Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Bình - Dương Lễ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14: Dòng 14:


==Xem vở diễn trên Youtube==
==Xem vở diễn trên Youtube==
*[https://www.youtube.com/watch?v=89D2B9ETNIk Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà Hát Chèo Hà Nội]
*[https://www.youtube.com/watch?v=89D2B9ETNIk Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà hát Chèo Hà Nội]
*[https://www.youtube.com/watch?v=ohOz5PDTW7I Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà Hát Chèo Việt Nam]
*[https://www.youtube.com/watch?v=ohOz5PDTW7I Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà hát Chèo Việt Nam]
*[https://www.youtube.com/watch?v=5zGKZwGkLeU Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà Hát Chèo Thái Bình]
*[https://www.youtube.com/watch?v=5zGKZwGkLeU Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà hát Chèo Thái Bình]
*[https://www.youtube.com/watch?v=ighSltPj9yU Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà hát Chèo Nam Định]
*[https://www.youtube.com/watch?v=ighSltPj9yU Vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ : Nhà hát Chèo Nam Định]
*[https://www.youtube.com/watch?v=7n-vMK_34v8 Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Nghinh Hương quán (Nhà Hát Chèo Thái Bình)]
*[https://www.youtube.com/watch?v=7n-vMK_34v8 Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Nghinh Hương quán (Nhà hát Chèo Thái Bình)]
*[https://www.youtube.com/watch?v=Co_FPwZ4wFo Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Quân tử vu dịch (Nhà Hát Chèo Thái Bình)]
*[https://www.youtube.com/watch?v=WvmtDWjKASQ Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Nghinh Hương quán (Nhà hát Chèo Việt Nam)]
*[https://www.youtube.com/watch?v=X2_OYJHYGBc Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Lưu Bình ghẹo Châu Long (Nhà hát Chèo Hà Nội)]
*[https://www.youtube.com/watch?v=Co_FPwZ4wFo Trích đoạn chèo Lưu Bình - Dương Lễ: Quân tử vu dịch (Nhà hát Chèo Thái Bình)]


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 12:10, ngày 27 tháng 11 năm 2021

Lưu Bình - Dương Lễ là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Các vở chèo kinh điển của nghệ thuật chèo được lưu giữ lại đến nay gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Chu Mãi Thần, Kim Nham, Lưu Bình - Dương Lễ, Trinh Nguyên và Từ Thức gặp tiên.[1] Hầu hết các làn điệu chèo đều được trích ra từ các vở chèo kinh điển này.

Lưu Bình - Dương Lễ vốn là một truyện thơ Nôm Việt Nam, khuyết danh, gồm 788 câu lục bát. Câu chuyện này cũng đã được dựng thành các vở chèo, tuồng, cải lương [2]truyện thơ theo thể lục bát[3] qua nhiều thời kỳ.

Nội dung

Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời. Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có nên đã đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình là con nhà nghèo nên ra sức học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Còn Lưu Bình thì thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, tiền của thì đâu phải là bất tận rồi cuối cùng cũng hết. Trong lúc đó thì cậu ta sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ hiện đang làm quan lớn nên tìm đến nhà để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với đĩa thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng. Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau.

Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ Trạng nguyên. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa.

Quán Nghinh Hương

Quán Nghinh Hương thuộc xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội từ bao đời nay vẫn được ghi nhận là một Di tích kiến trúc, văn hóa độc đáo ở miền Bắc. Quán tọa lạc trên dải đất hình cây bút. Gọi là Quán Nghinh Hương: vì Nghinh là đón rước, Hương là hương thơm, cũng là tên gọi của làng. Truyền thống hiếu học của người dân nơi đây và di tích Quán Nghinh Hương đã khơi nguồn cảm hứng để tác giả khuyết danh sáng tác nên truyện cổ và vở chèo Lưu Bình - Dương Lễ rất nổi tiếng.[4]

Trong chèo Lưu Bình Dương Lễ có câu: "Tưởng đâu lạc chốn Đào nguyên. Nghinh Hương kỳ ngộ thiên duyên sánh bày". Lời tâm sự giữa Lưu Bình và Châu Long khi chàng trên đường từ nhà Dương Lễ buồn bã trở về đã tạo nên làn điệu chèo Sa lệch chênh rất nổi tiếng.

Xem vở diễn trên Youtube

Chú thích

  1. ^ Cần có quy chế khuyến khích sưu tầm những vở chèo cổ
  2. ^ “Tuồng Lưu Bình diễn ca”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ “Lưu Bình Dương Lễ tân truyện”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ Quán Nghinh Hương – Một di tích kiến trúc văn hóa độc đáo

Liên kết ngoài