Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Danh sách nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 156: Dòng 156:
'''Chu đại nãi nãi''' (周大奶奶) hay ''Chu phu nhân'' (周夫人) là vợ của Chu Trọng Anh, mẹ của Chu Ỷ và Chu Anh Kiệt. Bà vốn là con gái của một võ sĩ, võ công của bà cũng bình thường. Bà là người đã thay chồng tiếp đón nhóm Văn Thái Lai, còn gọi con trai ra chào khách. Bà biết con trai đã tiết lộ chuyện quan trọng, gây ra chuyện lớn nên muốn giấu giếm chồng. Nhưng Chu Trọng Anh nhất quyết tra hỏi đệ tử khiến họ nói ra, trong phút nóng giận mất bình tĩnh không nghe bà khuyên can, ông đã lỡ tay đánh chết Chu Anh Kiệt. Bà vì quá tức giận nên dùng đao định chém xuống đầu chồng, Chu Trọng Anh đứng im, không tránh né nói: "Thôi thì chúng ta cùng chết với nhau cho xong". Bà thấy chồng như vậy, tay chân run bắn lên, quăng đao xuống đất, rồi vừa khóc rống vừa chạy ra khỏi Thiết Đảm trang. Gia đình bà cũng chẳng còn ai nên Chu Trọng Anh không biết bà dựa dẫm nơi nào.
'''Chu đại nãi nãi''' (周大奶奶) hay ''Chu phu nhân'' (周夫人) là vợ của Chu Trọng Anh, mẹ của Chu Ỷ và Chu Anh Kiệt. Bà vốn là con gái của một võ sĩ, võ công của bà cũng bình thường. Bà là người đã thay chồng tiếp đón nhóm Văn Thái Lai, còn gọi con trai ra chào khách. Bà biết con trai đã tiết lộ chuyện quan trọng, gây ra chuyện lớn nên muốn giấu giếm chồng. Nhưng Chu Trọng Anh nhất quyết tra hỏi đệ tử khiến họ nói ra, trong phút nóng giận mất bình tĩnh không nghe bà khuyên can, ông đã lỡ tay đánh chết Chu Anh Kiệt. Bà vì quá tức giận nên dùng đao định chém xuống đầu chồng, Chu Trọng Anh đứng im, không tránh né nói: "Thôi thì chúng ta cùng chết với nhau cho xong". Bà thấy chồng như vậy, tay chân run bắn lên, quăng đao xuống đất, rồi vừa khóc rống vừa chạy ra khỏi Thiết Đảm trang. Gia đình bà cũng chẳng còn ai nên Chu Trọng Anh không biết bà dựa dẫm nơi nào.


Sau đó Chu Ỷ cùng Từ Thiên Hoằng phát hiện ra bà bị Đồng Triệu Hoà bắt trói. Thì ra bà vì thương xót con trai mà bi phẫn bỏ nhà ra đi, đến nhà bà con họ Hứa ở Cao Lan. Mặc dù chủ nhân tiếp đón ân cần, nhưng bà đang đau khổ, ở không lại càng rầu rĩ, chẳng bao lâu đã rời khỏi đó. Hôm đó bà đến Đồng Quan, trú tại khách sạn Duyệt Lai gặp được Đồng Triệu Hoà nên muốn trả thù cho con trai nhưng không đấu lại đông người của Trấn Viễn tiêu cục. hiểu được Chu Ỷ đã có tình ý với Từ Thiên Hoằng nhưng cô con gái lại không hiểu nên vì không muốn danh dự con gái bị huỷ khi ở cùng một phòng với nam nhân khi chưa thành thân, bà quyết định tha lỗi cho chồng, muốn ông đứng ra gả con gái cho Võ Gia Cát.
Sau đó Chu Ỷ cùng Từ Thiên Hoằng phát hiện ra bà bị Đồng Triệu Hoà bắt trói. Thì ra bà vì thương xót con trai mà bi phẫn bỏ nhà ra đi, đến nhà bà con họ Hứa ở Cao Lan. Mặc dù chủ nhân tiếp đón ân cần, nhưng bà đang đau khổ, ở không lại càng rầu rĩ, chẳng bao lâu đã rời khỏi đó. Hôm đó bà đến Đồng Quan, trú tại khách sạn Duyệt Lai gặp được Đồng Triệu Hoà nên muốn trả thù cho con trai nhưng không đấu lại đông người của Trấn Viễn tiêu cục. Trên đường đi qua cuộc nói chuyện và hành động của con gái, bà hiểu được Chu Ỷ đã có tình ý với Từ Thiên Hoằng nhưng cô con gái lại không hiểu nên vì không muốn danh dự con gái bị huỷ khi ở cùng một phòng với nam nhân khi chưa thành thân, bà quyết định tha lỗi cho chồng, muốn ông đứng ra gả con gái cho Võ Gia Cát.


=== Chu Ỷ ===
=== Chu Ỷ ===

Phiên bản lúc 10:50, ngày 9 tháng 8 năm 2021

Thư kiếm ân cừu lục
書劍恩仇錄
Thông tin sách
Tác giảKim Dung
Quốc giaHồng Kông
Ngôn ngữTiếng Trung Quốc
Thể loạiVõ hiệp
Nhà xuất bảnTân vãn báo
Ngày phát hành8 tháng 2 năm 1955 đến 5 tháng 9 năm 1956
Bản tiếng Việt
Người dịchĐông Hải
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Văn học
Kiểu sáchBìa mềm
Bìa cứng

Thư kiếm ân cừu lục (書劍恩仇錄) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được đăng trên Tân vãn báo của Hồng Kông từ ngày 8 tháng 2 năm 1955 đến ngày 5 tháng 9 năm 1956[1]

Nhân vật chính

Trần Gia Lạc

Trần Gia Lạc (陳家洛) là con trai thứ ba của Trần Thế Quan, em ruột Hoàng đế Càn Long, có nghĩa phụ là Vu Vạn Đình và là đồ đệ của Thiên Trì Quái Hiệp Viên Sĩ Tiêu. Được truyền dạy một trăm trường phái võ thuật, đặc biệt là môn quyền pháp độc nhất vô nhị Bách Hoa Thố Quyền, sử dụng châu sách và thuẫn bài làm binh khí. Trần Gia Lạc tuy trẻ tuổi nhưng được tín nhiệm trở thành Tổng đà chủ của Hồng Hoa hội (tức Thiên Địa hội) do thân thế đặc biệt của mình. Tôn chỉ của tổ chức này là phản Thanh phục Minh (lật đổ người Mãn phục hồi giang sơn của người Hán) nên thân thế đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thành nghiệp lớn của hội. Gần cuối tiểu thuyết, trong trận đấu với Trương Triệu Trọng, ngoài việc sử dụng Bách Hoa Thố Quyền, anh còn sử dụng những môn quyền pháp lợi hại do mình sáng tạo ra mà ngay cả sư phụ của mình cũng chưa từng thấy.

Hoắc Thanh Đồng

Hoắc Thanh Đồng (霍青桐) ngoại hiệu là Thúy Vũ Hoàng Sam (翠羽黃衫), là con gái lớn của tộc trưởng người Hồi - Mộc Trác Luân, có anh trai Hoắc A Y và cô em gái Kha Tư Lệ, là đồ đệ của Thiên Sơn Song Ưng Trần Chính Đức và Quan Minh Mai. Cô mang vẻ đẹp của riêng mình, rực rỡ và sáng chói như viên kim cương, thường mặc bộ y phục màu vàng. Cô cũng là một người dũng cảm và thông minh phi thường. Cô phải lòng Trần Gia Lạc vì chàng đã giúp bộ tộc đoạt lại bộ kinh Koran bị đánh cắp, tặng chàng bảo kiếm của Hồi tộc. Cô vừa là cao thủ võ lâm vừa là một người có tài chỉ huy quân đội. Công phu nổi tiếng nhất của cô là Tam Phân Kiếm Thuật do Song Ưng đích thân truyền dạy (Tam Phân ý là sư phụ cô chia tình cảm thành ba phần, một phần dành cho chồng là Trần Chính Đức, một phần dành cho người tình cũ là Viên Sĩ Tiêu và phần cuối cùng dành cho bản thân mình).

