Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Dung”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23: Dòng 23:
Sau đó, năm [[1986]] Lê Dung theo học cao học [[thanh nhạc]] tại [[Nhạc viện Tchaikovsky]], [[Liên Xô]]. Đến năm 1990 bà về nước và trở thành nghệ sĩ [[solo]] của [[Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam]]. Bà cũng là giáo viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của các trường [[Nhạc viện Hà Nội]], [[Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh]] và [[trường Nghệ thuật Quân đội]]. Năm [[1991]], Lê Dung được phong tặng danh hiệu [[Nghệ sĩ nhân dân]] {{fact}}.
Sau đó, năm [[1986]] Lê Dung theo học cao học [[thanh nhạc]] tại [[Nhạc viện Tchaikovsky]], [[Liên Xô]]. Đến năm 1990 bà về nước và trở thành nghệ sĩ [[solo]] của [[Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam]]. Bà cũng là giáo viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của các trường [[Nhạc viện Hà Nội]], [[Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh]] và [[trường Nghệ thuật Quân đội]]. Năm [[1991]], Lê Dung được phong tặng danh hiệu [[Nghệ sĩ nhân dân]] {{fact}}.


Năm [[1992]] Lê Dung cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tự tổ chức một đêm solo âm nhạc tại [[Nhà hát Lớn Hà Nội]] với hơn 20 bài hát thuộc các dòng nhạc bác học, từ những [[aria]] trong nhạc kịch nổi tiếng ''[[Cô Sao]]'' của [[Đỗ Nhuận]] tới ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'' của [[Văn Cao]]. Lê Dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền opera của Việt Nam, bà cũng là ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc đỏ và nhạc tiền chiến. Một số ca khúc nhạc trẻ mới của [[Phú Quang]], [[Dương Thụ]] cũng được Lê Dung trình diễn thành công. [[Phạm Duy]] lúc còn ở nước ngoài, khi được hỏi về các ca sĩ trong nước đã nhắc tới giọng ca Lê Dung {{fact}}. Và Lê Dung cũng từng ghi âm một số ca khúc của Phạm Duy và các nhạc sĩ ở hải ngoại khác từ khi chúng chưa được phép phổ biến chính thức ở Việt Nam.
Năm [[1992]] Lê Dung cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tự tổ chức một đêm solo âm nhạc tại [[Nhà hát Lớn Hà Nội]] với hơn 20 bài hát thuộc các dòng nhạc bác học, từ những [[aria]] trong nhạc kịch nổi tiếng ''[[Cô Sao]]'' của [[Đỗ Nhuận]] tới ''[[Thiên Thai (bài hát)|Thiên Thai]]'' của [[Văn Cao]]. Lê Dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền opera của Việt Nam {{fact}}, bà cũng là ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc đỏ {{fact}} và nhạc tiền chiến. Một vài ca khúc nhạc trẻ mới của [[Phú Quang]], [[Dương Thụ]] cũng được Lê Dung trình diễn thành công. [[Phạm Duy]] lúc còn ở nước ngoài, khi được hỏi về các ca sĩ trong nước đã nhắc tới giọng ca Lê Dung {{fact}}. Và Lê Dung cũng từng ghi âm một số ca khúc của Phạm Duy và các nhạc sĩ ở hải ngoại khác từ khi chúng chưa được phép phổ biến chính thức ở Việt Nam.


Lê Dung mất ngày [[29 tháng 1]] năm [[2001]] tức mùng 5 [[Tết]] Tân Tỵ, do [[tai biến mạch máu não]]. <ref name="DBND">{{Chú thích báo
Lê Dung mất ngày [[29 tháng 1]] năm [[2001]] tức mùng 5 [[Tết]] Tân Tỵ, do [[tai biến mạch máu não]]. <ref name="DBND">{{Chú thích báo

Phiên bản lúc 19:49, ngày 8 tháng 4 năm 2012

Lê Dung
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhLê Thị Dung
Sinh5 tháng 6 năm 1951
Thị xã Hòn Gai, Quảng Ninh
Mất29 tháng 1, 2001(2001-01-29) (49 tuổi)
Hà Nội
Thể loạiNhạc thính phòng, opera, nhạc tiền chiến, nhạc trẻ
Bài hát tiêu biểuXa khơi
Mẹ yêu con
Bạch Long Vĩ đảo quê hương
Bài ca hy vọng

Nghệ sĩ Lê Dung (1951-2001) là một trong những giọng ca lớn của âm nhạc Việt Nam. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân theo quyết định của Chủ tịch nước Việt Nam. Bà thành công trong nhiều thể loại, từ opera, nhạc tiền chiến, nhạc đỏ và cả nhạc trẻ.

