu của Vũ Đế, con của Yên VươngTào Vũ.

Năm Cam Lộ thứ ba, phong Thường Đạo Hương Công ở huyện An Thứ. Cao Quý Hương Công chết, công khanh bàn đón lập công.

Tháng 6, ngày giáp dần,năm 265, vào đến Lạc Dương, gặp Hoàng thái hậu, hôm đó lên ngôi Hoàng đế ở điện trước Thái Cực Tức Tào Ngụy Nguyên Đế, đại xá, đổi Niên hiệu, ban tước và lụa gạo cho mọi người theo thứ bậc.[1]

Trị Vì

Năm 263, vua lập nàng họ Biện làm hoàng hậu.

Khi Nguyên Đế cai trị, nhà Tào Ngụy lúc đó phải đương đầu với những cuộc tấn công của nước Thục Hán do Khương Duy dẫn đầu. Khi đó, Tư Mã Chiêu sau khi đánh bại Khương Duy, bèn sai 2 tướng Chung HộiĐặng Ngải đem 18 vạn quân tiến đánh Thục Hán. Kết quả là Thục Hán đại bại, bắt được Hậu Chủ Lưu Thiện. Nhưng sau đó, tướng Ngụy là Chung Hội lại liên kết với Khương Duy, bắt giam Đặng Ngải, định lập lại nước Thục hán, nhưng cuối cùng bị các tướng Ngụy giết chết. Từ đó, lãnh thổ rộng lớn của Thục Hán (gồm tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, miền nam Thiểm Tây và miền đông nam Cam Túc ngày nay) sáp nhập vào Tào Ngụy.

Nhường Ngôi cho Tư Mã Viêm

Từ sau trận chiến đó, họ Tư Mã ngày càng mạnh mẽ. Năm 264, Tư Mã Chiêu ép Nguyên Đế phong ông làm Tấn Vương. Sau đó, Nguyên Đế lại phải ban lễ cửu tích cho ông.

Tháng 5, năm đó, Nguyên Đế hạ chiếu nói:

“Tướng quốc Tấn Vương bày đặt mưu thần, đức bọc bốn cõi, võ công lẫy lừng thì oai trùm xứ lạ, lan truyền giáo hóa thì các nước bên cạnh chẳng rời bỏ. Vỗ về miền Giang Biểu, vẫn nghĩ giúp đỡ, bỏ võ chuộng nhân, nêu bảo oai đức. Văn đức truyền đến đâu thì đều ngưỡng theo hướng về, sai sứ dâng nạp để tỏ rõ ý thuận, đem vật báu đồ lạ đến mà tỏ lòng vui mừng. Vậy mà Vương vẫn khiêm nhường như thế, đều sai trả về, chẳng phải là vì vỗ về mà khiến cho người ta theo phục, mà là theo mộ lòng thành thật vậy. Nay các đồ mà Tôn Hạo dâng đến mà Vương chở về thì đều đem đến chỗ vương để hợp với phép cổ”. Vương cố từ lại thôi.

Lại sai Tấn Vương đội mũ miện có mười hai dải, dùng cờ tinh của Thiên tử, ra thì có quân phòng vệ, vào thì sai quân dẹp đường, ngồi xe nạm vàng bạc, có sáu con ngựa kéo, sắm năm cỗ xe đi bảo vệ, đặt cờ mao cờ xí, tám đội nhạc múa, treo chuông khánh ở trong cung. Lại phong phi của vương làm Vương hậu, Thế tử làm Thái tử, các con trai, con gái, cháu của vương đều được ban tước như phép cũ. Ngày quý mùi, đại xá. Mùa thu tháng tám ngày tân mão, Tướng quốc Tấn Vương Tư Mã Chiêu qua đời. Ngày nhâm thìn, Thái tử Viêm của Tấn Vương được phong nối tước, trông coi trăm quan, sắm sửa chiếu lệnh, đều như lúc cũ.

Tháng đó, huyện Tương Vũ tấu có người lớn hiện, cao hơn ba trượng, vết dân dài ba thước hai tấc, tóc trắng, mặc áo cộc vàng, khăn vàng, cầm gậy, gọi người dân là Vương Thủy đến bảo rằng: “Thời nay yên bình”. Tháng chín ngày ất mùi, đại xá. Ngày mậu ngọ, lấy Tư đồ Hà Tăng làm Thừa tướng của Tấn Vương. Ngày quý hợi, lấy Phiếu kị Tướng quân Tư Mã Vọng làm Tư đồ, Chinh đông Đại tướng quân Thạch Bao làm Phiếu kị Tướng quân, Chinh nam tướng quân Trần Khiên làm Xa kị Tướng quân. Ngày ất hợi, táng Tấn Văn Vương. Tháng nhuận ngày canh thìn, các nước Khang Cư, Đại Uyển sai sứ đến dâng ngựa tốt, đem vào phủ Tướng quốc để tỏ rõ công lao vỗ về vạn nước phương xa.

Dưới sức ép của Tư Mã Viêm, ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu( Tức 4 tháng 2 năm 266), Nguyên Đế Hạ chiếu công khanh bầy tôi sắm bày lễ nghi đắp đàn ở chỗ ngoài phía nam thành, sai sứ giả dâng ấn thao của Hoàng đế, truyền ngôi cho Vương nối tự của nhà Tấn, theo như việc cũ của nhà Hán truyền ngôi cho nhà Ngụy. Ngày giáp tí, sai sứ giả đem chiếu đến. Bèn đổi phong ở huyện Kim Dung, rồi lại dựng quán ở đất Nghiệp, bấy giờ hai mươi tuổi. Sau 45 năm tồn tại, nước Tào Ngụy đến đó là diệt vong. Cũng từ đó, nhà Tấn thành lập, sau này đã chấm dứt cục diện Tam Quốc.

Còn Nguyên Đế, sau khi bị giáng làm Trần Lưu Vương, không rõ cuộc sống sau đó của ông ra sao.[2]

Qua Đời

Ông mất vào năm 302, dưới thời Tấn Huệ Đế, hưởng thọ 56 tuổi. Sử Không nhắc gì về Hậu Duệ của ông.

Niên hiệu

Trong 5 năm ở ngôi ông chỉ có 2 niên hiệu:

  • Cảnh Nguyên (景元 260264)
  • Hàm Hy (咸熙 264 - 265).

Tham khảo

Xem thêm