Kha Tư Lệ

Kha Tư Lệ (喀絲麗) là em gái của Hoắc Thanh Đồng. Cô không biêt võ công cũng không có tài mưu lược nhưng có vẻ đẹp "trăng in đáy nước, hoa nở trong gương". Cô thích ca hát, nhảy múa, bận bộ đồ màu trắng như tuyết, thích ăn hoa và tắm nước có hoa nên toàn thân của Kha Tư Lệ còn toát ra một mùi hương đặc biệt khiến ai ngửi thấy cũng làm cho thoải mái, quên hết mọi sự đời, do đó thường được gọi là Hương Hương công chúa (香香公主). Cuộc sống bình yên của cô đã thay đổi kể từ khi gặp và yêu Trần Gia Lạc, luôn tin tưởng chàng, luôn xem chàng là người giỏi nhất. Cô bị Càn Long ép phải trở thành phi. Nhờ Trần Gia Lạc thuyết phục, cô đồng ý trong nước mắt để bảo vệ người mình yêu nhưng khi phát hiện Càn Long phản bội lời thề, cô đã tự tử để cảnh báo Trần Gia Lạc và Hồng Hoa hội. Nhân vật này có thể được xây dựng dựa trên nhân vật có thật Hương phi.

Càn Long

Càn Long (乾隆帝) bí danh là Đông Phương Nhĩ (東方耳) là hoàng đế thứ 6 nhà Thanh. Trong tiểu thuyết Càn Long thật ra là anh trai ruột của Trần Gia Lạc. Ngay sau khi sinh đã bị đánh tráo với cô con gái sinh cùng ngày, cùng giờ của Ung Chính đem vào cung để tranh giành sự sủng ái của Khang Hy và được nuôi dưỡng như một hoàng tử trước khi thừa kế ngai vàng. Y ham mê quyền lực, phản bội cả em ruột và yêu Kha Tư Lệ thật lòng. Cũng như Trần Gia Lạc, hắn nhung nhớ cô gái kiều diễm, đáng yêu ấy suốt một thời gian dài ngay cả khi nàng đã chết. Lần đầu gặp Trần Gia Lạc ở Hàng Châu, Càn Long đã bị tiếng đàn lời ca của danh kỹ Ngọc Như Ý mê hoặc, nghe chuyện phu quân Ngọc Như Ý bị bắt xung quân đi đánh xứ Hồi nên muốn bí mật đưa nàng về cung. Về sau cũng vì Ngọc Như Ý mà y bị Hồng Hoa hội bắt đến Lục Hoà tháp còn suýt bị Thiên Sơn Song Ưng hành thích.

Hồng Hoa Hội

Vu Vạn Đình

Vu Vạn Đình (于萬亭) là nghĩa phụ của Trần Gia Lạc và là Tổng đà chủ tiền nhiệm của Hồng Hoa Hội. Ông vốn là đệ tử tục gia của Thiếu Lâm tự, võ công thuộc hàng cao thủ đệ nhất trong giang hồ và là bạn của Thiên Trì Quái Hiệp Viên Sĩ Tiêu - sư phụ của Trần Gia Lạc. Ông chỉ được nhắc đến tên trong cuốn tiểu thuyết vì đã chết trước khi các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết diễn ra. Ông vi phạm môn quy của phái Thiếu Lâm mà bị trục xuất ra khỏi sư môn. Viên Sĩ Tiêu đoán chắc là ông bị oan ức gì không rõ nên triệu tập võ lâm đồng đạo, kéo lên chùa Thiếu Lâm tìm phương trượng chưởng môn mà cãi lý nhưng ông lại đứng ra nhận lỗi. Hồi niên thiếu ông có tình ý với mẫu thân của Trần Gia Lạc. Sau này hoàng thiên chẳng biết chiều lòng người, tách đôi uyên ương này mỗi người một ngả. Vì thế mà suốt đời ông không thành gia lập thất. Sau khi bị trục xuất khỏi sư môn, ông ấy ẩn cư vài năm rồi sáng lập Hồng Hoa Hội, cuối cùng cũng dựng nên đại nghiệp oanh liệt. Khi đến Hải Ninh gặp Trần Các Lão, ông nghe tin người mình yêu nhất trong đời đã tạ thế. Từ lúc đi Hải Ninh về, thần sắc ông thay đổi hẳn, giống như đột ngột già thêm mười mấy tuổi, suốt ngày không thấy nụ cười, rồi vài ngày sau thì khởi bệnh.

Vô Trần Đạo Trưởng

Vô Trần Đạo Trưởng (無塵道長) ngoại hiệu là Truy Hồn Đoạt Mệnh Kiếm (追魂奪命劍), là nhị đương gia của Hồng Hoa Hội, kiếm pháp cao cường, thiện dùng khoái kiếm, nổi tiếng với tuyệt học Thất Thập Nhị Lộ Truy Hồn Đoạt Mệnh Kiếm cùng Liên Hoàn Mê Tung Thối. Vô Trần có tính cách táo bạo, khi xưa yêu một người con gái nhưng người ấy không biết, cùng quan quân lập kế bắt giữ, vì thể hiện tình yêu của mình, Vô Trần đã tự chặt một cánh tay và xuất gia lấy hiệu là Vô Trần. Võ công của ông thuộc hàng mạnh nhất trong Hồng Hoa hội.

Triệu Bán Sơn

Triệu Bán Sơn (趙半山) ngoại hiệu là Thiên Tý Như Lai (千臂如來), là tam đương gia của Hồng Hoa Hội, một cao thủ của Ôn châu Nam tông Thái Cực Môn, giỏi Thái Cực QuyềnThái Cực Kiếm, là cao thủ khí công số một trong môn phái, tự chế ra độc môn ám khí Phi Yến Ngân Toa tung hoành giang hồ. Triệu Bán Sơn tuy dùng ám khí nhưng tính cách ôn hòa, thích giúp người nên được đặt hiệu là Như Lai. Kết giao với cao thủ phái Võ Đang - Lục Phỉ Thanh và Tuyết Sơn Phi Hồ Hồ Phỉ.

Văn Thái Lai

Văn Thái Lai (文泰來) ngoại hiệu là Bôn Lôi Thủ (奔雷手), là tứ đương gia của Hồng Hoa Hội, chồng của thập nhất đương gia Lạc Băng. Võ công siêu phàm, là cao thủ số một của Hồng Hoa hội và là một trong số ít người có thể sánh ngang với Vu Vạn Đình. Công phu nổi tiếng nhất là Phích Lịch ChưởngBôn Lôi Đao Pháp, sử dụng vũ khí là đao và đặc biệt là tiếng hét như tiếng sấm nhằm gây cho đối thủ hoang mang, sợ hãi. Giành được sự tin tưởng rất lớn từ Vu Vạn Đình, cả hai đã cùng nhau tới Tử Cấm Thành và họ là những người duy nhất biết được bí mật về thân phận thật sự của hoàng đế Càn Long. Khi bắt đầu cuốn tiểu thuyết, Hoàng đế Càn Long đã phái người của mình đến phục kích và bắt giữ Văn Thái Lai để ngăn không cho tiết lộ bí mật. Các anh hùng trong Hồng Hoa hội đã thực hiện nhiều nỗ lực để giải cứu anh trước khi thành công.

Thường Hách Chí

Thường Hách Chí (常赫志) ngoại hiệu là Hắc Vô Thường (黑無常), là ngũ đương gia của Hồng Hoa Hội, cùng với người em song sinh Thường Bá Chí hợp lại thành nhóm Tây Xuyên song hiệp (西川雙俠) hay Hắc Bạch Vô Thường (黑白無常). Hai anh em vốn đều là đệ tử của Huệ Lữ đạo nhân phái Thanh Thành, sử dụng phi trảo, công phu Hắc Sa Chưởng, võ công trác tuyệt. Hai anh em có ngoại hình giống hệt nhau chỉ khác là Thường Hách Chí có một nốt ruồi ở mí mắt còn Thường Bá Chí thì không có.