Tiểu sử

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung tên thật là Lê Thị Dung. Do thời gian chiến tranh loạn lạc nên bà không được biết chính xác ngày sinh và nơi sinh của mình, về sau bà chọn ngày 5 tháng 6 năm 1951 làm ngày sinh và nơi lớn lên là Quảng Ninh làm nơi sinh.

Bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 17 tuổi, bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn. Năm 1976 Lê Dung về Đoàn ca múa Tổng cục chính trị và theo học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội từ 1977. Bà đã theo học với nhiều giảng viên có tài năng và kinh nghiệm như Nhà giáo Ưu tú, nghệ sĩ ưu tú Diệu Thúy và đã có một thời gian thụ giáo Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền. Năm 1982 tốt nghiệp hạng Thủ khoa và từ đó cái tên Lê Dung bắt đầu được công chúng yêu nhạc biết đến. Năm 1984, Lê Dung được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Sau đó, năm 1986 Lê Dung theo học cao học thanh nhạc tại Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô. Đến năm 1990 bà về nước và trở thành nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Bà cũng là giáo viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của các trường Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minhtrường Nghệ thuật Quân đội. Năm 1991, Lê Dung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân [cần dẫn nguồn].

Năm 1992 Lê Dung cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tự tổ chức một đêm solo âm nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội với hơn 20 bài hát thuộc các dòng nhạc bác học, từ những aria trong nhạc kịch nổi tiếng Cô Sao của Đỗ Nhuận tới Thiên Thai của Văn Cao. Lê Dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền opera của Việt Nam [cần dẫn nguồn], bà cũng là ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc đỏ [cần dẫn nguồn] và nhạc tiền chiến. Một vài ca khúc nhạc trẻ mới của Phú Quang, Dương Thụ cũng được Lê Dung trình diễn thành công. Phạm Duy lúc còn ở nước ngoài, khi được hỏi về các ca sĩ trong nước đã nhắc tới giọng ca Lê Dung [cần dẫn nguồn]. Và Lê Dung cũng từng ghi âm một số ca khúc của Phạm Duy và các nhạc sĩ ở hải ngoại khác từ khi chúng chưa được phép phổ biến chính thức ở Việt Nam.

Lê Dung mất ngày 29 tháng 1 năm 2001 tức mùng 5 Tết Tân Tỵ, do tai biến mạch máu não. [1]

Ca sĩ Quỳnh Giao tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc tài năng của Lê Dung khi nghe tin nghệ sĩ Lê Dung mất và ca sĩ Kim Tước sau khi nghe cuốn băng tiếng hát Lê Dung đã phát biểu: "Hát được như Lê Dung thì Kim Tước chắc phải giải nghệ." [cần dẫn nguồn]

CD, băng nhạc

  • 10 ca khúc Hồng Đăng, Saigon Audio, 1995
  • 10 tình khúc Lê Khắc Thanh Hoài, Paris, 1995
  • Âm thanh ngày mới
  • Dạ khúc
  • Màu nắng có bao giờ phai đâu
  • Họa mi hót trong mưa
  • Kỉ niệm vàng son 1
  • Kỉ niệm vàng son 2
  • Tiếng hát Lê Dung
  • Tình nghệ sĩ
  • Tiếng thời gian
  • Những tình khúc thính phòng, 2001
  • Ca khúc Điều giản dịBâng quơ trong album Phú Quang 2 - Một dại khờ một tôi
  • Ca khúc Khúc mùa thu trong album Phú Quang 3 - Trong ánh chớp số phận

Giải thưởng

Và nhiều giải thưởng khác. [1]

Chú thích

  1. ^ a b Trần Thị Trường (22/01/2011). “Tết này nhớ Lê Dung”. Báo điện tử Đại biểu Nhân Dân. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)

Liên kết ngoài