Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Học Trạc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{wikify}}
{{wikify}}
{{cần biên tập}}


{{Thông tin nhân vật
{{Thông tin nhân vật
Dòng 86: Dòng 87:
Là một nhà khoa học đầu ngành, GS.TS Hà Học Trạc đã chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Cùng với các tập thể chuyên gia, GS.TS Hà Học Trạc cũng góp công, góp sức thực hiện tư vấn, phản biện nhiều luận chứng dự án đầu tư, đặc biệt là trong thời gian ông làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam).<ref>http://vusta.vn/chitiet/khac/Giao-su-Tien-si-Nha-giao-Nhan-dan-Ha-Hoc-Trac-vi-Chu-tich-tai-nang-duc-do-cua-Lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-Viet-Nam-1016</ref>
Là một nhà khoa học đầu ngành, GS.TS Hà Học Trạc đã chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Cùng với các tập thể chuyên gia, GS.TS Hà Học Trạc cũng góp công, góp sức thực hiện tư vấn, phản biện nhiều luận chứng dự án đầu tư, đặc biệt là trong thời gian ông làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam).<ref>http://vusta.vn/chitiet/khac/Giao-su-Tien-si-Nha-giao-Nhan-dan-Ha-Hoc-Trac-vi-Chu-tich-tai-nang-duc-do-cua-Lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc-va-ky-thuat-Viet-Nam-1016</ref>


==Các nhiệm kì==
==Tiểu sử==
Ủy viên Trung ương Đảng


*1953–1957. Học Trường Đại Học Chiết Giang, Trung Quốc
*1953–1957. Học Trường Đại Học Chiết Giang, Trung Quốc
Dòng 96: Dòng 96:
*1977–3/1980. Phó Hiệu Trưởng [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội]].
*1977–3/1980. Phó Hiệu Trưởng [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội]].
*3/1980–9/1989. Hiệu Trưởng [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội]]
*3/1980–9/1989. Hiệu Trưởng [[Trường Đại học Bách khoa Hà Nội|Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội]]
*6/1991-7/1996, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam ;Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII
*11/1989–2007. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
*11/1989–2007. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
*1996–2000. Chủ nhiệm Quốc gia Nghiên cứu Về Phát triển Năng lượng
*1996–2000. Chủ nhiệm Quốc gia Nghiên cứu Về Phát triển Năng lượng
Dòng 101: Dòng 102:
*Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
*Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
*[[Đại biểu Quốc hội Việt Nam]] khóa VII, IX, [[Quốc hội Việt Nam khóa X|X]] 
*[[Đại biểu Quốc hội Việt Nam]] khóa VII, IX, [[Quốc hội Việt Nam khóa X|X]] 

==Tham khảo==
==Tham khảo==
{{cần biên tập}}
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo}}
{{sơ khai chính khách Việt Nam}}
{{sơ khai chính khách Việt Nam}}

Phiên bản lúc 09:12, ngày 14 tháng 8 năm 2021

Hà Học Trạc
SinhHà Học Trạc
12/10/1930, xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Mất11/8/2010,Hà Nội
Nơi an nghỉNghĩa trang Mai Dịch
Quốc tịchViệt Nam
Người đại diệnVUSTA
Chức vịHiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chủ tịch Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
Nhiệm kỳ1980–1989
Tiền nhiệmPhạm Đồng Điện
Kế nhiệmHoàng Trọng Yêm
Tôn giáoKhông

GS.TS.NGND Hà Học Trạc sinh ngày 12/10/1930 trong một gia đình nhà nho hiếu học và yêu nước tại xã Đức Vĩnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở thiếu thời, ông đã nổi tiếng là một trong những học trò xuất sắc, nhiều năm liền được xếp đầu khóa và được nhận học bổng.

Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại khoa Điện, trường đại học Triết Giang, Trung Quốc (1953-1957), ông về nhận công tác tại trường đại học Bách khoa Hà Nội từ tháng 3/1957. Ông thuộc thế hệ cán bộ giảng dạy đầu tiên của trường và là một trong những người sáng lập bộ môn Điện, tiền thân của khoa Điện, trường đại học Bách khoa Hà Nội ngày nay.

Năm 1961, ông được cử đi làm nghiên cứu sinh tại trường đại học Năng lượng Matxcơva, Liên xô (cũ) cho đến năm 1965 khi ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Trở về nước, ông tiếp tục công tác tại trường đại học Bách khoa Hà Nội, được cử làm Phó Chủ nhiệm, rồi Chủ nhiệm khoa Điện và được bầu làm Bí thư Liên Chi bộ Đảng của Khoa từ năm 1965-1977.

Tiếp theo đó, ông tham gia công tác lãnh đạo trường đại học Bách khoa Hà Nội, lúc đầu là Phó Hiệu trưởng và Thường vụ Đảng ủy (1977-1980), rồi về sau là Hiệu trưởng của nhà trường trong thời gian gần 10 năm (1980-1989). Năm 1984, ông được Nhà nước phong hàm Giáo sư và năm 2000 được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

Gần nửa thế kỷ làm công tác đào tạo ở bậc đại học, GS.TS.NGND Hà Học Trạc luôn luôn nêu cao tấm gương của một nhà giáo mẫu mực, tận tụy, đầy trách nhiệm và giàu tâm huyết với “sự nghiệp trồng người”. Ở những cương vị khác nhau, ông đã tích cực góp phần đào tạo lớp lớp kỹ sư, giảng viên, tiến sĩ, trong đó nhiều người trở thành những chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý đầu ngành với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Điện của nước nhà.

Với cương vị và trách nhiệm của người đứng đầu trường đại học Bách khoa Hà Nội trong thời kỳ đầy khó khăn, thử thách đó, GS.TS.NGND Hiệu trưởng Hà Học Trạc đã kiên định cùng tập thể Ban lãnh đạo nhà trường vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để tìm lối ra, hướng đi lên bằng cách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất, mở rộng quan hệ quốc tế. Với những giải pháp có tính đột phá đó, nhà trường đã mở rộng được quy mô đào tạo, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học-công nghệ, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, sinh viên, đồng thời tạo tiền đề cho nhà trường bước vào thời kỳ đổi mới.

Là một nhà khoa học đầu ngành, GS.TS Hà Học Trạc đã chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Cùng với các tập thể chuyên gia, GS.TS Hà Học Trạc cũng góp công, góp sức thực hiện tư vấn, phản biện nhiều luận chứng dự án đầu tư, đặc biệt là trong thời gian ông làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam).[1]

Tiểu sử

  • 1953–1957. Học Trường Đại Học Chiết Giang, Trung Quốc
  • 3/1957. Giảng Viên Điện Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • 1961–1965. Bảo vệ Thành Công Luận Án Tiến Sĩ Trường Đại Học Năng lượng Liên Xô
  • 1965–1977. Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Khoa Điện
  • 1988–1993. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • 1977–3/1980. Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
  • 3/1980–9/1989. Hiệu Trưởng Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • 6/1991-7/1996, Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam ;Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII
  • 11/1989–2007. Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam
  • 1996–2000. Chủ nhiệm Quốc gia Nghiên cứu Về Phát triển Năng lượng
  • Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
  • Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, IX, X 

Tham khảo