Thường Bá Chí

Thường Bá Chí (常伯志) ngoại hiệu Bạch Vô Thường (白無常), là lục đương gia của Hồng Hoa Hội, cùng với người anh song sinh Thường Hách Chí hợp lại thành nhóm Tây Xuyên song hiệp (西川雙俠) hay Hắc Bạch Vô Thường (黑白無常). Hai anh em vốn đều là đệ tử của Huệ Lữ đạo nhân phái Thanh Thành, sử dụng phi trảo, công phu Hắc Sa Chưởng, võ công trác tuyệt. Hai anh em có ngoại hình giống hệt nhau chỉ khác là Thường Hách Chí có một nốt ruồi ở mí mắt còn Thường Bá Chí thì không có.

Từ Thiên Hoằng

Từ Thiên Hoằng (徐天宏) ngoại hiệu là Võ Gia Cát (武諸葛), là thất đương gia của Hồng Hoa Hội, chồng của Chu Ỷ, là quân sư mưu trí văn võ song toàn được ví như Gia Cát Lượng của Hồng Hoa Hội, lên kế hoạch cho tất cả các nhiệm vụ và hoạt động của hội. Sử dụng vũ khí là một cây đơn đao, một cây thiết quải (gậy sắt) và thiết đảm. Lão anh hùng Chu Trọng Anh của Thiết Đảm trang có một người con trai hi sinh vì Hồng Hoa hội. Khi Văn Thái Lai cùng Lạc Băng và Dư Ngư Đồng đến trú tại Thiết Đảm trang đã bị Trương Triệu Trong cùng đám ngự tiền thị vệ của Càn Long bao vây, đứua con trai 10 tuổi Chu Anh Kiệt vì bị nói khích nên đã để lộ tung tích gây ra hiểu lầm rằng Thiết Đảm trang phối hợp với quân Thanh phục kích bắt Văn Thái Lai. Nhân dịp cùng với hội đi hỏi chuyện về Văn Thái Lai, anh đã bái Chu Trọng Anh làm nghĩa phụ và gặp được cô con gái duy nhất của Chu Trọng Anh. Ban đầu anh có mâu thuẫn với Chu Ỷ và thường tranh cãi với cô, nhưng sau đó yêu cô và hai người kết hôn sau khi cùng nhau thoát khỏi nguy hiểm. Qua đó trở thành con rể của Chu Trọng Anh, hoá giải hiềm khích giữa Hồng Hoa hội và Thiết Đảm trang cũng như duy trì huyết mạch của nhà họ Chu. Sau khi kết hôn, anh có một người con trai với Chu Ỷ.

Dương Thành Hiệp

Dương Thành Hiệp (楊成協) ngoại hiệu là Thiết Tháp (鐵塔), là bát đương gia của Hồng Hoa Hội, nguyên là Bang chủ của Thanh Kỳ Bang. Là một người cao và béo, có nước da ngăm đen và phong thái dũng mãnh. Bị thuyết phục gia nhập hội vì đã bị đánh bại bởi một đạo sĩ bụi đời, vũ khí sử dụng là một cây cương tiên (roi sắt) với công phu Thiết Bố Sam, luyện thiền tiên và giỏi kungfu.

Vệ Xuân Hoa

Vệ Xuân Hoa (衛春華) ngoại hiệu là Cửu Mệnh Cẩm Báo Tử (九命錦豹子), là cửu đương gia của Hồng Hoa Hội. Mỗi khi chiến đấu ác liệt trên sông hồ và đối đầu với tướng sĩ, binh lính nhà Thanh, anh luôn tiến về phía trước mà không màng đến tính mạng giống như Cẩm Báo Tử Dương Lâm, gặp vô số hiểm nguy trong cuộc sống nhưng anh chưa từng bị thương nặng nên người ta nói anh có chín mạng (Cửu Mệnh). Vũ khí anh thường sử dụng là một cặp song câu .

Chương Tiến

Chương Tiến (章進) ngoại hiệu là Thạch Cảm Đương (石敢當), là thập đương gia của Hồng Hoa Hội. Anh tự gọi mình là Chương Trì Tử (章駝子) và có một tính cách kỳ lạ. Anh ấy nói rằng Lạc Băng đối xử với anh ấy là tốt nhất vì vậy anh ấy nghe lời của Lạc Băng nhất và không thích người khác gọi anh ấy là Trì Tử. Cuối cùng bị giết bởi quân đội Ngự Lâm Quân bảo vệ hoàng cung trong bữa tiệc giữa Càn Long và Hồng Hoa hội. Sử dụng vũ khí là một cây gậy răng sói được gọi là "Đoản Bính Lang Nha Bổng".

Lạc Băng

Lạc Băng (駱冰) ngoại hiệu là Uyên Ương Đao (鴛鴦刀), là thập nhất đương gia của Hồng Hoa Hội, là con gái của Lạc Nguyên Thông và vợ của Văn Thái Lai. Cô cùng với Lý Nguyên Chỉ và Chu Ỷ trở thành 3 nhân vật nữ thứ chính của bộ truyện. Cốt truyện của cô trong tiểu thuyết khá là thú vị, cô có một tính cách vui vẻ, một nụ cười năng động, hận thù phân minh. Ngoài việc chế tạo ra một cặp đao với một dài và một ngắn gọi là "Uyên Ương Đao", cô còn rất giỏi trong việc phi đao. Kim Dung nói rằng "cô ấy cầm một lưỡi kiếm bằng tay một cách nhanh chóng giống như cầm một cành hoa". Cô là một "cô gái kiêu hãnh của sông hồ" không chỉ được người khác kính nể mà còn có tiền tài vô độ. Cô ấy đã bị cha mình cưng chiều từ khi còn là một đứa trẻ nên rất kiêu ngạo. Cả cha và chồng đều yêu thương cô, các huynh đệ trong Hồng Hoa hội thường sẽ nhường nhịn và làm hoà với cô trước. Cô ấy thực sự là một người phụ nữ hạnh phúc. Vì là vợ Văn Thái Lai nên cô thường được gọi là "tứ tẩu" chứ không gọi là thập nhất tỷ hay thập nhất muội.

Thạch Song Anh

Thạch Song Anh (石雙英) ngoại hiệu là Quỷ Kiến Sầu (鬼見愁), là thập nhị đương gia của Hồng Hoa Hội, chưởng quản Hình Đường - nơi thưởng phạt những người có công có tội. Anh là người thiết diện vô tư, dù có bỏ trốn đến tận cùng thế giới, chân trời góc bể sau khi vi phạm giới luật của hội, anh cũng sẽ sai người đến bắt và xử tử. Vì vậy, mọi người trong hội đều kính nể anh; giỏi về nội gia quyền pháp. Các đương gia khác muốn tránh việc gọi cái tên "Quỷ Kiến Sầu" vì nó khá giống với anh em nhà họ Thường (Quỷ Vô Thường) nên sẽ gọi anh là thập nhị đệ hay thập nhị lang. Công phu nổi tiếng nhất của anh là Huyền Huyền Đao Pháp.

Tưởng Tứ Căn

Tưởng Tứ Căn (蔣四根) ngoại hiệu là Đồng Đầu Ngạc Ngư (銅頭鱷魚), là thập tam đương gia của Hồng Hoa Hội. Là người có khả năng bơi tốt. Vũ khí sử dụng là một cây thiết tương (mái chèo sắt) được gọi là "Lỗ Trí Thâm Phong Ma Trượng" (魯智深瘋魔杖). Anh sử dụng mái chèo sắt như một cây quyền trượng mà Hoa Hoà Thượng Lỗ Trí Thâm từng sử dụng đó là Nhật Nguyệt quyền trượng. Công phu nổi tiếng là Phong Ma Trượng Pháp. Cùng với Dương Thành Hiệp và Chương Tiến là 3 đại lực sĩ trên giang hồ.

