Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Phượng (soạn giả)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 12: Dòng 12:
Ngoài "Khi hoa anh đào nở", hai soạn giả còn soạn nhiều vở tuồng nữa, mà trong đó có "Nửa đời hương phấn" cũng rất thành công và được gánh hát Thanh Minh biểu diễn. Những vở tuồng của hai ông thường có nội dung xã hội với lời ca thông thường, hợp với người bình dân và đi thẳng vào thực tế ngoài đời <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>.
Ngoài "Khi hoa anh đào nở", hai soạn giả còn soạn nhiều vở tuồng nữa, mà trong đó có "Nửa đời hương phấn" cũng rất thành công và được gánh hát Thanh Minh biểu diễn. Những vở tuồng của hai ông thường có nội dung xã hội với lời ca thông thường, hợp với người bình dân và đi thẳng vào thực tế ngoài đời <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>.


Đến khoảng năm 1965 thì Hoa Phượng tách riêng ra và cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>
Đến khoảng năm 1965 thì Hoa Phượng tách riêng ra và tự viết tuồng riêng, trong đó có cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>


Ông có nhiều vợ và trong giới nghệ sĩ, được xem là thầy tuồng có uy và được giới nghệ sĩ kiêng nể.
Ông có nhiều vợ và trong giới nghệ sĩ, được xem là thầy tuồng có uy và được giới nghệ sĩ kiêng nể.

Phiên bản lúc 02:08, ngày 7 tháng 4 năm 2012

Hoa Phượng là nghệ danh của một soạn giả cải lương Việt Nam. Ông cùng với soạn giả Hà Triều hợp tác sáng tác nhiều vở cải lương lừng danh sân khấu Việt Nam trong suốt 10 năm (1955-1965).

Tiểu sử

Hoa Phượng tên thật là Lương Kế Nghiệp, sinh ra ở vùng Núi Sập, An Giang. Thời trẻ, ông co tham gia kháng chiến tại vùng Long Châu Hậu.

Năm 1955, ông gặp lại một người bạn cũ thời kháng chiến là Đặng Ngươn Chúc, lúc này cũng đang lưu lạc lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Cả hai cùng hợp tác soạn nội dung tuồng cải lương rồi chia nhau viết, chỉ một tuần là xong, đem đưa nhà thơ Kiên Giang xem. Ông gật đầu đem đi dựng trên sân khấu Minh Chí - Việt Hùng. Ban đầu, tên vở được giám đốc kỹ thuật hãng đĩa ASIA - Thái Thụy đặt là Tình quê hương vì có nội dung chống quân Minh, sau được đổi lại là "Vì quê hương". Nhưng đến gần ngày khai trương vẫn chưa có tên soạn giả, bị hối thúc, Đặng Ngươn Chúc lấy tên mấy người em của mình ghép lại thành Hà Triều, còn Lương Thế Nghiệp đặt bút danh là Hoa Phượng cho “ướt át”. Với kịch bản đầu tay của 2 người, bút danh Hà Triều - Hoa Phượng ra đời.

Hai vở diễn đầu tay "Vì quê hương" và "Sau cơn gió lốc" chẳng mấy thành công. Năm 1957, soạn giả Kiên Giang được nghệ sĩ Thúy Nga mời về làm chỉ đạo nghệ thuật và lo việc tuồng tích cho đoàn. Vì thế, ông đã đặt hàng Hà Triều - Hoa Phượng viết vở khai trương. Ban đầu, kịch bản mang tên "Lối vào cung cấm", nhưng được soạn giả Kiên Giang đề nghị đổi sang dạng tình cảm kiếm hiệp Phù Tang với tên mới "Khi hoa anh đào nở", với thiết kế mỹ thuật, phác thảo mô hình tranh cảnh, âm nhạc mang âm hưởng Nhật Bản... Vở diễn được công diễn liên tục trong 4 tuần, thu được thành công rực rỡ.

Ngoài "Khi hoa anh đào nở", hai soạn giả còn soạn nhiều vở tuồng nữa, mà trong đó có "Nửa đời hương phấn" cũng rất thành công và được gánh hát Thanh Minh biểu diễn. Những vở tuồng của hai ông thường có nội dung xã hội với lời ca thông thường, hợp với người bình dân và đi thẳng vào thực tế ngoài đời [1].

Đến khoảng năm 1965 thì Hoa Phượng tách riêng ra và tự viết tuồng riêng, trong đó có cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công [1]

Ông có nhiều vợ và trong giới nghệ sĩ, được xem là thầy tuồng có uy và được giới nghệ sĩ kiêng nể.

Hoa Phượng qua đời năm 1984.

Tác phẩm

Đồng tác giả với Hà Triều:

  • Tấm lòng của biển
  • Cô gái Đồ Long
  • Nửa đời hương phấn
  • Tần nương thất
  • Thái hậu Dương Vân Nga
  • Bóng hồng sa mạc
  • Khói sóng tiêu tương
  • Con gái chị Hằng

...

Đồng tác giả với Ngọc Điệp

  • Tuyệt tình ca (Ông Cò quận 9)

Chú thích

  1. ^ a b Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, Ngành Mai (RFA), 29/05/2011