Dư Ngư Đồng

Dư Ngư Đồng (余魚同) ngoại hiệu là Kim Địch Tú Tài (金笛秀才), là thập tứ đương gia của Hồng Hoa Hội, là người giữ nhiệm vụ liên lạc bốn phương, thám thính tin tức trong hội. Anh có biệt tài thổi sáo, sử dụng một cây địch tử (sáo Tàu) bằng vàng, được chân truyền võ công từ sư phụ là Mã Chân - chưởng môn phái Võ Đang, là sư điệt của Lục Phỉ Thanh và Trương Triệu Trọng, có sư muội đồng môn là Lý Nguyên Chỉ. Là người từng được sư phụ thừa nhận là rất có tài năng và tư chất khi anh là người cơ trí, tự tin, dí dỏm, hoạt bát, có ăn học, biết lễ nghĩa nhưng lại yêu Lạc Băng ngay từ cái nhìn đầu tiên, thậm chí còn phạm phải những điều vượt quá quy tắc. Sau đó, anh cảm thấy tội lỗi và không thể tha thứ cho bản thân. Anh tự gọi mình là "kẻ đau lòng, nhẫn tâm và bất chính nhất thế giới". Vì vậy anh nghĩ mình sinh ra là để tạ lỗi với Văn Thái Lai bằng cái chết của mình và với suy nghĩ này, anh lao vào lửa cứu Văn Thái Lai. Chàng thất tình, gặp gỡ tiểu sư muội Lý Nguyên Chỉ thông minh xinh xắn lại tha thiết yêu chàng, bị nàng làm cảm động. Cuối cùng, Dư Ngư Đồng và Lý Nguyên Chỉ nên duyên vợ chồng.

Tâm Nghiễn

Tâm Nghiễn (心硯) nguyên là thư đồng của Trần Gia Lạc. Từ khi còn nhỏ anh đã cùng với Trần Gia Lạc về vùng Hồi Cương để luyện võ, tuy còn nhỏ nhưng võ công của anh cũng rất cao cường. Anh là một người trung thành, gan dạ, dũng cảm, đặc biệt trung thành với Trần Gia Lạc, đã từng quỳ xuống cầu xin Hoắc Thanh Đồng cứu Trần Gia Lạc và các anh hùng khác của Hồng Hoa Hội khiến bao người rơi nước mắt. Anh lập lời thề sẽ cùng sống chết với chủ nhân Trần Gia Lạc và gia nhập Hồng Hoa Hội. Sau này trong trận đại chiến khi Hồng Hoa Hội bị quân Thanh bao vây ở Hồi Cương, cậu coi cái chết của mình là nhà, quyết giải vây cho chủ nhân và các anh hùng trong hội cũng như bộ tộc người Hồi, lập được công lớn nên được mọi người đề nghị phong là thập ngũ đương gia của Hồng Hoa Hội.

Mã Thiện Quân

Mã Thiện Quân (馬善鈞) là tổng đầu mục của Hồng Hoa hội ở Hàng Châu, là một đại thương gia buôn bán tơ lụa, gấm vóc danh tiếng nhất tại Hàng Châu, có đến ba bốn xưởng dệt lớn, thế lực rất mạnh. Ông tuổi chừng 50, tướng mạo phong nhã, thường mặc chiếc áo gấm đắt tiền. Nhìn vào, ai cũng tưởng ông chỉ là một đại phú ông nhưng không ngờ cũng là một hiệp khách giang hồ hào hiệp. Bình sinh Mã Thiện Quân rất ham mê võ nghệ, chơi thân với Vệ Xuân Hoa và gia nhập Hồng Hoa Hội. Trong khoảng thời gian các anh hùng Hồng Hoa Hội tới Hàng Châu để cứu Văn Thái Lai, ông theo đường tắt đón họ đến trú tại một căn nhà trong hốc núi mà cả thành Hàng Châu đều không hay biết. Sau đó ông sai con trai Mã Đại Đình cho người đi do thám các nha môn phủ, huyện Tiền Đường, kể cả doanh trại của tương biên phòng nhưng không tìm thấy được một tin tức nào về tung tích của Văn Thái Lai cả. Ông cũng giao cho các anh hùng Hồng Hoa Hội bản đồ của Hàng Châu, giải thích từng con đường, ngõ hẻm nhưng do Hàng Châu thực hiện lệnh giới nghiêm nên không thu thập được tin tức gì.

Bộ tộc Hồi

Mộc Trác Luân

Mộc Trác Luân (木卓倫) là lãnh tụ của Hồi tộc, là cha của Hoắc Thanh Đồng và Kha Tư Lệ. Vì bộ kinh Koran bị quân Thanh đánh cắp nên con trai ông, Hoắc A Y cùng với cô em gái Hoắc Thanh Đồng phải dẫn người trong tộc đi đến vùng Trung Nguyên tìm kiếm thánh vật. Trần Gia Lạc đã giúp ông phục hồi lại bộ kinh bị thất lạc, vì vậy nên ông rất biết ơn Trần Gia Lạc. Sau đó, Trần Gia Lạc bị quân của Triệu Huệ bao vây trong sa mạc và Mộc Trác Luân đã dẫn quân đến giải cứu. Với tài mưu lược của Hoắc Thanh Đồng, quân của Hồi tộc đã bao vây quân của Triệu Huệ ở sông Hắc Thủy hơn 4 tháng. Nhưng khi được chi viện quân Thanh kéo đến tấn công và Hoắc Thanh Đồng lâm bệnh nặng không thể chỉ huy, ông cùng con trai Hoắc A Y đã ra quyết chiến và chết trong trận chiến, toàn bộ quân Hồi bị tiêu diệt.

Hoắc A Y

Hoắc A Y (霍阿伊) là con trai trưởng của tộc trưởng người Hồi - Mộc Trác Luân, là anh trai của Hoắc Thanh Đồng và Kha Tư Lệ, là thủ lĩnh trẻ tuổi của bộ tộc Hồi ở Tân Cương. Anh là một con người chân thành và ngay thẳng. Khi bộ kinh Koran bị quân Thanh lấy mất, anh thay mặt cha mình cùng cô em gái Hoắc Thanh Đồng dẫn người trong tộc đến vùng Trung Nguyên xa xôi tìm kiếm thánh vật. Trần Gia Lạc đã giúp anh lấy lại lại bộ kinh bị đánh cắp, vì vậy nên anh rất biết ơn Trần Gia Lạc. Sau đó, Trần Gia Lạc bị quân của Triệu Huệ bao vây trong sa mạc và anh cùng cha của mình đã dẫn quân đến giải cứu. Với tài mưu lược của Hoắc Thanh Đồng, quân của Hồi tộc đã bao vây quân của Triệu Huệ ở sông Hắc Thủy hơn 4 tháng. Nhưng khi được chi viện quân Thanh kéo đến tấn công và Hoắc Thanh Đồng lâm bệnh nặng không thể chỉ huy nên anh cùng cha mình đã ra quyết chiến và chết trong trận chiến, toàn bộ quân Hồi bị tiêu diệt.

Viên Sĩ Tiêu

Viên Sĩ Tiêu (袁士霄) ngoại hiệu là Thiên Trì Quái Hiệp (天池怪侠), là sư phụ của Trần Gia Lạc và là bạn của Tổng đà chủ tiền nhiệm của Hồng Hoa Hội - Vu Vạn Đình. Ông cùng Quan Minh Mai lớn lên từ nhỏ, là thanh mai trúc mã. Nhưng vì một số vấn đề nên tính cách của ông trở nên kỳ quái và tức giận bỏ đi. Trong lòng thất vọng, ông nguyện làm những điều mà các bậc tiền bối chưa làm được và tạo ra các môn võ công các bậc tiền bối chưa từng tạo ra. Vì vậy, ông tìm kiếm các môn võ nổi tiếng khắp nơi, dùng đủ mọi cách, kể cả bái sư học nghệ, khiêu chiến để xem chiêu thức rồi ăn trộm bí kíp võ công, ông hầu như đã học hết võ công của tất cả các môn phái. Trở lại sau tuổi trung niên, ông thấy Quan Minh Mai đã kết hôn và ông cảm thấy rất buồn. Chồng của Quan Minh Mai là Trần Chính Đức không hài lòng về việc Viên Sĩ Tiêu trở về nên đã đưa vợ đến ẩn náu ở vùng Tân Cương. Ông đã làm mọi cách để quên đi nỗi buồn, sống ẩn dật ở Thiên Trì. Vì quen thuộc với một trăm trường phái võ thuật nên trong khoảng thời gian này, ông đã tạo ra một bộ "Bách Hoa Thố Quyền" bao gồm tất cả các loại kỹ thuật quyền cước nhưng được biến hoá hoàn toàn khác với các chiêu thức ban đầu của chúng. Sau đó, ông nhận Trần Gia Lạc làm đệ tử và dạy cho anh những môn quyền pháp trên chốn giang hồ và cả bộ quyền pháp do chính mình sáng tạo ra. Cuối tiểu thuyết, ông đã quét sạch lũ sói đã tàn phá nhiều bộ tộc. Võ công thâm hậu và uy lực, có thể coi là thiên hạ đệ nhất, cũng chỉ có người bạn Vu Vạn Đình của ông mới có thể sánh được. Trong Phi hồ ngoại truyện, có người cho rằng ông chính là sư phụ đã dạy võ công cho Viên Tử Y và bắt cô hứa sẽ cứu Phùng Thiên Nam ba lần để trả công ơn sinh thành vì võ công của nàng khá giống với pho quyền pháp ông tạo ra.

Trần Chính Đức

Trần Chính Đức (陳正德) ngoại hiệu là Ngốc Thứu (禿鷲), là chồng của Quan Minh Mai. Ông cùng vợ của mình được gọi là Thiên Sơn Song Ưng (天山雙鷹). Ông là một người hài hước, mũi khoằm như mỏ chim ưng, mặt đỏ như châu sa, đầu thì trọc lóc không còn một sợi tóc nào, võ công cao cường nhưng hay ghen. Ông luôn cho rằng vợ mình và thanh mai trúc mã Viên Sĩ Tiêu vẫn chưa chấm dứt tình duyên nên rất sợ vợ bỏ mình mà đi. Khi Hoắc Thanh Đồng đến tìm Lý Nguyên Chỉ (lúc này đang nữ giả nam trang) vì nghĩ cô đã lấy cắp bộ kinh Koran của mình, Lục Phỉ Thanh vì bảo vệ đồ đệ mà giao đấu với Hoắc Thanh Đồng và nhận ra cô là đồ đệ của Thiên Sơn Song Ưng. Trước khi Hoắc Thanh Đồng rời đi, ông còn hỏi: "Cô nương đừng cho rằng thua dưới tay ta là mất mặt. Người có thể đấu với ta mấy chục chiêu giống như cô, trong võ lâm không nhiều lắm đâu. Ta biết Thiên Sơn Song Ưng trước giờ không nhận đệ tử, nhưng hôm nay thấy kiếm pháp của cô hoàn toàn đích truyền của Song Ưng nên mới hồ nghi, tìm cách thử cô một phen. Vừa rồi ta thấy cô nương sử tuyệt chiêu Hải Thị Thần Lâu, mới tin chắc cô nương đã được chân truyền của Song Ưng. Sư công của cô còn hay ghen sư phụ hay không? Hai vị có thường cãi nhau nữa không?". Ông vì ngăn cản Càn Long rời đi mà bị một tên thị vệ đâm chết trong hoàng cung.

Quan Minh Mai

Quan Minh Mai (關明梅) ngoại hiệu là Tuyết Điêu (雪鵰), là vợ của Trần Chính Đức và là thanh mai trúc mã từ nhỏ của Viên Sĩ Tiêu. Bà cùng chồng của mình được gọi là Thiên Sơn Song Ưng (天山雙鷹). Quan Minh Mai cùng chồng sống ở Hồi tộc vào thời Càn Long của nhà Thanh và nhận con gái Hoắc Thanh Đồng của thủ lĩnh bộ tộc - Mộc Trác Luân làm đệ tử. Bà là người nóng tính và bốc đồng, luôn cãi nhau với chồng mình vì những chuyện vặt vãnh và thường xuyên bị ốm nhiều năm. Bà thấp hơn cả Từ Thiên Hoằng, mặc y phục toàn màu xám, đầu tóc bạc phơ như tuyết. Khi còn nhỏ, Quan Minh Mai có một người yêu thuở nhỏ là Viên Sĩ Tiêu (một bậc thầy võ thuật, sư phụ của Trần Gia Lạc, biệt danh là Thiên Trì Quái Hiệp và bộ quyền pháp Bách Hoa Thố Quyền của chính mình) nhưng vì cả hai có tính khí không tốt nên thường xuyên cãi vã, khiến Viên Sĩ Tiêu thất vọng bỏ đi, bà tức giận kết hôn với Trần Chính Đức. Viên Sĩ Tiêu biết được đã rất hối hận vì không ở lại bộ tộc cùng với bà. Sau khi kết hôn, Trần Chính Đức luôn nghi ngờ vợ mình và tình cũ chưa dứt hẳn tình duyên nên hai người liên tục cãi vã tới hơn mấy chục năm dù đều đã ngoại lục tuần cả rồi. Trong bữa tiệc giữa Càn Long và Hồng Hoa hội, Trần Chính Đức đang đánh nhau với Bạch Chấn thì bị một tên thị vệ cầm kiếm đánh lén đâm trúng ông còn bà đã tự sát theo chồng.

A Phàm Đề

A Phàm Đề (阿凡提) hay tên đầy đủ là Nạp Tư Nhĩ Tranh - A Phàm Đề (纳斯尔丁·阿凡提) là nhân vật được nhà văn Kim Dung xây dựng bằng cách tiểu thuyết hóa nhân vật có thật Nạp Tư Nhĩ Tranh, không chỉ là một người có võ công cao cường mà còn là một bậc thầy về tâm lý học. Một lần thiên kim tiểu thư Lý Nguyên Chỉ có hỏi ông vì có khúc mắc chuyện tình cảm với Kim Địch Tú Tài Dư Ngư Đồng, không biết có nên yêu hay không? A Phàm Đề đã lấy con lừa làm ví dụ, với những nhận xét hóm hỉnh, ông nói: "Con lừa muốn ăn cà rốt, nhưng đừng cho nó ăn. Hãy để nó đi đến nơi mà ta muốn nó đến trước khi đưa thức ăn cho nó". Điều này đã dạy Lý Nguyên Chỉ biết cách nhận ra tình yêu. "Một người không thể chỉ nhượng bộ. Ta đối xử với một người càng tốt, người ấy càng tránh xa ta. Thà thờ ơ với người đó. Chỉ khi người đó nghĩ rằng người đó tốt với ta, người đó sẽ cầu xin chính mình để mở lời cầu xin ta”. Lý Nguyên Chỉ đã sử dụng thủ thuật này và đã thành công. Là một lão già quái gở làm chảo sắt, mặt mày đen nhẻm, râu rậm che khuất cằm, mắt nhỏ, thích cười, lại đa tình. Ông cưỡi một con lừa gầy đi khập khiễng, trên lưng vác một cái chảo sắt to, đội một chiếc mũ nồi trắng có hoa, hơi kiêu kỳ và khùng khùng. Võ công và khinh công cực cao, thắng được cả Hoả Thủ Phán Quan Trương Triệu Trọng. Điều thú vị nhất ở A Phàm Đề là ông có một cô vợ ngoài ba mươi xinh đẹp, trắng trẻo, dịu dàng. Người phụ nữ vừa nhìn thấy ông đã nói: "Cái lão râu rậm này, ông đi đâu thế hả? Giờ này ông mới về, ông có nhớ tôi không?" Câu nói này chất chứa đầy tình cảm. A Phàm Đề muốn ăn, vợ lại nói: "Nhìn khuôn mặt xinh đẹp như vậy còn chưa no sao?"

Triều đình nhà Thanh

Phúc Khang An

Phúc Khang An (福康安) là quan đại thần, một vị tướng người Mãn Châu của triều đình nhà Thanh. Trong tiểu thuyết Phúc Khang An là con trai ngoài giá thú của hoàng đế Càn Long. Đại thần Phổ Hằng trong triều là em trai hoàng hậu của Càn Long. Vợ của Phổ Hằng rất xinh đẹp, có lần vào cung thỉnh an hoàng hậu bị Càn Long nhìn thấy. Hắn giữ mụ lại để thông gian, đẻ ra Phúc Khang An. Anh trông rất giống chú Trần Gia Lạc của mình về ngoại hình. Hoàng đế bổ nhiệm anh làm Cửu Môn Đề Đốc. Trong trận chiến cuối cùng tại hoàng cung, anh bị bắt bởi các thành viên của Hồng Hoa Hội, những người sử dụng anh làm con tin để buộc hoàng đế phải đình chiến với họ. Nhân vật này cũng xuất hiện trong tiểu thuyết Phi hồ ngoại truyện với dáng vẻ hào hoa, phong nhã, một công tử quyền quý nhưng thực chất là một tên mưu mô, xảo quyệt.

Bạch Chấn

Bạch Chấn (白振) ngoại hiệu là Kim Trảo Thiết Câu (金爪鐵鉤), là một trong những cận vệ chính của hoàng đế Càn Long. Vốn là một cao thủ của phái Tung Dương, đã luyện tập kỹ năng vuốt đại bàng tới mức xuất thần nhập hoá cách đây 30 năm. Nổi tiếng trong võ lâm nhưng đã từ lâu không xuất hiện trên giang hồ, tung tích cũng ít người biết. Trên thực tế, Bạch Chấn ham danh lợi, dựa vào võ công tham gia vào triều đình, làm cận vệ của Càn Long, là thân tín của Càn Long, chịu trách nhiệm bảo vệ sự an toàn của Càn Long. Mỗi lần Càn Long rời khỏi hoàng cung du ngoạn, Bạch Chấn đều đi theo Càn Long, nhiều lần so tài với Trần Gia Lạc và các anh hùng của Hồng Hoa Hội, là một trong những đối thủ chính của hội, từng chịu ơn cứu mạng của Trần Gia Lạc. Cùng với Chử Viên và Long Tuấn được gọi là "Bắc Kinh Tam Anh" Trong phiên bản cũ, anh ta tự sát còn trong phiên bản mới, anh ta rời khỏi hoàng cung vì không muốn hại Trần Gia Lạc.

Chử Viên

Chử Viên (褚圓) ngoại hiệu là Nhất Vĩ Độ Giang (一苇渡江), vốn là một nhà sư với pháp danh Trí Viên (智圆) nhưng sau đó do vi phạm giới luật bị trục xuất khỏi chùa. Sau đó trở thành tên lưu manh trên giang hồ, đổi tên thành Chử Viên. Với kiếm pháp tinh xảo và tàn nhẫn, anh ta đã xoay sở tìm mọi cách để được trở thành cận vệ thân cận của hoàng đế Càn Long. Sử dụng vũ khí là một thanh kiếm tên là "Đạt Ma Kiếm" cùng với công phu Đạt Ma Kiếm Pháp. Nhưng tại Tây Hồ lúc giao đấu với Vô Trần Đạo Trưởng để giải vây cho Long Tuấn, hắn bị làm nhục khi đây không giống một cuộc tỉ đấu mà giống sư phụ đang chỉ dẫn đồ đệ luyện kiếm hơn. Lúc được Càn Long ra lệnh lui xuống để tránh chịu nhục thêm thì lại bị Truy Hồn Đoạt Mệnh Kiếm chém nát y phục, đầu tóc bị cắt tỉa nham nham nhở nhở, ngay đến dây lưng quần cũng bị chặt đứt. Vì dùng tay kéo quần lên mà thanh bảo kiếm rơi tõm xuống hồ, phải một tay giữ quần một tay giữ kiếm.

Ngự tiền thị vệ của Càn Long

  • Long Tuấn (龍駿) ngoại hiệu là Độc Thiềm Thừ (毒蟾蜍), là một trong những ngự tiền thị vệ, là sư thúc của Phạm Trung Ân và chuyên sử dụng ám khí. Hắn đã từng tung hoành lâu năm trên chốn giang hồ, ám khí của hắn vừa mau lại vừa độc, một khi đối phương đã trúng phải thì khó có đường sống sót. Khi Phạm Trung Ân bị Tưởng Tứ Căn ném về phía Càn Long, may mà Long Tuấn lao tới đưa tay đỡ lấy. Nghe chuyện Tâm Nghiễn bắn đất cho tụ tiễn lệch đường trên Tam Thiên Trúc, làm mất mặt ngự tiền thị vệ, bây giờ lại thấy cậu trêu cợt sư điệt hắn nên đòi so tài ám khí với cậu nhưng bị Trần Gia Lạc ngăn cản vì quá nguy hiểm. Sau khi biểu diễn, hắn nổi ác tâm phóng năm chiếc độc tật lê về phía Tâm Nghiễn khiến cậu bị trúng độc. Để lấy thuốc giải, Triệu Bán Sơn so tài ám khí với Long Tuấn, giành chiến thắng nhưng hắn không chịu giao ra. Từ Thiên Hoằng nghĩ ra cách dùng độc tật lê dùi 6 cái lỗ nhỏ lên ngực Long Tuấn rồi cho hắn uống rượu khiến huyết khí đi nhanh hơn, kịch độc phát tác lập tức mất mạng, buộc hắn phải giao thuốc giải. Không muốn cứu hắn nhưng không muốn hắn hại người khác nên sau khi Triệu Bán Sơn giải độc, Từ Thiên Hoằng cắt đứt hết gân tay, gân chân của Long Tuấn.
  • Phạm Trung Ân (范中恩) là một trong những ngự tiền thị vệ, chuyên sử dụng phán quan bút và giỏi về món điểm huyệt nhưng không biết bơi. Anh ta ỷ võ công cao cường định trêu ghẹo Lạc Băng trong vai cô lái đò, vì khinh thường nên bị hất xuống nước. Nếu không nhờ Tưởng Tứ Căn vớt lên ắt đã chìm sâu xuống đáy hồ. Sau đó hắn đấu với Tâm Nghiễn thì bị bắt chơi trò cút bắt, đang trên thế thượng phong thì bị Tưởng Tứ Căn dùng thiết trượng ngăn cản nên phải nhảy tránh. Sau khi giải nguy cho Tâm Nghiễn, Tưởng Tứ Căn dùng thiết trượng quấy nước làm thuyền xoay tròn, lúc hắn rơi xuống, thuyền không còn ở chỗ cũ nên lại bị ngã xuống nước. Tưởng Tứ Căn lại dùng thiết trượng cứu hắn rồi ném về phía Càn Long. Hắn cảm thấy xấu hổ và nhục nhã vì đã bị rơi xuống nước ở Tây Hồ trước mặt hoàng đế Càn Long tới hai lần. Hắn ôm mối hận thù này cũng như việc sư thúc Long Tuấn bị chặt đứt gân tay, gân chân nên khi tất cả anh hùng Hồng Hoa hội cùng với người của Thiết Đảm trang đến giải cứu Văn Thái Lai còn Lý Khả Tú bị Lục Phỉ Thanh bắt làm con tin thì hắn không quan tâm mà châm ngòi số thuốc nổ được chôn xung quanh đó. Cuối cùng bị Trần Gia Lạc ném vào biển lửa mà chết.
  • Mã Kính Hiệp (馬敬俠) là một trong những ngự tiền thị vệ đi theo bảo vệ Càn Long. Hắn được giao trọng trách cùng Uy Chấn Hà Sóc Vương Duy Dương, Hàn Văn Xung, 6 tiêu sư võ công cao cường nhất của Trấn Viễn tiêu cục, 3 tên thị vệ khác võ nghệ vào bậc thượng thừa và 30 ngự lâm quân xuất sắc được Hoàng thái hậu giao trọng trách đem bảo vật là cặp ngọc bình do xứ Hồi cống nạp đề nghị giảng hoà với triều đình nhà Thanh đến phủ của Trần tướng quốc để trao đến tận tay vua Càn Long nhưng bị Trần Gia Lạc và mưu kế của Từ Thiên Hoằng cùng các anh hùng Hồng Hoa hội đoạt được trong lữ quán gần thành Hàng Châu. Trong bữa tiệc giữa Càn Long và Hồng Hoa hội, vì để cứu Càn Long, Mã Kính Hiệp đưa tay ra cản bị kiếm của Trần Chính Đức chặt đứt nửa cánh tay và đâm xuyên qua người y, may mà Càn Long có phòng bị mặc tấm áo giáp.
  • Thuỵ Đại Lâm (瑞大林) là một trong những ngự tiền thị vệ đi theo bảo vệ Càn Long. Khi Hồ Quốc Đống truy bắt Văn Thái Lai đã bị Bôn Lôi Thủ dù bị thương vẫn có thể ra một chưởng đánh gãy xương cánh tay phải của y còn vai phải thì bị trúng phi đao của Lạc Băng. Trong khi đang được đại phu chuyên trật đả nắn lại chỗ khớp xương, thấy Đồng Triệu Hòa cứ kể lể mãi công lao của mình, bèn giới thiệu mấy người mới đến cho biết. Trong số đó có Thuỵ Đại Lâm là tứ phẩm thị vệ của đại nội. Y tham gia quá trình truy bắt Văn Thái Lai và cùng với Trương Triệu Trọng áp giải về kinh. Giữa đường bị các anh hùng Hồng Hoa hội chặn đường nhưng may có viện binh tới giúp nên giữ được. Y là người phát hiện thi thể 6 tên thị vệ canh gác hôm Càn Long ở lại nhà Ngọc Như Ý rồi bị bắt cóc. Trong bữa tiệc giữa Càn Long và Hồng Hoa hội, y bị Văn Thái Lai đấm chết.
  • Thành Hoàng (成璜) là một trong những ngự tiền thị vệ đi theo bảo vệ Càn Long. Khi Hồ Quốc Đống truy bắt Văn Thái Lai đã bị Bôn Lôi Thủ dù bị thương vẫn có thể ra một chưởng đánh gãy xương cánh tay phải của y còn vai phải thì bị trúng phi đao của Lạc Băng. Trong khi đang được đại phu chuyên trật đả nắn lại chỗ khớp xương, thấy Đồng Triệu Hòa cứ kể lể mãi công lao của mình, Hồ Quốc Đống bèn giới thiệu mấy người mới đến cho biết. Trong số đó có Thành Hoàng là tổng binh của Cửu môn đề đốc phủ. Y tham gia quá trình truy bắt Văn Thái Lai nhưng bị điểm huyệt bắt làm con tin, may mà Trương Triệu Trọng dùng sợi dây kéo khỏi tay Dư Ngư Đồng, Lạc Băng vì thấy chồng bị bắt lại nên để y thoát được. Trong bữa tiệc giữa Càn Long và Hồng Hoa hội, y bị Thiên Kính đại sư đại khai sát giới còn cây tề mi côn bằng gỗ của y gãy làm ba khúc.

Hồ Quốc Đống

Hồ Quốc Đống (胡國棟) trong bản gốc là Ngô Quốc Đống (吴国栋), vốn là danh bộ của Bắc Kinh, từng phá nhiều vụ án lớn, giết cường đạo nhiều không đếm xuể. Lão tự biết mình kết oan gia vô số, nên mấy năm trước đã cáo lão về hưu. Y là sư thúc của Phùng Huy làm thị vệ trong đại nội sử nhuyễn tiên. Lần này Phùng Huy phụng mệnh đi bắt yếu phạm Hồng Hoa Hội, tự biết bản lãnh không đủ nên mới khẩn cầu sư thúc, nhờ giúp một tay. Hai người cùng Tưởng Thiên Thọ dùng quỉ đầu đao và Hàn Xuân Lâm cầm hoài trượng, đều là bộ khoái ở Lan Châu. Võ công của bộ khoái không cao, nhưng bản lãnh truy lùng phạm nhân thì hơn hẳn ngự tiền thị vệ. Cuối cùng Tưởng Thiên Thọ bị Lục Phỉ Thanh phóng Phù Dung kim châm rơi mất quỷ đầu đao nên chết dưới phi đao của Lạc Băng còn Phùng Huy và Hàn Xuân Lâm bị Lục Phỉ Thanh dùng một chưởng đánh chết. Chỉ còn y bị Văn Thái Lai đánh gãy tay phải, trong lúc bỏ chạy vai phải bị trúng phi đao của Lạc Băng phải mời đại phu chuyên trật đả nắn lại chỗ khớp xương. Sau đó y cùng Trương Triệu Trọng đến Thiết Đảm Trang truy bắt Văn Thái Lai rồi trong lúc áp giải Bôn Lôi Thủ và bộ kinh Koran về kinh thì bị Hồng Hoa hội truy đuổi. Y bị Trương Triệu Trọng lừa vào trong cỗ xe ngựa cùng bộ kinh Koran làm vật thế thân để thay thế vị trí của Văn Thái Lai rồi bị Hồng Hoa hội bắt được nên mới dẫn tới chuyện Trần Gia Lạc trả lại kinh cho Hồi tộc.

Hốt Luân Tứ Hổ

Hốt Luân Tứ Hổ (忽倫四虎) là bốn anh em sinh tư họ Hốt Luân, tên là Đại Hổ, Nhị Hổ, Tam Hổ và Tứ Hổ, là người Ninh Cổ Tháp ở Liêu Đông. Khi mẫu thân bốn người hạ sinh bốn đứa con khổng lồ này, bà cực nhọc quá độ, gắng gượng chống chọi đến khi sinh đứa thứ tư là Hốt Luân Tứ Hổ mới chết vì mất máu quá nhiều. Phụ thân là một người thợ săn nghèo khó, khi vợ chết thì không biết lấy đâu ra sữa để nuôi bốn đứa con. Ông đang phiền não thì nghe thấy trong rừng có tiếng hổ gầm, thì ra một con hổ cái đã mắc vào bẫy thú. Ông và bạn bè ra bắt con hổ cái, thấy bên cạnh còn có ba con hổ nhỏ mới sinh ra, bèn nảy ra ý định giết hổ con, nuôi hổ mẹ, mỗi ngày săn mấy con thú để lấy sữa hổ nuôi bốn đứa con của mình. Vì thế bốn huynh đệ này từ nhỏ đã có sức lực như hùm; khi lớn lên thì có thân hình to lớn, thần lực kinh người, chỉ có điều hơi đần độn. Khi đi săn bốn người không cần dùng khí giới, hễ nhìn thấy dã thú là túm lấy cổ đập vào núi đá, thú nào cũng chết ngay. Bốn người này ăn không biết no, săn bắn bao nhiêu cũng không thỏa mãn cái bụng được. Một hôm Triệu Huệ đi săn ở núi Trường Bạch thấy bốn người tướng mạo khác thường bèn nhận về làm thân binh, ngày nào cũng cho ăn uống thoả thích.

Lần này hắn bảo họ đến đây cùng với sứ giả Hoa Nhĩ Đạt đưa tối hậu thư cho Mộc Trác Luân rằng một là phải đầu hàng ngay lập tức, hai là ngay hôm sau sẽ quyết chiến, cốt ý là biểu diễn oai phong cho người Hồi khiếp sợ. Nghe lời thư phách lối của Triệu Huệ và sự ngạo mạn của sứ giả nên định đuổi sứ giả về nhưng hắn đòi một là trả lời xem chiến hay hàng hai là chọn một người của Hồi tộc tới gặp Triệu Huệ và hắn đã chọn Hương Hương công chúa. Hắn còn sai Hốt Luân Tứ Hổ ra thi triển thần uy. Đại Hổ hai tay ôm lấy cây bạch dương đang cột một con lạc đà, vận sức lắc mạnh mấy cái rồi quát lên một tiếng, cây bạch dương liền lập tức bị nhổ bật rễ lên, rồi quăng xuống đất. Mọi người thấy thần lực của hắn như vậy, ai cũng hoảng sợ.

Hắn lại giật một cái, bứt đứt sợi dây cương của con lạc đà rồi đá vào mông nó một phát. Con lạc đà bị đau phóng thẳng tới phía trước. Bình thường thì lạc đà đi chậm rãi, nhưng khi cần nó còn chạy nhanh hơn ngựa nữa. Đợi con lạc đà chạy khoảng mười trượng, Nhị Hổ mới xông lên. Thân thể hắn to lớn nhưng bước chân lại cực kỳ nhanh chóng, chỉ chớp mắt đã đuổi kịp con lạc đà, túm lấy bốn chân rồi xốc ngược lên. Con lạc đà nặng mấy trăm cân mà hắn vác trên vai, sải bước quay về, rồi ngạo mạn đặt kế bên đống lửa. Tam Hổ “hừ” một tiếng, đưa bàn tay vĩ đại ra đánh một quyền vào giữa đầu con lạc đà. Nó đứng không vững, lắc lư mấy cái rồi ngã lăn ra đất. Tứ Hổ nắm lấy một chân con lạc đà nhấc bổng qua đầu, quay trên không hai ba vòng, hô vang một tiếng rồi quẳng nó ra xa sáu bảy trượng.

Nhưng khi đấu với Trần Gia Lạc, Đại Hổ dùng hết sức đánh một quyền nhưng cảm tưởng như đánh vào không khí trong khi Tổng đà chủ không cần dùng sức cũng khiến Đại Hổ hộc máu vì mất hai cái răng cửa. Sau đó cả 4 anh em lao tới Trần Gia Lạc đuổi bắt chàng một hồi, dùng cả chiến thuật hay dùng để săn thú dữ là Đại Hổ bay tới địch còn ba người đứng phía sau để cản đường lui cũng không làm gì được Trần Gia Lạc. Khi Trần Gia Lạc phản đòn, Đại Hổ bị ném về phía cái hố sâu ngập đến ngang hông do cây bạch dương để lại, hai chân đá loạn xạ lên trời, giãy giụa thế nào cũng không thoát ra khỏi cái hố cát. Tứ Hổ xông tới tung cước về phía Trần Gia Lạc thì bị anh thuận thế ném về phia cái xác con lạc đà như y đã từng làm với con lạc đà trước đó.

Nhị Hổ và Tam Hổ cùng xông tới, Trần Gia Lạc đợi cả hai tới gần thì nhảy tránh khiến đầu của Nhị Hổ đánh vào bụng của Tam Hổ còn song quyền của Tam Hổ đánh vào lưng của Nhị Hổ. Trần Gia Lạc không đợi chúng định thần. Chàng vội tung người tới, nhân lúc chúng đang hoa mắt chóng mặt mà nắm lấy hai cái bím tóc thắt thành một cái nút. Tuy thua và bị trêu ghẹo nhưng do cả bốn người ngây thơ, chất phác nên không tức giận mà tỏ vẻ ngưỡng mộ võ công của Trần Gia Lạc, định dùng bốn con ngựa đền lại cho Hồi tộc con lạc đà bị đánh chết. Sau đó khi Trần Gia Lạc và Hương Hương công chúa tới gặp Triệu Huệ thì đụng độ Trương Triệu Trọng, bốn người nghĩ rằng lúc mình đi đưa thư họ đối xử lịch sự. Tại sao họ đưa thư đến, chúng ta lại vô lý thế này? Cả bốn người xông tới đè lên người Trương Triệu Trọng để hai người có cơ hội chạy thoát. Tuy bị Thanh binh đuổi theo nhưng may mắn gặp các anh hùng Hồng Hoa hội nên cả hai an toàn trở về Hồi tộc. Trong trận đánh giữa Triệu Huệ và Hồi tộc, cả bốn người bị bắt và đã được Trần Gia Lạc thuyết phục trở về Liêu Đông.

Thiết Đảm Trang

Chu Trọng Anh

Chu Trọng Anh (周仲英) là chủ nhân của Thiết Đảm Trang, vốn xuất thân là sư thừa của Thiếu Lâm tự ở Tung Sơn, là một bậc thầy võ thuật và là một con người của chính nghĩa, là một nhân vật đầu não của võ lâm tây bắc và được võ lâm đồng đạo gọi là lão anh hùng. Khi ông rời khỏi trang vì có một số việc thì Văn Thái Lai cùng Lạc Băng và Dư Ngư Đồng tới trú nhờ tại Thiết Đảm trang để tránh tai mắt của quân Thanh thông qua bức thư do Lục Phỉ Thanh viết vì ông và Chu Trọng Anh có mối giao tình. Nhưng Trương Triệu Trọng cùng một vài thị vệ nhà Thanh tới Thiết Đảm trang truy bắt Văn Thái Lai do nghe được thông tin từ Đồng Triệu Hoà của Trấn Viễn tiêu cục. Đứa con trai ông vì thích làm anh hùng nên khi bị nói khích đã tiết lộ tung tích của Văn Thái Lai, trong lúc tức giận đã lỡ ra tay đánh chết khiến phu nhân bỏ đi. Khi Hồng Hoa hội đến đòi người và kẻ đã tiết lộ tung tích Văn Thái Lai, ông đau đớn chỉ về phía quan tài nhỏ chưa được đậy nắp để cô con gái Chu Ỷ có cơ hội nhìn mặt em trai lần cuối. Một ngọn lửa đã khiến Thiết Đảm Trang mà ông gầy dựng bao năm bị đốt cháy. Sau đó ông cũng tham gia vào quá trình giải cứu Văn Thái Lai và tham gia vào các hoạt động của Hồng Hoa hội.

Chu đại nãi nãi

Chu đại nãi nãi (周大奶奶) hay Chu phu nhân (周夫人) là vợ của Chu Trọng Anh, mẹ của Chu Ỷ và Chu Anh Kiệt. Bà vốn là con gái của một võ sĩ, võ công của bà cũng bình thường. Bà là người đã thay chồng tiếp đón nhóm Văn Thái Lai, còn gọi con trai ra chào khách. Bà biết con trai đã tiết lộ chuyện quan trọng, gây ra chuyện lớn nên muốn giấu giếm chồng. Nhưng Chu Trọng Anh nhất quyết tra hỏi đệ tử khiến họ nói ra, trong phút nóng giận mất bình tĩnh không nghe bà khuyên can, ông đã lỡ tay đánh chết Chu Anh Kiệt. Bà vì quá tức giận nên dùng đao định chém xuống đầu chồng, Chu Trọng Anh đứng im, không tránh né nói: "Thôi thì chúng ta cùng chết với nhau cho xong". Bà thấy chồng như vậy, tay chân run bắn lên, quăng đao xuống đất, rồi vừa khóc rống vừa chạy ra khỏi Thiết Đảm trang. Gia đình bà cũng chẳng còn ai nên Chu Trọng Anh không biết bà dựa dẫm nơi nào.

Sau đó Chu Ỷ cùng Từ Thiên Hoằng phát hiện ra bà bị Đồng Triệu Hoà bắt trói. Thì ra bà vì thương xót con trai mà bi phẫn bỏ nhà ra đi, đến nhà bà con họ Hứa ở Cao Lan. Mặc dù chủ nhân tiếp đón ân cần, nhưng bà đang đau khổ, ở không lại càng rầu rĩ, chẳng bao lâu đã rời khỏi đó. Hôm đó bà đến Đồng Quan, trú tại khách sạn Duyệt Lai gặp được Đồng Triệu Hoà nên muốn trả thù cho con trai nhưng không đấu lại đông người của Trấn Viễn tiêu cục. Trên đường đi qua cuộc nói chuyện và hành động của con gái, bà hiểu được Chu Ỷ đã có tình ý với Từ Thiên Hoằng nhưng cô con gái lại không hiểu nên vì không muốn danh dự con gái bị huỷ khi ở cùng một phòng với nam nhân khi chưa thành thân, bà quyết định tha lỗi cho chồng, muốn ông đứng ra gả con gái cho Võ Gia Cát.

Chu Ỷ

Chu Anh Kiệt

Mạnh Kiện Hùng

An Kiện Cương

Tống Thiện Bằng

Phái Võ Đang

Mã Chân

Lục Phỉ Thanh

Trương Triệu Trọng

Lý gia

Lý Khả Tú

Lý Nguyên Chỉ

Quan Đông Lục Ma

  • Đằng Nhất Lôi
  • Cố Kim Tiêu
  • Tiêu Văn Kỳ
  • Ha Hợp Thai
  • Diêm Thế Khôi
  • Diêm Thế Chương

Nhân vật khác

Bối Nhân Long

La Tín

Vương Duy Dương

Đường Lục Da

Đồng Triệu Hòa

Phương Hữu Đức

Ngọc Như Ý

Lạc Nguyên Thông

Lạc Nguyên Thông, ngoại hiệu Thần Đao, cha của Lạc Băng.

Chú thích

  1. ^ 陳鎮輝,《武俠小說逍遙談》, 2000, 匯智出版有限公司, pp. 56.